Câu hỏi ôn tập giữa kỳ - Lịch sử văn minh thế giới | Đại học Ngoại ngữ - Tin học Thành phố Hồ Chí Minh
Câu hỏi ôn tập giữa kỳ - Lịch sử văn minh thế giới | Đại học Ngoại ngữ - Tin học Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Lịch sử văn minh thế giới (2021)
Trường: Đại học Ngoại ngữ - Tin học Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
22:44 9/8/24
Lsqhqt GIỮA KÌ bài nộp - Summary Lịch sử văn minh thế giới
BÀI TẬP MOODLE NHÓM GIỮA KÌ ( Nhóm 6 - Nhóm 19 )
Câu 1: Trình bày tác động của những cuộc phát kiến địa lý đến sự hình thành
quan hệ quốc tế trên quy mô toàn câu? Bùi Khánh Linh: 23DH700731
- Chính vì những cuộc phát kiến địa lý, con người mới tìm thấy được những vùng
đất mới, châu lục hay lục địa mới cùng những điều mới lạ. Từ đó con người đã nổi
lên mong muốn chinh phục thế giới. Họ đã tìm, mở rộng và vẽ nên bản đồ thế giới.
- Từ những ngày đầu thế kỷ XV, nhu cầu cấp thiết về việc tìm kiếm những con
đường giao lưu giữa châu Âu và quốc gia phương Đông. Con người bắt đầu quan
tâm về vấn đề nhu cầu, chẳng hạn như nhu cầu về phát triển kinh tế, xã hội, giao
thương, nguồn cung nguyên nhiên liệu, thị trường mới.
- Lúc bấy giờ, với sự phát triển của ngành khoa học kỹ thuật, các thương nhân châu
Âu đã có cơ hội để mở ra các cuộc phát kiến, tìm kiếm nhiên nguyên liệu, thị
trường. Từ đó các cuộc phát kiến địa lý, tìm được những thành tựu khác nhau đã
góp phần đem lại những nguồn lợi kinh tế lớn và khai hoang ra những kiến thức,
hiểu biết của con người về các lĩnh vực khác nhau như văn hoá, kinh tế, chính trị
và cả những kiến thức mới về Trái Đất, loài người.
- Khi kiến thức, kinh nghiệm được mở rộng thì quan hệ quốc tế cũng dẫn được
hình thành nên và ngày một rộng rãi. Mối quan hệ giữa các châu lục và quốc gia
cũng ngày một tăng lên, đã mang đến nhiều sự thay đổi cho nền mống phát triển
của cả thế giới. Các quốc gia Tây Âu, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha là một trong
những đất nước đi đầu trong việc tìm đường sang phương Đông và thu lại được
những kết quả to lớn trong công cuộc khám phá địa lý.
- Thúc đẩy quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa nhanh hơn, các nước Tư bản chủ
nghĩa sau giai đoạn này bước nhanh sang giai đoạn Đế quốc chủ nghĩa.
--> Các cuộc phát kiến địa lý đã mang đến nhiều tác động tích cực lẫn tiêu cực đến
sự hình thành quan hệ quốc tế quy mô toàn cầu. Trong đó: Tác động tích cực:
+ Thúc đẩy cho nền thương nghiệp ở Châu Âu phát triển, thúc đẩy phát triển và mở
rộng thị trường, giao lưu kinh tế, văn hoá Đông- Tây. about:blank 1/21 22:44 9/8/24
Lsqhqt GIỮA KÌ bài nộp - Summary Lịch sử văn minh thế giới
+ Góp phần khẳng định Trái Đất hình cầu, đem lại những hiểu biết về những vùng
đất mới, tuyến đường mới nhằm xoá đi những suy nghĩ cổ hũ, cứng nhắt về kiến
thức địa lý và những vùng đất, châu lục trước đó.
+ Góp phần tác đông đến sự tan rã của chế độ phong kiến châu Âu, tạo tiền đề cho
sự ra đời của chủ nghĩa tư bản... Tác động tiêu cực:
+ Sự tham lam của các quốc gia ham muốn xâm chiếm đất nảy sinh khiến cho
nhiều vùng đất bị biến thành thuộc địa.
+ Tình trạng bóc lột, cướp bóc và mua bán nô lệ xảy ra ở nhiều khu vực châu Á, châu Phi, Mỹ La-tinh.
Câu 2: Trình bày quá trình hình thành hai khối quân sự đối đầu: phe Liên minh
(Đức – Áo-Hung – Ý) và khối Hiệp ước(Anh – Pháp – Nga)
Nguyễn Thị Ly: 23DH700835
1. Phe Liên Minh(Đức – Áo - Hung – Ý)
- Kết quả của hội nghị Berlin hạn chế đến quyền lợi của Nga ở khu vực
Balkan nên mâu thuẫn Nga – Đức ngày càng trở nên sâu sắc.
- Vị thế của Đức sau hội nghị Berlin bị giảm sút trong khi vị thế của Pháp lại được tăng cường.
- Để đối phó với sự xích lại gần nhau giữa Nga – Pháp, Đức đã tăng cường
củng cố mối quan hệ với Áo - Hung.
- Ngày 7-10-1879, đồng minh giữa Đức và Áo - Hung được thành lập với
sự cam kết nếu một bên bị Nga tấn công thì bên kia dốc toàn lực viện trợ.
- Đức tiến hành hoạt động ngoại giao nhằm đẩy Pháp vào thế hoàn toàn bị
cô lập bằng cách thành lập Liên minh Tay ba gồm Đức, Áo - Hung và Ý.
- Sau khi hoàn thành công cuộc thống nhất đất nước (1871), Ý có điều kiện
để mở rộng ảnh hưởng của mình với các nước thuộc khu vực Địa Trung
Hải và Châu Phi, tuy nhiên Ý vấp phải sự cạnh tranh quyết liệt của Pháp
nên muốn liên minh với Đức để chống Pháp.
- Đức không chấp nhận liên minh tay dôi với Ý mà phải liên minh với cả Áo - Hung.
- 1881, khi Pháp tiến hành chiến tranh xâm chiếm Tunisia (là nơi mà Ý
đang thèm muốn) thì lúc bấy giờ Ý đứng hẳn về phía Liên minh. about:blank 2/21 22:44 9/8/24
Lsqhqt GIỮA KÌ bài nộp - Summary Lịch sử văn minh thế giới
- Năm 1882, Liên minh Đức – Áo - Hung – Ý chính thức thành lập. Đây là
khối liên minh quân sự đế quốc chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới được
thành lập với mục đích phục vụ mưu đồ bành trướng của chủ nghĩa quân phiệt Đức.
2. Khối Hiệp ước(Anh – Pháp – Nga)
- Bên cạnh đối thủ truyền thống của Anh là Nga và Pháp, đến đầu thế kỉ
XX nước Anh lại có thêm đối thủ mới là Đức.
- Đầu thế kỉ XX sự thù địch giữa Anh và Pháp xoay quanh quyền lợi ở
Châu Phi được thay thế bằng tinh thần thân thiện ở Luân Đôn.
- Giới cầm quyền Pháp hiểu rõ người bạn đồng minh của mình là Nga
đang bận quan tâm vùng Viễn Đông và nguy cơ xảy ra xung đột với Nhật
Bản là điều không thể tránh khỏi nên Nga sẽ bị suy yếu.
- Năm 1902, Hiệp ước Pháp – Ý được kí kết, trong đó quy định nếu một
trong hai nước bị tấn công thì nước thứ ba sẽ đứng trung lập.
- Sự xích lại gần nhau giữa Ý và Pháp không bù đắp được sự thiếu hụt sức
mạnh quân sự Nga. Ngay lúc này Pháp đẩy tất cả sự chú ý sang Anh và
Anh cũng hướng mục tiêu sang Pháp.
- Sau các cuộc viếng thăm của vua Anh sang Paris và tổng thống Pháp
sang Luân Đôn, ngày 8/4/1904 Hiệp ước Anh – Pháp được kí kết, theo đó
Phấp sẽ rút khỏi Sudan và Ai Cập còn Anh sẽ thừa nhận lãnh thổ Maroc là thuộc Pháp.
- Hoàng đế Đức Wilhelm II nỗ lực hết mình để làm tăng mâu thuẫn Nga –
Anh, ngăn không cho thiết lập liên minh Nga – Anh và bằng mọi cách
phá vỡ hoặc làm suy yếu liên minh Nga – Pháp.
- Cuộc chiến tranh Nga – Nhật (1904 – 1905) đã kết thúc bằng sự thất bại của Nga.
- Nhân cơ hội này, Đức công kích sự trung lập của Pháp trong cuộc chiến
tranh Nga – Nhật để tách Nga ra khỏi Pháp và đề nghị Nga kí hiệp ước liên minh với Đức.
- Ý định nối lại liên minh Nga – Đức vào tháng 7/1907 thất bại do vướng
phải sự chống đối của lực lượng thân Pháp.
- Nước Anh tìm mọi cách lôi kéo Nga tham gia vào liên minh chống Đức,
sau thất bại trong cuộc chiến với Nhật thì Nga cũng bắt đầu hướng về
Anh. Cuộc hội đàm của Anh – Nga diễn ra vào năm 1906 đã đem lại kết
quả bước đầu có lợi cho Nga khi Anh đồng ý cho Nga vay tiền để đối phó
với phong trào cách mạng trong nước và cứu Nga thoát khỏi sự phá sản về tài chính. about:blank 3/21 22:44 9/8/24
Lsqhqt GIỮA KÌ bài nộp - Summary Lịch sử văn minh thế giới
- Sự bành trướng của Đức ở Cận Đông và của khối đồng minh Đức – Áo-
Hung ở Balkan không những làm cho mâu thuẫn Đức – Anh trở căng
thẳng mà mâu thuẫn Nga – Đức cũng trở nên trầm trọng.
- Cách mạng Nga (1905-1907) đã tác động sâu sắc đến hệ thống thuộc địa
của của các nước đế quốc. Một số cuộc phong trào đấu tranh giải phóng
dân tộc ở các nước thuộc địa và khu vực phát triển mạnh mẽ, một loạt
cuộc cách mạng nổ ra ở Thổ Nhĩ Kì, Irac và Trung Quốc đã đe doạ trực
tiếp đến lợi ích của các nước đế quốc.
- Trong hoàn cảnh này, Anh thấy cần phải liên minh với Nga để chống phá
phong trào cách mạng và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các
nước phương Đông nhằm duy trì hệ thống thuộc địa của thực dân Anh.
- Ngày 31-8-1907, Hiệp ước Anh – Nga được kí kết.
Như vậy, đến năm 1907 trên thế giới đã hình thành hai khối quân sự
đối địch nhau là khối Liên minh(Đức – Áo - Hung – Ý) và khối Hiệp ước(Nga – Anh – Pháp).
Câu 3: Trình bày quá trình Nga rút khỏi Chiến tranh thế giới lần thứ nhất?
Phân tích lý do vì sao nước Nga lại rút khỏi cuộc chiến và đánh giá hành động
này? Văn Ngô Huỳnh Trâm: 23DH701855 1. Bối cảnh:
Nga tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất từ năm 1914 thuộc phe Hiệp ước.
Chiến tranh gây ra nhiều tổn thất về người và tài sản cho Nga.
Nền kinh tế Nga suy thoái nghiêm trọng.
Nạn đói kém, dịch bệnh hoành hành.
Nô †i bô † nước Nga bất ổn, mâu thuẫn xã hội gia tăng. 2. Diễn biến:
Cách mạng tháng Hai (1917):
Lật đổ chế độ Nga hoàng, thành lập chính phủ lâm thời.
Chính phủ lâm thời tiếp tục tham gia chiến tranh.
Cách mạng tháng Mười (1917): about:blank 4/21 22:44 9/8/24
Lsqhqt GIỮA KÌ bài nộp - Summary Lịch sử văn minh thế giới
Đảng Bolshevik do Lenin lãnh đạo nắm chính quyền.
Ngày 26/10/1917 (lịch Nga), Lenin ban hành Sắc
lệnh Hoà bình, kêu gọi
các nước tham chiến đình chiến và đàm phán hoà bình.
Hoà ước Brest-Litovsk (3/3/1918):
Nga ký hoà ước với phe Liên minh Trung tâm, chính thức rút khỏi Chiến
tranh thế giới thứ nhất.
Nga phải nhượng lại nhiều lãnh thổ cho phe Liên minh Trung tâm. 3. Hậu quả:
Nga chịu nhiều tổn thất về lãnh thổ và kinh tế.
Mở đường cho việc thành lập nhà nước Xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới. 4. Nguyên nhân:
Bảo vệ Chính quyền Nga còn non trẻ, nhu cầu cấp bách của nhân dân Nga
về hoà bình, bánh mì và đất đai.
Nền kinh tế Nga kiệt quệ vì chiến tranh.
Nô †i bô † nước Nga bất ổn, mâu thuẫn xã hội gia tăng.
Vai trò lãnh đạo của Đảng Bolshevik và Lenin.
⁎ Phân tích lý do Nga rút khỏi Chiến tranh thế giới thứ nhất: 1. Lý do chính:
Nền kinh tế Nga kiệt quệ: Chiến tranh gây ra tổn thất nặng nề về người và
tài sản, khiến Nga lâm vào khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng.
Nô Ui bô U nước Nga bất Vn: Mâu thuẫn xã hội gia tăng, nhân dân Nga chán
ghét chiến tranh và khao khát hoà bình.
Cách mạng tháng Mười: Đảng Bolshevik do Lenin lãnh đạo lên nắm
quyền, chủ trương rút khỏi chiến tranh để tập trung xây dựng nhà nước Xã hội chủ nghĩa. 2. Lý do khác: about:blank 5/21 22:44 9/8/24
Lsqhqt GIỮA KÌ bài nộp - Summary Lịch sử văn minh thế giới
Sự yếu kém của quân đội Nga: Sau nhiều năm chiến tranh, quân đội Nga
kiệt quệ, thiếu hụt quân nhu và sĩ khí sa sút.
Mâu thuẫn với các đồng minh: Nga bất đồng với các đồng minh về mục
tiêu chiến tranh và chiến lược chiến tranh.
Sự xuất hiện của một cường quốc mới: Cách mạng tháng Mười đã tạo ra
một cường quốc mới - nhà nước Xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới.
⁎ Đánh giá hành động Nga rút khỏi chiến tranh: 1. Tích cực:
Giúp Nga thoát khỏi cuộc chiến tranh phi nghĩa, giảm thiểu tổn thất về người và tài sản.
Mở đường cho việc thành lập nhà nước Xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới.
Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
Là một quyết định mang tính lịch sử, có ảnh hưởng to lớn đến cục diện chiến
tranh và lịch sử thế giới. 2. Tiêu cực:
Làm suy yếu phe Hiệp ước, góp phần vào chiến thắng của phe Liên minh Trung tâm. 3. Ý nghĩa:
Mở ra kỷ nguyên mới cho lịch sử Nga: từ chế độ Nga hoàng phong kiến
sang nhà nước Xã hội chủ nghĩa.
Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
Câu 4: Định nghĩa Fascist? Phân tích nguyên nhân hình thành nên chủ nghĩa
Fascist? Phan Lê Kiều Trang: 23DH701800
* Định nghĩa Fascist:
- Là một hệ tư tưởng và phong trào chính trị đặc trưng bởi chủ nghĩa dân tộc
thượng đẳng, mô hình chính trị độc tài, chủ nghĩa quân phiệt, cực đoan và phi dân about:blank 6/21 22:44 9/8/24
Lsqhqt GIỮA KÌ bài nộp - Summary Lịch sử văn minh thế giới
chủ. Được sáng lập bởi Benito Mussolini tại Ý. Chủ nghĩa Fascist gắn liền với
những nhóm chính trị và quân đội có ý đồ mở rộng quyền lực và ảnh hưởng của
mình thông qua sử dụng bạo lực để áp đặt ý chí của họ lên người khác. Những
chính phủ Fascist thường trực tiếp kiểm soát hoặc áp đặt sự kiểm soát chặt chẽ lên
các khía cạnh chính trị, kinh tế, và văn hóa của xã hội. Tiêu biểu là các nước Đức, Ý, Nhật.
- Các đặc điểm thường có của chủ nghĩa Fascist:
Theo chủ nghĩa dân tộc thượng đẳng: Chủ nghĩa Fascist thường coi dân tộc
của mình là trọng tâm và ưu tiên hàng đầu,phân biệt chủng tộc và kỳ thị người ngoại quốc
Quân phiệt : Chủ nghĩa Fascist thường sử dụng phương pháp bạo lực và áp
bức để đạt được mục tiêu chính trị của mình để đàn áp những ý kiến trái
ngược và đối đầu với bất kỳ sự phản kháng nào.
Cực đoan, phi dân chủ: Chủ nghĩa Fascist chống đối đa nguyên và các
nguyên tắc dân chủ, họ tuyên bố rằng chỉ một cá nhân đáng tin cậy mới có
thể đảm bảo sự ổn định và phát triển của xã hội,giành quyền kiểm soát toàn
diện và trực tiếp trong chính trị, quân sự, kinh tế và văn hóa.
Mô hình độc tài: Chủ nghĩa Fascist thường có sự tôn trọng và sùng bái một
nhà lãnh đạo mạnh mẽ và độc tài, người được coi là tấm gương cho dân tộc
và quốc gia. ( như Đức Quốc xã dưới sự lãnh đạo của Adolf Hitler, Ý Quốc
xã dưới sự lãnh đạo của Benito Mussolini,…)
* Nguyên nhân hình thành nên chủ nghĩa Fascist:
- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1930) bùng nổ để lại hậu quả nghiêm
trọng về kinh tế, chính trị và xã hội. Hàng trăm triệu người rơi vào tình trạng đói
khổ, hàng nghìn cuộc biểu tình nổi lên, ở các nước thuộc địa và phụ thuộc, các
cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc bùng lên mạnh mẽ.
-Trước bối cảnh đó, để đối phó cuộc khủng hoảng kinh tế và đàn áp phong trào
cách mạng, giai cấp tư sản cầm quyền ở các nước chọn các xu hướng khác biệt nhau:
Đối với các nước ít thuộc địa ( Đức, Ý, Nhật):
+ Nghèo tài nguyên, thị trường tiêu thụ hẹp, khó khăn về vốn. Khả năng chống đỡ khủng hoảng kém. about:blank 7/21 22:44 9/8/24
Lsqhqt GIỮA KÌ bài nộp - Summary Lịch sử văn minh thế giới
+ Đồng thời, các nước trên bất mãn với hệ thống Versailles-Washington, bởi các
nước thua trận trong chiến tranh phải bồi thường tổn thất khổng lồ, bị cắt xẻ một
phần lãnh thổ và nhiều thiệt thòi nên muốn thanh toán hệ thống bằng vũ lực, chuẩn
bị chiến tranh chia lại thế giới
+ Truyền thống quân phiệt nặng nề trong chính các quốc gia ấy
+ Ngoài ra,sự nhượng bộ của Anh và Mỹ với ý đồ sử dụng Đức như con đập ngăn
làn sóng từ phía Liên Xô không những không thành công, ngược lại khiến Đức trở
mình, tăng cường tiềm lực quân sự
Nên các nước trên đã không chọn con đường giữ nguyên nền dân chủ tư sản
và tiến tới cải cách khủng hoảng như các nước giàu thuộc địa (Anh, Pháp,
Mỹ), mà chọn phá vỡ nền dân chủ tư sản, thiết lập nên chủ nghĩa độc tài
Fascist. Từ đây chủ nghĩa Fascist hình thành.
Câu 5: So sánh sự giống và khác nhau giữa CTTG1 và CTTG2? Thế giới đã
chính thức trải qua 2 cuộc chiến tranh thế giới khốc liệt nhất lịch sử. Từ đó,
em hãy phát biểu cảm nghĩ bản thân về vấn đề chiến tranh, sau đó đề xuất
một vài phương thức để bảo vệ hoà
bình cho thế giới trong tư ơng lai?
Lê Lâm Thảo Nhi: 23DH701195
So sánh sự giống nhau:
+ Nguyên nhân chủ yếu:
Cả hai cuộc chiến tranh đều bắt nguồn từ một loạt các nguyên nhân phức tạp, bao
gồm sự cạnh tranh về lãnh thổ, tài nguyên, sức mạnh quân sự và ý chí chính trị.
+ Mức độ tàn khốc:
Cả hai cuộc chiến tranh đều gây ra những tổn thất lớn về mạng sống và tài sản, và
đều có những hậu quả về tinh thần và vật chất kéo dài sau chiến tranh. about:blank 8/21 22:44 9/8/24
Lsqhqt GIỮA KÌ bài nộp - Summary Lịch sử văn minh thế giới
+ Quy mô toàn cầu
Cả hai cuộc chiến tranh đều có quy mô toàn cầu, với sự tham gia của nhiều quốc gia trên thế giới. +Nguồn gốc
Cả 2 cuộc chiến tranh này bùng nổ đều bắt nguồn từ mâu thuẫn của các nước đế
quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa, khi mâu thuẫn đó đạt đến đỉnh cao không
thể giải quyết được dẫn đến chiến tranh bùng nổ. + Tính chất
Cả 2 cuộc chiến tranh này đều mang tính chất phi nghĩa gây tổn thất nặng nề về
sức người sức của của nhân loại, để lại những hậu quả nặng nề.
So sánh sự khác nhau : about:blank 9/21 22:44 9/8/24
Lsqhqt GIỮA KÌ bài nộp - Summary Lịch sử văn minh thế giới
Chiến tranh thế giới thứ
Chiến tranh thế giới thứ hai nhất Thời gian
từ năm 1914 đến năm 1918
từ năm 1939 đến năm 1945 diễn ra
chủ yếu bắt nguồn từ một
chính là sự mở rộng của chủ nghĩa phát Nguyên nhân
loạt các liên minh quân sự
xít, sự xâm lược và sự độc tài của những chính
và hệ thống liên kết quân
quốc gia như Đức, Ý và Nhật Bản sự phức tạp sự tham gia của phe Liên
sự tham gia của phe Phát xít – phe Đồng
Minh – phe Hiệp ước. Phe Phe tham
minh. Phe phát xít dẫn đầu là Đức, Italia, Liên minh gồm Đức, Áo chiến
Nhật Bản. Phe đồng minh dẫn đầu là Hung, I-ta-li-a và phe Hiệp Anh, Liên Xô, Mỹ ước gồm: Anh, Pháp, Nga
dẫn đến sự suy yếu của các
kết thúc với sự hình thành của một thế
đế quốc truyền thống và Hậu quả
giới mới, với việc phát triển Liên Hiệp
việc hình thành nhiều quốc
Quốc và sự chia cắt giữa Mỹ và Liên Xô gia mới Thành phần
các nước tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ các nước
các nước tư bản chủ nghĩa nghĩa (Liên Xô) tham chiến Phạm vi, quy
Lôi cuốn sự tham gia của
Lôi cuốn sự tham gia của hơn 70 quốc mô hơn 30 quốc gia gia
từ tháng 9/1939 – tháng 6/1941: chiến
tranh đế quốc phi nghĩa ở cả hai bên Là cuộc chiến tranh đế
tham chiến; Từ tháng 6/1941, tính chất Tính chất
quốc phi nghĩa ở cả hai bên
của chiến tranh có sự thay đổi: tính chất tham chiến
phi nghĩa thuộc về các nước phát xít;
tính chất chính nghĩa thuộc về các lực lượng chống phát xít about:blank 10/21 22:44 9/8/24
Lsqhqt GIỮA KÌ bài nộp - Summary Lịch sử văn minh thế giới
Sau khi Thế giới đã chính thức trải qua 2 cuộc chiến tranh thế giới khốc liệt nhất
lịch sử tôi nhận thấy:
- Các cuộc chiến tranh xảy ra chủ yếu đến từ việc những nước lớn muốn bành
trướng lãnh thổ và muốn lấy lại các thuộc địa riêng của mình.
- Các nước lớn như: Mỹ, Liên Xô và Anh muốn khẳng định vị thế và sức mạnh
quân sự trên chiến trường thế giới.
- Để lại hậu quả vô cùng khủng khiếp, nền kinh tế bị kiệt quệ, nhân dân khổ sở.
- Gây tổn thất nặng nề đến nền kinh tế vì những cuộc chạy đua vũ trang, bom nguyên tử,...
- Là một bi kịch đối với con người nói chung và những người dân vô tội nói riêng.
- Đem lại sự huỷ diệt, mất mát và đau thương không thể nào hồi phục được.
* Một vài phương thức để bảo vệ hoà bình cho thế giới trong tương lai?
- Thúc đẩy hoà bình và sự hoà giải thay vì chiến tranh và xung đột.
- Tuyên truyền hậu quả nghiêm trọng của chiến tranh
- Hợp tác đôi bên đều có lợi giữa các quốc gia và các dân tộc khác nhau.
- Xây dựng mạng lưới các liên minh và cộng đồng quốc tế mạnh mẽ để giải quyết
mâu thuẫn và tranh chấp thông qua đối thoại và thương lượng thay vì sử dụng vũ lực.
- Thúc đẩy lòng tin, sự khoan dung và công bằng trong các mối quan hệ quốc tế
- Thúc đẩy sự hợp tác và giải quyết mâu thuẫn theo cách hoà bình và công bằng.
- Đầu tư vào giáo dục và phát triển kinh tế xã hội là một yếu tố quan trọng để giảm
bớt căng thẳng và xung đột trong thế giới.
- Tôn trọng lịch sử, văn hoá và con người của các nước trên thế giới.
Câu 6: Phân tích lý do vì sao Hội nghị Yalta là khởi đầu của trật tự lưỡng cực?
Nguyễn Ngô Bảo Châu: 23DH700206
Sau Chiến tranh thế giới lần thứ 2, ba nước Liên Xô, Mỹ, Anh đã cử hành một loạt
hội nghị thượng đỉnh bao gồm: Hội nghị Cairo (1943), Hội nghị Tehran (1943),
Hội nghị Yalta (1945) và Hội nghị Potsdam (1945). about:blank 11/21 22:44 9/8/24
Lsqhqt GIỮA KÌ bài nộp - Summary Lịch sử văn minh thế giới
Trong đó Hội nghị Yalta diễn ra quyết liệt chỉ trong vòng 8 ngày đã giúp 3 nước
lớn đưa ra được những quyết định sau:
+ Đánh bại tận gốc chủ nghĩa phát xít.
+ Vẽ lại bản đồ chính trị mới của khu vực Âu – Á sau chiến tranh, đặc biệt là
phân chia và quy định lại ranh giới của các nước phát xít Đức, Nhật, Ý,...
+ Thiết lập Liên Hợp Quốc chủ yếu để bảo vệ và giữ gìn an ninh của các nước lớn và nhỏ.
Những thoả thuận của 3 ông lớn Liên Xô – Mỹ - Anh ở Hội nghị Yalta đã xâm
phạm đến vấn đề vi phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ cũng như dân tộc của một số quốc gia.
=> Đánh dấu một cột mốc quan trọng trong Quan hệ quốc tế sau chiến tranh, hình
thành trật tự thế giới lưỡng cực Xô - Mỹ, là 2 hệ thống xã hội đối lập: Tư bản chủ
nghĩa và xã hội chủ nghĩa.
Thực chất Hội nghị Yalta là sự phân chia khu vực đóng quân và khu vực ảnh
hưởng giữa các nước thắng trận, có liên quan tới hoà bình, an ninh và trật tự thế giới về sau.
Những quyết định quan trọng của Hội nghị và thoả thuận sau đó trở thành khuôn
khổ của trật tự thế giới mới ( trật trự 2 cực Yalta), thế giới được chia thành 2 phe
do hai siêu cường đứng đầu mỗi phe đối đầu gay gắt:
+ Về chính trị: Mỹ, Anh và Pháp hợp nhất vùng Tây Đức, thành lập Nhà
nước Cộng hoà Liên bang Đức (9/1949). Phía Đông Đức, Liên Xô cho ra đời Nhà
nước Cộng hoà Dân chủ Đức (10/1949). Lãnh thổ Đức hình thành hai nhà nước với
hai chế độ chính trị khác nhau.
+ Về kinh tế: Sau chiến tranh, Mỹ đề ra kế hoạch Phục hưng châu Âu ( kế
hoạch Marshall), nhằm viện trợ châu Âu khôi phục hồi kinh tế, đồng thời tăng
cường sự chi phối của Mỹ đối với các nước này.
Chủ nghĩa xã hội vượt ra khỏi phạm vi một nước và trở thành
hệ thống mới. 1949, Hội đồng tương trợ kinh tế được thành lập. Mối quan hệ giữa
Liên Xô với các nước Đông Âu ngày càng được củng cố, tăng cường hệ thống xã hội chủ nghĩa.
=> Châu Âu xuất hiện sự đối lập về chính trị và kinh tế giữa hai khối: Tây Âu tư
bản chủ nghĩa và Đông Âu xã hội chủ nghĩa. about:blank 12/21 22:44 9/8/24
Lsqhqt GIỮA KÌ bài nộp - Summary Lịch sử văn minh thế giới
Câu 7: Chiến tranh Lạnh là gì? Phân tích những biểu hiện đối đầu chính
của Liên Xô và Mỹ trong Chiến tranh Lạnh?
Phạm Hải Khánh Đoan: 23DH700351
- Chiến tranh Lạnh là giai đoạn đầu tiên trong lịch sử tồn tại hệ thống lưỡng cực
(Tức là thế giới hiện tại bây giờ là có 2 phe; 1 là phe Mỹ hay gọi là Tư bản chủ
nghĩa; 2 là phe của Liên Xô Xã Hội Chủ nghĩa), mà Mỹ và Liên Xô là đại diện; và
mâu thuẫn giữa hai nước cũng đại diện cho mâu thuẫn giữa phe Tư bản chủ nghĩa
(do Mỹ đứng đầu) và phe Xã hội chủ nghĩa (do Liên Xô khởi xướng).
- Chiến tranh Lạnh tác động toàn diện tới tất cả các mặt trong đời sống chính trị,
kinh tế, văn hoá và xã hội của các quốc gia khi mà các nước tự xác định con đường
đi của mình dựa trên sự định hình ý thức hệ.
* Sự đối đầu giữa Liên Xô và Hoa Kỳ trong Chiến tranh Lạnh thể hiện theo nhiều
cách khác nhau trên nhiều lĩnh vực, bao gồm các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh
tế, tư tưởng và địa chính trị. Một số biểu hiện chính của cuộc đối đầu này bao gồm: Đối với chính trị:
Cuộc đối đầu giữa Liên Xô và Hoa Kỳ trong Chiến tranh Lạnh chủ yếu mang tính
chất chính trị. Nó được đặc trưng bởi sự khác biệt về ý thức hệ, sự cạnh tranh địa
chính trị và sự cạnh tranh để giành ảnh hưởng toàn cầu. Hai siêu cường tham gia
vào nhiều hình thức xung đột khác nhau, bao gồm: chiến tranh uỷ nhiệm, gián điệp
và các chiến dịch tuyên truyền, nhưng tránh đối đầu quân sự trực tiếp, do đó có
thuật ngữ chiến tranh "lạnh". Khía cạnh chính trị bao gồm sự khác biệt về hệ tư
tưởng giữa chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tư bản, cũng như các phạm vi ảnh
hưởng cạnh tranh ở các khu vực khác nhau trên thế giới.
Hoạt động gián điệp và tình báo: Cả hai bên đều tham gia vào các hoạt động gián
điệp trên diện rộng, bao gồm cả việc xâm nhập vào chính phủ, cơ quan tình báo và
cơ sở quân sự của nhau. Điều này dẫn đến nhiều vụ bê bối gián điệp và làm gia
tăng căng thẳng giữa hai cường quốc.
Đối đầu về ý thức hệ:
Chiến tranh Lạnh được đặc trưng bởi sự xung đột về hệ tư tưởng giữa chủ nghĩa
cộng sản (được Liên Xô ủng hộ) và chủ nghĩa tư bản (được Hoa Kỳ ủng hộ). Cuộc
đấu tranh tư tưởng này thể hiện ở việc tuyên truyền, trao đổi văn hoá và nỗ lực tác
động đến chính trị toàn cầu. about:blank 13/21 22:44 9/8/24
Lsqhqt GIỮA KÌ bài nộp - Summary Lịch sử văn minh thế giới
Chiến tranh uỷ nhiệm: Cả Liên Xô và Hoa Kỳ đều tham gia vào các cuộc chiến
tranh uỷ nhiệm, hỗ trợ các phe đối lập trong các cuộc xung đột trên khắp thế giới.
Ví dụ bao gồm Chiến tranh Triều Tiên, Chiến tranh Việt Nam và các cuộc xung
đột khác nhau ở Châu Phi, Châu Mỹ La-tinh và Trung Đông. Đối với kinh tế :
Trong khi những khác biệt về chính trị được đặt lên hàng đầu, Chiến tranh Lạnh
cũng liên quan đến cạnh tranh kinh tế và xây dựng quân đội. Cả Liên Xô và Hoa
Kỳ đều tìm cách chứng minh tính ưu việt của hệ thống kinh tế tương ứng của họ,
trong đó chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản là chiến trường ý thức hệ trung
tâm. Ngoài ra, cả hai quốc gia đều tham gia vào việc mở rộng quân sự đáng kể, bao
gồm phát triển kho vũ khí hạt nhân và thành lập các liên minh quân sự như NATO
(Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương) và Hiệp ước Warsaw. Các khía cạnh kinh
tế và quân sự này đan xen với các khía cạnh chính trị của Chiến tranh Lạnh, tạo ra
sự cạnh tranh địa chính trị nhiều mặt và phức tạp đã định hình phần lớn thế kỷ 20.
Đối với tư tưởng và địa chính trị :
Chiến tranh Lạnh không chỉ là sự cạnh tranh chính trị giữa hai siêu cường; nó còn
là cuộc đấu tranh tư tưởng giữa chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tư bản. Cả hai bên
đều tìm cách thúc đẩy hệ tư tưởng và hệ thống quản trị tương ứng của mình,
thường thông qua tuyên truyền, ngoại giao và chiến tranh uỷ nhiệm. Ngoài ra, cuộc
đối đầu còn có khía cạnh chiến lược khi mỗi bên tìm cách mở rộng phạm vi ảnh
hưởng và duy trì lợi thế chiến lược trên toàn thế giới. Điều này bao gồm các nỗ lực
kiểm soát lãnh thổ, tài nguyên và liên minh, cũng như phát triển các năng lực quân
sự như vũ khí hạt nhân và hệ thống phân phối. Nhìn chung, Chiến tranh Lạnh bao
gồm sự tác động qua lại phức tạp của các yếu tố chính trị, tư tưởng và chiến lược
đã định hình quan hệ quốc tế trong nhiều thập kỷ.
Mặc dù chắc chắn Chiến tranh Lạnh cũng có những khía cạnh chính trị, chẳng hạn
như các cuộc đàm phán và hiệp ước ngoại giao, nhưng các khía cạnh ý thức hệ và
địa chính trị là động lực đằng sau phần lớn xung đột và cạnh tranh giữa hai siêu cường. Đối với quân sự:
Quả thực, cuộc đối đầu giữa Liên Xô và Mỹ trong Chiến tranh Lạnh có ý nghĩa
quân sự đáng kể. Trong khi cuộc xung đột được đặc trưng bởi sự cạnh tranh về ý
thức hệ và địa chính trị, cả hai bên đều tham gia xây dựng và chuẩn bị quân sự trên
diện rộng, điều này thường xác định bản chất của Chiến tranh Lạnh. about:blank 14/21 22:44 9/8/24
Lsqhqt GIỮA KÌ bài nộp - Summary Lịch sử văn minh thế giới
Chạy đua vũ trang: Chiến tranh Lạnh chứng kiến cuộc chạy đua vũ trang căng
thẳng giữa Liên Xô và Hoa Kỳ. Cả hai quốc gia đều đầu tư rất nhiều vào việc phát
triển và dự trữ vũ khí hạt nhân, dẫn đến sự phổ biến của loại vũ khí huỷ diệt này
trên quy mô toàn cầu. Cuộc chạy đua vũ trang này vượt ra ngoài vũ khí hạt nhân để
bao gồm các lực lượng quân sự thông thường, với việc cả hai bên đều duy trì lực
lượng quân đội, hải quân và không quân thường trực lớn.
Liên minh quân sự: Hai siêu cường thành lập liên minh quân sự để củng cố vị thế
chiến lược và thể hiện sức mạnh trên toàn cầu. Hoa Kỳ dẫn đầu NATO (Tổ chức
Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương), một hiệp ước phòng thủ tập thể giữa các nền dân
chủ phương Tây, trong khi Liên Xô thành lập Hiệp ước Warsaw với các đồng minh Đông Âu.
Chiến tranh uỷ quyền: Chiến tranh Lạnh được đặc trưng bởi các cuộc xung đột uỷ
nhiệm giữa Liên Xô và Hoa Kỳ hoặc các đồng minh tương ứng của họ. Những
xung đột này thường liên quan đến sự can thiệp hoặc hỗ trợ quân sự cho các phe
phái đối lập ở các quốc gia bên thứ ba, như Chiến tranh Triều Tiên, Chiến tranh
Việt Nam và các xung đột khác nhau ở Châu Phi, Châu Mỹ La-tinh và Trung Đông.
Học thuyết và chiến lược quân sự: Cả Liên Xô và Hoa Kỳ đều phát triển các chiến
lược và học thuyết quân sự phức tạp để chống lại khả năng của nhau. Các khái
niệm như Sự huỷ diệt được đảm bảo lẫn nhau (MAD) đã xuất hiện, nhấn mạnh đến
khả năng ngăn chặn chiến tranh hạt nhân thông qua mối đe doạ trả đũa lớn.
Nhìn chung, khía cạnh quân sự của Chiến tranh Lạnh đóng một vai trò quan
trọng trong việc định hình các động lực an ninh và chính trị toàn cầu trong nửa sau thế kỷ 20.
Câu 8: Phân tích những đặc điểm và xu thế trong QHQT trong những năm
đầu TK XXI đến nay?
Lê Minh Thư: 23DH701652 và Trần Khánh Vy: 23DH702159
Trọng điểm phát triển kinh tế: + Sau chiến tranh lạnh
- Xu thế phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm
- Đây là xu hướng chủ đạo, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giao thương quốc
tế, và hội nhập kinh tế thế giới about:blank 15/21 22:44 9/8/24
Lsqhqt GIỮA KÌ bài nộp - Summary Lịch sử văn minh thế giới
- Các quốc gia đẩy mạnh tự do hoá thương mại, đầu tư, dịch vụ, cà di chuyển lao động.
- Sự ra đời của các tổ chức kinh tế quốc tế: Các tổ chức kinh tế quốc tế như
Liên Hợp Quốc, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB)
được thành lập nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế quốc tế và giải quyết các
vấn đề kinh tế toàn cầu. *Tác động
- Mở ra cơ hội và thách thức cho các quốc gia trong việc phát triển kinh tế.
- Nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng tiếp cận thị trường quốc tế.
- Tăng cường hợp tác quốc tế, góp phần hoà bình và ổn định thế giới.
- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống con người.
+ Cách mạng khoa học công nghệ:
- Ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông trong mọi lĩnh vực, tác
động mạnh mẽ đến quan hệ quốc tế.
- Thay đổi mạnh mẽ phương thức sản xuất, kinh doanh, và đời sống xã hội.
- Nâng cao năng suất lao động, tạo ra nhiều ngành nghề mới.
Chính những thành tựu về khoa học - công nghệ và xu thế quốc tế hoa làm
cho tính tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, nhất là về kinh tế ngày càng
nổi lên hơn bao giờ hết. Quá trình giao lưu, thâm nhập kinh tế qua lại giữa
các quốc gia ngày càng chặt chẽ và hầu như không bị cản trở bởi các ranh
giới quốc gia. Trong bối cảnh thế giới mới, các nước đều nhận thấy vấn đề
cấp bách hàng đầu là ra sức tận dụng mọi điều kiện có thể tập trung phát
triển kinh tế, giải quyết những khó khăn và khủng hoảng bên trong quốc gia.
Sức mạnh tổng hợp của quốc gia không còn tuỳ thuộc chủ yếu vào sức mạnh
chính trị, quân sự mà sức mạnh kinh tế có vai trò nổi bật trong thế kỉ XXI.
Nước lớn xây dựng chiến lược bạn bè, ổn định cùng phát triển:
- Tôn trọng lẫn nhau: Các nước lớn phải tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn
vẹn lãnh thổ và các lợi ích chính đáng của nhau.
- Hợp tác đôi bên cùng có lợi: Các nước lớn cần hợp tác vì lợi ích chung
trên các lĩnh vực như kinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học công nghệ, văn hoá, giáo dục. about:blank 16/21 22:44 9/8/24
Lsqhqt GIỮA KÌ bài nộp - Summary Lịch sử văn minh thế giới
- Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hoà bình: Các cường quốc phải giải
quyết tranh chấp bằng biện pháp hoà bình thông qua đối thoại và đàm phán.
+ Các nước lớn áp dụng chiến lược bạn bè, ổn định cùng phát triển:
- Hoa Kỳ: đã áp dụng chiến lược "tái cân bằng sang châu Á-Thái Bình
Dương" nhằm tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực, bao gồm cả Trung Quốc.
- Trung Quốc: Trung Quốc đã áp dụng chiến lược "Vành đai và Con
đường" nhằm tăng cường hợp tác kinh tế với các nước láng giềng và các
nước châu Á, châu Phi, châu Âu.
- Nhật Bản: Nhật Bản đã áp dụng chiến lược "Phủ sóng tự do và rộng mở"
nhằm tăng cường hợp tác kinh tế và an ninh với các nước trong khu vực.
Giúp các nước lớn tăng cường hợp tác, giảm thiểu căng thẳng, xung đột, góp
phần duy trì hoà bình và ổn định khu vực và thế giới. Bước vào những năm
đầu thế kỉ XXI, mối quan hệ giữa : Mĩ, EU, Nhật, Nga và Trung Quốc sẽ có
điều chỉnh lớn theo xu hướng hoà bình, ổn định và cùng phát triển. Mối quan
hệ giữa các cường quốc và những điều chỉnh của họ rổ ràng có ảnh hưởng to
lớn đối với đời sống chính trị thế giới và các quan hệ quốc tế, một nhân tố
hàng đầu trong sự hình thành Trật tự thế giới mới và trong một tương lai
gần, không một nước nào có thể gia nhập vào "bộ năm" gồm Mĩ, Nga, Trung Quốc, Nhật và EU.
Hoà dịu, hoà bình thế giới: *Bối cảnh:
+ Chiến tranh lạnh kết thúc 1991 với sự tan rã của Liên Xô.
+ Mỹ trở thành siêu cường duy nhất, thế giới bước vào giai đoạn đơn cực.
+ Tuy nhiên thế giới bước vào thời kỳ đa cực với sự trổi dậy của các cương
quốc mới như Trung Quốc, Ấn Độ, Nga,..
+ Sau khi khối Warsaw giải thể và Liên Xô tan rã, NATO đã gặp một loạt
các vấn đề như “NATO sẽ duy trì sự gắn kết nội bộ như thế nào khi đối thủ
đóng vai trò tác nhân thúc đẩy sự gắn bó đó biến mất?, Nếu NATO tiếp tục
tồn tại thì nhiệm vụ trước mắt nó sẽ là gì? NATO cần phải thay đổi như thế
nào?,..Tuy nhiên với một loạt vấn đề được đặt ra sau Chiến tranh lạnh NATO
trở thành tổ chức quân sự duy nhất ở châu Âu.
*Nổ lực hoà dịu và hoà bình trong quan hệ quốc tế trong bối cảnh sau Chiến tranh lạnh: about:blank 17/21 22:44 9/8/24
Lsqhqt GIỮA KÌ bài nộp - Summary Lịch sử văn minh thế giới
+ Tăng cường đối thoại và hợp tác: các quốc gia tăng cường giao lưu, trao
đổi, hợp tác trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, văn hoá, giáo dục,.. được thể hiện qua:
Quan hệ quốc tế ở Châu Âu sau Chiến tranh lạnh.
- Hiệp ước Maastricht thành lập Liên minh châu Âu và quá trình
nhất thể hoá châu Âu trong thập niên 90 của thế kỷ XX.
Quan hệ quốc tế ở châu Á , Thái Bình Dương.
- Trung Quốc phục hồi chủ quyền với Hồng Kông và Ma Cao
- Một loạt các tổ chức, diễn đàn và liên kết khu vực được ra đời như:
Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á- Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn Khu
vực ASEAN (AFR) và quá trình hợp tác an ninh ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương.
- Những diễn mang tính đột phá trên bán đảo Triều Tiên sau chiến
tranh lạnh như: mở cửa và cải cách kinh tế, cải thiện quan hệ liên Triều về
hợp tác kinh tế, đối thoại và giao lưu, cải thiện quan hệ quốc tế với Hàn Quốc.
Quan hệ quốc tế giữa châu Á và châu Âu: -
Thành lập diễn đàn hợp tác Á- Âu (ASEM)
+ Giải quyết chiến tranh bằng các biện pháp hoà bình: các tổ chức quốc
tế như Liên Hợp Quốc, Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSEC) có vai
trò quan trọng trong việc hoà giải, hợp tác và giải quyết các tranh chấp giữa
quốc gia này với quốc gia khác.
Trên cơ sở đó thế giới bước vào thế kỷ XXI, cho thấy xu thế hoà dịu trên
quy mô thế giới, hoà bình thế giới được củng cố. Nguy cơ chiến tranh bị
đẩy lùi. Song song với điều đó là hoà bình ở nhiều khu vực vẫn bị đe doạ,
có những nơi diễn ra xung đột diễn ra nghiêm trọng và theo chiều hướng
ngày càng rối ren. Chủ nghĩa dân tộc nổi lên khắp nơi sau khi Trật tự hai
cực tan rã. Khác với các phong trào giải phóng dân tộc trước đó, hiện
tượng này chủ yếu mang sự rạn nứt giữa dân tộc và quốc gia ngày càng
lớn, như sự hình thành các tư tưởng “dân tộc tự quyết” và nhiều “nhà nước
dân tộc mới” sau sự tan rã của Chủ nghĩa cộng sản ở Trung – Đông Âu hay
chủ nghĩa phân biệt chủng tộc trong các cuộc diệt chủng và các dự án
thuộc địa. Ngoài ra sự phục hồi và gia tăng hoạt động của các tôn giáo như
chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan , nhất là gắn kết với các phong trào chính trị-
xã hội, phong trào dân tộc càng làm tình hình ở nhiều nước thêm phức tạp.
Xu hướng ngày nay là “làn sóng nguyên tố hoá” tức thành lập quốc gia about:blank 18/21 22:44 9/8/24
Lsqhqt GIỮA KÌ bài nộp - Summary Lịch sử văn minh thế giới
trên cơ sở dân tộc, chủng tộc đơn nhất. Những người theo xu hướng này
sẵn sàng dùng mọi biện pháp, kể cả vũ lực để thành lập cho được nhà nước chủ quyền dân tộc.
Quốc tế hoá, toàn cầu hoá, liên minh quốc tế: *Biểu hiện: a) Toàn cầu hoá + Toàn cầu hoá kinh tế + Toàn cầu hoá văn hoá + Toàn cầu hoá thông tin. b) Quốc tế hoá
+ Tăng cường giao lưu, trao đổi giữa các quốc gia.
+ Mở rộng hợp tác kinh tế, văn hoá giáo dục, khoa học kĩ thuật.
+ Tham gia vào các tổ chức quốc tế. c) Liên minh quốc tế + Liên minh quân sự. + Liên minh kinh tế. + Liên minh khu vực. -
Đây được xem là xu thế ngày càng phát triển và là xu thế chủ đạo trong
thế kỷ 21. Do sự phát triển của thương mại quốc tế, nền kinh tế của các
nước trên thế giới quan hệ chặc chẽ và phụ thuộc lẫn nhau, do đó tính
quốc tế hoá của nền kinh tế ngày càng tăng lên. Những nước xuất khẩu
nhiều nhất cũng là những nước có nền kinh tế phát triển nhất. -
Đặc biệt cuộc cách mạng về viễn thông máy tính, vệ tinh, sợi quang
học,..thúc đẩy mạnh mẽ quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới và
hình thành nền liên lạc toàn cầu. Không có hệ thống này sẽ không có sự
ra đời của các công ty xuyên quốc gia và không thể có cuộc cách mạng
tài chính trên thế giới. -
Tính quốc tế hoá của nền kinh tế thế giới được tăng cường mạnh mẽ do
quốc trình quốc tế hoá rất nhanh của nền kinh tế thế giới. Việc chấm dứt
tình trạng chia cắt thế giới và việc xoá bỏ phân công lao động đã tạo ra
những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế trên toàn cầu. -
Ngoài ra kinh tế thế giới còn có quá trình khu vực hoá. -
Cùng với xu thế toàn cầu hoá, quốc tế hoá là sự ra đời của các tổ chức
quốc tế. Các tổ chức rất đa dạng với chức năng không chỉ dừng lại ở việc
giải quyết các cuộc xung đột quốc tế và khủng hoảng. Một số tổ chức
quan trọng hàng đầu là Liên Hợp Quốc, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân about:blank 19/21 22:44 9/8/24
Lsqhqt GIỮA KÌ bài nộp - Summary Lịch sử văn minh thế giới
hàng thế giới (WB), Tổ chức thương mại thế giới (WTO),.. Bên cạnh đó
không ít khó khăn và thách thức đặt ra trước hết là với các nước đang phát triển.
⁎ Kết luận: Đầu thế kỷ 21, quan hệ quốc tế đang phát triển theo chiều
hướng phức tạp và khó lường. Nhiều xu hướng mới đang nổi lên đòi hỏi các
nước phải có những chiến lược thích ứng phù hợp. Hợp tác quốc tế là yếu tố
then chốt để giải quyết các thách thức chung và xây dựng một thế giới hoà
bình, ổn định và phát triển. Bàn cờ quốc tế đang sắp xếp lại với những thay
đổi to lớn. Nhưng điều đáng lưu ý, như một số nhà nghiên cứu nhấn mạnh,
trong mỗi xu thế lại thường có sự đối lập, ngược chiều nhau được gọi là "cơ
cấu song trùng", hơn nữa lại được xem như một đặc trưng cơ bản trong quan
hệ chính trị quốc tế hiện nay. about:blank 20/21