Câu Hỏi Ngắn Gọn Những Nguyên Lý Cơ Bản Của Chủ Nghĩa Mác- Lênin 2 | Đại học Nội Vụ Hà Nội

Câu 1. So sánh sự giống và khác nhau giữa công thức chung của tư bảnvà lưu thông hàng hóa thông thường? Giống nhau:+ Cả hai sự vận động do hai giai đoạn đối lập nhau là mua và bán hợp
thành.+ Đều có hai nhân tố vật chất là tiền và hàng.+ Đều biểu hiện mối quan hệ kinh tế giữa người mua và người bán.Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem.

lOMoARcPSD| 36844358
CÂU HỎI TỰ LUẬN NHỮNG NGUYÊN LÝ
CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC- LÊNIN 2
Câu 1. So nh sự giống khác nhau giữa công thức chung của bản
và lưu thông hàng hóa thông thường?
Giống nhau:
+ Cả hai sự vận động do hai giai đoạn đối lập nhau là mua bán hợp thành.
+ Đều có hai nhân tố vật chất là tiền và hàng.
+ Đều biểu hiện mối quan hệ kinh tế giữa người mua và người bán.
Khác nhau:
Lưu thông hàng hóa thông thường: vận động theo công thức: H - T -
H (hàng - tiền - hàng).
+ Lưu thông hàng hóa thông thường bắt đầu bằng việc bán (H - T) kết
thúc bằng việc mua (T - H). Điểm xuất phát và điểm kết thúc của quá trình đều là
hàng hóa, tiền đóng vai trò là trung gian.
+ Mục đích của lưu thông hàng hóa thông thường là giá trị sử dụng để thỏa
mãn nhu cầu, nên các hàng hóa trao đổi có giá trị sử dụng khác nhau.
+ Sự vận động sẽ kết thúc giai đoạn thứ hai, khi những người trao đổi có
được giá trị sử dụng mà người đó cần đến.
Lưu thông hàng hóa tư bản: vận động theo công thức: T - H - T (tiền
hàng - tiền).
+ Lưu thông hàng hóa của tư bản bắt đầu bằng việc mua (T - H) và kết thúc
bằng việc bán (H - T). Tiền vừa điểm xuất phát, vừa điểm kết thúc của quá
trình, còn hàng hóa chỉ đóng vai trò trung gian.
+ Mục đích lưu thông của tư bản không phải là giá trị sử dụng mà là sự lớn
lên của giá trị, giá trị thặng dư.
+ Sự vận động của bản không giới hạn, sự lớn lên của giá trị
không có giới hạn.
Câu 2. Phân tích tác động của quy luật giá trị?
lOMoARcPSD| 36844358
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế căn bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa,
ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hóa thì ở đó có sự tồn tại và phát huy tác dụng
của quy luật giá trị.
Yêu cầu của quy luật gtrị: Việc sản xuất trao đổi hàng hóa phải dựa trên
cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết.
Thứ nhất, điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.
+ Điều tiết sản xuất tức điều hòa, phân bổ các yếu tố sản xuất giữa các
ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế. Thông qua sự biến động của giá cả hàng hóa
trên thị trường dưới tác động của quy luật cung cầu.
+ Điều tiết lưu thông: Sự biến động của giá cả thị trường cũng có tác dụng
thu hút luồng hàng từ nơi giá cả thấp đến nơi giá cao, do đó làm cho lưu thông
hàng hóa thông suốt.
Thứ hai, kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lí hóa sản xuất, tăng
năng suất lao động, thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển.
Trong nền kinh tế hàng hóa, để giành lợi thế trong cạnh tranh, tránh blỗ
vốn, người sản xuất phải hạ thấp hao phí lao động cá biệt của mình sao cho bằng
hoặc nhỏ hơn hao phí lao động xã hội. Muốn vậy, họ cần phải cải tiến kỹ thuật, cải
tiến tổ chức quản , thực hiện tiết kiệm chặt chẽ, tăng năng suất lao động. Sự cạnh
tranh quyết liệt càng thúc đẩy quá trình này diễn ra mạnh mẽ hơn.
Thứ ba, thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hóa người sản
xuất hàng hóa thành người giàu, người nghèo.
+ Những người điều kiện sản xuất thuận lợi, trình độ, kiến thức cao,
trang bị kỹ thuật tốt nên có hao phí lao động cá biệt thấp hơn hao phí lao động xã
hội cần thiết, nhờ đó phát tài giàu lên nhanh chóng.
+ Ngược lại, những người không có điều kiện thuận lợi, làm ăn kém cỏi,
hoặc bị rủi ro trong kinh doanh nên bị thua lỗ dẫn đến phá sản trở thành nghèo
khó.
Tác động của quy luật giá trị có ý nghĩa:
+ Tích cực: Quy luật giá trị chi phối sự lựa chọn tnhiên, đào thải các yếu
kém, kích thích các nhân tố tích cực phát triển.
+ Hạn chế: Phân hóa hội giàu nghèo, tạo ra sự bất bình đẳng trong hội.
Câu 3. Phân tích vai trò của chủ nghĩa bản đối với sự phát triển của nền
sản xuất xã hội và bài học đối với Việt Nam?
lOMoARcPSD| 36844358
Vai trò của chủ nghĩa tư bản đối với sự phát triển của nền sản xuất
xã hội:
Trong suốt quá trình phát triển, nếu chưa xét đến hậu quả nghiêm trọng đã
gây ra đối với loài người thì chủ nghĩa bản cũng những đóng góp tích cực đối
với phát triển sản xuất. Đó là:
+ Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản đã giải phóng loài người khỏi “đêm trường
trung cổ” của xã hội phong kiến; đoạn tuyệt với nền kinh tế tự nhiên, tự túc tự cấp
chuyển sang phát triển kinh tế hàng hóa bản chủ nghĩa; chuyển sản xuất nhỏ
thành sản xuất lớn hiện đại.
+ Phát triển lực lượng sản xuất, đưa nền kinh tế của nhân loại bước vào một
thời đại mới, thời đại kinh tế tri thức.
+ Thực hiện xã hội hóa sản xuất: Đó là sự phát triển của phân công lao động
xã hội, sản xuất tập trung với quy mô hợp lý, chuyên môn hóa sản xuất và hợp tác
lao động sâu sắc, mối liên hệ kinh tế giữa các đơn vị, các ngành, các lĩnh vực ngày
càng chặt chẽ
+ Xây dựng tác phong công nghiệp cho người lao động.
+ Chủ nghĩa tư bản lần đầu tiên trong lịch sử đã thiết lập nên nền dân chủ
sản, tuy chưa phải hoàn hảo, nhưng vẫn tiến bộ hơn các thể chế chính trị trước đây,
bởi nó được xây trên cơ sở thừa nhận quyền tự do thân thể của cá nhân.
Những thành tựu và đóng góp của chủ nghĩa tư bản đối với sự phát triển của
nền sản xuất hội sự chuẩn bị tốt nhất những điều kiện tiền đề cho sự ra đời
của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới.
Bài học đối với Việt Nam:
+ Năng cao trình độ tri thức, xây dựng tác phong công nghiệp cho người lao
động.
+ Chuyển từ nền kinh tế tự cấp tự túc sang nền kinh tế thị trường theo định
hướng xã hội chủ nghĩa.
+ Xoa dịu những mâu thuẫn giữa bản công nhân trong thành phần kinh
tế tư nhân.
+ Thừa nhận chủ nghĩa tư bản trên một số phạm vi nhất định, thực hiện vừa
hợp tác vừa đấu tranh.
+ Rút ngắn sự chênh lệch giàu nghèo.
………………….
lOMoARcPSD| 36844358
Câu 4. Phân tích những đặc điểm chính trị - hội của giai cấp công nhân
và những đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam cuối thế kỉ XIX, đầu
thế kỉ XX?
Những đặc diểm chính trị - xã hội của giai cấp công nhân:
+ Thứ nhất, giai cấp công nhân là giai cấp tiên phong cách mạng. Vì họ đại
biểu cho phương thức sản xuất tiên tiến. Đó giai cấp được trang bị bởi một
luận khoa học cách mạng và luôn luôn đi đầu trong các phong trào cách mạng.
+ Thứ hai, giai cấp công nhân giai cấp tinh thần cách mạng triệt để
nhất thời đại ngày nay. Giai cấp ng nhân lợi ích cơ bản đối lập trực tiếp với
lịch sử của giai cấp tư sản. Điều kiện sống, điều kiện lao động trong chế độ tư bản
chủ nghĩa đã chỉ cho họ thấy: họ chỉ có thể được giải phóng bằng cách giải phóng
toàn xã hội khỏi chế độ tư bản chủ nghĩa.
+ Thứ ba, giai cấp công nhân là giai cấp có ý thức tổ chức kỷ luật cao. Giai
cấp công nhân lao động trong nền sản xuất đại công nghiệp với hệ thống sản xuất
mang tính chất dây chuyền nhịp độ làm việc khẩn trương cùng với cuộc sống
đô thị tập trung buộc giai cấp này phải tuân thủ nghiêm ngặt kỷ luật lao động. Khi
được sự giác ngộ bởi một luận khoa học, cách mạng tổ chức ra được chính
đảng của nó thì tính tổ chức và kỷ luật cao sẽ phát huy tác dụng tích cực.
+ Thứ tư, giai cấp công nhân có bản chất quốc tế. Phong trào công nhân các
nước phải gắn với nhau bởi vì “tư bản là một lực lượng quốc tế. Muốn thắng
cần phải có sự liên minh quốc tế”.
Đặc diểm của giai cấp công nhân Việt Nam: Sau đây chỉ là gợi ý, cần
rút ngắn lại
Ngoài những đặc điểm chung của giai cấp công nhân quốc tế, giai cấp công
nhân Việt Nam còn có những đặc điểm riêng:
+ Giai cấp công nhân Việt Nam tuy ra đời chậm chiếm tỷ lệ thấp trong
thành phần dân cư, nhưng do kế thừa truyền thống đấu tranh anh dũng kiên cường
của dân tộc giai cấp công nhân nước ta luôn tỏ một giai cấp kiên cường
bất khuất.
+ Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trong nỗi nhục mất nước cộng với nỗi
khổ ách áp bức bóc lột của giai cấp sản đế quốc làm cho lợi ích giai cấp
lợi dân tộc kết hợp làm một, khiến động cơ cách mạng, nghị lực cách mạng tính
triệt để cách mạng của giai cấp công nhân được nhân lên gấp bội.
lOMoARcPSD| 36844358
+ Giai cấp công nhân Việt nam ra đời trước giai cấp tư sản Việt Nam, lại có
đảng lãnh đạo nên luôn giữ được sự đoàn kết thống nhất và giữ vững vai trò lãnh
đạo của mình.
+ Giai cấp công nhân Việt Nam đa số xuất thân từ nông dân, có mối liên hệ
máu thịt với nhân dân. Đó là điều kiện hết sức thuận lợi để thực hiện sự liên minh
giai cấp, trước hết là đối với giai cấp nông dân.
Tuy vậy, số lượng công nhân nước ta còn ít, trình độ văn hóa, tay nghề, khoa
học kỹ thuật còn thấp, cách thức làm việc nơi, chỗ còn tra tùy tiện, manh
mún. Do vậy, để đảm đương được sứ mệnh lịch sử của mình, một trong những điều
kiện quan trọng giai cấp công nhân Việt Nam phải liên minh được với giai cấp
nông dân. Tầng lớp trí thức và tầng lớp nhân dân lao động khác.
Câu 5. Phân ch những đặc trưng bản của Chủ nghĩa hội theo quan
điểm của Chủ nghĩa Mác- Lênin sự vận dụng của Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay?
Những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội theo quan diểm của
chủ nghĩa Mác – Lênin:
Thứ nhất, cơ sở vật chất - kỹ thuật của xã hội xã hội chủ nghĩa là nền
đạicông nghiệp được phát triển lên từ những tiền đề vật chất - kỹ thuật của nền
đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa.
Thứ hai, chủ nghĩa hội xóa bỏ chế đ hữu nhân bản
chủnghĩa, thiết lập chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất.
Tư liệu sản xuất còn tồn tại dưới hai hình thức là sở hữu toàn dân và sở hữu
tập thể; người lao động làm chủ các liệu sản xuất của hội, do đó không n
tình trạng người bóc lột người.
Thứ ba, hội hội chủ nghĩa một chế độ hội tạo ra được cách
tổchức lao động và kỷ luật lao động mới.
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động kết hợp hài hòa giữa lợi ích
nhân, lợi ích tập thể và lợi ích toàn xã hội.
+ Tạo ra được cách thức lao động mới dựa trên tinh thần tự giác của nhân
dân, dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản quản thống nhất của nhà nước
hội chủ nghĩa.
+ Xây dựng nền đại công nghiệp xã hội chủ nghĩa ở trình độ cao.
Thứ tư, hội hội chủ nghĩa một chế độ hội thực hiện
nguyêntắc phân phối theo lao động, coi đó là nguyên tắc cơ bản nhất.
lOMoARcPSD| 36844358
+ Mỗi người lao động sẽ nhận được từ hội một số lượng sản phẩm tiêu
dùng có giá trị tương đương với số lượng, chất lượng, hiệu quả lao động mà họ đã
tạo ra cho hội. Ngoài ra, người lao động còn được phân phối theo phúc lợi
hội
Thứ năm, hội xã hội chủ nghĩa một hội đó nhà nước
mangbản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân rộng rãi, tính dân tộc sâu sắc.
+ Bản chất giai cấp công nhân vì nhà nước hội chủ nghĩa quan quyền
lực tập trung của giai cấp công nhân nhân dân lao động, đặt dưới sự lãnh đạo
của đảng cộng sản.
+ Tính nhân dân rộng rãi nhà nước của nhân dân, do nhân dân lợi
ích của nhân dân.
+ Tính dân tộc sâu sắc: Nhà nước xã hội chủ nghĩa phải đoàn kết được các
dân tộc, tạo nên sự bình đẳng về mọi mặt giữa các dân tộc cả trên cơ sở pháp lý
trong thực tiễn cuộc sống, đấu tranh bảo vệ những lợi ích chân chính của dân tộc,
không ngừng phát huy những giá trị của dân tộc.
Thứ sáu, xã hội xã hội chủ nghĩa là một xã hội đã thực hiện được sự
giảiphóng con người khỏi áp bức bóc lột; thực hiện bình đẳng hội, tạo điều kiện
cho con người phát triển toàn diện.
Sự vận dụng của Việt Nam hiện nay:
Những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội nhân dân ta đang xây dựng hiện
nay:
+ Thứ nhất, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
+ Thứ hai, do nhân dân làm chủ.
+ Thứ ba, có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại
và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu.
+ Thứ tư, có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
+ Thứ năm, con người cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, điều kiện
phát triển toàn diện.
+ Thứ sáu, các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn
trọng và giúp nhau cùng phát triển.
+ Thứ bảy, có nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân
dân, vì nhân dân do Đảng cộng sản lãnh đạo.
+ Thứ tám, quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế
giới.
lOMoARcPSD| 36844358
Câu 6. Phân tích những đặc trưng bản của nền dân chủ xã hội chủ
nghĩa và vận dụng ở bản thân?
Sự hình thành dân chủ XHCN đánh dấu bước phát triển mới về chất của dân
chủ, lần đầu tiên có một nền dân chủ cho tuyệt đại đa số quần chúng nhân dân
Trong quá trình hình thành và phát triển, dân chủ xã hội chủ nghĩa
có những đặc trưng cơ bản sau đây:
+ Một , dân chủ hội chủ nghĩa bảo đảm mọi quyền lực đều thuộc về
nhân dân. Nhà nước xã hội chủ nghĩa là thiết chế chủ yếu thực thi dân chủ do giai
cấp công nhân lãnh đạo thông qua chính đảng của nó.Nhà nước bảo đảm thoả mãn
ngày càng cao các nhu cầu và lợi ích của nhân dân, trong đó có lợi ích của giai cấp
công nhân. Đây chính là đặc trưng bản chất chính trị của dân chủ hội chủ nghĩa.
Điều đó nó cho thấy, dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa có bản chất giai cấp công nhân,
vừa có tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc.
+ Hai là, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa có cơ sở kinh tế là chế độ công hữu
về những tư liệu sản xuất chủ yếu của toàn xã hội. Chế độ sở hữu đó phù hợp với
quá trình hội hoá ngày càng cao của sản xuất nhằm thoả n nhu cầu không
ngừng tăng lên về vật chất và tinh thần của tất cả quần chúng nhân dân lao động.
Đây đặc trưng kinh tế của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Đặc trưng này được
hình thành bộc lộ ngày càng đầy đủ cùng với quá trình hình thành và hoàn thiện
của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.
+ Ba , nền dân chủ xã hội chủ nghĩa sức động viên, thu hút mọi tiềm
năng sáng tạo, tính tích cực xã hội của nhân dân trong snghiệp xây dựng xã hội
mới.Trong nền dân chủ hội chủ nghĩa, tất cả các tổ chức chính trị hội, các
đoàn thể mọi công dân đều được tham gia vào mọi công việc của nhà nước. Mọi
công dân đều được bầu cử, ứng cử đề cử vào các quan nhà nước các cấp.
Dựa trên sự kết hợp lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội.
+ Bốn , nền dân chủ xã hội chnghĩa cần phải có những điều kiện
tồn tại với tư cách là một nền dân chủ rộng rãi nhất trong lịch sử nhưng vẫn là nền
dân chủ mang tính giai cấp. Thực hiện dân chủ rộng rãi với đông đảo quần chúng
nhân dân, đồng thời hạn chế dân chủ và thực hiện trấn áp với thiểu số giai cấp áp
bức, bóc lột phản động. Trong nền dân chủ đó, chuyên chính và dân chủ là hai
mặt, hai yếu tố quy định lẫn nhau, tác động, bổ sung cho nhau.
+ Năm , nền dân chủ hội chủ nghĩa không ngừng được mở rộng cùng
với sự phát triển kinh tế, xã hội; hoàn thiện hệ thống pháp luật, chế hoạt động
và trình độ dân trí.
Vận dụng ở bản thân: Cần viết ngắn gọn hơn
lOMoARcPSD| 36844358
công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bản thân mỗi người
chúng ta có quyền và nghĩa vụ thực hiện các quyền sau:
+ Thực hiện quyền bầu cử và ứng cử và đề cử vào các cơ quan nhà nước các
cấp.
+ Được hưởng các quyền lợi ngang nhau với các tầng lớp khác trong xã hội,
có quyền yêu cầu được hỗ trợ khi gặp khó khăn.
+ Trau dồi về tưởng, rèn luyện đạo đức. Sống văn hoá, chấp hành
nghiêm chỉnh các chủ trương, chính sách của Đảng, luật pháp của Nhà nước.
Gương mẫu trong cộng đồng, làm tròn bổn phận của người công dân.
+ Tích cực học tập nâng cao trình độ về chính trị, học vấn, chuyên môn,
nghiệp vụ. Ra sức nâng cao tay nghề, kỹ năng lao động, trình độ ngoại ngữ, tin
học. Vươn lên nắm vững khoa học, kỹ thuật, công nghệ.
+ Hăng hái tham gia các hoạt động tình nguyện, ngày thứ bảy tình nguyện;
tham gia các đội hình thanh niên tình nguyện, sẵn sàng đảm nhận việc khó, việc
mới, những vấn đề bức xúc; chủ động tham gia phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn
quốc phòng, an ninh ở mỗi địa phương, đơn vị.
+ Phấn đấu nâng cao chất lượng của người đoàn viên; tích cực tham gia các
hoạt động của Đoàn, Hội, Đội; mỗi đoàn viên gắn hoạt động của mình với hoạt
động của tập thể thanh niên nơi mình sinh sống hoặc công tác.
+ Không tham gia vào các tổ chức phản động chống phá nhà nước. Ra sức
tuyên truyền và bảo vệ hình ảnh đất nước con người Việt Nam. Lên án, tố cáo các
hành vi vi phạm pháp luật, các hành vi đe dọa hoặc xâm phạm đến chủ quyền lãnh
thổ quốc gia.
Câu 7. sao trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa hội trong xã hội
xã hội chủ nghĩa tôn giáo còn tồn tại?
Trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa hội và trong xã hội xã hội chủ nghĩa,
tôn giáo vẫn tồn tại vì các nguyên nhân cơ bản sau:
Nguyên nhân nhận thức: Còn nhiều hiện tượng của tự nhiên xã hội
của con người mà khoa học chưa giải được, trong khi đó trình độ dân trí lại
vẫn chưa thực sự được nâng cao. Do đó, trước những sức mạnh tự phát của giới tự
nhiên hội con người vẫn chưa thể nhận thức chế ngự được đã khiến
cho một bộ phận nhân dân đi tìm san ủi, che chở giải sức mạnh của thần
linh.
lOMoARcPSD| 36844358
Nguyên nhân kinh tế: nền kinh tế vẫn còn tồn tại nhiều thành phần
kinh tế với những lợi ích khác nhau của các giai cấp, tầng lớp hội. Trong đời
sống hiện thực, sự bất bình đẳng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội vẫn còn diễn
ra, sự khác biệt khá lớn về đời sống vật chất tinh thần giữa các nhóm dân n
tồn tại phổ biến. Do đó, những yếu tố may rủi, ngẫu nhiên vẫn tác động mạnh mẽ
đến con người, làm cho con người dễ trở nên thụ động với tư tưởng nhờ cậy, cầu
mong vào những lực lượng siêu nhiên.
Nguyên nhân tâm lý: Tín ngưỡng n giáo đã tồn tại lâu đời trong
lịch sử nhân loại, đã trở thành niềm tin, lối sống, phong tục tập quán, tình cảm của
một bộ phận đông đảo quần chúng nhân dân qua nhiều thế hệ. Bởi vậy, tôn giáo
không thể biến đổi ngay cùng với tiến đcủa những biến đổi kinh tế - hội mà
nó phản ánh.
Nguyên nhân chính trị xã hội: Xét về mặt giá trị, có những nguyên
tắc của tôn giáo phù hợp với chủ nghĩa hội, với chủ trương đường lối, chính
sách của Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Đó là những giá trị đạo đức, văn hóa với tinh
thần nhân đạo, hướng thiện… đáp ứng nhu cầu của một bộ phận quần chúng nhân
dân. Chính thế, trong một chừng mực nhất định, tôn giáo sức thu hút mạnh
mẽ đối với một bộ phận quần chúng nhân dân. Mặt khác, những thế lực phản động
lợi dụng tôn giáo như một phương tiện để chống phá snghiệp xây dựng chủ nghĩa
xã hội.
Nguyên nhân văn hóa: tín ngưỡng tôn giáo đã đáp ứng được phần
nào nhu cầu văn hóa tinh thần của cộng đồng hội trong một mức độ nhất
định, có ý nghĩa giáo dục ý thức cộng đồng, phong cách,lối sống của mỗi cá nhân
trong cộng đồng. Về phương diện sinh hoạt văn hóa, tôn giáo thường được thực
hiện dưới hình thức những nghi lễ tín ngưỡng cùng với những lời răn theo chuẩn
mực đạo đức phù hợp với quan niệm của mỗi loại tôn giáo. Những sinh hoạt văn
hóa có tính chất tính ngưỡng, tôn giáo ấy đã thu hút một bộ phận quần chúng nhân
dân xuất phát từ nhu cầu văn hóa tinh thần, tình cảm của họ.
Tuy nhiên, cùng với tiến trình đó, tôn giáo cũng có những biến đổi cùng với
sự thay đổi của những kiện kinh tế - hội, với quá trình cải tạo hội cũ, xây
dựng xã hội mới.
| 1/9

Preview text:

lOMoAR cPSD| 36844358
CÂU HỎI TỰ LUẬN NHỮNG NGUYÊN LÝ
CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC- LÊNIN 2
Câu 1. So sánh sự giống và khác nhau giữa công thức chung của tư bản
và lưu thông hàng hóa thông thường? Giống nhau:
+ Cả hai sự vận động do hai giai đoạn đối lập nhau là mua và bán hợp thành.
+ Đều có hai nhân tố vật chất là tiền và hàng.
+ Đều biểu hiện mối quan hệ kinh tế giữa người mua và người bán. Khác nhau:
Lưu thông hàng hóa thông thường: vận động theo công thức: H - T - H (hàng - tiền - hàng).
+ Lưu thông hàng hóa thông thường bắt đầu bằng việc bán (H - T) và kết
thúc bằng việc mua (T - H). Điểm xuất phát và điểm kết thúc của quá trình đều là
hàng hóa, tiền đóng vai trò là trung gian.
+ Mục đích của lưu thông hàng hóa thông thường là giá trị sử dụng để thỏa
mãn nhu cầu, nên các hàng hóa trao đổi có giá trị sử dụng khác nhau.
+ Sự vận động sẽ kết thúc ở giai đoạn thứ hai, khi những người trao đổi có
được giá trị sử dụng mà người đó cần đến. •
Lưu thông hàng hóa tư bản: vận động theo công thức: T - H - T (tiền hàng - tiền).
+ Lưu thông hàng hóa của tư bản bắt đầu bằng việc mua (T - H) và kết thúc
bằng việc bán (H - T). Tiền vừa là điểm xuất phát, vừa là điểm kết thúc của quá
trình, còn hàng hóa chỉ đóng vai trò trung gian.
+ Mục đích lưu thông của tư bản không phải là giá trị sử dụng mà là sự lớn
lên của giá trị, giá trị thặng dư.
+ Sự vận động của tư bản là không có giới hạn, vì sự lớn lên của giá trị là không có giới hạn.
Câu 2. Phân tích tác động của quy luật giá trị? lOMoAR cPSD| 36844358
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế căn bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa,
ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hóa thì ở đó có sự tồn tại và phát huy tác dụng của quy luật giá trị.
Yêu cầu của quy luật giá trị: Việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên
cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết. •
Thứ nhất, điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.
+ Điều tiết sản xuất tức là điều hòa, phân bổ các yếu tố sản xuất giữa các
ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế. Thông qua sự biến động của giá cả hàng hóa
trên thị trường dưới tác động của quy luật cung cầu.
+ Điều tiết lưu thông: Sự biến động của giá cả thị trường cũng có tác dụng
thu hút luồng hàng từ nơi giá cả thấp đến nơi giá cao, do đó làm cho lưu thông hàng hóa thông suốt. •
Thứ hai, kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lí hóa sản xuất, tăng
năng suất lao động, thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển.
Trong nền kinh tế hàng hóa, để giành lợi thế trong cạnh tranh, tránh bị lỗ
vốn, người sản xuất phải hạ thấp hao phí lao động cá biệt của mình sao cho bằng
hoặc nhỏ hơn hao phí lao động xã hội. Muốn vậy, họ cần phải cải tiến kỹ thuật, cải
tiến tổ chức quản lý, thực hiện tiết kiệm chặt chẽ, tăng năng suất lao động. Sự cạnh
tranh quyết liệt càng thúc đẩy quá trình này diễn ra mạnh mẽ hơn. •
Thứ ba, thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hóa người sản
xuất hàng hóa thành người giàu, người nghèo.
+ Những người có điều kiện sản xuất thuận lợi, có trình độ, kiến thức cao,
trang bị kỹ thuật tốt nên có hao phí lao động cá biệt thấp hơn hao phí lao động xã
hội cần thiết, nhờ đó phát tài giàu lên nhanh chóng.
+ Ngược lại, những người không có điều kiện thuận lợi, làm ăn kém cỏi,
hoặc bị rủi ro trong kinh doanh nên bị thua lỗ dẫn đến phá sản trở thành nghèo khó.
Tác động của quy luật giá trị có ý nghĩa:
+ Tích cực: Quy luật giá trị chi phối sự lựa chọn tự nhiên, đào thải các yếu
kém, kích thích các nhân tố tích cực phát triển.
+ Hạn chế: Phân hóa xã hội giàu nghèo, tạo ra sự bất bình đẳng trong xã hội.
Câu 3. Phân tích vai trò của chủ nghĩa tư bản đối với sự phát triển của nền
sản xuất xã hội và bài học đối với Việt Nam? lOMoAR cPSD| 36844358
Vai trò của chủ nghĩa tư bản đối với sự phát triển của nền sản xuất xã hội:
Trong suốt quá trình phát triển, nếu chưa xét đến hậu quả nghiêm trọng đã
gây ra đối với loài người thì chủ nghĩa tư bản cũng có những đóng góp tích cực đối
với phát triển sản xuất. Đó là:
+ Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản đã giải phóng loài người khỏi “đêm trường
trung cổ” của xã hội phong kiến; đoạn tuyệt với nền kinh tế tự nhiên, tự túc tự cấp
chuyển sang phát triển kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa; chuyển sản xuất nhỏ
thành sản xuất lớn hiện đại.
+ Phát triển lực lượng sản xuất, đưa nền kinh tế của nhân loại bước vào một
thời đại mới, thời đại kinh tế tri thức.
+ Thực hiện xã hội hóa sản xuất: Đó là sự phát triển của phân công lao động
xã hội, sản xuất tập trung với quy mô hợp lý, chuyên môn hóa sản xuất và hợp tác
lao động sâu sắc, mối liên hệ kinh tế giữa các đơn vị, các ngành, các lĩnh vực ngày càng chặt chẽ…
+ Xây dựng tác phong công nghiệp cho người lao động.
+ Chủ nghĩa tư bản lần đầu tiên trong lịch sử đã thiết lập nên nền dân chủ tư
sản, tuy chưa phải hoàn hảo, nhưng vẫn tiến bộ hơn các thể chế chính trị trước đây,
bởi nó được xây trên cơ sở thừa nhận quyền tự do thân thể của cá nhân.
Những thành tựu và đóng góp của chủ nghĩa tư bản đối với sự phát triển của
nền sản xuất xã hội là sự chuẩn bị tốt nhất những điều kiện tiền đề cho sự ra đời
của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới.
Bài học đối với Việt Nam:
+ Năng cao trình độ tri thức, xây dựng tác phong công nghiệp cho người lao động.
+ Chuyển từ nền kinh tế tự cấp tự túc sang nền kinh tế thị trường theo định
hướng xã hội chủ nghĩa.
+ Xoa dịu những mâu thuẫn giữa tư bản và công nhân trong thành phần kinh tế tư nhân.
+ Thừa nhận chủ nghĩa tư bản trên một số phạm vi nhất định, thực hiện vừa
hợp tác vừa đấu tranh.
+ Rút ngắn sự chênh lệch giàu nghèo. …………………. lOMoAR cPSD| 36844358
Câu 4. Phân tích những đặc điểm chính trị - xã hội của giai cấp công nhân
và những đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX?
Những đặc diểm chính trị - xã hội của giai cấp công nhân:
+ Thứ nhất, giai cấp công nhân là giai cấp tiên phong cách mạng. Vì họ đại
biểu cho phương thức sản xuất tiên tiến. Đó là giai cấp được trang bị bởi một lý
luận khoa học cách mạng và luôn luôn đi đầu trong các phong trào cách mạng.
+ Thứ hai, giai cấp công nhân là giai cấp có tinh thần cách mạng triệt để
nhất thời đại ngày nay. Giai cấp công nhân có lợi ích cơ bản đối lập trực tiếp với
lịch sử của giai cấp tư sản. Điều kiện sống, điều kiện lao động trong chế độ tư bản
chủ nghĩa đã chỉ cho họ thấy: họ chỉ có thể được giải phóng bằng cách giải phóng
toàn xã hội khỏi chế độ tư bản chủ nghĩa.
+ Thứ ba, giai cấp công nhân là giai cấp có ý thức tổ chức kỷ luật cao. Giai
cấp công nhân lao động trong nền sản xuất đại công nghiệp với hệ thống sản xuất
mang tính chất dây chuyền và nhịp độ làm việc khẩn trương cùng với cuộc sống
đô thị tập trung buộc giai cấp này phải tuân thủ nghiêm ngặt kỷ luật lao động. Khi
được sự giác ngộ bởi một lý luận khoa học, cách mạng và tổ chức ra được chính
đảng của nó thì tính tổ chức và kỷ luật cao sẽ phát huy tác dụng tích cực.
+ Thứ tư, giai cấp công nhân có bản chất quốc tế. Phong trào công nhân các
nước phải gắn bó với nhau bởi vì “tư bản là một lực lượng quốc tế. Muốn thắng nó
cần phải có sự liên minh quốc tế”.
Đặc diểm của giai cấp công nhân Việt Nam: Sau đây chỉ là gợi ý, cần rút ngắn lại
Ngoài những đặc điểm chung của giai cấp công nhân quốc tế, giai cấp công
nhân Việt Nam còn có những đặc điểm riêng:
+ Giai cấp công nhân Việt Nam tuy ra đời chậm và chiếm tỷ lệ thấp trong
thành phần dân cư, nhưng do kế thừa truyền thống đấu tranh anh dũng kiên cường
của dân tộc mà giai cấp công nhân nước ta luôn tỏ rõ là một giai cấp kiên cường bất khuất.
+ Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trong nỗi nhục mất nước cộng với nỗi
khổ vì ách áp bức bóc lột của giai cấp tư sản đế quốc làm cho lợi ích giai cấp và
lợi dân tộc kết hợp làm một, khiến động cơ cách mạng, nghị lực cách mạng và tính
triệt để cách mạng của giai cấp công nhân được nhân lên gấp bội. lOMoAR cPSD| 36844358
+ Giai cấp công nhân Việt nam ra đời trước giai cấp tư sản Việt Nam, lại có
đảng lãnh đạo nên luôn giữ được sự đoàn kết thống nhất và giữ vững vai trò lãnh đạo của mình.
+ Giai cấp công nhân Việt Nam đa số xuất thân từ nông dân, có mối liên hệ
máu thịt với nhân dân. Đó là điều kiện hết sức thuận lợi để thực hiện sự liên minh
giai cấp, trước hết là đối với giai cấp nông dân.
Tuy vậy, số lượng công nhân nước ta còn ít, trình độ văn hóa, tay nghề, khoa
học kỹ thuật còn thấp, cách thức làm việc có nơi, có chỗ còn tỏ ra tùy tiện, manh
mún. Do vậy, để đảm đương được sứ mệnh lịch sử của mình, một trong những điều
kiện quan trọng là giai cấp công nhân Việt Nam phải liên minh được với giai cấp
nông dân. Tầng lớp trí thức và tầng lớp nhân dân lao động khác.
Câu 5. Phân tích những đặc trưng cơ bản của Chủ nghĩa xã hội theo quan
điểm của Chủ nghĩa Mác- Lênin và sự vận dụng của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay?
Những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội theo quan diểm của
chủ nghĩa Mác – Lênin:
Thứ nhất, cơ sở vật chất - kỹ thuật của xã hội xã hội chủ nghĩa là nền
đạicông nghiệp được phát triển lên từ những tiền đề vật chất - kỹ thuật của nền
đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa.

Thứ hai, chủ nghĩa xã hội xóa bỏ chế độ tư hữu tư nhân tư bản
chủnghĩa, thiết lập chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất.
Tư liệu sản xuất còn tồn tại dưới hai hình thức là sở hữu toàn dân và sở hữu
tập thể; người lao động làm chủ các tư liệu sản xuất của xã hội, do đó không còn
tình trạng người bóc lột người. •
Thứ ba, xã hội xã hội chủ nghĩa là một chế độ xã hội tạo ra được cách
tổchức lao động và kỷ luật lao động mới.
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động kết hợp hài hòa giữa lợi ích cá
nhân, lợi ích tập thể và lợi ích toàn xã hội.
+ Tạo ra được cách thức lao động mới dựa trên tinh thần tự giác của nhân
dân, dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản và quản lý thống nhất của nhà nước xã hội chủ nghĩa.
+ Xây dựng nền đại công nghiệp xã hội chủ nghĩa ở trình độ cao. •
Thứ tư, xã hội xã hội chủ nghĩa là một chế độ xã hội thực hiện
nguyêntắc phân phối theo lao động, coi đó là nguyên tắc cơ bản nhất. lOMoAR cPSD| 36844358
+ Mỗi người lao động sẽ nhận được từ xã hội một số lượng sản phẩm tiêu
dùng có giá trị tương đương với số lượng, chất lượng, hiệu quả lao động mà họ đã
tạo ra cho xã hội. Ngoài ra, người lao động còn được phân phối theo phúc lợi xã hội •
Thứ năm, xã hội xã hội chủ nghĩa là một xã hội mà ở đó nhà nước
mangbản chất giai cấp công nhân, có tính nhân dân rộng rãi, tính dân tộc sâu sắc.
+ Bản chất giai cấp công nhân vì nhà nước xã hội chủ nghĩa là cơ quan quyền
lực tập trung của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đặt dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản.
+ Tính nhân dân rộng rãi là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì lợi ích của nhân dân.
+ Tính dân tộc sâu sắc: Nhà nước xã hội chủ nghĩa phải đoàn kết được các
dân tộc, tạo nên sự bình đẳng về mọi mặt giữa các dân tộc cả trên cơ sở pháp lý và
trong thực tiễn cuộc sống, đấu tranh bảo vệ những lợi ích chân chính của dân tộc,
không ngừng phát huy những giá trị của dân tộc. •
Thứ sáu, xã hội xã hội chủ nghĩa là một xã hội đã thực hiện được sự
giảiphóng con người khỏi áp bức bóc lột; thực hiện bình đẳng xã hội, tạo điều kiện
cho con người phát triển toàn diện.

Sự vận dụng của Việt Nam hiện nay:
Những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta đang xây dựng hiện nay:
+ Thứ nhất, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
+ Thứ hai, do nhân dân làm chủ.
+ Thứ ba, có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại
và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu.
+ Thứ tư, có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
+ Thứ năm, con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.
+ Thứ sáu, các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn
trọng và giúp nhau cùng phát triển.
+ Thứ bảy, có nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân
dân, vì nhân dân do Đảng cộng sản lãnh đạo.
+ Thứ tám, có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới. lOMoAR cPSD| 36844358
Câu 6. Phân tích những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ xã hội chủ
nghĩa và vận dụng ở bản thân?
Sự hình thành dân chủ XHCN đánh dấu bước phát triển mới về chất của dân
chủ, lần đầu tiên có một nền dân chủ cho tuyệt đại đa số quần chúng nhân dân
Trong quá trình hình thành và phát triển, dân chủ xã hội chủ nghĩa
có những đặc trưng cơ bản sau đây:
+ Một là, dân chủ xã hội chủ nghĩa bảo đảm mọi quyền lực đều thuộc về
nhân dân. Nhà nước xã hội chủ nghĩa là thiết chế chủ yếu thực thi dân chủ do giai
cấp công nhân lãnh đạo thông qua chính đảng của nó.Nhà nước bảo đảm thoả mãn
ngày càng cao các nhu cầu và lợi ích của nhân dân, trong đó có lợi ích của giai cấp
công nhân. Đây chính là đặc trưng bản chất chính trị của dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Điều đó nó cho thấy, dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa có bản chất giai cấp công nhân,
vừa có tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc.
+ Hai là, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa có cơ sở kinh tế là chế độ công hữu
về những tư liệu sản xuất chủ yếu của toàn xã hội. Chế độ sở hữu đó phù hợp với
quá trình xã hội hoá ngày càng cao của sản xuất nhằm thoả mãn nhu cầu không
ngừng tăng lên về vật chất và tinh thần của tất cả quần chúng nhân dân lao động.
Đây là đặc trưng kinh tế của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Đặc trưng này được
hình thành và bộc lộ ngày càng đầy đủ cùng với quá trình hình thành và hoàn thiện
của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.
+ Ba là, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa có sức động viên, thu hút mọi tiềm
năng sáng tạo, tính tích cực xã hội của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng xã hội
mới.Trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, tất cả các tổ chức chính trị xã hội, các
đoàn thể và mọi công dân đều được tham gia vào mọi công việc của nhà nước. Mọi
công dân đều được bầu cử, ứng cử và đề cử vào các cơ quan nhà nước các cấp.
Dựa trên sự kết hợp lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội.
+ Bốn là, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa cần có và phải có những điều kiện
tồn tại với tư cách là một nền dân chủ rộng rãi nhất trong lịch sử nhưng vẫn là nền
dân chủ mang tính giai cấp. Thực hiện dân chủ rộng rãi với đông đảo quần chúng
nhân dân, đồng thời hạn chế dân chủ và thực hiện trấn áp với thiểu số giai cấp áp
bức, bóc lột và phản động. Trong nền dân chủ đó, chuyên chính và dân chủ là hai
mặt, hai yếu tố quy định lẫn nhau, tác động, bổ sung cho nhau.
+ Năm là, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa không ngừng được mở rộng cùng
với sự phát triển kinh tế, xã hội; hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế hoạt động và trình độ dân trí.
Vận dụng ở bản thân: Cần viết ngắn gọn hơn lOMoAR cPSD| 36844358
Là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bản thân mỗi người
chúng ta có quyền và nghĩa vụ thực hiện các quyền sau:
+ Thực hiện quyền bầu cử và ứng cử và đề cử vào các cơ quan nhà nước các cấp.
+ Được hưởng các quyền lợi ngang nhau với các tầng lớp khác trong xã hội,
có quyền yêu cầu được hỗ trợ khi gặp khó khăn.
+ Trau dồi về lý tưởng, rèn luyện đạo đức. Sống có văn hoá, chấp hành
nghiêm chỉnh các chủ trương, chính sách của Đảng, luật pháp của Nhà nước.
Gương mẫu trong cộng đồng, làm tròn bổn phận của người công dân.
+ Tích cực học tập nâng cao trình độ về chính trị, học vấn, chuyên môn,
nghiệp vụ. Ra sức nâng cao tay nghề, kỹ năng lao động, trình độ ngoại ngữ, tin
học. Vươn lên nắm vững khoa học, kỹ thuật, công nghệ.
+ Hăng hái tham gia các hoạt động tình nguyện, ngày thứ bảy tình nguyện;
tham gia các đội hình thanh niên tình nguyện, sẵn sàng đảm nhận việc khó, việc
mới, những vấn đề bức xúc; chủ động tham gia phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn
quốc phòng, an ninh ở mỗi địa phương, đơn vị.
+ Phấn đấu nâng cao chất lượng của người đoàn viên; tích cực tham gia các
hoạt động của Đoàn, Hội, Đội; mỗi đoàn viên gắn hoạt động của mình với hoạt
động của tập thể thanh niên nơi mình sinh sống hoặc công tác.
+ Không tham gia vào các tổ chức phản động chống phá nhà nước. Ra sức
tuyên truyền và bảo vệ hình ảnh đất nước con người Việt Nam. Lên án, tố cáo các
hành vi vi phạm pháp luật, các hành vi đe dọa hoặc xâm phạm đến chủ quyền lãnh thổ quốc gia.
Câu 7. Vì sao trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và trong xã hội
xã hội chủ nghĩa tôn giáo còn tồn tại?
Trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và trong xã hội xã hội chủ nghĩa,
tôn giáo vẫn tồn tại vì các nguyên nhân cơ bản sau: •
Nguyên nhân nhận thức: Còn nhiều hiện tượng của tự nhiên xã hội
và của con người mà khoa học chưa lý giải được, trong khi đó trình độ dân trí lại
vẫn chưa thực sự được nâng cao. Do đó, trước những sức mạnh tự phát của giới tự
nhiên và xã hội mà con người vẫn chưa thể nhận thức và chế ngự được đã khiến
cho một bộ phận nhân dân đi tìm sự an ủi, che chở và lý giải sức mạnh của thần linh. lOMoAR cPSD| 36844358 •
Nguyên nhân kinh tế: nền kinh tế vẫn còn tồn tại nhiều thành phần
kinh tế với những lợi ích khác nhau của các giai cấp, tầng lớp xã hội. Trong đời
sống hiện thực, sự bất bình đẳng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội vẫn còn diễn
ra, sự khác biệt khá lớn về đời sống vật chất tinh thần giữa các nhóm dân cư còn
tồn tại phổ biến. Do đó, những yếu tố may rủi, ngẫu nhiên vẫn tác động mạnh mẽ
đến con người, làm cho con người dễ trở nên thụ động với tư tưởng nhờ cậy, cầu
mong vào những lực lượng siêu nhiên. •
Nguyên nhân tâm lý: Tín ngưỡng tôn giáo đã tồn tại lâu đời trong
lịch sử nhân loại, đã trở thành niềm tin, lối sống, phong tục tập quán, tình cảm của
một bộ phận đông đảo quần chúng nhân dân qua nhiều thế hệ. Bởi vậy, tôn giáo
không thể biến đổi ngay cùng với tiến độ của những biến đổi kinh tế - xã hội mà nó phản ánh. •
Nguyên nhân chính trị xã hội: Xét về mặt giá trị, có những nguyên
tắc của tôn giáo phù hợp với chủ nghĩa xã hội, với chủ trương đường lối, chính
sách của Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Đó là những giá trị đạo đức, văn hóa với tinh
thần nhân đạo, hướng thiện… đáp ứng nhu cầu của một bộ phận quần chúng nhân
dân. Chính vì thế, trong một chừng mực nhất định, tôn giáo có sức thu hút mạnh
mẽ đối với một bộ phận quần chúng nhân dân. Mặt khác, những thế lực phản động
lợi dụng tôn giáo như một phương tiện để chống phá sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. •
Nguyên nhân văn hóa: tín ngưỡng tôn giáo đã đáp ứng được phần
nào nhu cầu văn hóa tinh thần của cộng đồng xã hội và trong một mức độ nhất
định, có ý nghĩa giáo dục ý thức cộng đồng, phong cách,lối sống của mỗi cá nhân
trong cộng đồng. Về phương diện sinh hoạt văn hóa, tôn giáo thường được thực
hiện dưới hình thức là những nghi lễ tín ngưỡng cùng với những lời răn theo chuẩn
mực đạo đức phù hợp với quan niệm của mỗi loại tôn giáo. Những sinh hoạt văn
hóa có tính chất tính ngưỡng, tôn giáo ấy đã thu hút một bộ phận quần chúng nhân
dân xuất phát từ nhu cầu văn hóa tinh thần, tình cảm của họ.
Tuy nhiên, cùng với tiến trình đó, tôn giáo cũng có những biến đổi cùng với
sự thay đổi của những kiện kinh tế - xã hội, với quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.