-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Câu hỏi ôn tập lịch sử Đảng. Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
1. Có ý kiến cho rằng sự thành công của cách mạng tháng 8 chỉ là sự ăn may.
Trình bày ý kiến của Anh/Chị? ..... Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Lịch sử Đảng(MC)
880 tài liệu
Trường: Đại học Nguyễn Tất Thành
1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD| 45562685
BÀI SOẠN CÁC CÂU HỎI ÔN TẬP THẢO LUẬN THI KẾT THÚC MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG
1. Có ý kiến cho rằng sự thành công của cách mạng tháng 8 chỉ là sự ăn may.
Trình bày ý kiến của Anh/Chị? Trả lời:
* Về sự thành công của Cách mạng tháng 8 (CMT8): Đây không phải là sự ăn may,
mà thành công là nhờ vào sự tiến hành kịp thời, có sự chuẩn bị chu đáo kết hợp với thời
điểm lịch sử thuận lợi, và sự vận dụng xuất sắc của CT Hồ Chí Minh các luận điểm Mác-
Lenin vào tình hình thực tiễn của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ. Để chứng minh cho
khẳng định trên, chúng ta lượt qua hoàn cảnh lịch sử chín mùi để tiến hành thành công
cuộc CMT8, cũng như ý nghĩa của nó.
- Hoàn cảnh lịch sử: CMT8 nổ ra trong điều kiện chín mùi
• Trên thế giới: ở châu Âu (5/1945) phát xít Đức đầu hàng đồng minh vô điều
kiện; ở châu Á (8/1945) phát xít Nhật đầu hàng đồng minh vô điều kiện • Trong nước:
Quân nhật ở Đông dương rệu rã, chính phủ thân Nhật Trần Trọng Kim hoang mang cực độ
Ngày 13/8/1945 Trung ương Đảng vfa Tổng Bộ Việt Minh thành lập
UB khởi nghĩa toàn quốc, ra quân lệnh số 1: chính thức phát lệnh
tổng khởi nghĩa trong cả nước.
Từ ngày 14-17/8/1945: Đại hội Đảng toàn quốc họp ở Tân Trào
thông qua kế hoạch lãnh đạo Tổng khởi nghĩa, đưa ra các quyết định
về chính sách đối nội, đối ngoại, thành laaupj UB giải phóng dân tộc
do CT Hồ Chí Minh đứng đầu.
- Những diễn biến chính của cuộc Tổng khởi nghĩa:
• Ngày 16/8/1945 một đơn vị quân giải phóng do Võ Nguyên Giáp chỉ huy
từ Tân Trào về giải phóng thị xã Thái Nguyên, mở màng cho CM T8
• Các ngày từ 14-18/8 nhân dân một số tỉnh giành được chính quyền: Bắc
Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam.
• Ngày 19/8/1945: Hà nội giành được chính quyền
• Từ 23/8, 25/8, 28/8 ta giành được chính quyền ở Huế, Sài gòn và lan rộng ra cả nước.
• Ngày 30/8/1945 Vua Bảo Đại Thoái vị
• Ngày 2/9/1945 Bác hộ đọc bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt
Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Như vậy chỉ trong15 ngày Đảng đã lãnh đạo
thành công CMT8, điều này rất quan trọng vì CMT8 dieenc ra khi quân
đồng minh chưa kịp vào Việt Nam.
- Nguyên nhân CMT8 thắng lợi: lOMoARcPSD| 45562685
• CT.Hồ Chí Minh và Đảng đã đứng trên lập trường của giai cấp công nhân,
vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mac-Lênin và thực tiễn của cách mạng Việt
nam, dương cao ngọn cờ độc lập, phát huy cao độ chủ nghĩa yêu nước, tinh
thần tự hào dân tộc và dũng khí đấu tranh anh hùng và bất khuất của nhân dân Việt Nam.
• Trước đó, Đảng ta đã trải qua 3 cuộc vận động cách mạng đầy khó khăn,
gian khổ: 1.Cuộc vận động 1930-1935: mà đỉnh cao là Xô Viết-Nghệ Tĩnh
(1930-1931), tiếp theo là khủng bố trắng và thoái trào cách mạng (1932-
1935); 2.Cuộc vận động 1936-1939: với cao traò là Cách mạng dân chủ
1938, Đảng ta cũng vượt qua được những tổn thất để tiếp tục chặng đường
mới; 3.Cuộc vận động 1939-1945: Đảng đã phát triển lực lượng chính trị
lẫn quân sự, dấy lên các cuộc tiền khởi nghĩa, chờ thời cơ tổng khởi nghĩa.
• Nhờ có sự chuẩn bị kỹ lưỡng như vậy, Đảng đã hoàn thiện các chiến lược,
sách lược, giải quyết các vấn đề cơ bản như sau:
Tiến hành song song hai nhiệm vụ: phản đế quốc (Pháp) và phản
phong kiến (Tiều vua Bảo Đại), xác định rõ nhiệm vụ trước mắt là giải phóng dân tộc.
Thực thi quyền dân tộc tự quyết ở ba nước đông dương. Đây là vấn
đề rất quan trọng trong chiến lược cách mạng và trong quan hệ quốc
tế mà CT Hồ Chí Minh đã nhận thứ rất rõ.
Bố trí thế trận cách mạng và sắp xếp lực lượng cách mạng phù hợp
với yêu cầu khách quan của lịch sử. Đó là vân dụng xuất sắc lý luận
Mác-Lenin vào tình hình xã hội Việt nam, đề ra quyết sách chiến
lược đúng đắn, xác định rõ kẻ thù chính, kẻ thù phụ, hậu bị quân của
chúng để sắp xếp hậu bị quân Tiền phong, hậu bị quân trực tiếp, gián tiếp của ta.
Thực thi phương châm chiến lược “Kết hợp chặc chẽ đấu tranh chính
trị với đấu tranh vũ trang”, tiến từ khởi nghĩa từng phàn đến Tổng
khới nghĩa. Với phương châm này, Đảng đã tiến hành 3 cuộc vận
động: 1930-1935; 1936-1939; 1939-1945; các cuộc vận đọng này đã
tập hợp được đại quần chúng nhân dân: Công, nông, tiểu thương, tiểu
chủ, cai lý, đốc công…
Nắm đúng thời cơ, kịp thời phát động quần chúng nổi dậy giành
chính quyền, ít đổ máu.
- Ý nghĩa lịch sử của CMT8:
• Đập tan ách phát xít Nhật, lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp (100 năm),
xóa bỏ chế độ phong kiến (1000 năm); đưa nước VN bước vào kỷ nguyên
mới: Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH.
• Chứng minh sự đúng đắn của chủ nghĩa Mác-Lenin mà CT.Hồ Chí Minh
đã vận dụng một cách xuất sắc vào tình hình thực tiễn của cách mạng VN
• Khẳng định sự lãnh đạo đúng đắng, thành công của Đảng sau 15 năm thành
lập Đảng (1930-1945), tiến hành các cao trào cách mạng, trải qua những hy
sinh, tổn thất, nhưng cuối cùng đã giành được thắng lợi vẻ vang: khai sinh
ra nước Viêt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Và để lại cho chúng ta những kinh lOMoARcPSD| 45562685
nghiệm lịch sử, quý báu soi sáng con đường cách mạng VN: Độc lập dân
tộc và chủ nghĩa xã hội.
* Ý kiến của bản thân: -
Để có một cuộc sống yên bình của chúng ta như ngày hôm nay, các thế hệ ông
cha đãphải trải qua biết bao cuộc chiến: vừa ngoại xâm, vừa nội xâm, và với mục đích
cuối cùng là xây dựng một đất nước mà người dân ở đó được ấm no, hạnh phúc, hòa bình, độc lập. -
Nhìn lại chặng đường 15 năm (1930-1945) dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác
Hồ,nhân dân ta đã tiến hành Tổng khời nghĩa thành công bằng tháng lợi của CMT8 và
khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng Hòa (2/9/1945): là một chặng đường đấu
tranh gian khổ, bền bỉ, đánh đổi bằng máu của dân tộc để giành độc lập. Trong đó phải
khẳng định vai trò của CT HCM, vận dụng lý luận Mác-Lênin vào thực tiễn của xã hội
Việt Nam một cách xuất sắc, nên con đường cách mang VN mới đi đến thành công. -
Câu nói thắng lợi của CMT8 chỉ là sự ăn may, đó chẳng qua là luận điệu của bên
thuacuộc, không thuyết phục. Bởi vì cuộc chiến nào thì chính nghĩa cũng sẽ giành chiến
thắng, cho dù đều phải mất mát, hy sinh. Nhưng vì là cuộc chiến của chính nghĩa tất
nhiên sẽ được sự ủng hộ của đại bộ bận nhân dân không kể giàu nghèo. Bên cạnh đó
cuộc chiến này lại được lèo lái bởi CT HCM – một lãnh tụ kiệt xuất của nhân dân VN
thì cách mạng VN sẽ thắng lợi.
2. Tại sao nói công nghiệp hóa – hiện đại hoá là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ lên CNXH.
- Để trả lời câu hỏi trên, chúng ta cần hiểu khái niệm Công nghiệp hóa – hiện đại hóa là gì?
* Như chúng ta biết: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH-HĐH) là quá trình chuyển
đổi căn bản, toàn diện các hoạt động kinh tế và quản lý kinh tế – xã hội từ sử dụng sức
lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công
nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao. -
Trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH cần phải tiến hành CNH-HĐH, và đó là điều
tấtyếu và phù hợp với thực tiễn của đất nước ta
• Tính tất yếu: Theo Lênin: CNHX là một xã hội thực hiện nguyên tắc: “làm theo
năng lực hưởng theo nhu cầu". Về kinh tế, xã hội xã hội chủ nghĩa phải dựa trên
lực lượng sản xuất phát triển cao; chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu
từng bước được xác lập; tổ chức quản lý có hiệu quả, năng suất lao động cao; phân
phối theo lao động là chủ yếu. Muốn xây dựng được nhà nước CNXH chúng ta
phải tiến hành CNH-HĐH. Tuy nhiên để thực hiện điều đó chúng ta cần phải nhận
thức vấn đề một cách đúng đắn như sau:
Cùng với việc tiếp nhận các công nghệ hiện đại như: đầu tư vào các
lĩnh vực điện tử, tinh học, sinh học, vật liệu mới, cơ khí chính xác,
tự động hóa... chúng ta phải chú ý đẩy mạnh công nghệ truyền thống
trong nước, từng bước hiện đại hóa công nghệ truyền thống, công lOMoARcPSD| 45562685
nghệ cơ khí thông thường, vì đó là nền tản cũ mà chúng ta chưa thể chấm dứt ngay được .
Về mặt KT: phải áp dụng những thành tựu về tin học, điển tử để nâng
cao trình độ quản lý ngang tầm với thời đại, và cần phải giao lưu kinh tế.
Về mặt XH-CT: phải hoàn thiện cơ cấu và các chức năng chuyên môn hóa của xã hội...
• Tính thực tiễn: Trước năm 1986 nền CN nước ta còn rất lạc hậu, tồn tại những nhược điểm như sau:
Quá trình CNH diễn ra chậm chạp
Phân công lao động xã hội phát triển chậm chạp, cơ cấu kinh tế thiếu
năng động, hiệu quả thấp, chưa đựng nhiều bất hợp lý, nhiều mặt mất cân đối nghiêm trọng.
Trình độ trang thiết bị công nghệ thấp kém, mất cân đối, chậm đổi mới.
Tỉ lệ thất nghiệp cao, đời sống thấp, tỉ lệ tích lũy thấp, sản xuất kinh
doanh thiếu vốn và thị trường. -
Sau đại hội VI, Đảng và nhà nước ta đã có những chủ trương, phương hướng đổi
mớiKT-XH của đất nước, cụ thể hóa bằng cơ chế và chính sách, biện pháp thực hiện:
chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, chính sách kinh tế đối ngoại và thu hút
vốn đầu tư nước ngoài, chính sách tài chính tiền tệ kiềm chế lạm phát, chuyển cơ chế kế
hoạch hóa tập trungquan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước.
• Công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa và công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với
phát triển kinh tế tri thức.
• Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế.
• Lấy phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững.
• Khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
• Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện
tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học.
*Tác dụng của CNH-HĐH: -
Về SX: Cơ sở vật chất - kỹ thuật được tăng cường, khả năng độc lập tự chủ của
nền kinh tế được nâng cao. -
Về KT: Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã
đạt được những kết quả quan trọng. Trong từng ngành kinh tế đều có sự chuyển dịch
tích cực về cơ cấu sản xuất, cơ cấu công nghệ theo hướng tiến bộ, hiệu quả, gắn với sản
xuất, với thị trường. -
Về An ninh, quốc phòng: phát triển mạnh nghành CN quốc phòng, cải tiến tốt
cái khí tài quân sự cũ, nghiên cứu và chế tạo thành công nhiều vũ khí – khí tài mới, góp
phần giữ vững an ninh và sự toàn vẹn lãnh thổ. lOMoARcPSD| 45562685 -
Về giao lưu văn hoá: nhờ sự phát triển nói trên, vị thế của dân tộc VN trên thế
giới cũng đã được khẳng định và chúng ta có điều kiện để giao lưu với các nền VH khác trên thế giới.
3. Chứng minh Văn hóa là sức mạnh nội sinh của dân tộc.
* Về con người Việt Nam: Nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc (gòm 54 dân tộc, trong đó người Kinh chiếm 85% dân số).
Thống nhất trong đa dạng của cộng đồng dân tộc Việt Nam, với các đặc trưng dân tộc,
nhân văn, dân chủ và khoa học. -
Tiên tiến là yêu nước và tiến bộ mà nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội, nhằm mục tiêu tất cả vì con người. Tiên tiến không chỉ về nội dung
tư tưởng mà cả trong hình thức biểu hiện, trong các phương tiện chuyển tải nội dung. +
Văn học, nghệ thuật đã tạo ra nhiều tác phẩm phản ánh mọi lĩnh vực đời sống. Các ngành
nghệ thuật biểu diễn có sự phát triển phong phú và đa dạng, mỗi năm đã dàn dựng được
hàng trăm chương trình, vở diễn, tiết mục mới.
+ Nhiều loại hình văn hóa, nghệ thuật đã có bước phát triển năng động, thích nghi
với nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Sức sáng tạo của nhân dân được phát huy
trong các hoạt động sáng tác, biểu diễn, truyền bá văn hóa, văn học, nghệ thuật.
+ Hệ thống thông tin đại chúng phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ, đáp ứng ngày
càng tốt đời sống tinh thần nhân dân. Lĩnh vực báo chí liên tục phát triển phong phú và
đa dạng, tính chuyên nghiệp ngày càng nâng cao, thông tin kịp thời các hoạt động chính
trị-xã hội, phản ánh tình hình kinh tế-xã hội của đất nước, đáp ứng nhu cầu thông tin đa
dạng của nhân dân. Năm 2019, có 850 cơ quan báo in, báo điện tử; 72 đài phát thanh,
đài truyền hình (cả địa phương và trung ương).
+Về lĩnh vực xuất bản, chất lượng nội dung xuất bản phẩm có nhiều chuyển biến
tích cực. Các loại sách về các lĩnh vực pháp luật, văn hóa, văn học, thiếu niên, nhi đồng,
khoa học, công nghệ, kinh tế, giáo dục, tôn giáo, môi trường... ngày càng phong phú và có chất lượng tốt. -
Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị văn hóa truyền thống bền vững của cộng
đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước.
+ Giá trị văn hóa phong phú đặc sắc của các dân tộc được kế thừa và phát triển,
làm nền văn hóa dân tộc. Nhiều giá trị văn hóa Việt Nam, được thế giới công nhận và
trở thành một phần trong kho tàng văn hóa nhân loại. Đời sống văn hóa của nhân dân ngày càng phong phú.
+ Công tác sưu tầm, bảo quản, tôn tạo, tu bổ và phát huy giá trị di sản văn hóa của
dân tộc đã đạt nhiều thành tựu, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo văn hóa đa dạng của nhân dân.
+ Văn hóa truyền thống, văn hóa các dân tộc thiểu số được chú trọng, đầu tư phát
triển, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp bảo tồn, khẳng định giá trị, bản sắc của văn hóa Việt Nam. lOMoARcPSD| 45562685 -
Sự đa dạng: Nhờ có đường lối và chính sách đúng mà hàng nghìn di tích văn hóa
được trùng tu, tôn tạo; hàng trăm lễ hội truyền thống được phục hồi; nhiều làn điệu dân
ca, các truyền thuyết, các bộ sử thi... di sản văn hóa vật thể, phi vật thể được công nhận
ở cấp quốc gia, quốc tế, trở thành những di sản chung của văn hóa nhân loại; đồng thời
trở thành tài nguyên độc đáo của du lịch Việt Nam. -
Tính dân chủ: Đời sống văn hóa tinh thần, quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng của
nhân dân cũng được khôi phục, tôn trọng. Nhiều phong trào, cuộc vận động về văn hóa
đạt kết quả tích cực, góp phần tạo môi trường văn hóa, bảo vệ và phát huy những giá trị
truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Đến năm 2020, cả nước có 28 di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được UNESCO
ghi danh; 301 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; 191 hiện vật và nhóm hiện vật được
công nhận là bảo vật quốc gia; 3.498 di tích quốc gia; 122 di tích quốc gia đặc biệt; 168
bảo tàng, thường xuyên lưu giữ và trưng bày khoảng 3 triệu tài liệu, hiện vật.
* Sự ưu đãi của thiên nhiên: Sự đa dạng về môi trường sinh thái và điều kiện tự nhiên
góp phần làm nên đa dạng về văn hóa. Nổi bậc là hai truyền thông văn minh của Việt
Nam là: sông nước và thực vật. -
Văn minh thực vật, hay còn gọi là văn minh thôn dã, văn hóa lúa nước tính chất
thực vật (mang cốt lõi là cây lúa) in đậm trong đời sống hàng ngày của con người Việt
Nam như: ở, đi lại, ăn, mặc. Bữa ăn được mô hình hóa : cơm – râu – cá, ngoài ra còn
được thể hiện trong đời sông tâm linh bằng tục thờ Cây: Lúa gạo được coi là loại cây
lương thực được tôn vinh truyền thống. Sản phẩm từ nó luôn được đưa vào vật phẩm
thờ của người Việt trong các nghi lễ cúng tế nông nghiệp.
+ Đối với người Việt Nam, cây cối là loại sinh thể đặc biệt, có đời sống trực giác
tâm linh y như con người; có năng lượng phát ra và tương tác được với năng lượng của
con người. Vì vậy, cây cối được người Việt sử dụng trong phép điều hòa môi trường
sống (phong thủy) như là những nội dung chủ đạo (cùng đá, nước, núi, phương hướng..).
Mặt khác, cây còn được coi là nơi trú ngụ của các vị thần linh hay ma quỷ. Dân gian
người Việt có câu: "Thần cây da, ma cây gạo, cú cáo cây đề".
"Cây thị có ma, cây đa có thần"
"Ở cho phải phải phân phân
Cây đa cậy thần, thần cậy cây đa" -
Văn minh sông nước: có thể nói đặc trưng Nước là kết quả tổng thể của những
đặc điểm về địa lý, địa hình, khí hậu. Yếu tố nước đã tạo nên sắc thái riêng biệt trong
tập quán, kỹ thuật canh tác (đắp đê, đào ao, kênh, rạch), cư trú (làng ven sông, trên sông
từ vạn chài, chợ búa, bến..tới những đô thị ven sông, biển, ngã ba – ngã tư sông..), ở
(nhà sàn, nhà hình thuyền..), ăn (cá nước ngọt, nước mặn, nhuyễn thể), tâm lý ứng xử
linh hoạt, sinh hoạt cộng đồng (đua thuyền, bơi chài), tín ngưỡng-tôn giáo (thờ cá, rắn,
thủy thần), phong tục tập quán thành cao dao, tục ngữ, nghệ thuật (tuồng chèo, rối nước, hò, lí)..
* Sự quan tâm của Đảng và nhà nước: Ở cả trong nước lẫn bình diện quốc tế, văn hóa
luôn được xem là có vị trí quan trọng, giữ vai trò chủ đạo trong sự phát triển chung của
đất nước. Sở dĩ văn hóa có được vị trí đặc biệt quan trọng như vậy vì văn hóa là tài sản lOMoARcPSD| 45562685
tinh thần quý giá nhất của dân tộc. Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) năm 1998 đã
nhấn mạnh: “Văn hóa Việt Nam là thành quả hàng nghìn năm lao động sáng tạo, đấu
tranh kiên cường dựng nước và giữ nước của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, là kết
quả giao lưu và tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn minh thế giới để không ngừng hoàn
thiện mình. Văn hóa Việt Nam đã hun đúc nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh Việt Nam,
làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc”.
Năm 2016, Chính phủ đã ban hành Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp
văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Trong bài viết "Một số vấn
đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam", Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Xác định phát triển văn hóa đồng
bộ, hài hòa với tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội là một định hướng căn
bản của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”. Như vậy, nếu không hướng
đến mục tiêu văn hóa, mọi nỗ lực phát triển kinh tế sẽ trở nên vô nghĩa.
4. Làm thế nào để phát huy sức mạnh tổng hợp của dân tộc ta trong quá trình hội nhập quốc tế?
Trong qua trình hội nhập quốc tế cần phải phất huy sức mạnh tổng hợp của dân tộc. Sức
mạnh tổng hợp ở đây bao gồm sức mạnh của nội lực và ngoại lực. Việc kết hợp nội lực
và ngoại lực, trong đó nội lực là quyết định, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của
thời đại là một quan điểm lớn, nội dung lớn trong đường lối phát triển đất nước được
Đảng đề ra. Việc thể hiện xuyên suốt quan điểm này cả trong chủ đề, mục tiêu và quan
điểm chỉ đạo của Nghị quyết Đại hội XIII cho thấy nhận thức sâu sắc của Đảng về các xu
thế của thời đại và tầm quan trọng của việc tận dụng các xu thế lớn, các nguồn lực bên
ngoài cho phát triển. Đây có thể coi là bước phát triển cao hơn và có ý nghĩa quan trọng
cho sự phát triển của đất nước trong giai đoạn tới.
*Về nội lực ở đây chính là yếu tố bên trong, đó là tổng hợp những lợi thế, những nguồn
lực nội sinh của dân tộc, quốc gia bao hàm toàn bộ các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn
hóa, xã hội; truyền thống và hiện tại.
- Ngày nay, sức mạnh dân tộc của nước ta là tổng hợp sức mạnh vật chất và tinh
thần,sức mạnh cứng và sức mạnh mềm; được tạo nên bởi quy mô và chất lượng của
dân số cả nước; các nguồn lực tự nhiên khá phong phú (đất đai, rừng, biển, khoáng
sản...); tiềm lực kinh tế và quân sự đã được tăng lên đáng kể sau hơn 35 năm đổi mới
(là nền kinh tế lớn thứ 4 trong ASEAN), vị trí địa - chính trị và địa - kinh tế của đất
nước; truyền thống yêu nước, tự lực, tự cường; nền văn hóa đậm tính nhân văn, cộng
đồng; đóng góp của cách mạng Việt Nam đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, hòa
bình và tiến bộ xã hội trên thế giới; sự ổn định chính trị - xã hội; đường lối đúng đắn
của Đảng và sự đồng tình, ủng hộ của các tầng lớp nhân dân; sức mạnh tổng hợp quốc
gia và vị thế chính trị và ngoại giao của Việt Nam trên trường quốc tế.
- Về sức mạnh cứng:
• Về GDP Việt Nam tăng gấp 42 lần sau 30 năm (từ 6,3 tỉ USD năm 1989 lên 266,5
tỉ USD năm 2019), GDP bình quân đầu người tăng gấp 28 lần. Kinh tế vĩ mô cơ
bản ổn định, lạm phát được kiểm soát. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, quy lOMoARcPSD| 45562685
mô kinh tế Việt Nam xếp thứ 45 về GDP trên thế giới và xếp thứ 29 về GDP theo
sức mua tương đương (năm 2019 đạt 807,82 tỷ USD). Báo cáo của Ngân hàng Thế
giới năm 2018 ghi nhận 70% dân số Việt Nam hiện đã “được bảo đảm kinh tế”,
trong đó có 13% thuộc tầng lớp trung lưu theo chuẩn thế giới.
• Về cơ cấu, tỷ lệ các ngành kinh tế dịch vụ và công nghệ cao sẽ tăng lên, trong khi
ngành nông nghiệp giảm đi. Đến 2015, Việt Nam đã hoàn tất việc thực hiện các
Mục tiêu Thiên niên kỷ như xóa đói giảm nghèo cùng cực, đạt phổ cập giáo dục
tiểu học, thúc đẩy bình đẳng giới và đạt nhiều tiến bộ trong chỉ tiêu về y tế như
giảm tỷ số tử vong mẹ và tỷ suất tử vong trẻ em, đạt mục tiêu về kiểm soát sốt rét
và bệnh lao cũng như đẩy lùi tỷ lệ HIV/AIDS
- Về sức mạnh mềm:
• Việt Nam được đánh giá là có chế độ chính trị - xã hội ổn định, an ninh và trật tự
an toàn xã hội được bảo đảm. Sự hấp dẫn của Việt Nam về mặt kinh tế, thương
mại, du lịch với các đối tác cũng một phần nhờ sự ổn định này.
• Một khía cạnh sức mạnh mềm nữa là giá trị địa - chiến lược của Việt Nam tăng lên
so với trước đây do khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương trở thành khu vực
“trọng tâm” trong chiến lược đối ngoại của nhiều nước, chiều dài bờ biển với nhiều
tiềm năng phát triển kinh tế biển, thương mại, du lịch, dịch vụ. Nguồn sức mạnh
văn hóa to lớn của Việt Nam cũng chính là nền tảng vững vàng cho phát triển, nâng
cao vị thế, củng cố sức mạnh mềm của đất nước. Những năm qua, Việt Nam trở
thành đối tác quan trọng của nhiều nước. Ví dụ, hiện nay Nga xem Việt Nam là
cầu nối giữa nước này với ASEAN hay với EVFTA, EU xác định Việt Nam là
trung tâm đầu tư tại Đông Nam Á, đã có 39 danh hiệu được UNESCO ghi
danh/công nhận trên tất cả các lĩnh vực gồm văn hóa, khoa học, giáo dục và thông tin…
*Ngoại lực là yếu tố bên ngoài, sức mạnh thời đại, là các xu thế chính trị, kinh tế, xã hội
trên thế giới như: hòa bình, hợp tác và phát triển, cách mạng khoa học công nghệ, xu thế
dân chủ hóa, xu thế phát triển bền vững, tự chủ, xu thế hợp tác và liên kết kinh tế. Bên
cạnh đó, sức mạnh của thời đại ngày này còn là sức mạnh của cộng đồng quốc tế ngày
càng đồng thuận trong kiến tạo, củng cố một trật tự thế giới dựa trên luật lệ, đa cực, đa
trung tâm, dân chủ, công bằng, bình đẳng, sức mạnh của hàng trăm quốc gia phấn đấu
hoàn thành các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG); sức mạnh của thế giới văn minh
trong kỷ nguyên của cách mạng khoa học công nghệ, kinh tế tri thức, toàn cầu hóa...
- Trong quan hệ đối ngoại, Việt Nam đã mở rộng quan hệ về chiều rộng với 189/193
quốc gia thành viên Liên hợp quốc; đưa vào chiều sâu, thực chất, tạo dựng khuôn khổ
quan hệ ổn định, bền vững với các nước, trong đó có 17 đối tác chiến lược, 13 đối tác
toàn diện. Việt Nam có quan hệ thương mại với 224 đối tác, đã tham gia 16 hiệp định
thương mại tự do (FTA), bao gồm cả các FTA thế hệ mới, giúp tạo xung lực quan
trọng cho phát triển kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài, tham gia vào quá trình định
hình luật chơi và cấu trúc kinh tế khu vực và thế giới(15). Việt Nam đã trở thành trung
tâm của mạng lưới các hiệp định thương mại tự do ở khu vực, cầu nối giữa các lOMoARcPSD| 45562685
nước/khối ngoài khu vực với ASEAN, tạo ra động lực to lớn cho phát triển của đất
nước, hội nhập quốc tế.
Lưu ý: câu 1 được dùng để thi giữa kỳ