-
Thông tin
-
Quiz
Câu hỏi ôn tập LSĐ/ Trường đại học Nguyễn Tất Thành
Chuyên chế về chính trị, độc quyền về kinh tế và áp dụng chính sách “ngu dân” về văn hóa của Pháp đã làm biến đổi tình hình chính trị, kinh tế, xã hội VN. Các giai cấp cũ phân hóa, giai cấp, tầng lớp mới xuất hiện với địa vị kinh tế khác nhau và do đó cũng có thái độ chính trị khác nhau đối với vận mệnh dân tộc. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Lịch sử Đảng(MC) 880 tài liệu
Đại học Nguyễn Tất Thành 1 K tài liệu
Câu hỏi ôn tập LSĐ/ Trường đại học Nguyễn Tất Thành
Chuyên chế về chính trị, độc quyền về kinh tế và áp dụng chính sách “ngu dân” về văn hóa của Pháp đã làm biến đổi tình hình chính trị, kinh tế, xã hội VN. Các giai cấp cũ phân hóa, giai cấp, tầng lớp mới xuất hiện với địa vị kinh tế khác nhau và do đó cũng có thái độ chính trị khác nhau đối với vận mệnh dân tộc. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Lịch sử Đảng(MC) 880 tài liệu
Trường: Đại học Nguyễn Tất Thành 1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Nguyễn Tất Thành
Preview text:
lOMoAR cPSD| 46797209
1. Trình bày sự phân hóa giai cấp ở Việt Nam sau khi thực dân Pháp xâm
lược nước ta. Tại sao giai cấp công nhân VN lại ra đời trước giai cấp tư sản VN?
a) Sự phân hóa giai cấp ở VN sau khi thực dân Pháp xâm lược
Sự phân hoá của các giai cấp trong xã hội Việt Nam là kết quả của chính sách
thống trị và khai thác thuộc địa của thực dân Pháp sau khi đặt ách thống trị lên nước
ta chúng bắt tay ngay vào khai thác thuộc địa nước ta. Chính vì thế chúng cần một
lượng lớn nhân công lao động do đó giai cấp công nhân đã ra đời. Ngay sau đó các
giai cấp khác cũng lần lượt ra đời đó là giai cấp tư bản, giai cấp tiểu tư sản cùng với
những giai cấp đã tồn tại trong xã hội cũ như địa chủ phong kiến và nông dân – đã
làm cho xã hội Việt Nam có sự phân hóa hết sức sâu sắc.
Chuyên chế về chính trị, độc quyền về kinh tế và áp dụng chính sách “ngu dân”
về văn hóa của Pháp đã làm biến đổi tình hình chính trị, kinh tế, xã hội VN. Các giai
cấp cũ phân hóa, giai cấp, tầng lớp mới xuất hiện với địa vị kinh tế khác nhau và do
đó cũng có thái độ chính trị khác nhau đối với vận mệnh dân tộc.
Giai cấp địa chủ (Đại địa chủ, trung địa chủ, tiểu địa chủ)
Giai cấp địa chủ phong kiến tồn tại hàng nghìn năm trong lịch sử từ địa vị là
giai cấp thống trị nay trong nội bộ địa chủ Việt Nam lúc này có sự phân hóa.
Một bộ phận địa chủ câu kết với thực dân Pháp và làm tay sai đắc lực cho Pháp
trong việc ra sức đàn áp phong trào yêu nước và bóc lột nông dân.
Một bộ phận khác nêu cao tinh thần dân tộc, khởi xướng và lãnh đạo các phong
trào chống Pháp và bảo vệ chế độ phong kiến, tiêu biểu là phong trào Cần Vương.
Một số trở thành lãnh đạo phong trào nông dân chống thực dân Pháp và phong kiến phản động.
Một bộ phận nhỏ chuyển sang kinh doanh theo lối tư bản. Giai cấp nông dân
– Chiếm 90% trong xã hội phong kiến thực dân Việt Nam bao gồm: Phú nông, trung
nông, bần nông, cố nông lOMoAR cPSD| 46797209
– Giai cấp nông dân bị địa chủ phong kiến và đế quốc bóc lột nặng nề, dẫn đến giai
cấp nông dân bị đẩy vào đường cùng.
– Giai cấp nông dân là lực lượng đông đảo nhất và hăng hái nhất có vai trò quyết
định đến cuộc giải phóng dân tộc, bị đế quốc và địa chủ chèn ép, bóc lột nặng nề,
mâu thuẫn đặc biệt với đế quốc thực dân và phong kiến tay sai phản động vừa có
mâu thuẫn về dân tộc vừa có mâu thuẫn về giai cấp trong đó mâu thuẫn dân tộc là lớn nhất. lOMoAR cPSD| 46797209
Khi có lực lượng tiên phong lãnh đạo, giai cấp nông dân sẵn sàng vùng dậy đấu tranh
lật đổ thực dân phong kiến. Tuy nhiên giai cấp nông dân cũng không thể trở thành
lực lượng lãnh đạo cách mạng do trình độ văn hoá thấp.
Giai cấp nông dân chiếm số lượng đông đảo nhất (khoảng hơn 90% dân số),
đồng thời là một giai cấp bị bóc lột nặng nề nhất. Do vậy, ngoài mâu thuẫn giai cấp
vốn có với giai cấp địa chủ, nông dân còn có mâu thuẫn sâu sắc với thực dân xâm
lược. Đây là lực lượng hùng hậu, có tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất cho nền
độc lập tự do của dân tộc và khao khát giành lại ruộng đất cho dân cày, khi có lực
lượng tiên phong lãnh đạo, giai cấp nông dân sẵn sàng vùng dậy làm cách mạng lật
đổ thực dân, phong kiến.
Giai cấp công nhân Việt Nam
– Được hình thành từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp và
phát triển mạnh trong cuộc khai thác thuộc địa lần hai cả về số lượng lẫn chất lượng.
– Là giai cấp đối kháng trực tiếp với tư bản thực dân Pháp, lãnh đạo cách mạng Việt Nam
– Chịu ba tầng áp bức bóc lột: đế quốc, tư bản trong nước, địa chủ phong kiến
– Đa số xuất thân từ giai cấp nông dân nên có quan hệ trực tiếp và chặt chẽ với giai
cấp nông dân, bị đế quốc phong kiến áp bức bốc lột nên họ gắn bó với dân tộc, gần
gũi với nhân dân, kế thừa truyền thống yêu nước anh hùng bất khuất của dân tộc.
riêng vì ra đời trong hoàn cảnh một nước thuộc địa nửa phong kiến, chủ yếu
xuất thân từ nông dân, cơ cấu chủ yếu là công nhân khai thác mỏ, đồn điền, lực
lượng còn nhỏ bé', nhưng sớm vươn lên tiếp nhận tư tưởng tiên tiến của thời đại,
nhanh chóng phát triển từ “tự phát” đến “tự giác”, thể hiện là giai cấp có năng lực lãnh đạo cách mạng.
Giai cấp tư sản Việt Nam lOMoAR cPSD| 46797209
– Ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp sau chiến tranh thế giới
thứ nhất họ đã trở thành một giai cấp rõ rệt trước đó họ chỉ được gọi là một tầng
lớp. – Bị tư bản Pháp chèn ép, kìm hãm nên số lượng ít, thế lực kinh tế yếu.
– Tư sản mại bản là những tư bản hoạt động trong lĩnh vực thầu khoán, công nghiệp
và xây dựng. Có quyền lợi gắn liền với thực dân Pháp trở thành đối tượng của cách mạng.
– Tư sản dân tộc là những nhà tư sản vừa và nhỏ có xu hướng kinh doanh độc lập bị
tư sản Pháp chèn ép nên họ có tinh thần dân tộc chống thực dân Pháp, chống phong
kiến. Giai cấp này có tư tưởng dao động do đó cũng không thể trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng.
Giai cấp tư sản Việt Nam xuất hiện muộn hơn giai cấp công nhân. Một bộ phận có
lợi ích gắn liền với tư bản Pháp, tham gia vào đời sống chính trị, kinh tế của chính
quyền thực dân Pháp, trở thành tầng lớp tư sản mại bản. Một bộ phận là giai cấp tư
sản dân tộc, họ bị thực dân Pháp chèn ép, kìm hãm, bị lệ thuộc, yếu ớt về kinh tế
Phần lớn tư sản dân tộc Việt Nam có tinh thần dân tộc, yêu nước nhưng không có khả
năng tập hợp các giai tầng để làm cách mạng.
Tầng lớp tiểu tư sản Việt Nam
– Hình thành trong cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp sau chiến tranh thế
giới thứ nhất bao gồm: Trí thức, học sinh – sinh viên, công chức, tiểu thương, tiểu
chủ, dân nghèo thành thị,… đời sống bấp bênh, dễ phá sản trở thành người vô sản,
có lòng yêu nước, căm thù giặc.
– Giai cấp tiểu tư sản cũng rất hăng hái tham gia cách mạng và là một trong những
động lực đáng kể của cách mạng, họ là đồng minh của giai cấp công nhân có thể đi
với giai cấp công nhân đến xã hội chủ nghĩa.
Các sĩ phu phong kiến cũng phân hoá, một bộ phận hướng sang tư tưởng dân
chủ tư sản hoặc tư tưởng vô sản. Một số người khởi xướng phong trào yêu nước có ảnh hưởng lớn
Tóm lại sự phân hoá các giai cấp trong xã hội Việt Nam là kết quả của quá
trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Trong đó sự xuất hiện của giai cấp công
nhân giai cấp mang sứ mạng lịch sử là đoàn kết và lãnh đạo các giai cấp khác đứng lOMoAR cPSD| 46797209
lên đấu tranh chống đế quốc Pháp giải phóng dân tộc. Ngoài ra các giai cấp nông dân
có lực lượng đông đảo có ý nghĩa quyết định đến thắng lợi của cách mạng. Các giai
cấp khác nếu đi theo cách mạng cần phải lôi kéo về phía cách mạng, còn lực lượng
nào chống đối cách mạng sẽ là đối tượng của cách mạng.
b) Giai cấp công nhân VN lại ra đời trước giai cấp tư sản VN
2. Vì sao nói con đường cách mạng VN do Nguyễn Ái Quốc lựa chọn là đúng
đắn, phù hợp với xu thế thời đại và đáp ứng được những yêu cầu khách quan của xã hội VN?
a) Tư duy độc lập và tầm nhìn mới về hướng đi và con đường
cứu nước của lãnh tụ Hồ Chí Minh
- Cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, các phong trào yêu nước, chống thực dân, đế
quốc ở nước ta diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ nhưng tất cả đều không thành công do không lOMoAR cPSD| 46797209
Có một đường lối đấu tranh phù hợp
- Người thấy rằng các cuộc cách mạng tư sản “không đến nơi”, “không triệt để” bởi
các cuộc cách mạng ấy không đáp ứng được nhu cầu giải phóng các tầng lớp nhân
dân lao động mà chỉ đem lại quyền lợi cho gia cấp tư sản
- Tiếp xúc với bản “Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của V.I.Lênin,
Người đã tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam
- Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã tập trung mọi nỗ lực, hướng mọi hoạt động, quyết tâm
truyền bá lý luận Mác-Lênin về nước, tiến hành cuộc vận động đấu tranh giải
phóng dân tộc theo đường lối cách mạng vô sản
b) Tư duy lý luận về lựa chọn con đường cách mạng vô sản, độc lập dân tộc
gắn liền với chủ nghĩa xã hội
Sự lựa chọn con đường cách mạng vô sản, độc lập dân tộc gắn liền với CNXH
của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã đáp ứng hai câu hỏi lớn đặt ra cho dân tộc Việt Nam:
làm thế nào để giải phóng dân tộc khỏi ách cai trị của đế quốc, thực dân, giành lại
nền độc lập, tự do cho nhân dân; lựa chọn con đường, phương thức nào để bảo vệ,
xây dựng và phát triển đất nước phù hợp với xu thế đi lên của thời đại mới. Nói cách
khác, với việc lựa chọn con đường cứu nước đúng đắn, chủ trương “làm tư sản dân
quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”, Nguyễn Ái Quốc
đã giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước, giải phóng dân tộc kéo dài 2/3 thế kỷ.
Sự lựa chọn con đường cách mạng độc lập dân tộc gắn liền với CNXH của
Nguyễn Ái Quốc dựa trên cơ sở lý luận và khoa học, dựa trên thực tiễn vận động và
đòi hỏi của phong trào cách mạng Việt Nam. Từ nghiên cứu lý luận, tổng kết thực
tiễn, Người đi đến kết luận: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con
đường cách mạng vô sản”. Đường lối độc lập dân tộc gắn liền với CNXH được nêu
lên trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên, phản ánh sự lựa chọn khách quan của chính
thực tiễn - lịch sử, phù hợp với sự vận động của cách mạng Việt Nam và xu thế phát
triển của thời đại, đáp ứng nguyện vọng và nhu cầu bức thiết của đại đa số các tầng
lớp nhân dân Việt Nam: “Đối với nước ta, không còn con đường nào khác để có độc
lập dân tộc thực sự và tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Cần nhấn mạnh rằng đây là sự
lựa chọn của chính lịch sử, sự lựa chọn đã dứt khoát từ năm 1930 với sự ra đời của lOMoAR cPSD| 46797209
Đảng ta trong lúc các phong trào cứu nước từ lập trường Cần Vương đến lập trường
tư sản, tiểu tư sản, qua khảo nghiệm lịch sử đều lần lượt thất bại”.
c) Đi lên chủ nghĩa xã hội là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản
Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh
- CNXH không chỉ là mục tiêu lựa chọn mà còn là động lực thúc đẩy lịch sử phát
triển- Mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với CNXH dưới sự lãnh đạo của Đảng
chính là động lực to lớn động viên, tập hợp, huy động sức mạnh tinh thần, vật chất
của toàn dân vượt qua những thử thách của lịch sử
- Công cuộc đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế do Đảng khởi xướng và lãnh đạo
chính là sự tiếp tục con đường cách mạng đã lựa chọn, kiên định mục tiêu độc lập
dân tộc và CNXH, vận dụng sáng tạo và phát triển lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện cụ thể của Việt Nam.
- Thực tiễn vận động và phát triển của cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến nay với
những thắng lợi trong chiến tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước; trong
xây dựng CNXH, hội nhập quốc tế và đổi mới đất nước đã chứng minh tính đúng
đắn, sáng tạo, khoa học của con đường cách mạng độc lập dân tộc gắn liền với CNXH.
3. Vì sao Đảng Cộng sản VN ra đời là một tất yếu của lịch sử? Nêu quy luật hình
thành (quy luật chung và quy luật riêng) của sự kiện Đảng Cộng sản VN ra đời.
1. Hoàn cảnh lịch sử dẫn đến việc ra đời của Đảng là một tất yếu lịch sử a) Hoàn cảnh quốc tế:
-Cách mạng Tháng Mười Nga (1917) thắng lợi mở ra một thời đại mới trong lịch sử
nhân loại, có tác động thức tỉnh các dân tộc đang đấu tranh giải phóng
-Những tư tưởng cách mạng cấp tiến truyền vào các nước thuộc địa b) Trong nước:
-Sự khai thác, bóc lột thuộc địa của Pháp đã làm gay gắt thêm các mâu thuẫn cơ bản
trong lòng xã hội Việt Nam
-Tình trạng khủng hoảng kinh tế – xã hội, đặc biệt là các mâu thuẫn dân tộc và giai cấp
đã dẫn đến nhu cầu đấu tranh để tự giải phóng lOMoAR cPSD| 46797209
-Độc lập dân tộc và tự do dân chủ là nguyện vọng tha thiết và nhu cầu bức thiết của dân tộc.
2. Sự ra đời của Đảng là kết quả của quá trình lựa chọn con đường cứu nước
-Cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược giành độc lập dân tộc tuy diễn ra liên
tục, mạnh mẽ nhưng đều lần lượt bị thất bại vì không đáp ứng được những yêu cầu
khách quan của sự nghiệp giải phóng dân tộc.
-Trong khi phong trào yêu nước theo khuynh hướng chính trị đang bế tắc về đường lối
thì khuynh hướng vô sản thắng thế → Phong trào dân tộc đi theo khuynh hướng vô sản
-Đảng Cộng sản ra đời để giải quyết sự khủng hoảng này, Đảng là sự kết hợp của chủ
nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam
-Giai cấp công nhân là giai cấp có sứ mệnh lãnh đạo cách mạng đến thắng lợi cuối cùng.
-Sự thành lập Đảng cộng sản là quy luật của sự vận động của phong trào công nhân từ
“tự phát” thành “tự giác”, được trang bị bằng lý luận cách mạng của chủ nghĩa MácLênin
-Nguyễn Ái Quốc thực hiện công cuộc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam,
chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam;
đồng thời thúc đẩy phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển
-Ngày 3-2-1930 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Như vậy sự ra đời của Đảng là đòi
hỏi khách quan của thực tế lịch sử lúc bấy giờ, không phải tự nhiên mà có, cũng không
phải muốn là được. Đảng ra đời đáp ứng được khát vọng lớn lao của toàn thể cần lao,
xóa tan màn đêm đen tối, soi đường dẫn lối cho nhân dân ta vững bước tiến lên con
đường thắng lợi trong cuộc cách mạng phản đế, phản phong.
Như vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, tồn tại và phát triển là do chính đòi hỏi của
lịch sử, cần có một tổ chức chính trị Đảng Cộng sản lãnh đạo để đánh đổ thực dân
phong kiến, xây dựng một xã hội mới chứ không phải Đảng áp đặt hay đòi hỏi cho mình mà được.
Nêu quy luật hình thành (quy luật chung và quy luật riêng) của sự
kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời . Quy luật chung: lOMoAR cPSD| 46797209
Quy luật ra đời chung của các Đảng Cộng sản trên thế giới là sự kết hợp giữa chủ nghĩa
Mác – Lênin với phong trào công nhân.
• Chủ nghĩa Mác ra đời đã đáp ứng được đòi hỏi của phong trào công nhân
• Chủ nghĩa Mác ra đời đã nhanh chóng thâm nhập vào phong trào công nhân,
trở thành hệ tư tưởng, vũ khí lý luận của giai cấp công nhân.
• Thông qua phong trào công nhân, chủ nghĩa Mác được kiểm nghiệm, bổ sung,
phát triển và ngày càng hoàn thiện Quy luật riêng:
Về sự thành lập chính đảng để lãnh đạo cách mạng Việt Nam xuất phát từ tình hình Việt
Nam là một nước thuộc địa, nửa phong kiến, kinh tế nông nghiệp lạc hậu, Hồ Chí Minh
thấy rằng, việc ra đời của đảng cộng sản ở đây, nếu chỉ kết hợp chủ nghĩa MácLênin với
phong trào công nhân thì chưa đủ, vì giai cấp công nhân còn nhỏ bé, phong trào công
nhân còn non yếu. Do đó, phải kết hợp cả với phong trào yêu nước rộng lớn của các
tầng lớp nhân dân ta đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân - là phong trào đã diễn ra liên
tiếp, từ rất lâu, trước khi có giai cấp công nhân và phong trào công nhân, là nhân tố chủ
đạo quyết định sự nghiệp chống ngoại xâm,
=> Hồ Chí Minh đã khẳng định sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công
nhân và phong trào yêu nước đã dẫn tới sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam
Thể hiện hai mặt gắn bó với nhau rất chặt chẽ ở HCM:
+ Nắm vững quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin lOMoAR cPSD| 46797209
+ Xuất phát từ thực tiễn VN, hiểu rõ phong trào CM VN, vận dụng sáng tạo, bổ
sung và phát triển CN Mác – Lênin
Chủ nghĩa Mác – Lênin là ngọn cờ lý luận cho phong trào đấu tranh của giai cấp công
nhân, là cơ sở lý luận cho cương lĩnh cách mạng của Đảng sau này, nhờ có chủ nghĩa
Mác - Lênin mà phong trào Công nhân đã chuyển từ “tự phát” sang “tự giác”
-Giai cấp công nhân và phong trào công nhân: Sự phát triển của phong trào công nhân
trong nước đã khẳng định sự lớn lên trong nhận thức của tư tưởng của giai cấp công nhân
về cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam → Phong trào công nhân ngày 1 trưởng
thành, lớn mạnh và đủ khả năng lãnh đạo cách mạng → 1 trong những điều kiện tất yếu
dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam