-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đề Kinh tế chính trị Mác - Leenin | Trường đại học Điện Lực
Đề Kinh tế chính trị Mác - Leenin | Trường đại học Điện Lực được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Kinh tế chính trị Mác - Leenin(KTCTM350) 6 tài liệu
Đại học Điện lực 313 tài liệu
Đề Kinh tế chính trị Mác - Leenin | Trường đại học Điện Lực
Đề Kinh tế chính trị Mác - Leenin | Trường đại học Điện Lực được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh tế chính trị Mác - Leenin(KTCTM350) 6 tài liệu
Trường: Đại học Điện lực 313 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Điện lực
Preview text:
Đề 4: Vận dụng quy luật lưu thông tiền tệ của C.Mác trong việc điều tiết lạm
phát ở Việt Nam hiện nay A. MỞ ĐẦU
Quy luật lưu thông tiền tệ và thực trạng lạm phát được viết ra ở đây nhằm giới
thiệu tầm quan trọng của bộ môn kinh tế chính trị . Lịch sử đã cho thấy quá trình
trao đổi giữa hàng hoá và tiền tệ là một quá trình diễn ra tất yếu của xã hội loài
người. Nó đóng vai trò quan trọng giúp đồng tiền sinh lời và là phương tiện để trao
đổi hàng hoá thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Nghĩa là tiền tệ và hàng hoá không
thể tách rời nhau,nó tồn tại và biến động theo một qui luật khách quan của tình
hình giá cả của đất nước hay giá cả của kinh tế thế giới.Nói cách khác qui luật lưu
thông tiền tệ phụ thuộc vào sự phát triển hay những biến động của nền kinh tế thị
trường.Đặc biệt, trong nền kinh tế thị trường của nước ta hiện nay. Cùng với sự
phát triển của kinh tế đất nướcđang trên con đường hướng tới CNXH. Vấn đề này
ngày càng được chính phủ quan tâm, từ đó có những chiến lược lâu dài đẩy mạnh
phát triển kinh tế, đẩy lùi lạm phát tới mức thấp nhất. Trên cơ sở đó giúp ta hiểu
thêm về nguồn gốc, bản chất, chức năng và thực trạng lạm phát của tiền tệ. Từ đó
có những giải pháp thiết thực nhất để giải quyết tình hình lạm phát của đất nước.
Đó là những vấn đề không thể thiếu được từ đó có thể vận dụng vào công việc
kinh doanh cũng như trong cuộc sống sau này.Tiểu luận này được viêt ra giúp ta
nâng cao được kĩ năng phân tích,kĩ năng vận dụng lí luận.Nhằm bổ sung nhiều hơn
kiến thức lí luận hiện đại việc lưu thông tiền tệ và tình hình lạm phát của Việt
Nam.Mục đích của của việc viết tiểu luận cũng là để nâng cao chất lượng và hỗ trợ
cho bàI thi sắp tới đạt kết quả tốt nhất B. NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận
1. Nguồn gốc và bản chất của tiền
Trên cơ sở tổng kết lịch sử phát triển của sản xuất hàng hóa và phát triển của
các hình thái tiền, C.Mác khẳng định: tiền là kết quả của quá trình phát triển sản
xuất và trao đổi hàng hóa, là sản phẩm của sự phát triển các hình thái giá trị từ thấp
đến cao. Trong lịch sử, khi sản xuất chưa phát triển, việc trao đổi hàng hóa lúc đầu
chỉ mang tính đơn lẻ, ngẫu nhiên, người ta trao đổi trực tiếp hàng hóa có giá trị sử
dụng này để đổi lấy một hàng hóa có giá trị sử dụng khác. Đây là hình thái sơ khai,
C.Mác gọi là hình thái giản đơn hay ngẫu nhiên của giá trị.
Quá trình sản xuất phát triển hơn, hàng hóa được sản xuất ra phong phú hơn,
nhu cầu của con người cũng đa dạng hơn, trao đổi được mở rộng và trở nên thường
xuyên hơn, một hàng hóa có thể được đem trao đổi với nhiều hàng hóa khác nhau.
Ở trình độ này, C.Mác gọi là hình thái mở rộng của giá trị. Lúc này, trao đổi được
mở rộng song không phải khi nào cũng dễ dàng thực hiện. Nhiều khi người ta phải
đi vòng qua trao đổi với nhiều loại hàng hoá mới có được hàng hóa mà mình cần.
Khắc phục hạn chế này, những người sản xuất hàng hóa quy ước thống nhất sử
dụng một loại hàng hóa nhất định làm vật ngang giá chung. Hình thái tiền của giá
trị hàng hóa xuất hiện. Quá trình đó tiếp tục được thúc đẩy đến khi những người
sản xuất hàng hóa cố định yếu tố ngang giá chung đó ở vàng hoặc bạc. Tiền vàng
hoặc tiền bạc xuất hiện trở thành yếu tố ngang giá chung cho toàn bộ thế giới hàng
hóa. Khi đó, người tiêu dùng muốn có được một loại hàng hóa để thỏa mãn nhu
cầu, họ có thể sử dụng tiền để mua hàng hóa ấy.
Như vậy, tiền, về bản chất, là một loại hàng hóa đặc biệt, là kết quả của quá
trình phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa, tiền xuất hiện là yếu tố ngang giá
chung cho thế giới hàng hóa. Tiền là hình thái biểu hiện giá trị của hàng hóa. Tiền
phản ánh lao động xã hội và mối quan hệ giữa những người sản xuất và trao đổi hàng hoá.
Khi giá trị của một đơn vị hàng hóa được đại biểu bằng một số tiền nhất định
thì số tiền đó được gọi là giá cả hàng hóa. Giá cả hàng hóa lên xuống xoay quanh
giá trị của nó, C.Mác cho rằng, giá cả hàng hóa chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố
như: giá trị hàng hóa, mức độ khan hiếm, quan hệ giữa số lượng người mua và số
lượng người bán, tình trạng đầu cơ, giá trị của đồng tiền... Để kiểm soát sự ổn định
của giá cả, người ta phải sử dụng nhiều loại công cụ kinh tế khác nhau, trong đó có
việc điều tiết lượng tiền cung ứng.
2. Chức năng của tiền
Theo C.Mác, tiền có năm chức năng sau:
Thước đo giá trị: Khi thực hiện chức năng thước đo giá trị, tiền được dùng
biểu hiện và đo lường giá trị của tất cả các hàng hóa khác nhau. Để đo lường giá trị
của các hàng hóa, tiền cũng phải có giá trị. Vì vậy, để thực hiện chức năng thước
đo giá trị người ta ngầm hiểu đó là tiền vàng. Sở dĩ như vậy là vì giữa giá trị của
vàng và giá trị của hàng hóa trong thực tế đã phản ánh lượng lao động xã hội hao phí nhất định.
Phương tiện lưu thông: Khi thực hiện chức năng phương tiện lưu thông, tiền
được dùng làm môi giới cho quá trình trao đổi hàng hóa. Để phục vụ lưu thông
hàng hóa, ban đầu nhà nước đúc vàng thành những đơn vị tiền tệ nhất định, sau đó
là đúc tiền bằng kim loại. Tuy nhiên, để thực hiện chức năng phương tiện lưu
thông, không nhất thiết phải dùng tiền vàng, mà chỉ cần tiền ký hiệu giá trị. Từ đó
tiền giấy ra đời và sau này là các loại tiền ký hiệu giá trị khác như tiền kế toán, tiền
séc, tiền điện tử, gần đây với sự phát triển của thương mại điện tử, các loại tiền ảo
xuất hiện (bitcoin) và đã có quốc gia chấp nhận bitcoin là phương tiện thanh toán.
Trong tương lai, có thể nhân loại sẽ phát hiện ra những loại tiền khác nữa để giúp
cho việc thanh toán trong lưu thông trở nên thuận lợi.
Tiền giấy ra đời giúp trao đổi hàng hóa được tiến hành dễ dàng, thuận lợi và
ít tốn kém hơn tiền vàng, tiền kim loại. Tuy nhiên, tiền giấy chỉ là ký hiệu giá trị,
bản thân chúng không có giá trị thực nên nhà nước phải in và phát hành số lượng
tiền giấy theo yêu cầu của quy luật lưu thông tiền tệ, không thể phát hành tùy tiện.
Nếu in và phát hành quá nhiều tiền giấy sẽ làm cho giá trị của đồng tiền giảm
xuống, kéo theo lạm phát xuất hiện.
Phương tiện cất trữ: Tiền là đại diện cho giá trị, đại diện cho của cải nên khi
tiền xuất hiện, thay vì cất trữ hàng hoá, người dân có thể cất trữ bằng tiền. Lúc này
tiền được rút ra khỏi lưu thông, đi vào cất trữ dưới hình thái vàng, bạc và sẵn sàng
tham gia lưu thông khi cần thiết.
Phương tiện thanh toán: Khi thực hiện chức năng thanh toán, tiền được dùng
để trả nợ, trả tiền mua chịu hàng hóa. Chức năng phương tiện thanh toán của tiền
gắn liền với chế độ tín dụng thương mại, thanh toán không dùng tiền mặt, chỉ dùng
tiền trên sổ sách kế toán, hoặc tiền trong tài khoản, tiền ngân hàng, tiền điện tử,...
Tiền tệ thế giới: Khi trao đổi hàng hóa mở rộng ra ngoài biên giới quốc gia,
tiền làm chức năng tiền tệ thế giới. Lúc này tiền được dùng làm phương tiện mua
bán, thanh toán quốc tế giữa các nước với nhau. Để thực hiện chức năng này, tiền
phải có đủ giá trị, phải là tiền vàng hoặc những đồng tiền được công nhận là
phương tiện thanh toán quốc tế.
3. Quy luật lưu thông tiền tệ
Quy luật lưu thông tiền tệ là quy luật được xây dựng và thực hiện trong quá trình
tiền tệ được lưu thông trên thị trường.
Quy luật này nhằm quy định lượng tiền cần thiết cho lưu thông hàng hóa trong
một thời kỳ nhất định. Tính chất cân đối hay điều tiết này được thực hiện trong
hoạt động quản lý của nhà nước để đảm bảo cho các nhu cầu của từng cá nhân.
Ngoài ra, quy luật này còn mang đến hiệu quả phát triển tích cực cho nền kinh tế
và giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực từ lạm phát. Có thể tính toán lượng tiền cần
thiết để lưu thông mang lại hiệu quả, Vừa kích thích sự trao đổi vừa mang lại các
giá trị lợi ích cho các bên trong giao dịch. Từ đó giúp cho nền kinh tế quốc gia phát
triển so với các quốc gia khác. Tiền tệ phải phản ánh các giá trị đảm bảo mang
không chịu các tác động quá lớn từ lạm phát làm cho đồng tiền mất giá.
Quy luật lưu thông tiền tệ được thể hiện như sau: Lượng tiền cần thiết cho lưu
thông hàng hoá trong một thời kỳ nhất định được xác định bằng tổng giá cả của
hàng hóa lưu thông trong thời kỳ đó chia cho tốc độ lưu thông của đồng tiền. II. Vận dụng
1. Lạm phát, các nguyên nhân dẫn đến lạm phát
Lạm phát chính là sự tăng giá một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ và sự mất
giá trị của một loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác ở phạm vi nền kinh tế của
một quốc gia hoặc trong phạm vi thị trường toàn cầu. Nói cách khác lạm phát
chính là sự mất giá của đồng tiền. Khi mức giá chung của hàng hóa, dịch vụ tăng
cao, trước đây 1 đơn vị tiền tệ có thể mua được nhưng khi lạm phát nhiều hơn 1
đơn vị tiền tệ mới mua được sản phẩm, hàng hóa đó.
Nguyên nhân dẫn đến lạm phát
Giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng lên một cách nhanh chóng, tiền giấy bị mất giá là
những biểu hiện rõ rệt của lạm phát.
Lạm phát do cầu kéo.Đây được coi là sự mất cân đối trong mối quan hệ cung –
cầu. Trong nền kinh tế thị trường mối quan hệ này bị phá vỡ. Nhu cầu sử dụng
hàng hóa tăng nhanh trong khi các doanh nghiệp sản xuất không đủ hoặc sản xuất không kịp.
Lạm phát do chi phí đẩy.Chi phí đẩy ở đây xuất phát từ phía cung là các doanh
nghiệp bao gồm các chi phí về tiền lương, tiền bảo hiểm cho công nhân, tiền
nguyên liệu nhập vào để sản xuất, tiền mua các thiết bị, máy móc, tiền thuế…Nếu
như giá thành của một trong những yếu tố trên tăng lên kéo theo tổng chi phí sản
xuất của doanh nghiệp cũng tăng thì bắt buộc giá cả hàng hóa mà doanh nghiệp sản
xuất ra cũng phải tăng nhằm đảm bảo lợi nhuận, từ đó mức giá chung cũng tăng
dẫn đến tình trạng lạm phát.
Lạm phát do cơ cấu. Một số doanh nghiệp hoạt động trong các ngành có mức tăng
trưởng khá và ổn định, họ sẽ tính đến phương án tăng tiền công cho người lao
động. Bên cạnh đó cũng có doanh nghiệp hoạt động trong những ngành không phát
triển nhưng vẫn phải theo xu thế bắt buộc họ cũng phải tăng lương cho người công
nhân. Do doanh nghiệp đó hoạt động không mấy hiệu quả nên họ phải tăng giá cả
của các loại hàng hóa mình sản xuất nhằm thu lại được lợi nhuận so với tổng chi
phí đã bỏ ra từ đó dẫn đến tình trạng lạm phát xuất hiện.
Lạm phát do cầu thay đổi. Trên thực tế, với nhu cầu của thị trường tổng cầu của
một hàng hóa nào đó giảm thì sẽ nhu cầu sử dụng của hàng hóa khác. Nếu như trên
thị trường xuất hiện một doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh cứng nhắc, họ
cung cấp độc quyền một loại sản phẩm không bao giờ giảm giá mà chỉ thấy tăng
kéo theo các hàng hóa, dịch vụ phụ thuộc vào hàng hóa đó cũng tăng theo (ví dụ
như điện) dẫn đến giá thành chung tăng đồng thời làm phát sinh lạm phát.
Lạm phát do xuất khẩu. Đó là khi các sản phẩm do các doanh nghiệp trong nước
sản xuất ra nhưng lại tập trung chủ yếu cho việc xuất khẩu hàng hóa đó cho các
quốc gia khác trên thế giới. Từ đó dẫn đến mất cân bằng giữa cung – cầu, lượng
cung giảm và lượng cầu tăng. Hàng hóa của doanh nghiệp không đáp ứng đủ nhu
cầu sử dụng của người tiêu dùng trong nước dẫn đến giá trị của sản phẩm đó tăng
mạnh và là nguyên nhân làm lạm phát xuất hiện.
Lạm phát do nhập khẩu. Một nguyên nhân khác nữa làm lạm phát xuất hiện khi giá
trị của các hàng hóa, sản phẩm nhập khẩu vào trong nước cao, trong khi đồng tiền
tệ bị mất giá trị so với tiền tệ các quốc gia khác làm cho người tiêu dùng phải sử
dụng những hàng hóa đắt đỏ để đáp ứng nhu cầu trong cuộc sống.
2. Thực trang lưu thông tiền tệ ở nước ta hiện nay.
Với những chính sách kinh tế mở cửa và chính sách đối ngoại rộng mở của nhà
nước, quan hệ đối ngoại ngày càng rộng mở, tạo ra các quan hệ đối ngoại về kinh
tế, chính trị, xã hội, nhất là quan hệ với các tổ chức tài chính tiền tệ thế giới. Thu
nhập của người dân dần dần được cải thiện và không ngừng gia tăng. Việc sử dụng
tiền mặt trong lưu thông 6 ngày một nhiều hơn so với thời kỳ bao cấp với sự tồn tại
của tem phiếu, làm cho lưu thông hàng hoá ách tắt. Đồng tiền Việt Nam luôn tục
thay đổi về mẫu mã, màu sắc, kích thước chất liệu... với các mệnh giá hết sức
phong phú và ngày càng lớn để đáp ứng nhu cầu tiền mặt rất lớn trong dân cư Vừa
qua NHNN Việt Nam đã cho lưu thông tiền mặt rất đa dạng về mệnh giá, đáng chú
ý hơn cả là NHNN Việt Nam đã cho lưu thông các loại tiền mới nhất vào ngày 17/12/2003.
Đồng tiền mới được phép lưu thông trong đợt này gồm có bốn mệnh giá,các đồng
tiền kim loại gồm có ba mệnh giá 200đ, 1000đ, 5000đ còn đồng tiền polymer có
hai mệnh giá là 100000 đ và 500000đ. Tiền mặt có nhiều mệnh giá tiền polyme có
hai mệnh giá là 100000 đ và 500000đ. Tiền mặt có nhiều mệnh giá là do nhu cầu
khác nhau của nhân dân, do đó đã tạo ra được sự tiện lợi của tiền mặt. Nếu như trót
đây với hệ thống ngân hàng một cấp, NHNN cha hoàn toàn chủ động trong lĩnh
vực in đúc tiền, điều tiết lượng tiền cung ứng, vận dụng ch đúng quy luật
lưu thông tiền tệ nên đã phát hành tràn lan, gây nên lạm phát, đồng tiền mất giá
nghiêm trọng; Thì nay, việc hình thành hệ thống ngân hàng hai cấp, bớc vào quá
trình chuyển đổi, nghiệp vụ phát hành tiền của NHNN bước đầu tỏ ra có chất lượng
hơn và hiệu quả hơn trong quá trình thực thi chính sách tiền tệ. Việc thực hiện
chính sách tiền tệ thắt chặt, mở cửa biên giới đã làm cho lưu thông hàng hoá trở
nên trôi chảy hơn, nền kinh tế bắt đầu đi lên, lạm phát từ ba con số xuống còn một con
số, sức mua đồng tiền dần dần ổn định.
3. Các giải pháp nhằm hạn chế tình trạng lạm phát ở VN hiện nay.
Về mặt dài hạn, việc kiềm chế lạm phát ,giữ giá trị tiền tệ ổn định sẽ tạo điều kiện
tăng sản lượng thực tế và giảm thất nghiệp. Vì thế duy trì sự ổn định tiền tệ là mục
tiêu dài hạn của bất kỳ nền kinh tế nào. Nhưng trong từng thời kỳ việc lựa chọn các
giải pháp kiềm chế lạm phát cũng như liều lượng tác động của nó phải phù hợp với
yêu cầu tăng trưởng và các áp lực xã hội mà nền kinh tế phải gánh chịu. Chính phủ
các nước có thể chọn chiến lược giảm lạm phát từ từ, ít gây biến động cho nền kinh
tế hoặc chiến lược giảm tỷ lệ lạm phát nhanh chóng tạo nên sự giảm mạnh về sản
lượng trong quá trình điều chỉnh.
Việc đưa ra các giải pháp chống lạm phát thường xuất phát từ sự phân tích đúng
đắn nguyên nhân gây nên lạm phát bao gồm những nguyên nhân sâu xa và nguyên
nhân trực tiếp. Nguyên nhân trực tiếp của bất kỳ cuộc lạm phát nào cũng xuất phát
từ các lý do đẩy tổng cầu tăng quá mức hoặc làm tăng chi phí sản xuất khiến tổng
cung giảm. Tuy nhiên nguồn gốc phát sinh các lý do làm dịch chuyển đường tổng
cầu và đường tổng cung lại rất khác nhau ở các cuộc lạm phát khác nhau: có thể là
do cơ chế quản lý kinh tế không phù hợp, nền kinh tế thiếu tính cạnh tranh và do
đó không hiệu quả, cơ cấu kinh tế mất cân đối, các năng lực sản xuất không được
khai thác, trình độ lao động và công nghệ lạc hậu…
Để giải quyết những nguyên nhân sâu xa này cần phải có thời gian và đi kèm với
các cuộc cải cách lớn. Thông thường để tác động vào các nguyên nhân trực tiếp
của lạm phát và kiềm chế lạm phát ở tỷ lệ mong muốn, chính phủ các nước sử
dụng một hệ thống các giải pháp nhằm làm giảm sự gia tăng của tổng cầu hoặc
khắc phục các nguyên nhân làm gia tăng chi phí.
Giải pháp tình thế và tác động tức thời đến cân đối tiền hàng là nhập khẩu hàng
hoá, nhất là các hàng hoá đang khan hiếm, góp phần làm giảm áp lực đối với giá
cả. Tuy nhiên giải pháp này chứa đựng những nguy cơ tiềm tàng: làm cạn kiệt
nguồn dự trữ quốc tế, tạo thói quen dùng hàng ngoại và đặc biệt làm suy giảm sức
sản xuất trong nước Tăng .
khả năng sản xuất hàng hoá trong nước được coi là giải
pháp chiến lược cơ bản nhất, tạo cơ sở ổn định tiền tệ một cách vững chắc. Thực
chất đây là giải pháp nhằm tăng mức sản lượng tiềm năng của xã hội. Đây là chiến
lược dài hạn tập trung vào việc khai thác triệt để năng lực sản xuất của xã hội, nâng
cao trình độ của lực lượng lao động, đổi mới thiết bị, hiện đại hoá dây truyền sản
xuất và quan trọng nhất là đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, khuyến khích cạnh tranh và hiệu quả. C.KẾT LUẬN
Một quốc gia phát triển là quốc gia có trình độ phát triển về mọi mặt đặc biệt là
nền kinh tế. Và một nền kinh tế phát triển thì trước hết tỷ trọng tiền mặt trong lưu
thông phải thấp, tỷ trọng sử dụng các loại hình thanh toán không dung tiền mặt
phải cao. Việt Nam trước ngưỡng cửa của hội nhập nền kinh tế thế giới, tuy còn là
một nước nghèo, trình độ về mọi mặt còn rất kém so với các nước.
Để tránh tụt hậu so với các nước về kinh tế, Chính phủ và NHNN cần phải nghiên
cứu để đưa ra những chính sách hợp lý để giảm tỷ trọng tiền mặt trong lưu thông,
nâng cao tỷ trọng thanh toán qua ngân hàng. Việc nghiên cứu thực trạng lưu thông
tiền mặt và đưa ra các biện pháp giải quyết hữu hiệu để giải quyết vấn đề trên đóng
mét vai trò rất quan trọng. Đây chính là tầm quan trọng và ý nghĩa của đề tài này.
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. "Các vấn đề pháp lý và thể chế về chính sách cạnh tranh và kiểm soát độc quyền
kinh doanh" của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương.
2. Tạp chí kinh tế và phát triển.
3. Nghiên cứu kinh tế số 254 - tháng 7/1999.
4. Tạp chí thương mại 17/2001