Cảm xúc sợ hãi

Cảm xúc sợ hãi

CẢM XÚC SỢ HÃI - FEAR
* ĐỊNH NGHĨA, NGUYÊN NHÂN, CÔNG DỤNG CỦA CẢM XÚC.
ĐỊNH NGHĨA
- Sợ hãi là cảm xúc tự nhiên của con người bên cạnh vui vẻ, buồn bã, chán nản,… Sợ
hãi được miêu tả là trạng thái căng thẳng khi thể nhận thấy mối đe dọa hình và
hữu hình. Mối đe dọa này thể ảnh hưởng đến sức khỏe, thể chất hoặc tinh thần, các
mối quan hệ, tài chính, việc học và nghề nghiệp.
- Sợ hãi là một cảm xúc tự nhiên, mạnh mẽ và nguyên thủy của con người. Nó liên
quan đến phản ứng sinh hóa phổ quát cũng như phản ứng cảm xúc cá nhân. Nỗi sợ hãi
sẽ cảnh báo chúng ta về sự xuất hiện của nguy hiểm hoặc mối đe dọa có thể gây tổn
hại, cho dù mối nguy hiểm đó là thể chất hay tâm lý.
- Sợ hãi là phản ứng tự nhiên giúp cho cơ thể nhận ra mối nguy hiểm đang kề cạnh.
NGUYÊN NHÂN
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra sự sợ hãi. Nguồn gốc của nỗi sợ có sự khác biệt tùy
theo độ tuổi, giới tính và kinh nghiệm sống của từng người. Tuy nhiên về cơ bản,
những tình huống đe dọa đến cuộc sống và sức khỏe đều gây ra sự sợ hãi nhất định.
Ngoài ra, một số người có các vấn đề tâm lý có thể sợ hãi quá mức hoặc mất đi cảm
xúc sợ hãi.
Một số yếu tố phổ biến gây nên sợ hãi bao gồm:
Một số đối tượng hoặc tình huống cụ thể, chẳng hạn như: Nhện, rắn, độ cao,
bay,...
Các sự kiện tương lai.
Sự kiện tưởng tượng.
Những nguy hiểm thực sự về môi tờng.
Các chuyên gia chia nguồn gốc của sự sợ hãi thành 2 nhóm chính là nỗi sợ từ mối đe
dọa thực sự và nỗi sợ hãi vô hình:
1. Nỗi sợ từ mối đe dọa thực s
2. Nỗi sợ vô hình
+ Nỗi sợ hãi bẩm sinh: Hippocampus (hồi hải mã) là cơ quan bên trong não bộ có
chức năng chi phối và kiểm soát sự sợ hãi. Ngoài ra, cấu tạo của Hippocampus cũng
có sự khác biệt về giới tính. Đây là lý do vì sao nữ giới thường nhạy cảm hơn với các
mối nguy hiểm và dễ sợ hãi hơn so với nam giới.
Hồi hải mã trong não bộ có liên quan đến nỗi sợ hãi bẩm sinh
+ Nỗi sợ hãi tâm lý: một số người có thể phát sinh nỗi sợ hãi do tâm lý. Tình trạng
này thường xảy ra do tác động từ môi trưởng sống và trải nghiệm cá nhân.
(Ví dụ trẻ nhỏ thường sợ hãi về quái vật, ma quỷ mặc dù trên thực tế, trẻ chưa thực sự
chứng kiến thấy những đối tượng này)
( Trong khi đó, người lớn thường có nỗi svô hình với những tình huống, đối tượng
đã gây ra các tổn thương tâm lý cho bản thân hoặc những người xung quanh)
+ Nỗi sợ kết hợp: Nỗi sợ kết hợp là nỗi sợ kết hợp xuất hiện từ những mối đe dọa thực
sự và những nỗi sợ vô hình. Đây là nỗi sợ phức tạp, nhưng chúng thường xảy ra trong
thời gian rất ngắn khi chúng ta chưa kịp chuẩn bị tâm lý.
(Ví dụ hành động khi làm nổ một quả bóng bay và ngay lập tức phản xạ của nỗi sợ hãi
xuất hiện. Rõ ràng quả bóng không gây nguy hiểm, bạn cũng không sợ qubóng nổ,
nhưng khi quả bóng bị vỡ ra và vang to thì bạn lại có phản ứng ngay với nó.)
HẬU QU
Một số ảnh hưởng, hậu quả tiêu cực của nỗi sợ hãi:
Sợ hãi quá mức, kéo dài có thể làm giảm hiệu quả học tập và làm việc.
Sợ hãi cũng làm tăng các cảm xúc tiêu cực như lo lắng, phiền muộn, buồn
chán,… Nếu sự sợ hãi thường trực và kéo dài trong nhiều tháng, tâm lý có thể
xuất hiện những vấn đề bất ổn như trầm cảm, rối loạn lo âu, hoang tưởng.
Thực tế cũng cho thấy, rất nhiều người sống trong sự sợ hãi đều gặp những
vấn đề tâm lý.
Sự sợ hãi kéo dài cũng tăng mức độ nhạy cảm của cảm xúc, từ đó thay đổi
cách nhìn nhận hành vi. Điều này làm gia tăng xung đột và mâu thuẫn trong
cuộc sống.
Nỗi sợ hãi thường trực cũng khiến cho hormone adrenalin và cortisol tăng n
trong thời gian dài. Tình trạng này dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe như cao
huyết áp, rối loạn nhịp tim, rối loạn tiêu hóa, căng cơ, đau nửa đầu, rối loạn
tiền đình và thiếu máu não.
LỢI ÍCH CỦA SỢ I
- Sợ hãi giúp giảm cân: đốt cháy nhiều calo hơn so với khi bạn không sợ bất cứ điều
gì. Khi nhịp đập của chúng ta tăng nhanh, cơ thể chúng ta giải phóng hormone
adrenaline giúp quá trình trao đổi chất của chúng ta ng tốc, đường và chất o bị đốt
cháy.
- Sợ hãi giúp tăng cường h thống miễn dịch: các tế bào bạch cầu trong cơ thể được
kích hoạt. Đây là loại tế bào giúp bạn chống lại bệnh tật và hồi phục sức khỏe. Bạn
càng có nhiều bạch cầu, hệ thống miễn dịch của bạn càng mạnh.
(Vd:
Trong một số nghiên cứu thực hiện bởi Đại học Coventry, Anh, những người tham gia
đã xem một bộ phim kinh dị. Kết quả cho thấy cảm giác sợ hãi đã khiến các tế bào bạch cầu
của họ kích hoạt)
- Nỗi sợ hãi thể tạo động lực: cơ thể sẽ tiết ra nhiều chất hóa học, chẳng hạn như
serotonin. Nó giúp não của bạn hoạt động hiệu quả hơn, vì vậy nỗi sợ hãi thực sự
mang lại năng lượng.
(
dụ, khi bạn thường xuyên chạy bộ theo ng một lộ trình mỗi ngày, bạn s nhanh chóng
quen với con đường đó)
- Nỗi sợ hãi ràng buộc chúng ta với ngưi khác: Khi cảm thấy sợ hãi, oxytocin sẽ
được giải phóng. Đây là một loại hormone giúp bạn xây dựng mối quan hệ với những
người xung quanh. Tất cả chúng ta đều có bản năng sinh tồn và nó thúc đẩy chúng ta
kết đôi với những người khác để vượt qua nguy hiểm.
- Mang lại sự tập trung: Nếu bạn cảm thấy lo lắng, cùng với adrenaline, một loại
hormone khác là norepinephrine sẽ được tiết ra, giúp bạn tập trung thay vì hoảng sợ.
Nó giúp bạn suy nghĩ rõ ràng hơn khi bị căng thẳng, đó là lý do tại sao nó được sử
dụng trong nhiều loại thuốc chống trầm cảm.
- Nỗi sợ hãi giúp chúng ta nhanh chóng thoát khỏi khó khăn: Khi ở trong một tình
huống nguy hiểm, nỗi sợ hãi buộc não bộ phải phản ứng ngay lập tức và tìm ra giải
pháp thay vì dành thời gian đi vào phân tích chi tiết tình huống.
- Nỗi sợ hãi giúp chúng ta tạo ra thay đổi tích cực: Khi bạn đến gặp bác sĩ và họ nhận
xét về phân tích máu của ban có lượng đường cao và có nguy cơ mắc bệnh tiểu
đường. Khi đó bạn bắt đầu cảm thấy si. Đó là bởi vì bạn có thể đã nhận thức được
thiệt hại nghiêm trọng mà bệnh tiểu đường có thể gây ra. Vì vậy, bạn bắt đầu tuân
theo chỉ định của bác sĩ bằng cách tiêu thụ ít đường hơn và tuân thủ nghiêm ngặt chế
độ ăn kiêng, đưa bản thân thoát khỏi vùng nguy hiểm đó. Nếu không sợ hãi, bạn có
thể đã không có thay đổi tích cực đó.
- Nỗi sợ thể giúp chúng ta thành công hơn mong đợi: Có một trạng thái tâm lý
được gọi là hội chứng Cronos, đó là khi mọi người sợ rằng họ sẽ bị người khác thay
thế trong bất kỳ lĩnh vực nào của cuộc sống. Các nhà tâm lý học khẳng định rằng với
liều lượng vừa phải, nỗi sợi có thể giúp chúng ta đạt được nhiều thành tựu. Khi
chắc chắn sẽ không có ai thay thế mình (không có nỗi sợ hãi), chúng ta trở nên thoải
mái với những thứ mình có và bắt đầu trở nên lười biếng.
* CÁC BIỂU HIỆN TÂM LÝ, THỂ CA CẢM XÚC
- Mỗi người có thể trải qua nỗi sợ hãi khác nhau nhưng một số dấu hiệu và triệu
chứng phổ biến bao gồm: Tức ngực; ớn lạnh; khô miệng; buồn nôn; tim đp, loạn
nhịp; hụt hơi; đổ mồ hôi; run sợ; bụng khó chịu,...
- Ngoài các triệu chứng sợ hãi về thể chất, mọi người có thể gặp các triệu chứng tâm
lý như bị choáng ngợp, khó chịu, cảm thấy mất kiểm soát hoặc cảm giác sắp bị
chết.
* MINH HỌA DỤ TRONG ĐỜI SỐNG
Ví dụ, nếu ai đó đe dọa bạn về mặt thể chất, phản ứng tốt nhất là tránh xa người đó
càng sớm càng tốt.
NGUỒN THAM KHẢO
https://tapchitamlyhoc.com/noi-so-hai-1277.html
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-quat/su-so-
hai-la-gi/
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/song-khoe/tai-sao-chung-
ta-lai-so-hai/
https://laodongtre.laodong.vn/suc-khoe/noi-so-hai-cung-co-the-mang-lai-loi-ich-
869360.ldo
https://giadinhmoi.vn/8-loi-ich-khong-ngo-cua-noi-so-hai-voi-chung-ta-
d53085.html
| 1/7

Preview text:

CẢM XÚC SỢ HÃI - FEAR
* ĐỊNH NGHĨA, NGUYÊN NHÂN, CÔNG DỤNG CỦA CẢM XÚC.
● ĐỊNH NGHĨA
- Sợ hãi là cảm xúc tự nhiên của con người bên cạnh vui vẻ, buồn bã, chán nản,… Sợ
hãi được miêu tả là trạng thái căng thẳng khi cơ thể nhận thấy mối đe dọa vô hình và
hữu hình. Mối đe dọa này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, thể chất hoặc tinh thần, các
mối quan hệ, tài chính, việc học và nghề nghiệp.
- Sợ hãi là một cảm xúc tự nhiên, mạnh mẽ và nguyên thủy của con người. Nó liên
quan đến phản ứng sinh hóa phổ quát cũng như phản ứng cảm xúc cá nhân. Nỗi sợ hãi
sẽ cảnh báo chúng ta về sự xuất hiện của nguy hiểm hoặc mối đe dọa có thể gây tổn
hại, cho dù mối nguy hiểm đó là thể chất hay tâm lý.
- Sợ hãi là phản ứng tự nhiên giúp cho cơ thể nhận ra mối nguy hiểm đang kề cạnh.
● NGUYÊN NHÂN
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra sự sợ hãi. Nguồn gốc của nỗi sợ có sự khác biệt tùy
theo độ tuổi, giới tính và kinh nghiệm sống của từng người. Tuy nhiên về cơ bản,
những tình huống đe dọa đến cuộc sống và sức khỏe đều gây ra sự sợ hãi nhất định.
Ngoài ra, một số người có các vấn đề tâm lý có thể sợ hãi quá mức hoặc mất đi cảm xúc sợ hãi.
Một số yếu tố phổ biến gây nên sợ hãi bao gồm: •
Một số đối tượng hoặc tình huống cụ thể, chẳng hạn như: Nhện, rắn, độ cao, bay,... • Các sự kiện tương lai. •
Sự kiện tưởng tượng. •
Những nguy hiểm thực sự về môi trường.
Các chuyên gia chia nguồn gốc của sự sợ hãi thành 2 nhóm chính là nỗi sợ từ mối đe
dọa thực sự và nỗi sợ hãi vô hình:
1. Nỗi sợ từ mối đe dọa thực sự 2. Nỗi sợ vô hình
+ Nỗi sợ hãi bẩm sinh: Hippocampus (hồi hải mã) là cơ quan bên trong não bộ có
chức năng chi phối và kiểm soát sự sợ hãi. Ngoài ra, cấu tạo của Hippocampus cũng
có sự khác biệt về giới tính. Đây là lý do vì sao nữ giới thường nhạy cảm hơn với các
mối nguy hiểm và dễ sợ hãi hơn so với nam giới.
Hồi hải mã trong não bộ có liên quan đến nỗi sợ hãi bẩm sinh
+ Nỗi sợ hãi tâm lý: một số người có thể phát sinh nỗi sợ hãi do tâm lý. Tình trạng
này thường xảy ra do tác động từ môi trưởng sống và trải nghiệm cá nhân.
(Ví dụ trẻ nhỏ thường sợ hãi về quái vật, ma quỷ mặc dù trên thực tế, trẻ chưa thực sự
chứng kiến thấy những đối tượng này)
( Trong khi đó, người lớn thường có nỗi sợ vô hình với những tình huống, đối tượng
đã gây ra các tổn thương tâm lý cho bản thân hoặc những người xung quanh)
+ Nỗi sợ kết hợp: Nỗi sợ kết hợp là nỗi sợ kết hợp xuất hiện từ những mối đe dọa thực
sự và những nỗi sợ vô hình. Đây là nỗi sợ phức tạp, nhưng chúng thường xảy ra trong
thời gian rất ngắn khi chúng ta chưa kịp chuẩn bị tâm lý.
(Ví dụ hành động khi làm nổ một quả bóng bay và ngay lập tức phản xạ của nỗi sợ hãi
xuất hiện. Rõ ràng quả bóng không gây nguy hiểm, bạn cũng không sợ quả bóng nổ,
nhưng khi quả bóng bị vỡ ra và vang to thì bạn lại có phản ứng ngay với nó.) ● HẬU QUẢ
Một số ảnh hưởng, hậu quả tiêu cực của nỗi sợ hãi:
• Sợ hãi quá mức, kéo dài có thể làm giảm hiệu quả học tập và làm việc.
• Sợ hãi cũng làm tăng các cảm xúc tiêu cực như lo lắng, phiền muộn, buồn
chán,… Nếu sự sợ hãi thường trực và kéo dài trong nhiều tháng, tâm lý có thể
xuất hiện những vấn đề bất ổn như trầm cảm, rối loạn lo âu, hoang tưởng.
Thực tế cũng cho thấy, rất nhiều người sống trong sự sợ hãi đều gặp những vấn đề tâm lý.
• Sự sợ hãi kéo dài cũng tăng mức độ nhạy cảm của cảm xúc, từ đó thay đổi
cách nhìn nhận và hành vi. Điều này làm gia tăng xung đột và mâu thuẫn trong cuộc sống.
• Nỗi sợ hãi thường trực cũng khiến cho hormone adrenalin và cortisol tăng lên
trong thời gian dài. Tình trạng này dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe như cao
huyết áp, rối loạn nhịp tim, rối loạn tiêu hóa, căng cơ, đau nửa đầu, rối loạn
tiền đình và thiếu máu não.
● LỢI ÍCH CỦA SỢ HÃI
- Sợ hãi giúp giảm cân: đốt cháy nhiều calo hơn so với khi bạn không sợ bất cứ điều
gì. Khi nhịp đập của chúng ta tăng nhanh, cơ thể chúng ta giải phóng hormone
adrenaline giúp quá trình trao đổi chất của chúng ta tăng tốc, đường và chất béo bị đốt cháy.
- Sợ hãi giúp tăng cường hệ thống miễn dịch: các tế bào bạch cầu trong cơ thể được
kích hoạt. Đây là loại tế bào giúp bạn chống lại bệnh tật và hồi phục sức khỏe. Bạn
càng có nhiều bạch cầu, hệ thống miễn dịch của bạn càng mạnh.
(Vd: Trong một số nghiên cứu thực hiện bởi Đại học Coventry, Anh, những người tham gia
đã xem một bộ phim kinh dị. Kết quả cho thấy cảm giác sợ hãi đã khiến các tế bào bạch cầu của họ kích hoạt)
- Nỗi sợ hãi thể tạo động lực: cơ thể sẽ tiết ra nhiều chất hóa học, chẳng hạn như
serotonin. Nó giúp não của bạn hoạt động hiệu quả hơn, vì vậy nỗi sợ hãi thực sự mang lại năng lượng.
(Ví dụ, khi bạn thường xuyên chạy bộ theo cùng một lộ trình mỗi ngày, bạn sẽ nhanh chóng
quen với con đường đó)
- Nỗi sợ hãi ràng buộc chúng ta với người khác: Khi cảm thấy sợ hãi, oxytocin sẽ
được giải phóng. Đây là một loại hormone giúp bạn xây dựng mối quan hệ với những
người xung quanh. Tất cả chúng ta đều có bản năng sinh tồn và nó thúc đẩy chúng ta
kết đôi với những người khác để vượt qua nguy hiểm.
- Mang lại sự tập trung: Nếu bạn cảm thấy lo lắng, cùng với adrenaline, một loại
hormone khác là norepinephrine sẽ được tiết ra, giúp bạn tập trung thay vì hoảng sợ.
Nó giúp bạn suy nghĩ rõ ràng hơn khi bị căng thẳng, đó là lý do tại sao nó được sử
dụng trong nhiều loại thuốc chống trầm cảm.
- Nỗi sợ hãi giúp chúng ta nhanh chóng thoát khỏi khó khăn: Khi ở trong một tình
huống nguy hiểm, nỗi sợ hãi buộc não bộ phải phản ứng ngay lập tức và tìm ra giải
pháp thay vì dành thời gian đi vào phân tích chi tiết tình huống.
- Nỗi sợ hãi giúp chúng ta tạo ra thay đổi tích cực: Khi bạn đến gặp bác sĩ và họ nhận
xét về phân tích máu của ban có lượng đường cao và có nguy cơ mắc bệnh tiểu
đường. Khi đó bạn bắt đầu cảm thấy sợ hãi. Đó là bởi vì bạn có thể đã nhận thức được
thiệt hại nghiêm trọng mà bệnh tiểu đường có thể gây ra. Vì vậy, bạn bắt đầu tuân
theo chỉ định của bác sĩ bằng cách tiêu thụ ít đường hơn và tuân thủ nghiêm ngặt chế
độ ăn kiêng, đưa bản thân thoát khỏi vùng nguy hiểm đó. Nếu không sợ hãi, bạn có
thể đã không có thay đổi tích cực đó.
- Nỗi sợ thể giúp chúng ta thành công hơn mong đợi: Có một trạng thái tâm lý
được gọi là hội chứng Cronos, đó là khi mọi người sợ rằng họ sẽ bị người khác thay
thế trong bất kỳ lĩnh vực nào của cuộc sống. Các nhà tâm lý học khẳng định rằng với
liều lượng vừa phải, nỗi sợ hãi có thể giúp chúng ta đạt được nhiều thành tựu. Khi
chắc chắn sẽ không có ai thay thế mình (không có nỗi sợ hãi), chúng ta trở nên thoải
mái với những thứ mình có và bắt đầu trở nên lười biếng.
* CÁC BIỂU HIỆN TÂM LÝ, THỂ CỦA CẢM XÚC
- Mỗi người có thể trải qua nỗi sợ hãi khác nhau nhưng một số dấu hiệu và triệu
chứng phổ biến bao gồm: Tức ngực; ớn lạnh; khô miệng; buồn nôn; tim đập, loạn
nhịp; hụt hơi; đổ mồ hôi; run sợ; bụng khó chịu,...
- Ngoài các triệu chứng sợ hãi về thể chất, mọi người có thể gặp các triệu chứng tâm
lý như bị choáng ngợp, khó chịu, cảm thấy mất kiểm soát hoặc cảm giác sắp bị chết.
* MINH HỌA DỤ TRONG ĐỜI SỐNG
Ví dụ, nếu ai đó đe dọa bạn về mặt thể chất, phản ứng tốt nhất là tránh xa người đó càng sớm càng tốt.
NGUỒN THAM KHẢO
➢ https://tapchitamlyhoc.com/noi-so-hai-1277.html
➢ https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-quat/su-so- hai-la-gi/
➢ https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/song-khoe/tai-sao-chung- ta-lai-so-hai/
➢ https://laodongtre.laodong.vn/suc-khoe/noi-so-hai-cung-co-the-mang-lai-loi-ich- 869360.ldo
➢ https://giadinhmoi.vn/8-loi-ich-khong-ngo-cua-noi-so-hai-voi-chung-ta- d53085.html