Câu hỏi ngắn ôn tập - Kinh tế chính trị | Trường Đại Học Duy Tân
1. Theo quy luật giá trị, giá cả hàng hóa phụ thuộc vào nhân tố nào? - Giá trị của hàng hoá ( yếu tố quyết định giá cả)- Giá trị của tiền tệ- Quan hệ cung – cầu về hàng hoá trên thị trường.Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
ÔN TẬP KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN ( Năm học 2023-2024) II. CÂU HỎI NGẮN
1. Theo quy luật giá trị, giá cả hàng hóa phụ thuộc vào nhân tố nào? -
Giá trị của hàng hoá ( yếu tố quyết định giá cả) - Giá trị của tiền tệ -
Quan hệ cung – cầu về hàng hoá trên thị trường
2. Vị trí của quy luật giá trị. -
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hóa vì nó quy định bản chất của
sản xuất hàng hóa, là cơ sở của tất cả các quy luật khác của sản xuất hàng hóa
3. Vì sao hàng hóa có hai thuộc tính giá trị và giá trị sử dụng? -
Hai thuộc tính đó không phải do có hai loại lao động khác nhau kết tinh trong nó, mà do lao
động của người sản xuất hàng hoá có tính hai mặt: lao động cụ thể và lao động trừu tượng
4. Năng suất lao động ảnh hưởng như thế nào đến lượng giá trị hàng hóa?
Giá trị hàng hoá tỷ lệ nghịch với năng suất lao động. Khi năng suất lao động tăng lên thì giá trị của
một đơn vị hàng hoá sẽ giảm xuống và ngược lại
5. Đặc trưng của mô hình công nghiệp hóa ở Nhật và các nước Nics
thực hiện chiến lược CNh rút ngắn, đẩy mạnh xuất khẩu, phát triển sản xuất trong nước thay thế
hàng nhập khẩu, thông qua lợi thế về khoa học, công nghệ của các nước đi trước, thu hút nguồn
lực bên ngoài để tiến hành công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa.
6.Viết công thức chung của tư bản T-H-T’
7. Mục đích của lưu thông tư bản là gì?
Mục đích của lưu thông tư bản là sự lớn lên không ngừng của giá trị và giá trị thặng dư
8. Những hạn chế của sản xuất hàng hóa
Lạm phát và phân hoá giàu nghèo
Cạn kiệt tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường
Nguồn nhân lực và trang thiết bị không đáp ứng nhu cầu sản xuất
Hàng giả, hàng kém chất lượng tràn lan
9. Khi xuất hiện độc quyền có thủ tiêu cạnh tranh không? Vì sao?
Độc quyền không thủ tiêu cạnh tranh. Vì cạnh tranh là quy luật khách quan của nền kinh tế hàng hóa.
10. Ý nghĩa của việc phân chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến.
Ý nghĩa: Việc phân chia tư bản bất biến, tư bản khả biến
- Nguồn gốc trực tiếp của quá trình thặng dư là tư bản khả biến
- Tư bản bất biến tuy không trực tiếp tạo ra giá trị thặng dư nhưng là điều kiện
11. Công thức tính m’, M
- Tỷ suất giá trị thặng dư là: m’= m/v x 100% Trong đó:
m’ là tỷ suất giá trị thăng dư (trình độ bóc lột) m là giá trị thặng dư v là tư bản khả bi*n -
Tỷ suất giá trị thặng dư cũng có thể tính theo tỷ lệ ph)n trăm giữa thời gian
lao động thặng dư (t’) và thời gian lao động tất y*u (t).
m’ = thời gian lao động thặng dư/ thời gian lao động tất yếu x 100% -
Khối lượng giá trị thặng dư: M = m’. V
Trong đó: M là kh'i lư(ng giá trị thặng dư,
m’ là tỷ suất giá trị thặng dư;
V là tổng tư bản khả bi*n.
12. Ý nghĩa của phạm trù tỷ suất giá trị thặng dư và khối lượng giá trị thặng dư
- Tỷ suất giá trị thặng dư phản ánh trình độ bóc lột sức lao động -
dư phản ánh quy mô của sự bóc lột
Khối lượng giá trị thặng
13. Giá trị sử dụng của hàng hóa là gì?
- Là công dụng của vật phẩm đó có thể thoã mãn nhu cầu nào đó của con người.
14. Các chức năng của tiền tệ * Thước đo giá trị.
*. Phương tiện lưu thông.
*. Phương tiện cất giữ.
*. Phương tiện thanh toán. *. Tiền tệ thế giới.
15. Biện pháp cơ bản để có giá trị thặng dư tuyệt đối
- Biện pháp cơ bản để có giá trị thặng dư tuyệt đối: tăng thời gian lao động nhưng năng suất lao động,
giá trị sức lao động và thời gian lao động tất yếu không đổi
16. Biện pháp cơ bản để có giá trị thặng dư siêu ngạch
- Biện pháp cơ bản để có giá trị thặng dư siêu ngạch: tăng năng suất lao động cá biệt
17. Khi nào tiền chuyển hóa thành tư bản
tiền chỉ biến thành tư bản trong những điều kiện nhất định khi chúng được sử dụng để bóc lột người khác.
18.Các hình thức cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền
- Cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với doanh nghiệp ngoài độc quyền
- Cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với nhau
- Cạnh tranh trong nội bộ tổ chức độc quyền
19. Các thành phần kinh tế hiện nay ở Việt Nam ( kể tên)
- Thứ nhất là kinh tế nhà nước ( đóng vai trò chủ đạo)
- Thứ hai là kinh tế tập thể, hợp tác xã;
- Thứ ba là kinh tế tư nhân ( động lực thúc đẩy)
- Thứ tư là kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. 20. Cạnh tranh là gì?
Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế với nhau nhằm có được những ưu thế về sản xuất
cũng như tiêu thụ và thông qua đó mà thu được lợi ích tối đa.
21.Trình bày công thức tính giá trị hàng hóa. W = c + v + m
22.Các chủ thể tham gia thị trường?
Những người mua, người bán trực tiếp hoạt động trong thị trường
23.Các quy luật kinh tế của kinh tế thị trường? - Quy luật giá trị - Quy luật cung cầu
- Quy luật lưu thông tiền tệ - Quy luật cạnh tranh
24.Trình bày tác động của cung - cầu đến giá cả hàng hóa. + Quan hệ cung cầu :
cung > cầu ➔ giá cả < giá trị
cung< cầu ➔ giá cả > giá trị
Cung = cầu ➔ giá cả = giá trị
25.Trình bày các thuộc tính của hàng hóa?
- Giá trị sử dụng: Giá trị sử dụng của hàng hoá là công dụng của vật phẩm, có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người
- Giá trị: giá trị của hàng hoá lao động của người sản xuất ra hàng hoá kết tinh trong hàng hoá đó.
26.Nêu các mô hình kinh tế thị trường mà anh/chị biết.
- KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam - KTTT xã hội ở Đức
- KTTT xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc - KTTT ở Nhật
- KTTT tự do mới ở Hoa Kỳ
27.Đặc trưng của CMCN 4.0
Đặc trưng là sự xuất hiện các công nghệ mới có tính đột phá về trí tuệ nhân tạo, big data, in 3D…
Nhất là sự kết hợp giữa các hệ thống ảo và thực tế, nơi các máy tính ra đời.
28. Mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam hướng đến xác lập một xã hội như thế nào?
“Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”
29. Đâu là tiêu chuẩn cơ bản để chọn phương án triển khai CNH, HĐH ở nước ta
hiệu quả kinh tế - xã hội t ng th ổ ể
30. Xuất khẩu tư bản chủ yếu thực hiện dưới hình thức nào?
- Xuất khẩu tư bản cho vay thu lợi tức.
- Xuất khẩu tư bản hoạt động: đưa tư bản ra nước ngoài để trực tiếp kinh doanh thu lợi nhuận.
- Xuất khẩu tư bản: trực tiếp(FDI) và gián tiếp(ODA) nhằm mục tiêu kinh tế, chính trị III. CÂU HỎI TỰ LUẬN
1. Phân tích quy luật giá trị và quy luật lưu thông tiền tệ( vận dụng vào thực tiễn làm rõ ý nghĩa
của việc nghiên cứu các quy luật) Quy luật giá trị
* Nội dung của quy luật giá trị.
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế quan trọng nhất của sản xuất và lưu thông hàng hoá.
- Nội dung của quy luật: việc sản xuất và lưu thông hàng hoá phải thực hiện hao phí lao
động xã hội cần thiết . Người sản xuất và trao đổi phải tuân theo mệnh lệnh của giá cả thị trường.
+ Đối với người sản xuất: hao phí lao động cá biệt của người sản xuất hàng hoá phải nhỏ
hơn hoặc bằng hao phí lao động xã hội cần thiết.
+ Đối với lưu thông: Quy luật giá trị đòi hỏi việc trao đổi hàng hoá cũng dựa trên hao phí
lao động xã hội cần thiết theo nguyên tắt ngang giá.
- Cơ chế tác động của quy luật giá trị là thông qua sự vận động của giá cả trên thị trường, giá
cả thị trường lên xuống xoay quanh giá trị. Cơ chế này phát sinh tác dụng trên thị trường
thông qua cạnh tranh và sức mua của đồng tiền.
*Tác dụng của quy luật giá trị.
Thứ nhất, điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá.
- Thông qua sự vận động của giá cả trên thị trường. Quy luật giá trị có tác dụng phân bố lại
tư liệu sản xuất và sức lao động giữa các ngành theo xu hướng phù hợp với nhu cầu của xã hội.
+ Đối với những ngành có cung lớn hơn cầu thì giá cả giảm do đó những người sản xuất sẽ giảm mức sản xuất.
+ Đối với những ngành có lượng cung nhỏ hơn cầu thì giá cả tăng nên người sản xuất tăng mức sản xuất.
- Đối với lưu thông, quy luật giá trị có tác dụng điều tiết lượng hàng hoá vận động từ nơi có
giá cả thấp sang nơi có giá cả cao, từ nơi có cung lớn hơn cầu sang nơi có cung nhỏ hơn cầu.
Thứ hai, kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, tăng năng xuất lao động.
- Trong kinh tế hàng hoá, người sản xuất nào có giá trị cá biệt nhỏ hơn giá trị xã hội thì càng
có lợi. Muốn vậy họ phải tăng năng xuất lao động trên cơ sở áp dụng kỹ thuật mới và hợp lý hoá sản xuất.
- Dưới sự tác động của cạnh tranh cũng thúc đẩy người sản xuất phải quan tâm đến cải tiến
kỹ thuật và kết quả chung là nó thúc đẩy LLSX phát triển.
Thứ ba, thực hiện lựa chọn tự nhiên và phân hoá giàu nghèo giữa những người sản xuất hàng hoá .
Trong sản xuất hàng hoá tất yếu có một bộ phận người sản xuất do tài năng, do may mắn, họ
sẽ phát tài và trở thành giàu có. Ngược lại một số người khác do yếu kém, do rủi ro sẽ bị phá sản, ngèo khổ.
Như vậy, một mặt quy luật giá trị đã thực hiện sự lựa chọn tự nhiên, bình tuyển người sản
xuất, mặt khác tạo ra sự phân hoá giàu nghèo, làm phát sinh quan hệ chủ thợ.
Việc nghiên cứu và hiểu rõ quy luật giá trị và quy luật lưu thông tiền tệ có ý nghĩa quan
trọng trong lĩnh vực kinh tế và tài chính, và có thể được áp dụng vào thực tế một cách hiệu quả như sau:
**Ý nghĩa của việc nghiên cứu Quy luật giá trị:**
1. **Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá:** Nghiên cứu Quy luật giá trị giúp hiểu rõ
cách cung cấp và cầu cung hàng hoá ảnh hưởng đến giá cả và quá trình sản xuất. Các doanh
nghiệp có thể sử dụng thông tin này để điều chỉnh sản lượng và giá cả của sản phẩm của họ
dựa trên nhu cầu thị trường.
2. **Khuyến khích cải tiến kỹ thuật:** Quy luật giá trị thúc đẩy cải tiến kỹ thuật và hiệu quả
trong sản xuất. Doanh nghiệp có thể sử dụng quy luật này để thúc đẩy sự phát triển và tăng
năng suất lao động bằng cách áp dụng công nghệ mới và quản lý hiệu quả.
3. **Lựa chọn tự nhiên và phân hoá giàu nghèo:** Quy luật giá trị góp phần vào việc thúc
đẩy sự phát triển và đồng thời tạo ra sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội. Điều này có thể
thúc đẩy khả năng cạnh tranh và sự đổi mới, nhưng cũng đặt ra câu hỏi về vấn đề bình đẳng
xã hội và phân bố công bằng.
4. **Hỗ trợ quyết định đầu tư:** Các nhà đầu tư và doanh nhân có thể sử dụng kiến thức về
Quy luật giá trị để đánh giá tiềm năng của các thị trường và ngành công nghiệp cụ thể, giúp
họ đưa ra quyết định đầu tư thông minh.
**Ý nghĩa của việc nghiên cứu Quy luật lưu thông tiền tệ:**
1. **Điều tiết tiền tệ và kiểm soát lạm phát:** Nghiên cứu Quy luật lưu thông tiền tệ giúp
hiểu cách quản lý tiền tệ trong hệ thống tài chính. Điều này quan trọng để đảm bảo sự ổn
định của nền kinh tế và kiểm soát lạm phát.
2. **Hỗ trợ chính sách tài chính và tiền tệ:** Quy luật này cung cấp thông tin cho các quyết
định về chính sách tài chính và tiền tệ. Nó giúp các quyết định này đáp ứng nhu cầu của nền
kinh tế và duy trì tính ổn định.
3. **Phát triển nền kinh tế:** Hiểu rõ cách lưu thông tiền tệ ảnh hưởng đến hoạt động kinh
tế và tài chính. Việc nghiên cứu và áp dụng quy luật này giúp tạo ra các điều kiện thuận lợi
cho phát triển kinh tế bền vững.
4. **Hỗ trợ quản lý rủi ro tài chính:** Người tiêu dùng, doanh nghiệp và các tổ chức có thể
sử dụng thông tin về quy luật lưu thông tiền tệ để quản lý rủi ro tài chính, đặc biệt trong việc
quản lý tỷ giá hối đoái và tài chính quốc tế.
Nghiên cứu và hiểu rõ cả hai quy luật giúp tạo ra sự hiểu biết sâu sắc về hoạt động kinh tế và
tài chính, từ đó giúp quản lý và định hình chính sách kinh tế và tài chính một cách hiệu quả và bền vững.
2. Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư
❖Phương pháp sản xuất giá tị thặng dư tuyệt đối.
Là giá trị thặng dư được tạo ra do kéo dài thời gian lao động vượt quá thời gian lao động tất
yếu, trong khi năng xuất lao động xã hội, giá trị sức lao động và thời gian lao động tất yếu không thay đổi.
Trong giai đoạn đầu sản xuất TBCN khi nền kinh tế, khoa học công nghệ, kỹ thuật còn thấp,
năng suất lao động chưa cao nên biện pháp chủ yếu là kéo dài ngày lao động để tăng giá trị thặng dư
❖. Giá trị thặng dư tương đối.
Là giá trị thặng dư thu đựơc do rút ngắn thời gian lao động tất yếu bằng cách nâng cao năng
suất lao động, nhờ đó tăng thời gian lao động thặng dư trong điều kiện độ dài ngày lao động không đổi.
❖ Giá trị thặng dư siêu ngạch
Trong cạnh tranh các nhà tư bản nhờ tăng năng xuất lao động cá biệt mà hao phí lao động
cá biệt của hàng hoá thấp hơn hao phí lao động xã hội và bán hàng hoá lớn hơn hoặc bằng
giá trị xã hội của chúng thì sẽ thu được giá trị thặng dư siêu ngạch.
Giá trị thặng dư siêu ngạch là phần giá trị thặng dư thu được do tăng năng suất lao động
cá biệt làm cho giá trị cá biệt của hàng hoá thấp hơn giá trị thị trường của nó.
Ý nghĩa: chỉ ra thủ đoạn bóc lột tinh vi của CNTB, là cơ sở để Đảng ta đề ra chương trình
CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn. So sánh
+ m tương đối : do toàn bộ giai cấp các nhà TB thu được do tăng năng suất LĐ ( toàn bộ
giai cấp TB bóc lột giai cấp công nhân)
+ m siêu ngạch: chỉ do một số nhà TB có kỹ thuật tiên tiến thu được nhờ tăng NSLĐ cá
biệt ( mối quan hệ cạch tranh giữa những nhà TB với nhau)
3. Tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam. Vì sao phải tiến
hành công nghiệp hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức
a. Tính tất yếu của CNH, HĐH ở Việt Nam
CNH,HĐHlà quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh
dịch vụ và quản lý kinh tế- xã hội, từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng
một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện
đại, dựa trên sự phát triển của công nghệ và tiến bộ khoa học công nghệ nhằm tạo ra
năng suất lao động xã hội cao.
Đặc điểm của quá trình CNH,HĐH ở Việt Nam
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo hướng XHCN nhằm thực hiện mục tiêu “ dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế và Việt nam đang
tích cực chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
Công nghiệp hóa và phát triển kinh tế tri thức là hai khía cạnh quan trọng của sự phát
triển kinh tế trong thế kỷ 21. Kết hợp cả hai có nhiều lợi ích quan trọng và là cách tiến xa
trong việc thúc đẩy sự phát triển và tạo nên nền kinh tế mạnh mẽ. Dưới đây là một số lý
do vì sao nên tiến hành công nghiệp hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức:
1. **Tăng năng suất lao động:** Công nghiệp hóa giúp tạo ra các nguồn lực và cơ sở hạ
tầng cần thiết cho sự phát triển kinh tế. Khi kết hợp với tri thức, nó giúp tăng năng suất
lao động, làm cho sản xuất và dịch vụ hiệu quả hơn và đáng tin cậy hơn.
2. **Innovative and Technological Advancements:** Phát triển kinh tế tri thức đặt nặng
việc nghiên cứu và phát triển công nghệ, sáng tạo và ứng dụng tri thức vào sản xuất và
dịch vụ. Điều này giúp tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới, tạo ra lợi nhuận và thúc đẩy sự phát triển.
3. **Phát triển kinh tế bền vững:** Khi kết hợp với công nghiệp hóa, phát triển kinh tế
tri thức có thể tạo ra một nền kinh tế bền vững hơn. Điều này bao gồm việc sử dụng tài
nguyên một cách thông minh, giảm thải độc hại, và tập trung vào sáng tạo và tạo ra giá
trị thay vì sử dụng tài nguyên một cách lãng phí.
4. **Tạo việc làm và cải thiện chất lượng cuộc sống:** Sự kết hợp giữa công nghiệp hóa
và phát triển kinh tế tri thức có thể tạo ra nhiều cơ hội việc làm trong các lĩnh vực như
công nghệ thông tin, khoa học, sáng tạo, và dịch vụ tri thức. Điều này giúp cải thiện chất
lượng cuộc sống của người dân thông qua việc tạo ra thu nhập và cơ hội.
5. **Tạo ra giá trị gia tăng:** Phát triển kinh tế tri thức thường tập trung vào tạo ra giá
trị gia tăng thông qua tri thức, sáng tạo và hiệu suất. Khi kết hợp với công nghiệp hóa, nó
có thể tạo ra các sản phẩm và dịch vụ có giá trị cao hơn, giúp tăng cường cạnh tranh và
thúc đẩy sự phát triển kinh tế.
6. **Kết nối với thị trường toàn cầu:** Công nghiệp hóa và phát triển kinh tế tri thức
giúp các quốc gia và khu vực kết nối với thị trường toàn cầu. Điều này mở ra cơ hội để
tham gia vào thương mại quốc tế và thu hút đầu tư từ nước ngoài.
7. **Giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường:** Phát triển kinh tế tri thức có thể giúp
tìm ra giải pháp thông qua tri thức và công nghệ để giải quyết các vấn đề xã hội như y tế,
giáo dục, và môi trường.
Kết hợp công nghiệp hóa và phát triển kinh tế tri thức có thể tạo nên một cơ hội mạnh
mẽ để các quốc gia phát triển và tạo ra một nền kinh tế thịnh vượng, đáng tin cậy, và bền vững.