-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Cách thức gộp link kết nối giữa 2 switch Cisco bằng EtherChannel - Mạng máy tính - Học Viện Kỹ Thuật Mật Mã
Ta có hai Switch đang kết nối với nhau bằng cổng Fast Ethernet 100 Mbit trong khi các PC Host kết nối Switch thì dùng cổng Fast với băng thông 1000 Mbit. Hiển nhiên khi mà PC muốn truyền tải một lượng lớn dữ liệu hơn 100 Mbit đi thì tại Switch sẽ xảy ra hiện tượng nghẽn Traffic, các gói tin trong hàng đợi khi quá ngưỡng Cache thi sẽ bị Drop bỏ. Tài liệu giúp bạn tham khảo và đạt kết quả tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Mạng máy tính (Computer network) 27 tài liệu
Học viện kỹ thuật mật mã 206 tài liệu
Cách thức gộp link kết nối giữa 2 switch Cisco bằng EtherChannel - Mạng máy tính - Học Viện Kỹ Thuật Mật Mã
Ta có hai Switch đang kết nối với nhau bằng cổng Fast Ethernet 100 Mbit trong khi các PC Host kết nối Switch thì dùng cổng Fast với băng thông 1000 Mbit. Hiển nhiên khi mà PC muốn truyền tải một lượng lớn dữ liệu hơn 100 Mbit đi thì tại Switch sẽ xảy ra hiện tượng nghẽn Traffic, các gói tin trong hàng đợi khi quá ngưỡng Cache thi sẽ bị Drop bỏ. Tài liệu giúp bạn tham khảo và đạt kết quả tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Mạng máy tính (Computer network) 27 tài liệu
Trường: Học viện kỹ thuật mật mã 206 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện kỹ thuật mật mã
Preview text:
lOMoARcPSD|16072870 lOMoARcPSD|16072870
EtherChannel - Gộp link kết nối giữa 2 switch Cisco
EtherChannel là một kỹ thuật nhóm hai hay nhiều đường kết nối truyền tải dữ liệu vật lý (Link Aggregation) thành một
đường ảo duy nhất (Logic) có Port ảo thậm chí cả MAC ảo nhằm mục đích tăng tốc độ truyền dữ liệu và tăng khả
năng dự phòng (Redundancy) cho hệ thống.
Ta có hai Switch đang kết nối với nhau bằng cổng Fast Ethernet 100 Mbit trong khi các PC Host kết nối Switch
thì dùng cổng Fast với băng thông 1000 Mbit. Hiển nhiên khi mà PC muốn truyền tải một lượng lớn dữ liệu hơn
100 Mbit đi thì tại Switch sẽ xảy ra hiện tượng nghẽn Traf ic, các gói tin trong hàng đợi khi quá ngưỡng Cache thi sẽ bị Drop bỏ.
Khi mà dữ liệu truyền tải quá lớn đến nỗi đường truyền không đáp ứng được thì thay vì ta phải nâng cấp hay mua thiết bị
mới thì ta sẽ nghĩ tới việc mở thêm nhiều kết nối dây giữa các Switch để cân bằng tải dữ liệu.
Ta có thể kết nối thêm 3 đường dây nữa giúp tăng băng thông cân bằng tải lên 400 Mbit. Tuy nhiên cách chữa
cháy này sẽ bị STP chặn lại hoàn toàn nhằm chống hiện tương Loop.
Do vậy EtherChannel sẽ là trợ thủ giúp ta giải quyết vấn đề một cách hiệu quả và tiếp kiệm chi phí nhất. Giữa các
Switch ta sẽ tiến hành kết nối nhiều dây và dùng EtherChannel cấu hình ghép các đường vật lý ấy thành một đường
ảo, khi đó băng thông đường truyền sẽ tăng tỉ lệ với số kết nối mà ta thêm vào, dữ liệu sẽ được cân bằng tải ra các đường
ấy và hiệu suất mạng sẽ tăng lên rõ rệt. lOMoARcPSD|16072870
Ngoài ra việc có nhiều kết nối cũng đảm bảo khả năng dự phòng khi mà một trong các đường bị Down thì các đường
còn lại sẽ thay thế. Vì EtherChannel ghép các Link lại thành một đường luận lý nên các Switch cũng sẽ ngầm hiểu bó
dây ấy chỉ là một đường nên vẫn đảm bảo chống Loop và “Qua mặt” được STP.
Điều kiện cấu hình EtherChannel:
Các Switch phải đều phải hỗ trợ kỹ thuật EtherChannel và phải được cấu hình EtherChannel đồng nhất giữa các Port kết nối với nhau.
Các Port kết nối EtherChannel giữa 2 Switch phải tương đồng với nhau:Cấu hình (Configuration) Tốc độ (Speed) Băng thông (Bandwidth) Duplex (Ful Duplex) Native VLAN và các VLANs
Switchport Mode (Trunking, Access)
Các loại giao thức EtherChannel bao gồm: PagP (Cisco Proprietary) LACP (IEEE Standard)
Các giao thức trên có thể cấu hình EtherChannel tự động giữa các Switch và cũng có thể được cấu hình tĩnh tùy
theo ý muốn của người quản trị, thường thì cấu hình tĩnh được dùng khi ta muốn loại bỏ thời gian đàm phán giữa các Interface.
LACP là giao thức cấu hình EtherChannel chuẩn quốc tế IEEE 802.3ad và có thể dùng được cho hầu hếtcác thiết bị
thuộc các hãng khác nhau, LACP hỗ trợ ghép tối đa 16 Link vật lý thành một Link luận lý (8 Port Active – 8 Port Passive) LACP có 3 chế độ: lOMoARcPSD|16072870
On: Chế độ cấu hình EtherChannel tĩnh, chế độ này thường không được dùng vì các Switch cấu hình EtherChannel
có thể hoạt động được và cũng có thể không hoạt động được vì các Switch được cầu hìnhbằng tay phục thuộc vào con
người nên hoàn toàn không có bước thương lượng trao đổi chính sách giừa bên dẫn đến khả năng Loop cao và bị STP Block.
Active: Chế độ tự động – Tự động thương lượng với đối tácPassive: Chế độ bị
động – Chờ được thương lượng
PAgP là giao thức cấu hình EtherChannel độc quyền của các thiết bị hãng Cisco và chỉ hỗ trợ ghép tối đa 8 Link vật lý thành một Link luận lý
PAgP cũng có 3 chế độ tương tự LACP: On Desirable Auto Cấu hình PAgP
Switch(config)# interface type mod/num
Switch(config-if)# channel-protocol pagp
Switch(config-if)# channel-group number mode {on | {{auto | desirable} [non-silent]}} Ví dụ:
Switch(config)# interface f0/1 - 4
Switch(config-if)# channel-protocol pagp lOMoARcPSD|16072870
Switch(config-if)# channel-group 1 mode desirable Cấu hình LACP
Switch(config)# lacp system-priority priority
Switch(config)# interface type mod/num
Switch(config-if)# channel-protocol lacp
Switch(config-if)# channel-group number mode {on | passive | active}
Switch(config-if)# lacp port-priority priority Ví dụ:
Switch1(config)# lacp system-priority 100
Switch1(config)# interface range gig 2/1 – 4 , gig 3/1 – 4
Switch1(config-if)# channel-protocol lacp
Switch1(config-if)# channel-group 1 mode active
Switch1(config-if)# lacp port-priority 100 Switch1(config-if)# exit
Switch1(config)# interface range gig 2/5 – 8 , gig 3/5 – 8
Switch1(config-if)# channel-protocol lacp
Switch1(config-if)# channel-group 1 mode active
Switch1 cấu hình lacp system-priority 100, nếu Switch 2 cấu hình mặc định (không cấu hình câu lệnh này
-> sys-priority=32768) thì Switch 1 sẽ có quyền lựa chọn port nào Active, port nào Hot-Standby.
Port gig 2/1 – 4 , gig 3/1 – 4 có port-priority là 100 nhỏ hơn port gig 2/5 – 8 , gig 3/5 – 8 nên gig 2/1 – 4 ,gig
3/1 – 4 là Active port, port gig 2/5 – 8 , gig 3/5 – 8 là Hot-Standby Port Cấu hình Load Balancing:
Switch(config)# port-channel load-balance src-dst-port Cấu hình Etherchannel:
Dưới đây là cấu hình tiến hành đưa 2 port f0/1 và f0/2 vào port channel mode LACP sau đó là cấu hình trunk.
Switch(config)#int range f0/1 – 2
Switch(config-if-range)#channel-group 1 mode ?
active Enable LACP unconditional y
auto Enable PAgP only if a PAgP device is detected
desirable Enable PAgP unconditional y on Enable Etherchannel only
passive Enable LACP only if a LACP device is detected
Switch(config-if-range)#channel-group 1 mode active Switch(config-if-range)#exit
Switch(config)# interface port-channel 1
Switch(config-if)#switchport mode trunk
Cấu hình trên là ở Switch 2960, các bạn nếu cấu hình ở Switch khác thì cần thêm câu lệnh
# switchport trunk encapsulation dot1q
Để kiểm tra các bạn có thể sử dụng câu lệnh show etherchannel summary
Switch#show etherchannel summary
Flags: D – down P – in port-channel
I – stand-alone s – suspended H – Hot-standby (LACP only) lOMoARcPSD|16072870 R – Layer3 S – Layer2
U – in use f – failed to al ocate aggregator u – unsuitable for bundling w – waiting to be aggregated d – default port
Number of channel-groups in use: 1
Number of aggregators: 1Group Port-channel Protocol Ports
——+————-+———–+———————————————-
1 Po1(SU) LACP Fa0/1(P) Fa0/2(P)
Khi show etherchannel summary mà thấy chữ P (in port-channel) tức là bạn đã cấu hình thành công, cònD
(down) thì có thể bạn cấu hình chưa đúng, hoặc xem lại dây kết nối.