-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Câu hỏi ôn tập Môi trường và phát triển | Đại học Nội Vụ Hà Nội
CÂU 1. Trình bày được khái niệm và lấy ví dụ về các thành phần của MT, phânbiệt được các khái niệm: ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường và sự cố môitrường.MÔI TRƯỜNG LÀ GÌ
- MT bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo bao quanh conngười, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người vàthiên nhiên.Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem.
Môi trường và phát triển (HUHA) 25 tài liệu
Đại Học Nội Vụ Hà Nội 1.1 K tài liệu
Câu hỏi ôn tập Môi trường và phát triển | Đại học Nội Vụ Hà Nội
CÂU 1. Trình bày được khái niệm và lấy ví dụ về các thành phần của MT, phânbiệt được các khái niệm: ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường và sự cố môitrường.MÔI TRƯỜNG LÀ GÌ
- MT bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo bao quanh conngười, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người vàthiên nhiên.Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem.
Môn: Môi trường và phát triển (HUHA) 25 tài liệu
Trường: Đại Học Nội Vụ Hà Nội 1.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại Học Nội Vụ Hà Nội
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45470709
CÂU 1. Trình bày được khái niệm và lấy ví dụ về các thành phần của MT, phân
biệt được các khái niệm: ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường và sự cố môi trường. MÔI TRƯỜNG LÀ GÌ
- MT bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo bao quanh con
người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên -Các thành phần của MT:
Phân biệt các khái niệm: -Ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời, các tính
chất vật lý, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại tới sức khỏe con người và sinh vật
-Suy giảm, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên
Suy giảm tài nguyên thiên nhiên là hiện tượng tài nguyên thiên nhiên bị giảm sút
do quá trình khai thác của con người hoặc do những biến đổi tự nhiên. -Sự cố MT
Câu 2: Phân tích được các chức năng cơ bản của MT
Thứ nhất, MT là không gian sống cho con người và sinh vật. lOMoAR cPSD| 45470709
Thứ hai, MT Là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người
Thứ ba, MT nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong quá trình sống
Thứ tư, MT Lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người
Thứ năm, MT Bảo vệ con người và sinh vật khỏi tác động từ bên ngoài
Câu 3: Phân tích được áp lực của gia tăng dân số tới MT, tác động của phát triển kinh tế-XH tới MT.
Suy giảm, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên Ô nhiễm môi trường Suy thoái tầng ôzôn. Biến đổi khí hậu
Câu 4: Phân tích được mối quan hệ giữa con người và MT.
-Con người và môi trường tự nhiên có mối quan hệ rất chặt ch
-Con người tác động vào môi trường tự nhiên theo cả hướng tích cực và tiêu cực. +Tác động tích cực
Tận dụng khai thác tài nguyên thiên nhiên, các yếu tố môi trường nhằm phục vụ
cuộc sống của mình, cải tạo chinh phục tự nhiên +Tác động tiêu cực
Sự tác động của con người vào môi trường tự nhiên khiến cho môi trường tự nhiên
bị tàn phá và ô nhiễm, dẫn đến thiên tai, dịch bệnh…tác động tiêu cực đến con người
Câu 5: Trình bày khái niệm, biểu hiện của BĐKH toàn cầu và ở Việt Nam, phân
tích những tác động và hậu quả của biến đổi khí hậu trên thế giới và ở Việt Nam. -Biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm: Khí quyển, thuỷ
quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai, bởi các nguyên nhân tự
nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định.
Biểu hiện của biến đổi khí hậu:
- Sự nóng lên của khí quyển và trái đất nói chung.
- Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường - Sự dâng
cao mực nước biển do tan băng dẫn tới sự ngập úng của các vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển.
- Sự thay đổi khí quyển, chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hoá khác. lOMoAR cPSD| 45470709
- Sự thay đổi các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần của thuỷ quyển, sinh quyển, các địa quyển
tác động và hậu quả của biến đổi khí hậu trên thế giới và ở Việt Nam:
Mực nước biển đang dâng lên
Các hệ sinh thái bị phá hủy
Mất đa dạng sinh học
Chiến tranh và xung đột Dịch bệnh Hạn hán Bão lụt
Câu 5 Giải thích nguyên nhân gây ra BĐKH trong thời kỳ hiện đại, phân biệt 2
nhóm giải pháp giải pháp giảm thiểu và thích ứng với BĐKH. Minh chứng những
nỗ lực chung của thế giới và Việt Nam trong công tác ứng phó với BĐKH toàn cầu.
Nguyên nhân gây ra BĐKH trong thời kỳ hiện đại •
Nguyên nhân khách quan dẫn đến biến đổi khí hậu là do tự nhiên như sự
tái phân bố nhiệt trong đại dương, quỹ đạo trái đất thay đổi, quá trình kiến
tạo núi, thềm lục địa có sự biến đổi, có sự lưu chuyển trong hệ thống khí quyển... •
Nguyên nhân chủ quan là do con người có sự tác động dẫn tới biến đổi khí hậu
Giải pháp giải pháp giảm thiểu và thích ứng với BĐKH
1. Hạn chế sử dụng nhiêu liệu hóa thạch và tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế.
2. Sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng (điện, xăng dầu, than củi,…) cùng
cáctài nguyên (nước ngọt, rừng, tài nguyên sinh học, khoáng sản…) trong sản xuất và sinh hoạt.
3. Ngăn chặn nạn phá rừng, tích cực trồng và chăm sóc rừng
4. Chuyển đổi sang các mô hình sản xuất và sinh hoạt thích hợp với điều kiện khí
hậu, đất đai, sinh thái mới. lOMoAR cPSD| 45470709
5. Cải tạo nâng cấp hạ tầng. Những cải tiến như tăng cường hệ thống bảo ôn, xây
dựng các loại nhà thân thiện môi trường…
6. Kế hoạch hóa gia đình: mỗi cặp vợ chồng nên thực hiện kế hoạch hóa để cắt
giảm nhu cầu tiêu thụ (thực phẩm, quần áo,…) góp phần giảm phát thải khí nhà
kính và các chất gây ô nhiễm môi trường.
7. Làm việc gần nhà và sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.
8. Đầu tư công nghệ sạch và áp dụng sản xuất sạch hơn.
9. Nghiên cứu và áp dụng các thành tựu, sản phẩm khoa học thích ứng với biến
đổikhí hậu vào thực tế.
10. Phổ biến thông tin, nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu ( nguyên nhân,
tác động và giải pháp ứng phó khẩn cấp…) cho các cộng đồng dễ bị tổn thương.
Minh chứng những nỗ lực chung của thế giới và Việt Nam trong công tác ứng phó với BĐKH toàn cầu.
Việt Nam đã nỗ lực đưa ra nhiều giải pháp thích ứng, giảm thiểu các tác động của
biến đổi khí hậu. Việt Nam còn là một trong những nước đang phát triển đầu tiên
trên thế giới đưa nghĩa vụ thực hiện giảm phát thải khí nhà kính đã cam kết vào hệ
thống pháp luật để toàn dân thực hiện. Sự có mặt của đoàn đại biểu cấp cao Việt
Nam do Thủ tướng Phạm Minh Chính dẫn đầu tại Hội nghị thứ 26 các bên tham
gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) thể hiện sự
chung tay của Việt Nam cùng cộng đồng quốc tế ứng phó biến đổi khí hậu.
Câu 7: Trình bày khái niệm, thực trạng, và hậu quả của suy thoái tầng ôzôn, giải
thích nguyên nhân và giải pháp thu hẹp lỗ thủng tầng ôzôn.
Sự suy giảm tầng ozon là hiện tượng giảm lượng ôzôn trong tầng bình lưu. Từ năm
1979 cho đến năm 1990 lượng ozon trong tầng bình lưu đã suy giảm vào khoảng 5%.
THỰC TRẠNG SUY THOÁI TẦNG ÔZÔN
Năm 1979: Việc đo lỗ thủng tầng ozon bằng vệ tinh lần đầu tiên được NASA thực
hiện.Năm 1998: Lỗ thủng lớn che phủ 10,5 triệu dặm vuông vào tháng 9 năm lOMoAR cPSD| 45470709
1998. Đó là kích thước lớn kỷ lục trước năm
Năm 2011 đến 2014: Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) cho biết lượng ozon
trong tầng bình lưu tại Bắc cực đã giảm 80% và trở nên mỏng đến nỗi có thể gọi là
“lỗ thủng tầng ozon” như tại Nam cực.
Ngày 11/9/2014, Liên Hiệp Quốc (LHQ) công bố nghiên cứu cho thấy tầng ozone
bảo vệ Trái đất trước tác hại của tia cực tím đang phục hồi sau nhiều năm suy thoái
Hậu quả của suy thoái tầng ôzôn:
- Suy giảm sức khoẻ con người và động vật (phá huỷ hệ miễn dịch của con người)
- Giảm chất lượng không khí
- Lượng tia cực tím sẽ tác động đến con người ngày càng tăng lên
NGUYÊN NHÂN SUY THOÁI TẦNG ÔZÔN
Sự di chuyển hóa chất có nguồn gốc nhân tạo đến tầng ozone, các chất vô cơ gây
suy thoái như: NOx, OH, H2O hoặc các tác nhân hữu cơ như CFC, halon - hợp chất của clorua, bromua.
Ví dụ, halon 1211 (CBrClF2) hoặc halon (CBrF3)…và các chất hữu cơ khác.
GIẢI PHÁP HẠN CHẾ SUY THOÁI TẦNG ÔZÔN
Công ước về bảo vệ tầng ozone và Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone Nội dung
+ Hợp tác trong quan trắc, nghiên cứu trao đổi thông tin
+ Chấp nhận các biện pháp và hợp tác trong việc phối hợp các chính sách kiểm
soát, hạn chế, giảm bớt các hoạt động gây suy thoái tầng zon + Hợp tác trong
việc hệ thống hóa các biện pháp và tiêu chuẩn
+ Hợp tác với các cơ quan quốc tế có thẩm quyền để thi hành có hiệu quả công ước
và các văn bản liên quan
Câu 8: Trình bày thực trạng và hậu quả của việc suy thoái tài nguyên đất và nước,
nguyên nhân và 1 số giải pháp bảo vệ, cải tạo tài nguyên đất, nước (TG và VN).
THỰC TRẠNG SUY THOÁI TÀI NGHUYÊN ĐẤT
- Trong 5,35 triệu ha đất chưa sử dụng thì ở đồng bằng có khoảng 350 nghìn ha,
còn lại 5 triệu ha là đất đồi núi bị thoái hóa nặng (năm 2005).
Diện tích đất đai bị thoái hóa vẫn còn rất lớn. Hiện nay khoảng 9,3 triệu ha đất bị
đe dọa thoái hóa (chiếm 28% diện tích đất đa lOMoAR cPSD| 45470709
Suy thoái tài nguyên đất
Thực trạng về sự ô nhiễm và suy thoái tài nguyên nước ở Việt Nam
Tài nguyên nước trên thế giới theo tính toán hiện nay là 1,39 tỷ km3. Việt
Nam là một trong những nước có nguồn tài nguyên nước phong phú, dồi dào
nhưng hiện nay, tài nguyên nước ở nước ta đang trong tình trạng suy thoái cả về số lượng và chất lượng.
Về số lượng, Việt Nam hiện nay đang lâm vào tình trạng thiếu nước do tài
nguyên nước của Việt Nam phân bố không đều theo thời gian trong năm và giữa
các năm. Cùng với sự phân bố không đều giữa các vùng trong cả nước cũng là một
phần nguyên nhân của tình trạng thiếu hụt nguồn nước.
Về chất lượng, tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt ngày càng tăng cả về
mức độ và quy mô. Nguồn nước dưới đất ở nhiều đô thị, một số khu vực đồng
bằng đã có biểu hiện ô nhiễm do các chất hưu cơ khó phân hủy và hàm lượng vi
khuẩn cao. Các biểu hiện suy thoái, cạn kiệt nguồn nước dưới đất đang ngày càng
trở nên rõ rệt và phổ biến ở nước ta. NGUYÊN NHÂN -NƯỚC
Do gia tăng nhanh về dân số
Do việc khai thác quá mức tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan đến nước
như đất, rừng khiến tài nguyên nước bị suy kiệt.
Do chưa kiểm soát được các nguồn thải và chưa quan tâm đầu tư thỏa đáng cho
các hệ thống thu gom, xử lý các chất thải lỏng, thải rắn.
Do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, khí hậu toàn cầu đang nóng lên đã và
sẽ gây tác động nhiều đến tài nguyên nước: làm giảm tổng lượng dòng chảy, làm
băng tan khiến cho nước biển dâng cao, mặn sẽ xâm nhập sâu hơn ở những vùng
đồng bằng thấp khiến nguồn nước ngọt phân bổ trên các sông chảy ra biển sẽ bị
đẩy lùi dần. Tất cả những điều này sẽ làm suy thoái thêm nguồn nước, khiến không
còn đủ nguồn nước ngọt để phục vụ sản xuất đời sống.
Do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, khí hậu toàn cầu đang nóng lên đã và
sẽ gây tác động nhiều đến tài nguyên nước: làm giảm tổng lượng dòng chảy, làm
băng tan khiến cho nước biển dâng cao, mặn sẽ xâm nhập sâu hơn ở những vùng
đồng bằng thấp khiến nguồn nước ngọt phân bổ trên các sông chảy ra biển sẽ bị lOMoAR cPSD| 45470709
đẩy lùi dần. Tất cả những điều này sẽ làm suy thoái thêm nguồn nước, khiến không
còn đủ nguồn nước ngọt để phục vụ sản xuất đời sống. -ĐẤT
Nguyên nhân chính của nhiều loại đất bị suy thoái như ngày nay là do bị khai phá
mất lớp thảm thực vật ban đầu (khai hoang phá rừng làm nương rẫy), sử dụng triệt
để các nguồn và các sản phẩm hữu cơ của đất trong sản xuất mà không trả lại cho
đất lượng hữu cơ nào, không bón hoặc bón rất ít phân hữu cơ cho cây trồng, Hậu quả
Đất bị xói mòn, gia tăng dòng chảy, rửa trôi các chất dinh dưỡng, chất hữu cơ
khiến đất trở nên nghèo kiệt, rắn, chua, độ bão hòa Bazo thấp. Khi đất không còn
tơi xốp, thì khả năng giữ nước, giữ ẩm và chất dinh dưỡng của đất bị giảm. Đất trở
nên khô cằn, bạc màu ảnh hưởng rất lớn sức sản xuất, năng suất và chất lượng cây trồng giảm.
Đất bị mất đi lớp che phủ thực vật, trơ ra các hạt thô, lớp đất dưới bị bí chặt, làm
cho hệ thống rễ bị ảnh hưởng. Rễ nổi lên trên mặt, không bám giữ được sâu trong đất, dễ đổ cây.
Suy thoái đất còn ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm, nước bị ô nhiễm ảnh hưởng
trực tiếp đến hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người. GIẢI PHÁP -ĐẤT
Các biện pháp bảo vệ tài nguyên đất
- Đối với vùng đồi núi:
+ Áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi canh tác như làm ruộng bậc thang, đào
hố vẩy cá, trồng cây theo băng.
+ Cải tạo đất hoang, đồi núi trọc bằng các biện pháp nông - lâm kết hợp.
+ Bảo vệ rừng và đất rừng, tổ chức định canh, định cư.
- Đối với vùng đồng bằng:
+ Cần có biện pháp quản lí chặt chẽ và có kế hoạch mở rộng diện tích đất nông nghiệp. lOMoAR cPSD| 45470709
+ Thâm canh, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cần canh tác hợp lí, chống bạc màu,
gây nhiễm mặn, nhiễm phèn.
+ Bón phân cải tạo đất thích hợp, chống ô nhiễm đất do chất độc hóa học, thuốc trừ
sâu, nước thải công nghiệp chứa chất độc hại, chất chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh hại cây trồng. -NƯỚC
1. Giảm thiểu rác thải nhựa.
2. Không đổ dầu ăn trực tiếp vào bồn rửa chén.
3. Hạn chế hóa chất tẩy rửa.
4. Không vứt tàn thuốc lá vào bồn cầu.
5. Tránh dùng thuốc trừ sâu. 6. Dọn dẹp rác.
CÂU 9: Trình bày vai trò của rừng và đa dạng sinh học; thực trạng suy thoái rừng
và suy giảm đa dạng sinh học; 1 số giải pháp bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học (TG và VN). VAI TRÒ CỦA RỪNG
cung cấp nguồn gỗ, củi, điều hòa, tạo ra oxy, điều hòa nước, là nơi cư trú động
thực vật và tàng trữ các nguồn gen quý hiếm, bảo vệ và ngăn chặn gió bão, chống
xói mòn đất, đảm bảo cho sự sống, bảo vệ sức khỏe của con người
VAI TRÒ CỦA ĐA DẠNG SINH HỌC
làm cân bằng số lượng cá thể giữa các loài và đảm bảo cho khống chế sinh học cho
các loài với cá thể được tiếp nhận trong hệ sinh thái.
THỰC TRẠNG SUY THOÁI RỪNG
Bình quân mỗi năm nước ta suy giảm khoảng 2.500ha rừng. Theo báo cáo của
Bộ Nông nghiệp và PTNT, năm 2021, cả nước phát hiện 2.653 vụ vi phạm các quy
định về bảo vệ rừng, giảm 13% so với năm 2020. Diện tích rừng bị thiệt hại là 1.229ha, tăng 527ha
THỰC TRẠNG SUY GIẢM ĐA DẠNG SINH HỌC
Theo Sách đỏ năm 2007, số lượng các loài bị đe doạ tuyệt chủng có khoảng
900 loài nhưng hiện nay ước tính tăng lên hơn 1200 loài. VIệc sử dụng tài
nguyên không hợp lý đã đe dọa đến 58,5% loài thực vật và 86,1% loài động vật; lOMoAR cPSD| 45470709
hoạt động nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản đe dọa đến 52% số loài thực vật và
39,3% loài động vật; phát triển khu dân cư và cơ sở hạ tầng đã đe dọa đến 49,3%
loài động vật. Số loài bị đe dọa cấp độ toàn cầu phân bố ở Việt Nam theo Danh lục
Đỏ IUCN (2021) là 891 loài động vật và 367 loài thực vật
Các biện pháp bảo vệ rừng phổ biến nhất
1. Hạn chế khai thác rừng bừa bải, không nên săn bắt các loại động vật quí
hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài.
2. Ngăn chặn hiện tượng chặt phá rừng để bảo vệ môi trường sống cho các loại thực vật.
3. Xây dựng các khu bảo tồn, vườn thực vật, vườn quốc gia Các biện pháp
bảo vệ đa dạng sinh học: •
Xây dựng hệ thống vườn quốc gia, khu bảo tồn, bảo vệ sự tối đa sự hoang dã
của khu bảo tồn, vườn quốc gia •
Giữ gìn vùng triền biển ở trạng thái tự nhiên, bảo vệ tốt rặng san hô và thảm cỏ biển •
Bảo tồn các khu đất ngập nước, tạo sự thuận lợi phát triển sinh học đồng ruộng
Câu 10: Trình bày thực trạng và hậu quả ô nhiễm môi trường đất, nước, không
khí (TG và VN). Giải thích nguyên nhân và đưa ra một số giải pháp giảm thiểu
ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí ở Việt Nam.
Thực trạng ô nhiễm ko khí
Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là nơi bị ô nhiễm không khí
nặng nhất của cả nước, có nhiều thời điểm bụi mịn (PM 2.5) bao phủ cả bầu
trời làm hạn chế tầm nhìn, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người dân. Việt
Nam chúng ta là một trong 10 nước ô nhiễm môi trường không khí hàng đầu
Châu Á. Tiêu biểu là ô nhiễm bụi (PM 10, PM 2.5).
Tác hại đối với con người
Hậu quả của ô nhiễm môi trường không khí đối với con người là rất nghiêm trọng,
ô nhiễm môi trường không khí chính là tác nhân chính khiến cho tỷ lệ người mắc
bệnh về hô hấp, ung thư…. ngày càng tăng lOMoAR cPSD| 45470709
Tác hại đối với động thực vật
Khói bụi từ khu công nghiệp còn gây nên hiện tượng mưa Axit, những cơn mưa
Axit làm chết cây cối, ô nhiễm nguồn nước, giết chết các vi sinh vật có lợi
trong đất. Làm cho việc nuôi trồng bị ảnh hưởng, giảm sản lượng, mất mùa…
Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí
Nguyên nhân từ tự nhiên
Ô nhiễm không khí do phun trào núi lửa, Cháy rừng,....
Nguyên nhân từ con người (nhân tạo
Hoạt động sản xuất công, nông nghiệp, GTVT, hoạt động xây dựng CSHT, hoạt động sinh hoạt,....
Giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường không khí
Cải thiện thói quen sinh hoạt, Xử lý khí thải công nghiệp đúng quy định, Dùng biện
pháp kỹ thuật, Quy hoạch và trồng cây xanh
Câu 11: Trình bày khái niệm hoạt động BVMT ở Việt Nam. Giải thích các nguyên tắc BVMT của Việt Nam.
Hoạt động BVMT là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến môi
trường, ứng phó sự cố môi trường, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục
hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành.
Các nguyên tắc bảo vệ môi trường ở Việt Nam
- Bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân.
- Bảo vệ môi trường gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế, an sinh xã hội, bảo đảm
quyền trẻ em, thúc đẩy giới và phát triển, bảo tồn đa dạng sinh học, ứng phó với
biến đổi khí hậu để bảo đảm quyền mọi người được sống trong môi trường trong lành.
- Bảo vệ môi trường phải dựa trên cơ sở sử dụng hợp lý tài nguyên, giảm thiểu chấtthải. lOMoAR cPSD| 45470709
- Bảo vệ môi trường quốc gia gắn liền với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu;
bảo vệ môi trường bảo đảm không phương hại chủ quyền, an ninh quốc gia. - Bảo
vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa, lịch sử,
trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
- Hoạt động bảo vệ môi trường phải được tiến hành thường xuyên và ưu tiên
phòngngừa ô nhiễm, sự cố, suy thoái môi trường.
- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng thành phần môi trường, được hưởng lợi từ
môi trường có nghĩa vụ đóng góp tài chính cho bảo vệ môi trường.
- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây ô nhiễm, sự cố và suy thoái môi trường phải
khắc phục, bồi thường thiệt hại và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Câu 12: Đánh giá thực tiễn công tác BVMT ở Việt Nam trong thời gian qua: mục
tiêu, kết quả, hạn chế, nguyên nhân. Mục đích
- Truyền thông, giáo dục và vận động mọi người tham gia bảo vệ môi trường, giữ
gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học.
- Bảo vệ, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
- Giảm thiểu, thu gom, tái sử dụng và tái chế chất thải.
- Hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu; phát triển, sử dụng năng lượng sạch,
năng lượng tái tạo; giảm thiểu phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, phá hủy tầng ôzôn.
- Đăng ký cơ sở, sản phẩm thân thiện với môi trường; sản xuất, kinh doanh, tiêu
dùng sản phẩm thân thiện với môi trường.
- Nghiên cứu khoa học, chuyển giao, ứng dụng công nghệ xử lý, tái chế chất thải,
công nghệ thân thiện với môi trường
- Đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất thiết bị, dụng cụ bảo vệ môi trường; cung cấp
dịch vụ bảo vệ môi trường; thực hiện kiểm toán môi trường; tín dụng xanh; đầu tư xanh.
- Bảo tồn và phát triển nguồn gen bản địa; lai tạo, nhập nội các nguồn gen có giá
trịkinh tế và có lợi cho môi trường.
- Xây dựng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, khu dân cư thân thiện với môi trường.
- Phát triển các hình thức tự quản và tổ chức hoạt động dịch vụ giữ gìn vệ sinh
môitrường của cộng đồng dân cư.
- Hình thành nếp sống, thói quen giữ gìn vệ sinh môi trường, xóa bỏ hủ tục gây hại đến môi trường.
- Đóng góp kiến thức, công sức, tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trường; thực
hiện hợp tác công tư về bảo vệ môi trường. lOMoAR cPSD| 45470709
Kết quả thực hiện hoạt động bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Công tác quản lý nhà nước về BVMT được chú trọng, đã chuyển dần từ cơ chế bị
động sang chủ động phòng ngừa kiểm soát, giám sát ô nhiễm. Việc hình thành và
duy trì hàng loạt hoạt động giám sát tại các cơ sở có tiềm năng gây ô nhiễm môi
trường cao đã mang lại hiệu quả rõ rệt, sự cố môi trường đã được kiểm soát; nhiều
khu vực ô nhiễm tồn lưu được xử lý, đặc biệt là các điểm ô nhiễm, sự cố môi trường
được kiểm soát chặt chẽ, vận hành ổn định; xuất hiện nhiều mô hình đô thị, nông
thôn, khu công nghiệp, làng ngề, cơ sở sản xuất sinh thái thân thiện với môi trường.
Các chỉ tiêu, mục tiêu về môi trường đã đề ra trong các chiến lược, kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội hàng năm đều đạt, có sự cải thiện dần qua từng năm và so với
giai đoạn trước, trong đó, đáng chú ý là các chỉ tiêu về tỷ lệ hoàn thành, xử lý cơ sở
ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; tỷ lệ thu gom, xử lý CTRSH đô thị; tỷ lệ khu
công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung.
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về BVMT tiếp tục được hoàn thiện, nổi bật là
việc Quốc hội thông qua Luật BVMT 2020, trong đó đã cải cách thể chế môi trường
của Việt Nam theo hướng tiếp cận hài hòa với chính sách pháp luật BVMT trên thế
giới, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, cải thiện chất lượng môi trường, bảo vệ sức
khỏe người dân, cân bằng sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững.
Nhận thức của người dân về môi trường, đặc biệt là ý thức của cộng đồng doanh
nghiệp trong chấp hành pháp luật BVMT đã được nâng lên một bước. Tỷ lệ các cơ
sở vi phạm pháp luật về BVMT có xu hướng giảm đáng kể theo từng năm. Chỉ số
hài lòng của người dân đối với công tác quản lý nhà nước về BVMT tăng dần qua từng năm.
Câu 13: Trình bày các giải pháp chung và đề xuất giải pháp của cá nhân nhằm BVMT trong thời gian tới. GIẢI PHÁP CHUNG
Một là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường
Hai là, tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra, kiểm tra, giám sát về môi trường
Ba là, chú trọng công tác quy hoạch phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp,
các làng nghề, các đô thị
Bốn là, chú trọng và tổ chức thực hiện nghiêm túc việc thẩm định, đánh giá tác động môi trường
Năm là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn xã hội GIẢI PHÁP CÁ NHÂN
KHANH TỰ CHÉM GIÓ ĐI KU 8Đ VĂN MÀ KO CHÉM ĐC THÌ CHỈ CÓ ĐI CHẾT.HIHI lOMoAR cPSD| 45470709