-
Thông tin
-
Quiz
Cặp phạm trù cái chung và cái riêng - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Giữa guồng quay phát triển như vũ bão của xã hội, chúng ta – mỗicá nhân phải trau dồi nguồn tri thức cho bản thân, không ngừng họchỏi, nâng cao nhận thức, tư duy, trình độ học vấn và tu luyện phẩmchất đạo đức tốt đẹp để có thể hoà nhập nhưng không bị hoà tan. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Triết học Mác -Lênin (THML01) 1.1 K tài liệu
Đại học Tôn Đức Thắng 3.5 K tài liệu
Cặp phạm trù cái chung và cái riêng - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Giữa guồng quay phát triển như vũ bão của xã hội, chúng ta – mỗicá nhân phải trau dồi nguồn tri thức cho bản thân, không ngừng họchỏi, nâng cao nhận thức, tư duy, trình độ học vấn và tu luyện phẩmchất đạo đức tốt đẹp để có thể hoà nhập nhưng không bị hoà tan. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01) 1.1 K tài liệu
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng 3.5 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:





Tài liệu khác của Đại học Tôn Đức Thắng
Preview text:
Môn: Triết học Mác Lê-nin
Đề bài: Bằng ví dụ cụ thể hãy phân tích những nội dung
cơ bản của cặp phạm trù cái chung và cái riêng. Từ đó
rút ra ý nghĩa phương pháp luận của vấn đề này đối với
hoạt động và nghề nghiệp sau này của bản thân anh chị. Lời mở đầu
Giữa guồng quay phát triển như vũ bão của xã hội, chúng ta – mỗi
cá nhân phải trau dồi nguồn tri thức cho bản thân, không ngừng học
hỏi, nâng cao nhận thức, tư duy, trình độ học vấn và tu luyện phẩm
chất đạo đức tốt đẹp để có thể hoà nhập nhưng không bị hoà tan,
đáp ứng được yêu cầu trong dòng chảy biến đổi nhanh chóng trong
sự nghiệp đổi mới đất nước, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội với
mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh. Mỗi con người như một cá thể, một vì sao để tổng hoà nên vũ
trụ ngân hà. Vì vậy, con người được xem là động lực quan trọng
trong sự phát triển của kinh tế xã hội. Đặt con người trong mối liên
hệ với cá nhân, gia đình và cộng đồng, ta càng nhận thức được sâu
sắc và rõ ràng hơn về tầm quan trọng giữa cái chung – cái riêng. Mà
như Triết học Mác Lê-nin đã từng quan niệm: “Cái chung chỉ tồn
tại trong cái riêng, thông qua cái riêng. Cái riêng chỉ tồn tại trong
mối liên hệ đưa đến cái chung. Bất cứ cái riêng nào cũng là cái
chung. Bất cứ cái chung nào cũng là một bộ phận, một khía cạnh,
hay một bản chất của cái riêng. Bất cứ cái chung nào cũng chỉ bao
quát một cách đại khái tất cả mọi vật riêng lẻ. Bất cứ cái riêng nào
cũng không gia nhập đầy đủ vào cái chung.” Hẳn vì lẽ đó mà chúng
ta cần nhận thức được những nội dung cơ bản của cặp phạm trù Cái
Chung – Cái Riêng. Đồng thời cũng phải biết áp dụng những ý
nghĩa phương pháp luận của nó vào công việc sau này của bản thân.
Vậy cặp phạm trù “Cái chung – Cái riêng” được hiểu như thế nào? Nội dung I. Khái niệm:
Thế giới vận hành theo những mối quan hệ giữa các cặp
phạm trù khác nhau trong phép biện chứng duy vật.
Mỗi sự vật, hiện tượng tồn tại trên đời đều có sợi chỉ đỏ
liên kết giữa hai bản chất. Bất kì sự vật, hiện tượng nào
đều là mối quan hệ tổng hoà giữa cái chung và cái riêng.
Chúng ta xem xét sự vật, hiện tượng ở hai góc độ:
Những đặc điểm, thuộc tính chung của sự vật, hiện
tượng – Những đặc điểm, trạng thái riêng biệt của sự
vật, hiện tượng. Trước hết, những khái niệm về Cái
riêng – Cái chung được hiểu là:
Cái riêng là phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, hiện tượng nhất định.
VD: Chim (danh pháp khoa học: Aves) là tập hợp các loài
động vật có xương sống, máu nóng, đi đứng bằng hai chân, có
mỏ, đẻ trứng, có cánh, có lông vũ và biết bay (phần lớn). Tuy
nhiên, chim cánh cụt lại là một nhóm chim nước không bay
được và có khả năng bơi rất giỏi.
Cái đơn nhất là phạm trù triết học dùng để chỉ các mặt, các
đặc điểm chỉ vốn có ở một sự vật, hiện tượng ( một cái riêng )
nào đó mà không lặp lại ở sự vật, hiện tượng nào khác. VD:
Đỉnh Averest là đỉnh núi cao nhất trên trái đất. Nó được xem là
“Nóc nhà của thế giới” với độ cao 8848m.
Vân tay của con người được xem là cái đơn nhất.
Đơn nhất thủ đô Hà Nội có Lăng Bác, Hồ Gươm, Văn Miếu, Chùa một cột.
Cái chung là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những
thuộc tính không những có ở một sự vật, hiện tượng nào đó,
mà còn lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng ( nhiều cái riêng ) khác. VD:
Trong con người hay các loài động vật đều có quá trình đồng
hoá, dị hoá, đều phải hít thở, đều trải qua sinh lão bệnh tử, đều
có các yếu tố như: hệ thần kinh, tuần hoàn, bài tiết, tiêu hoá,…
Các thủ đô trên thế giới đều được xem là trung tâm kinh tế,
chính trị, đều có các yếu tố như dân số hay diện tích. II.
Mối quan hệ biện chứng giữa cái riê ng và cái chung:
“Con người bị rối lên chính là ở trong phép biện chứng
của cái riêng và cái chung.” Cái chung và cái riêng tưởng
chừng là hai phạm trù đối lập nhau nhưng thực chất
chúng tồn tại khách quan và có mối quan hệ khăng khít với nhau.
Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng
mà biểu hiện sự tồn tại của mình. VD:
Thế giới động vật gồm nhiều loài khác nhau. Mỗi loài là
một cái riêng nhưng tất cả đều tuân theo quy luật chung của sự sống ( Cái chung )
Mỗi sinh viên tại trường ĐHKSHN là một cái riêng. Nhưng
tất cả đều tuân theo nội quy, quy định nhà trường. ( Cái chung )
Cái riêng chỉ tồn tại trong mối quan hệ với cái chung,
không có cái riêng nào tồn tại tuyệt đối độc lập, bên ngoài
cái chung hay nhờ có những cái chung mà cái riêng tác
động, liên hệ với nhau. VD:
Nhờ có chung ngôn ngữ mà con người có thể dễ dàng giao lưu với nhau.
Nhờ có chung những nguyên tố với giới tự nhiên nên con
người có thể trao đổi vật chất và năng lượng với thế giới bên ngoài.
Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú hơn cái chung. Còn cái
chung là cái bộ phận sâu sắc hơn cái riêng. VD:
Trong một lớp học, mỗi bạn sinh viên là mỗi cái riêng khác
nhau, đa dạng sắc thái như: Phong cách, tính tình, năng
lực,.. nhưng cái chung của các bạn sinh viên là đều còn trẻ,
có tri thức, được đào tạo chuyên môn → Phản ánh sâu sắc bản chất sinh viên.
Người nông dân Việt Nam và thế giới có điểm chung là tư
hữu nhỏ, sản xuất ra các sản phẩm nông nghiệp, sống ở
nông thôn. Tuy nhiên, nét riêng biệt lại được hình thành tuỳ
thuộc vào văn hoá, phong tục, tập quán của mỗi quốc gia, khu vực.
Về nguyên tử, cái chung là hạt nhân, hạt nguyên tố và hạt
nhân mọi nguyên tử đều có thể phá vỡ. Còn cái riêng ở đây
là trọng lượng, hoá trị, điện tích hay cấu tạo vỏ nguyên tử.
Cái chung sâu sắc hơn cái riêng vì nó phản ánh những
thuộc tính chung lặp đi lặp lại ở nhiều sự vật. Còn cái
riêng phong phú hơn cái chung vì nó là tổng hợp của
cái chung và cái đơn nhất.
Cái riêng = Cái chung + Cái đơn nhất
Trong quá trình phát triển của sự vật, trong những điều kiện
nhất định, cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hoá cho nhau.
Cái chung → Cái đơn nhất: đó là quá trình tồn tại và tiêu vong dần dần cái cũ.
Cái đơn nhất → Cái chung: đó là quá trình ra đời và phát triển của cái mới. VD:
Quá trình phát triển của sinh vật xuất hiện những biến dị
riêng biệt, nó được xem là cái đơn nhất. Nhưng khi ngoại
cảnh thay đổi, biến dị trở nên phù hợp, cái đơn nhất được
duy trì trở thành cái chung, trở thành phổ biến của nhiều
cá thể. Ngược lại, cái chung không phù hợp sẽ mất dần đi
và trở thành cái đơn nhất.
Trước Đại Hội Đảng IV, nền kinh tế thị trường được xem
là cái đơn nhất. Cơ chế bao cấp được xem là cái chung
phổ biển. Sau Đại Hội Đảng IV, nền kinh tế thị trường dẫn
trở thành cái chung và cơ chế bao cấp được xem là cái đơn nhất.
Quy luật cung – cầu trong nền kinh tế thị trường được
xem là cái chung nhưng trong các hình thức kinh tế khác
trong lịch sử lại được xem là cái đơn nhất.
Cần tạo điều kiện để cái chung bất lợi và cái đơn nhất có lợi
có thể chuyển hoá được cho nhau.