Câu hỏi ôn tập môn lịch sử đảng/ Trường đại học Nguyễn Tất Thành

Các phong trào yêu nước từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là sự tiếp nối truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc ta được hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử. Nhưng do thiếu đường lối đúng đắn, thiếu tổ chức và lực lượng cần thiết nên các phong trào đó đã lần lượt thất bại. Cách mạng Việt Nam chìm trong cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

lOMoARcPSD| 46454745
BÀI LÀM KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Câu 1: Sự thất bại của những phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam vào cuối
thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đã đặt ra nhiệm vụ gì cho cách mạng Việt Nam? Nhiệm vụ
đó đã được Nguyễn Ái Quốc giải quyết như thế nào? Việc lựa chọn con đường cách
mạng vô sản có ý nghĩa như thế nào đối với cách mạng Việt Nam?
Trả lời:
1. Nguyên nhân thất bại:
Các phong trào yêu nước từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là sự tiếp nối truyền
thống yêu nước, bất khuất của dân tộc ta được hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử.
Nhưng do thiếu đường lối đúng đắn, thiếu tổ chức và lực lượng cần thiết nên các
phong trào đó đã lần lượt thất bại. Cách mạng Việt Nam chìm trong cuộc khủng hoảng
sâu sắc về đường lối cứu nước.
[1]
2. Nhiệm vụ được đặt ra cho cách mạng Viêt Nam.
Nhiệm vụ lịch sử cấp thiết được đặt ra cho thế hệ yêu nước đương thời là cần phải
có một tổ chức cách mạng tiên phong, có đường lối cứu nước đúng đắn để giải phóng
dân tộc.
[2]
3. Nguyễn Ai Quốc và con đường thành lập Đảng, giải quyết nhiệm vụ
cấp thiết thành lập một tổ chức cách mạng giải phóng dân tộc.
- Năm 1911 Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.
- Năm 1919 ông gia nhập Đảng Xã Hội Pháp.
- Tháng 6/1919, thay mặt những người yêu nước Việt Nam, với tên gọi mới là
Nguyễn Ái Quốc, Người gửi bản yêu sách 8 điểm tới Hội nghị Versailles.
- Tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp (tháng 12/1920), Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán
thành Quốc tế III (Quốc tế Cộng sản do Lênin sáng lập) và tham gia thành lập Đảng
Cộng sản Pháp, trở thành người Cộng sản đầu tiên của Việt Nam. Đó là một sự kiện
lịch sử trọng đại, không những Nguyễn Ái Quốc đi từ chủ nghĩa yêu nước đến với lý
luận cách mạng của thời đại là chủ nghĩa Mác-Lênin, mà còn đánh dấu bước chuyển
quan trọng của con đường giải phóng dân tộc Việt Nam: muốn cứu nước và giải
phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản.
- Từ năm 1921 đến năm 1930, Nguyễn Ái Quốc ra sức truyền bá chủ nghĩa Mác-
Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, chuẩn bị về lý
luận cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Người nhấn mạnh: cách mạng muốn
thành công phải có đảng cách mạng chân chính lãnh đạo; Đảng phải có hệ tư tưởng
tiên tiến, cách mạng và khoa học dẫn đường, đó là hệ tư tưởng Mác-Lênin.
- Cuối năm 1929, những người cách mạng Việt Nam trong các tổ chức cộng sản
đã nhận thức được sự cần thiết và cấp bách phải thành lập một Đảng Cộng sản thống
nhất, chấm dứt tình trạng chia rẽ phong trào cộng sản ở Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc đã
chủ động tổ chức và chủ trì Hội nghị hợp nhất Đảng tại Hương Cảng, Trung Quốc từ
ngày 06/01 đến ngày 07/02/1930. Hội nghị đã quyết định hợp nhất các tổ chức Đảng
(Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Liên
đoàn) thành Đảng Cộng sản Việt Nam.
lOMoARcPSD| 46454745
- Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản có ý nghĩa như là một Đại hội thành
lập Đảng. Những văn kiện được thông qua tại Hội nghị hợp nhất do Nguyễn Ái Quốc
chủ trì chính là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
[1]
4. Ý nghĩa của việc lựa chọn con đường cách mạng vô sản đối với cách mạng
Việt Nam .
- Luận điểm "Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào
khác con đường cách mạng vô sản" là một luận điểm nền tảng của cách mạng giải
phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; định hướng phương hướng,
đường lối và phương pháp cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
[3]
- Sự lựa chọn con đường cách mạng vô sản của Nguyễn Ái Quốc đã đáp ứng hai
câu hỏi lớn đặt ra cho dân tộc Việt Nam: làm thế nào để giải phóng dân tộc khỏi ách
cai trị của đế quốc, thực dân, giành lại nền độc lập, tự do cho nhân dân; và lựa chọn
con đường, phương thức nào để bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước phù hợp với
xu thế đi lên của thời đại mới. Nói cách khác, với việc lựa chọn con đường cứu nước
đúng đắn, chủ trương “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới
xã hội cộng sản
[4]
Câu 2: Quá trình thực hiện đường lối đổi mới giai đoạn 1986-1996 đã để lại những
bài học kinh nghiệm gì? Trình bày những quan điểm của Đảng nhằm đẩy mạnh công
cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn 1996-2001. Theo Anh/Chị quan điểm
nào là quan trọng nhất? Vì sao? Hãy phân tích quan điểm đó.
Trả lời:
1. Quá trình thực hiện đường lối đổi mới giai đoạn 1986-1996 đã để lại
những bài học kinh nghiệm có ý nghĩa thực tiễn:
- Một là giữ vững mục tiêu độc lập dân tốc và CNXH trong quá trình đổi mới;
nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng vào bảo vệ Tổ quốc, kiên trì chủ nghĩa
Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Hai là kết hợp chặc chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị, lấy
đổi mới kinh tế là trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới chính trị.
- Ba là xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị
trường, đi đôi với tăng cường vai trò quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN.
Tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ và công bằng xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc
văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái, vận dụng các hình thức kinh tế và
phương pháp quản lý nền kinh tế thị trường để sử dụng mặt tích cực của nó phục vụ
cho mục đích xây dựng CNXH.
- Bốn là mở rộng và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh
của cả dân tộc.
- Năm là mở rộng hợp tác quốc tế, tranh thu sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của
nhân dân thế giới, kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại.
- Sáu là tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then
chốt.
[2]
2. Những quan điểm của Đảng nhằm đẩy mạnh công cuộc công nghiệp
hóa, hiện đại hóa giai đoạn 1996-2001.
- Giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế, đa phương hóa, đa
dạng hóa quan hệ đối ngoại. Dựa vào nguồn lực trong nước là chính đi đôi với tranh
thủ tối đa nguồn lực bên ngoài. Xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực
lOMoARcPSD| 46454745
và thế giới, hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những sản
phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả.
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần
kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước là chủ đạo.
- Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển
nhanh và bền vững. Động viên toàn dân cần kiệm xây dựng đất nước, không ngừng
tăng tích lũy cho đầu tư phát triển. Tăng trưởng kinh tế gắn với cải thiện đời sống nhân
dân, phát triển văn hóa, giáo dục, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi
trường.
- Khoa học và công nghệ là động lực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Kết hợp
công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại; tranh thủ đi nhanh vào hiện đại ở
những khâu quyết định.
- Lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm tiêu chuẩn cơ bản để xác định phương án phát
triển, lựa chọn dự án đầu tư và công nghệ. Đầu tư chiều sâu để khai thác tối đa năng
lực sản xuất hiện có. Trong phát triển mới, ưu tiên quy mô vừa và nhỏ, công nghệ tiên
tiến, tạo nhiều việc làm, thu hồi vốn nhanh; đồng thời xây dựng một số công trình quy
mô lớn thật cần thiết và có hiệu quả. Tạo ra những mũi nhọn trong từng bước phát
triển. Tập trung thích đáng nguồn lực cho các lĩnh vực, các địa bàn trọng điểm; đồng
thời quan tâm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của mọi vùng trong nước; có chính sách hỗ
trợ những vùng khó khăn, tạo điều kiện cho các vùng đều phát triển.
- Kết hợp kinh tế với quốc phòng - an ninh
[5]
3. Quan điểm cá nhân
Đối với tôi quan điểm lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản
cho sự phát triển nhanh và bền vững là quan trọng nhất. Bởi vì yếu tố con người là cốt
lỗi của một đất nước, dân giàu thì nước mạnh. Phát triển con người cũng như đang
phát triển đất nước.
Nguồn nhân lực càng được quan tâm, càng được đầu tư về kiến thức, kinh nghiệm
làm việc thì đất nước sẽ càng phát triển, và giàu mạnh hơn. Để có thể nâng cao kiến
thức, kinh nghiệm thì chúng ta phải đầu tư phát triển văn hóa, giáo dục và đào tạo, tạo
điều kiện cho người dân được trải nghiệm và sử dụng các kiến thức đã được học.
Và phát huy nguồn lực con người không chỉ phát huy về năng suất làm việc, mà
còn phát huy về đời sống vật chất, tinh thần của con người. Sống trong một môi trường
trong lành, một xã hội công bằng và tiến bộ với những vật chất hiện đại, tiến bộ thì
người dân sẽ cảm thấy được sự thoải mái, không bị áp lực và làm việc hết năng suất để
có thể phát triển đất nước.
Phát triển đất nước không phải chỉ là nhiệm vụ của Đảng và Nhà Nước mà còn là
nhiệm vụ của toàn dân. Đảng không ngừng động viên toàn dân cùng nhau xây dựng
đất nước phát triển và nhân dân cũng phát huy hết mình để cùng với Đảng và N
Nước phát triển và vững mạnh.
Tài liệu tham khảo:
1. Tìm hiểu lịch sử ra đời và trưởng thành của Đảng Cộng sản Việt Nam qua các
thời kỳ đại hội (binhdinh.gov.vn)
2. Tài liệu hướng dẫn ôn tập môn Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam Khoa Lý
Luận Chính Trị, Tờng ĐH Kinh Tế HCM
lOMoARcPSD| 46454745
3. Hồ Chí Minh với việc đi tìm chân lý thời đại: “Muốn cứu nước không có con
đường nào khác con đường cách mạng vô sản” (dangcongsan.vn)
4. Sự lựa chọn con đường cách mạng Việt Nam - từ lịch sử đến hiện tại
(lyluanchinhtri.vn)
5. Văn kiện Đảng toàn tập, tập.55, tr.369-371
| 1/4

Preview text:

lOMoAR cPSD| 46454745
BÀI LÀM KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Câu 1: Sự thất bại của những phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam vào cuối
thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đã đặt ra nhiệm vụ gì cho cách mạng Việt Nam? Nhiệm vụ
đó đã được Nguyễn Ái Quốc giải quyết như thế nào? Việc lựa chọn con đường cách
mạng vô sản có ý nghĩa như thế nào đối với cách mạng Việt Nam? Trả lời: 1.
Nguyên nhân thất bại:
Các phong trào yêu nước từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là sự tiếp nối truyền
thống yêu nước, bất khuất của dân tộc ta được hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử.
Nhưng do thiếu đường lối đúng đắn, thiếu tổ chức và lực lượng cần thiết nên các
phong trào đó đã lần lượt thất bại. Cách mạng Việt Nam chìm trong cuộc khủng hoảng
sâu sắc về đường lối cứu nước.[1] 2.
Nhiệm vụ được đặt ra cho cách mạng Viêt Nam.
Nhiệm vụ lịch sử cấp thiết được đặt ra cho thế hệ yêu nước đương thời là cần phải
có một tổ chức cách mạng tiên phong, có đường lối cứu nước đúng đắn để giải phóng dân tộc.[2] 3.
Nguyễn Ai Quốc và con đường thành lập Đảng, giải quyết nhiệm vụ
cấp thiết thành lập một tổ chức cách mạng giải phóng dân tộc.
- Năm 1911 Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.
- Năm 1919 ông gia nhập Đảng Xã Hội Pháp.
- Tháng 6/1919, thay mặt những người yêu nước Việt Nam, với tên gọi mới là
Nguyễn Ái Quốc, Người gửi bản yêu sách 8 điểm tới Hội nghị Versailles.
- Tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp (tháng 12/1920), Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán
thành Quốc tế III (Quốc tế Cộng sản do Lênin sáng lập) và tham gia thành lập Đảng
Cộng sản Pháp, trở thành người Cộng sản đầu tiên của Việt Nam. Đó là một sự kiện
lịch sử trọng đại, không những Nguyễn Ái Quốc đi từ chủ nghĩa yêu nước đến với lý
luận cách mạng của thời đại là chủ nghĩa Mác-Lênin, mà còn đánh dấu bước chuyển
quan trọng của con đường giải phóng dân tộc Việt Nam: muốn cứu nước và giải
phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản.

- Từ năm 1921 đến năm 1930, Nguyễn Ái Quốc ra sức truyền bá chủ nghĩa Mác-
Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, chuẩn bị về lý
luận cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Người nhấn mạnh: cách mạng muốn
thành công phải có đảng cách mạng chân chính lãnh đạo; Đảng phải có hệ tư tưởng
tiên tiến, cách mạng và khoa học dẫn đường, đó là hệ tư tưởng Mác-Lênin.
- Cuối năm 1929, những người cách mạng Việt Nam trong các tổ chức cộng sản
đã nhận thức được sự cần thiết và cấp bách phải thành lập một Đảng Cộng sản thống
nhất, chấm dứt tình trạng chia rẽ phong trào cộng sản ở Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc đã
chủ động tổ chức và chủ trì Hội nghị hợp nhất Đảng tại Hương Cảng, Trung Quốc từ
ngày 06/01 đến ngày 07/02/1930. Hội nghị đã quyết định hợp nhất các tổ chức Đảng
(Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Liên
đoàn) thành Đảng Cộng sản Việt Nam. lOMoAR cPSD| 46454745
- Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản có ý nghĩa như là một Đại hội thành
lập Đảng. Những văn kiện được thông qua tại Hội nghị hợp nhất do Nguyễn Ái Quốc
chủ trì chính là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. [1]
4. Ý nghĩa của việc lựa chọn con đường cách mạng vô sản đối với cách mạng Việt Nam .
- Luận điểm "Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào
khác con đường cách mạng vô sản" là một luận điểm nền tảng của cách mạng giải
phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; định hướng phương hướng,
đường lối và phương pháp cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. [3]
- Sự lựa chọn con đường cách mạng vô sản của Nguyễn Ái Quốc đã đáp ứng hai
câu hỏi lớn đặt ra cho dân tộc Việt Nam: làm thế nào để giải phóng dân tộc khỏi ách
cai trị của đế quốc, thực dân, giành lại nền độc lập, tự do cho nhân dân; và lựa chọn
con đường, phương thức nào để bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước phù hợp với
xu thế đi lên của thời đại mới. Nói cách khác, với việc lựa chọn con đường cứu nước
đúng đắn, chủ trương “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản[4]
Câu 2: Quá trình thực hiện đường lối đổi mới giai đoạn 1986-1996 đã để lại những
bài học kinh nghiệm gì? Trình bày những quan điểm của Đảng nhằm đẩy mạnh công
cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn 1996-2001. Theo Anh/Chị quan điểm
nào là quan trọng nhất? Vì sao? Hãy phân tích quan điểm đó. Trả lời:
1. Quá trình thực hiện đường lối đổi mới giai đoạn 1986-1996 đã để lại
những bài học kinh nghiệm có ý nghĩa thực tiễn:
- Một là giữ vững mục tiêu độc lập dân tốc và CNXH trong quá trình đổi mới;
nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng vào bảo vệ Tổ quốc, kiên trì chủ nghĩa
Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Hai là kết hợp chặc chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị, lấy
đổi mới kinh tế là trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới chính trị.
- Ba là xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị
trường, đi đôi với tăng cường vai trò quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN.
Tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ và công bằng xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc
văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái, vận dụng các hình thức kinh tế và
phương pháp quản lý nền kinh tế thị trường để sử dụng mặt tích cực của nó phục vụ
cho mục đích xây dựng CNXH.
- Bốn là mở rộng và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh của cả dân tộc.
- Năm là mở rộng hợp tác quốc tế, tranh thu sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của
nhân dân thế giới, kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại.
- Sáu là tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt. [2] 2.
Những quan điểm của Đảng nhằm đẩy mạnh công cuộc công nghiệp
hóa, hiện đại hóa giai đoạn 1996-2001.
- Giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế, đa phương hóa, đa
dạng hóa quan hệ đối ngoại. Dựa vào nguồn lực trong nước là chính đi đôi với tranh
thủ tối đa nguồn lực bên ngoài. Xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực lOMoAR cPSD| 46454745
và thế giới, hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những sản
phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả.
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần
kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước là chủ đạo.
- Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển
nhanh và bền vững. Động viên toàn dân cần kiệm xây dựng đất nước, không ngừng
tăng tích lũy cho đầu tư phát triển. Tăng trưởng kinh tế gắn với cải thiện đời sống nhân
dân, phát triển văn hóa, giáo dục, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường.
- Khoa học và công nghệ là động lực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Kết hợp
công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại; tranh thủ đi nhanh vào hiện đại ở
những khâu quyết định.
- Lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm tiêu chuẩn cơ bản để xác định phương án phát
triển, lựa chọn dự án đầu tư và công nghệ. Đầu tư chiều sâu để khai thác tối đa năng
lực sản xuất hiện có. Trong phát triển mới, ưu tiên quy mô vừa và nhỏ, công nghệ tiên
tiến, tạo nhiều việc làm, thu hồi vốn nhanh; đồng thời xây dựng một số công trình quy
mô lớn thật cần thiết và có hiệu quả. Tạo ra những mũi nhọn trong từng bước phát
triển. Tập trung thích đáng nguồn lực cho các lĩnh vực, các địa bàn trọng điểm; đồng
thời quan tâm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của mọi vùng trong nước; có chính sách hỗ
trợ những vùng khó khăn, tạo điều kiện cho các vùng đều phát triển.
- Kết hợp kinh tế với quốc phòng - an ninh[5] 3. Quan điểm cá nhân
Đối với tôi quan điểm lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản
cho sự phát triển nhanh và bền vững là quan trọng nhất. Bởi vì yếu tố con người là cốt
lỗi của một đất nước, dân giàu thì nước mạnh. Phát triển con người cũng như đang phát triển đất nước.
Nguồn nhân lực càng được quan tâm, càng được đầu tư về kiến thức, kinh nghiệm
làm việc thì đất nước sẽ càng phát triển, và giàu mạnh hơn. Để có thể nâng cao kiến
thức, kinh nghiệm thì chúng ta phải đầu tư phát triển văn hóa, giáo dục và đào tạo, tạo
điều kiện cho người dân được trải nghiệm và sử dụng các kiến thức đã được học.
Và phát huy nguồn lực con người không chỉ phát huy về năng suất làm việc, mà
còn phát huy về đời sống vật chất, tinh thần của con người. Sống trong một môi trường
trong lành, một xã hội công bằng và tiến bộ với những vật chất hiện đại, tiến bộ thì
người dân sẽ cảm thấy được sự thoải mái, không bị áp lực và làm việc hết năng suất để
có thể phát triển đất nước.
Phát triển đất nước không phải chỉ là nhiệm vụ của Đảng và Nhà Nước mà còn là
nhiệm vụ của toàn dân. Đảng không ngừng động viên toàn dân cùng nhau xây dựng
đất nước phát triển và nhân dân cũng phát huy hết mình để cùng với Đảng và Nhà
Nước phát triển và vững mạnh.
Tài liệu tham khảo:
1. Tìm hiểu lịch sử ra đời và trưởng thành của Đảng Cộng sản Việt Nam qua các
thời kỳ đại hội (binhdinh.gov.vn)
2. Tài liệu hướng dẫn ôn tập môn Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam – Khoa Lý
Luận Chính Trị, Trường ĐH Kinh Tế HCM lOMoAR cPSD| 46454745
3. Hồ Chí Minh với việc đi tìm chân lý thời đại: “Muốn cứu nước không có con
đường nào khác con đường cách mạng vô sản” (dangcongsan.vn)
4. Sự lựa chọn con đường cách mạng Việt Nam - từ lịch sử đến hiện tại (lyluanchinhtri.vn)
5. Văn kiện Đảng toàn tập, tập.55, tr.369-371