-
Thông tin
-
Quiz
Câu hỏi ôn tập - Dẫn luận ngôn ngữ | Trường Đại học Hà Nội
1. Bản chất của ngôn ngữ 1.1. Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt (*) Con người quan sát, nhận thức những gì? Hiện tượng tự nhiên: tồn tại khách quan Hiện tượng xã hội: phụ thuộc ý muốn chủ quan của con người (*) Vì sao ngôn ngữ phát sinh và phát triển trong xã hội Do ý muốn và nhu cầu của con người o Các cá thể cần phải giao tiếp để liên kết với nhau tạo thành các cộng đồng xã hội để tồn tại và phát triển => sử dụng ngôn ngữ. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Dẫn luận ngôn ngữ (ĐHHN) 57 tài liệu
Đại học Hà Nội 682 tài liệu
Câu hỏi ôn tập - Dẫn luận ngôn ngữ | Trường Đại học Hà Nội
1. Bản chất của ngôn ngữ 1.1. Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt (*) Con người quan sát, nhận thức những gì? Hiện tượng tự nhiên: tồn tại khách quan Hiện tượng xã hội: phụ thuộc ý muốn chủ quan của con người (*) Vì sao ngôn ngữ phát sinh và phát triển trong xã hội Do ý muốn và nhu cầu của con người o Các cá thể cần phải giao tiếp để liên kết với nhau tạo thành các cộng đồng xã hội để tồn tại và phát triển => sử dụng ngôn ngữ. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Dẫn luận ngôn ngữ (ĐHHN) 57 tài liệu
Trường: Đại học Hà Nội 682 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Hà Nội
Preview text:
lOMoARcPSD|47205411 lOMoARcPSD|47205411
DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC
Chương 1: Giới thiệu khái quát về ngôn ngữ
1. Bản chất của ngôn ngữ
1.1. Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt
( Con người quan sát, nhận thức những gì?
Hiện tượng tự nhiên: tồn tại khách quan
Hiện tượng xã hội: phụ thuộc ý muốn chủ quan của con người
( Vì sao ngôn ngữ phát sinh và phát triển trong xã hội
Do ý muốn và nhu cầu của con người
o Các cá thể cần phải giao tiếp để liên kết với nhau tạo thành các cộng đồng xã hội để tồn tại và
phát triển => sử dụng ngôn ngữ
o Một người tách ra khỏi cộng đồng xã hội => không có ngôn ngữ, vì ngôn ngữ có được nhờ
học hỏi, giáo dục, không nhờ quá trình di truyền mang tính sinh học
Ngôn ngữ là nhân tố quan trọng bảo đảm con người “đúng là con người”
( Vì sao nói ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội
Ngôn ngữ không phải là sản phẩm của cá nhân, ngôn ngữ là của chung toàn xã hội
Ngôn ngữ sinh ra do nhu cầu của xã hội, phục vụ các lợi ích xã hội và phát triển trong sự tương tác với xã hội.
Ngôn ngữ là phương tiện biểu đạt tư duy và là phương tiện giao tiếp tối ưu nhất.
Ngôn ngữ là một động lực phát triển của xã hội và ngược lại môi trường xã hội cũng là động lực
phát triển của ngôn ngữ
( Ngôn ngữ là một thiết chế xã hội Bắt buộc, chặt chẽ
Được gìn giữ và phát triển trong kinh nghiệm và truyền thống của cộng
đồng Được dạy, học và sáng tạo thêm
Được bổ sung liên tục từ thế hệ trước đến thế hệ sau, từ khi một cá nhân sinh ra đến khi chết đi
=> Ngôn ngữ là một tập hợp những thói quen nói, nghe, hiểu, được tiếp thu liên tục từ thời thơ ấu đến
khi nhắm mắt xuôi tay, trở thành thói quen của xã hội, khó thay đổi.
( Ngôn ngữ có tính xã hội
Phân biệt ngôn ngữ toàn dân và ngôn ngữ địa phương
Phân biệt ngôn ngữ văn hoá chung với ngôn ngữ của các tầng lớp xã hội
( Ngôn ngữ có phải là hiện tượng cùng loại với tiếng kêu của động vật không
Tiếng kêu của động vật bề ngoài có vẻ giống ngôn ngữ loài người
Loài vật dùng tiếng kêu để “trao đổi thông tin”, gọi bầy, gọi bạn tình, báo tin có thức ăn, có
nguy hiểm, biểu lộ sự thích thú, giận dữ, đe doạ kẻ thù,…
Thực chất tiếng kêu của động vật khác ngôn ngữ loài người: là tiếng kêu bẩm sinh, bản năng, di
truyền theo các mã hoá sinh vật, được kích hoạt trong những điều kiện nhất định. Khác hoàn
toàn cách trẻ em học nói - là kết quả của quá trình rèn luyện phản xạ có điều kiện trong bối cảnh
cụ thể, có sự kích thích cụ thể
Một số loài động vật tinh khôn có thể tập nói tiếng người hoặc giao tiếp với người lOMoARcPSD|47205411
( Vì sao nói ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt?
Ngôn ngữ của mỗi cộng đồng dân tộc không phải là của riêng nhà nước, đảng phái, thể chế
chính trị, tôn giáo, giai cấp nào
Ngôn ngữ ứng xử bình đẳng với tất cả mọi người trong xã hội
Mỗi cá nhân hay nhóm xã hội không thể làm biến đổi ngôn ngữ bằng những cuộc cách mạng chính trị xã hội
Ngôn ngữ là một thiết chế chặt chẽ đối với mỗi cá thể trong cộng đồng xã hội
1.2. Ngôn ngữ là một loại hệ thống tín hiệu ( Tín hiệu là gì?
Một thực thể vật chất
Kích thích vào giác quan của con người làm cho người ta tri giác
được Có giá trị biểu đạt cái gì đó ngoài thực thể ấy
( Một sự vật chỉ được coi là tín hiệu nếu nó thoả mãn những điều kiện sau đây
Phải là cái có bản chất vật chất, kích thích giác quan của con người và được giác quan của con
người (thị giác, thính giác) tri giác
Phải đại diện hoặc biểu đạt một cái gì đó ngoài bản thân nó
Người ta phải nhận thức được mối liên hệ quy ước giữa “tín hiệu” với cái mà nó đại diện cho
Sự vật đó phải nằm trong một hệ thống tín hiệu nhất định để được xác định tư cách, giá trị tín
hiệu của mình cùng với các tín hiệu khác
=> Tín hiệu là thực thể có hai mặt: mặt biểu hiện và mặt được biểu hiện (do con người quy
ước) Các tín hiệu phải hợp thành những hệ thống
( Vì sao nói ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu
Vì cơ cấu tổ chức của ngôn ngữ có tính hệ
thống Vì ngôn ngữ có bản chất là tín hiệu
( Tín hiệu ngôn ngữ gồm những loại nào?
Những đơn vị có mặt biểu hiện là âm thanh, mặt được biểu hiện là những nội dung về các sự
vật, hiện tượng, thuộc tính, quá trình => Các từ là tên gọi của các sự vật, hiện tượng, thuộc tính, quá trình đó
Những đơn vị có mặt biểu hiện là âm thanh, mặt được biểu hiện là nội dung, ý nghĩa hoặc chức
vụ ngữ pháp nhất định => hình vị
=> Từ là tín hiệu ngôn ngữ điển hình (
Hệ thống ngôn ngữ khác với những hệ thống vật chất khác không phải là tín hiệu như thế nào?
Đối với những hệ thống vật chất không phải là tín hiệu, các yếu tố của nó có giá trị đối với hệ
thống nhờ những thuộc tính vật chất tự nhiên của chúng
Đối với hệ thống tín hiệu trong đó có hệ thống tín hiệu ngôn ngữ, các yếu tố của nó có giá trị
đối với hệ thống không phải nhờ những thuộc tính vật chất tự nhiên của chúng, mà nhờ những
thuộc tính được con người trao cho, gán cho để chỉ ra những khái niệm hay tư tưởng nào đó
2. Chức năng của ngôn ngữ Gồm: Làm công cụ giao tiếp Làm công cụ tư duy lOMoARcPSD|47205411
Nhân tố cấu thành, lưu giữ văn hoá
2.1. Chức năng làm công cụ giao tiếp a. Giao tiếp là gì?
Giao tiếp là sự truyền đạt thông tin từ người này đến người khác với một mục đích nhất định nào
đó b. Hoạt động giao tiếp gồm những gì?
Người nói (thái độ) => Thông tin => Người nghe (thái độ)
Các bước: (1) quá trình tạo lập thông điệp; (2) quá trình phân tích thông điệp
Nhân tố trong giao tiếp: nhân vật giao tiếp, ngữ cảnh phương tiện, nội dung giao tiếp, đích giao tiếp
c. Ngôn ngữ làm công cụ giao tiếp như thế nào?
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp phổ biến nhất, tiện lợi nhất, có năng lực nhất và kì diệu nhất
để con người giao tiếp với nhau
Nhu cầu giao tiếp của con người mang tính bẩm sinh, là điều kiện để hình thành và phát triển cá
thể, giống loài, là động lực quan trọng đảm bảo sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người
Ngôn ngữ chiếm ưu thế vượt trội so với các phương tiện giao tiếp khác về độ phong phú thông
tin, độ phức tạp trong tổ chức
Các công cụ giao tiếp khác (điệu bộ, cử chỉ, tín hiệu, biểu tượng, hình vẽ, âm nhạc,…) chỉ là
phương tiện bổ sung cho ngôn ngữ
Ngôn ngữ cho phép con người kích hoạt và duy trì các hoạt động tinh thần, đồng thời giúp con
người giao tiếp hiệu quả với những người khác
Một trong những nhu cầu thường trực của con người là cần phải chia sẻ những quan điểm, tư
tưởng, nhận thức của mình về thế giới với những người xung quanh mình
=> Nhận thức thế giới chính là thụ đắc những tri kiến đúng đắn về thế giới khách quan thông quan
những hoạt động giao tiếp có tính xã hội, mà những hoạt động đó chỉ được thực hiện một cách tối ưu nhờ ngôn ngữ
Ngôn ngữ giúp một cá nhân (người nói) trình bày ý kiến của mình, và người đối thoại (người
nghe) hiểu ý kiến đó, tương tác với nó, phản hồi nó và thậm chí thay đổi hành vi của mình nhờ nó
( Vì sao nói ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp tối ưu?
Chỉ cần một số lượng rất ít các từ ngữ và phương thức ngữ pháp, bạn có thể diễn đạt vô số ý tưởng khác nhau
2.2. Ngôn ngữ làm công cụ của tư duy
Loài người tách ra khỏi thế giới động vật nhờ vào lao động, tư duy và ngôn
ngữ Lao động là hoạt động hình thành lâu dài trong lịch sử
Tư duy dần dần hình thành trong lao động
Tư duy tồn tại dưới dạng trừu tượng, thông qua khả năng khái quát hoá và suy luận ( Tư duy là gì?
Tư duy là một hệ thống rất phức tạp, bởi nó nảy sinh từ sản phẩm vật chất có tổ chức cao nhất
của con người – bộ não người
Thuật ngữ tư duy thường được hiểu theo hai nghĩa:
Khả năng phản ánh thực tế dưới dạng khái niệm, phán đoán và kết luận => tư duy đồng nhất với
tư tưởng, tức là kết quả của quá trình suy nghĩ, quá trình tư duy lOMoARcPSD|47205411
Bản thân quá trình phản ánh cuộc sống dưới dạng tư tưởng, tức là bản thân quá trình suy nghĩ,
quá trình hình thành tư tưởng
( Ngôn ngữ làm công cụ của tư duy như thế nào?
Thông qua ngôn ngữ, con người nhận thức và thành lập các khái niệm về thế giới xung quanh mình
Ngôn ngữ là phương tiện lưu giữ và truyền đạt các kết quả của hoạt động tư duy: các khái niệm,
các nội dung được “chứa đựng” trong các từ ngữ
Ngôn ngữ là “hình thức tồn tại” của tư duy, là phương tiện vật chất để thể hiện tư
duy Tư duy là “cái được biểu hiện”, ngôn ngữ là “cái biểu hiện”
Qua giao tiếp bằng ngôn ngữ gắn với tư duy trừu tượng, con người tạo ra một thế giới tinh thần
(gồm các ý niệm) bền vững và phong phú
Thông qua ngôn ngữ, con người “tái cấu trúc hoá” thế giới xung quanh theo cách riêng của
mình và cảm nhận thế giới ấy
( Ngôn ngữ thể hiện tư duy như thế nào?
Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng
Ngôn ngữ trực tiếp tham gia vào quá trình hình thành tư tưởng
( Ngôn ngữ tồn tại ở những dạng nào?
Ngôn ngữ tồn tại dưới dạng âm thanh và lời nói
Ngôn ngữ tồn tại dưới dạng biểu tượng âm thanh ở trong óc, chữ viết ở trên giấy
Khi nghe một từ thì một biểu tượng âm thanh xuất hiện
Khi nói một từ thì một biểu tượng chuyển động phát âm xuất hiện
Khi nhìn một từ được in hoặc viết ra thì biểu tượng thị giác của từ xuất hiện
( Chức năng thể hiện tư duy của ngôn ngữ bộc lộ khi nào?
Khi ngôn ngữ được phát thành lời
Khi người ta im lặng suy nghĩ hoặc viết ra – lời nói bên trong
Trong quá trình hình thành cá thể và giống loài, khả năng biết tư duy trừ tượng và biết sử dụng
ngôn ngữ để truyền đạt tư duy là một biểu hiện phân biệt về chất giữa loài người với các loài động vật khác
Xét về bản chất, sự truyền đạt tri thức bằng ngôn ngữ chính là việc ngôn ngữ tham gia vào quá
trình xây dựng nên các liên hệ tạm thời
( Liên hệ tạm thời là gì?
Người ta không nhất thiết phải làm quen trực tiếp với sự vật này hay sự vật kia, nhưng vẫn có thể ít
nhiều biết được nó là gì, nó như thế nào,… nếu có một người nào đó đã biết nói lại cho biết, hoặc
người ta biết được những sự vật khác có quan hệ đến chúng.
Qua giao tiếp bằng ngôn ngữ gắn liền với tư duy trừu tượng, con người tạo ra cho mình một thế
giới các ý niệm và khái niệm, bền vững và phong phú hơn rất nhiều thế giới của kinh nghiệm
Với ngôn ngữ và thông qua ngôn ngữ, con người tái cấu trúc hóa thế giới vật chất và tinh thần
theo cách của mình, làm cho thế giới rộng lớn, vô biên và phức tạp trở nên có thể cảm nhận
được, hình dung được và kiểm soát được
Ngoài con người, không một sinh vật nào có những khả năng như tàng trữ thông tin, xây dựng
các liên hệ tạm thời, hình dung thế giới, sắp xếp thế giới,… thông qua ngôn ngữ, dù con người
có thể kém cỏi hơn các loài động vật về một khả năng nào đó lOMoARcPSD|47205411
( Ngôn ngữ không thể tác rời tư duy
Chính ở trong ngôn ngữ và nhờ có ngôn ngữ mà ý thức tiềm tàng của con người được hiện thực hóa
Chính trong quan hệ với tư duy, phản ánh tư duy, ngôn ngữ mới không phải là cái vỏ vật chất
âm thanh trống rỗng mà là một thực thể có hai mặt (vật chất và tinh thần)
Thiếu vắng một trong hai mặt này hoặc tách rời chúng, ngôn ngữ không còn là ngôn ngữ nữa
( Ngôn ngữ không đồng nhất với tư duy
Ngôn ngữ là vật chất còn tư duy là tinh thần
Ngôn ngữ là vật chất, bởi vì tất cả các đơn vị của nó như hình vị, từ, câu,… đều là âm thanh, có
những thuộc tính vật chất nhất định
Tư duy nảy sinh và phụ thuộc vào một vật chất được tổ chức đặc biệt là não, nhưng bản thân nó
lại có tính chất tinh thần
Tư duy không có những đặc tính của vật chất như khối lượng, trọng lượng, mùi vị,…
Tư duy có tính nhân loại còn ngôn ngữ có tính dân tộc
Mọi người đều suy nghĩ như nhau nên quy luật tư duy là quy luật chung cho toàn nhân loại
Các ý nghĩ, tư tưởng được biểu hiện bằng những cách khác nhau, trong các ngôn ngữ khác nhau
Ngôn ngữ nào cũng phải biểu hiện bằng những các khác nhau, trong các ngôn ngữ khác nhau
Ngôn ngữ nào cũng phải biểu hiện tư duy, nhưng mỗi ngôn ngữ biểu hiện theo cách riêng của
mình nên ngôn ngữ có tính dân tộc
2.3. Ngôn ngữ làm nhân tố cấu thành văn hoá và lưu trữ, truyền tải văn hoá
Ngôn ngữ là nhân tố quan trọng bậc nhất cấu thành văn hóa tộc người
Ngôn ngữ là tấm gương phản ánh nội dung văn hóa, lưu giữ và truyền tải văn hóa từ người này
đến người khác, từ thế hệ trước đến thế hệ sau
Các nhân tố khác (lịch sử, quá trình tiến hóa, phương thức sản xuất, phong tục, tập quán, tín
ngưỡng, đạo đức, nhà cửa, trang phục, ẩm thực,…) được ghi lại trong ngôn ngữ của tộc người
( Ngôn ngữ và văn hóa có đồng nhất với nhau không?
Ngôn ngữ và văn hóa có quan hệ chặt chẽ nhưng không bao giờ là một
Loài người sống trong cùng một thế giới, có chung những khái niệm phổ
biến Mỗi cộng đồng dân tộc có những cách nhìn thế giới khác nhau
Việc hiểu và sử dụng chính xác nghĩa của từ luôn gắn liền với việc hiểu văn hóa của dân tộc
sinh ra ngôn ngữ có từ ấy
2.4. Chức năng của ngôn ngữ nhìn từ hướng tiếp cận khác Chức năng miêu tả
Ngôn ngữ phản ánh những trải nghiệm của người nói về thế giới và
truyền đạt những thông tin được khẳng định, phủ định hay được kiểm nghiệm Chức năng xã hội
Chức năng xác lập, duy trì và thông báo bằng ngôn ngữ về mối quan hệ
giữa người nói với người nghe
Chức năng biểu cảm
Chức năng xác lập, duy trì và thông báo bằng ngôn ngữ về mối quan hệ
giữa những người nói với người nghe
Chức năng tạo lập văn bản Chức năng tạo các văn bản/ diễn ngôn ở dạng ngôn ngữ nói hoặc viết lOMoARcPSD|47205411 (
Trong khi ngôn ngữ hoạt động, các chức năng này chồng lấn lên nhau, và một phát ngôn được phát
ra có thể đồng thời thực hiện các chức năng
Chức năng miêu tả: thông báo về một ứng xử trong tương lai
Chức năng tạo lập văn bản: phát ngôn này là một thành tố trong cuộc hội thoại
Chức năng biểu cảm: tỏ rõ thái độ không tin cậy, không tôn trọng, tức giận
Chức năng liên nhân: thể hiện quan hệ ngang hang hoặc bậc trên của người nói so với “nó” (
Các chức năng miêu tả, chức năng biểu cảm, chức năng xã hội đồng thời ứng với chức năng giao
tiếp và chức năng công cụ của tư duy lOMoARcPSD|47205411
NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN
1. Các đặc trưng của ngôn ngữ
2. Chức năng của các bộ phận trong bộ máy phát âm
3. Phân biệt cơ quan phát âm chủ động và thụ động
4. Nội dung của các phụ âm đầu của tiếng Việt
5. Quan hệ âm tố - âm vị
1. Các đặc trưng của ngôn ngữ
(*) Ngôn ngữ có tính võ đoán
Ngôn ngữ có tính võ đoán. Từ thời xa xưa khi ngôn ngữ hay tiếng nói xuất hiện, con người đã
quy ước với nhau, dùng âm thanh gắn tên cho sự vật để phân biệt giữa các sự vật với nhau và để
biểu thị ý nghĩa của sự vật ấy, những âm ấy được truyền miệng từ đời này qua đời khác, chúng
ta không thể giải thích lý do vì sao âm này lại chỉ sự vật này, âm kia lại chỉ sự vật kia, chúng ta
chỉ gọi tên nó theo một thói quen đã được hình thành lâu đời.
Thế nhưng khi xã hội ngày càng phát triển, con người giao lưu buôn bán, trao đổi hàng hóa với
nhau khiến cho hệ thống ngôn ngữ ngày càng được mở rộng, những sự vật khác nhau được biểu
hiện bằng cùng một âm hay một sự vật lại được biểu hiện bằng nhiều âm khác nhau cũng xuất
hiện. Điều này là do lẽ mỗi cộng đồng khác nhau lại có một quy ước khác nhau, một thói quen
dùng âm để biểu thị ý nghĩa khác nhau, tính võ đoán này đã sản sinh ra hiện tượng đồng âm trong ngôn ngữ.
(*) Ngôn ngữ có tính hình tuyến
Khi đi vào hoạt động giao tiếp của con người, các tín hiệu ngôn ngữ xuất hiện kế tiếp nhau, tạo thành
chuỗi theo chiều rộng của thời gian, hết cái này lại đến cái kia, được gọi là tính hình tuyến của ngôn ngữ.
(*) Ngôn ngữ có tính phân đoạn đôi
Ngôn ngữ là một cấu trúc hai bậc gồm các đơn vị tự thân không mang nghĩa và những đơn vị mang
nghĩa do các đơn vị không mang nghĩa kết hợp với nhau
(*) Ngôn ngữ có tính sản sinh
Từ một số lượng hữu hạn những đơn vị, yếu tố đã có, dựa vào những nguyên tắc đã được xác định,
người sử dụng có thể tạo ra và hiểu được rất nhiều đơn vị, yếu tố mới, từ ngữ mới, tạo ra và hiểu được
vô số những câu mới mà trước đó có thể họ chưa từng nói hoặc chưa từng nghe thấy
(*) Ngôn ngữ có tính đa trị
Một vỏ âm thanh ứng với hai hoặc hơn hai nội dung sự vật hoặc một sự vật ứng với hai hoặc hơn hai vỏ âm thanh
( Sự biểu hiện của ngôn ngữ không bị chế định về không gian, thời gian (Tính di vị)
Ngôn ngữ đại diện thay thế cho những cái được nó biểu hiện, gọi tên. Cái được biểu hiện của
ngôn ngữ, dù bản tính vật chất hay phi vật chất, hiện thực hay phi hiện thực,... đều không quan
trọng. Ở đây chỉ cần sự tồn tại của chúng về mặt văn hóa – xã hội
Bởi thế, ngôn ngữ và người sử dụng ngôn ngữ không bị hạn chế về mặt thời gian và không gian
trong giao tiếp khi nói về bất kì sự vật, hiện tượng,... nào lOMoARcPSD|47205411
2. Chức năng của các bộ phận trong bộ máy phát âm
Bộ máy phát âm gồm các bộ phận ở khoang miệng, khoang yết hầu, khoang mũi ( Dây thanh
Mỗi người có hai dây thanh, là hai cơ mỏng, nằm sóng đôi song song với nhau trong thanh hầu
Dây thanh là hai màng cơ mỏng, nằm ngang, có thể mở ra hay khép lại, căng lên hay trùng
xuống và đặc biệt có khả năng rung động
Khe hở giữa hai dây thanh có thể được mở rộng ra hoặc khép lại gọi là thanh môn
Điều tiết luồng hơi thoát ra bằng cách khép hoặc mở thanh môn với mức độ khác nhau để tạo ra
tiếng thanh hoặc tiếng động
( Khoang miệng và yết hầu
Hai khoang này giữ vai trò như một hộp cộng hưởng trong các nhạc cụ bộ hơi hoặc các ống trong dàn organ
Lưỡi cùng với hai môi, răng cửa hàm trên phối hợp hoạt động làm thay đổi hình dáng, thể tích
của khoang miệng, thay đổi lối thoát và cách thoát của luồng hơi tạo âm hoặc âm sắc của thanh ( Khoang mũi
Cũng đó vai trò như một hộp cộng hưởng
Có những âm trong quá trình phát âm, luồng hơi có đi qua mũi, tạo nên bản sắc riêng
3. Phân biệt cơ quan phát âm chủ động và thụ động
( Giống nhau: Đều là cơ quan tham gia vào quá trình tạo ra lời nói, cấu thành nên bộ máy phát âm ( Khác nhau:
Cơ quan phát âm chủ động đóng vai trò chính trong quá trình hình thành âm, gồm dây thanh,
lưỡi, môi, ngạc mềm, lưỡi gà, mặt sau của yết hầu và hàm dưới. Các cơ quan này có tính di
động, khi muốn phát ra âm thanh, chúng sẽ thực hiện một số chuyển động cần thiết để tạo ra các
tiếng thanh và tiếng động với mức độ khác nhau.
Các cơ quan thụ động đóng vai trò hỗ trợ trong quá trình hình thành âm, gồm răng, lợi, khẩu cái
cứng và hàm trên. Khi phát ra âm thanh, các cơ quan này không tạo ra công việc độc lập mà tạo
ra một khe hở cho luồng hơi đi qua. Ở một số âm, cơ quan chủ động sẽ không tham gia vào quá
trình phát âm mà chuyển sang vị trí của các cơ quan thụ động.
4. Nội dung của các phụ âm đầu của Tiếng Việt (*) Khái niệm:
Phụ âm là những âm được tạo thành khi luồng hơi từ phổi đi lên và qua bộ máy phát âm, bị cản trở
hoàn toàn hoặc cản trở một phần tại một vị trí nào đó, luồng hơi phải mạnh lên để thoát ra ngoài, tạo
nên một tiếng động nghe như tiếng nổ hoặc tiếng xát. Tiếng Việt có 22 phụ âm đầu trong đó có 18 phụ
âm đầu của phương ngữ Bắc, 3 âm phụ quặt lưỡi có ở phương ngữ Trung, Nam và âm tắc thanh hầu
(*) Đặc trưng phân loại của phụ âm:
Từ khái niệm về phụ âm, chúng ta nhận ra rằng, vị trí hình thành nên âm, âm được hình thành như thế
nào và âm phát ra là tiếng gì đều là những đặc trưng quan trọng trong miêu tả về âm thanh. Phụ âm đầu
nói riêng và phụ âm nói chung có những đặc trưng phân loại giống nhau
Đặc trưng phân loại theo vị trí cấu âm: nhận biết phụ âm được cấu tạo ở vị trí nào trong bộ máy cấu
âm. Nhận biết được điều này, chúng ta có thể hiểu rõ khi cấu âm một phụ âm, luồng hơi đi lên bị cản
trở ở đâu, chỗ đó nằm ở vị trí của cơ quan nào trong bộ máy phát âm, cơ quan ấy có phối hợp với cơ
quan khác để tạo ra âm hay không, phối hợp ở mức độ nào. Thông thường, âm được hình thành ở lOMoARcPSD|47205411
những cơ quan phát âm chủ động của bộ máy phát âm như môi, lưỡi, lợi, ngạc, hàm dưới, lưỡi gà vì
những cơ quan này có thể di chuyển để điều tiết luồng hơi, đóng vai trò chính trong quá trình hình
thành âm. Từ đây, trong ngữ âm học, người ta có thể xác định và gọi tên phụ âm bằng cơ quan hình
thành nên phụ âm đó. Ví dụ phụ âm đầu [b] trong tiếng Việt được gọi là âm môi vì khi phát âm, luồng
hơi bị cản lại ở vị trí hai cánh môi.
Đặc trưng phân loại theo phương thức cấu âm: nhận biết được khi cấu âm của phụ âm này bị cản trở
như thế nào. Luồng hơi đi lên bị cản trở ở một vị trí nào đấy, có thể là bị cản trở hoàn toàn hoặc không
hoàn toàn. Vẫn ở ví dụ về âm [b] trong tiếng Việt, luồng hơi bị cản lại, hai cánh môi mím chặt lại rồi
đột ngột mở ra tạo thành một tiếng động như tiếng nổ nhẹ. Đây chính là phương thức hình thành nên
phụ âm “b” và được gọi là phương thức tắc. Ngoài ra còn có những phương thức cấu âm khác như
phương thức cấu âm xát, phương thức cấu âm tắc xát, phương thức cấu âm rung.
Đặc trưng phân loại theo tính thanh: nhận biết được khi cấu âm phụ âm này có khiến cho dây thanh
rung động hay không, thanh môn khép lại hay mở ra. Đây là một nét đặc trưng của âm, giúp chúng ta
có thể chia phụ âm thành hữu thanh và vô thanh. Trong hệ thống phụ âm đầu của tiếng Việt, các âm
hữu thanh có thể kể đến như âm [v], âm [ɣ], âm [ʐ],… các âm vô thanh như [s], [x], [h], [t],… (*) Miêu tả phụ âm
Từ những nghiên cứu và tổng hợp dữ liệu về các đặc trưng cấu âm – âm học, chúng ta có thể miêu tả
phụ âm thông qua các đặc trưng cấu âm – âm học đó. Dựa vào vị trí cấu âm, chúng ta có âm môi, âm
đầu lưỡi, âm mặt lưỡi, âm gốc lưỡi và âm thanh hầu. Dựa vào phương thức cấu âm, chúng ta có phụ
âm tắc và phụ âm xát. Còn theo tính thanh, như đã trình bày ở bên trên, chúng ta có phụ âm hữu thanh và phụ âm vô thanh.
Khi miêu tả về phụ âm, ví dụ như phụ âm đầu [d], đặc trưng phân loại theo vị trí cấu âm là âm đầu
lưỡi, đầu lưỡi áp vào lợi ở hàm dưới, là âm tắc vì luồng hơi bị cản trở hoàn toàn bởi lưỡi rồi mới thoát
ra nhưng không bật hơi và có âm thanh phát ra (hữu thanh) là đặc trưng về tính thanh.
Ngoài ra còn có những nét cấu âm bổ sung như ngạc hóa, mạc hóa, yết hầu hóa, môi hóa, phụ âm hai
tiêu điểm và hiện tượng bật hơi. Trong tiếng Việt, những nét cấu âm này chỉ xuất hiện trong tiếng địa
phương hoặc do thói quen sử dụng của cá nhân. Các phụ âm đầu như [k], [ŋ], [χ] trong các từ: kẻ, nghe,
khẽ được ngạc hóa thành [k'ɛ], [ŋ'ɛ], [χ'ɛ] do kết hợp với các nguyên âm [ ɛ ] được phát âm hẹp hơn và
chuyển dấu sắc thành [ 'ɛ ] .
5. Quan hệ âm tố - âm vị
Âm thanh do con người nói ra có rất nhiều kiểu dạng khác nhau và có số lượng cực kỳ lớn. Tuy nhiên
trong một cộng đồng sử dụng cùng một ngôn ngữ thì số lượng âm là hữu hạn. Điều đó cho thấy âm
thanh của ngôn ngữ là một hệ thống có tổ chức nhằm thực hiện chức năng làm mặt biểu hiện của ngôn
ngữ. Trong đó, có hai âm kết hợp với nhau để tạo nên ngôn ngữ là âm tố và âm vị.
Âm tố là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất, không thể phân chia được nữa. Khi phát âm một tiếng như “la”, có
hai đơn vị ngữ âm là âm “l” và âm “a” và mỗi đơn vị đó được gọi là một âm tố. Thế nhưng, chúng ta
có thể nhận ra, cùng là tiếng “la” nhưng mỗi lần phát âm ra lại không giống nhau, chỉ cần thay đổi một
chút vị trí cấu âm và phương thức cấu âm của phụ âm đầu [l] thì âm thanh phát ra sẽ là một tiếng khác,
từ đó giúp chúng ta phân biệt được tiếng này với tiếng kia. Đây chính là âm vị. Âm vị là đơn vị tối
thiểu của hệ thống ngữ âm của một ngôn ngữ dùng để cấu tạo và phân biệt vỏ âm thanh của các đơn vị
có nghĩa của ngôn ngữ. Âm vị không thể hiện một cách hoàn toàn đầy đủ tất cả mọi đặc điểm của nó
mà sẽ có sự khác biệt, dù là rất nhỏ, tùy thuộc vào đặc trưng cấu âm – âm học. Từ những đặc điểm của lOMoARcPSD|47205411
âm vị, chúng ta có thể thấy âm vị chỉ bao gồm các nét khu biệt, là một đơn vị trừu tượng có số lượng
hữu hạn. Còn âm tố, ngoài nét khu biệt là những đặc trưng ngữ âm thuộc về cá nhân, là một đơn vị cụ
thể có số lượng vô hạn. Mối quan hệ giữa chúng chính là mối quan hệ bao hàm: âm tố bao hàm âm vị,
là hình thức thể hiện cụ thể của một âm vị.