-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Câu hỏi nhận định - Pháp luật đại cương | Trường Đại Học Hạ Long
Câu hỏi nhận định - Pháp luật đại cương | Trường Đại Học Hạ Long được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Pháp luật đại cương (PLĐCHL) 13 tài liệu
Đại Học Hạ Long 112 tài liệu
Câu hỏi nhận định - Pháp luật đại cương | Trường Đại Học Hạ Long
Câu hỏi nhận định - Pháp luật đại cương | Trường Đại Học Hạ Long được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (PLĐCHL) 13 tài liệu
Trường: Đại Học Hạ Long 112 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
PHẦN 1: CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH
Câu 1: Rủi ro đối với hàng hóa được chuyển từ bên bán sang cho bên mua khi
QSH hàng hóa được chuyển từ bên bán sang bên mua. Hãy cho ý kiến về nhận định này? Trả lời:
Nếu các bên có thỏa thuận với nhau, thì thời điểm chuyển rủi ro trùng với thời
điểm chuyển quyền sở hữu. Tuy nhiên, nếu các bên không có thỏa thuận khác, thời
điểm chuyển rủi ro chỉ trùng với thời điểm chuyển quyền sở hữu trong trường hợp
được quy định cụ thể tại điều 57, 58, 59 theo đúng quy định của điều 62 của Luật
Thương Mại Việt Nam 2005. Bên cạnh đó, nếu trong trường hợp được quy định
theo điều 60, 61, thời điểm chuyển rủi ro phụ thuộc vào thời điểm giao kết hợp
đồng và thời điểm chuyển giao quyền sở hữu là khi mà bên mua nhận hàng, trong
trường hợp này hai thời điểm trên không trùng nhau. Vậy nên, nhận định trên là
chưa đầy đủ và chưa chính xác. Note:
Điều 57. Chuyển rủi ro trong trường hợp có địa điểm giao hàng xác định
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu bên bản có nghĩa vụ giao hàng cho bên
mua tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được
chuyển cho bên mua khi hàng hoá đã được giao cho bên mua hoặc người được bên
mua uỷ quyền đã nhận hàng tại địa điểm đó, kể cả trong trường hợp bên bán được
uỷ quyền giữ lại các chứng từ xác lập quyền sở hữu đối với hàng hoá.
Điều 58. Chuyển rủi ro trong trường hợp không có địa điểm giao hàng xác định
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu hợp đồng có quy định về việc vận chuyển
hàng hoá và bên bán không có nghĩa vụ giao hàng tại một địa điểm nhất định thì
rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua khi hàng hoá
đã được giao cho người vận chuyển đầu tiên.
Điều 59. Chuyển rủi ro trong trường hợp giao hàng cho người nhận hàng để giao
mà không phải là người vận chuyển
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu hàng hoá đang được người nhận hàng để
giao nắm giữ mà không phải là người vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư
hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Khi bên mua nhận được chứng từ sở hữu hàng hoá;
2. Khi người nhận hàng để giao xác nhận quyền chiếm hữu hàng hoá của bên mua.
Điều 60. Chuyển rủi ro trong trường hợp mua bán hàng hoá đang trên đường vận chuyển
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu đối tượng của hợp đồng là hàng hoá đang
trên đường vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển
cho bên mua kể từ thời điểm giao kết hợp đồng.
Điều 61. Chuyển rủi ro trong các trường hợp khác Trừ trường hợp có thoả thuận
khác, việc chuyển rủi ro trong các trường hợp khác được quy định như sau:
1. Trong trường hợp không được quy định tại các điều 57, 58, 59 và 60 của Luật
này thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua, kể từ
thời điểm hàng hóa thuộc quyền định đoạt của bên mua và bên mua vi phạm hợp đồng do
không nhận hàng, 2. Rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá không được chuyển
cho bên mua, nếu hàng hoá không được xác định rõ ràng bằng ký mã hiệu, chứng
từ vận tải, không được thông báo cho bên mua hoặc không được xác định bằng bất kỳ cách thức nào khác.
Điều 62. Thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hoá Trừ trường hợp pháp luật có
quy định khác hoặc các bên có thỏa thuận khác, quyền sở hữu được chuyển từ bên
bán sang bên mua kể từ thời điểm hàng hóa được chuyển giao.
Câu 2: A ký kết với B hợp đồng mua bán hàng hoá nhưng không thoả thuận
về chất lượng hàng hóa, A là bên mua, B là bên bán. Đến hạn B giao hàng kém
chất lượng, A không đồng ý cho rằng B vi phạm hợp đồng nhưng B bảo rằng
mình không vi phạm vì hợp đồng không thỏa thuận chất lượng hàng nên B có
quyền giao hàng theo chất lượng hàng mà B có. Anh chị hãy tư vấn cho A giải
quyết tình huống này? Trả lời:
Trường hợp 1, giả định luật điều chỉnh quan hệ giữa các bên trong trường hợp này
là nguồn luật Việt Nam. Hợp đồng mua bán HH trong trường hợp này vẫn có hiệu
lực vì Luật Thương mại 2005 và Bộ luật Dân sự 2015 không quy định cụ thể về
điều khoản bắt buộc của hợp đồng, vậy nên, trong trường hợp này, hợp đồng thiếu
điều khoản chất lượng hàng hóa vẫn có thể thực hiện được. Tuy vậy, do hợp đồng
không quy định, giả định đầu tiên là người mua không hề biết về tình trạng hàng
hóa của B trong lúc giao kết hợp đồng. Ta xét Luật Thương mại 2005 quy định tại
điều 39, khoản 1 về các trường hợp hàng hoá được coi là không phù hợp với hợp
đồng và người mua hoàn toàn có quyền từ chối nhận hàng thuộc các trường hợp
trên chiếu theo khoản 2 của điều luật trên. Trong trường hợp này, bên bản đã vi
phạm hợp đồng và có trách nhiệm pháp lý tương ứng với thực tế xảy ra, chiếu theo
khoản 2,3 của điều 40 Luật Thương mại 2005. Giả định thứ 2 là người mua đã biết
hoặc phải biết về tình trạng hàng của bên B lúc giao kết hợp đồng, thì căn cứ vào
Điều 40, khoản 1, người bán không có trách nhiệm trong trường hợp này và không hề vi phạm hợp đồng.
Trường hợp 2, giả định luật điều chỉnh là CISG. Thì trường hợp này hợp đồng vẫn
có hiệu lực do chiếu theo điều 14 của CISG, hợp đồng phải bắt buộc có điều khoản
hàng hóa, số lượng và giá cả. Do vậy, thiếu điều khoản chất lượng nhưng hợp đồng
vẫn có hiệu lực. Trong tình huống này, người mua nếu không hề biết về phẩm chất
hàng hóa của B tệ lúc giao kết hợp đồng có thể căn cứ theo khoản 2, Điều 35 của
CISG nhằm xác định bên bán vi phạm nghĩa vụ giao hàng đúng chất lượng và yêu
cầu bồi thường theo Điều 45 và Điều 74 của CISG. Tuy nhiên, người mua cần
khiếu nại với người bán trong thời gian hợp lý, tuân thủ điều 39 CISG. Thông báo
theo Điều 39 CISG phải là thông báo thể hiện ý định phản đối, cũng như xác định
chính xác sự thiếu phù hợp. Note: Luật thương mại
Điều 39. Hàng hoá không phù hợp với hợp đồng
1. Trường hợp hợp đồng không có quy định cụ thể thì hàng hoá được coi là không
phù hợp với hợp đồng khi hàng hoá đó thuộc một trong các trường hợp sau đây: a)
Không phù hợp với mục đích sử dụng thông thường của các hàng hoá cùng chồng loại;
b) Không phù hợp với bất kỳ mục đích cụ thể nào mà bên mua đã cho bên bán biết
hoặc bên bán phải biết vào thời điểm giao kết hợp đồng;
c) Không bảo đảm chất lượng như chất lượng của mẫu hàng hoá mà bên bán đã giao cho bên mua
d) Không được bảo quản, đóng gói theo cách thức thông thường đối với loại hàng
hoá đó hoặc không theo cách thức thích hợp để bảo quản hàng hoá trong trường
hợp không có cách thức bảo quản thông thường.
2. Bên mua có quyền từ chối nhận hàng nếu hàng hoá không phù hợp với hợp đồng
theo quy định tại khoản 1 Điều này. Điều 40. Trách nhiệm đối với hàng hoá không phù hợp với hợp đồng
Trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác, trách nhiệm đối với hàng hóa không
phù hợp với hợp đồng được quy định như sau:
1. Bên bán không chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá nếu
vào thời điểm giao kết hợp đồng bên mua đã biết hoặc phải biết về những khiếm khuyết đó;
2. Trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, trong thời hạn khiếu nại theo quy
định của Luật này, bên bán phải chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của
hàng hoả đã có trước thời điểm chuyển rủi ro cho bên mua, kể cả trường hợp
khiếm khuyết đó được phát hiện sau thời điểm chuyển rủi ro;
3. Bên bán phải chịu trách nhiệm về khiếm khuyết của hàng hóa phát sinh sau thời
điểm chuyển rủi ro nếu khiếm khuyết đó do bên bán vi phạm hợp đồng. CISG Điều 14:
1. Một đề nghị ký kết hợp đồng gửi cho một hay nhiều người xác định được coi là
một chào hàng nếu có đủ chính xác và nếu nó chỉ rõ ý chí của người chào hàng
muốn tự ràng buộc mình trong trường hợp có sự chấp nhận chào hàng đó. Một đề
nghị là đủ chính xác khi nó nêu rõ hàng hóa và ấn định số lượng về giá cả một cách
trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc quy định thể thức xác định những yếu tố này.
2. Một đề nghị gửi cho những người không xác định chỉ được coi là một lời mời làm
chào hàng, trừ phi người đề nghị đã phát biểu rõ ràng điều trái lại. Điều 35:
1. Người bán giao hàng đúng số lượng, phẩm chất và mô tả như quy định trong
hợp đồng, và đúng bao bì hay đóng gói như hợp đồng yêu cầu.
2. Ngoại trừ những trường hợp đã được các bên thỏa thuận khác, hàng hóa bị coi là
không phù hợp với hợp đồng nếu:
a. Hàng hóa không thích hợp cho các mục đích sử dụng mà các hàng hóa cùng loại vẫn thường đáp ứng.
b. Hàng không thích hợp cho bất kỳ mục đích cụ thể nào mà người bán đã trực tiếp
hoặc gián tiếp biết được vào lúc ký hợp đồng, trừ trường hợp nếu căn cứ vào các
hoàn cảnh cụ thể có thể thấy rằng không dựa vào ý kiến hay sự phán đoán của
người bán hoặc nếu đối với họ làm như thế là không hợp lý.
c. Hàng không có các tính chất của hàng mẫu hoặc kiểu dáng mà người bán đã cung cấp cho người mua.
d. Hàng không được đóng phong bì theo cách thông thường cho những hàng cùng
loại hoặc, nếu không có cách thông thường, thì bằng cách thích hợp để giữ gìn và bảo vệ hàng hoá đó
3. Người bán không chịu trách nhiệm về việc giao hàng không đúng hợp đồng như
đã nêu trong các điểm từ a đến d của khoản trên nếu như người mua đã biết hoặc
không thể không biết về việc hàng không phù hợp vào lúc ký kết hợp đồng. Ðiều 45:
1. Nếu người bán đã không thực hiện một nghĩa vụ nào đó của họ phát sinh từ hợp
đồng mua bán hay Công ước này, thì người mua có căn cứ để:
a. Thực hiện những quyền hạn của mình theo quy định tại các điều từ 46 đến 52. b.
Ðòi bồi thường thiệt hại như đã quy định tại các điều từ 74 đến 77.
2. Người mua không mất quyền đòi bồi thường thiệt hại khi họ sử dụng quyền
dùng một biện pháp bảo hộ pháp lý khác.
3. Không một thời hạn trì hoãn nào có thể được Tòa án hay Trọng tài ban cho
người bán khi người mua sử dụng đến bất kỳ biện pháp bảo hộ pháp lý nào trong
trường hợp người bán vi phạm hợp đồng. Ðiều 74:
Tiền bồi thường thiệt hại xảy ra do một bên vi phạm hợp đồng là một khoản tiền
bao gồm tổn thất và khoản lợi bị bỏ lỡ mà bên kia đã phải chịu do hậu quả của sự
vi phạm hợp đồng. Tiền bồi thường thiệt hại này không thể cao hơn tổn thất và số
lợi bỏ lỡ mà bên bị vi phạm đã dự liệu hoặc đáng lẽ phải dự liệu được vào lúc ký
kết hợp đồng như một hậu quả có thể xảy ra do vi phạm hợp đồng,có tính đến các
tình tiết mà họ đã biết hoặc đáng lẽ phải biết.
Câu 3: Trong hợp đồng có điều khoản "người bán phải giao hàng cho người
mua sau 10 ngày kể từ ngày hợp đồng được giao kết". Anh chị hiểu gì về điều
khoản này, nêu nhận xét. Giả sử ngày hợp đồng được giao kết là ngày 1/4/2013? Trả lời:
Điều khoản “Người bán phải giao hàng cho người mua sau 10 ngày kể từ ngày hợp
đồng được giao kết” là quy định về thời hạn giao hàng trong hợp đồng mua bán
hàng hóa. Xét theo khoản 1 điều 37 Luật thương mại 2005 thì bên bán phải giao
hàng vào đúng khoảng thời gian giao hàng đã thoả thuận trong hợp đồng. Nên ghi
rõ ràng hơn:” Người bán phải giao hàng cho người mua trong khoảng thời gian 10
ngày kể từ từ hợp đồng được giao kết”. Khi ngày giao kết là ngày 1/4/2013 thì theo
như điều khoản trong hợp đồng, thì người bán phải giao hàng sau 10 ngày kể từ
ngày 1/4/2013, tức là hàng phải được giao trước ngày 11/4/2013 cho bên mua. Note:
Điều 37. Thời hạn giao hàng
1. Bên bán phải giao hàng vào đúng thời điểm giao hàng đã thoả thuận trong hợp đồng.
2. Trường hợp chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao hàng mà không xác định thời
điểm giao hàng cụ thể thì bên bán có quyền giao hàng vào bất kỳ thời điểm nào
trong thời hạn đó và phải thông báo trước cho bên mua.
3. Trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn giao hàng thì bên bán phải giao
hàng trong một thời hạn hợp lý sau khi giao kết hợp đồng.
Câu 4: Hợp đồng mua bán dược phẩm giữa một công ty Việt Nam và một
công ty Đài Loan có quy định về điều khoản bất khả kháng như sau:
“Bất khả kháng: Người bán không chịu trách nhiệm trong việc chậm giao
hàng trong mọi trường hợp xảy ra bất khả kháng, bao gồm: chiến tranh, đình
công, phong tỏa, bạo loạn, phản loạn, hỏa hoạn, lũ lụt, chiến tranh, cấm vận,
đình trệ sản xuất và vận chuyển thiết bị, hoặc do những quy định, sắc lệnh
của nhà cầm quyền. Khi xảy ra sự kiện bất khả kháng, người bán phải gửi
bằng chứng chứng minh sự kiện bất khả kháng đến người mua mà không có sự trì hoãn nào.”
Hãy bình luận điều khoản nói trên. Trả lời:
Hợp đồng mua bán hàng hóa ký giữa công ty Việt Nam và công ty Đài Loan không
quy định về việc lựa chọn luật áp dụng và giải quyết tranh chấp, do đó, theo Điều 5
Luật Thương mại 2005 về Luật điều chỉnh hợp đồng, Hợp đồng này sẽ chịu sự điều
chỉnh bởi Công ước Viên 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế (CISG).
Công ước Viên 1980 đề cập đến bất khả kháng tại (trở ngại khách quan) Điều 79,
khoản 1: “Một bên không chịu trách nhiệm về việc không thực hiện bất kỳ một
nghĩa vụ nào đó của họ nếu chứng minh được rằng việc không thực hiện ấy là do
một trở ngại nằm ngoài sự kiểm soát của họ và người ta không thể chờ đợi một
cách hợp lý rằng họ phải tính tới trở ngại đó vào lúc ký kết hợp đồng hoặc là tránh
được hay khắc phục các hậu quả của nó.”
Ngoài ra Điều 79.4 của CISG quy định: bên không thực hiện hợp đồng phải thông
báo cho phía bên kia biết về trở ngại và ảnh hưởng của nó đến khả năng thực hiện
hợp đồng. Nếu phía bên kia không nhận được thông báo về điều đó trong thời hạn
hợp lý sau khi bên không thực hiện hợp đồng đã biết hoặc buộc phải biết về trở
ngại đó, thì bên không thực hiện hợp đồng phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại
gây ra cho phía bên kia do không nhận được thông báo
Và xét theo điều khoản trang hợp đồng, các trường hợp: chiến tranh, đình công,
phong tỏa, bạo loạn, phản loạn, hỏa hoạn, lũ lụt, chiến tranh, cấm vận, đình trệ sản
xuất và vận chuyển thiết bị, hoặc do những quy định, sắc lệnh của nhà cầm quyền
đều đáp ứng đủ 3 điều kiện:
Thứ nhất, đây phải là sự kiện xảy ra một cách khách quan: “Sự kiện khách quan”
trong trường hợp Thứ hai, các bên chủ thể hợp đồng không thể nhìn thấy ư tt tt tt t t ớc
hoặc dự đoán trước việc xảy ra sự kiện đó vào thời điểm giao kết hợp đồng, tức là
sự kiện này phải xảy ra sau khi ký kết hợp đồng.
Thứ ba, sự việc xảy ra “không thể khắc phục” được mặc dù các bên chủ thể hợp
đồng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết. Nếu bên có nghĩa vụ có khả năng khắc
phục, hạn chế thiệt hại xảy ra mà lại không thực hiện, để mặc cho hậu quả xảy ra
thì cho dù có sự kiện bất khả kháng, bên vi phạm hợp đồng cũng không được mi}n
trừ trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng
Nên Theo quy định chung của thế giới (khoản 1 Điều 79 Công ước viên về hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế 1980 (CISG)) về hợp đồng thương mại quốc tế
2004) thì sự kiện bất khả kháng sẽ là căn cứ để bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng được mi}n trách nhiệm.
Tuy nhiên, Công ước Viên năm 1980 không quy định các biện pháp, cách thức
chứng minh cho trường hợp gặp bất khả kháng. Nhưng điều 79.4 của Công ước
viên năm 1980 của Liên hiệp quốc về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế quy định:
“Bên không thực hiện hợp đồng phải thông báo cho phía bên kia biết về tt tt tt t t ở ngại và
ảnh hưởng của nó đến khả năng thực hiện hợp đồng. Nếu phía bên kia không nhận
được thông báo về điều đó trong thời hạn hợp lý sau khi bên không thực hiện hợp đồng
đã biết hoặc buộc phải biết về trở ngại đó, thì bên không thực hiện hợp đồng phải
chịu trách nhiệm về những thiệt hại gây ra cho phía bên kia do không nhận được
thông báo.” Do vậy, việc đề cập tới ý” Khi xảy ra sự kiện bất khả kháng, người bán
phải gửi bằng chứng chứng minh sự kiện bất khả kháng đến người mua mà không
có sự trì hoãn nào “ là bên bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng đã và đang bảo
vệ lợi ích của mình có căn cứ theo điều khoản của luật áp dụng. Note: Luật thương mại
Điều 5. 䄃Āp dụng điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài và tập quán thương mại quốc tế
1. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành
viên có quy định áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế hoặc
có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
2. Các bên trong giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài được thoả thuận áp
dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế nếu pháp luật nước ngoài,
tập quán thương mại quốc tế đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. CISG Ðiều 79:
1. Một bên không chịu trách nhiệm về việc không thực hiện bất kỳ một nghĩa vụ
nào đó của họ nếu chứng minh được rằng việc không thực hiện ấy là do một tt tt tt t t ở
ngại nằm ngoài sự kiểm soát của họ và người ta không thể chờ đợi một cách hợp lý
rằng họ phải tính tới trở ngại đó vào lúc ký kết hợp đồng hoặc là tránh được hay
khắc phục các hậu quả của nó.
2. Nếu một bên không thực hiện nghĩa vụ của mình do người thứ ba mà họ nhờ
thực hiện toàn phần hay một phần hợp đồng cũng không thực hiện điều đó thì bên
ấy chỉ được mi}n trách nhiệm trong trường hợp:
a. Ðược mi}n trách nhiệm chiếu theo quy định của khoản trên, và.
b. Nếu người thứ ba cũng sẽ được mi}n trách nếu các quy định của khoản trên được áp dụng cho họ.
3. Sự mi}n trách được quy định tại điều này chỉ có hiệu lực trong thời kỳ tồn tại trở ngại đó.
4. Bên nào không thực hiện nghĩa vụ của mình thì phải báo cáo cho bên kia biết về
trở ngại và ảnh hưởng của nó đối với khả năng thực hiện nghĩa vụ. Nếu thông báo
không tới tay bên kia trong một thời hạn hợp lý từ khi bên không thực hiện nghĩa
vụ đã biết hay đáng lẽ phải biết về tt tt tt tt tt tt tt tt tt tt tt tt tt t
ở ngại đó thì họ sẽ phải chịu t ách nhiệm về
những thiệt hại do việc bên kia không nhận được thông báo.
5. Các sự quy định của điều này không cản tt tt tt t t
ở từng bên được sử dụng mọi quyền
khác ngoài quyền được bồi thường thiệt hại chiếu theo Công ước này.
Câu 5: Trường hợp người đại diện theo ủy quyền ký HĐ vượt quá phạm vi ủy quyền HĐ sa vô hiệu Trả lời:
Theo khoản 1 điều 146 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hậu quả của giao dịch dân
sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện thì: “Giao dịch
dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm
phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được
thực hiện vượt quá phạm vi đại diện, trừ trường hợp người được đại diện đồng ý
hoặc biết mà không phản đối; nếu không được sự đồng ý thì người đại diện phải
thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình về phần giao dịch vượt quá phạm vi đại diện”.
Qua đó, không phải trong tất cả các trường hợp người đại diện theo ủy quyền ký
HĐ vượt quá phạm vi ủy quyền thì hợp đồng đều vô hiệu, mà tt tt tt tt tt tt tt tt tt tt tt tt tt t t ong ường hợp
người được đại diện đã đồng ý hoặc biết mà không phản đối, hợp đồng này vẫn
làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch
được thực hiện vượt quá phạm vi đại diện. Ngược lại, nếu người được đại diện
chưa đồng ý hoặc chưa biết về việc người đại diện, hợp đồng sẽ bị vô hiệu một
phần hoặc toàn bộ, bao gồm những phần giao dịch vượt quá phạm vi đại diện của
người đại diện, lúc này phần giao dịch đó không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ
của người được đại diện, và người đại diện phải thực hiện nghĩa vụ đối với người
đã giao dịch với mình về phần giao dịch vượt quá phạm vi đại diện
Câu 6: Vi phạm về hình thức hợp đồng sa dcn đến hợp đồng vô hiệu. Trả lời:
Theo điều 129 Bộ luật Dân sự 2015 về Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức
Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu,
trừ trường hợp sau đây:
1. Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn
bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai
phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa
án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.
2. Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt
buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai
phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa
án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các
bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.
Qua đó ta nhận thấy trong đa số trường hợp, vi phạm về hình thức hợp đồng sẽ dẫn
đến hợp đồng vô hiệu, hai trường hợp mà hợp đồng có thể có hiệu lực bao gồm:
- Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản
không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai
phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tda
án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.
- Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc
về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần
ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra
quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên
không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.
Câu 7: Thời điểm chuyển giao QSH là thời điểm chuyển giao rủi ro Trả lời:
Thời điểm chuyển quyền sở hữu là thời điểm mà kể từ thời điểm đó thì người được
chuyển giao quyền sở hữu có quyền sở hữu đối với hàng hóa đó, có quyền chiếm
hữu, có quyền sử dụng và có quyền định đoạt nó. Như vậy, sau khi được chuyển
quyền sở hữu đối với hàng hóa, bên mua sẽ trở thành người chủ thực sự đối với
những hàng hóa đó với đầy đủ các quyền năng cũng như xác định trách nhiệm về
rủi ro đối với hàng hóa của chủ sở hữu như đã nêu. Như vậy thì đối với thời điểm
chuyển giao quyền sở hữu, trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế quy định:
Thời điểm chuyển giao quyền sở hữu là thời điểm mà người bán giao hàng cho
người mua. (Điều 62 LTM 2005:“Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc
các bên có thỏa thuận khác, quyền sở hữu được chuyển từ bên bán sang bên mua
kể từ thời điểm hàng hóa được chuyển giao”).
Về nguyên tắc: Luật quy định rằng, ai là chủ sở hữu, thì phải chịu rủi ro đối với tài
sản. Theo lẽ đó, thì đáng ra, thời điểm chuyển giao quyền sở hữu nhà ở như vừa
nêu, cũng chính là thời điểm chuyển giao rủi ro. Nghĩa là, khi đã thanh toán đủ
tiền, tức là đã chuyển giao quyền sở hữu, như đã nêu vừa trên, thì đúng ra, đó cũng
là lúc chuyển giao rủi ro luôn, như nhiều người đã nhận định. Tuy nhiên, luật
không quy định như vậy. Điều 441 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định chung về
thời điểm chịu rủi ro đối với tài sản.
Thời điểm chuyển rủi ro chỉ trùng với thời điểm chuyển quyền sở hữu trong trường
hợp được quy định cụ thể tại điều 57, 58, 59 theo đúng quy định của điều 62 của
Luật Thương Mại Việt Nam 2005. Bên cạnh đó, nếu trong trường hợp được quy
định theo điều 60, 61, thời điểm chuyển rủi ro phụ thuộc vào thời điểm giao kết
hợp đồng và thời điểm chuyển giao quyền sở hữu là khi mà bên mua nhận hàng.
Theo đó, thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hoá có thể trùng hoặc không với
thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hoá mua bán. Note: Luật thương mại
Điều 57. Chuyển rủi ro trong trường hợp có địa điểm giao hàng xác định
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho bên
mua tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được
chuyển cho bên mua khi hàng hoá đã được giao cho bên mua hoặc người được bên
mua uỷ quyền đã nhận hàng tại địa điểm đó, kể cả trong trường hợp bên bán được
uỷ quyền giữ lại các chứng từ xác lập quyền sở hữu đối với hàng hoá.
Điều 58. Chuyển rủi ro trong trường hợp không có địa điểm giao hàng xác định
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu hợp đồng có quy định về việc vận chuyển
hàng hoá và bên bán không có nghĩa vụ giao hàng tại một địa điểm nhất định thì
rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua khi hàng hoá
đã được giao cho người vận chuyển đầu tiên.
Điều 59. Chuyển rủi ro trong trường hợp giao hàng cho người nhận hàng để giao
mà không phải là người vận chuyển
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu hàng hoá đang được người nhận hàng để
giao nắm giữ mà không phải là người vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư
hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Khi bên mua nhận được chứng từ sở hữu hàng hoá;
2. Khi người nhận hàng để giao xác nhận quyền chiếm hữu hàng hoá của bên mua.
Điều 60. Chuyển rủi ro trong trường hợp mua bán hàng hoá đang trên đường vận chuyển
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu đối tượng của hợp đồng là hàng hoá đang
trên đường vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển
cho bên mua kể từ thời điểm giao kết hợp đồng.
Điều 61. Chuyển rủi ro trong các trường hợp khác
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, việc chuyển rủi ro trong các trường hợp khác được quy định như sau:
1. Trong trường hợp không được quy định tại các điều 57, 58, 59 và 60 của Luật
này thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua, kể từ
thời điểm hàng hóa thuộc quyền định đoạt của bên mua và bên mua vi phạm hợp
đồng do không nhận hàng;
2. Rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá không được chuyển cho bên mua, nếu
hàng hoá không được xác định rõ ràng bằng ký mã hiệu, chứng từ vận tải, không
được thông báo cho bên mua hoặc không được xác định bằng bất kỳ cách thức nào khác.
Điều 62. Thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hoá
Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc các bên có thỏa thuận khác, quyền
sở hữu được chuyển từ bên bán sang bên mua kể từ thời điểm hàng hóa được chuyển giao. Bộ luật dân sự
Điều 441. Thời điểm chịu rủi ro
1. Bên bán chịu rủi ro đối với tài sản rước khi tài sản được giao cho bên mua, bên
mua chịu rủi ro đối với tài sản kể từ thời điểm nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa
thuận khác hoặc luật có quy định khác.
2. Đối với hợp đồng mua bán tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải đăng ký
quyền sở hữu thì bên bán chịu rủi ro cho đến khi hoàn thành thủ tục đăng ký, bên
mua chịu rủi ro kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Câu 8: Trường hợp người bán có trụ sf thư漃 ng mại tại nước A và người mua
có trụ sf thư漃 ng mại tại nước B. Cả nước A và B đều chưa phải là thành viên
CISG thì CISG có được áp dụng không? Trả lời:
Phạm vi áp dụng: CISG được áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: -
Khi các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia là thành viên của CISG
- Khi theo các quy tắc tư pháp quốc tế thì luật được áp dụng là luật của nước thành viên CISG.
- Khi các bên lựa chọn CISG là luật áp dụng cho hợp đồng của mình - Khi cơ quan
giải quyết tranh chấp lựa chọn CISG làm luật áp dụng.
Theo quy định tại Điều 1 của CISG rằng "a. Khi các quốc gia này là các quốc gia
thành viên của Công ước hoặc, b. Khi theo các quy tắc tư pháp quốc tế thì luật
được áp dụng là luật của nước thành viên Công ước này." Trong vụ việc trên,
trường hợp một là CISG không áp dụng trực tiếp với lí do “A và B đều không phải
là quốc gia thành viên của CISG” nếu hai bên không có thỏa thuận nào khác.
Trong trường hợp hai, nếu các bên lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng là luật của
một nước thành viên CISG, bởi vì quy tắc các bên trong hợp đồng được tự do lựa
chọn luật áp dụng là nguyên tắc thông dụng và cốt lõi của Tư pháp quốc tế về hợp
đồng thì CISG sẽ áp dụng gián tiếp. HĐKDTM là hoạt động thuộc phạm trù của
luật tư, các bên có trong hợp đồng được quyền tự do tự thỏa thuận tự định đoạt, và
trong đó nguồn luật cũng vậy, các thương nhân được quyền thỏa thuận, lựa chọn
nguồn luật của mình. Vậy, nếu cả nước A và B đều chưa phải là thành viên CISG
nhưng hai bên thỏa thuận chọn một nguồn luật của một quốc gia C khác mà C lại
là thành viên của CISG, thì vẫn được dẫn chiếu đến CISG để mà áp dụng.
Câu 9: Ngày 1/8 A chào bán điều nhân cho B với giá 10.000 USD/tấn. Ngày 2/8
B từ chối mua hàng. Ngày 10/8, A chào bán lại với giá 9000 USD/tấn, ngày
12/8 B đề nghị mức giá 8000 USD/ tấn nhưng ngày 30/8 A từ chối. Ngày 1/9 B
thông báo chấp nhận giá 9000 USD/tấn. Trường hợp nếu A không muốn bán
hàng có được không?
Trả lời: Giả sử bộ luật được áp dụng là bộ luật dân sự 2015, Theo em A có thể
không đồng ý bán hàng trong trường hợp này, vì:
Tại khoản 1 điều 386 có nêu đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định
giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên
đã được xác định hoặc tới công chúng, bên A đã đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng
vào ngày 1/8 bị bên B từ chối tức lời đề nghị này bị chấm dứt vào ngày 2/8. A tiếp
tục đề nghị ngày 10/8 nghĩa là A đưa ra lời chào hàng mới, tuy nhiên ngày 12/8 B
đề nghị mức giá 8000 USD/ tấn nghĩa là B từ chối lời chào hàng ngày 10 và đưa
lời mời giao kết mới nhưngngày 30/8 A từ chối. Ngày 1/9 B thông báo chấp nhận
giá 9000 USD/tấn. Trong bộ luậtdân sự 2015 tại điều 392 cũng quy định khi bên
được đề nghị đã chấp nhận giao kếthợp đồng nhưng có nêu điều kiện hoặc sửa đổi
đề nghị thì coi như người này đã đưa ra đề nghị mới. Vì vậy, việc đề nghị mức giá
8000 USD của B được xem như là một đề nghị giao kết hợp đồng mới, A đã từ
chối lời đề nghị này tại ngày 30/8. Vì vậy, ngày 1/9B lời chấp nhận đề nghị của B
đã không còn hiệu lực tại mức giá 9000 USD/tấn.
Câu 10: Hợp đồng được ký giữa A và B có luật áp dụng là CISG, theo đó thỏa
thuận người bán giao hàng trước 01/10, người bán giao hàng ngày 5/10 nên
người mua từ chối nhận hàng và tuyên bố hủy bỏ hợp đồng. Hỏi người mua có
thể hủy hợp đồngđược không? Trả lời:
Theo khoản 1 điều 79 của CISG có nêu một bên không chịu trách nhiệm về
việckhông thực hiện bất kỳ một nghĩa vụ nào đó của họ nếu chứng minh được rằng
việckhông thực hiện ấy là do một trở ngại nằm ngoài sự kiểm soát của họ và người
ta không thể chờ đợi một cách hợp lý rằng họ phải tính tới trở ngại đó vào lúc ký
kết hợp đồng hoặc là tránh được hay khắc phục các hậu quả của nó và theo điều 33
của CISG có người bán phải giao hàng nếu đúng vào ngày giao hàng mà hợp đồng
đã quy định, hay có thể xác định được bằng cách tham chiếu vào hợp đồng. Vì vậy
em chia thành 2 trường hợp, trong đó:
Trường hợp 1: Người bán không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình nhưng không
phảido yếu tố sự kiện bất khả kháng, theo đó bên bán đã giao hàng chậm vào ngày
5/10,trong khi đó thỏa thuận giữa cả hai yêu cầu giao hàng trước 1/10, nên B đã
không thựchiện đúng nghĩa vụ của mình.
Theo điều 45 của CISG thì bên mua có quyền thực hiệnnhững quyền hạn của mình
hoặc là đòi bồi thường. Các quyền này được nêu từ điều 46 đến 52, trong đó khoản
1 điều 49 có nói người mua có thể tuyên bố hủy hợp đồng,nếu việc người bán
không thực hiện một nghĩa vụ nào đó của họ phát sinh từ hợpđồng hay từ Công
ước này cấu thành một vi phạm chủ yếu đến hợp đồng, mà một viphạm được cho
là chủ yếu khi nó gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho bên bị vi phạm dẫnđến không
đạt được mục đích của hợp đồng, như vậy trong trường hợp này bên muacó quyền
hủy hợp đồng khi chúng minh được đây và vi phạm chủ yếu đến hợp đồng.
Trường hợp 2: Người bán không thực hiện đúng nghĩa vụ nhưng xét thấy là do sự
kiện bất khả kháng và họ chứng minh được rằng việc không thực hiện ấy là do một
trở ngại nằm ngoài sự kiểm soát của họ và người ta không thể chờ đợi một cách
hợp lý rằng họphải tính tới trở ngại đó vào lúc ký kết hợp đồng hoặc là tránh được
hay khắc phục các hậu quả của nó. Và tại khoản 3 điều 79 của CISG có nêu, sự
mi}n trách được quy định tại điều này chỉ có hiệu lực trong thời kỳ tồn tại trở ngại
đó. Có nghĩa là người bán sẽ được mi}n trừ trách nhiệm khi đó là sự kiện bất khả
kháng và nó vẫn đang ảnh hưởngđến người bán. Tóm lại trong trường hợp này
người mua không thể yêu cầu hủy hợp đồng khi người mua đã chứng minh được
họ bị ảnh hưởng do sự kiện bất khả kháng. Note: Ðiều 45:
1. Nếu người bán đã không thực hiện một nghĩa vụ nào đó của họ phát sinh từ hợp
đồng mua bán hay Công ước này, thì người mua có căn cứ để:a. Thực hiện những
quyền hạn của mình theo quy định tại các điều từ 46 đến 52.b. Ðòi bồi thường thiệt
hại như đã quy định tại các điều từ 74 đến 77.
2. Người mua không mất quyền đòi bồi thường thiệt hại khi họ sử dụng quyền
dùng một biện pháp bảo hộ pháp lý khác.
3. Không một thời hạn trì hoãn nào có thể được Tòa án hay Trọng tài ban cho
người bán khi người mua sử dụng đến bất kỳ biện pháp bảo hộ pháp lý nào trong
trường hợp người bán vi phạm hợp đồng. Ðiều 46:
1. Người mua có thể yêu cầu người bán phải thực hiện nghĩa vụ, trừ phi người mua
sử dụng một biện pháp bảo hộ pháp lý không hợp với yêu cầu đó.
2. Nếu hàng hóa không phù hợp với hợp đồng thì người mua có thể đòi người bán
phải giao hàng thay thế nếu sự không phù hợp đó tạo thành một sự vi phạm cơ bản
hợp đồng và yêu cầu về việc thay thế hàng phải được đặt ra cùng một lúc với việc
thông báo những dữ kiện chiếu theo điều 39 hoặc trong một thời hạn hợp lý sau đó.
3. Nếu hàng hóa không phù hợp với hợp đồng, người mua có quyền đòi người bán
phảiloại trừ sự không phù hợp ấy, trừ những trường hợp khi điều này không hợp lý
xét theo tất cả các tình tiết. Việc yêu cầu loại trừ sự không phù hợp của hàng hóa so
với hợp đồng phải được tiến hành hoặc là cùng một lúc với thông báo những dữ
kiện chiếu theo điều 39 hoặc trong một thời hạn hợp lý sau đó. Ðiều 47:
1. Người mua có thể cho người bán thêm một thời hạn bổ sung hợp lý để người
bán thực hiện nghĩa vụ.
2. Trừ phi người mua đã được người bán thông báo rằng người bán sẽ không thực
hiện nghĩa vụ của mình trong thời hạn bổ sung đó, người mua không được sử dụng
đến bất cứ biện pháp bảo hộ pháp lý nào trong trường hợp người bán vi phạm hợp
đồng trước khi thời hạn bổ sung kết thúc. Tuy nhiên ngay cả trong trường hợp này
người mua cũng không mất quyền đòi bồi thường thiệt hại do người bán chậm tr}
trong việc thựchiện nghĩa vụ của mình. Ðiều 48:
1. Với điều kiện tuân thủ quy định của điều 49 người bán có thể, ngay cả sau khi
hết thời hạn giao hàng, loại trừ mọi thiếu sót trong việc thực hiện nghĩa vụ của
mình, phítổn do người bán chịu, với điều kiện là điều đó không kéo theo một sự
chậm tr} vô lý mà không gây ra cho người mua những trở ngại phi lý hay tình hình
bất định về việcngười bán phải hoàn trả các phí tổn mà người mua gánh chịu. Tuy
nhiên, người muaduy trì quyền đòi bồi thường thiệt hại chiếu theo Công ước này.
2. Nếu người bán yêu cầu người mua cho biết là người mua có chấp nhận việc loại
trừ thiếu sót nói trên của người bán hay không và nếu người mua không đáp ứng
yêu cầu này của người bán trong một thời hạn hợp lý, thì người bán có thể loại trừ
thiếu sót đó trong phạm vi thời hạn mà người bán đã ghi trong đơn yêu cầu. Người
mua không thể,trước khi mãn hạn ấy, sử dụng bất cứ biện pháp bảo hộ pháp lý nào
không thích hợp cho việc thi hành nghĩa vụ của người bán.
3. Nếu người bán thông báo cho người mua rằng người bán sẽ thực hiện việc loại
trừ thiếu sót trong một thời hạn ấn định thì cần hiểu rằng thông báo nói trên bao
gồm cả yêu cầu người mua cho biết họ chấp nhận việc loại trừ thiếu sót hay không
chiếu theo quy định của khoản 2 nói trên.
4. Yêu cầu hay thông báo của người bán theo quy định của các khoản 2 hay 3 của
điềunày sẽ không có hiệu lực nếu người mua không nhận được. Ðiều 49:
1. Người mua có thể tuyên bố hủy hợp đồng:
a. Nếu việc người bán không thực hiện một nghĩa vụ nào đó của họ phát sinh từ
hợp đồng hay từ Công ước này cấu thành một vi phạm chủ yếu đến hợp đồng, hoặc:
b. Trong trường hợp không giao hàng: Nếu người bán không giao hàng trong thời
gian đã được người mua gia hạn thêm cho họ chiếu theo khoản 1 điều 47 hoặc nếu
ngườibán tuyên bố sẽ không giao hàng trong thời gian được gia hạn này.
2. Tuy nhiên trong trường hợp nếu người bán đã giao hàng thì người mua sẽ mất
quyền hủy hợp đồng nếu người mua đã không tuyên bố hủy hợp đồng.
a. Khi người mua giao hàng chậm trong một thời hạn hợp lý kể từ lúc người mua
đãbiết rằng việc giao hàng đã được thực hiện .
b. Ðối với mọi trường hợp vi phạm trừ trường hợp giao hàng chậm tr}, trong một
thời hạn hợp lý: Kể từ lúc người mua đã biết hay đáng lẽ phải biết về sự vi phạm đó.
Sau khi đã hết mọi thời hạn mà người mua đã gia hạn thêm cho người bán chiếu
theo khoản 1 điều 47 hoặc sau khi người bán đã tuyên bố rằng, họ sẽ không thực
hiện nghĩavụ của mình trong thời hạn đã được gia hạn thêm đó, hoặc:Sau khi đã
hết mọi thời hạn bổ sung mà người bán đã yêu cầu chiếu theo khoản 2 điều 48 hay
sau khi người mua đã tuyên bố là họ không chấp nhận cho người bán thực hiện nghĩa vụ.
Ðiều 50: Trong trường hợp hàng hóa không phù hợp với hợp đồng, dù tiền hàng đã
được trả hay chưa người mua có thể giảm giá hàng theo tỷ lệ căn cứ vào sự sai biệt
giữa giá trị thực của hàng hóa vào lúc giao hàng và giá trị của hàng hóa nếu hàng
phù hợp hợp đồng vào lúc giao hàng. Tuy nhiên, nếu người bán loại trừ mọi thiếu
sót trong việc thực hiện nghĩa vụ chiếu theo điều 37 hoặc điều 48 hoặc nếu người
mua từ chối chấp nhận việcthực hiện của người bán chiếu theo các điều này thì
người mua không được giảm giá hàng. Ðiều 51:
1. Nếu người bán chỉ giao một phần hàng hóa hoặc nếu chỉ một phần hàng hóa đã
giao phù hợp với hợp đồng thì các điều 46 đến 50 sẽ được áp dụng đối với phần
hàng hóa thiếu hoặc phần hàng không phù hợp với hợp đồng.
2. Người mua chỉ được tuyên bố hủy bỏ toàn bộ hợp đồng, nếu việc không thực
hiện hợp đồng hoặc một phần hàng giao không phù hợp với hợp đồng cấu thành
một sự vi phạm chủ yếu hợp đồng. Ðiều 52:
1. Nếu người bán giao hàng trước thời hạn quy định thì người mua được quyền lựa
chọn hoặc chấp nhận hoặc từ chối việc giao hàng đó.
2. Nếu người bán giao một số lượng nhiều hơn số lượng quy định trong hợp đồng,
thì người mua có thể chấp nhận hay từ chối việc giao số lượng phụ trội, nếu người
mua chấp nhận toàn bộ hoặc một phần số lượng phụ trội nói trên thì người mua
phải trả tiền hàng phụ trội. Nếu người mua chấp nhận toàn bộ hoặc một phần số
lượng phụ trội nói trên thì người mua phải trả tiền hàng phụ trội theo giá hợp đồng quy định.
PHẦN 2: BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
Bài 1: Ngày 15.05.2016 Giám đốc công ty TNHH A gửi đồng thời qua máy fax
của công ty đến công ty CP B và công ty TNHH C thư chào bán một xe xúc
đất chuyên dụng trongxây dựng đề “Kính gửi Quý Công ty” với cùng một nội
dung. Thư này đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại BLDS 2015. Trong đó
thời hạn giao hàng là 7 ngày kể từ khi bên chào bán nhận được chấp thuận
mua hàng, thời điểm cụ thể do các bên thỏa thuận. Ngày 20.5.2016 công ty
TNHH A nhận được một bản fax của công ty CP B do Giám đốc công ty này
ký với nội dung đồng ý mua chiếc xe đó với toàn bộ điều kiện ghitrong thư
chào bán. Ngày 30.5.2016 Công ty TNHH A lại nhận được một bản fax
củacông ty TNHH C cũng với nội dung đồng ý mua với toàn bộ điều kiện ghi
trong thư chào bán.Giám đốc Công ty TNHH A đã quyết định bán chiếc xe
trên cho Công ty CP B,thời gian giao xe là ngày 25.05.2016 và tiến hành thủ
tục chuyển quyền sf hữu chocông ty này. Hỏi:
a. Các hợp đồng nào đã được xác lập giữa các công ty nào? Tại sao?
b. Tranh chấp giữa những công ty nào có thể xảy ra, vì sao? Trả lời:
Giả định tình huống trên áp dụng nguồn luật Việt Nam.
a.Theo điều 386 BLDS 2015 về “đề nghị giao kết hợp đồng”
Khoản 1: Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng
và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định
hoặc tới công chúng Điều 388 BLDS 2015 quy định về “ thời điểm giao kết hợp
đồng có hiệu lực” Khoản 1: Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực được
xác định do bên đềnghị ấn định; Nếu bên đề nghị không ấn định thì đề nghị giao
kết hợp đồng có hiệu lựckể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó.Điều
400 BLDS 2015 về “thời điểm giao kết hợp đồng” Khoản 1: Hợp đồng được giao
kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhậngiao kết.Vậy các hợp đồng
được xác lập là:- Hợp đồng giữa công ty TNHH A và công ty CP B ngày
20/5/2016- Hợp đồng giữa công ty TNHH A và công ty TNHH C ngày 30/5/2016.
b. Tranh chấp có thể xảy ra là tranh chấp giữa công ty TNHH A và công ty TNHH
C. Vì trong chào hàng của công ty TNHH A không ấn định thời hạn của đề nghị
giao kết hợp đồng, vì thế lời chấp nhận chào hàng của công ty TNHH C đã hình
thành hợp đồng giữa hai công ty này. Do A vi phạm hợp đồng với C dưới hình thức
không giao hàng (không thực hiện nghĩa vụ giao hàng). Nếu xem đây là trường
hợp A không thể thực hiện được hợp đồng thì A cũng không được mi}n trách
nhiệm theo quy định tại Điều 294 LTM 2005, vì không do lỗi của C mà cũng
không xảy ra sự kiện bất khả kháng. Có thể có tranh chấp về việc áp dụng chế tài
buộc thực hiện đúng hợp đồng dưới hình thức C mua một chiếc xe khác tương tự
và yêu cầu A thanh toán chi phí phát sinh (bao gồm tiền chênh lệch giữa 2 xe + chi
phí giao kết/thực hiện hợp đồng mua xe thay thế).Đối với công ty TNHH C có thể
cho rằng hợp đồng vẫn có thể thực hiện được dưới hình thức C mua xe khác thay
thế. Đối với công ty TNHH A có thể cho rằng hợp đồng không thể thực hiện được
thì không thể buộc A thực hiện đúng hợp đồng.
Bài 2: Ngày 22/05/16 Công ty TNHH TM Hư漃 ng Quế ký hợp đồng bán cho
DNTN ThăngLong 1000 tấn bột mì. Ðể thực hiện hợp đồng này, ngày
30/5/2016 công ty HQ ký hợpđồng mua bột mì của công ty M của Nhật Bản và
công ty HQ đã ủy thác cho công tyXNK VOVA nhập khẩu số bột mì này. Công
ty M đã mua bột mì của nhà máy tại Ấn Ðộ. Ngày 20/06 tàu chf hàng trên
đường từ Ấn Ðộ về Việt Nam thì gặp bão và thiệt hạihoàn toàn (hàng không
được bảo hiểm). Do vậy công ty HQ không có hàng giao choDNTN TL. DNTN
TL đã kiện công ty HQ. Trong trường hợp này HQ có được miễn trách không? Trả lời:
Theo Khoản 1 Điều 156 BLDS 2015 quy định: “Sự kiện bất khả kháng là sự kiện
xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục
được dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”. Theo thông lệ
chung, sự kiện bất khả kháng thường được hiểu có thể là những hiện tượng do
thiên nhiên gây ra (thiên tai) như lũ lụt, hỏa hoạn, bão, động đất, sóng thần…Bão