Câu hỏi cuối kì - Lịch sử ngoại giao Việt Nam | Học viện Ngoại giao Việt Nam
Câu hỏi cuối kì - Lịch sử ngoại giao Việt Nam | Học viện Ngoại giao Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Lịch sử ngoại giao Việt Nam (IR.001.02)
Trường: Học viện Ngoại giao
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
22:28 6/8/24
Câu hỏi cuối kì - lịch sử ngoại giao
CÂU HỎI ÔN TẬP LỊCH SỬ QHQT HĐ K48 ĐT (HK2 2021-2022)
Những đặc điểm cơ bản trong mối quan hệ cạnh tranh Mỹ-Liên Xô trong chiến tranh Lạnh? So sánh
với quan hệ cạnh tranh Mỹ - Trung Quốc hiện nay? Việt Nam đã và đang bị ảnh hưởng như thế nào
trong những mối quan hệ cạnh tranh đó?
Lựa chọn những sự kiện tiêu biểu trong giai đoạn 1947-1991 để phân tích và chứng minh làm rõ
những đặc điểm của từng giai đoạn chiến tranh Lạnh? Việt Nam đã bị tác động như thế nào trong từng giai đoạn đó?
Phân tích làm rõ quan điểm, vị trí, vai trò của Trung Quốc trong trật tự Hai cực (1947-1991)? Theo
anh/chị Trung Quốc sẽ đóng vai trò như thế nào trong một trật tự thế giới mới? Đưa những ví dụ cụ
thể để minh chứng cho luận điểm mà anh/chị đưa ra
Phân tích những xu hướng vận động của trật tự thế giới hậu chiến tranh Lạnh? Theo anh/chị xu hướng
nào sẽ đóng vai trò chủ đạo trong 2 thập niên tới? Việt Nam sẽ gặp những cơ hội và thách thức gì?
Lý luận Về cân bằng quyền lực
• Khái niệm Trung tâm của Chủ nghĩa hiện thực: quan niệm quyền lực và an ninh là mục tiêu cơ
bản nhất của một quốc gia trong quan hệ đối ngoại.
• Các nước lớn "luôn hành động trên cơ sở lợi ích chứ không phải cảm xúc". Các nước lớn luôn
tính đến việc mở rộng quyền lực của mình để đối phó với mối đe dọa của các quốc gia khác trên
lĩnh vực an ninh, chính trị và vị thế tại khu vực, và trong cộng đồng các nước "các nước này luôn
tìm cách làm cho cán cân quyền lực thay đổi theo hướng gia tăng sức mạnh so với đối thủ tiềm
tàng của mình". Việc này có thể đạt được thông qua nhiều phương tiện: kinh tế, chính trị, quân sự.
• Việc theo đuổi vị trí siêu cường, "bá quyền" sẽ được các nước tiếp tục thực hiện bất kể vị thế hiện
tại của họ có lớn đến đâu.
• Thứ hạng của mỗi quốc gia trong hệ thống quốc tế có tác động tới những gì quốc gia đó có thể
làm trong lĩnh vực chính sách đối ngoại.
• Cân bằng quyền lực là cơ sở cho an ninh quốc gia, sự cần thiết sống còn cho cả hệ thống. Vì vậy,
mỗi quốc gia đều rất cứng rắn và quyết liệt trong việc ngăn chặn bất kì nước nào muốn nổi lên và
phá vỡ sự cân bằng đang tồn tại.
• Khi xuất hiện một lực lượng có thể làm vỡ cân bằng cục diện khu vực/ thế giới, các quốc gia có
xu hướng tự điều chính trong việc tăng cường vũ trang hoặc tham gia liên minh để tiến tới việc
tạo dựng một cục diện cân bằng hơn. Điều này được thể hiện đối với việc, Phần Lan và Thụy
Điển đã chính thức nộp đơn xin gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Chính
sự tự điều chỉnh này đã tạo nên sự ổn định tương đối trong hệ thống chính trị quốc tế trong những khoảng thời gian dài.
• Trong lịch sử quan hệ quốc tế, cân bằng quyền lực luôn phản ánh cạnh tranh và thỏa hiệp của các
cường quốc trên cơ sở so sánh lực lượng giữa họ với nhau nhằm phân chia lợi ích chung và ảnh
hưởng không ngoài mục đích cùng khống chế và thống trị thế giới. Các câu nhận ị đ nh khác:
• Quan hệ Việt-Mỹ là một trong những mẫu điển hình của sự thăng trầm từ “đối đầu thù địch”
đến “đối tác toàn diện” mang tính chu kỳ của 2 thập niên lịch sử. about:blank 1/21 22:28 6/8/24
Câu hỏi cuối kì - lịch sử ngoại giao
1. Những đặc điểm cơ bản trong mối quan hệ cạnh tranh Mỹ-Liên Xô trong chiến tranh Lạnh?
So sánh với quan hệ cạnh tranh Mỹ - Trung Quốc hiện nay? Việt Nam đã và đang bị ảnh
hưởng như thế nào trong những mối quan hệ cạnh tranh đó?
ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN TRONG MỐI QUAN HỆ CẠNH TRANH MỸ - LIÊN XÔ TRONG CHIẾN TRANH LẠNH:
Khái niệm cạnh tranh; Tại sao lại gọi mối quan hệ Mỹ - Xô trong chiến tranh Lạnh là mối quan hệ cạnh
tranh; Đặc điểm cơ bản; 1. Mục tiêu: chung, riêng của từng nước, trong lĩnh vực nào; 2. Lợi ích: Phân
tích tác động đến Việt Nam
1. Đặc điểm độc đáo "Chiến tranh thì không thể và hòa bình thì không được", là sự đan xen giữa "đối đầu" và "hòa hoãn".
2. Là một cuộc cạnh tranh chiến lược toàn cầu của 2 đối thủ dựa trên "mâu thuẫn- đối kháng" hay đơn
giản hơn là, "thắng - thua", "bạn - thù". Đặc điểm nổi bật nhất của trật tự hai cực là sự đối đầu một mất
một còn giữa hai khối trong đó an ninh.
→Đối với Liên Xô, Mỹ cũng như các nước lớn kế cận, quốc phòng là ưu tiên hàng đầu Tất cả các nước
đều bị lôi cuốn vào cuộc đối đầu Xô-Mỹ và phải xác định chỗ đứng của mình trong thế đối đầu này, hoặc
thân Liên Xô, hoặc thân Mỹ trong giai đoạn đầu.
3. Sự xói mòn của Trật tự 2 cực bởi các nhân tố “thứ 3”.
→Pháp không muốn theo Mỹ hoàn toàn vì lợi ích của họ nằm ở chỗ họ phải theo đuổi một chính sách
đối ngoại độc lập và xây dựng một chiến lược răn đe hạt nhân riêng rẽ. Chỉ có vậy thì họ mới có tiếng
nói trong trật tự hai cực do Mỹ và Liên xô khống chế.
→Trung Quốc: nỗ lực xây dựng “cực thứ ba” trong chính sách chống cả Liên Xô và Mỹ
4. “Cân bằng quyền lực” dựa trên nỗi sợ hãi.
→ “Hai sự cân bằng mà lần đầu tiên trong lịch sử gần như độc lập với nhau”: Cân bằng hạt nhân giữa
Mĩ và Liên Xô và cân bằng nội bộ trong Liên minh Bắc Đại Tây Dương.
→ Trật tự 2 cực: Chủ yếu dựa vào sức mạnh quân sự đơn phương của Mĩ (ưu thế về vũ khí hạt nhân) với
nguyên tắc “Không cần có quá nhiều quốc gia phối hợp hành động để duy trì trạng thái cân bằng, chỉ cần
Mĩ đóng vai trò lãnh đạo”
5. Thuyết “Trung tâm” – “Ngoại vi” thường xuyên được sử dụng trong việc hoạch định các chiến
lược/chính sách của hai bên.
6. “Chủ nghĩa dân tộc” và sự “tái xuất hiện của châu Âu”.
→ “Chủ nghĩa dân tộc sinh tồn”: Phong trào giải phóng dân tộc khỏi chế độ thuộc địa.
↦ Mục tiêu: Giành độc lập dân tộc và khẳng định vị thế độc lập của các quốc gia này trong trật tự Hai cực
↦ Trung Quốc, Ấn Độ, các nước Á, Phi và Mĩ Latinh. Hội nghị Băng-đung (1955) và Phong trào Không liên kết ra đời.
→ “Chủ nghĩa dân tộc sức mạnh”: Các quốc gia Châu Âu, sử dụng tinh thần dân tộc để đòi hỏi ảnh hưởng
bên ngoài, cạnh tranh với 2 siêu cường. ↦ Sự ra đời của EU. about:blank 2/21 22:28 6/8/24
Câu hỏi cuối kì - lịch sử ngoại giao
7. Là nơi mà cuộc chiến truyền thông được thể hiện một cách rõ nét và quyết liệt nhất.
SO SÁNH QUAN HỆ MỸ - XÔ THỜI CHIẾN TRANH LẠNH VÀ QUAN HỆ CẠNH TRANH
CHIẾN LƯỢC MỸ - TRUNG HIỆN TẠI:
Vài nét về mối quan hệ mỹ - trung,Từ xưa đến nay được đánh giá như thế nào,Mục tiêu, lợi ích, sức
mạnh, hình thức cạnh tranh
Điểm giống:
Những điểm giống với Chiến tranh lạnh “kiểu cũ” 1.0 trước kia giữa Mỹ và Liên Xô trong giai đoạn từ
năm 1945 đến 1990: Một là, cạnh tranh ngôi vị đứng đầu thế giới. Hai là, cạnh tranh không chỉ trên lĩnh
vực kinh tế mà còn lan rộng sang tất cả các lĩnh vực từ quân sự đến chính trị, an ninh, hệ giá trị và cả ý
thức hệ. Ba là, cuộc cạnh tranh sẽ diễn ra trong một thời gian dài. Bốn là, cả hai bên đều kiềm chế để
không xảy ra “chiến tranh nóng”, đối đầu trực tiếp. Điểm khác:
Thứ nhất, không giống như trước đây, Chiến tranh lạnh phải tìm lời giải cho câu hỏi “ai thắng ai”, thì
hiện nay, câu hỏi “ai hơn ai” được đặt ra cho chiến tranh lạnh Mỹ - Trung Quốc bởi bên này bây giờ
không thể thắng bên kia nhưng lại có thể chứng tỏ hơn bên kia. Thứ hai ,yếu tố ý thức hệ trong cạnh
tranh giữa Mỹ và Trung Quốc có sự khác biệt so với thời kỳ Chiến tranh lạnh “kiểu cũ”, không xung
khắc hoàn toàn mà dựa trên bản chất vì lợi ích quốc gia và đặt cả thế giới bên ngoài dưới lợi ích quốc gia
ấy. Thứ ba, mỗi bên đều không muốn cuộc chiến kéo dài, địa bàn cạnh tranh và đối đầu không còn giới
hạn trên không, trên biển hay mặt đất như Chiến tranh lạnh “kiểu cũ”, mà mở rộng ra cả không gian thực
lẫn không gian ảo, vẫn muốn hợp tác và càng không thể làm cho quan hệ hai nước đi đến đổ vỡ. Hơn
nữa, cả hai bên đều chịu tác động của nhiều nhân tố bên trong lẫn bên ngoài, đều không thể lảng tránh
vai trò của cường quốc hàng đầu thế giới. Do đó, kết cục cuộc chiến sẽ không phải là sự triệt tiêu, loại
bỏ nhau, mà sẽ là một sự thỏa hiệp phản ánh lợi ích của mỗi bên mà cả hai đều có thể chấp nhận.
Cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung Quốc đang là trục chính chi phối bàn cờ chính trị quốc tế, cặp quan
hệ này luôn vận động, biến đổi và không dễ đoán định. Mặc dù sự đối đầu Mỹ - Trung Quốc là thực tế
không thể tránh khỏi và rõ ràng sẽ không sớm chấm dứt, nhưng một điều không thể phủ nhận là cả hai
nước đều không muốn rơi vào những cuộc xung đột không cần thiết, cũng như tạo điều kiện tốt nhất có
thể để hợp tác trong những vấn đề mà hai bên có lợi ích đan xen, chẳng hạn như vấn đề biến đổi khí hậu,
ngăn chặn sự lây lan của đại dịch COVID-19. Chỉ một bên thì sẽ không thể l ạ
o i bỏ mọi rủi ro xung đột,
do đó, cả Mỹ và Trung Quốc đều phải hiểu rõ về những “lằn ranh đỏ” của mình cũng như của đối phương
để ngăn chặn các cuộc khủng hoảng trong tương lai. Chính khả năng hợp tác giữa Mỹ và Trung Quốc
mới là phép thử thực sự của năng lực quản trị, chia sẻ trách nhiệm, dẫn dắt và điều phối các nguồn lực
trên phạm vi toàn cầu khi có khủng hoảng; đồng thời, quyết định vai trò dẫn đầu lãnh đạo thế giới trong cuộc đua.
[1. Đặc điểm chủ yếu của hai mối quan hệ.
Với mối quan hệ cạnh tranh Mĩ - Liên Xô thời chiến tranh Lạnh: mối quan hệ cạnh tranh lúc này có đặc
điểm "đối đầu - hòa hoãn"
Quan hệ cạnh tranh chiến lược Mĩ - Trung hiện tại có đặc điểm "hợp tác - cạnh tranh"
2. Phương tiện/ yếu tố cạnh tranh
Với Mĩ - Xô: sử dụng ý thức hệ
Với Mĩ - Trung: cạnh tranh toàn diện trên nhiều lĩnh vực. about:blank 3/21 22:28 6/8/24
Câu hỏi cuối kì - lịch sử ngoại giao
3. Hình thức cạnh tranh từng thời:
Mỹ - Xô: chiến tranh ủy nhiệm
Mĩ - Trung: cạnh tranh công nghệ và sản xuất]
ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ MĨ - XÔ TRONG THỜI KÌ CHIẾN TRANH LẠNH ĐẾN VIỆT NAM:
1. Việt Nam nhận được sự hỗ trợ to lớn từ Liên Xô trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước
1954-1975. Từ 1950, Liên Xô không chỉ là chỗ dựa tinh thần, đồng minh chiến lược và là "cửa sổ nhìn
ra thế giới và châu Âu".
Với tư cách là thành trì của phe XHCN và một cực đối trọng với Mĩ, Liên Xô mong muốn xô sẵn sàng
đáp ứng tất cả nhu cầu cần thiết của VN nhằm chống lại sự tấn công ngày một mở rộng và ác liệt của đế
quốc Mỹ và tác động giúp thực hiện đàm phán để chấm dứt cuộc chiến.
Liên Xô coi Việt Nam là trung tâm trong nền chính trị quốc tế, có liên quan trực tiếp tới đối thủ chính
của Liên Xô và Mĩ. Liên Xô là nguồn cung cấp viện trợ quân sự to lớn, cũng như các phương án đàm
phán chấm dứt chiến tranh với Mỹ.
Trong giai đoạn 1954 - 1964, Liên Xô là nước giúp đỡ cho Việt Nam nhiều nhất, góp phần quan trọng
vào thắng lợi tiếp theo của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Cụ thể, Liên xô giúp
Việt Nam thực hiện các kế hoạch kinh tế như kế hoạch 3 năm khôi phục kinh tế 1955 - 1960, kế hoạch 3
năm phát triển kinh tế và văn hóa 1958 - 1960, đã ủng hộ kinh tế (cho vay 430 triệu rúp với điều kiện ưu
đãi) giúp VN thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất 1961-1965; hỗ trợ Việt Nam xây dựng các công
trình công nghiệp (đáng kể là một số nhà máy điện có công suất cao 71.300kW, các công trình khai
khoáng). Không những vậy, Liên Xô còn tạo điều kiện cho 420 thực tập sinh và 1267 sinh viên Việt Nam
sang Liên Xô học tập; cử 1547 chuyên gia các ngành sang công tác tại Việt Nam.
2. Việt Nam tham gia vào Vaascxava - hội đồng tương trợ kinh tế SEV:
Tháng 7.1978, Cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN được kết nạp vào khối SE . V
Tháng 11 cùng năm, LX và VN kí kết hiệp ước hòa bình và hữu nghị Xô - Việt, trong đó ghi nhân LX
sẵn sàng giúp đỡ VN trên cơ sở dài hạn.
3. Mỹ cấm vận Việt Nam
Trong 2 thập niên tiếp theo (1975-1995), quan hệ Việt-Mỹ cực kỳ căng thẳng. Dường như ôm hận trong
cuộc chiến tranh thất bại duy nhất được tiến hành ngoài lãnh thổ, người Mỹ tìm mọi cách để lật đổ chế
độ ở Việt Nam với phương châm “Cộng sản đã dùng bom, đạn để đuổi người Mỹ ra khỏi Sài Gòn, người
Mỹ sẽ dùng đôla để đuổi Cộng sản ra khỏi Hà Nội”. Chính quyền Mỹ qua nhiều thế hệ lãnh đạo đã sử
dụng biện pháp bao vây, cấm vận về kinh tế, chính trị với mục tiêu làm cho Việt Nam kiệt quệ về kinh
tế, suy kiệt về chính trị. Không những thế, họ còn hậu thuẫn cho các tổ chức phản động cả ở trong và
ngoài nước tìm cách gây bạo loạn, lật đổ chính quyền...
4. Mỹ gây ra chiến tranh tại Việt Nam
Từ năm 1955-1975, Mỹ đã kéo quân, đưa vũ khí vào Miền Nam gây ra cuộc chiến tranh thảm khốc ở
Việt Nam. Hàng triệu người Việt Nam cùng với khoảng hơn 58.000 lính Mỹ đã chết trong cuộc chiến
tranh phi nghĩa do chính Mỹ gây ra. Hệ lụy của cuộc chiến và hậu quả của nó để lại sau hơn 45 năm vẫn
còn nhiều vấn đề chưa thể khắc phục. about:blank 4/21 22:28 6/8/24
Câu hỏi cuối kì - lịch sử ngoại giao
[5. Mỹ làm xấu đi mối quan hệ giữa 3 nước Đông Dương: Việt Nam - Lào - Campuchia] Trang 366 sách Bogaturov
ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ MĨ - TRUNG HIỆN TẠI ĐẾN VIỆT NAM
MB: Từ lâu, mối quan hệ giữa Hoa Kì và Trung Quốc - một quan hệ giữa một cường quốc và một đất
nước có thể nổi lên như "quốc gia hùng mạnh nhất trên Trái Đất trong thế kỉ 21". Trung Quốc được xem
như là một "gã khổng lồ đang tỉnh giấc" và dần dần trở thành một chủ thể quan trọng trong hệ thống
chính trị quốc tế đương đại, với nhiều ý đồ lớn và không dễ dàng chấp nhận vai trò lãnh đạo thế giới của
Mỹ. Trung Quốc là một cường quốc đang "trỗi dậy", rõ ràng có tiềm lực thách thức lại vị trí của Mỹ.
Chính vì thế, quan hệ Mỹ - Trung luôn trở thành tiêu điểm của giới nghiên cứu và hoạch định chính sách
của các nước, đặc biệt là các quốc gia tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Sau hơn 40 năm thành lập
quan hệ ngoại giao, quan hệ Mỹ - Trung đã phát triển lên một tầm cao mới, phát triển cả về chiều rộng
lẫn chiều sâu, trở thành quan hệ định hình chính trị quốc tế của thế kỉ 21. Trên thực tế, cả hai cường quốc
đều đang trong quá trình cạnh tranh để xác định vị trí lãnh đạo, ít nhất là ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Quan hệ giữa Mĩ và Trung Quốc là quan hệ giữa hai nước lớn hàng đầu với nền kinh tế vững mạnh nhất
trên thế giới, và có ảnh hưởng chủ đạo tới sự vận hành thế giới. Mối quan hệ này có sự thay đổi dựa trên
từng thời kì, nhưng nhìn chung, đặc điểm chính vẫn là cạnh tranh.
Vài nét về Mỹ - Trung: about:blank 5/21 22:28 6/8/24
Câu hỏi cuối kì - lịch sử ngoại giao
Ảnh hưởng của Mỹ - Trung đối với Việt Nam: about:blank 6/21 22:28 6/8/24
Câu hỏi cuối kì - lịch sử ngoại giao
✓ "Khu vực châu Á - Thái Bình Dương có vị trí trọng yếu trên thế giới, tiếp tục là động lực quan
trọng của kinh tế toàn cầu, song tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định do cạnh tranh chiến lược,
tranh chấp lãnh thổ, tài nguyên. Tình hình Biển Đông diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường,
đe dọa nghiêm trọng đến hòa bình, ổn định của khu vực và môi trường đầu tư phát triển”(10). Việt
Nam ở vị trí trung tâm của khu vực, với vị thế, uy tín quốc tế ngày càng cao, có “giá trị chiến
lược” đối với các nước lớn.
✓ Mỹ ngày càng đánh giá Việt Nam là một trong những nhân tố có tầm ảnh hưởng trong IPS, cũng
như là một “mắt xích” quan trọng trong chuỗi cung ứng hàng hóa toàn cầu. Mỹ cũng đã và đang
coi Việt Nam như một đối tác bình đẳng, quan trọng, có cùng trách nhiệm trong việc thúc đẩy sự
phát triển bền vững của Việt Nam và khu vực. Hơn nữa, là quốc gia đóng vai trò chi phối trong
nhiều tổ chức quốc tế và trong quan hệ với các nước nên việc thúc đẩy quan hệ với Mỹ tạo cơ hội
cho Việt Nam tiếp cận với một cường quốc có thị trường lớn, tiềm lực kinh tế, khoa học - công
nghệ mạnh; đồng thời, góp phần tạo dựng một môi trường quốc tế hòa bình, ổn định, tạo thuận lợi
cho Việt Nam có thể tập trung vào thực hiện các mục tiêu chiến lược của mình cả về kinh tế và
quan hệ quốc tế. Duy trì, phát triển quan hệ tốt đẹp với Mỹ cũng là cầu nối để Việt Nam mở rộng
các quan hệ quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi hơn để nâng cao hơn vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
✓ Bên cạnh những nét tương đồng về văn hóa, kể từ khi chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào
ngày 18-1-1950, nhất là sau sự kiện hai nước bình thường hóa quan hệ vào năm 1991, vượt qua
nhiều thách thức, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc với cơ sở bền vững truyền thống được các nhà
lãnh đạo tiền bối trực tiếp kiến lập, dày công vun đắp, đã phát triển nhanh chóng và sâu rộng trên
tất cả các lĩnh vực, đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho cả hai bên. Đây là những điều kiện thuận
lợi cơ bản giúp Việt Nam triển khai hiệu quả chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa,
đa dạng hóa, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, có hiệu quả, là bạn, đối tác
tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.
Tiềm lực của Việt Nam:
➢ Jakarta Globe đánh giá, sau 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã
phát triển mạnh mẽ. Việt Nam là một trong 5 quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh
nhất thế giới trong hơn 30 năm qua.
➢ Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của Việt Nam đạt 7%/năm trong giai đoạn 2009-2019.
Năm ngoái, Việt Nam là một trong số ít các quốc gia trên thế giới có mức tăng trưởng GDP dương.
➢ chuyển đổi từ một nền kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp sang hướng công nghiệp
và dịch vụ-hiện chiếm tỷ trọng khoảng 75% GDP của đất nước.
➢ Việt Nam thu hút các doanh nghiệp toàn cầu nhờ lực lượng lao động giá rẻ, tỷ giá hối đoái
ổn định và mức lạm phát thấp. Một yếu tố khác phải kể đến là cơ cấu dân số vàng của Việt
Nam khi dân số trong độ tuổi lao động chiếm hơn 68%.
➢ người tiêu dùng tại quốc gia này ngày càng hiểu biết về công nghệ và dễ dàng tiếp cận với
các dịch vụ trực tuyến như mạng xã hội, thương mại điện tử, thanh toán không dùng tiền
mặt, trong bối cảnh Việt Nam hiện là một trong 10 quốc gia có số lượng người sử dụng
điện thoại thông minh (smartphone) nhiều nhất thế giới.
So sánh quan hệ Mỹ - Xô với quan hệ Mỹ - Trung hiện nay Giống nhau:
Một là, đại diện cho hai khối: TBCN và XHCN about:blank 7/21 22:29 6/8/24
Câu hỏi cuối kì - lịch sử ngoại giao
Hai là, Mỹ luôn là một nhân tố hàng đầu trong chính sách đối ngoại. Thời chiến tranh
Cạnh tranh vai trò lãnh đạo toàn cầu
Kiểm soát nỗi sợ hãi bằng hạt n hân Khác nhau
Hợp tác - cạnh tranh vs Đối đầu - Hòa hoãn
Mỹ - Xô ý thức hệ là ngọn cờ đầu. Mỹ Trung bây giờ là cạnh tranh toàn diện, không dùng quân
bài ý thức hệ (công nghệ)
Hình thức cạnh tranh từng thời: chiến tranh ủy nhiệm (Mỹ Xô), cạnh tranh công nghệ và mặt trận sản xuất (Mỹ - Trung)
Ảnh hưởng của quan hệ Mỹ - Xô trong Chiến tranh Lạnh đối với Việt Nam
Ảnh hưởng của quan hệ Mỹ - Trung hiện tại tới Việt Nam
2. Lựa chọn những sự kiện tiêu biểu trong giai đoạn 1947-1991 để phân tích và chứng minh
làm rõ những đặc điểm của từng giai đoạn chiến tranh Lạnh? Việt Nam đã bị tác động như
thế nào trong từng giai đoạn đó?
GIAI ĐOẠN 1 (1947-1962) Khởi đầu và căng thẳng đỉnh cao
Các hình thức liên minh
Khối Tây/ Khối Tư bản
Khối Đông/ Khối Cộng sản Kinh tế
Tổ chức Hợp tác Kinh tế châu Hội đồng tương trợ kinh tế
Âu (OEEC) (4/1948): 16 nước (SEV): các nước Đông Âu
châu Âu nhằm khôi phục kinh dưới sự giúp đỡ kinh tế của
tế và giám sát thực hiện viện about:blank 8/21 22:29 6/8/24
Câu hỏi cuối kì - lịch sử ngoại giao
trợ của Mĩ qua Kế hoạch Liên Xô và thúc đẩy thương 7/1947 Marshall mại khối XHCN (1/1949) Chính trị
Liên minh Đại Tây Dương Quốc tế Cộng sản (1947) nhằm
(4/1949) được ký giữa các liên minh các quốc gia cộng
nước Tây Âu, Canada và Mĩ sản với nhau dưới sự lãnh đạo
nhằm chống lại các nước cộng của Liên Xô sản Quân sự
NATO: Liên minh quân sự Bắc Hiệp ước Vácxava (5/1955):
Đại Tây Dương (1949)-đặt Tây liên minh quân sự đặt các nước
Âu dưới ô bảo vệ của Mĩ
Đông Âu dưới lãnh đạo của Liên Xô
Những xung đột trên thực địa:
- Phong tỏa Berlin (1948):
11/1948-5/1949: sự đối đầu Xô –Mĩ
Liên Xô phong tỏa Tây Berlin
Mĩ-Anh-Pháp: Lập cầu hàng không tiếp tế Tây Berlin: “cuộc không vận lớn nhất trong lịch sử”
“Giằng co bên miệng hố chiến tranh”
278.288 chuyến bay cứu trợ cùng 2.326.406 tấn hàng tiếp tế
5/1949: Liên Xô chấm dứt phong tỏa
23/5/1949: CHLB Đức (Tây Đức) thành lập
7/10/1949: CHDC Đức (Đông Đức) chính thức được thành lập
Đối đầu giữa 2 nước: 1961 Bức tường Berlin được xây dựng
Sự thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa:
1945-1949: Nội chiến ở Trung Quốc
Quốc Dân Đảng (Tưởng Giới Thạch) - Đảng cộng sản (Mao Trạch Đông)
10/1949: Đảng Cộng sản Trung Quốc giành thắng lợi và thành lập nước CHND Trung Hoa
Quốc Dân Đảng: thua chạy sang Đài Loan và thành lập chính phủ mới
Sự thất bại của chính sách “vùng đệm” mà cả Mĩ và Liên Xô đều muốn thực hiện
Mĩ: cần một Trung Quốc có khả năng hợp tác với Mĩ để “tái tổ chức trật tự khu vực”- nội bộ Mĩ bất đồng
trong chính sách đối với Trung Quốc (1945-1949: đàm phán ngầm ĐCS TA và Mĩ)
Liên Xô: 14/2/1950: Hiệp ước Liên minh Xô-Trung
- Chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953):
Là cuộc chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên giữa Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên (Bắc Triều
Tiên) và Đại Hàn dân quốc (Nam Triều Tiên), diễn ra từ ngày 25.6.1950 đến ngày 17.7.1953 với kết cục
bất phân thắng bại. Hai bên quay trở lại ranh giới phân chia lãnh thổ trước đó là vĩ tuyến 38. Chiến tranh
Triều Tiên là một trong những ví dụ điển hình cho sự đối đầu và xung đột giữa hai phe trong Chiến tranh Lạnh. about:blank 9/21 22:29 6/8/24
Câu hỏi cuối kì - lịch sử ngoại giao
Nguồn gốc của chiến tranh Triều Tiên: Sự chia cắt lãnh thổ ở vĩ tuyến 38, thành 2 quốc gia
Bắc-Nam triều: đều muốn thống nhất lãnh thổ nhanh chóng băng vũ lực
Sự cạnh tranh ảnh hưởng: Liên Xô-Trung Quốc-Mĩ
Chính sách “vùng đệm”
Khrushchev và chính sách “Láng giềng thân thiện”/ "chung sống hòa bình” (Peaceful Coexistence):
Cái chết của Stalin: 1953 và sự thay đổi đường lối ố đ i ngoại của Liên Xô
Khrushchev lên cầm quyền: phát triển khuôn khổ mới cho chính sách đối ngoại của Liên Xô: chung sống hòa bình.
“Không có vấn đề nào không thể được giải quyết một cách hòa bình với tất cả các nước, đặc biệt là với Hoa Kỳ”
1956: Chính thức từ bỏ đường lối đối ngoại độc tài của Staline
Mâu thuẫn Xô-Trung bắt ầ đ u
Mĩ cũng điều chỉnh chiến lược ngoại giao: hòa hoãn củng cố sức mạnh của hai siêu cường
1958, đã tham gia vào luận điểm của Đông Đức kêu gọi Tây Berlin trở lại thành một phần của Cộng hoà
Dân chủ Đức hoặc quốc tế hoá khu vực này dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc.
28/9/1959: Hội nghị Thượng đỉnh Xô-Trung: Khrushchev- Eisenhower
- Căng thẳng kéo dài (1957 – 1962):
Cạnh tranh quyết liệt về các phương tiện củng cố quyền lực
4/10/1957: Liên Xô phóng spoutnik, vệ tinh nhân tạo đầu tiên- chứng tỏ khả năng của Liên Xô trong việc
tiếp cận lãnh thổ Hoa Kỳ. Mỹ không còn là bất khả xâm phạm
1961: Bức tường Berlin-ngăn dòng người từ Đông Đức sang Tây Đức- Biểu tượng sự chia rẽ quốc gia Đức (154km)
(9/11/1989: quá trình phá bỏ bức tường Berlin)
- Khủng hoảng Cuba (10/2962):
“Vụ phong tỏa biển Caribe”
“Đu đưa trên miệng hố chiến tranh”
“Một bầu không khí tràn ngập mùi cháy khét” - Nikita Khrushchev9/1959: Cách mạng Cuba thắng lợi
và Cuba theo chế độ cộng sản
Tháng 9/1962, Chính phủ Cuba và Liên Xô bắt đầu bí mật xây dựng các căn cứ trên đất Cuba cho tên
lửa đạn đạo hạt nhân tầm trung có khả năng bắn tới các mục tiêu trên đất Mỹ
“30 ngày nổi tiếng”: từ khi Mỹ khám phá ra các tên lửa cho đến lúc Liên Xô thông báo việc họ chuyển
tên lửa khỏi Cuba, đã được tận dụng để thương lượng và đàm phán ngoại giao, (từ 14-28/10/1962)
Mỹ sẽ chuyển tên lửa ra khỏi Thổ Nhĩ Kỳ trong vòng sáu tháng và hứa sẽ không xâm chiếm Cuba, còn
Liên Xô sẽ rút vũ khí hạt nhân của họ ra khỏi Cuba. about:blank 10/21 22:29 6/8/24
Câu hỏi cuối kì - lịch sử ngoại giao
“Thỏa hiệp ngoại giao thay đổi lịch sử”
Đường dây nóng (hotline agreement) và đường dây nóng Moscow- Washington
Bản chất của cuộc khủng Cuba đã thay đổi thế cân bằng trong quan hệ Đông – Tây. Giai đoạn hoà hoãn đã bắt đầu.
Khủng hoảng Cuba 1962 đánh dấu một sự sang trang trong quan hệ quốc tế, cho phép nhận thức về nhu
cầu sắp xếp lại trật tự.
Các thoả thuận đầu tiền về vũ khí hạt nhân đã nhanh chóng đạt được. Các nước không từ bỏ vũ khí hạt
nhân nhưng cần đặt ra các quy tắc về việc quản lý và phát triển chúng.
- Giai đoạn 2 (1962 – 1979): Hòa hoãn Nguyên nhân:
Khủng hoảng Cuba năm 1962 có nguy cơ vượt ra ngoài khuôn khổ đối đầu giữa 2 nước và đe dọa tới an
ninh thế giới. “Khủng hoảng Cuba” – cuộc khủng hỏa tên lửa hạt nhân đưa tới nguy cơ một cuộc chiến
tranh thế giới thứ ba – cuộc chiến tranh hạt nhân. Mỹ và Liên Xô quyết định thực hiện chiến sách hòa
hoãn, cùng tồn tại hòa bình.
Hai bên đều gặp khủng hoảng trong nội bộ khối:
Liên Xô: phải đối mặt với sự suy thoái về kinh tế lần đầu tiên kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai.
Đồng thời là mâu thuẫn với Trung Quốc do sự khác biệt về lợi ích. Trong đó, trung Quốc muốn trở thành
người lãnh đạo thế giới thứ ba và lãnh đạo của phe xã hội chủ nghĩa. Nước này phê phán mô hình của
Liên Xô mà nhất là chính sách hòa hoãn với Mỹ, do đó cũng tuyên bố từ bỏ đường lối “cùng tồn tại hòa
bình” do Liên Xô đề ra.
Mỹ: Sự mâu thuẫn trong nội bộ khối Tây nổi lên giữa Mỹ và Pháp. Pháp phản đối cuộc chiến tranh của
Mỹ ở Việt Nam và chính sách ngoại giao USD của Mỹ (Dùng tiền để lôi kéo các quốc gia khác tham gia
vào chiến tranh ở các mức độ và hình thức khác nhau), đồng thời rút khỏi Bộ Chỉ huy quân sự NATO
vào năm 1966. Đến năm 1972, nền kinh tế Mỹ lâm vào suy thoái đến nỗi chính tổng thống Nixon đã phải
phá vỡ hệ thống tiền tệ Bretton Woods để cứu nước Mỹ thoát khỏi khủng hoảng.
1963: Đường dây nóng được thiết lập giữa Moscow và Washington sau khủng hoảng Cuba tháng 10/1962
(khi khủng hoảng diễn ra, cách thức liên lạc hiện có giữa hai bên là quá chậm, bên Washington mất tới
gần 12 tiếng đồng hồ để nhận và giải mật thông điệp thỏa thuận bao đầu dài 3000 chữ của Khrushchev.
Dưới áp lực thời gian nên cả hai nước đã đàm phán và quyết định ký kết thỏa thuận về thành lập Liên
kết truyền thông trực tiếp (DCL) vào 20/6/1963 tại Geneve).
5/1972: Cuộc gặp gỡ giữa Nixon và Leonid Brezhnev tại Moscow, trong đó cả hai cam kết không tiếp
tục can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh Việt Nam.
1972: Ký kết hiệp ước SALT-1 (Strategic Arms Limitation Talks) hạn chế sản xuất vũ khí hạt nhân.
1/8/975: Hiệp ước Helsinki được ký kết, hai bên công nhận lẫn nhau về sự phân chia các đường biên giới
ở châu Âu, sự toàn vẹn lãnh thổ ở châu Âu và quyền con người. Hiệp ước này hình thành với mong muốn
làm sống lại tinh thần hòa hoãn giữa Liên Xô và Hoa Kỳ cùng các đồng minh hai nước trong chiến tranh
Lạnh, song đến năm 1978 Hội nghị An ninh và Hợp tác châu Âu về cơ bản đã ngừng hoạt động do hai
bên đứng lên cáo buộc và phản đối những hành động của nhau (Liên Xô đàn áp nhóm Helsinki chịu trách
nhiệm giám sát chính phủ Liên Xô trong việc bảo vệ quyền con người, Mỹ lên tiếng chỉ trích vì đó là about:blank 11/21 22:29 6/8/24
Câu hỏi cuối kì - lịch sử ngoại giao
hành động vi phạm và không tôn trọng Hiệp ước, Liên Xô lên tiếng phẫn nộ rằng Mỹ đang cố can thiệp
vào công việc nội bộ nước này).
Trung Quốc và “cực thứ ba”: Những nguyên tắc thỏa hiệp mang tính nước đôi và hội nghị Bandung về
phong trào đoàn kết Á – Phi đã dẫn tới Phong trào “Không liên kết” (chính thức thành lập năm 1961 tại
Hội nghị ở Bengrat). Phong trào này tập hợp những quốc gia tự xem mình là không liên kết hoặc chống
lại cả khối xã hội chủ nghĩa lẫn tư bản chủ nghĩa với năm nguyên tắc nền tảng:Tôn trọng chủ quyền và
toàn vẹn lãnh thổ của nhau. Không xâm lược lẫn nhau. Không can thiệp vào nội bộ công việc của nhau.
Bình đẳng và cùng có lợi .Cùng tồn tại hòa bình.
Hòa hoãn Trung – Mỹ:
27/02/1972: Mỹ - Trung cho ra Thông cáo chung Thượng Hải. Trong đó, Trung Quốc khẳng định sự ủng
hộ của mình đối với Bắc Việt Nam, trong khi Hoa Kỳ kiên định ủng hộ Nam Việt Nam. Về Triều Tiên,
Trung Quốc nhấn mạnh sự cần thiết phải “thống nhất” giữa hai miền, trong khi Hoa Kỳ nhấn mạnh một
giai đoạn “dịu bớt” những căng thẳng ngoại giao giữa Bắc và Nam Triều Tiên. Hai nước cũng nhấn mạnh
sự thống nhất quan điểm của họ về một số chủ đề chung, trong đó có sự cần thiết của việc chung sống
hòa bình giữa phương Đông và phương Tây. Trong thông cáo chung, Nixon hứa sẽ dần cắt giảm sự hiện
diện quân sự của Mỹ ở Đài Loan. Cuối cùng, bản tuyên bố ghi nhận rằng cả Trung Quốc và Hoa Kỳ sẽ
khuyến khích liên lạc hơn nữa thông qua tăng cường hoạt động thương mại và du lịch của công dân hai nước.
1974: Trung Quốc đưa ra tuyên bố về tầm nhìn “Ba Thế giới” được Đặng Tiểu Bình công khai tại phiên
họp đặc biệt của Đại Hội ồ đ ng Liên Hợp Quốc.
- Giai đoạn 3 (1979 – 1985): Căng thẳng trở lại
Ngoại giao dầu mỏ của OPEC và cuộc khủng hoảng năng lượng 1973. Phía Mỹ:
• 1975: Sự bại trận ở chiến tranh Việt Nam và việc mất đi ảnh hưởng mạnh ở châu Á.
• 1979: Cuộc cách mạng ở Iran khiến Mỹ mất đi một đồng minh chiến lược ở Trung Đông.
• 1/1980: Mỹ tuyên bố chính sách đối ngoại mới, “Học thuyết Carter” coi khu vực vịnh Persic (Ba
Tư) là khu vực quyền lợi của Mỹ.
• Liên minh Mỹ - Trung được tăng cường.
• Nước Mỹ tăng cường chạy đua vũ trang trở lại từ năm 1980. Đến năm 1983, Mỹ đã lặp đặt hệ
thống tên lửa tầm trung ở khắp các nước Tây Âu (Pershing) nhằm đáp trả lại việc Liên Xô từ năm
1977 triển khai hệ thống tên lửa SS-20 đã tạo ra cuộc khủng hoảng tên lửa phương Tây. - Phía Liên Xô:
• “Chiến lược quân sự biển mới”: cạnh trnah khu vực ngoại vi, thiết lập các cứ điểm quân sự biển trên phạm vi thế giới.
• Liên Xô tăng cường mở rộng ảnh hưởng ở châu Á, Mỹ Latinh (Nicaragua), châu Phi (Angola,
Mozambique, Ethiopia) và nhất là sử dụng quân đội can thiệp vào Afghanistan (1979).
• Liên Xô tăng cường mở rộng ảnh hưởng ở Đông Nam Á: năm 1978 Việt Nam tham gia vào khối
SEV và Hiệp ước hữu nghị Xô – Việt được ký kết .
- Giai đoạn 1989 – 1991: Sự sụp đổ của trật tự hai cực
Sự sụp đổ của khối Đông: about:blank 12/21 22:29 6/8/24
Câu hỏi cuối kì - lịch sử ngoại giao
• Cuộc cải tổ của Liên Xô biến thành cuộc cách mạng. Chính phủ các nước Đông Âu lần sụp đổ,
khối Đông tan rã từ (1989-1991)
• Năm 1990, nước Đức thống nhất, hai nước CHDC Đức và CHLB Đức thống nhất thành CHLB Đức
• Năm 1991 Hiệp ước Vacxava và Tổ chức tương trợ kinh tế sụp đổ. Khối Đông chính thức tan vỡ.
* Sự kết thúc của Liên Xô:
• Năm 1985, Mikhaïl Gorbatchev nắm quyền ở Liên Xô, đưa ra chính sách “Hòa hoãn” trở lại
• Chính sách cơ bản trong nước: Khôi phục lại “Tự do” • Tự do chính trị: K
hôi phục lại nền dân chủ tự do (Bầu cử tự do)
• Tự do kinh tế, còn gọi là chính sách “Cải tổ”. Chấm dứt nền kinh tế tập trung.
• Năm 1991, Liên Xô chính thức sụp đổ. 15 nước nằm trong Liên bang Xô viết tuyên bố độc lập
sau nhiều năm dưới chính thể Xô viết.
- Riêng biệt: Trong chiến tranh Lạnh, Liên Xô và Mĩ không sử dụng vũ khí nóng: mà là một cuộc chạy
đua vũ trang vô cùng gay gắt, quyết liệt, tốn kém, làm hao tổn sức lực, trí tuệ và tổn thương nghiêm trọng
cho cả hai bên. Chiến tranh Lạnh chỉ kết thúc khi Liên Xô tan rã và Mỹ bị tổn thất nặng nề cả về nhân lực lẫn kinh tế.
Chiến tranh Lạnh là giai đoạn đầu tiên trong lịch sử tồn tại hệ thống lưỡng cực, mà Mỹ và Liên Xô là đại
diện; và mâu thuẫn giữa hai nước cũng đại diện cho mâu thuẫn giữa phe Tư bản chủ nghĩa (do Mỹ đứng
đầu) và phe Xã hội chủ nghĩa (do Liên Xô khởi xướng). Chiến tranh Lạnh do đó tác động toàn diện tới
tất cả các mặt trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia khi mà các nước tự
xác định con đường đi của mình dựa trên sự định hình ý thức hệ.
Nhờ dòng chảy phát minh khoa học kỹ thuật trỗi dậy mạnh mẽ, 2 siêu cường thế giới lúc bấy giờ là Mỹ
và Liên Xô đều có điều kiện để gia tăng sức mạnh về quân sự, vũ khí… và trở thành đối trọng lẫn nhau.
Nếu không có sự tồn tại (về mối đe dọa hủy diệt) của vũ khí hạt nhân, xung đột giữa hai siêu cường có
thể leo thang và dẫn đến một cuộc chiến thật sự, tương tự như hai cuộc chiến đã diễn ra trong thế kỉ 20.
“Thế giới thứ ba” cũng là một trong những nguyên nhân bắt nguồn Chiến tranh Lạnh. Chiến tranh thế
giới lần thứ hai kết thúc kéo theo sự cáo chung của hệ thống thực dân. Quá trình phi thực dân hóa diễn
ra trong những năm 1950 – 1960 với kết quả là các quốc gia mới giành được độc lập đã nhanh chóng lọt
vào tầm ngắm của hai siêu cường. Mỹ và Liên Xô quyết liệt tranh giành ảnh hưởng tại những quốc gia
này như một cách để tăng cường sức mạnh ngoài các khu vực ảnh hưởng truyền thống.
Chiến tranh Lạnh là một cuộc chiến kéo dài, với những giai đoạn căng thẳng leo thang và những giai
đoạn hòa hoãn khá yên tĩnh, với một số cột mốc đáng nhớ như Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), các
cuộc Khủng hoảng Berlin (1948, 1961), Khủng hoảng tên lửa Cuba (1962), Cuộc chiến Afghanistan (1979-1989)…
Cuộc Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) đã đánh dấu sự thay đổi trọng tâm của Chiến tranh Lạnh, từ
Châu Âu sang Đông Á. Lúc này, các cuộc chiến ủy nhiệm ở Thế giới thứ ba đã trở thành vũ đài quan
trọng cho cuộc cạnh tranh giữa hai siêu cường. Cả hai đều cố gắng thu hút thêm đồng minh bằng những
lời hứa hẹn viện trợ về tài chính, quân sự, ngoại giao …
Đỉnh cao của giai đoạn căng thẳng là vụ khủng hoảng Berlin lần 2 (1961) sau sự kiện Liên Xô bắn hạ
máy bay gián điệp U2 của Mỹ.
phong tỏa Berlin 1948, đưa quân vào Hungary 1956, xây tường Berlin 1961, đưa quân vào Tiệp Khắc 1968 about:blank 13/21 22:29 6/8/24
Câu hỏi cuối kì - lịch sử ngoại giao
1.7.1968 Liên Xô và Mỹ kí hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân
Trong thời kỳ chiến tranh Lạnh, trật tự thế giới thực chất là sản phẩm sự thống trị của hai siêu cường,
thuộc hai khối và ảnh hưởng của họ đến thế giới thứ ba.
Như vậy, trong thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI, Mỹ đã bao phen muốn nhảy ra làm bá chủ thế
giới. Nhưng chương trình khống chế toàn cầu của Mỹ không thể thành công vì có nhiều lực cản:
Một là, Mỹ vẫn là siêu cường số một, nhưng quyền lực bị phân tán rất nhiều, phân tán hơn cả thời còn
trật tự hai cực. Sự phân tán bắt nguồn từ: Trong lòng nước Mỹ thì do chủ nghĩa biệt lập mới và xuống
sức chưa gượng dậy được của nền kinh tế; bên ngoài là do sự ly tán của các nước đồng minh trước đây.
Hai là, Mỹ vẫn là nước có nền kinh tế mạnh nhất thế giới, nhưng sức mạnh về kinh tế của Mỹ không còn
như xưa, nhất là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua đã làm cho nước Mỹ xuống sức trông
thấy; về một số mặt, nhiều nước đã vươn lên ngang Mỹ hoặc vượt Mỹ.
Ba là, quá trình liên kết khu vực ở nhiều nơi trên thế giới đã làm tăng sức mạnh của các cộng đồng khu
vực, làm mờ vai trò của Mỹ. Trước đây, các trung tâm tư ở châu Âu và châu Á cần đến Mỹ, nay không
còn Liên Xô, họ tự hoạch định hướng đi riêng, nên tình thế đang đảo ngược lại. Mỹ phải cần đến các
trung tâm này hơn nếu không muốn biến mình thành một ốc đảo cô lập.
Bốn là, sự tan rã của Liên Xô cũng như những biến động sau đó ở các nước thuộc Liên Xô trước đây,
những biến động đó chủ yếu là tự nó, Mỹ và các nước phương Tây chỉ có thể tác động phần nào chứ
không thể xoay chuyển được. Trong khi đó, chế độ "hậu Cộng sản" được áp dụng ở các nước Đông Âu
và ở nhiều nước thuộc Liên Xô trước đây đã ít có hiệu quả, thậm chí có nơi còn bị đổ vỡ. Ở một số nơi,
nhân dân đã bất bình và trả lời bằng những lá phiếu ủng hộ cánh tả hoặc các Đảng Cộng sản.
Năm là, hiện nay số nước trên thế giới đã tăng lên, ảnh hưởng, phụ thuộc lẫn nhau tăng lên và ý chí độc
lập tự chủ của các nước cũng tăng lên. Đây là yếu tố rất mạnh cản trở cường quyền và cực quyền của bất kể ai.
Rõ ràng, ý muốn của Mỹ là một chuyện, còn sự xếp đặt trật tự thế giới lại thuộc về cả cộng đồng, chứ
không chỉ có Mỹ. Trật tự thế giới sẽ được xác lập, nhưng sẽ là trật tự nhiều cực. Các điều kiện đảm bảo
cho việc hình thành trật tự mới đã nổi rõ: 1- Những xu thế vận động của thế giới như xu thế toàn cầu hoá,
quốc tế hoá, xu thế liên minh liên kết khu vực, xu thế phục hồi của phong trào Cộng sản; 2- Có nhiều
nước, nhiều trung tâm đang tự khẳng định và nổi lên không thua kém nhau và càng không thua kém Mỹ
như Trung Quốc, các nước thuộc Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Ấn Độ, Nga và có thể còn nữa; 3- Các
tổ chức quốc tế, đặc biệt là Liên Hợp Quốc ngày càng có vai trò to lớn trong việc giải quyết các vụ việc
của thế giới; 4- Ý chí và nguyện vọng chung của đại bộ phận các dân tộc là muốn có một trật tự thế giới
trong đó tiêu chí cơ bản là bình đẳng, lẽ phải, công bằng, mọi dân tộc đều được tôn trọng.
3. Phân tích làm rõ quan điểm, vị trí, vai trò của Trung Quốc trong trật tự Hai cực (1947-1991)?
Theo anh/chị Trung Quốc sẽ đóng vai trò như thế nào trong một trật tự thế giới mới? Đưa
những ví dụ cụ thể để minh chứng cho luận điểm mà anh/chị đưa ra
Trung Quốc là một nhân tố "tối quan trọng" trong trật tự Hai cực (1947 - 1991)
TỔNG HỢP CÁC SỰ KIỆN:
14/2/1950: Hiệp ước Liên minh Xô-Trung about:blank 14/21 22:29 6/8/24
Câu hỏi cuối kì - lịch sử ngoại giao
1959: Hiệp định Xô- Trung về hợp tác trong lĩnh vực hạt nhân bị cắt đứt. Tuy nhiên, Liên Xô vẫn hy
vọng níu kéo TQ với tư cách là đồng minh của mình.
T10/1964: TQ trở thành cường quốc hạt nhân thứ năm, khi thử nghiệm vũ khí hạt nhân
Mâu thuẫn giữa TQ và Liên Xô trong lĩnh vực đường lối quốc tế: "chung sống hòa bình" và "chiến
lược mặt trận thống nhất phản đế"
1962, Liên Xô không ủng hộ TQ trong xung đột vũ trang TQ - Ấn Độ
Trung Quốc khẳng định không thể hợp tác với Liên Xô trong việc xây dựng "mặt trận thống nhất phản đế"
Giữa thập niên 1960, "mối đe dọa từ phía Liên Xô" thúc đây TQ tìm kiếm con đường bình thường hóa quan hệ với Mĩ
1969, đại biểu cấp cao Liên xô A.N. Kosygin và Thủ tướng Quốc vụ viện TQ Chu Ân Lai
1971, Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger công du TQ, chủ động thỏa thuận các điều kiện bình thường hóa quan hệ 2 nước.
1972, "cú sốc Nixon"- tổng thống Mỹ R. Nixon sang thăm chính thức Bắc Kinh, thỏa thuận việc
chống bá quyền trên thế giới.
Mỹ cam kết rút khỏi Đài Loan các mục tiêu quân sự, hủy bỏ Hiệp ước Mĩ- Đài Loan, chuyển giao
quyền đại diện cho TQ tại Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc
hệ thống triều cống "dĩ Hoa vi trung" (lấy TQ làm trung tâm) Tq coi mình là chính quyền tối cao duy
nhất trên toàn thế giới.
Việc TQ "vươn lên" thành cường quốc hàng đầu trong thế kỉ 21 không hề mới mà chỉ là sự tái lập
khuôn mẫu lịch sử cũ. Nước này kết hợp các di sản của "thiên hạ" với hiện đại hóa kĩ thuật trị quốc.
Mao Trạch Đông nhấn mạnh bản chất ộ
đ c đáo và vai trò trung tâm của TQ, đó là tính ưu việt về tâm
lý và ý thức hệ, nhận định Trung Quốc không lo sợ chiến tranh hạt nhân.
Thầy Sơn giảng:
8. Trung Quốc có vai trò như thế nào trong Chiến tranh Lạnh
-Là một nước lớn (giá trị về kinh tế, hệ thống văn hóa sâu sắc) và có tiềm lực to lớn. TQ quan niệm
sẽ không bao giờ đánh đổi giá trị tốt đẹp của mình vì bất kì điều gì. Mỹ và Xô đều đánh giá cao vai
trò của TQ. TQ cũng tự nhận thức được vai trò của mình trong hệ thống chính trị thế giới. TQ có ảnh
hưởng sâu rộng trong lịch sử khu vực.
- Giai đoạn Xô- Trung là đồng minh của nhau: Mỹ bất lợi vì cùng lúc phải đối phó với 2 nước cộng
sản lớn nhất liên minh với nhau, cán cân quyền lực nghiêng về XHCN.
Liên Xô tuy có được sự hợp tác với TQ nhưng cũng phải đổi lại với những mất mát khi giúp đỡ trong
chiến tranh Triều Tiên. Lợi ích chủ yếu mà LX đạt được khi hợp tác với TQ chủ yếu là an ninh chiến lược.
Giá trị lịch sử có ảnh hưởng rất lớn đối với chính sách đối ngoại. about:blank 15/21 22:29 6/8/24
Câu hỏi cuối kì - lịch sử ngoại giao
- Giai đoạn 50 - 69: TQ chống cả Liên Xô và Mỹ
- Mâu thuẫn công khai với LX, cung đột biên giới 1964 và đỉnh điểm là 1969. Tuyên bố: "Liên Xô là kẻ thù nguy hiểm số 1"
- Chính sách đối với Mỹ: Tiếp tục chống Mỹ. Tuyên bố "Hoa Kì chỉ là con hổ giấy, chiến tranh
nguyên tử không có gì đáng sợ."
- Quan hệ Xô - Mỹ có dấu hiệu hòa hoãn song vấn giữ căng thẳng
Giai đoạn 70-78: Chống Xô, hòa hoãn Mỹ
-Với Xô: chiến tranh Lạnh với Xô, mục tiêu hàng đầu trong chính sách đối ngoại của TQ là chống xô
- Với Mỹ: Chuyến thăm Thượng Hải của Nixon 1972 tuy đã hòa hoãn phần nào quan hệ Mỹ - Trung,
nhưng vẫn vấp phải nhiều cản trở để thúc đẩy hợp tác lâu dài.
- Quan hệ Xô Mỹ: Hai siêu cường thực sự nhân nhượng lẫn nhau. Giai đoạn đầu 1980:
-Với Xô: TQ tiếp tục chiến tranh lạnh với Xô, có nhiều con bài chống Xô
- Với Mỹ: TQ ngả hẳn về Mỹ, nhưng không phải đồng minh của Mỹ
- Quan hệ Xô- Mỹ: quay về quan hệ đối đầu căng thẳng. Giai đoạn đầu 1980
- TQ được hậu thuẫn của Mỹ và đồng minh trong cuộc đối đầu Xô, TQ tranh thủ lợi ích là Mỹ để cải
cách toàn diện về kinh tế, an ninh, chính trị.
Mỹ cải thiện vị thế so với Xô vì tranh thủ được TQ
! ( ý này chép không kịp, slide thầy bấm nhanh quá)
! ( ý này chép không kịp, slide thầy bấm nhanh quá)
Giai đoạn cuối 1980 đến 1991: cải thiện quan hệ với 2 siêu cường
Trung xô đối đầu: cuối 50 đến cuối 80
Sự kiện Thiên An Môn tác động lớn đến TQ: Từ lịch sử, chưa từng có một lực lượng dân sự dám
chống lại chính phủ TQ như sự kiện này.
Tóm lại, TQ nắm vai trò như thế nào trong quan hệ Mỹ - Xô thời chiến tranh Lạnh?
TQ giữ được quan hệ với cả hai siêu cường, phá được thời cuộc giữa Mỹ - Xô, khiến hai quốc gia xoay đầu, phá cực.
LX bất lợi vì phải nhân nhượng cả hai.
Mĩ có lợi nhất, vì đã lợi ụ
d ng TQ và chiếm ưu thế trong cuộc cạnh tranh với Xô.
- TQ chưa bao giờ quên vị trí to lớn cùng những lợi thế của mình trong bản đồ quốc tế, luôn cố gắng
vươn lên, vì thực tế cho thấy TQ nghiêng về bất kì cực nào sẽ làm cho cực ấy mạnh lên. about:blank 16/21 22:29 6/8/24
Câu hỏi cuối kì - lịch sử ngoại giao
Trung Quốc đóng vai trò như thế nào trong một trật tự thế giới mới ?
Kể từ khi lên nắm quyền vào tháng 10 năm 2012, Tập Cận Bình đã bộc lộ một dấu hiệu rõ ràng cho
thấy mong muốn của Trung Quốc đối với việc đạt được vị trí trung tâm trên trường quốc tế, tương
xứng với sức mạnh kinh tế, quân sự "vĩ đại" của mình và đồng thời là định hình, thay đổi và xác lập
lại hệ thống thế giới để phù hợp với quan điểm và lợi ích của Trung Quốc.
Bắc Kinh không dự định lật đổ hoàn toàn trật tự đang tồn tại, mà thay vào đó là thiết lập nên một trật
tự mới dựa trên một vài đặc điểm hiện hữu từ trật tự trước đó.
Trật tự mới này sẽ dựa trên thứ bậc, với Trung Quốc nằm tại Trung tâm cũng như ở vị trí độc tôn. TQ
sẽ là quốc gia lớn nhất, hùng mạnh nhất và là quốc gia có nền công nghệ tân tiến nhất. Các quốc gia
với quy mô nhỏ hơn, yếu hơn sẽ nằm vòng quanh quỹ đạo của Trung Quốc. Trật tự này sẽ không bao
hàm tính chất toàn cầu, mà thay vào đó, xuất phát từ một khu vực, nó sẽ lan rộng và bao trùm toàn
bộ các quốc gia đang phát triển, các nước không thuộc phương Tây.
Đối với việc kiểm soát Trật tự này, Trung Quốc không kiềm chế các nước dưới trướng của mình một
cách chặt chẽ và cực đoan, mà thay vào đó, Trung Quốc sẽ thiết lập một sự thống trị dựa trên tầm ảnh
hưởng. Tức là, các nước yếu hơn sẽ nằm trong cái bóng quyền lực của TQ, có một mối quan hệ phụ
thuộc sâu sắc vào TQ, nhất là trong lĩnh vực kinh tế và quân sự. Đồng thời, TQ sẽ không truyền bá
hay áp đặt ý thức hệ, mô hình hay thiết chế chính trị lên các quốc gia xung quanh. Vì TQ quan niệm,
văn hóa TQ là nền văn hóa "độc nhất, vô nhị" chỉ phù hợp và áp dụng được cho bản thân nó. Đối với
các nước dưới trướng của mình, TQ thu hút các quốc gia này khiến họ tự nguyện học tập và sử dụng
các chính sách đối nội trên nhiều lĩnh vực, trong đó có luật pháp, giáo dục, truyền thông, phát triển
kinh tế, viện trợ, và các quy chuẩn cho nền công - nông nghiệp.
Suy cho cùng, so với các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ, TQ thích sự bá chủ bán phần, "lỏng lẻo"
và dễ bị tác động. Sở dĩ TQ mong muốn điều này vì quốc gia này thu hút các quốc gia không nằm
trong phạm vi địa lý nhất định hay xung quanh trung quốc. Hay nói cách khác, các quốc gia này
không được xác định chặt chẽ theo đường địa lý. Chính vì thế mà Trung Quốc không tham vọng sẽ
kiểm soát và khống chế hoàn toàn/ tuyệt đối đối với bất kì một khu vực lãnh thổ hay chính phủ nước ngoài.
Quá trình vươn lên giành lấy bá quyền của Trung Quốc vẫn đang được tiếp diễn. Sáng kiến Vành đai
và Con đường chính là trọng tâm trong các chủ trương chiến lược của Bắc Kinh. Đây chính là huyết
mạch của trật tự thế giới đang trỗi dậy mà giới lãnh đạo TQ đang thực thi. Đồng thời, các yếu tố khác
nhau của sáng kiến này được sử dụng để thấm nhuần/ thẩm thấu ảnh hưởng lâu dài của TRung Quốc
đối với các quốc gia mới nổi và các quốc gia phát triển. Từ đó, gây dựng một sự phụ th ộ u c gần như
hoàn toàn đối với TQ. Việc thiết lập được sự ảnh hưởng lớn mạnh này đối với nhiều khu vực yếu thế
hơn trên thế giới cũng chính là chìa khóa giúp TQ tối đa hóa quyền lực của mình cả trong nước lẫn quốc tế.
Kế hoạch này của TQ sẽ trở thành hiện thực, hay nói cách khác, TQ sẽ thành công trong việc đạt được
tham vọng của mình với điều kiện hoàn cảnh vật chất của TQ vững mạnh tương xứng, cũng như
không có sự xuất hiện của một thế lực đối kháng nào. (Việc sử dụng vũ lực và cưỡng bức, mặc dù
hiện nay không được coi là công cụ chính để đạt được các mục tiêu chiến lược, nhưng có thể sẽ trở
thành một lựa chọn bổ sung khi năng lực của Trung Quốc phát triển không thể kiểm chứng trong hệ thống con.) about:blank 17/21 22:29 6/8/24
Câu hỏi cuối kì - lịch sử ngoại giao
4. Phân tích những xu hướng vận động của trật tự thế giới hậu chiến tranh Lạnh? Theo
anh/chị xu hướng nào sẽ đóng vai trò chủ đạo trong 2 thập niên tới? Việt Nam sẽ gặp những
cơ hội và thách thức gì?
Còn từ khi chiến tranh lạnh chấm dứt đến nay, xu hướng hội nhập và tan rã ở các quốc gia và
các khu vực trên thế giới cũng diễn ra với phạm vi và cường độ không kém các giai đọan trước.
Chính vì thế mà nhiều học giả cho rằng hai thập niên đầu thế kỷ XXI vẫn là thời kỳ quá độ sang
một trật tự mới. Cục diện thế giới vẫn có đặc điểm là cuộc đấu tranh giữa hai xu hướng hội
nhập và tan rã. Hai xu hướng này đấu tranh với nhau, không có sự vượt trội và tạo thành một
trạng thái ổn định tạm thời.
Sau khi Chiến tranh Lạnh chấm dứt, thế giới đã có nhiều thay đổi, hay "bước ngoặt" nhất định. Trật tự t ế h g ớ
i i Hai cực đã tan rã, chứng kiến sự ran vỡ của Liên Xô và sự sụp đổ của xã hội chủ
nghĩa. Theo Francis Fukiyama thì sự suy tàn của chủ nghĩa cộng sản thể hiện không những sự
chấm dứt của chiến tranh Lạnh mà còn là "sự cáo chung của lịch sử"- sự chấm dứt của các
cuộc đấu tranh lớn trên mặt trận tư tưởng kéo dài qua 3 thế kỉ. Thuật ngữ này của tác giả ý
còn chỉ đến sự chiến thắng của phương Tây, đi đôi với chủ nghĩa tự do kinh tế và chính trị Tây
phương. Nhưng suy cho cùng, thế giới hiện tại vẫn là nơi mà "kẻ mạnh làm những gì họ muốn
và kẻ yếu làm những gì họ phải", hay đơn giản hơn, các nước lớn đều dùng sức mạnh của
mình để áp đặt ý chí lên các quốc gia khác, nhằm đạt được lợi ích và mục tiêu riêng.
Sau chiến tranh Lạnh, Xu hướng thiết lập trật tự t ế
h giới đa cực: Để giải quyết ổn thỏa các vấn
đề trên thế giới, cần sự hợp tác chung ty của nhiều quốc gia. Vì trên thực tế, tuy không có một
quốc gia nào có đủ tiềm lực để sánh ngang Mỹ, nhưng nheiefu quốc gia đã bắt đầu có tiếng
nói khá độc lập so với Mỹ trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế. Các nước như Nga, Nhật,
Ấn Độ, Trung Quốc, Liên minh châu Âu… đã có sự điều chỉnh căn bản chính sách đối ngoại của
mình. Các cường quốc này điều chỉnh lại chính sách đối ngoại để tìm chỗ đứng tốt nhất, xây about:blank 18/21 22:29 6/8/24
Câu hỏi cuối kì - lịch sử ngoại giao
dựng khuân khổ quan hệ mới có lợi hơn cho sự phát triển kinh tế và nâng cao vị thế của mình
trên trường quốc tế. Xu thế thiết lập trật tự thế giới đa cực đang hình thành, các nước lớn đều
ra sức thể hiện vai trò của mình trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế lớn như giải quyết các
cuộc xung đột, tham gia giữ gìn hoàn bình, tham gia xây dựng các khuân khổ cho trật tự thế
giới. Đặc điểm nổi bật trong quan hệ giữa các nước lớn là tính hai mặt: vừa tăng cường hợp
tác để thúc đẩy phát triển kinh tế, an ninh, chính trị vừa ra sức đấu tranh để bảo vệ các lợi ích
dân tộc. Chạy đua về lợi ích kinh tế, tranh giành ảnh hưởng chính trị là yếu tố quyết định đến
tính hai mặt trong chính sách đối ngoại của họ. Các nước này điều chỉnh quan hệ với nhau,
trong đó xây dựng quan hệ chiến lược ổn định lâu dài hướng về tương lai là điểm nổi bật nhất.
Biểu hiện rõ ràng nhất của xu thế đa cực trong quan hệ quốc tế giai đoạn hiện tại là sức mạnh
kinh tế, tiền lực quốc phòng, sự phát triển khoa học kỹ thuật của các nước lớn đã được nâng
cao. Lập trường chính trị của họ trong các vấn đề quốc tế cũng rất độc lập.
Thế giới đã có những thay đổi sâu sắc, lớn lao kể từ sau "trật tự thế giới hai cực" chấm dứt vào
năm 1991. Trật tự thế giới đa cực dần hình thành với sự hưởng ứng của đông đảo các quốc gia
trên thế giới, với mục tiêu chung là hòa bình, dân chủ, bình đẳng, hợp tác và ổn định và phát triển.
Trong giai đoạn hiện nay, các nhà nước vẫn là chủ thể chính trên chính trường quốc tế. Các
quyết định chính trị của họ dựa trên sự tính toán về quyền lực, lợi ích quốc và và các đặc điểm
văn hóa. Những tương đồng về văn hóa sẽ định hình quyền lợi và mối quan hệ giữa các quốc
gia. Những quốc gia chốt trên thế giới sẽ xuất phát từ nhiều nền văn minh khác nhau, chính
trường quốc tế trở nên đa cực và đa văn minh.
Kết thúc chiến tranh Lạnh, những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, nền chính trị toàn cầu
đang được định hình dựa trên một cơ sở mới đó là văn hóa, văn minh điều mà Huntington gọi
là “chính trị về bản sắc”.
Tuy nhiên, ông cũng cho rằng sẽ không có một sự trùng hợp tuyệt đối giữa các liên minh kinh
tế, chính trị với các liên minh văn hoá, văn minh. Một số tổ chức kinh tế, chính trị quốc tế có
thể vượt ra ngoài ranh giới văn minh (bao gồm các quốc gia thuộc các nền văn minh khác
nhau). Các quốc gia, dân tộc có nền văn hoá tương đồng thì nhóm lại với nhau, các quốc gia,
dân tộc có nền văn hoá khác nhau thì tách nhau ra. Những mối liên kết được xác lập theo hệ
tư tưởng trước đây đang nhường chỗ cho những mối liên kết dựa trên cơ sở văn hoá và văn
minh. Các ranh giới chính trị cũng được định hình lại để phù hợp với các ranh giới về văn hoá
như huyết thống, niềm tin, ngôn ngữ, lịch sử nói chung là nền văn minh. “Các cộng đồng văn
hoá đang dần dần thay thế các khối liên kết trong thời kỳ chiến tranh Lạnh và các phân giới sai
lệnh giữa các nền văn minh đang trở thành lý do chính của các xung đột trong chính trị học toàn cầu”
Cầm + Nhung: Trật tự thế giới mới là 2 cực, TQ là một cực about:blank 19/21 22:29 6/8/24
Câu hỏi cuối kì - lịch sử ngoại giao
An ninh phi truyền thống, toàn cầu hóa
1. Sự phân tách về mặt chính trị trên toàn cầu, cùng với nỗ lực độc lập hóa về kinh tế của các quốc gia Vì các quốc gia
2. Trật tự 2 cực: Mỹ và châu Á
3. Sự phát triển của công nghệ, đi kèm về dân chủ hóa, an ninh phi truyền thống và sự mạnh
lên của chủ thể quyền lực phi chính phủ
+ Các quốc gia (lớn nhỏ) nhận thức lại vị trí vai trò của mình, điều chỉnh chính sách đối ngoại
Trung Quốc là quốc gia nổi lên thách thức bá quyền của Mỹ, còn Liên Xô và Mỹ là hai nước thách thức bá quyền
Câu 4: cựu Thủ tướng Australia Kevin Rudd đã nhấn mạnh trong một cuộc tọa đàm rằng, thực
lực của Mỹ và Trung Quốc gần nhau chưa từng có, 10 năm tới là “10 năm nguy hiểm” đối với
toàn cầu, là thời điểm then chốt -
không thành thì bại - đối với Mỹ và Trung Quốc .
Đối với Trung Quốc, với khoảng cách thực lực giữa Mỹ và Trung Quốc hiện nay, đặc biệt cần
phải tránh xảy ra xung đột quân sự quy mô lớn với Mỹ hoặc đồng minh của Mỹ.
Phụ thuộc nhiên liệu, Mỹ rút ra bài học từ xung đột Nga-Ukraine- Phát biểu tại một hội nghị về
quốc phòng, bà Kathleen Hicks nêu rõ: “Để Mỹ có thể h ạ
o t động hiệu quả tại Thái Bình Dương,
chúng ta biết rằng chúng ta phải đối mặt với một thách thức lớn về hậu cần, điều này trở nên
nghiêm trọng hơn do sự phụ thuộc của chúng ta vào nhiên liệu". Bên cạnh đó, quan chức quốc
phòng Mỹ cũng nhấn mạnh, đảm bảo thông tin liên lạc thích hợp là cách mà Lầu Năm Góc có
thể tránh được vấn đề này, bởi cuộc khủng hoảng Ukraine đã dạy cho Mỹ “giá trị và tầm quan
trọng của thông tin”. Theo đó, Nhóm liên lạc quốc phòng Ukraine mới được Bộ trưởng Quốc
phòng Mỹ Lloyd Austin thành lập là một ví dụ về việc liên lạc với các đồng minh và đối tác để
trao quyền tốt hơn cho công tác hậu cần. about:blank 20/21