Câu hỏi lý thuyết ôn tập - Tư tưởng Hồ Chí Minh | Trường Đại Học Duy Tân
Đạo đức là một yếu tố trong tinh cách và giá trị của mỗi cá nhân, là hệ thống cácquy tắc ứng xử trong cộng đồng và xã hội. Một người có đạo đức là một người cósự trau dồi, rèn luyện các lối sống chuẩn mực trong đời sống và tâm hồn. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh (POS 361)
Trường: Đại học Duy Tân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
LỜI MỞ ĐẦU
Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890 (có tên khai sinh là Nguyễn
Sinh Cung) trong một gia đình nhà nho, nguồn gốc nông dân, ở làng Hoàng
Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, nơi có truyền thống đấu
tranh kiên cường chống ách thống trị của thực dân phong kiến. Hoàn cảnh xã
hội và sự giáo dục của gia đình đã ảnh hưởng sâu sắc đến Người ngay từ thời niên thiếu.
Người là nhà cách mạng, người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam,
một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành
độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam trong thế kỷ 20, một chiến sĩ cộng
sản quốc tế.Với tinh thần yêu nước nồng nàn, thương dân sâu sắc, sự nhạy
bén về chính trị, Người đã bắt đầu suy nghĩ về những nguyên nhân thành bại
của các phong trào yêu nước lúc bấy giờ và quyết tâm ra đi tìm con đường để
cứu dân, cứu nước. Đặc biệt, Hồ Chí Minh là người viết và đọc bản Tuyên
ngôn Độc lập Việt Nam khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2
tháng 9 năm 1945 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, là Chủ tịch nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa trong thời gian 1945 – 1969, Chủ tịch Ban Chấp
hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam trong thời gian 1951 – 1969.
Về hôn nhân của Bác, cho tới nay chưa có một tài liệu chính thức từ
phía nhà nước Việt Nam nhắc đến việc Hồ Chí Minh đã từng kết hôn. Bản
thân Hồ Chí Minh cũng nhiều lần khẳng định ông chưa từng có vợ. Tuy
nhiên, theo nghiên cứu của một số sử gia tại Hoa Kỳ, Pháp, và Trung Quốc,
trong thời gian ở Quảng Châu, ông đã kết hôn với một thiếu nữ Trung Quốc
tên là Tăng Tuyết Minh vào ngày 18 tháng 10 năm 1926 và sống với nhau
cho đến khi ông rời Quảng Châu, vào khoảng tháng 4 hoặc 5 năm 1927, từ đó
hai người không bao giờ còn gặp lại nhau.
1. Thực trạng đạo đức của thanh niên sinh viên Việt Nam hiện nay:
Đạo đức là một yếu tố trong tinh cách và giá trị của mỗi cá nhân, là hệ thống các
quy tắc ứng xử trong cộng đồng và xã hội. Một người có đạo đức là một người có
sự trau dồi, rèn luyện các lối sống chuẩn mực trong đời sống và tâm hồn, đem lại
các giá trị tốt đẹp cho bản thân và xã hội.
Sinh viên, thanh niên là lực lượng chủ lực, nòng cốt trong việc xây dựng, phát triển
và bảo vệ Tổ quốc, mặc khác sinh viên thanh niên Việt Nam còn đóng vai trò quan
trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước trên con đường hội
nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Là lực lượng to lớn, đi đầu trong việc
phát triển kinh tế - xã hội của nước nhà nhưng không phải tất cả thanh niên sinh
viên Việt Nam đều trau dồi tốt phẩm chất đạo đức của mỗi cá nhân. Bê
n cạnh những người đang ngày đêm rèn luyện bản thân để góp phần xây dựng đất
nước thì thực trạng vẫn có phần đông thanh niên sinh viên chưa thực sự cố gắng
hoàn thiện bản thân, tích lũy các phẩm chất đạo đức tốt để phục vụ cho đất nước.
Về mặt tích cực, ngày nay, với sự phát triển hiện đại hóa và công nghiệp hóa đất
nước, thanh niên sinh viên Việt Nam đã có những bước tiến mới. Thanh niên, sinh
viên hiện nay ngày càng chủ động hơn, không còn tiếp thu một cách thụ động và
không chịu tìm tòi cái mới như trước đây mà rất ham học, ham hiểu và đạt được
nhiều thành tựu to lớn trong mọi linh vực ở cả trong và ngoài nước. Họ không
khuất phục cam chịu trước bất kỳ khó khăn hoàn cảnh nào, họ thực tế nhanh nhạy
luôn luôn cố gắng học hỏi và tiếp thu những kiến thức mới.
Về mặt tiêu cực, rõ nét nhất là biểu hiện thực dụng trong quan niệm đạo đức và
hành vi ứng xử ở một bộ phận không nhỏ sinh viên. Trào lưu dân chủ hoá, làn sóng
công nghệ thông tin và việc nâng cao dân trí đã làm ý thức cá nhân, cụ thể là sinh
viên, được tăng lên; họ ý thức cao về bản thân minh và muốn thể hiện vai trò cá
nhân. Cùng với đó, sự du nhập lối sống và sản phẩm công nghệ hiện đại đã dần dần
làm không ít sinh viên xa rời các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp vốn vẫn đang
phù hợp với thời kỳ hiện đại. Các quan niệm đạo đức trong một bộ phận sinh viên
đang bị lệch chuẩn, đặc biệt một số sinh viên quan niệm cho rằng, đạo đức và lợi
ích cá nhân là hoàn toàn đồng nhất trong mọi lúc, ở mọi nơi. Thực trạng hiện nay
cho thấy một bộ phận thanh niên sống thiếu lý tưởng, giảm sút niềm tin, ít quan
tâm đến tinh hình đất nước, thiếu ý thức chấp hành pháp luật, sống thực dụng. Học
vấn của một bộ phận thanh niên, sinh viên nông thôn dân tộc thiểu số còn thấp;
nhiều thanh niên còn thiếu kiến thức và kĩ năng trong hội nhập quốc tế. Tính độc
lập , chủ động sang tạo, năng lực thực hanh sau đào tạo còn yếu, chưa đáp ứng
được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tình trạng tội phạm và tệ
nạn xã hội trong thanh niên vẫ dang diễn ra ngày càng phức tạp, Bằng chứng là các
phương tiện truyền thông liên tiếp đưa tin về các trường hợp như: đánh nhau, hành
hung, thanh niên sinh viên gây ra nhiều vụ án mạng..
2. Phương pháp, định hướng của sinh viên trong việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh không chỉ là một nhà đạo đức học lỗi lạc mà còn là một tấm gương
đạo đức vô song. Chính điều này đã đem lại cho tư tưởng và tấm gương đạo đức
của Người có một sức mạnh mãnh liệt và sự cổ vũ lớn lao không chỉ với nhân dân
Việt Nam mà còn cả với nhân dân thế giới trong cuộc đấu tranh vì dân chủ và tiến
bộ xã hội. Để trở thành người có ích cho xã hội, người chủ tương lai của nước nhà,
thế hệ trẻ của Việt Nam nói chung và thanh niên, sinh viên trí thức nói riêng cần
phải học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Dưới đây là một số nội dung cơ bản:
2.1 Thứ nhất, học tập đức Trung với nước, hiếu với dân, suốt đời đấu tranh
cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng.
Trung hiếu là những khái niệm đã có trong tư tưởng đạo đức truyền thống dân tộc
Việt nam đã được Hồ Chí Minh sử dụng và đưa vào đó những nội dung mới trước
kia là. Trung quân, là trung thành với vua, cũng có nghĩa là trung thành với nước vì
vua với nước là một, vua là nước, nước là vua còn. Hiếu chỉ thu hẹp trong phạm vi
gia đình là con cái phải hiếu thảo với cha mẹ, tư tưởng trung với nước hiếu với dân
của Hồ Chí Minh không những kế thừa giá trị của chủ nghĩa yêu nước truyền
thống của dân tộc, mà còn vượt qua những hạn chế của truyền thống đó trung với
nước là trung thành với sự nghiệp giữ nước và dựng nước của dân tộc. Nước ở đây
là nước của dân còn dân lại là chủ nhân của đất nước.
2.2 Thứ hai, Học đức tin tuyệt đối vào sức mạnh của nhân dân, kính trọng
dân, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, luôn nhân ái, vị tha, khoan dung,
nhân hậu với con người.
Với Hồ Chí Minh, tin vào sức mạnh con người, vào sức mạnh của quần chúng
nhân dân là một trong những phẩm chất cơ bản của người cộng sản.
Tin dân, đồng thời lại hết lòng thương dân, tình thương yêu cũng như toàn bộ tư
tưởng về nhân dân của Người không bị giới hạn trong chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi
mà nó tồn tại trong mối quan hệ khăng khít giữa các vấn đề dân tộc và giai cấp,
quốc gia với quốc tế. Yêu thương nhân dân Việt Nam, Người đồng thời yêu thương
nhân dân các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. Trong sự nghiệp lãnh đạo cách
mạng, Hồ Chí Minh luôn coi trọng sức mạnh đoàn kết toàn dân và sự đồng tình
ủng hộ to lớn của bè bạn khắp năm châu, của cả nhân loại tiến bộ.
Yêu thương con người sống có nghĩa có tình là một trong những chuẩn mực đạo
đức Hồ Chí Minh. Với Bác tình yêu thương con người là không biên giới. Người lo
cho dân tộc mình, Người lo cho các dân tô x
c anh em, những người cùng khổ trên
thế gian này. Bác dạy rằng: Yêu thương con người là phải tôn trọng nhau, quý
trọng nhau. Bác nhắc nhở khi phê bình nhau, cần đúng lúc đúng chỗ. Phê bình là
để giúp đỡ nhau tiến bộ chứ không phải là cái cớ để sát phạt nhau, bới móc nhau.
“Trong mỗi con người đều tồn tại cái xấu và cái tốt. Hãy làm cho cái tốt ngày càng
nảy nở như hoa mùa xuân và cái xấu ngày càng mất dần đi”. Để làm được điều ấy
thì trên hết chính là tình yêu thương, là nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân hậu hết
mực. Bác Hồ là "muôn vàn tình thân yêu" đối với đồng chí, đồng bào.Kẻ thù xâm
lược đã gây nên bao tội ác man rợ đối với nhân dân ta, nhưng khi chúng đã thất
thế, đầu hàng hay bị bắt, Người luôn luôn nhắc nhở chúng ta phải đối xử với chúng
một cách khoan hồng, phải làm "cho thế giới biết rằng ta là một dân tộc văn minh,
văn minh hơn bọn đi giết người, cướp nước".
2.3 Thứ ba, học tấm gương về ý chí, nghị lực tinh thần to lớn, quyết tâm vượt
qua mọi thử thách, gian nguy để đạt được mục đích sống.
Ở chủ tịch Hồ Chí Minh toát lên ánh sáng diệu kỳ của ý chí, nghị lực phi thường,
sự kiên trì và lòng quyết tâm sắt đá để đạt được mục đích. Tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh như mặt trời chói lọi chiếu rọi tâm trí chúng ta. Ngày 05/6/1911, Người
rời bến Nhà Rồng để sang Pháp chỉ với đôi bàn tay trắng. Trước khi ra đi, anh Lê –
một người bạn của Người hỏi làm thế nào để sống được nơi đất khách quê người.
Rất đơn giản nhưng cũng rất mạnh mẽ, Người đưa hai bàn tay ra và khẳng định với
một ý chí sắt đá không gì có thể lay chuyển nổi. Người đã đi và trải qua biết bao
nhọc nhằn, vất vả trên bước đường gian truân ấy. Thế nhưng, không một phút giây
nào Người nao núng, chán nản. Rất nhiều lần Người phải chịu cảnh tù đày trong
ngục thất...Với nghị lực và ý chí sắt đá, Người đã vượt qua tất cả. Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã hy sinh cả cuộc đời mình để tìm ra chân lý của thời đại, đem lại độc lập,
tự do cho dân tộc Việt Nam. Báo Ấn Độ quốc gia đã từng viết: “Đằng sau cái cốt
cách dịu dàng của cụ Hồ là một ý chí sắt thép. Dưới cái bề ngoài giản dị là một tinh
thần quật khởi, anh hùng không gì uy hiếp nổi”. Tấm gương của Bác được thể hiện
từ những cử chỉ, hành động thật nhỏ, thật đời thường. Nhưng tấm gương ấy không
phải chỉ để soi cho thấy, để nhìn cho biết mà còn phải học tập và làm theo nữa..
Để sự nghiệp học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đối với
đội ngũ sinh viên có hiệu quả, đòi hỏi phải có sự phối kết hợp của nhiều nhân tố:
sự giáo dục và việc tự bồi dưỡng, rèn luyện của sinh viên, sự nêu gương của mọi
người trong xã hội, trong gia đình, của cán bộ, đảng viên, của các thầy, cô giáo, các
cán bộ quản lí giáo dục và sự hướng dẫn của dư luận xã hội và pháp luật.Thấm
nhuần và thực hiện những tư tưởng đúng đắn, sâu sắc nói trên của Chủ tịch Hồ Chí
Minh. Giúp chúng ta khám phá đến đỉnh cao của những tiềm năng ở trong chúng
ta. Nó khiến chúng ta nhận ra lý tưởng tự hoàn thiện mình trong suốt cuộc đời. Nó
giúp chúng ta tạo lập một cuộc sống hướng vào sự hoàn thiện cá nhân và phụng sự
xã hội.Góp phần xây dựng đất nước ta ngày càng đẹp hơn,vững mạnh hơn nữa. Kết Luận
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đại đoàn kết là sức mạnh, là cội nguồn của mọi
thành công: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết, Thành công, thành công, đại
thành công”. Đoàn kết chính là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tiến trình cách mạng
Việt Nam, một tinh thần tạo nên sức mạnh to lớn góp phần vào nhiều thắng
lợi vẻ vang giúp nước Việt Nam được giải phóng và giành lại được độc lập tự
do. Công lao rất lớn thuộc về Bác, vì Bác đã thắp sáng chính lòng yêu nước,
thương dân, tinh thần đoàn kết giúp nhân dân, bất kể đó là ai, già, trẻ, lớn, bé
cùng nhau đứng lên đồng lòng chống giặc ngoại xâm. Tinh thần hào hùng ấy
vẫn còn được lưu truyền mãi đến ngàn đời sau, qua nhiều thế hệ, tinh thần
đó càng trở nên vững chắc hơn, mạnh mẽ hơn. Trước những khó khăn,
thử thách, tinh thần “tương thân, tương ái”, hỗ trợ lẫn nhau của nhân dân
Việt Nam khiến rất nhiều người xúc động và đó cũng là tinh thần
khiến cả dân tộc ta tự hào, bạn bè quốc tế ngưỡng mộ.