Câu hỏi bài tập Tài chính công | Đại học Kinh doanh và Công nghệ
Bộ tài liệu bao gồm câu hỏi lý thuyết, câu hỏi bài tập môn TÀI CHÍNH CÔNG được biên soạn tại Đại học Kinh doanh và Công nghệ giúp sinh viên củng cố kiến thức và đạt điểm cao trong bài thi kết thúc học phần.
Môn: Tài chính công
Trường: Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 27879799 II. BÀI TẬP Bài tập 1:
Ông A có thu nhập chịu thuế hàng năm như sau: (Đơn vị tính: USD) Năm Ông A 1 10.000 2 15.000 3 20.000 4 15.000 5 10.000 Tổng thu nhập 70.000
Giả sử biểu thuế suất lũy tiến từng phần trong luật thuế thu nhập cá nhân:
- Thu nhập chịu thuế đến 10.000$/năm với thuế suất biên là 10%. - Cứ 1000$
thu nhập chịu thuế tăng thêm trong năm, thuế suất biên tăng tương ứng 1%. Yêu cầu:
a. Tính số thuế phải nộp và thuế suất trung bình của ông A trong 5 năm?
b. Nếu biểu thuế đã cho là biểu thuế lũy tiến toàn phần, tổng số thuế phải
nộp của ông A trong 5 năm là bao nhiêu? Bài tập 2:
Hai người có thu nhập chịu thuế hàng năm như sau:
(Đơn vị tính: Triệu đồng) Năm Ông A Ông B 1 60 80 2 60 80 3 60 60 4 60 30 5 60 50 Tổng thu nhập 300 300
Giả sử biểu thuế suất lũy tiến từng phần trong luật thuế thu nhập cá
nhân: - Thu nhập chịu thuế đến 36 triệu đồng/năm có thuế suất biên là 0%.
- Nếu thu nhập chịu thuế trên 36 triệu động/năm, thuế suất biên tăng thêm
10% cho mỗi bậc có biên độ là 36 triệu đồng. Yêu cầu:
a. Tính số thuế trung bình của mỗi người trong 5 năm? Cho nhận xét? 4 lOMoAR cPSD| 27879799
b. Tính tổng số thuế phải nộp của mỗi người trong 5 năm nếu biểu thuế đã cho là
biểu thuế lũy tiến toàn phần? Bài tập 3:
Giả sử bạn đang có mức thu nhập tính thuế là 300 triệu đồng/năm. MTR là 50%, ATR là 35%.
a. Hãy tính số thuế phải nộp trong năm?
b. Tính tiền thuế tăng thêm mà bạn phải nộp nếu thu nhập tính thuế hàng năm của
bạn thêm 50 triệu đồng. ATR của bạn là bao nhiêu nếu bạn có thu nhập tính thuế là 350 triệu đồng? Bài tập 4:
Một người có thu nhập chịu thuế hàng năm như sau: (Đơn vị tính:
USD) - Năm thứ 1: 20.000 - Năm thứ 2: 15.000 - Năm thứ 3: 20.000 - Năm thứ 4: 25.000 - Năm thứ 5: 30.000
Biểu thuế lũy tiến từng phần được quy định trong luật thuế thu nhập cá nhân như sau:
- Thu nhập chịu thuế đến 10.000$/năm thì thuế suất biên là 10%.
- Cứ 5.000$ thu nhập chịu thuế tăng lên trong năm thì thuế suất biên tăng tương ứng là 1%. Yêu cầu:
a. Tính tổng số thuế phải nộp và thuế suất trung bình của người này trong 5 năm?
b. Nếu biểu thuế đã cho là biểu thuế lũy tiến toàn phần thì tổng số thuế phải nộp của
người này trong 5 năm là bao nhiêu? Bài tập 5:
Biểu thuế thu nhập cá nhận hiện tại là thuế lũy tiến từng phần có khởi điểm
tính thuế là 60 triệu đồng/tháng với thuế suất biên 5%, khi thu nhập tăng thêm có
mức thuế suất tương ứng với từng bậc như sau: Bậc 1
Thu nhập tính thuế/năm Thuế suất 1 Đến 60 triệu đồng 5% 2
Trên 60 triệu đồng đến 120 triệu đồng 10% 3
Trên 120 triệu đồng đến 216 triệu đồng 15% 4
Trên 216 triệu đồng đến 384 triệu đồng 20% 5
Trên 384 triệu đồng đến 624 triệu đồng 25% 5 lOMoAR cPSD| 27879799 6
Trên 624 triệu đồng đến 960 triệu đồng 30% 7 Trên 960 triệu đồng 35%
Giả sử, một người có thu nhập tính thuế trong năm là 480 triệu đồng. Yêu cầu:
a. Tính số thuế phải nộp của người đó theo biểu thuế trên?
b. Thuế suất trung bình và thuế suất biên ứng với mức thu nhập của người này? Bài tập 6:
Biểu thuế thu nhập cá nhận hiện tại là thuế lũy tiến từng phần có khởi điểm tính thuế
là 9 triệu và thuế suất biên tăng 10% cho mỗi bậc có biên độ chịu thuế là 5 triệu.
Một người phải nộp thuế thu nhập cá nhân trong kỳ tính thuế là 8,1 triệu đồng. a.
Tính thu nhập của người đó?
b. Thuế suất trung bình và thuế suất biên ứng với mức thu nhập của người này là bao nhiêu? Bài tập 7:
Giả sử một ngành sản xuất cạnh tranh có phương trình đường cung và đường cầu như sau: Qd = 450 – 40p Qs = 200 + 10p
a. Xác định mức sản lượng hiệu quả xã hội
b. Nếu chính phủ đánh thuế một lượng là 1$/1 đơn vị sản phẩm sản xuất ra thì chính
phủ thu được bao nhiêu tiền thuế? Bài tập 8:
Nhu cầu vé xem ca nhạc: Qd = 360 – 10p, và cung là: Qs = 20p. Hãy tính tổng giá
cả mà người tiêu dùng phải trả sau khi Chính phủ đánh thuế 3USD. Tính giá cả sau
thuế mà người bán vé nhận được? Bài tập 9:
Đường cầu hàng năm về rượu tại một thành phố được xác định theo hàm sau: Qd =
500.000 – 20.000 P, với P là giá rượu tính bằng đôla/lít, QD là lượng cầu về rượu
hàng năm, tính bằng lít. Cung về rượu tuân theo hàm sau: Qs = 30.000 P. Chính phủ đánh thuế
1 đôla/lít rượu. Hãy tính:
a. Cân bằng trên thị trường trước và sau khi có thuế.
b. Doanh thu thuế chính phủ nhận được, gánh nặng thuế của người sản xuất và người
tiêu dùng. Thuế này chủ yếu do đối tượng nào gánh chịu? 6 lOMoAR cPSD| 27879799
c. Doanh thu bán của người sản xuất trước thuế. Doanh thu ròng và tổng doanh thu sau thuế của họ. Bài tập 10:
Giả sử trên thị trường là cạnh tranh, nhu cầu thuốc lá điếu tại một quốc gia Y là: Qd
= 2000 – 200P. Cung thuốc là điếu là: Qs = 200P.
a. Hãy tính giá cả và sản lượng cân bằng trước khi Chính phủ đánh thuế
b. Trong một nỗ lực nhằm giảm hút thuốc, Chính phủ thu thuế 2 đôla/gói. Hãy tính
sản lượng thuốc lá điếu sau khi có thuế, mức giá mà người tiêu dùng phải trả và
mức giá mà người sản xuất nhận được. Gánh nặng thuế đối với người sản xuất và
người tiêu dùng? Tổng số thuế mà Chính phủ thu được? Bài tập 11:
Một loại sản phẩm có phương trình đường cung và cầu (D): Q= 220.000- 20P; (S):
Q= 190.000+10P (trong đó P là giá sản phẩm tính bằng đồng).
Giả sử Chính phủ đánh thuế vào nhà sản xuất T=300 đồng/1 đơn vị sản phẩm. Hãy
xác định gánh nặng thuế đối với người sản xuất và người tiêu dùng? Minh họa trên đồ thị. Bài tập 12:
Một loại sản phẩm có mức cầu co giãn hoàn toàn và cung có phương trình là Qs =
400+4P (P là giá một tấn tính bằng USD). Giả sử thị trường cân bằng ở mức Qo =
10.000 tấn. Nếu Chính phủ tăng thuế 10% tính trên giá bán một tấn sản phẩm. a, Giá
trước thuế mà người tiêu dùng phải trả?
b, Sau khi chính phủ đánh thuế, xác định giá và sản lượng cân bằng sau thuế? Ai sẽ
là người chịu gánh nặng về thuế? Bài tập 13:
Một hãng độc quyền có pt đường cầu (D): Q=4000-20P
Phương trình chi phí biên MC: Q= 1000+10P (giá một đơn vị sản phẩm tính bằng
đồng). Giả sử chính phủ đánh thuế vào hãng độc quyền T=30 đồng/sản phẩm a,
Tính khối lượng sản phẩm và giá bán của nhà độc quyền trước thuế?
b, Xác định gánh nặng thuế mà người sản xuất và người tiêu dùng gánh chịu?
c, Trường hợp nào thì nhà độc quyền chịu hoàn toàn gánh nặng thuế? Bài tập 14: 7 lOMoAR cPSD| 27879799
Đường cầu và đường cung của sản phẩm A được cho bởi phương trình sau: Qd=
250.000-10.000P; Qs= 15.000P. Trong đó P là mức giá/ sản phẩm (tính bằng USD),
Qd là lượng cầu về sản phẩm A trong năm, Qs là khả năng cung ứng sản phẩm A
trong năm a, Xác định mức giá và sản lượng cân bằng của thị trường trước khi Chính phủ đánh thuế.
b, Chính phủ đánh thuế 1$/1sản phẩm B và thu từ nhà sản xuất. Xác định giá và sản
lượng cân bằng thị trường sau khi đánh thuế.
c, Xác định gánh nặng thuế lên người sản xuất và người tiêu dùng. Tổng số thuế mà chính phủ thu được. Bài tập 15:
Nhu cầu hàng năm của sản phẩm A trên thị trường cạnh tranh được xác định bởi
phương trình: Qd= 120.000-1.500P. Cung về sản phẩm A co giãn hoàn toàn và thị
trường đang cân bằng tại mức giá 50$/1 sản phẩm a, Tính sản lượng sản phẩm bán
ra hàng năm b, Nếu chính phủ đánh thuế 10$/1 sản phẩm và thu từ nhà sản xuất.
Hãy chỉ ra những tác động của thuế đến nhà sản xuất và đến người tiêu dùng Bài tập 16:
Trên thị trường cạnh tranh, phương trình đường cung và đường cầu của một loại sản
phẩm được cho bởi: Pd=1000-40Qd; Ps=160+30Qs trong đó Q là sản lượng (tính
bằng tấn), P là giá đơn vị sản phẩm (tính bằng $/tấn) a, Tìm mức giá và sản lượng
cân bằng thị trường trước khi chính phủ đánh thuế? b, Chính phủ đánh thuế 70$/tấn
sản phẩm và thu từ nhà sản xuất. Tìm sản lượng cân
bằng mới và giá mà người tiêu dùng phải trả, giá nhà sản nhận được sau
thuế c, Tổng tiền thuế mà chính phủ thu được là bao nhiêu Bài tập 17:
Đường cầu thị trường về sản phẩm A được cho bởi phương trình Qd=50.000-500p.
Trong đó Qd là lượng cầu về sản phẩm A tính bằng sản phẩm, P là giá đơn vị sản
phẩm A tính bằng $/1 sản phẩm.
a, Nếu cung về sản phẩm A hoàn toàn không co giãn tại mức sản lượng 40.000
sản phẩm. Xác định mức giá cân bằng b, Nếu chính phủ đánh thuế 5$/ 1 sản phẩm
A và thu từ nhà sản xuất. Xác định mức giá mà người tiêu dùng phải trả, nhà sản
xuất nhận được và sản lượng cân bằng sau thuế c, Mức thuế mà chính phủ nhận được? 8 lOMoAR cPSD| 27879799 Bài tập 18:
Đường cầu của mặt hàng bia tại một thị trường được cho bởi phương trình Qd=30.000-
300p, trong đó Qd là lượng cầu của bia (tính bằng chai) và P là giá bia (tính bằng đồng/chai). a.
Nếu cung của bia có độ co giãn hoàn toàn tại mức giá 40 đồng/chai thì sẽ
có bao nhiêu chai bán ra trên thị trường? b.
Sản lượng bia là bao nhiêu nếu chính phủ đánh thuế 10$ lên một chai bia và
thu từ nhà sản xuất? Xác định giá người tiêu dùng phải trả và nhà sản xuất nhận
được. Vẽ đồ thị và giải thích. Bài tập 19:
Thị trường hàng hóa X có đường cầu: Q = 300 – 10P và đường cung Q = -10 + 5P. Hãy tính:
a. Tổn thất khi đánh thuế 5 đô la/ đơn vị sản phẩm vào người sản xuất
b. Nếu thuế đánh vào người tiêu dùng thì tổn thất khi đánh thuế sẽ thay đổi như thế nào? Bài tập 20:
Thị trường hàng hóa B có đường cầu Q = 2600 – 20P và chính phủ đánh thuế 5 đô
la/ đơn vị vào tiêu dùng. Hãy tính tổn thất của thuế khi: a. Cung hàng hóa: Q = 500 b. Cung hàng hóa: Q = 12P
c. Giải thích sự khác nhau về kết quả của 2 câu (a) và (b) Bài tập 21:
Thành phố Hà Nội đang nghiên cứu mở thêm một tuyến xe buýt nhanh với chi phí
ban đầu 20 tỷ đồng, chi phí vận hành mỗi năm ước tính 5 tỷ đồng, chi phí khắc phục
ô nhiễm mỗi năm dự tính 600 triệu đồng và chi phí phân luồng xe mỗi năm ước tính
100 triệu đồng. Nếu đưa vào sử dụng tuyết xe buýt nhanh dự tính làm tăng ngân sách
thành phố mỗi năm 7 tỷ đồng. Theo anh (chị) có nên đầu tư dự án này không? Với
vòng đời của dự án là 15 năm, lãi suất vay là 4%/năm. Bài tập 22:
Thành phố đang nghiên cứu một chương trình cung cấp nước sạch cho khu đô thị với 2 dự án:
Dự án 1: Vốn đầu tư tại thời điểm đi vào hoạt động là 14 tỷ đồng. Dự tính doanh thu
từ bán nước sạch hai năm đầu mỗi năm là 1 tỷ đồng, từ các năm sau là 1,5 tỷ đồng/ 9 lOMoAR cPSD| 27879799
năm. Lợi ích do dự án đem lại cho sức khỏe cộng đồng là 200 triệu đồng/ năm. Tổng
chi phí các loại hàng năm của dự án là 950 triệu đồng. Vòng đời của dự án là 20
năm, vay với lãi suất 4%/năm.
Dự án 2: Vốn đầu tư tại thời điểm đi vào hoạt động là 8 tỷ đồng. Dự tính doanh thu
từ bán nước sạch mỗi năm là 1 tỷ đồng, Lợi ích do dự án đem lại cho sức khỏe cộng
đồng là 400 triệu đồng/năm. Dự án có chi phí vận hành và tu bổ mỗi năm là 300
triệu đồng. Chi phí thất thoát nước ước tính 20 triệu đồng/năm Vòng đời của dự án
là 20 năm, vay với lãi suất 5%/năm.
Chính quyền thành phố nên lựa chọn dự án nào? Tại sao? Bài tập 23:
Chính quyền địa phương đang cân nhắc
thực hiện 1 dự án nâng cấp cơ sở hạ
tầng có thời gian là 4 năm. Các thông tin liên quan bao gồm: - Vốn đầu tư ban đầu là 6 tỷ đồng -
Đầu năm 2 phải bổ sung thêm chi phí phát sinh là 0,5 tỷ đồng. Số vốn này
sẽ được thu hồi ở năm cuối cùng của dự án. -
Trong suốt mỗi năm từ năm 1 đến năm 4, dự án sẽ tạo ra dòng tiền là 2
tỷ/1năm. Biết r = 10%. Chính quyền địa phương có nên thực hiện dự án này không? Bài tập 24:
Giả sử chính quyền cân nhắc đưa ra một quy định vào giờ cao điểm, mỗi xe ô tô cá
nhân trên xe phải có ít nhất 3 người mới được lưu thông trên phố. Khi thảo luận về
kế hoạch, chủ tịch thành phố cho rằng quy định này sẽ mang lại lợi ích ở khía cạnh
giảm ô nhiễm môi trường và ùn tắc giao thông. Chủ tịch thành phố cũng cảnh báo
có thể sẽ phát sinh chi phí nhưng cũng nhấn mạnh những chi phí này thực tế là âm
do những người sở hữu ô tô sẽ giảm được khấu hao xe và do đó tốn ít chi phí hơn
để sửa chữa. Bình luận về ý kiến của Chủ tịch thành phố. Bài tập 25:
Giả sử Chính phủ đang thảo luận để chi 100 tỷ hôm nay để xử lý vấn đề thay đổi khí
hậu, vấn đề sẽ gây thiệt hại khoảng 700 tỷ nếu không có biện pháp đối phó. Tuy
nhiên, dự án sẽ hữu ích trong vòng 100 năm. Ý kiến phản đối cho rằng nên đầu tư
100 tỷ vào một dự án kinh doanh có lợi tức trung bình hàng năm là 5% và sử dụng
khoản lợi tức đó để bù đắp những thiệt hại do thay đổi khí hậu gây ra. Theo bạn ý
kiến phản đối đúng hay sai? Bài tập 26:
Số liệu về ngân sách rút gọn tỉnh A năm N như sau:
1. Thuế xuất khẩu: 75 triệu đồng 10 lOMoAR cPSD| 27879799
2. Thuế nhập khẩu: 200 triệu đồng
3. Thuế tiêu thụ đặc biệt:162 triệu đồng; Thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng hóa nhập khẩu: 48 triệu đồng
4. Thuế GTGT của hàng nhập khẩu: 286 triệu đồng.
5. Thuế GTGT do cục thuế và chi cục thuế của tỉnh thu bằng 250% thuế GTGT hàng nhập khẩu.
6. Thuế TNDN ước tính bằng 40% thuế GTGT do cục thuế và chi cục thuế thu.
7. Thuế TNCN: 270 triệu đồng. Yêu cầu:
a. Hãy xác định nguồn thu mà ngân sách tỉnh thu được?
b. Hãy xác định nguồn thu 100% của NSTW và 100% NSĐP, nguồn phân chia giữa NSTW và NSĐP. Bài tập 27:
Số liệu về ngân sách rút gọn tỉnh Y năm N như sau:
1. Tổng thu ngân sách tỉnh thực hiện: 2.450 tỷ đồng, trong đó
- Nguồn thu do cơ quan hải quan tỉnh thực hiện chiếm 60%
- Nguồn thu tỉnh được giữ lại 100%: 550 tỷ đồng
- Còn lại là nguồn phân chia với ngân sách địa phương
2. Tổng chi ngân sách tỉnh theo dự toán trong năm: 680 tỷ đồng.
Yêu cầu: a- Hãy xác định tỷ lệ điều tiết của ngân sách tỉnh Y năm N? Tổng thu
ngân sách tỉnh Y được hưởng trong năm N? b- Hãy xác định tỷ lệ điều tiết của
ngân sách tỉnh Y năm N+1? Tổng thu ngân sách tỉnh Y được hưởng trong năm N+1?
Nếu dự tính năm N+1 với tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt 10%, các khoản
thu trên đại bàn tỉnh cùng tăng với tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh, với tổng chi
ngân sách tỉnh là 1.220 tỷ đồng? Bài tập 28:
Số liệu về ngân sách rút gọn Tỉnh X năm N như sau:
1. Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: 900 tỷ đồng
2. Thuế GTGT: 1.650 tỷ đồng, trong đó 70% là thuế GTGT do cục thuế và chi cục
thuế thu, còn lại do cơ quan hải quan thu và thuộc nguồn thu NSTW
3. Thuế TNDN: 1.100 tỷ đồng, trong đó 30% thuộc nguồn thu NSTW.
4. Thuế TTĐB: 420 tỷ đồng, trong đó 85% là thuế TTĐB hàng nhập khẩu 5. Thuế
khác và lệ phí là 600 tỷ đồng, trong đó 90% là nguồn thu NSĐP giữ 100%, phần còn lại chia với NSTW.
6. Các nguồn thu khác là 440 tỷ đồng, nguồn này địa phương giữ lại 100% Yêu cầu: 11 lOMoAR cPSD| 27879799
a- Hãy xác định nguồn thu NSTW hưởng 100% NSTW, ngân sách tỉnh hưởng
100% và nguồn thu theo tỷ lệ phân chia giữa NSTW và ngân sách tỉnh? b- Hãy
xác định tổng số chi tối thiểu sẽ cho phép tỉnh được giữ lại 100% nguồn
thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm. c- Hãy xác định tỷ lệ điều tiết giữa NSTW
và ngân sách tỉnh, mức trợ cấp (nếu
có) của NSTW cho ngân sách tỉnh? Giả sử tổng chi ngân sách tỉnh là 3.100 tỷ đồng.
d- Hãy xác định tỷ lệ điều tiết giữa NSTW và ngân sách tỉnh, mức trợ cấp (nếu
có) của NSTW cho ngân sách tỉnh? Giả sử tổng chi ngân sách tỉnh là 2.900 tỷ đồng. Bài tập 29:
Số liệu về tình hình dự toán ngân sách rút gọn tỉnh B năm N như sau: 1. Thu ngân sách:
- Tổng các nguồn thu mà tỉnh được hưởng 100% theo luật ngân sách là 6.000 tỷ đồng.
- Tổng các khoản thu được phân chia theo qui định giữa NSTW và NSĐP là 2.000 tỷ đồng.
2. Chi ngân sách: 10.000 tỷ
- Tổng chi thường xuyên của ngân sách tỉnh là 7.000 ỷ đồng.
- Tổng chi đầu tư phát triển của
ngân sách tỉnh là 3.000 tỷ đồng. Yêu cầu:
a- Xác định tỷ lệ điều tiết của NSTW đối với tỉnh B: b- Nếu khoản phân chia giữa
NSTW và NSĐF lần lượt là 4.000 tỷ đồng và 6.000 tỷ đồng thì tỷ lệ điều tiết của
NSTW đối với tỉnh B là bao nhiêu? Bài tập 30:
Số liệu về ngân sách rút gọn tỉnh A năm N như sau: -
Tổng thu ngân sách tỉnh thực hiện: 3.450 tỷ đồng, trong đó:
+ Nguồn thu thuộc ngân sách trung ương chiếm 50%.
+ Nguồn thu tỉnh được giữ lại 100%: 900 tỷ đồng
+ Còn lại là nguồn phân chia với ngân sách trung
ương - Tổng chi ngân sách tỉnh theo dự toán trong năm:
1.065 tỷ đồng Xác định:
a. Tỷ lệ điều tiết của ngân sách tỉnh A năm N?
b. Tổng thu ngân sách tỉnh A được hưởng trong năm N? Bài tập 31:
Số liệu về ngân sách rút gọn tỉnh B năm N như sau: 12 lOMoAR cPSD| 27879799
1. Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: 1.500 tỷ đồng
2. Thuế giá trị gia tăng: 1850 tỷ đồng, trong đó 60% là thuế giá trị gia tăng là
thu nội địa, còn lại là từ hoạt động nhập khẩu.
3. Thuế thu nhập doanh nghiệp: 1.530 tỷ đồng, trong đó 30% thuộc nguồn thu ngân sách trung ương.
4. Thuế tiêu thụ đặc biệt: 720 tỷ đồng, trong đó 70% là thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng nhập khẩu.
5. Thuế sử dụng đất nông nghiệp và thuế sử dụng đất phi nông nghiệp: 730 tỷ đồng.
6. Thuế thu nhập cá nhân: 240 tỷ đồng.
7. Các nguồn thu khác là 440 tỷ đồng, nguồn này trung ương cho phép địa phương giữ lại 100%. Xác định:
a, Nguồn thu 100% ngân sách trung ương, 100% ngân sách địa phương và nguồn
thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm giữa ngân sách trung ương và ngân sách tỉnh?
b, Tổng số chi tối thiểu sẽ cho phép tỉnh được giữ lại 100% nguồn thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm?
c, Tỷ lệ điều tiết giữa ngân sách trung ương và ngân sách tỉnh, mức trợ cấp (nếu có)
của ngân sách trung ương cho ngân sách tỉnh để đảm bảo cân đối ngân sách tỉnh?
Giả sử tổng chi ngân sách tỉnh là 3.000 tỷ đồng hoặc 4.000 tỷ đồng. Bài tập 32:
Số liệu ngân sách nhà nước rút gọn tỉnh G năm N:
1. Thuế xuất khẩu: 500 tỷ đồng.
2. Thuế nhập khẩu: 700 tỷ đồng.
3. Thuế tiêu thụ đặc biệt: 270 tỷ đồng. Trong đó thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng hóa nhập khẩu là 85%.
4. Thuế TNDN: 4.780 tỷ đồng, với 30% thuộc nguồn thu NSTW.
5. Thuế GTGT: 1.550 tỷ đồng, trong đó 75% là thuế GTGT do cục thuế và chi
cục thuế thu, còn lại do cơ quan hải quan thu và thuộc nguồn thu NSTW.
6. Thuế thu nhập cá nhân: 6.050 tỷ đồng.
7. Thuế sử dụng đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp: 2.400 tỷ đồng.
8. Thuế bảo vệ môi trường: 1.200 tỷ đồng; trong đó thuế của hàng nội địa chiếm 30%.
9. Thu tiền xử lý vi phạm hành chính: 600 tỷ đồng.
10. Thuế khác và các lệ phí: 630 tỷ đồng, trong đó 95% là nguồn thu NSĐP giữ
100%, phần còn lại chia với NSTW. 13 lOMoAR cPSD| 27879799
11. Các nguồn thu khác: 1.370 tỷ đồng (cho phép địa phương giữ lại 100%). Yêu cầu:
a. Hãy xác định nguồn thu 100% thuộc ngân sách trung ương, nguồn thu 100%
thuộc ngân sách tỉnh, nguồn phân chia ngân sách trung ương và ngân sách tỉnh.
b. Hãy xác định mức chi ngân sách nhà nước của tỉnh G để đảm bảo có được tỷ
lệ điều tiết 78% nhằm cân đối ngân sách tỉnh. Hãy xác định mức chi ngân
sách của tỉnh G tối thiểu là bao nhiêu nếu được phép giữ lại 100% nguồn thu phân chia. Bài tập 33:
Số liệu ngân sách nhà nước rút gọn tỉnh K năm N:
1. Thuế xuất, nhập khẩu: 2.500
2. Thuế TTĐB: 1.800 trong đó 75% của hàng hóa nhập khẩu
3. Thuế GTGT do cục thuế và chi cục thuế của tỉnh thu bằng 200% thuế GTGT
4. hàng nhập khẩu. Biết thuế GTGT của hàng nhập khẩu là 1.400
5. Thuế thu nhập cá nhân: 2.340
6. Thuế thu nhập doanh nghiệp bằng 250% thuế TNCN, trong đó 50% thuộc
7. nguồn thu ngân sách trung ương
8. Thu tiền xử phạt vi phạm hành chính do các cơ quan nhà nước địa phương thực hiện: 1.000
9. Thuế sử dụng đất nông nghiệp, phi nông nghiệp: 1.700
10. Tiền cho thuê đất, thuê mặt nước: 800
11. Lệ phí trước bạ: 1.100
12. Thuế môn bài: 1.530 tỷ đồng.
13. Nguồn thu khác: 1.200 trong đó 80% là nguồn ngân sách địa phương giữ
100%, phần còn lại chia với ngân sách trung ương Yêu cầu:
a. Hãy xác định nguồn thu 100% thuộc ngân sách trung ương, nguồn thu 100%
thuộc ngân sách tỉnh, nguồn phân chia ngân sách trung ương và ngân sách tỉnh.
b. Hãy xác định mức chi ngân sách nhà nước của tỉnh K để đảm bảo có được
tỷ lệ điều tiết 70% nhằm cân đối ngân sách tỉnh. Hãy xác định mức chi ngân
sách của tỉnh K tối thiểu là bao nhiêu nếu được phép giữ lại 100% nguồn thu phân chia. Bài tập 34:
Số liệu ngân sách nhà nước rút gọn tỉnh I năm N:
1. Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: 3.000 tỷ đồng. 14 lOMoAR cPSD| 27879799
2. Thuế tiêu thụ đặc biệt: 1.500 tỷ đồng; trong đó 70% là thuế tiêu thụ đặc biệt
của hàng hoá nhập khẩu.
3. Thuế GTGT của hàng nhập khẩu: 2.400 tỷ đồng
4. Thuế GTGT do cục thuế và chi cục thuế của tỉnh thu bằng 270% thuế GTGT hàng nhập khẩu.
5. Thuế TNDN ước tính bằng 40% thuế GTGT do cục thuế và chi cục thuế của
tỉnh thu; trong đó 25% thuộc nguồn thu NSTW.
6. Thu từ quỹ dự trữ tài chính trung ương: 3.420 tỷ đồng.
7. Thuế TNCN: 250 tỷ đồng
8. Thuế bảo vệ môi trường: 1.200 tỷ đồng; trong đó thuế của hàng nội địa chiếm 30%.
9. Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết: 800 tỷ đồng
10. Thuế sử dụng đất nông nghiệp và thuế sử dụng đất phi nông nghiệp: 650 tỷ đồng.
11. Lệ phí trước bạ tỉnh thu là 500 tỷ đồng.
12. Tiền cho thuê đất, thuê mặt nước: 2.220 tỷ đồng.
13. Thu từ xử phạt vi phạm hành chính do cơ quan Nhà nước địa phương quyết
định thực hiện xử phạt: 1.000 tỷ đồng.
14. Các nguồn thu khác là 278 tỷ đồng, nguồn này trung ương cho phép địa phương giữ lại 100%. Yêu cầu:
a. Hãy xác định nguồn thu 100% thuộc ngân sách trung ương, nguồn thu 100%
thuộc ngân sách tỉnh, nguồn phân chia ngân sách trung ương và ngân sách tỉnh.
b. Hãy xác định mức chi ngân sách nhà nước của tỉnh I để đảm bảo có được tỷ
lệ điều tiết 68% nhằm cân đối ngân sách tỉnh. Hãy xác định mức chi ngân
sách của tỉnh I tối thiểu là bao nhiêu nếu được phép giữ lại 100% nguồn thu phân chia. Bài tập 35:
Số liệu thu ngân sách được công bố như sau:
Đơn vị: Tỷ đồng TT Nội dung Số tiền
A Các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí 1.008.971
I Các khoản thu từ thuế 947.319 1 Thuế giá trị gia tăng 310.209 15 lOMoAR cPSD| 27879799
- Thuế GTGT thu từ hàng hóa sản xuất kinh doanh trong 222.209 nước
- Thuế GTGT thu từ hàng hóa nhập khẩu 88.000 2 Thuế TTĐB 109.835
- Thuế TTĐB thu từ hàng hóa sản xuất trong nước 85.246
- Thuế TTĐB thu từ hàng hóa nhập khẩu 20.740
- Thuế TTĐB thu từ hàng hóa nhập khẩu do cơ sở kinh 3.849
doanh nhập khẩu tiếp tục bán ra trong nước
3 Thuế bảo vệ môi trường 62.853
- Thuế BVMT thu từ hàng hóa sản xuất kinh doanh trong 23.611 nước
- Thuế BVMT thu từ hàng hóa nhập khẩu 39.242
4 Thuế thu nhập doanh nghiệp 210.666 5 Thuế thu nhập cá nhân 108.245 6 Thuế tài nguyên 19.175
7 Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 59.035
8 Thuế sử dụng đất nông nghiệp 11
9 Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 1.790
II Các khoản phí, lệ phí 61.652 10 Lệ phí trước bạ 28.792
11 Các loại phí, lệ phí 32.860
B Các khoản thu ngoài thuế, phí, lệ phí 309.129
Thu hồi vốn, thu cổ tức, lợi nhuận, lợi nhuận sau thuế, chênh 1 lệch thu, chi của 126.600 NHNN
2 Thu tiền cho thuê đất, thuê mặt nước 27.867
3 Thu tiền sử dụng đất 121.000
4 Thu tiền cho thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước 1.087
Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, tài nguyên nước, 5 5.042
tiền sử dụng khu vực biển 16 lOMoAR cPSD| 27879799 6 Thu khác 27.533
C Thu viện trợ 5.000 Tổng 1.323.100 Yêu cầu:
a. Hãy xác định nguồn thu 100% thuộc ngân sách trung ương, nguồn thu phân
chia theo tỷ lệ % của NSTW và NSĐP.
b. Nếu chi thường xuyên của NSNN là 978.500 tỷ đồng, vậy NSNN có thể tài
trợ đối đa là bao nhiêu từ nguồn thu thường xuyên cho chi dầu tư phát triển? Bài tập 36:
Số liệu thống kê về nguồn thu ngân sách của Tỉnh Z và nguồn thu NSTW như sau: -
Kim ngạch xuất khẩu 4 tỷ $, trong đó chỉ có 450 triệu $ là hàng hoá
chịu thuế xuất khẩu với thuế suất 5% -
Kim ngạch nhập khẩu là 3,6 tỷ $ trong đó:
+ Có 750 triệu $ là hàng chịu thuế TTĐB
+ Có 2,4 tỷ $ là hàng chịu thuế GTGT
+ Còn lại là hàng thuộc diện miễn thuế
Thuế suất thuế nhập khẩu tính bình quân là 9% trên tổng kim ngạch nhập khẩu
chịu thuế, thuế suất thuế GTGT là 10%, thuế suất thuế TTĐB bình quân là 20%. -
Thuế GTGT do cục thuế và chi cục thuế của tỉnh dự tính bằng 280%
thuế GTGT hàng nhập khẩu -
Thuế TNDN ước tính bằng 65% thuế GTGT do cục thuế và chi cục thuế thu.
Anh (chị) đứng trên phương diện cơ quan thuế của tỉnh
Z: a. Xác định tổng nguồn thu mà tỉnh thực hiện
b. Xác định nguồn thu 100% của NSTW và nguồn thu 100% của NS địa
phương, nguồn phân chia giữa TW và địa phương. Hãy bổ sung giải thiết
(nếu cần) để tính nguồn thu của từng cấp ngân sách. Biết thuế suất thuế TTĐB là 20%. 17