-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Câu hỏi bài tập Luật hiến pháp - Pháp luật đại cương | Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
Các đạo luật khác phải tuân thủ Hiến pháp và không được trái với các nguyên tắc trong Hiến pháp. Hiến pháp là cơ sở pháp lý để xây dựng và phát triển các luật sau này, và tất cả các văn bản pháp lý khác phải có hiệu lực dưới khuôn khổ của Hiến pháp. Việc thay đổi và sửa đổi Hiến pháp phải tuân thủ quy trình nghiêm ngặt, thường qua việc tổ chức các cuộc họp Quốc hội và sự đồng thuận của đa số. Ví dụ, sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và thông qua Hiến pháp năm 2013 là một minh chứng điển hình cho quá trình sửa đổi Hiến pháp tại Việt Nam.
Pháp luật đại cương (KTKTCN) 28 tài liệu
Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp 1 K tài liệu
Câu hỏi bài tập Luật hiến pháp - Pháp luật đại cương | Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
Các đạo luật khác phải tuân thủ Hiến pháp và không được trái với các nguyên tắc trong Hiến pháp. Hiến pháp là cơ sở pháp lý để xây dựng và phát triển các luật sau này, và tất cả các văn bản pháp lý khác phải có hiệu lực dưới khuôn khổ của Hiến pháp. Việc thay đổi và sửa đổi Hiến pháp phải tuân thủ quy trình nghiêm ngặt, thường qua việc tổ chức các cuộc họp Quốc hội và sự đồng thuận của đa số. Ví dụ, sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và thông qua Hiến pháp năm 2013 là một minh chứng điển hình cho quá trình sửa đổi Hiến pháp tại Việt Nam.
Môn: Pháp luật đại cương (KTKTCN) 28 tài liệu
Trường: Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp 1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp
Preview text:
CHƯƠNG 4 - LUẬT HIẾN PHÁP
CHƯƠNG 4 – Luật Hiến pháp
1. Quan hệ pháp luật nhà nước là quan hệ giữa?
a. Nhà nước và tội phạm b. Nhà nước và công dân
c. Các cá nhân tổ chức với nhau
d. Các cơ quan trong bộ máy nhà nước
2. Đối tượng điều chỉnh của luật nhà nước là?
a. Các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý nhà nước, các quan hệ phát sinh trong
tổ chức bộ máy nhà nước
b. Chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ; các quyền con người,
quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và tổ chức bộ máy nhà nước
c. Quan hệ giữa nhà nước và công dân, quan hệ nhân thân và tài sản giữa công dân và công
dân, quan hệ phát sinh trong quá trình quả lý nhà nước
d. Chính sách đối nội, đối ngoại của nhà nước; quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản
của công dân; các quan hệ phát sinh trong quá trình quản lý nhà nước.
3. Hiến pháp hiện hành của nhà nước Việt Nam là bản Hiến pháp nào? a. Hiến pháp 1992 b. Hiến pháp 2013 c. Hiến pháp 2001
d. Hiến pháp 1992, sửa đổi bổ sung năm 2001
4. Theo Hiến pháp, quyền lực của nhà nước Việt Nam thuộc về?
a. Đảng Cộng sản Việt Nam b. Nhân dân c. Quốc hội d. Chính phủ
5. Theo Hiến pháp, Nhà nước Việt Nam là kiểu nhà nước? a. Xã hội chủ nghĩa
b. Pháp trị xã hội chủ nghĩa
c. Pháp quyền xã hội chủ nghĩa
d. Nhà nước dân chủ vì nhân dân
6. Chính sách Đảng phái của nhà nước Việt Nam theo Hiến pháp?
a. Nhiều đảng phái cùng nhau lãnh đạo nhà nước
b. Đảng cộng sản là Đảng duy nhất được thành lập và hoạt động
c. Đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội
d. Chế độ một Đảng duy nhất
7. Theo Điều 2 Hiến pháp, “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là…”?
a. Liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức
b. Nhà nước không phân chia giai cấp, không có giai cấp cầm quyền
c. Giai cấp công nhân là giai cấp cầm quyền duy nhất ở Việt Nam
d. Tầng lớp trí thức đứng đầu trong liên minh giai cấp ở Việt Nam
8. Chính sách ngoại giao của nhà nước Việt Nam theo Hiến pháp?
a. Đề cao chủ nghĩa dân tộc, lợi ích của nhà nước Việt Nam
b. Nhà nước Việt Nam độc lập tự chủ trong ngoại giao, không tham gia vào bất kỳ liên minh quốc tế nào
c. Thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình không phân biệt, mở rộng giao lưu hợp tác với
mọi quốc gia trên thế giới
d. Ngăn chặn mọi ảnh hưởng của chủ nghĩa, tư bản vào nhà nước Việt Nam
9. Tên gọi nước “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” được quy định trong bản Hiến pháp nào? a. Hiến pháp 1959 b. Hiến pháp 1980 c. Hiến pháp 1992 d. Hiến pháp 2013
10. Theo Hiến pháp, tổ chức chính trị - xã hội nào đứng đầu ở nước ta?
a. Đảng Cộng sản Việt Nam b. Quốc hội c. Hội đồng nhân dân
d. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
11. Các hình thức sở hữu theo Hiến pháp?
a. 3 hình thức sở hữu nhà nước, tập thể và tư nhân
b. 2 hình thức sở hữu nhà nước và tập thể
c. Hình thức sở hữu nhà nước là duy nhất ở nước ta
d. 2 hình thức sở hữu nhà nước và tư nhân
12. Hình thức sở hữu nào là hình thức sở hữu nền tảng của nhà nước ta hiện nay?
a. Hình thức sở hữu nhà nước
b. Hình thức sở hữu tập thể
c. Hình thức sở hữu tư nhân
d. Cả 3 hình thức sở hữu đều có ý nghĩa nền tảng ở nước ta hiện nay
13. Theo Hiến pháp, nhà nước ta có những thành phần kinh tế nào?
a. 3 thành phần kinh tế: Nhà nước, tập thể và tư nhân
b. 4 thành phần kinh tế: Nhà nước; tập thể, hợp tác xã; tư nhân và có vốn đầu tư nước ngoài
c. 5 thành phần kinh tế: Nhà nước, tập thể, tư bản tư nhân, cá thể tiểu chủ và có vốn đầu tư nước ngoài
d. 6 thành phần kinh tế: Nhà nước, tập thể, tư bản nhà nước, tư bản tư nhân, cá thể tiểu chủ và
có vốn đầu tư nước ngoài
14. Định hướng phát triển kinh tế của nhà nước ta hiện nay? a. Tập trung bao cấp b. Tự cung tự cấp
c. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
d. Kinh tế tư nhân giữ vai trò chủ chốt
15. Quan điểm nào dưới đây là đúng?
a. Hình thức sở hữu nhà nước là nền tảng ở nước ta hiện nay
b. Hình thức sở hữu tự nhiên có vai trò quan trọng nhất
c. Hình thức sở hữu tập thế là nòng cốt phát triển kinh tế giai đoạn hiện nay
d. Để phát triển kinh tế định hướng mục tiêu xã hội chủ nghĩa cần loại bỏ hình thức kinh tế tư nhân
16. Quan điểm nào dưới đây là đúng?
a. Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không được thừa nhận là thành phần kinh tế của Việt Nam
b. Để xây dựng xã hội chủ nghĩa cần loại bỏ thành phần kinh tế tư nhân
c. Thành phần kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng trong việc xây dựng kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa
d. Thành phần kinh tế tập thể có vai trò quan trọng nhất trong các thành phần kinh tế ở nước ta hiện nay
17. Quyền con người được hiểu là?
a. Các quyền tự nhiên mà con người sinh ra sẵn có
b. Các quyền về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội mà nhà nước dành cho con người
c. Các quyền mà con người có trên cơ sở quy định của Hiến pháp
d. Các quyền mà tất cả các quốc gia trên thế giới thừa nhận tại Hiến chương Liên hợp quốc
18. Quyền nào là quyền con người cơ bản nhất? a. Quyền sống b. Quyền bầu cử c. Quyền biểu tình
d. Quyền bất khả xâm phạm thân thể
19. Các quyền tự nhiên, mà con người sinh ra đều có là?
a. Quyền cơ bản của công dân b. Quyền tự do các nhân c. Quyền con người d. Quyền về chính trị
20. Quyền cơ bản của công dân được hiểu là?
a. Các quyền tự nhiên mà con người sinh ra sẵn có
b. Các quyền về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội mà công dân được thực hiện
c. Các quyền công dân có trên cơ sở quy định của Hiến pháp
d. Các quyền mà tất cả các quốc gia trên thế giới thừa nhận tại Hiến chương Liên hợp quốc
21. Quyền nào được coi là quyền công dân cơ bản nhất? a. Quyền biểu tình b. Quyền bầu cử c. Quyền tự do lập hội
d. Quyền khiếu nại, tố cáo
22. Quyền nào dưới đây là các quyền về tự do dân chủ?
a. Quyền biểu tình, quyền tham gia quản lý nhà nước
b. Quyền tự do lập hội, tự do hội họp
c. Quyền ứng cử bầu cử, quyền tham gia quản lý nhà nước
d. Quyền biểu tình, quyền tự do hội họp, quyền bất khả xâm phạm nơi ở
23. Nghĩa vụ cơ bản nhất của công dân là gì?
a. Nghĩa vụ bảo vệ môi trường
b. Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc c. Nghĩa vụ nộp thuế d. Nghĩa vụ học tập
24. Quyền bầu cử của dân thuộc nhóm quyền a. Quyền con người b. Quyền về chính trị
c. Quyền về kinh tế - văn hóa, xã hội
d. Quyền về tự do dân chủ và tự do cá nhân
25. Quyền biểu tình của công dân thuộc nhóm quyền a. Quyền về chính trị
b. Quyền về kinh tế - văn hóa, xã hội
c. Quyền về tự do dân chủ
d. Quyền về tự do cá nhân
26. Công dân (nếu đủ các điều kiện khác) bao nhiêu tuổi có quyền bầu cử đại biểu Quốc hội,
Hội đồng nhân dân các cấp? a. Đủ 16 tuổi b. Đủ 18 tuổi c. Đủ 20 tuổi d. Đủ 21 tuổi
27. Công dân thực hiện quyền bầu cử để bầu ra cơ quan nào sau đây?
a. Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp b. Chủ tịch nước c. Chính phủ
d. Toàn bộ các cơ quan trong bộ máy nhà nước
28. Quan điểm nào dưới đây là đúng?
a. Quyền con người là những quyền nhà nước đặt ra và quy định tại Hiến pháp
b. Quyền cơ bản của công dân là những quyền nhà nước đặt ra và quy định tại Hiến pháp
c. Quyền công dân là những quyền tự nhiên mà nhà nước phải đáp ứng cho công dân của mình
d. Quyền con người và quyền công dân đều do nhà nước đặt ra và quy định tại Hiến pháp
29. Quan điểm nào dưới đây là đúng?
a. Chỉ công dân Việt Nam mới có quyền con người theo pháp luật Việt Nam
b. Người nước ngoài không có một số quyền con người như công dân Việt Nam do Hiến pháp quy định
c. Quyền cơ bản của công dân được quy định tại Hiến pháp là những quyền dành riêng cho công dân Việt Nam
d. Người nước ngoài không có một số quyền cơ bản như công dân Việt Nam do Hiến pháp quy định
30. Bộ máy nhà nước Việt Nam là?
a. Tổ chức đặc biệt của chế độ chính trị xã hội, một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế
để bảo vệ giai cấp cầm quyền trong xã hội.
b. Tập hợp các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương, được tổ chức và hoạt động
trên cơ sở phân chia quyền lực, từ đó thực hiện các chức năng của nhà nước.
c. Tổng hợp các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương, được tổ chức và hoạt động
dựa trên nguyên tắc thông nhất, tạo thành một cơ chế đồng bộ để thực hiện các chức năng của nhà nước
d. Là tổng hợp các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, chính trị xã hội trong hệ thống chính trị Việt Nam
31. Đặc điểm cơ bản của bộ máy nhà nước Việt Nam?
a. Phân chia quyền lực giữa các mảng quyền lực lập pháp, hành pháp và tư pháp
b. Tập trung quyền lực nhưng phân chia nhiệm vụ
c. Phân chia quyền lực giữa chính quyền ở trung ương và ở địa phương
d. Không có sự phân chia giữa nhiệm vụ và quyền lực
32. Bộ máy nhà nước Việt Nam chia làm bao nhiêu cấp hành chính?
a. 2 cấp hành chính: Cấp trung ương và cấp địa phương
b. 4 cấp hành chính: Cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã
c. 3 cấp hành chính: Cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã
d. 2 cấp hành chính: Thành thị và nông thôn
33. Ý kiến nào dưới đây là đúng?
a. Viện kiểm sát có quyền giám sát tối cao mọi hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước
b. Viện kiểm sát có thẩm quyền kiểm sát hoạt động xét xử của Tòa án
c. Ủy ban nhân dân có quyền giám sát hoạt động của các cơ quan cùng cấp
d. Tòa án và viện kiểm sát nhân dân giám sát lẫn nhau và không chịu sự giám sát của cơ quan quyền lực cùng cấp
34. Ý kiến nào sau đây là đúng?
a. Quốc hội có quyền giám sát tối cao đối với mọi cơ quan trong bộ máy nhà nước
b. Chính phủ có quyền giám sát tối cao mọi cơ quan trong bộ máy nhà nước
c. Tòa an nhân dân tối cao có quyền giám sát tối cao mọi cơ quan trong bộ máy nhà nước
d. Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền giám sát tối cao mọi cơ quan trong bộ máy nhà nước
35. Cơ quan nào, người nào có thẩm quyền ra quyết định cho phép người nước ngoài nhập quốc tịch Việt Nam? a. Quốc hội b. Chủ tịch nước c. Chính phủ
d. Mặt trận tổ quốc Việt Nam
36. Khi đất nước bị thế lực thù địch xâm phạm tới độc lập, chủ quyền, cơ quan nào hoặc
người nào có quyền quyết định việc tiến hành chiến tranh? a. Quốc hội b. Chủ tịch nước c. Chính phủ
d. Mặt trận tổ quốc Việt Nam
37. Cơ quan nào hoặc người nào có quyền ra quyết định trao tặng huân chương, huy chương của nhà nước Việt Nam? a. Quốc hội b. Chủ tịch nước c. Chính phủ
d. Mặt trận tổ quốc Việt Nam
38. Năm 2018, Thị xã Phú Mỹ (thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được thành lập trên cơ sở toàn
bộ diện tích và dân số của huyện Tân Thành cũ. Cơ quan nào, người nào có thẩm quyền trên? a. Quốc hội b. Chủ tịch nước c. Chính phủ
d. Mặt trận tổ quốc Việt Nam
39. Ủy ban nhân dân các cấp do ai bầu ra? a. Nhân dân b. Quốc hội
c. Hội đồng nhân dân cùng cấp
d. Chính phủ và ủy ban nhân dân cấp trên
40. A và B ly hôn nhưng không thỏa thuận được việc phân chia tài sản chung. Cơ quan nào
có thẩm quyền giải quyết tranh chấp nói trên? a. Ủy ban nhân dân b. Hội đồng nhân dân c. Tòa án nhân dân d. Viện kiểm sát