-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Câu hỏi chương 5 - Kinh tế chính trị Mác Lênin | Trường đại học Điện Lực
Câu hỏi chương 5 - Kinh tế chính trị Mác Lênin | Trường đại học Điện Lực được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Kinh tế chính trị Mác - Leenin(KTCTM350) 6 tài liệu
Đại học Điện lực 313 tài liệu
Câu hỏi chương 5 - Kinh tế chính trị Mác Lênin | Trường đại học Điện Lực
Câu hỏi chương 5 - Kinh tế chính trị Mác Lênin | Trường đại học Điện Lực được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh tế chính trị Mác - Leenin(KTCTM350) 6 tài liệu
Trường: Đại học Điện lực 313 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Điện lực
Preview text:
1 Chương 5
KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VÀ CÁC QUAN HỆ LỢI ÍCH KINH TẾ Ở VIỆT NAM
Câu 1: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là gì? Trả lời
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là kinh tế thị trường, tức là
nền kinh tế vận hành theo các quy luật của thị trường, nhưng có sự điều tiết của
nhà nước theo hướng xác lập một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Kinh tế thị trường nào cũng có sự điều tiết của nhà nước. Nhưng không phải
nhà nước nào cũng điều tiết kinh tế thị trường theo hướng xác lập một xã hội dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Văn kiện Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam viết: “Kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát của thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội ở nước ta”. Văn kiện Đại hội XI viết: “Nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phan, vận
hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước, dưới sự lãnh đạo cùa
Đảng Cộng sản”. Văn kiện Đại hội XII viết: “Nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy
luật của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa phù
hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Đó là nền kinh tế thị trường hiện
đại và hội nhập quôc tế; có sự quản lý của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa,
do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân
chù, công bằng, văn minh” (Xem: Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện các Đại hội 2
VI, VII, VIII, IX, X, XI, XII,XIII).
Nếu nhà nước điều tiết được nền kinh tế thị trường theo hướng xác lập một
xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, tức là đã xác lập được
trong thực tế một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thì nền kinh
tế thị trường ấy đã có tính chất là “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Chúng ta có thể diễn đạt theo cách khác về nội dung của khái niệm “nền
kinh tế thị trường có tính chất là dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh” và cũng chính là về nội dung của khái niệm “nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa” như sau.
Thứ nhất, về mục tiêu, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa sẽ
là nền kinh tế thị trường mà ở đó, lực lượng sản xuất có trình độ phát triển cao,
nhân dân có một mức sống cao, xã hội có một môi trường dân chủ, công bằng, văn minh.
Thứ hai, về quan hệ sở hữu và thành phần kinh tế, nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa sẽ là nền kinh tế thị trường mà ở đó, kinh tế nhà nước
có vai trò chủ đạo, kinh tế ngoài nhà nước có vai trò quan trọng.
Thứ ba, về quan hệ quản lý kinh tế, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa sẽ là nền kinh tế thị trường mà ở đó, nhà nước tham gia khắc phục mặt
trái của kinh tế thị trường.
Thứ ba, về quan hệ phân phối, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa sẽ là nền kinh tế thị trường mà ở đó, các yếu tố sản xuất và sản phẩm tiêu
dùng được phân phối công bằng, cụ thể hơn là được phân phối theo nguyên tắc
“chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, theo mức đóng góp vốn cùng các
nguồn lực khác và thông qua hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội”. 3
Thứ ba, về quan hệ kinh tế và xã hội, nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa sẽ là nền kinh tế thị trường mà ở đó, sự tăng trưởng kinh tế được kết
hợp hài hòa với sự phát triển văn hóa - xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
Chưa có nước nào có được nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa. Những đặc điểm trên của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa là những đặc điểm về lý thuyết và sẽ có trong tương lai. Nếu nước nào có đủ
các đặc điểm trên thì nước đó sẽ có nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa. Hiện nay chưa nước nào có nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Câu 2: Vì sao cần phải phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa? Trả lời
Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là cần thiết vì kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế thị trường tốt đẹp. Cụ thể
vì những lý do cơ bản sau.
Một là, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa sẽ loại bỏ
được tác động tiêu cực từ mặt trái của kinh tế thị trường. Nền kinh tế thị trường là
nền kinh tế hàng hóa phát triển ở trình độ cao. Khi có đủ các điều kiện cho sự tồn
tại và phát triển, nền kinh tế hàng hóa tự hình thành. Sự phát triển của kinh tế hàng
hóa sẽ đạt tới kinh tế thị trường. Nếu nhà tác động đến kinh tế thị trường theo
hướng xác lập một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, thì
nhà nước sẽ hạn chế được tác động tiêu cực của kinh tế thị trường. Nếu nhà tác
động đến kinh tế thị trường không theo hướng xác lập một xã hội dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mà tác động theo hướng ưu tiên lợi của nhà 4
tư bản, thì nhà nước sẽ không hạn chế được tác động tiêu cực của kinh tế thị trường.
Hai là, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa sẽ đáp ứng
được nguyện vọng của đa số nhân nhân. Đa số nhân dân, kể cả một số nhà tư bản,
có nguyện vọng xây dựng một xã hội mà ở đó dân giàu, nước mạnh, xã hội dân
chủ, công bằng, văn minh. Nguyện vọng đó phù hợp với sự phát triển xã hội. Chỉ
một số ít người mới không muốn xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội
dân chủ, công bằng, văn minh.
Câu 3: Đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là gì? Trả lời
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam có hai đặc điểm:
thứ nhất nền kinh tế đó là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thứ
hai nền kinh tế có tính đặc thù Việt Nam. Chúng ta có thể giải thích cụ thể hơn như sau.
Ở các nước có nền kinh tế thị trường, nhà nước bao giờ cũng can thiệp vào
nền kinh tế theo hướng này hay hướng khác, vì mục đích này hay vì mục đích
khác. Một số nhà nước thì chủ trương can thiệp theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Một số nhà nước thì chủ trương can thiệp theo định hướng phi xã hội chủ nghĩa.
Tuy nhiên, không phải ai có chủ trương can thiệp theo định hướng xã hội chủ nghĩa
thì cũng đều can thiệp được theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vì mong muốn là
một chuyện còn việc có thực hiện được mong muốn không lại là chuyện khác.
Nhà nước Việt Nam hiện nay chủ trương can thiệp vào nền kinh tế theo định
hướng xã hội chủ nghĩa, chứ không phải theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì thế,
kinh tế thị trường mà nhà nước Việt Nam muốn xây dựng được là kinh tế thị 5
trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhiều nhà nước khác hiện nay cũng chủ
trương can thiệp vào nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa nhưng họ
không sử dụng thuật ngữ định hướng xã hội chủ nghĩa. Thay cho cách nói “can
thiệp vào nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa” thì họ nói “can thiệp vào
nền kinh tế theo định hướng xác lập một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Ở Việt Nam hiện nay, kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa
vẫn đang còn là mong muốn chứ chưa là hiện thực. Nói cách khác, nền kinh tế thị
trường trên thực tế ở Việt Nam hiện nay chưa phải là nền kinh tế thị trường theo
định hướng xã hội chủ nghĩa. Chỉ khi nào xã hội Việt Nam là xã hội dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh thì nền kinh tế thị trường ở Việt Nam mới là
nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Câu 4: Tại sao nhà nước Việt Nam chủ trương hoàn thiện thể chế kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay?
Lý do nhà nước Việt Nam chủ trương hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay là ở chỗ thể chế kinh tế thị
trường ở Việt Nam hiện nay chưa có tính đồng bộ, chưa có tính hệ thống.
Nói cách khác, lý do nhà nước Việt Nam chủ trương hoàn thiện thể chế kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay là ở chỗ, Việt Nam
hiện nay chưa có thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Sở dĩ Việt
Nam hiện nay chưa có thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là vì
kinh tế thị trường mới được hình thành và phát triển ở Việt Nam từ năm 1986.
Ngay các nước đã qua mấy trăm năm phát triển kinh tế thị trường vẫn chưa có
được một thể chế kinh tế thị trường như vậy.
Câu 5: Điều kiện cần để hoàn thiện về thể chế kinh tế thị trường định 6
hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là gì? Trả lời
Đối với thể chế về sở hữu thì cần phải có: một là có sự thể chế hóa đầy đủ
quyền tài sản (quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt và hưởng lợi từ tài
sản) của Nhà nước, tổ chức, cá nhân; hai là có sự hoàn thiện pháp luật về đất đai,
tài nguyên; ba là có sự hoàn thiện pháp luật về quản lý, khai thác và sử dụng tài
nguyên thiên nhiên; bốn là có sự hoàn thiện pháp luật về đầu tư vốn nhà nước,
quản lý và sử dụng tài sản công; năm là có sự hoàn thiện pháp luật về sở hữu trí
tuệ; sáu là có sự hoàn thiện pháp luật về hợp đồng và giải quyết tranh chấp dân sự;
bảy là có sự hoàn thiện pháp luật về quản trị quốc gia.
Đối với thể chế về các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp thì cần
phải có: một là có sự thực hiện nhất quán một chế độ pháp lý kinh doanh cho các
doanh nghiệp; hai là có sự hoàn thiện pháp luật về đầu tư, kinh doanh; ba là có sự
hoàn thiện thể chế về cạnh tranh; bốn là có sự hoàn thiện pháp luật về đấu thầu,
đầu tư công; năm là có sự hoàn thiện thể chế về các mô hình sản xuất kinh doanh;
sáu là có sự hoàn thiện thể chế về các thành phần kinh tế, các khu vực kinh tế; bảy
là có sự hoàn thiện thể chế về thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài.
Đối với thể chế về các yếu tố thị trường và các loại thị trường thì cần phải
có: một là cơ sự hoàn thiện thể chế về phát triển các yếu tố thị trường; hai là có sự
hoàn thiện thể chế về vận hành các loại thị trường.
Câu 6: Lợi ích kinh tế là gì? Trả lời
Lợi ích kinh tế là một hình thức của lợi ích, khác biệt với lợi ích chính trị và
lợi ích văn hóa – xã hội. Ví dụ, lợi ích vật chất là lợi ích kinh tế. Nếu một người
nào đó mong muốn có cơm, áo, gạo, tiền thì cơm, áo, gạo, tiền là lợi ích kinh tế 7
của người ấy. Chúng ta có thể giải thích cụ thể hơn như sau.
Lợi ích của một người nào đó là cái đáp ứng nhu cầu của người đó mà người
đó mong muốn đạt được. Một cái gì đó nếu đáp ứng nhu cầu của một người nào đó
và người đó mong muốn đạt được thì cái ấy là lợi ích của người ấy. Một cái gì đó
nếu không đáp ứng nhu cầu của một người nào đó và người đó không mong muốn
đạt được thì cái ấy không phải là lợi ích của người ấy. Một cái gì đó tuy là lợi ích
của người này nhưng có thể lại không phải là lợi ích của người kia. Một cái gì đó
tuy là lợi ích của người này vào lúc này nhưng có thể lại không phải là lợi ích của
người ấy vào lúc khác. Ví dụ, một cái xe đạp nếu đáp ứng nhu cầu của một người
nào đó và người đó mong muốn đạt được thì cái xe đạp ấy là lợi ích của người ấy;
một cái xe đạp nếu không đáp ứng nhu cầu của một người nào đó và người đó
không mong muốn đạt được thì cái xe đạp ấy không phải là lợi ích của người ấy.
Lợi ích có nhiều loại. Nếu căn cứ vào nhu cầu nhu của con người là nhu cầu vật
chất hay nhu cầu tinh thần, chúng ta có thể phân chia khái niệm lợi ích thành lợi
ích vật chất và lợi ích tinh thần. Trong đó, lợi ích vật chất là cái đáp ứng các nhu
cầu vật chất; lợi ích tinh thần là cái đáp ứng các nhu cầu tinh thần. Nếu căn cứ vào
nhu cầu nhu của con người là nhu cầu kinh tế hay nhu cầu chính trị hay nhu cầu
văn hóa – xã hội, chúng ta có thể phân chia khái niệm lợi ích thành khái niệm lợi
ích được phân thành lợi ích kinh tế, lợi ích chính trị, lợi ích văn hóa – xã hội.
Trong đó, lợi ích kinh tế là cái đáp ứng các nhu cầu kinh tế; lợi ích chính trị là cái
đáp ứng các nhu cầu chính trị; lợi ích văn hóa – xã hội là cái đáp ứng các nhu cầu văn hóa – xã hội.
Câu 7: Quan hệ lợi ích kinh tế là gì? Trả lời
Quan hệ lợi ích kinh tế là quan hệ giữa người và người trong việc hưởng thụ
lợi ích kinh tế. Chúng ta có thể giải thích cụ thể hơn như sau. 8
Hai người nào đó khi quan hệ với nhau thì nảy sinh quan hệ lợi ích. Quan hệ
lợi ích giữa hai người nào đó có thể là quan hệ về lợi ích kinh tế, hoặc là quan hệ
về lợi ích chính trị, hoặc là quan hệ về lợi ích văn hóa – xã hội. Quan hệ giữa hai
nhóm người, hai cộng đồng người, hai các tổ chức, hai quốc gia cũng giống như
quan hệ giữa hai người. Quan hệ về lợi ích giữa giữa người và người (giữa hai
nhóm người, hai cộng đồng người, hai các tổ chức, hai quốc gia) có thể là quan hệ
về lợi ích kinh tế, hoặc là quan hệ về lợi ích chính trị, hoặc là quan hệ về lợi ích
văn hóa – xã hội. Quan hệ về lợi ích kinh tế giữa người và người có thể là thống
nhất hoặc là mâu thuẫn. Hai người có quan hệ thống nhất về lợi ích kinh tế khi lợi
ích kinh tế của người này được thực hiện thì lợi ích kinh tế của người kia cũng
được thực hiện. Hai người có quan hệ mâu thuẫn về lợi ích kinh tế khi lợi ích kinh
tế của người này được thực hiện thì lợi ích kinh tế của người kia không được thực
hiện. Chẳng hạn, hai người mua ôtô có sự thống nhất về lợi ích kinh tế khi giá ôtô
tăng hoặc giảm, nếu giá ôtô tăng thì họ cùng bị thiệt, nếu giá ôtô giảm thì họ cùng
được lợi. Người mua ôtô và người bán ôtô có sự mâu thuẫn về lợi ích kinh tế khi
giá ôtô tăng hoặc giảm, nếu giá ôtô tăng thì người bán được lợi còn người mua bị
thiệt, nếu giá ôtô giảm thì người được lợi còn người mua thì bị thiệt.
Câu 8: Quan hệ lợi ích kinh tế giữa người lao động làm thuê và người
thuê lao động có tính chất như thế nào? Trả lời
Quan hệ lợi ích kinh tế giữa người lao động làm thuê và người thuê lao động
vừa thống nhất vừa mâu thuẫn.
Quan hệ lợi ích kinh tế giữa người lao động làm thuê và người thuê lao động
có tính mâu thuẫn vì quan hệ giữa họ là quan hệ mua bán sức lao động. Nếu sức
lao động được bán rẻ thì người lao động làm thuê bị thiệt và người thuê lao động
được lợi. Nếu sức lao động được bán đắt thì người lao động làm thuê được lợi và 9
người thuê lao động bị thiệt.
Quan hệ lợi ích kinh tế giữa người lao động làm thuê và người thuê lao động
có tính thống nhất vì họ cùng muốn doanh nghiệp kinh doanh có lãi. Nếu doanh
nghiệp kinh doanh có lãi thì cả hai người cùng có lợi vì khi đó người lao động làm
thuê có thể được thưởng. Nếu doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ thì cả hai người
cùng bị thiệt vì khi đó người lao động làm thuê có thể bị mất việc.
Do quan hệ lợi ích kinh tế giữa người lao động làm thuê và người thuê lao
động vừa thống nhất vừa mâu thuẫn nên họ vừa hợp tác với nhau vừa đấu tranh với
nhau, hợp tác ở mặt này nhưng đấu tranh ở mặt khác.
Câu 9: Quan hệ lợi ích kinh tế giữa những người thuê lao động với nhau
có tính chất như thế nào? Trả lời
Quan hệ lợi ích kinh tế giữa những người thuê lao động với nhau (tức là giữa
những nhà tư bản với nhau) vừa thống nhất vừa mâu thuẫn.
Quan hệ lợi ích kinh tế giữa những nhà tư bản với nhau có tính thống nhất vì
một số lợi ích kinh tế của họ là thống nhất. Vì có lợi ích kinh tế thống nhất nên họ
hợp tác nhau, giúp đỡ nhau.
Quan hệ lợi ích kinh tế giữa những nhà tư bản với nhau có tính mâu thuẫn vì
một số lợi ích kinh tế của họ là mâu thuẫn. Vì có lợi ích kinh tế mâu thuẫn nên họ
đấu tranh với nhau, cạnh tranh nhau.
Câu 10: Quan hệ lợi ích kinh tế giữa những người lao động làm thuê với
nhau có tính chất như thế nào? Trả lời
Quan hệ lợi ích kinh tế giữa những người lao động làm thuê với nhau (tức là 10
giữa những công nhân với nhau hay là người lao động) vừa thống nhất vừa mâu thuẫn.
Quan hệ lợi ích kinh tế giữa những người lao động với nhau có tính thống
nhất vì một số lợi ích kinh tế của họ là thống nhất. Vì có lợi ích kinh tế thống nhất
nên họ hợp tác nhau, giúp đỡ nhau. Ví dụ, sở dĩ hai người lao động nào đó cùng
tham gia bãi công là vì một số lợi ích kinh tế của họ là thống nhất.
Quan hệ lợi ích kinh tế giữa những người lao động với nhau có tính mâu
thuẫn vì một số lợi ích kinh tế của họ là mâu thuẫn. Vì có lợi ích kinh tế mâu thuẫn
nên họ đấu tranh với nhau, cạnh tranh nhau. Ví dụ, sở dĩ hai người lao động nào đó
tranh nhau việc làm vì một số lợi ích kinh tế của họ là mâu thuẫn.
Câu 11: Quan hệ lợi ích kinh tế giữa cá nhân và xã hội có tính chất như thế nào? Trả lời
Quan hệ lợi ích kinh tế giữa cá nhân và xã hội vừa thống nhất vừa mâu thuẫn.
Quan hệ lợi ích kinh tế giữa một cá nhân nào đó với xã hội có tính thống
nhất vì một số lợi ích kinh tế của cá nhân ấy là thống nhất với lợi ích xã hội. Lợi
ích kinh tế của một cá nhân nào đó là thống nhất với lợi ích xã hội nếu lợi ích kinh
tế của cá nhân ấy là chính đáng.
Quan hệ lợi ích kinh tế giữa một cá nhân nào đó với xã hội có tính mâu
thuẫn vì một số lợi ích kinh tế của cá nhân ấy là mâu thuẫn với lợi ích xã hội. Lợi
ích kinh tế của một cá nhân nào đó là mâu thuẫn với lợi ích xã hội nếu lợi ích kinh
tế của cá nhân ấy là không chính đáng.
Khi có sự mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa một cá nhân nào đó với xã hội
thì cá nhân ấy cần hy sinh lợi ích kinh tế của mình vì lợi ích kinh tế của xã hội. Lợi 11
ích kinh tế của xã hội là lợi ích chung của mọi người. Nếu xã hội có lợi thì mọi cá nhân đều có lợi.
Câu 12: Quan hệ lợi ích kinh tế giữa nhóm và xã hội có tính chất như thế nào? Trả lời
Quan hệ lợi ích kinh tế giữa một nhóm nào đó và xã hội vừa thống nhất vừa mâu thuẫn.
Quan hệ lợi ích kinh tế giữa một nhóm nào đó với xã hội có tính thống nhất
vì một số lợi ích kinh tế của nhóm ấy là thống nhất với lợi ích xã hội. Lợi ích kinh
tế của một nhóm nào đó là thống nhất với lợi ích xã hội nếu lợi ích kinh tế của
nhóm là chính đáng. Lợi ích kinh tế của một nhóm nào đó là mâu thuẫn với lợi ích
xã hội nếu lợi ích kinh tế của nhóm là không chính đáng. Ví dụ, những người sản
xuất ôtô trong một nước nào đó là một nhóm, nhóm này muốn nhà nước tăng thuế
nhập khẩu ôtô, vì khi tăng thuế nhập khẩu ôtô thì họ sẽ bán được nhiều ôtô.
Nguyện vọng của họ là chính đáng nếu tăng thuế nhập khẩu ôtô có lợi cho xã hội.
Nguyện vọng của họ là không chính đáng nếu tăng thuế nhập khẩu ôtô có hại cho xã hội.
Câu 13: Quan hệ lợi ích kinh tế giữa các nhóm với nhau có tính chất như thế nào? Trả lời
Quan hệ lợi ích kinh tế giữa các nhóm với nhau vừa thống nhất vừa mâu thuẫn.
Quan hệ lợi ích kinh tế giữa hai nhóm với nhau có tính thống nhất vì một số
lợi ích kinh tế của hai nhóm ấy là thống nhất với nhau. Sở dĩ hai nhóm nào đó hợp
tác vơi snhau vì hai nhóm đó có một số lợi ích thống nhất với nhau.Quan hệ lợi ích 12
kinh tế giữa hai nhóm với nhau có tính mâu thuẫn vì một số lợi ích kinh tế của hai
nhóm ấy là mâu thuẫn với nhau. Sở dĩ hai nhóm nào đó đấu tranh với nhau, cạnh
tranh nhau vì hai nhóm đó có một số lợi ích mâu thuẫn với nhau. Ví dụ, những
người sản xuất ôtô trong một nước nào đó là một nhóm, nhóm này muốn nhà nước
tăng thuế nhập khẩu ôtô, vì khi tăng thuế nhập khẩu ôtô thì họ sẽ bán được nhiều
ôtô. Những người tiêu dùng ôtô trong một nước nào đó cũng là một nhóm, nhóm
này muốn nhà nước giảm thuế nhập khẩu ôtô, vì khi giảm thuế nhập khẩu ôtô thì
họ sẽ mua được ôtô với giá rẻ. Trong trường hợp này quan hệ lợi ích kinh tế giữa
hai nhóm đó có tính mâu thuẫn. Những người sản xuất ôtô trong một nước nào đó
với những người tiêu dùng ôtô trong nước ấy đều muốn giá xăng dầu giảm. Sở dĩ
như vậy là vì khi giá xăng dầu giảm tăng thì người tiêu dùng ôtô sẽ có lợi, điều đó
sẽ làm cho nhu cầu tiêu thụ ôtô tăng, khi nhu cầu tiêu thụ ôtô tăng thì những người
sản xuất ôtô sẽ bán được nhiều ôtô và cũng sẽ có lợi.
Câu 14: Căn cứ để xác định một quan hệ lợi ích kinh tế nào đó là hài
hòa hay là không hài hòa là gì? Trả lời
Căn cứ để xác định quan hệ lợi ích kinh tế của các chủ thể là hài hòa hay
không hài hòa là việc có bảo đảm lợi ích kinh tế của xã hội hay không. Quan hệ lợi
ích kinh tế của các chủ thể là hài hòa nếu lợi ích kinh tế của xã hội được bảo đảm.
Quan hệ lợi ích kinh tế của các chủ thể là không hài hòa nếu lợi ích kinh tế của xã
hội không được bảo đảm.
Quan hệ lợi ích kinh tế giữa cá nhân với cá nhân, giữa nhóm với nhóm, giữa
cá nhân với xã hội, giữa nhóm với xã hội có thể là hài hòa hoặc không hài hòa. Khi
quan hệ lợi ích kinh tế của các chủ thể đó là hài hòa thì xã hội sẽ có sự phát triển
nhanh và bền vững và mọi người đều sẽ có lợi. Khi quan hệ lợi ích kinh tế của các
chủ thể đó là không hài hòa thì xã hôi sẽ không có sự phát triển nhanh và bền vững 13
và mọi người đều sẽ có hại.
Câu 15: Điều kiện để nhà nước bảo đảm hài hòa các quan hệ lợi ích kinh tế là gì? Trả lời
Thứ nhất, nhà nước phải bảo vệ được lợi ích kinh tế hợp pháp của các chủ
thế kinh tế và tạo được môi trường thuận lợi cho hoạt động tìm kiếm lợi ích kinh tế
chính đáng của các chủ thể
Thứ hai, nhà nước phải điều hòa được lợi ích kinh tế giữa các cá nhân với
nhau, giữa các nhóm với nhau, giữa cá nhân với nhóm, giữa các cá nhân với nhóm, giữa nhóm với xã hội.
Thứ ba, nhà nước phải ngăn ngừa được các hoạt động tìm kiếm lợi ích kinh
tế có ảnh hưởng tiêu cực đối với sự phát triển xã hội.
Thứ tư, nhà nước phải tham gia giải quyết được những mâu thuẫn giữa
người và người về lợi ích kinh tế.