Câu hỏi ôn tập môn Luật Ngân hàng | Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội

Để quản lý và duy trì trật tự cho hoạt động ngân hàng trong nền KTTT, NN sd công cụ pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực ngân hàng, tạo lập những chuẩn mực cho việc tổ chức và hoạt động của hệ thống NH, các tổ chức tín dụng. Sự điều chỉnh này theo những hướng sau. Tài liệu giúp bạn tham khảo và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

Môn:
Thông tin:
34 trang 3 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Câu hỏi ôn tập môn Luật Ngân hàng | Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội

Để quản lý và duy trì trật tự cho hoạt động ngân hàng trong nền KTTT, NN sd công cụ pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực ngân hàng, tạo lập những chuẩn mực cho việc tổ chức và hoạt động của hệ thống NH, các tổ chức tín dụng. Sự điều chỉnh này theo những hướng sau. Tài liệu giúp bạn tham khảo và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

39 20 lượt tải Tải xuống
lOMoARcPSD| 46342576
Câu hỏi ôn tập môn: Luật Ngân hàng
1. Phân biệt hoạt động kinh doanh ngân hàng với các hoạt động kinh doanh khác trong
nềnkinh tế?
Đặc điểm
Kinh doanh ngân hàng
Kinh doanh khác
Đối tượng KD
Tiền tệ và dịch vụ ngân hàng (vd: thanh
toán, kinh doanh bảo hiểm, vấn tài
chính…)
Đối tượng giao dịch có tính chất ngắn
hạn
Hàng hoá, dịch vụ (tiền phương tiện
thanh toán)
Nội dung
Bao gồm các hoạt động tín dụng, cung
cấp các dịch vụ thanh toán
Bao gồm các hoạt động mua bán, trao
đổi hàng hoá, các hoạt động kinh doanh
hàng hoá
Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức hoạt động ngân hàng rất
chặt chẽ, được pháp luật quy định
yêu cầu người trong ngành trình độ
chuyên môn nghiệp vụ, được đào tạo
bài bản
thể hoặc không tổ chức theo một
bộ máy, hình kinh doanh đa dạng.
Người làm kinh doanh không nhất thiết
phải trình độ chuyên môn hay được
đào tạo.
Chủ thể thực
hiện
Ngân hàng và các tổ chức tín dụng Phải
được quan NN thẩm quyền cấp
giấy phép thành lập giấy phép hoạt
động ngân hàng
Đa dạng
Không nhất thiết phải có giấy phép kinh
doanh: như người kinh doanh nhỏ lẻ, tổ
hợp tác, hộ gia đình
Phương pháp
điều chỉnh
Chịu sự điểu chỉnh của Luật Ngân hàng,
pháp luật liên quan như Luật DN,
luật phá sản, luật cạnh tranh
Tuân thủ các quy định của pháp luật nói
chung và luật TM, luật DN
Tính chất hoạt
động
Mục đích lợi nhuận hoặc phi lợi nhuận
độ rủi ro cao hơn ảnh hưởng
sâu sắc, tính dây chuyền nét đối
với nền kinh tế nên loại hình kinh
doanh có điều kiện
Mục đích lợi nhuận là chủ yếu
Độ rủi ro ít hơn ít có ảnh hưởng dây
chuyền và không bắt buộc về điều kiện
2. Những đặc điểm của hoạt động kinh doanh ngân hàng có ảnh hưởng gì tới việc nhà nước
sửdụng pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực ngân hàng?
Do độ rủi ro của NH cao và đặc biệt luật có ảnh hưởng sâu sắc và có tính dây chuyền đến KT
XH, liên quan đến lợi ích của nhiều chủ thể nên pháp luật cũng đặc biệt lưu ý khi điều chỉnh các
quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động ngân hàng.
Để quản duy trì trật tự cho hoạt động ngân hàng trong nền KTTT, NN sd công cụ pháp
luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực ngân hàng, tạo lập những chuẩn mực cho việc tổ
chức và hoạt động của hệ thống NH, các tổ chức tín dụng. Sự điều chỉnh này theo những hướng sau:
- Quản lý, điều tiết và kiểm soát đối với các chủ thể thực hiện các hoạt động ngân hàng và kinh
doanh tiền tệ
- Tạo lập những tiền đề, cơ sở pháp lý cho việc thiết lập và vận hành mô hình tổ chức và cơ chế
hoạt động của tổ chức ngân hàng, TCTD sao cho phù hợp với những điều kiện của nền KTTT
tại từng thời điểm
- Để hạn chế rủi ro, pháp luật ngân hàng quy định những hạn chế, giới hạn an toàn cần thiết đối
với các hoạt động kinh doanh của NH và các TCTD phi ngân hàng
lOMoARcPSD| 46342576
2
- Quy định các quy phạm thích hợp điều chỉnh các quan hệ giao dịch giữa các chủ thể trong các
hoạt động tín dụng, tiền tệ, ngân hàng
3. Nêu và phân tích ví dụ để chứng minh vai trò của nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng?
Vai trò của Nhà Nước trong lĩnh vực Ngân hàng
- Nhà nước xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
- Nhà nước sử dụng pháp luật công cụ quản duy trì trật tự cho các hoạt động Ngân hàng trongnền
kinh tế.
- Nhà nước thành lập và sử dụng hệ thống NH, TCTD Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinhtế
quốc dân.
- Nhà nước kích thích sự phát triển của các hệ thống Ngân hàng, TCTD Nhà nước tạo môi trườngkinh
tế, môi trường pháp lý.
1. Nhà nước xây dự và tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
Chính sách tiền tệ quốc gia ảnh hưởng to lớn đối với quá trình ổn định kinh tế- hội.
Do đó việc hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia phải theo cơ chế và trật tự chặt
chẽ. Ở Việt Nam quy định NHNNVN có nhiệm vụ quyền hạn xây dựng chính sách tiền tệ quốc gia để
trình chính phủ xem xét trình Quốc hội quy định tổ chức thực hiện chính sách này. Theo Luật
NHNNVN chính sách tiền tệ quốc gia các quyết định về tiền tệ tầm quốc gia của quan nhà
nước thẩm quyền, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu
lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra.
2. Nhà nước sử dụng pháp luật làm công cụ quản lý và duy trì trật tự cho các hoạt động
Ngânhàng trong nền kinh tế.
Lĩnh vực Ngân hàng là nơi tích tụ điều hòa nhiều loại nguồn vốn, nơi thực hiện chính
sách tiền tệ quốc gia lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao và liên quan đến nhiều lợi ích của nhiều loại chủ thể
trong nền kinh tế. Đảm bảo an toàn cho hoạt động NH và phát huy vai trò tích cự đối với nền kinh tế
đời sống, hội, đòi hỏi NN cũng đồng bộ những biện pháp trong đó sử dụng pháp luật. Th
hiện trên các mặt:
- Ban hành các văn bản pháp luật quy định các điều kiện hoạt động Ngân hàng, điều kiện trình
tự,thủ tục cấp, thu hồi giấy phép thành lập hoạt động của TCTD giấy phép hoạt động Ngân hàng
của các tổ chức khác quy định nhiệm vụ, quyền hạn quản lý NN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Nhà nước dùng pháp luật làm công cụ để xây dựng hệ thống Ngân hàng, TCTD phù hợp với
mụctiêu, chiến liến phát triển kinh tế- xã hội. Chính sách của Nhà nước về xây dựng các loại hình
TCTD.
- Nhà nước sử dụng pháp luật làm công cụ bảo đảm an toàn cho các hoạt động kinh doanh
Ngânhàng trong nền kinh tế hoạt đông kinh doanh Ngân hàng còn tiềm ẩn rủi ro cao: vi dụ: Nhà
nước ban hành các quy định nhằm hạn chế và kiểm soát hoạt động kinh doanh Ngân hàng.
- Nhà nước sử dụng pháp luật làm công cụ ngăn ngừa, giải quyết các tranh chấp phát sinh trong
lĩnhvực Ngân hàng: Quy định về trình tự, thủ tục, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp... góp
phần trong việc bảo vệ quyền lợi của các tổ chức, cá nhân tham gia các quan hệ xã hội trong lĩnh vực
Ngân hàng trong nền kinh tế.
3. Nhà nước thành lập và sử dụng hệ thống NH, TCTD Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong
nền kinh tế quốc dân
Ngân hàng nhà nước, Ngân hàng TMQD, Ngần hàng đầu tư phát triển, Ngân hàng chính sách và các
loại hình TCTD khác. Hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ Nhà nước giao nên các NH, TCD nhà
lOMoARcPSD| 46342576
nước đóng vvai trò là công của của Nhà nước trong việc thực hiện chính sách tiền tệ, tín dụng Ngân
hàng của Nhà nước và giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân.
- Vai trò chđạo thể hiện: Hệ thống NH hoạt động trên tất cả các lĩnh vực Ngân hàng với quy
môhoạt động rộng nên có ảnh hưởng sâu sắc đối với nền kinh tế và có tác động chi phối đối với hoạt
động Ngân hàng của các thành phần
kinh tế khác. 4. Nhà nước kích thích sự phát triển của các hệ thống
Ngân hàng, TCTD Nhà nước tạo môi trường kinh tế, môi trường pháp lý.
- Nhà nước tạo môi trường kinh tế, môi trường pháp lý.
- Thực hiện các tác động trực tiếp bằng chính sách thu hút đầu tư, chính sách ưu đãi.
4. Tìm hiểu sự tương đồng và khác biệt giữa Luật ngân hàng và các ngành luật: Luật tài
chính, Luật kinh tế, Luật hành chính, Luật dân sự?
* Tương đồng: đều là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội nói chung *
Khác biệt:
Đối tượng điều chỉnh
Phương pháp điều chỉnh
Luật NH
Các quan hệ XH phát sinh trong quá
trình quản NN, các quan hệ giao dịch
liên quan đến hoạt động tiền tệ tín
dụng NH, các hoạt động NH và các dịch
vụ NH, các tổ chức phi NH các chủ
thể khác trên lĩnh vực ngân hàng và TT
tiền tệ
Phương pháp bình đẳng phương
pháp thoả thuận
Luật Tài chính
Các QHXH phát sinh trong quá trình tạo
lập, phân phối sd các quỹ nguồn
vốn tiền tệ
Phương pháp mệnh lệnh phương
pháp thoả thuận
Luật T.mại
Các QH phát sinh giữa các thương nhân
với nhau hoặc giữa các thương nhân với
các chủ thể khác hoặc giữa các chủ thể
khác với nhau trong nh vực TM hoặc
hành vi TM
Phương pháp chủ yếu thoả thuận,
đôi khi sd phương pháp mệnh
lệnh hành chính
Luật hành chính
Các QH phát sinh trong lĩnh vực quản
NN (tổ chức và thực hiện các hoạt động
chấp hành và điều hành của cq NN)
Phương pháp mệnh lệnh chủ yếu,
đôi khi có phương pháp thoả thuận
Luật dân sự
Quan hệ nhân thân và tài sản
Phương pháp thoả thuận là chủ yếu
5. Phân tích vị trí pháp lý của Ngân hàng nhà nước Việt Nam?
Điều 2 Luật NHNNVN năm 2010 quy định: “NHNNVN là cq ngang bộ của CP, là NHTƯ của
nước CHXHCNVN”. Theo quy định này, NHNN VN một tổ chức vừa thực hiện chức năng quản
lý NN về tiền tệ và hoạt động NH, vừa là NHTW của nước CHXHCNVN
- Vị trí pháp của NHNNVN được xác định cq của CP, cq ngang Bộ. Thống đốc
NHNNVNlà thành viên của CP, do Thủ tướng đề cử Quốc hội pchuẩn, cq thực hiện chức
năng quản lý NN về tiền tệ và hoạt động NH.
Như vậy, NHNNVN được tổ chức theo mô hình NHTW trực thuộc CP, theo đó các quyết
định liên quan đến XD và thực thi chính sách tiền tệ đều chịu sự chi phối trực tiếp của CP, theo đó
lOMoARcPSD| 46342576
4
CP dễ dàng sd NHTW như một công cụ phục vụ cho các mục tiêu cấp bách trước mắt của quốc gia,
đồng thời chính sách tiền tệ cũng được kiểm soát với mục đích sd phối hợp đồng bộ các chính sách
KT khác nhằm đảo bảo mức độ tác động hiệu quả của tổng thể các chính sách đối với các mục tiêu
kinh tế vĩ mô trong từng thời kì
- Đồng thời, NHNNVN còn đc xác định với vị trí phápNHTW của nước CHSNCNVN
mộtpháp nhân. PL quy định NHNNVN là cơ quan duy nhất được phép phát hành tiền nhằm bảo đảm
thống nhất an toàn cho hẹ thống lưu thông tiền tệ của quốc gia. Chức năng độc quyền phát hành
tiền của NHNN thể hiện cả quyền lực nghĩa vụ của NHNN trong nghiệp vụ phát hành tiền cho
toàn bộ nhu cầu chi tiêu của nền KT, vì vậy việc phát hành tiền của NHNN ra lưu thông phải tuân thủ
những nguyên tắc nhất định theo quy định của PL. n cạnh đó, NHNNVN có nghĩa vụ cung cấp các
dịch vụ ngân hàng cho CP như quản lý tài khoản của kho bạc NN, làm tư vấn cho CP, hỗ trợ các mục
tiêu, chương trình phát triển kinh tế của Chính phủ để thúc đầy tăng trưởng kinh tế
Đồng thời việc thực hiện quản NN về tiền tệ hoạt động ngân hàng, Ngân hàng NNVN
được pháp luật quy định chức năng ngân hàng của các ngân hàng. Khi thực hiện chức năng này,
NHNNVN sẽ cung ứng các dịch vụ ngân hàng cho các TCTD bao gồm nhận tiền gửi, cho vay
thanh toán. Ngân hàng NN mở tài khoản nhận tiền gửi của các TCTD như: tiền gửi dự trữ bắt buộc,
tiền gửi thanh toán. NHNN trung tâm thanh toán cho hệ thống các TCTD thực hiện vai trò
“người cho vay cuối cùng” nhằm hạn chế nguy cơ đổ vỡ của các TCTD.
Vị trí pháp đặc thù này của NHNNVN được quyết định bởi mục đích, tính chất và yêu cầu
quản lý vĩ mô của NN đối với hoạt động tiền tệ, tín dụng và ngân hàng, phù hợp với mô hình quản lý
nền KT nước ta trong giai đoạn phát triển nền KTTT định hướng XHCN
6.Tìm hiểu sự tương đồng và khác biệt giữa Ngân hàng Nhà nước Việt nam và các Bộ quản lý
chuyên ngành khác?
* Sự tương đồng: NHNNVN các Bộ quản lý chuyên ngành khác đều được đặt trong cơ cấu tổ chức
của CP, cq của CP, thay mặt CP chịu trách nhiệm trước CP về các hoạt động của mình. * Sự
khác biệt:
NHNNVN sự khác biệt với các Bộ khác của CP, quản mọi hoạt động tiền tệ, ngân hàng không
đơn thuần bằng biện pháp hành chính mà chủ yếu bằng các chính sách và công cụ kinh tế. Phần lớn,
NHNNVN tác động vào KT và tiền tệ thông qua các nghiệp vụ sinh lời, bằng các công cụ vĩ mô gián
tiếp gắn liền mật thiết với thị trường tiền tệ. Quản NN gắn liền với hoạt động sinh lời, góp phần
tạo nguồn thu cho ngân sách, nét đặc thù riêng của NHNN. Tuy vậy, mục đích của NHNN không
phải là mưu doanh tìm lợi mà là “ổn định giá trị đồng tiền, góp phần bảo đảm an toàn hoạt động ngân
hàng hệ thống các TCTD, thúc đẩy phát triển KT XH theo định hướng XHCN Các Bsẽ thực
hiện các chức năng, nhiệm vụ tuỳ theo các lĩnh vực chuyên ngành mà mình quản lý.
7. Bộ máy lãnh đạo, điều hành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam? Vị trí pháp lý của Hội đồng tư
vấn chính sách tiền tệ Quốc gia? * Quy định trong Luật Ngân hàng 2010:
Điều 8: Lãnh đạo, điều hành NHNN
1. Thống đốc NHNN thành viên của CP, là người đứng đầu lãnh đạo NHNN, chịu
tráchnhiệm trước TTCP, trước Quốc hội về quản lý NN trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
2. Thống đốc NHNN có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức và chỉ đạo thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia theo thẩm quyền
b) Tổ chức chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của NHNN theo quy định của Luật nàyvà
các quy định khác của pháp luật có liên quan;
c) Đại diện pháp nhân của NHNN
lOMoARcPSD| 46342576
Theo Quyết định số 58/2011/QĐ-TTG của TTCP: Về việc thành lập Hội đồng tư vấn chính
sách tài chính, tiền tệ quốc gia
Điều 1: Thành lập Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia để tư vấn cho chính phủ và
TTCP trong việc hoạch định quyết định những vấn đề quan trọng về chủ trương, chính sách tài
chính, tiền tệ thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của CP và TTCP.
Điều 2: Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia có nhiệm vụ:
1. Thảo luận, đề xuất với CP, TTCP những chủ trương, chính sách, đề án lớn những vấn đề
quantrọng trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ.
2. Tư vấn cho CP và TTCP quyết định các chính sách, kế hoạch tài chính, tiền tệ trong từng thời
kì;các biện pháp chỉ đạo điều hành của CP và của TTCP để thực hiện có hiệu quả các chính sách, kế
hoạch đã được quyết định
3. Tư vấn một số vấn đề khác liên quan đến việc thực hiện chính sách, kế hoạch tài chính, tiền tệ
khiđc TTCP giao.
Điều 3: Hội đồng vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia làm việc theo nguyên tắc tư vấn
theo Quy chế làm việc của Hội đồng do TTCP quy định
8. Phân tích các chức năng của Ngân hàng nhà nước Việt Nam ?
Theo điều 1 của Luật NHNNVN, NHNNVN vừa quan của của chính phủ, vừa NHTW,
thực hiện chức năng quản lý NN về tiền tệ và hoạt động NH; là ngân hàng phát hành tiền, ngân hàng
của các tổ chức tín dụng và ngân hàng làm dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ.
Ngoài ra, NHNN còn quản lý các dịch vụ công và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của
NN tại doanh nghiệp có vốn NN trong lĩnh vực NH theo quy định của PL
- Chức năng quản lý NN về tiền tệ và hoạt động ngân hàng: là chức năng cơ bản của NHNVNỞ
VN, NHTW kể từ khi ra đời cho đến nay đều được đặt trong cấu tổ chức của CP, quan của
CP, thay mặt CP và chịu trách nhiệm trước CP về việc thực thi chính sách tiền tệ, quản lý NN đối với
hoạt động ngân hàng, bảo đảm cho hệ thống NH hoạt động an toàn, hiệu quả. Đối tượng quản lý chủ
yếu của NHNNVN các tổ chức tín dụng các tổ chức khác hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên,
NHNNVN sự khác biệt với các Bộ khác của CP, quản mọi hoạt động tiền tệ, ngân hàng
không đơn thuần bằng biện pháp hành chính mà chủ yếu bằng các chính sách và công cụ kinh tế.
- Chức năng phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng ngân hàng làm dịch vụ tiền
tệcho CP là chức năng thể hiện vai trò NHTW của NHNNVN.
NHNNVN cq duy nhất phát hành tiền của nước CHXHCNVN. Đây chức năng rất đặc
trưng của NHTW ở mỗi nước. Nhờ có chức năng này mà chúng ta có thể phân biệt được NHTW với
các định chế tài chính khác.
Trên thực tế, phát hành tiền việc NHNN đưa thêm một lượng tiền vào lưu thông. Đây
nghiệp vụ “nợ” của NH. Giữa chức năng phát hành tiền và hoạt động của NH này có mối liên hệ mật
thiết với nhau. Khi NHTW thấy cần vốn để thực hiện hoạt động NH nhằm mục tiêu thực hiện chính
sách tiền tệ quốc gia, NHTW thể phát hành tiền (nếu NHTW trực thuộc CP thì phải trong khuôn
khổ mức lượng tiền cung ứng hàng năm do CP phê duyệt). Do vậy, NHTW là định chế tài chính kbh
bị phá sản và thẩm quyền phát hành tiền được coi như là một đặc quyền của NH này.
Ngoài chức năng phát hành tiền, NHNNVN còn được gọi NH của các tổ chức tín dụng.
NHNN quản lý việc cung ứng các phương tiện thanh toán cho các tổ chức tín dụng , thực hiện tái cấp
vốn cho các NH dưới các hình thức cho vay lại theo hồ sơ tín dụng, chiết khấu, i chiết khấu các giấy
tờ có giá và cho vay có bảo đảm bằng cầm cố và các giấy tờ có giá.
Ngân hàng NNVN làm một số dịch vụ tiền tệ cho CP như làm đại lý và thực hiện các dịch vụ
ngân hàng cho Kho bạc NN, các dịch vụ tiền tệ như vay nợ nước ngoài do CP uỷ thác 9. Nội dung
các hình thức tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam?
Các hình thức tái cấp vốn (điều 11 LNH 2010):
lOMoARcPSD| 46342576
6
- Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá
- Chiết khấu giấy tờ có g
- Các hình thức tái cấp vốn khác
Hình thức thứ nhất cho vay bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá nghĩa “hình thức
cho vay của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt Ngân hàng Nhà nước) đối với các ngân
hàng trên cơ sở cầm cố giấy tờ có giá thuộc sở hữu của ngân hàng để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ”, trong
đó “cầm cố giấy tờ có giá là việc Ngân hàng Nhà nước nắm giữ bản gốc giấy tờ có giá, hoặc yêu cầu
ngân hàng chuyển khoản giấy tờ có giá vào tài khoản của Ngân hàng Nhà nước mở tại Trung tâm giao
dịch chứng khoán để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho một hay nhiều khoản vay cầm cố của
ngân hàng tại Ngân hàng Nhà nước” (theo Thông tư số 03/2009/TT-NHNN của Ngân hàng nhà nước
quy định về việc cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá của Ngân hàng nhà nước Việt Nam
đối với các ngân hàng).
Đây là hình thức được các tổ chức tín dụng sử dụng phổ biến trong quan hệ vay vốn tại Ngân
hàng nhà nước tính đơn giản, dễ hiểu thời gian thực hiện nhanh của nó. Cho vay bảo đảm
bằng cầm cố giấy tờ giá nh thức tái cấp vốn được Ngân hàng nhà nước áp dụng đầu tiên tại
Việt Nam. Đến y giờ thì Thông số 03/2009/TT-NHNN của Ngân hàng nhà nước quy định về việc
cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá của Ngân hàng nhà nước Việt Nam đối với các ngân
hàng đang được áp dụng văn bản hướng dẫn chi tiết về hình thức này. Về bản, văn bản này đã
tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng thương mại trong việc vay tái cấp vốn của ngân hàng nhà
nước, các quy định và quy trình thực hiện khá rõ ràng.
Hình thức thứ hai là“chiết khấu, tái chiết khấu (sau đây gọi chung là chiết khấu) giấy tờ có giá
của ngân hàng là nghiệp vụ Ngân hàng Nhà nước mua các giấy tờ có giá còn thời hạn thanh toán, mà
các giấy tờ giá này các ngân hàng đã mua trên thị trường sơ cấp hoặc mua lại trên thị trường thứ
cấp (theo Quyết định 898/2003/QĐ-NHNN của Ngân hàng nhà nước về việc ban hành quy chế chiết
khấu, tái chiết khấu của Ngân hàng nhà nước đối với các ngân hàng). Cho đến hiện nay, Quyết định
898/2003/QĐ-NHNN ngày 12/8/2003 về việc ban hành quy chế chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ
giá của ngân hàng nhà nước đối với các ngân hàng Quyết định số 12/2008 của Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước ngày 29/4/2008 sửa đổi một số điều của quy chế chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có
giá của Ngân hàng nhà nước đối với các ngân hàng ban hành kèm quyết định số 898/2003/QĐ-NHNN
ngày 12/8/2003 đang được sử dụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến hình thức tái cấp vốn này.
Hai hình thức này, về bản chất kinh tế, thì không khác nhau đều là hoạt động cấp tín dụng
của ngân hàng trung ương cho các tổ chức n dụng. Tuy nhiên, trên thực tế, mỗi hình thức lại
những đặc trưng riêng của mình, là điểm khác biệt giữa các hình thức tái cấp vốn của ngân hàng trung
ương.
10. Các công cụ của Ngân hàng nhà nước Việt Nam để thực hiện chính sách tiền tệ Quốc gia?
Theo quy định của pháp luật, để thực hiện chính sách tiền tệ, NHNN sd cả các công cụ trực
tiếp như lãi suất tỉ ghối đoái, đồng thời sd cả các công cụ gián tiếp như i cấp vốn, dự trữ bắt
buộc và nghiệp vụ thị trường mở.
+ Công cụ tái cấp vốn:
“Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng của NHNN nhằm cung ng vốn ngắn hạn phương tiện thanh
toán cho TCTD” (điều 11 Luật NH 2010)
Tái cấp vốn là một công cụ gián tiếp, là một hình thức cấp tín dụng đối với các tổ chức tín dụng trên
cơ sở bù đắp thiếu hụt thanh toán, đáp ứng nhu cầu thiếu vốn cho các TCTD để cho vay nền KT, tạo
lOMoARcPSD| 46342576
ra kênh cung ng vốn tín dụng có sự kiểm soát của NHNN. NHNN thực hiện việc tái cấp vốn cho các
TCTD theo những hình thức sau:
- Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá
- Chiết khẩu giấy tờ có g
- Các hình thức tái cấp vốn khác
+ Công cụ lãi suất
Công cụ lãi suất được NHNNVN thực hiện dưới hình thức xác định công bố LS bản LS tái
cấp vốn.
Điều 12 LNH 2010 quy định: “NHNN công bố LS tái cấp vốn, LS cơ bản và các loại LS khác
để điều hành chính sách tiền tệ, chống cho vay nặng lãi. Trong trường hợp thị trường tiền tệ có diễn
biến bất thường, NHNN quy định chế điều hành LS áp dụng trong quan giữa các tổ chức tín
dụng với nhau và với khách hàng,các quan hệ tín dụng khác”
Sử dụng công cụ này, NHNN điều tiết lượng cung tiền bằng cách ng bố LS bản, m
sở để các TCTD ấn định LS huy động vốn và LS cấp tín dụng của mình, hoặc công bố LS tái cấp vốn
với tư cách là giá cả yếu tố đầu vào để từ đó các TCTD có thể tăng hoặc giảm LS cấp tín dụng.
Kể từ tháng 6 năm 2002, điều hành LS của NHNN đã chuyển từ cơ chế LS cơ bản sang cơ
chế LS thoả thuận, do đó LS cơ bản không còn là công cụ để kiểm soát LS cho vay của các TCTD
mà đóng vai trò định hướng LS thị trường để phát tín hiệu về quan điểm chính sách tiền tệ trong
từng thời kì (thắt chặt hay nới lỏng), từ đó các TCTD xác định lãi suất kinh doanh cho phù hợp.
Như vậy, việc điều hành lãi suất về cơ bản đã gắn với các yếu tthị trường và trên thực tế, việc
điều hành linh hoạt LS và tỉ giá làm cho LS trở thành công cụ hỗ trợ cho việc thực hiện mục tiêu của
chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, cơ chế điều hành bằng LS cũng bộc lộ nhiều nhược điểm do thị trường
tiền tệ VN chưa thực sự phát triển, LS do NHNN công bchưa phát huy được vai trò định ớng
LS thị trường và mối quan hệ giữa các lãi suất của NHNN và lãi suất thị trường chưa gắn kết chặt chẽ
nên nó chỉ được xác định là công cụ hỗ trợ cho việc điều hành chính sách tiền tệ quốc gia.
+ Công cụ tỷ giá hối đoái
“Tí giá hối đoái của đồng VN giá của một đơn vị tiền tệ nước ngoài tính bằng đơn vị tiền tệ của
VN” (Điều 6 Luật NHNNVN 2010). Tỉ giá hối đoái của đồng VN được hình thành dựa trên sở
cung cầu ngoại tệ trên thị trường sự điều tiết của NN. NHNN công bố tỉ giá hối đoái, quyết định
chế độ tỉ giá, cơ chế điều hành tỉ giá.
Tỉ giá hối đoái cũng là một công cụ để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia quan trọng nhằm
hướng tới mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền Khi muốn kiềm chế lạm phát, NHNN thsd chính
sách hạ giá tỉ giá hối đoái, làm cho giá trị của nội tệ tăng và ngược lại khi muốn kích thích lạm phát,
NHNN có thể nâng tỉ giá lên làm giảm giá trị nội tệ để thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ cho
phù hợp trong từng thời kì.
Với chế điều hành tỉ giá và việc can thiệp kịp thời của NHNN trên thị trường ngoại tệ, trong
những năm qua, tỉ giá giữa đồng VN một số ngoại tệ tương đối ổn định, góp phần thúc đẩy xuất
khẩu, kiểm soát nhập khẩu, qua đó cải thiện cán cân thanh toán và tăng dự trữ ngoại tệ cho đất nước
+ Công cụ dữ trữ bắt buộc
“Dự trữ bắt buộc là số tiền mà TCTD phải gửi tại NHNN để thực hiện chính sách tiền tệ quốc
gia” (điều 14 Luật NHNN 2010). NHNN quy định tỉ lệ dự trữ bắt buộc đối với từng loại hình tổ chức
tín dụng và từng loại tiền gửi tại TCTD nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
Dự trữ bắt buộc một công cụ gián tiếp quan trọng để NHNN thực hiện chính sách tiền tệ.
Việc quy định tỉ lệ dự trữ bắt buộc tạo điều kiện để NHNN kiểm soát quá trình tạo tiền của các TCTD,
đồng thời thể tác động đến mức cung tiền tệ cho nền KT khi ng hay giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc.
Từ khi NHNN sd công cụ dự trữ bắt buộc để điều chỉnh chính sách tiền tệ đến nay, công cụ này đã
không ngừng được hoàn thiện,nhờ đó, NHNN thể dự đoán được tổng nhu cầu dự trữ của các TCTD
lOMoARcPSD| 46342576
8
qua đó squyết định bơm tiền hay rút tiền về thông qua các công cụ khác như tái cấp vốn hoặc
nghiệp vụ thị trường m+ Công cụ nghiệp vụ thị trường mở
Nghiệp vụ thị trường mở là nghiệp vụ mua, bán ngắn hạn các giấy tờ có giá do NHNN thực hiện trên
thị trường tiền tệ nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia
NHNN thực hiện nghiệp vụ thị trường mở thông qua việc mua, n giấy tờ giá đối với TCTD
Nghiệp vụ thj trường mở được đánh giá là công cụ có nhiều ưu thế nhất là công cụ quan trọng nhất
để thực hiện chính sách tiền tệ của nhiều nước trên thế giới cũng như ở VN. Đây công cụ giúp
cho NHNN thể chủ động trong việc điều hành chính sách tiền tệ quốc gia. Sau một thời gian nghiên
cứu kinh nghiệm quốc tế, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết, từ tháng 7 năm 2000, NHNNVN
đã chính thức đưa công cụ nghiệp vụ thị trường mở vào hoạt động. Việc thực hiện nghiệp vụ này đánh
dấu một sự chuyển biến quan trọng điều hành chính sách tiền tệ của NHNN, từ sd các công cụ trực
tiếp sang sd các công cụ gián tiếp theo tín hiệu của thị trường, phù hợp với thông lệ quốc tế. Công cụ
này cho phép NHNN thể điều chỉnh khối lượng tiền cung ứng theo cả hai hướng: tăng lên hoặc
giảm xuống một cách linh hoạt thông qua nghiệp vụ mua bán các giấy tờ có gtrên thị trường tiền
tệ. Thiếu cơ chế điều tiết của nghiệp vụ thị trường mở, các công cụ gián tiếp khác như công cụ tái cấp
vốn và dự trữ bắt buộc sẽ không phát huy được hiệu quả.
11. Phát hành tiền là gì? Phân tích thẩm quyền phát hành tiền của NHNNVN theo pháp luật
hiện hành?
Phát hành tiền việc NHNN đưa thêm một lượng tiền vào lưu thông là nguyên nhân chủ
yếu gây ra hiện tượng thừa hoặc thiếu tiền trong lưu thông.
Điều 17 Luật NHNNVN quy định: NHNN là cq duy nhất phát hành tiền giấy, tiền kim loại của nước
CHXHCNVN
NHTW có được đặc quyền là cơ quan duy nhất phát hành tiền do:
- Thứ nhất, đảm bảo sự thống nhất, tập trung trong hoạt động phát hành tiền tệ. Tớc đây, trên
thếgiới các NHTM cũng có quyền phát hành giấy bạc hết sức đa dạng; điều này đã dẫn đến tình trạng
mất kiểm soát nền KT. thế, để hạn chế tình trạng đó, NN đã thâu tóm toàn bộ hoạt động trên
giao cho NHTW với mục đích quản lý thống nhất tiền tệ, trong đó có hoạt động phát hành tiền. - Thứ
hai, NHTW là quan nắm nhất tình hình lưu thông trên tiền tệ trên thị trường, thông qua những
báo cáo thường xuyên của các tổ chức tín dụng. thế, NHTW hoàn toàn có khả năng chủ động đánh
giá được tình hình tiền tệ để có những dự đoán và điều chỉnh thích hợp việc phát hành tiền vào trong
lưu thông, đảm bảo ổn định thị trường tiền tệ.
- Thứ ba, giấy bạc do NHTW phát hành – một ngân hàng nhận được sự ưu đãi tối ưu từ CP – sẽ
cóuy tín cao trong lưu thông
- Thứ tư, việc phát hành tiền mang lại lợi nhuận, vì thế tốt nhất nên tập trung vào một ngân hàng
đểtiện cho việc phân phối và sử dụng nguồn lợi đó một cách thích hợp
12. Phân tích hoạt động thanh tra ngân hàng của Ngân hàng nhà nước Việt Nam theo pháp
luật hiện hành?
Thanh tra Ngân hàng là một bộ phận của hoạt động quản lý NN về NH
* Mục đích của hoạt động thanh tra ngân hàng
Thanh tra ngân hàng nhằm góp phần bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hệ thống c TCTD
và hệ thống tài chính; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền và khách hàng của TCTD;
duy trì nâng cao lòng tin của công chúng đối với hệ thống các TCTD; bảo đảm việc chấp hành
chính sách, pháp luật về tiền tệ ngân hàng; góp phần nâng cao hiệu quả hiệu lực quản NN
trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng * Nguyên tắc thanh tra ngân hàng:
- Thanh tra ngân hàng phải tuân thủ theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung
thực.công khai, dân chủ, kịp thời; không cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tchức, cá nhân
là đối tượng thanh tra, giám sát ngân hàng.
lOMoARcPSD| 46342576
- Kết hợp thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ ngân hàng với thanh tra
rủi rotrong hoạt trong hoạt động của đối tượng thanh tra ngân hàng
- Thanh tra ngân hàng được thực hiện theo nguyên tắc thanh tra toàn bộ hoạt động của tổ chức
tíndụng
* Đối tượng thanh tra ngân hàng
Ngân hàng NN thanh tra các đối tượng sau đây:
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân ng ớc ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng
nướcngoài, tổ chức nước ngoài khác hoạt động ngân hàng. Trong trường hợp cần thiết, NHNN
yêu cầu cq nhà nước thẩm quyền thanh tra hoặc phối hợp thanh tra công ty con, công ty liên kết
của tổ chức tín dụng;
- Tổ chức có hoạt động ngoại hối, hoạt động kinh doanh vàng; tổ chức hoạt động thông tin ứngdụng;
tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không phải là ngân hàng;
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân VN và cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại VN trong việc thựchiện
các quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng thuộc phạm vi quản lý NN của NHNN * Quyền,
nghĩa vụ của đối tượng thanh tra ngân hàng: - Thực hiện kết luận thanh tra
- Thực hiện các quyền, nghĩa vụ theo quy định của PL* Căn cứ ra quyết định thanh tra.
Việc ra quyết định thanh tra phải trên cơ sở một trong các căn cứ sau đây:
- Chương trình, kế hoạch thanh tra;
- Yêu cầu của Thống đốc Ngân hàng NN;
- Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
- Khi có dấu hiệu rủi ro đe doạ sự an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng.
*Nội dung thanh tra ngân hàng
- Thanh tra việc chấp hàng pháp luật về tiền tệ ngân hàng, việc thực hiện các quy định trong
giấyphép do NHNN cấp
- Xem xét, đánh giá mức độ rủi ro, năng lực quản trị rủi ro và tình hình tài chính của đối tượngthanh
tra ngân hàng.
- Kiến nghị quan nhà nước thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hu bỏ hoặc ban hành văn bản
quyphạm pháp luật đáp ứng yêu cầu quản lý NN về tiền tệ và ngân hàng
- Kiến nghị, yêu cầu đối tượng thanh tra ngân hàng có biện pháp hạn chế, giảm thiểu xử lý rủi rođể
bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và phòng ngưad, ngăn chặn hành động dẫn đến vi phạm PL
- Phát hiện, ngăn chặn và xử lí theo thẩm quyền; kiến nghị cơ quan NN có thẩm quyền xử lý viphạm
PL về tiền tệ và NH
13. Những dấu hiệu để nhận dạng các loại tổ chức tín dụng? Các loại ngân hàng?
* Dấu hiệu để nhận dạng các loại tổ chức tín dụng:
- Căn cứ vào tính chất sở hữu vốn điều lệ của các tổ chức tín dụng- Căn cứ vào phạm vi thực hiện các
nghiệp vụ ngân hàng Đặc điểm:
- Tổ chức tín dụng doanh nghiệp hoạt động ngân hàng chủ yếu thường xuyên mang
tínhnghề nghiệp.
- Tổ chức tín dụng là định chế tài chính trung gian.
- Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp chịu sự điều chỉnh của pháp luật ngân hàng.
* Dấu hiệu để nhận dạng các loại ngân hàng: Theo tính chất mục tiêu hoạt động, từng loại hình
ngân hàng bao gồm:
- Tổ chức tín dụng là ngân hàng: ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã,
ngân hàng phát triển, ngân hàng tiết kiệm, ngân hàng địa ốc.
Ngân hàng thương mại loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các
hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận
lOMoARcPSD| 46342576
10
Ngân hàng chính sách ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước, được thành lập để thực hiện các nhiệm
vụ nhà nước giao như phục vụ cho việc thực hiện các chính sách kinh tế, xã hội của NN
Ngân hàng phát triển thực hiện cung ứng vốn tín dụng cho các dự án đầu tư
Ngân hàng hợp tác ngân hàng của tất cả các quỹ tín dụng nhân dân do các qutín dụng nhân
dân và một số pháp nhân góp vốn thành lập theo quy dịnh của Luật NH 2010 nhằm mục tiêu chủ yếu
liên kết hệ thống, hỗ trợ tài chính, điều hvốn trong hệ thống các quỹ tín dụng nhân n Ngân
hàng tiết kiệm chủ yếu huy động tiền gửi để đầu tư CK cho vay vì mục đích tiêu dùng SX trên cơ sở
có bảo đảm bằng TS cầm cố, thế chấp
Ngân hàng địa ốc chuyên cho vay dài hạn có bảo đảm bằng BDS
- Tổ chức tín dụng là phi ngân hàng:
Quỹ tín dụng nhân dân tổ chức tín dụng hợp tác hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện tự chủ, tự
chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động, mục tiêu tương trợ các thành viên phát huy sức mạnh tập
thể giúp đỡ nhau
Công ty tài chính tổ chức tín dụng phi ngân hàng sd vốn để cho vay đầu tư cung ứng các dịch vụ
vấn tài chính tiền tệ thực hiện một số dịch vụ khác không được nhận tiền gửi ới 1 năm, không
được làm dịch vụ thanh toán
Công ty cho thuê tài chính tổ chức tín dụng phi ngân hàng hoạt động chủ yếu và thường xuyên cho
thuê máy móc thiết bị phương tiện vận chuyển các động sản khác trên cơ sở các hoạt động cho
thuê tài chính
14. Các loại hình tổ chức tín dụng theo pháp luật Việt Nam?
Điều 6 Luật các tổ chức tín dụng quy định các loại hình tổ chức tín dụng như sau:
- Ngân hàng thương mại trong nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức cty cổ phần
(SHB,Techcombank….)
- Ngân hàng thương mại NN được thành lập, tổ chức ới hình thức cty TNHH một thành viên doNN
sở hữu 100% vốn điều lệ (NH phát triển VN – VDB)
- Tổ chức tín dụng phi ngân hàng trong nước đc thành lập, tổ chức dưới hình thức cty cổ phần (Ctytài
chính cổ phần Sông Đà, cty tài chính cổ phần Handico), cty TNHH (cty TNHH một thành viên tài
chính Prudential Việt Nam, cty tài chính TNHH MTV Công nghiệp Tàu thuỷ)
- Tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài được thành lập, tổ chức
dướihình thức cty TNHH (ANZ Việt Nam, Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam, Ngân hàng
TNHH MTV HSBC Việt Nam; Liên doanh có Ngân hàng TNHH Indovina, Ngân hàng Việt – Nga)
- Ngân ng hợp tác xã, quỹ tín dụng ND được thành lập, tổ chức dưới hình thức HTX (Quỹ tín
dụng ND TƯ)
- Tổ chức tài chính vi mô được thành lập, tổ chức dưới hình thức cty TNHH
15. So sánh sự giống và khác nhau giữa tổ chức tín dụng là ngân hàng với tổ chức tín dụng phi
ngân hàng?
1. Giống nhau:
- Đều là tổ chức tín dụng được thành lập theo luật TCTD
- Hoạt động chính là kinh doanh tiền tệ 2. Điểm khác:
Tiêu chí
TCTD phi ngân hàng
Phạm vi hoạt
động
Không được nhận tiền gửi không
hạn không được làm dịch vụ thanh
toán
Vốn điều lệ
Ít hơn TCTD là ngân hàng
lOMoARcPSD| 46342576
Sự kiểm soát của
CP
Ít bị kiểm soát
Thời gian hoạt
động
Có giới hạn
Khả năng tạo tiền
Không có
16. Thẩm quyền cấp và thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động đối với các tổ chức tín dụng?
Thẩm quyền quyết định cấp và thu hồi giấy phép (điều 3 thông tư số 40/2011/TT-NHNN
1. Thống đốc NHNN quyết định cấp giấy phép theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng,thông
tư này và quy định của PL có lq
2. Thống đốc NHNN quyết định thu hồi giấy phép đã cấp trong các trường hợp quy định tạiđiều
28 LSTTT Luật các tổ chức tín dụng: Việc thu hồi giấy phép thực hiện theo quy định của
NHNN
Các trường hợp bị thu hồi giấy phép
1. NHNN thu hồi giấy phép đã cấp trong các trường hợp sau:
a) Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép có thông tin gian lận để có đủ điều kiện được cấp giấy phép
b) TCTD bị chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản
c) TCTD, chi nhánh NH nước ngoài, văn phòng đại diện của TCTD nước ngoài, tổ chứcnước
ngoài khác có hoạt động ngân hàng không đúng nội dung quy định trong giấy phép
d) TCTD, chi nhánh NH nc ngoài vi phạm nghiêm trọng quy định của PL về dự trữ bắtbuộc,
tỉ lệ bảo đảm an toàn cho hoạt động
e) TCTD, chi nhánh NH nc ngoài không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ quyết địnhxử
lý của NHNN để bảo đảm an toàn trogng hoạt động NH
f) Đối với chi nhánh NH nc ngoài, TCTD 100% vốn nc ngoài, vp đại diện của TCTD
nướcngoài, tổ chức nc ngoài khác hoạt động ngân hàng trong trường hợp TCTD nc ngoài
bị giải thể, phá sản hoặc bị cqthẩm quyền của nc nơi tổ chức đó đặt trụ sở chính thu hồi
giấy phép hoặc đình chỉ hoạt động
2. Ngân hàng NN quy định cụ thể trình tự thủ tục thu hồi giấy phép đã cấp trong c trường
hợpquy định tại khoản 1 điều này
3. Tổ chức bị thu hồi giấy phép phải chấm dứt ngay các hoạt động kinh doanh kể từ ngày
quyếtđịnh thu hồi giấy phép của NHNN có hiệu lực thi hành
4. Quyết định thu hồi giấy phép đc NHNN công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng.
17. Điều kiện để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động đối với tổ chức tín dụng, giấyphép
hoạt động ngân hàng đối với tổ chức khác?
Theo quy định tại điều 20 Luật các tổ chức tín dụng, điều kiện để đc cấp giấy phép thành lập và hoạt
động đối với TCTD, giấy phép hoạt động ngân hàng đối với tổ chức khác bao gồm:
1. TCTD đc cấp giấy phép khi có đủ các đk sau đây:
a) Có vốn điều lệ, vốn đc cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp định;
b) Chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là cty TNHH MTV, cổ đông sáng lập, thành viên sánglập
là pháp nhân đang hoạt động hợp pháp và có đủ năng lực tài chính đẻ tham gia góp vốn; cổ
đông sáng lập hoặc thành viên sáng lập là cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và
khả năng tài chính để góp vốn
Điều kiện đối với CHS của TCTD cty TNHHMTV, cổ đông sáng lập, thành viên sáng
lập do NHNN quy định
c) Người quản lý, người điều hành, thành viên BKS đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo
quyđịnh tại điều 50 Luật các TCTD 2010
d) Có điều lệ phù hợp với quy định của Luật này và các quy định khác của PL có lq
lOMoARcPSD| 46342576
12
e) đề án thành lập, phương án kinh doanh khả thi, không gây ảnh hưởng đến sự an toàn,ổn
định của hệ thống TCTD; không tạo ra sự độc quyền hoặc hạn chế cạnh tranh k lành mạnh
trong hệ thống TCTD.
2. TCTD liên doanh, TCTD 100% vốn nc ngoài được cấp giấy phép khi đủ các đk sau: a)
Các đk quy định tại khoản 1
b) TCTD nước ngoài đc phép thực hiện hoạt động ngân hàng theo quy định của PL của
nướcnơi TCTD nước ngoài đặt trụ sợ chính
c) Hoạt động dự kiến xin phép thực hiện tại VN phải là hoạt động mà TCTD nước ngoàiđang
được phép thực hiện tại nước nơi TCTD nước ngoài đặt trụ sở chính
d) ….
Ngoài ra, điều kiện cấp giấy phép thành lập và hoạt động còn được quy định tại các điều 9, 10, 11, 12
Thông tư số 40
18. Trình bày cơ cấu tổ chức, quản trị, điều hành của các tổ chức tín dụng?
1. Cơ cấu tổ chức
Tùy thuộc vào các loại hình Tổ chức tín dụng qui mô, phạm vi hoạt động, tổ chức tín dụng có những
hình thức tổ chức quản lý, điều hành khác nhau. Thông thường cơ cấu tổ chức tín dụng bao gồm: hội
sở chính, các đơn vị phụ thuộc, các đơn vị sự nghiệp và các đơn vị thành viên độc lập.
-Hội sở chính: quan quản chỉ đạo chung toàn bộ hoạt động của tổ chức tín dụng, đồng
thời trực tiếp thực hiện các hoạt động kinh doanh.
-Các đơn vị phụ thuộc là các sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện được lập ở các khu vực, địa
phương có nhu cầu. Các đơn vị trực thuộc có con dấu riêng, trực tiếp giao dịch với khách hàng, hạch
toán kinh tế nội bộ.
TCTD thể mở chi nhánh, sở giao dịch,văn phòng đại diện khi hội đủ các điều kiện qui định tại
Điều 33 Luật các Tổ chức tín dụng về tình hình tài chính, thời gian hoạt động tối thiểu theo quy định
của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, bộ máy quản lý điều hành giám sát, hệ thống thông tin nội bộ
tình hình tuân thủ pháp luật.
-Các đơn vị sự nghiệp là các trung tâm đào tạo, trung tâm thông tin, trung tâm in ấn các chứng từ giao
dịch các đơn vị hỗ trợ khác. Các đơn vị sự nghiệp này không có tư cách pháp nhân.
Các đơn vị thành viên trực thuộc: là các công ty trực thuộc cách pháp nhân, vốn điều lệ các công
ty trực thuộc từ vốn điều lệ và các quỹ của Tổ chức tín dụng, kinh doanh và hạch toán độc lập.
Các công ty độc lập này hoạt động trong các lĩnh vực tài chính chứng khoán, bảo hiểm…
3. Cơ cấu quản trị, điều hành Tổ chức tín dụng
Phụ thuộc vào sự đa dạng về hình thức tổ chức của tổ chức tín dụng mà các tổ chức tín dụng bộ
máy quản trị, điều hành khác nhau. Thông thường, bộ máy quản trị điều hành của tổ chức tín dụng
bao gồm Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc.
-Hội đồng quản trị tổ chức tín dụng: giữ vai trò quản trị. Số thành viên tối thiểu tham gia Hội đồng
quản trị là 3 người. Chủ tịch của Hội đồng quản trị không được đồng thời tham gia hội đồng quản trị
hoặc quản lý điều hành tổ chức tín dụng khác, trừ trường hợp đó là công ty con của chính tổ chức tín
dụng đó. Các thành viên hội đồng quản trị chỉ thể uỷ quyền nhiệm vụ của mình cho những thành
viên cùng thuộc hội đồng quản trị, không được phép ủy quyền việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
cho những chủ thể khác bên ngoài hội đồng quản trị.
Đối với tổ chức tín dụng nhà nước, Quản trị ngân hàng thương mại nhà nước Hội đồng quản
trị. Các chức danh Hội đồng quản trị do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước bổ nhiệm, miễn nhiệm sau
lOMoARcPSD| 46342576
khi thoả thuận với Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ. Hội đồng quản trị 5 hoặc 7 thành viên,
bao gồm thành viên chuyên trách thành viên kiêm nhiệm. Thành viên kiêm nhiệm không phải
người đang giữ các chức vụ lãnh đạo trong bộ máy Nnước. Số lượng thành viên Hội đồng quản
trị, thành viên chuyên trách, thành viên kiêm nhiệm của từng ngân hàng thương mại do Điều lệ của
ngân hàng quy định. Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc,
thành viên Hội đồng quản trị kiêm Trưởng Ban kiểm soát và là thành viên chuyên trách.
Chủ tịch các thành viên khác trong Hội đồng quản trị không được ủy quyền cho những
người không phải là thành viên Hội đồng quản trị thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Chủ tịch Hội đồng quản trị không được tham gia Hội đồng quản trị hoặc tham gia điều hành tổ chức
tín dụng khác, trừ trường hợp tổ chức đó công ty trực thuộc. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng
quản trị là 5 năm. Các thành viên của Hội đồng quản trị có thể được bổ nhiệm lại.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước bổ nhiệm, miễn nhiệm Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc theo đề
nghị của Hội đồng quản trị; bổ nhiệm, miễn nhiệm Kế toán trưởng theo đề nghị của Hội đồng quản
trị và sau khi có thoả thuận của Bộ Tài chính.
-Ban kiểm soát: giữ vai trò kiểm tra hoạt động tài chính, giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán,
đảm bảo sự an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng. Ban kiểm soát còn thực hiện nhiệm vụ kiểm
toán nội bộ. Số thành viên trong ban kiểm soát tối thiểu 3 người, đồng thời số thành viên của ban
kiểm soát tối thiểu ½ thành viên chuyên trách. Trong đó, 1 người làm trưởng ban hoạt động theo
chế độ chuyên trách.
-Tổng giám đốc: giữ vai trò người quản lý, điều hành tổ chức tín dụng một cách trực tiếp, chịu
trách nhiệm trước hội đồng quản trị. Tổng giám đốc phải những người trình độ chuyên môn,
năng lực điều hành một tổ chức tín dụng theo quy định của Ngân ng Nhà nước phải trú tại
Việt Nam trong thời gian đương nhiệm. Giúp việc cho tổng giám đốc là phó tổng giám đốc. Pháp luật
ngân hàng quy định các trường hợp không được thành viên của hội đồng quản trị, ban kiểm soát,
người quản lý điều hành tổ chức tín dụng như sau:
-Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự
-Đã bị kết án
-Từng là thành viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc của công ty đã bị phá sản
-Từng là đại diện pháp luật của công ty đã bị đình chỉ hoạt động do vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
-Bố mẹ vợ chồng con anh chị em ruột của thành viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc không được
đồng thời là thành viên ban kiểm soát, kế toán trưởng của cùng 1 tổ chức tín dụng.
Câu 19: Thế nào là kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng? Trình tự tiến hành kiểm soát
đặc biệt?
- Khái niệm: Kiểm soát đặc biệt việc một tổ chức tín dụng bị đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp
của NHNN do nguy mất khả ng chi trả, mất khả năng thanh toán (146.1 LCTCTD
2010)
- Mục đích: nhằm khôi phục khả năng tài chính của tổ chức tín dụng đang nguy mất khả
năng chi trả, mất khả năng thanh toán bảo đảm sự an toàn cho toàn động của tổ chức tín
dụng và cả hệ thống ngân hàng
lOMoARcPSD| 46342576
14
- Đối tượng bị đặc vào tình trạng kiểm soát đặc biệt là: các tổ chức tín dụng một trong các
dấu hiệu sau (146.2 LCTCTD) + Có nguy cơ mất khả năng chi trả
+ Nợ không có khả năng thu hồi có nguy cơ dẫn đến mất khả năng thanh toán
+ Khi số lỗ lũy kế của tổ chức tín dụng lớn hơn 50% gía trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự
trữ ghi trong báo cáo tài chính được kiểm toán gần nhất + Hai năm liên tục bị xếp loại yếu
kém theo quy định của NHNN
+ Không duy trù được tỷ lệ an toàn vối tối thiểu (Đ130 LCTCTD) trong thời hạn 1 năm liên
tục hoặc tỷ lện an toàn vốn tối thiểu thaaos hơn 4% trong thời hạn 6 tháng liên tục.
- Trình tự tiến hành kiểm soát đặc biệt
+ Khi một tổ chức tín dụng lâm vào một trong các dấu hiệu trên thì Thống đốc NH NNVN sẽ
ra quyết định đặt tổ chức tín dụng đó vào tình trạng kiểm soát đặc biệt.
Quyết định này không được đưa ra công luận và chủ được NHNNVN thông báo với các
quan có thẩm quyền và các cơ quan hữu quan trên địa bàn để phối hợp thực hiện
Để thực hiện kiểm soát đặc biệt BKS phải thực hiện nhiệm vụ quyền hạn (Điều 148
LCTTD)
+ Việc kiểm soát đặc biệt được kết thúc bằng một quyết định của Thống đốc NHNN trong các
trường hợp cụ thể (152.1 LCTTTD)
Hoạt động của tổ chức tín dụng trở lại bình thường
Trong quá trình kiểm soát đặc biệt, tổ chức tín dụng được sáp nhập, hợp nhất vào một tổ
chức tín dụng khác
Tổ chức tín dụng không khôi phục được khả năng thanh toán
Câu 20: Các quy định pháp lý về giải thể, phá sản tổ chức tín dụng?
Giải thể tổ chức tín dụng:
-Khái niệm: là việc chấm dứt sự tồn tại của một tổ chức tín dụng, xóa tên tổ chức tín dụng đó khỏi sổ
đăng ký kinh doanh theo quy định của PL.
- giải thể trong các trường hợp sau:
Tự nguyện xin giải thể nếu khả năng thanh toán hết nợ được NHNN chấp thuận
bằng văn bản
Khi hết thời hạn hoạt động không xin gia hạn hoặc xin gia hạn nhưng không được
NHNN chấp thuận bằng văn bản
Bị thu hồi giấy phép
- Khác biệt giữa giải thể và phá sản của tổ chức tín dụng là
TCPB
Giải thể
Phá sản
Nguyên nhân
thể không liên quan đến nợ nần thậm chí
tổ chức tín dụng đó vẫn làm ăn có lãi nhưng
do nó đã đạt được mục đích kinh doanh, kết
thúc thời hạn hoạt động nên tự xin giải
thể
Xuất phát từ các khoản nợ
đến hạn khong thanh toán
được
lOMoARcPSD| 46342576
Trình tự
Theo quy định của LDN
Theo quy định của LPS
XEM THÊM ĐIỀU 154 – 155 LCTCTD 2010 + Điều 157 LDN + LPS
21. Tổ chức tín dụng bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động trong những trường hợp
nào?
Điều 28 luật các tổ chức tín dụng
1. Ngân hàng Nhà nước thu hồi Giấy phép đã cấp trong các trường hợp sau đây:
a) Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép có thông tin gian lận để có đủ điều kiện được cấp Giấy phép;
b) Tổ chức tín dụng bị chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản;
c) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng
nướcngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng hoạt động không đúng nội dung quy
định trong Giấy phép;
d) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luậtvề
dự trữ bắt buộc, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động;
đ) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ
quyết định xử lý của Ngân hàng Nhà nước để bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng;
e) Đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài, văn phòng
đạidiện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác hoạt động ngân hàng trong
trường hợp tổ chức tín dụng nước ngoài hoặc tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng bị
giải thể, phá sản hoặc bị cơ quan thẩm quyền của nước i tổ chức đó đặt trụ sở chính thu hồi
Giấy phép hoặc đình chỉ hoạt động.
3. Tổ chức bị thu hồi Giấy phép phải chấm dứt ngay các hoạt động kinh doanh kể từ ngày
Quyếtđịnh thu hồi Giấy phép của Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực thi hành.
4. Quyết định thu hồi Giấy phép được Ngân hàng Nhà nước công bố trên các phương tiện thông
tinđại chúng.
22. Phân biệt các hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng với các hình thức hoạt động
tíndụng của chủ thể khác?
Tổ chức tín dụng doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức
tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng
nhân dân. ( 4.1 Luật CTCTD 2010)
Hoạt động tín dụng được định nghĩa việc tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn tự có, nguồn vốn
huy động để thỏa thuận cấp tín dụng cho khách hàng với nguyên tắc hoàn trả bằng các nghiệp vụ
cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác.
Khác với các loại hình giao dịch khác ở điểm sau đây:
- Về chủ thể một bên tham gia giao dịch bao giờ cũng tổ chức tín dụng đcác điều kiện
hoạt động tín dụng theo quy định pháp luật. Chủ thể này tham gia giao dịch với cách
người đầu tư ( người cho vay hay chủ nợ)quyền đòi tiền của ngươì nhận đầu tư (người
vay hay con nợ) khi hợp đồng đáo hạn
- Về nguồn vốn, các tổ chức tín dụng khi cấp tín dụng cho khách hàng chủ yếu dựa vào nguồn
vốn huy động của các tổ chức nhân thông qua các hình thức nhận tiền gửi, phát hành trái
phiếu hay vay nợ của tchức tín dụng khác. Đạc điểm này cho phép phân biệt hoạt động tín
lOMoARcPSD| 46342576
16
dụng của các tổ chức tín dụng với hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nhà nước với đặc tính
của nguồn vốn cho vay là vốn dự trữ phát hành.
- chế kinh doanh của tổ chức tín dụng là đi vay để cho vay nên hoạt động tín dụng của các
tổ chức này thường có độ rủi ro cao và có ảnh hưởng dây chuyền đối với nhiều tổ chức nhân
trong nền kinh tế.
23. Nội dung các chế độ cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng?
Cấp tín dụng việc thỏa thuận để tổ chức, nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép
sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài
chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.
Cho vay là 1 hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một
khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên
tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.
Chiết khấu là việc mua kỳ hạn hoặc mua bảo lưu quyền truy đòi các công cụ chuyển nhượng,
giấy tờ có giá khác của người thụ hưởng trước khi đến hạn thanh toán.
Cho thuê tài chínhhoạt động tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng dành cho khách hàng doanh
nghiệp. Khi này, ngân hàng cam kết mua cho thuê lại máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển
các động sản khác theo yêu cầu của doanh nghiệp. Trong suốt thời gian thuê, ngân hàng vẫn là chủ
sở hữu tài sản và doanh nghiệp nghĩa vụ thanh toán tiền thuê cho ngân hàng theo hợp đồng đã ký
giữa 2 bên.
Bao thanh toán hình thức cấp tín dụng cho bên bán hàng hoặc bên mua hàng thông qua việc mua
lại có bảo lưu quyền truy đòi c khoản phải thu hoặc các khoản phải trả phát sinh từ việc mua, bán
hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo hợp đồng mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ.
Bảo lãnh ngân hàng hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng cam kết với bên nhận bảo
lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng
không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn
trả cho tổ chức tín dụng theo thỏa thuận.
24. Tín dụng là gì? Phân biệt tín dụng ngân hàng với tín dụng thương mại?
Tín dụngviệc một bên (bên cho vay) cung cấp vốn cho đối tượng khác (bên đi vay) trong đó bên
đi vay sẽ hoàn trả vốn cho bên cho vay trong một thời hạn thỏa thuận và thường kèm theo lãi suất.
Vốn ở đây có thể là tiền hoặc tài sản tính bằng tiền.
Tín dụng có các đặc điểm sau:
- Phát sinh trên cơ sở tín nhiệm
- Bên chuyển giao vốn chuyển giao cho bên khác sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định
- Khi hết thời hạn sử dụng vốn, bên nhận chuyển giao vốn phải hoản trả vốn đã vay cho bên
chuyển giao. Trên thực tế, khaonr hoàn trả này thường có giá trị lớn hơn so với khoản tín dụng
ban đầu. Khoản giá trị dôi ra này được gọi là lãi suất tín dụng.
Phân biệt tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng:
Tín dụng thương mại
Tín dụng ngân hàng
Chủ thể
các doanh nghiệp, thông qua việc
trao đổi hàng hóa dịch vụ
Thông thường không khâu trung
gian đứng giữa người sử dụng vốn
người có vốn.
Các ngân hàng, các tổ chức tín dụng với
các đối tác kinh tế - tài chính của toàn
xã hội, bao gồm doanh nghiệp, cá nhân,
tổ chức xã hội, cơ quan nhà nước.
Ngân hàng các tổ chức tín dụng
trung gian giữa người vốn người
cần vốn
lOMoARcPSD| 46342576
Hình thức
Mua bán chịu hàng hóa( hình thức
tín dụng - người bán chuyển giao cho
người mua quyền sử dụng vốn tạm thời
trong một thời gian nhất định, khi
đến thời hạn đã được thỏa thuận, người
mua phải hoàn lại vốn cho người bán
dưới hình thức tiền tệ cả phần lãi
cho người bán chịu)
Huy động vốn và cho vay vốn dưới
hình thức tiền tệ;
Tính độc lập
Tín dụng thương mại phát triển và vận
động theo chu kỳ sản xuất kinh doanh
và góp phần làm phát triển sxkd do
rút ngắn chu kỳ sxkd, giảm chi phí
sxkd. => quy bị hạn chế thông
thường là tín dụng ngắn hạn.
Thường độc lập với chu kỳ sản xuất
kinh doanh. Sự độc lập ở đây mang tính
tương đối.
Chi phí sử dụng
vốn
Tín dụng thương mại thông thường
không mất chi phí sử dụng vốn do hoạt
động cấp tín dụng không có lãi
Mất chi phí sử dụng vốn gọi là lãi vay.
trong một khoảng thời gian nhất định,
một số trường hợp bên nợ còn được
hưởng lãi chiết khấu trả sớm.
Hình thức thể
hiện
Hợp đồng trả chậm, thương phiếu (hối
phiếu lệnh phiếu). Trong đó, hối
phiếu giấy đòi tiền điều kiện do
người bán phát hành, lệnh phiếu giấy
cam kết trả tiền điều kiện do người
mua phát hành.
Rất đa dạng như hợp đồng tín dụng từng
lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, thỏa
thuận n dụng tuần hoàn, cho vay đầu
tư (dài hạn), ...
25. Các nguyên tắc hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng?
- Cho vay phải theo phương hướng mục tiêu, kế hoạch sản xuất kinh doanh của người vay vốn
phùhợp với kế hoạch sản xuất phát triển kinh tế hội của Nhà nước phải hiệu quả ( phương
án sản xuất kinh doanh khả thi)
- Cho vay giá trị tương đương làm bảo đảm. Nguyên tắc này đặt ra theo yêu cầu tất yếu
kháchquan của quy luật lưu thông tiền tệ, đòi hỏi các tổ chức tín dụng klhi cấp tín dụng phải dựa trên
sở tài sản thế chấp hợp pháp các vật giá trị tương đương. Các giá trị tương làm bảo
đảm có thể là tài sản cố định, vật tư hàng hóa, các giấy tờ có giá, các quyền về tài sản...
- Cho vay hoàn trả vốn lãi sau một thời gian nhất định. Đay nguyên tắc thể hiện tính
đặctrưng của tín dụng ngân hàng, đòi hỏi các khoản tiền ngân hàng cho vay sau khi đã sử dụng vào
mục đích của người vay phải được hoàn trả cho ngân hàng theo đúng thời hạn đã thỏa thuận trong
hợp đồng tín dụng cả vốn lẫn lãi.
26. Khái niệm hợp đồng tín dụng ngân hàng và thủ tục giao kết hợp đồng tín dụng ngân
hàng?
a) Khái niệm
Sau khi phân tích tín dụng nếu thấy khả năng kinh tế và khả năng thanh toán của khách hàng là tốt,
đồng thời có đảm bảo tín dụng tốt thì tổ chức tín dụng và khách hàng sẽ đi đến ký kết một hợp đồng
tín dụng. Mục tiêu của hợp đồng tín dụng là phải đạt được những thoả thuận giữa hai bên để qua đó
tránh được những tranh chấp, hiểu lầm, đảm bảo hai bên đều thoả mãn được mục đích của mình.
lOMoARcPSD| 46342576
18
Từ đây ta có thể đưa ra một định nghĩa về hợp đồng tín dụng như sau:
Hợp đồng tín dụng ngân hàng một văn bản thoả thuận giữa tổ chức tín dụng (bên cho vay) với tổ
chức, cá nhân có đủ những điều kiện do luật định (bên vay), theo đó TCTD thỏa thuận ứng trước một
số tiền cho bên vay sử dụng trong 1 thời hạn nhất định, với điều kiện có hoàn trả gốc và lãi, dựa trên
sự tín nhiệm.
b) Một quy trình tín dụng căn bản
Bước 1: Lập hồ sơ vay vốn
Bước này do cán bộ tín dụng thực hiện ngay sau khi tiếp xúc khách hàng. Nhìn chung một bộ hồ
vay vốn cần phải thu thập các thông tin như:
năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự của khách hàng
khả năng sử dụng vốn vay
khả năng hoàn trả nợ vay (vốn vay + lãi)
Bước 2: Phân tích tín dụng
Phân tích tín dụng là xác định khả năng hiện tại và tương lại của khách hàng trong việc sử dụng vốn
vay + hoàn trả nợ vay.
Mục tiêu:
Tìm kiếm những tình huống thể xảy ra dẫn đến rủi ro cho ngân hàng, dự đoán khả năng
khắc phục những rủi ro đó, dự kiến những biện pháp giảm thiểu rủi ro và hạn chế tổn thất cho
ngân hàng.
Phân tích tính chân thật của những thông tin đã thu thập được từ phía khách hàng trong bước
1, từ đó nhận xét thái độ, thiện chí của khách hàng làm cơ sở cho việc ra quyết định cho vay.
Bước 3: Ra quyết định tín dụng
Trong khâu này, ngân hàng sẽ ra quyết định đồng ý hoặc từ chối cho vay đối với một hồ sơ vay vốn
của khách hàng. Bước 4: Giải ngân
Ở bước này, ngân hàng sẽ tiến hành phát tiền cho khách hàng theo hạn mức tín dụng đãkết trong
hợp đồng tín dụng.
Nguyên tắc giải ngân: phải gắn liền sự vận động tiền tệ với sự vận động hàng hóa hoặc dịch vụ
liên quan, nhằm kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng đảm bảo khả năng thu nợ.
Nhưng đồng thời cũng phải tạo sự thuận lợi, tránh gây phiền cho công việc sản xuất kinh doanh
của khách hàng.
Bước 5: Giám sát tín dụng
Nhân viên tín dụng thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay thực tế của khách hàng, hiện trạng
tài sản đảm bảo, tình hình tài chính của khách hàng,… để đảm bảo khả năng thu nợ.
Bước 6: Thanh lý hợp đồng tín dụng
c) Trình tự, thủ tục ký kết hợp đồng tín dụng ngân hàng
* Hồ sơ vay vốn
Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng gửi cho tổ chức tín dụng giấy đnghị vay vốn các tài liệu
cần thiết chứng minh đủ điều kiện vay vốn.
-Khách hàng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và hợp pháp của các tài liệu gửi
cho tổ chức tín dụng
-Dưới góc độ pháp lý, Giấy đề nghị vay vốn là “đề nghị ký kết hợp đồng”.
*Thẩm định hồ sơ vay vốn :
Đây là một giai đoạn mang tính nghiệp vụ và rất quan trọng trong việc hạn chế rủi ro tín dụng. Thông
thường mỗi Tổ chức tín dụng tuỳ theo cơ cấu tổ chức và phân định chức năng thẩm định dự án.
Công việc thẩm định bao gồm :
Khả năng tài chính
lOMoARcPSD| 46342576
Tính khả thi của dự án
-Uy tín của khách hàng
Biện pháp bảo đảm tín dụng
Trong trường hợp cần thiết Tổ chức tín dụng thể thành lập hội đồng thẩm định hoặc thuê, trưng
cầu các cơ quan chuyên môn để thẩm định.
*Quyết định cho vay:
Trên sở kết luận về khả năng tài chính; tính khả thi của dự án đầu tư, mục đích tiêu dùng, sinh
họat…cá nhân có thẩm quyền (Trường phòng Tín dụng; phó giám đốc; giám đốc chi nhánh…) quyết
định cho vay
Tổ chức tín dụng quy định cụ thể và niêm yết công khai thời hạn tối đa phải thông báo quyết định cho
vay hoặc không cho vay đối với khách hàng, kể từ khi nhận được đầy đủ hồ vay vốn thông tin
cần thiết của khách hàng. Trường hợp quyết định không cho vay, tổ chức tín dụng phải thông báo cho
khách hàng bằng văn bản, trong đó nêu rõ căn cứ từ chối cho vay.
*Ký kết hợp đồng tín dụng.
-Hợp đồng tín dụng đa số là được ký trực tiếp hoặc.
o •trực tiếp: các bên ký kết ràng buộc các bên phải cử người thanm gia đàm phán o
•Gián tiếp dưới sự hỗ trợ của Internet; Fax; telex…và các phương tiện khác.
27. Chủ thể, điều kiện chủ thể hợp đồng tín dụng ngân hàng?
Chủ thể của HĐTD:
Bên cho vay ( Các tổ chức tín dụng)
Bên vay ( các tổ chức cá nhân có đủ những điều kiện do luật định) bao gồm:
+Nhóm khách hàng thứ nhất: Các pháp nhân:
o •doanh nghiệp nhà nước, o •hợp tác xã
o •công ty trách nhiệm hữu hạn, (01 thành
viên; từ 02-50 thành viên) o •công ty cổ phần,
o •Công ty hợp danh
o •doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
o •các tổ chức khác
+Nhóm khách hàng thứ hai:
o •Cá nhân; o • Hộ gia đình; o • Tổ hợp tác; o
• Doanh nghiệp tư nhân;
+Nhóm khách hàng thứ ba: Các pháp nhân và cá nhân nước ngoài.
Các điều kiện:
- Đối với bên cho vay:
1. Có giấy phép thành lập và hoạt động do Ngân hàng Nhà nước cấp
2. Có điều lệ do Ngân hàng Nhà nước chuẩn y
3. Có giấy chứng nhận đăng lý kinh doanh hợp pháp
4. Có người đại diện đủ năng lực và thẩm quyền để giao kết hợp đông tín dụng với khách hàng-
Các điều kiện đối với bên vay:
1. năng lực pháp luật và NLHVDS; đối với c tổ chức còn phải người đại diện hợp pháp
năng lực và thẩm quyền đại diện
2. Có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp
Sử dụng vốn để kinh doanh, bên đi vay phải có đăng kinh doanh, sử dụng vốn kinh doanh
đúng lĩnh vực, ngành nghề đăng ký.
Trong trường hợp sử dụng vốn đầu o các họat động kinh doanh điều kiện phải thỏa
mãn các điều kiện luật định.
lOMoARcPSD| 46342576
20
3. Ngoài ra còn phải có thêm những điều kiện riêng áp dụng với từng chế độ vay cụ thể: Đối với
khoản vay theo chế độ tín dụng không có bảo đảm băng tài sản thì bên vay phải có phương án
sử dụng vốn khả thi và có đủ uy tín đối với tổ chức tín dụng, đông thời phải là đối tượng được
cho vay không cần bảo đảm theo quy định của chính phủ;
Đối với khoản vay theo chế độ tín dụng có bảo đảm thì bên vay phảiphương án sử dụng vốn khả
thi và có tài sản bảo đảm hoặc có bảo lãnh của người thứ 3 trên cơ sở hợp đồng bảo đảm.
28. Thế nào là bảo đảm tiền vay? Nêu khái quát về các biện pháp bảo đảm tiền vay.
- Theo nghĩa rộng, bảo đảm tiền vay việc thiết lập các điểu kiện nhằm xác định khả năng thực
cócủa khách hàng đối với việc hoàn trả vốn vay đúng thời hạn.
- Theo nghĩa hẹp, đảm bảo tiền vay những biện pháp đảm bảo việc trả nợ vốn vay (cầm cố,
thếchấp bằng tài sản của khách hàng vay, bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba, cầm cố thế chấp tài
sản hình thành từ vốn vay)
Bảo đảm tiền vay là việc tổ chức tín dụng áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở
kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay.
Cho vay có bảo đảm bằng tài sản là việc cho vay vốn của tổ chức tín dụng mà theo đó nghĩa vụ trả nợ
của khách hàng vay được cam kết bảo đảm thực hiện bằng tài sản cầm cố, thế chấp, tài sản hình thành
từ vốn vay của khách hàng vay hoặc bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba.
Biện pháp bảo đảm tiền vay
1. Biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản:
a) Cầm cố, thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay;
b) Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba;
c) Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay.
2. Biện pháp bảo đảm tiền vay trong trường hợp cho vay không có bảo đảm bằng tài sản:
a) Tổ chức tín dụng chủ động lựa chọn khách hàng vay để cho vay không có bảo đảm bằng tài sản;
b) Tổ chức tín dụng nhà nước được cho vay không có bảo đảm theo chỉ định của Chính phủ;
c) Tổ chức n dụng cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức đoànthể
chính trị - xã hội.
29. Qui định pháp lý về cho vay có bảo đảm bằng tài sản của bên thứ 3?
Bảo lãnh là việc người thứ 3 cam kết với bên có quyền sẽ thự hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ
nếu khi đến thời hạn bên được bảo lãnh không thự hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ (điều
361 BLDS 2005)
Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba (gọi bên bảo lãnh) việc n bảo lãnh cam kết với tổ chức
tín dụng về việc sử dụng tài sản thuộc quyền sở hữu, giá trị quyền sử dụng đất của mình, đối với
doanh nghiệp nhà nước là tài sản thuộc quyền quản lý, sử dụng để thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho
khách ng vay, nếu đến hạn trả nợ khách hàng vay thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ". (
Khỏan 3 Điều 1 NĐ 85/ 2002 nhưng đã hết hiệu lực)
Việc bảo lãnh phải được lập thành văn bản. Trong trường hợp pháp luật có quy định thì văn bản bảo
lãnh phải được công chứng hoặc chứng thực
Tài sản mà khách hàng vay, bên bảo lãnh dùng để cầm cố, thế chấp, bảo lãnh vay vốn tại tổ chức tín
dụng phải có đủ các điều kiện sau đây:
- Tài sản phải thuộc quyền sở hữu hoặc thuộc quyền sử dụng, quản lý của bên bảo lãnh, Tài sảnthuộc
sở hữu chung muốn đem bảo lãnh thì phải được sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu ủy quyền
bằng văn bảncho người đại diện kí kết hợp đồng bảo đảm.
Tờng hợp tài sản pháp luật quy định phải đăng quyền sở hữu thì bên bảo lãnh phải giấy
chứng nhận quyền sở hữu tài sản. - Tài sản được phép giao dịch
| 1/34

Preview text:

lOMoAR cPSD| 46342576
Câu hỏi ôn tập môn: Luật Ngân hàng
1. Phân biệt hoạt động kinh doanh ngân hàng với các hoạt động kinh doanh khác trong nềnkinh tế? Đặc điểm Kinh doanh ngân hàng Kinh doanh khác
Đối tượng KD Tiền tệ và dịch vụ ngân hàng (vd: thanh Hàng hoá, dịch vụ (tiền là phương tiện
toán, kinh doanh bảo hiểm, tư vấn tài thanh toán) chính…)
Đối tượng giao dịch có tính chất ngắn hạn Nội dung
Bao gồm các hoạt động tín dụng, cung Bao gồm các hoạt động mua bán, trao
cấp các dịch vụ thanh toán
đổi hàng hoá, các hoạt động kinh doanh hàng hoá
Cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức hoạt động ngân hàng rất Có thể có hoặc không tổ chức theo một
chặt chẽ, được pháp luật quy định và bộ máy, mô hình kinh doanh đa dạng.
yêu cầu người trong ngành có trình độ Người làm kinh doanh không nhất thiết
chuyên môn nghiệp vụ, được đào tạo phải có trình độ chuyên môn hay được bài bản đào tạo. Chủ thể thực
Ngân hàng và các tổ chức tín dụng Phải Đa dạng hiện
được cơ quan NN có thẩm quyền cấp Không nhất thiết phải có giấy phép kinh
giấy phép thành lập và giấy phép hoạt doanh: như người kinh doanh nhỏ lẻ, tổ động ngân hàng hợp tác, hộ gia đình Phương pháp
Chịu sự điểu chỉnh của Luật Ngân hàng, Tuân thủ các quy định của pháp luật nói điều chỉnh
pháp luật có liên quan như Luật DN, chung và luật TM, luật DN
luật phá sản, luật cạnh tranh
Tính chất hoạt Mục đích lợi nhuận hoặc phi lợi nhuận Mục đích lợi nhuận là chủ yếu động
Có độ rủi ro cao hơn và có ảnh hưởng Độ rủi ro ít hơn và ít có ảnh hưởng dây
sâu sắc, có tính dây chuyền rõ nét đối chuyền và không bắt buộc về điều kiện
với nền kinh tế nên là loại hình kinh doanh có điều kiện
2. Những đặc điểm của hoạt động kinh doanh ngân hàng có ảnh hưởng gì tới việc nhà nước
sửdụng pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực ngân hàng?
Do độ rủi ro của NH cao và đặc biệt luật có ảnh hưởng sâu sắc và có tính dây chuyền đến KT
– XH, liên quan đến lợi ích của nhiều chủ thể nên pháp luật cũng đặc biệt lưu ý khi điều chỉnh các
quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động ngân hàng.
Để quản lý và duy trì trật tự cho hoạt động ngân hàng trong nền KTTT, NN sd công cụ pháp
luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực ngân hàng, tạo lập những chuẩn mực cho việc tổ
chức và hoạt động của hệ thống NH, các tổ chức tín dụng. Sự điều chỉnh này theo những hướng sau:
- Quản lý, điều tiết và kiểm soát đối với các chủ thể thực hiện các hoạt động ngân hàng và kinh doanh tiền tệ
- Tạo lập những tiền đề, cơ sở pháp lý cho việc thiết lập và vận hành mô hình tổ chức và cơ chế
hoạt động của tổ chức ngân hàng, TCTD sao cho phù hợp với những điều kiện của nền KTTT tại từng thời điểm
- Để hạn chế rủi ro, pháp luật ngân hàng quy định những hạn chế, giới hạn an toàn cần thiết đối
với các hoạt động kinh doanh của NH và các TCTD phi ngân hàng lOMoAR cPSD| 46342576
- Quy định các quy phạm thích hợp điều chỉnh các quan hệ giao dịch giữa các chủ thể trong các
hoạt động tín dụng, tiền tệ, ngân hàng
3. Nêu và phân tích ví dụ để chứng minh vai trò của nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng?
Vai trò của Nhà Nước trong lĩnh vực Ngân hàng
- Nhà nước xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
- Nhà nước sử dụng pháp luật công cụ quản lý và duy trì trật tự cho các hoạt động Ngân hàng trongnền kinh tế.
- Nhà nước thành lập và sử dụng hệ thống NH, TCTD Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinhtế quốc dân.
- Nhà nước kích thích sự phát triển của các hệ thống Ngân hàng, TCTD Nhà nước tạo môi trườngkinh
tế, môi trường pháp lý.
1. Nhà nước xây dự và tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
Chính sách tiền tệ quốc gia có ảnh hưởng to lớn đối với quá trình và ổn định kinh tế- xã hội.
Do đó việc hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia phải theo cơ chế và trật tự chặt
chẽ. Ở Việt Nam quy định NHNNVN có nhiệm vụ quyền hạn xây dựng chính sách tiền tệ quốc gia để
trình chính phủ xem xét trình Quốc hội quy định và tổ chức thực hiện chính sách này. Theo Luật
NHNNVN chính sách tiền tệ quốc gia là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu
lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra.
2. Nhà nước sử dụng pháp luật làm công cụ quản lý và duy trì trật tự cho các hoạt động
Ngânhàng trong nền kinh tế.
Lĩnh vực Ngân hàng là nơi tích tụ và điều hòa nhiều loại nguồn vốn, là nơi thực hiện chính
sách tiền tệ quốc gia lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao và liên quan đến nhiều lợi ích của nhiều loại chủ thể
trong nền kinh tế. Đảm bảo an toàn cho hoạt động NH và phát huy vai trò tích cự đối với nền kinh tế
và đời sống, xã hội, đòi hỏi NN cũng đồng bộ những biện pháp trong đó có sử dụng pháp luật. Thể hiện trên các mặt: -
Ban hành các văn bản pháp luật quy định các điều kiện hoạt động Ngân hàng, điều kiện trình
tự,thủ tục cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của TCTD và giấy phép hoạt động Ngân hàng
của các tổ chức khác quy định nhiệm vụ, quyền hạn quản lý NN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. -
Nhà nước dùng pháp luật làm công cụ để xây dựng hệ thống Ngân hàng, TCTD phù hợp với
mụctiêu, chiến liến phát triển kinh tế- xã hội. Chính sách của Nhà nước về xây dựng các loại hình TCTD. -
Nhà nước sử dụng pháp luật làm công cụ bảo đảm an toàn cho các hoạt động kinh doanh
Ngânhàng trong nền kinh tế vì hoạt đông kinh doanh Ngân hàng còn tiềm ẩn rủi ro cao: vi dụ: Nhà
nước ban hành các quy định nhằm hạn chế và kiểm soát hoạt động kinh doanh Ngân hàng. -
Nhà nước sử dụng pháp luật làm công cụ ngăn ngừa, giải quyết các tranh chấp phát sinh trong
lĩnhvực Ngân hàng: Quy định về trình tự, thủ tục, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp... góp
phần trong việc bảo vệ quyền lợi của các tổ chức, cá nhân tham gia các quan hệ xã hội trong lĩnh vực
Ngân hàng trong nền kinh tế.
3. Nhà nước thành lập và sử dụng hệ thống NH, TCTD Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong
nền kinh tế quốc dân
Ngân hàng nhà nước, Ngân hàng TMQD, Ngần hàng đầu tư phát triển, Ngân hàng chính sách và các
loại hình TCTD khác. Hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ Nhà nước giao nên các NH, TCD nhà 2 lOMoAR cPSD| 46342576
nước đóng vvai trò là công của của Nhà nước trong việc thực hiện chính sách tiền tệ, tín dụng Ngân
hàng của Nhà nước và giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. -
Vai trò chủ đạo thể hiện: Hệ thống NH hoạt động trên tất cả các lĩnh vực Ngân hàng với quy
môhoạt động rộng nên có ảnh hưởng sâu sắc đối với nền kinh tế và có tác động chi phối đối với hoạt động Ngân hàng của các thành phần kinh tế
khác. 4. Nhà nước kích thích sự phát triển của các hệ thống
Ngân hàng, TCTD Nhà nước tạo môi trường kinh tế, môi trường pháp lý. -
Nhà nước tạo môi trường kinh tế, môi trường pháp lý. -
Thực hiện các tác động trực tiếp bằng chính sách thu hút đầu tư, chính sách ưu đãi.
4. Tìm hiểu sự tương đồng và khác biệt giữa Luật ngân hàng và các ngành luật: Luật tài
chính, Luật kinh tế, Luật hành chính, Luật dân sự?
* Tương đồng: đều là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội nói chung * Khác biệt:
Đối tượng điều chỉnh
Phương pháp điều chỉnh Luật NH
Các quan hệ XH phát sinh trong quá Phương pháp bình đẳng và phương
trình quản lý NN, các quan hệ giao dịch pháp thoả thuận
có liên quan đến hoạt động tiền tệ tín
dụng NH, các hoạt động NH và các dịch
vụ NH, các tổ chức phi NH và các chủ
thể khác trên lĩnh vực ngân hàng và TT tiền tệ Luật Tài chính
Các QHXH phát sinh trong quá trình tạo Phương pháp mệnh lệnh và phương
lập, phân phối và sd các quỹ và nguồn pháp thoả thuận vốn tiền tệ Luật T.mại
Các QH phát sinh giữa các thương nhân Phương pháp chủ yếu là thoả thuận,
với nhau hoặc giữa các thương nhân với đôi khi có sd phương pháp mệnh
các chủ thể khác hoặc giữa các chủ thể lệnh hành chính
khác với nhau trong lĩnh vực TM hoặc hành vi TM Luật hành chính
Các QH phát sinh trong lĩnh vực quản lý Phương pháp mệnh lệnh là chủ yếu,
NN (tổ chức và thực hiện các hoạt động đôi khi có phương pháp thoả thuận
chấp hành và điều hành của cq NN) Luật dân sự
Quan hệ nhân thân và tài sản
Phương pháp thoả thuận là chủ yếu
5. Phân tích vị trí pháp lý của Ngân hàng nhà nước Việt Nam?
Điều 2 Luật NHNNVN năm 2010 quy định: “NHNNVN là cq ngang bộ của CP, là NHTƯ của
nước CHXHCNVN”. Theo quy định này, NHNN VN là một tổ chức vừa thực hiện chức năng quản
lý NN về tiền tệ và hoạt động NH, vừa là NHTW của nước CHXHCNVN -
Vị trí pháp lý của NHNNVN được xác định là cq của CP, là cq ngang Bộ. Thống đốc
NHNNVNlà thành viên của CP, do Thủ tướng đề cử và Quốc hội phê chuẩn, là cq thực hiện chức
năng quản lý NN về tiền tệ và hoạt động NH.
Như vậy, NHNNVN được tổ chức theo mô hình NHTW trực thuộc CP, theo đó các quyết
định liên quan đến XD và thực thi chính sách tiền tệ đều chịu sự chi phối trực tiếp của CP, theo đó lOMoAR cPSD| 46342576
CP dễ dàng sd NHTW như một công cụ phục vụ cho các mục tiêu cấp bách trước mắt của quốc gia,
đồng thời chính sách tiền tệ cũng được kiểm soát với mục đích sd phối hợp đồng bộ các chính sách
KT khác nhằm đảo bảo mức độ tác động hiệu quả của tổng thể các chính sách đối với các mục tiêu
kinh tế vĩ mô trong từng thời kì -
Đồng thời, NHNNVN còn đc xác định với vị trí pháp lý là NHTW của nước CHSNCNVN là
mộtpháp nhân. PL quy định NHNNVN là cơ quan duy nhất được phép phát hành tiền nhằm bảo đảm
thống nhất và an toàn cho hẹ thống lưu thông tiền tệ của quốc gia. Chức năng độc quyền phát hành
tiền của NHNN thể hiện cả quyền lực và nghĩa vụ của NHNN trong nghiệp vụ phát hành tiền cho
toàn bộ nhu cầu chi tiêu của nền KT, vì vậy việc phát hành tiền của NHNN ra lưu thông phải tuân thủ
những nguyên tắc nhất định theo quy định của PL. Bên cạnh đó, NHNNVN có nghĩa vụ cung cấp các
dịch vụ ngân hàng cho CP như quản lý tài khoản của kho bạc NN, làm tư vấn cho CP, hỗ trợ các mục
tiêu, chương trình phát triển kinh tế của Chính phủ để thúc đầy tăng trưởng kinh tế
Đồng thời việc thực hiện quản lý NN về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, Ngân hàng NNVN
được pháp luật quy định chức năng ngân hàng của các ngân hàng. Khi thực hiện chức năng này,
NHNNVN sẽ cung ứng các dịch vụ ngân hàng cho các TCTD bao gồm nhận tiền gửi, cho vay và
thanh toán. Ngân hàng NN mở tài khoản và nhận tiền gửi của các TCTD như: tiền gửi dự trữ bắt buộc,
tiền gửi thanh toán. NHNN là trung tâm thanh toán cho hệ thống các TCTD và thực hiện vai trò
“người cho vay cuối cùng” nhằm hạn chế nguy cơ đổ vỡ của các TCTD.
Vị trí pháp lý đặc thù này của NHNNVN được quyết định bởi mục đích, tính chất và yêu cầu
quản lý vĩ mô của NN đối với hoạt động tiền tệ, tín dụng và ngân hàng, phù hợp với mô hình quản lý
nền KT nước ta trong giai đoạn phát triển nền KTTT định hướng XHCN
6.Tìm hiểu sự tương đồng và khác biệt giữa Ngân hàng Nhà nước Việt nam và các Bộ quản lý chuyên ngành khác?
* Sự tương đồng: NHNNVN và các Bộ quản lý chuyên ngành khác đều được đặt trong cơ cấu tổ chức
của CP, là cq của CP, thay mặt CP và chịu trách nhiệm trước CP về các hoạt động của mình. * Sự khác biệt:
NHNNVN có sự khác biệt với các Bộ khác của CP, nó quản lý mọi hoạt động tiền tệ, ngân hàng không
đơn thuần bằng biện pháp hành chính mà chủ yếu bằng các chính sách và công cụ kinh tế. Phần lớn,
NHNNVN tác động vào KT và tiền tệ thông qua các nghiệp vụ sinh lời, bằng các công cụ vĩ mô gián
tiếp gắn liền mật thiết với thị trường tiền tệ. Quản lý NN gắn liền với hoạt động sinh lời, góp phần
tạo nguồn thu cho ngân sách, là nét đặc thù riêng có của NHNN. Tuy vậy, mục đích của NHNN không
phải là mưu doanh tìm lợi mà là “ổn định giá trị đồng tiền, góp phần bảo đảm an toàn hoạt động ngân
hàng và hệ thống các TCTD, thúc đẩy phát triển KT – XH theo định hướng XHCN Các Bộ sẽ thực
hiện các chức năng, nhiệm vụ tuỳ theo các lĩnh vực chuyên ngành mà mình quản lý.
7. Bộ máy lãnh đạo, điều hành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam? Vị trí pháp lý của Hội đồng tư
vấn chính sách tiền tệ Quốc gia? * Quy định trong Luật Ngân hàng 2010:
Điều 8: Lãnh đạo, điều hành NHNN
1. Thống đốc NHNN là thành viên của CP, là người đứng đầu và lãnh đạo NHNN, chịu
tráchnhiệm trước TTCP, trước Quốc hội về quản lý NN trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
2. Thống đốc NHNN có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức và chỉ đạo thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia theo thẩm quyền
b) Tổ chức và chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của NHNN theo quy định của Luật nàyvà
các quy định khác của pháp luật có liên quan;
c) Đại diện pháp nhân của NHNN 4 lOMoAR cPSD| 46342576
Theo Quyết định số 58/2011/QĐ-TTG của TTCP: Về việc thành lập Hội đồng tư vấn chính
sách tài chính, tiền tệ quốc gia
Điều 1: Thành lập Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia để tư vấn cho chính phủ và
TTCP trong việc hoạch định và quyết định những vấn đề quan trọng về chủ trương, chính sách tài
chính, tiền tệ thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của CP và TTCP.

Điều 2: Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia có nhiệm vụ: 1.
Thảo luận, đề xuất với CP, TTCP những chủ trương, chính sách, đề án lớn và những vấn đề
quantrọng trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ. 2.
Tư vấn cho CP và TTCP quyết định các chính sách, kế hoạch tài chính, tiền tệ trong từng thời
kì;các biện pháp chỉ đạo điều hành của CP và của TTCP để thực hiện có hiệu quả các chính sách, kế
hoạch đã được quyết định
3.
Tư vấn một số vấn đề khác liên quan đến việc thực hiện chính sách, kế hoạch tài chính, tiền tệ khiđc TTCP giao.
Điều 3: Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia làm việc theo nguyên tắc tư vấn và
theo Quy chế làm việc của Hội đồng do TTCP quy định
8. Phân tích các chức năng của Ngân hàng nhà nước Việt Nam ?
Theo điều 1 của Luật NHNNVN, NHNNVN vừa là cơ quan của của chính phủ, vừa là NHTW,
thực hiện chức năng quản lý NN về tiền tệ và hoạt động NH; là ngân hàng phát hành tiền, ngân hàng
của các tổ chức tín dụng và ngân hàng làm dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ.
Ngoài ra, NHNN còn quản lý các dịch vụ công và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của
NN tại doanh nghiệp có vốn NN trong lĩnh vực NH theo quy định của PL -
Chức năng quản lý NN về tiền tệ và hoạt động ngân hàng: là chức năng cơ bản của NHNVNỞ
VN, NHTW kể từ khi ra đời cho đến nay đều được đặt trong cơ cấu tổ chức của CP, là cơ quan của
CP, thay mặt CP và chịu trách nhiệm trước CP về việc thực thi chính sách tiền tệ, quản lý NN đối với
hoạt động ngân hàng, bảo đảm cho hệ thống NH hoạt động an toàn, hiệu quả. Đối tượng quản lý chủ
yếu của NHNNVN là các tổ chức tín dụng và các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên,
NHNNVN có sự khác biệt với các Bộ khác của CP, nó quản lý mọi hoạt động tiền tệ, ngân hàng
không đơn thuần bằng biện pháp hành chính mà chủ yếu bằng các chính sách và công cụ kinh tế. -
Chức năng phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và ngân hàng làm dịch vụ tiền
tệcho CP là chức năng thể hiện vai trò NHTW của NHNNVN.
NHNNVN là cq duy nhất phát hành tiền của nước CHXHCNVN. Đây là chức năng rất đặc
trưng của NHTW ở mỗi nước. Nhờ có chức năng này mà chúng ta có thể phân biệt được NHTW với
các định chế tài chính khác.
Trên thực tế, phát hành tiền là việc NHNN đưa thêm một lượng tiền vào lưu thông. Đây là
nghiệp vụ “nợ” của NH. Giữa chức năng phát hành tiền và hoạt động của NH này có mối liên hệ mật
thiết với nhau. Khi NHTW thấy cần vốn để thực hiện hoạt động NH nhằm mục tiêu thực hiện chính
sách tiền tệ quốc gia, NHTW có thể phát hành tiền (nếu NHTW trực thuộc CP thì phải trong khuôn
khổ mức lượng tiền cung ứng hàng năm do CP phê duyệt). Do vậy, NHTW là định chế tài chính kbh
bị phá sản và thẩm quyền phát hành tiền được coi như là một đặc quyền của NH này.
Ngoài chức năng phát hành tiền, NHNNVN còn được gọi là NH của các tổ chức tín dụng.
NHNN quản lý việc cung ứng các phương tiện thanh toán cho các tổ chức tín dụng , thực hiện tái cấp
vốn cho các NH dưới các hình thức cho vay lại theo hồ sơ tín dụng, chiết khấu, tái chiết khấu các giấy
tờ có giá và cho vay có bảo đảm bằng cầm cố và các giấy tờ có giá.
Ngân hàng NNVN làm một số dịch vụ tiền tệ cho CP như làm đại lý và thực hiện các dịch vụ
ngân hàng cho Kho bạc NN, các dịch vụ tiền tệ như vay nợ nước ngoài do CP uỷ thác 9. Nội dung
các hình thức tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam?

Các hình thức tái cấp vốn (điều 11 LNH 2010): lOMoAR cPSD| 46342576
- Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá
- Chiết khấu giấy tờ có giá
- Các hình thức tái cấp vốn khác
Hình thức thứ nhất là cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá có nghĩa là “hình thức
cho vay của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước) đối với các ngân
hàng trên cơ sở cầm cố giấy tờ có giá thuộc sở hữu của ngân hàng để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ”, trong
đó “cầm cố giấy tờ có giá là việc Ngân hàng Nhà nước nắm giữ bản gốc giấy tờ có giá, hoặc yêu cầu
ngân hàng chuyển khoản giấy tờ có giá vào tài khoản của Ngân hàng Nhà nước mở tại Trung tâm giao
dịch chứng khoán để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho một hay nhiều khoản vay cầm cố của
ngân hàng tại Ngân hàng Nhà nước” (theo Thông tư số 03/2009/TT-NHNN của Ngân hàng nhà nước
quy định về việc cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá của Ngân hàng nhà nước Việt Nam
đối với các ngân hàng).
Đây là hình thức được các tổ chức tín dụng sử dụng phổ biến trong quan hệ vay vốn tại Ngân
hàng nhà nước vì tính đơn giản, dễ hiểu và thời gian thực hiện nhanh của nó. Cho vay có bảo đảm
bằng cầm cố giấy tờ có giá là hình thức tái cấp vốn được Ngân hàng nhà nước áp dụng đầu tiên tại
Việt Nam. Đến bây giờ thì Thông tư số 03/2009/TT-NHNN của Ngân hàng nhà nước quy định về việc
cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá của Ngân hàng nhà nước Việt Nam đối với các ngân
hàng đang được áp dụng là văn bản hướng dẫn chi tiết về hình thức này. Về cơ bản, văn bản này đã
tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng thương mại trong việc vay tái cấp vốn của ngân hàng nhà
nước, các quy định và quy trình thực hiện khá rõ ràng.
Hình thức thứ hai là“chiết khấu, tái chiết khấu (sau đây gọi chung là chiết khấu) giấy tờ có giá
của ngân hàng là nghiệp vụ Ngân hàng Nhà nước mua các giấy tờ có giá còn thời hạn thanh toán, mà
các giấy tờ có giá này các ngân hàng đã mua trên thị trường sơ cấp hoặc mua lại trên thị trường thứ
cấp (theo Quyết định 898/2003/QĐ-NHNN của Ngân hàng nhà nước về việc ban hành quy chế chiết
khấu, tái chiết khấu của Ngân hàng nhà nước đối với các ngân hàng). Cho đến hiện nay, Quyết định
898/2003/QĐ-NHNN ngày 12/8/2003 về việc ban hành quy chế chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có
giá của ngân hàng nhà nước đối với các ngân hàng và Quyết định số 12/2008 của Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước ngày 29/4/2008 sửa đổi một số điều của quy chế chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có
giá của Ngân hàng nhà nước đối với các ngân hàng ban hành kèm quyết định số 898/2003/QĐ-NHNN
ngày 12/8/2003 đang được sử dụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến hình thức tái cấp vốn này.
Hai hình thức này, về bản chất kinh tế, thì không khác nhau – đều là hoạt động cấp tín dụng
của ngân hàng trung ương cho các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, trên thực tế, mỗi hình thức lại có
những đặc trưng riêng của mình, là điểm khác biệt giữa các hình thức tái cấp vốn của ngân hàng trung ương.
10. Các công cụ của Ngân hàng nhà nước Việt Nam để thực hiện chính sách tiền tệ Quốc gia?
Theo quy định của pháp luật, để thực hiện chính sách tiền tệ, NHNN sd cả các công cụ trực
tiếp như lãi suất và tỉ giá hối đoái, đồng thời sd cả các công cụ gián tiếp như tái cấp vốn, dự trữ bắt
buộc và nghiệp vụ thị trường mở.
+ Công cụ tái cấp vốn:
“Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng của NHNN nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh
toán cho TCTD” (điều 11 Luật NH 2010)
Tái cấp vốn là một công cụ gián tiếp, là một hình thức cấp tín dụng đối với các tổ chức tín dụng trên
cơ sở bù đắp thiếu hụt thanh toán, đáp ứng nhu cầu thiếu vốn cho các TCTD để cho vay nền KT, tạo 6 lOMoAR cPSD| 46342576
ra kênh cung ứng vốn tín dụng có sự kiểm soát của NHNN. NHNN thực hiện việc tái cấp vốn cho các
TCTD theo những hình thức sau:
- Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá
- Chiết khẩu giấy tờ có giá
- Các hình thức tái cấp vốn khác + Công cụ lãi suất
Công cụ lãi suất được NHNNVN thực hiện dưới hình thức xác định và công bố LS cơ bản và LS tái cấp vốn.
Điều 12 LNH 2010 quy định: “NHNN công bố LS tái cấp vốn, LS cơ bản và các loại LS khác
để điều hành chính sách tiền tệ, chống cho vay nặng lãi. Trong trường hợp thị trường tiền tệ có diễn
biến bất thường, NHNN quy định cơ chế điều hành LS áp dụng trong quan hê giữa các tổ chức tín
dụng với nhau và với khách hàng,các quan hệ tín dụng khác”

Sử dụng công cụ này, NHNN điều tiết lượng cung tiền bằng cách công bố LS cơ bản, làm cơ
sở để các TCTD ấn định LS huy động vốn và LS cấp tín dụng của mình, hoặc công bố LS tái cấp vốn
với tư cách là giá cả yếu tố đầu vào để từ đó các TCTD có thể tăng hoặc giảm LS cấp tín dụng.
Kể từ tháng 6 năm 2002, điều hành LS của NHNN đã chuyển từ cơ chế LS cơ bản sang cơ
chế LS thoả thuận, do đó LS cơ bản không còn là công cụ để kiểm soát LS cho vay của các TCTD
mà đóng vai trò định hướng LS thị trường để phát tín hiệu về quan điểm chính sách tiền tệ trong
từng thời kì (thắt chặt hay nới lỏng), từ đó các TCTD xác định lãi suất kinh doanh cho phù hợp.
Như vậy, việc điều hành lãi suất về cơ bản đã gắn với các yếu tố thị trường và trên thực tế, việc
điều hành linh hoạt LS và tỉ giá làm cho LS trở thành công cụ hỗ trợ cho việc thực hiện mục tiêu của
chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, cơ chế điều hành bằng LS cũng bộc lộ nhiều nhược điểm do thị trường
tiền tệ ở VN chưa thực sự phát triển, LS do NHNN công bố chưa phát huy được vai trò định hướng
LS thị trường và mối quan hệ giữa các lãi suất của NHNN và lãi suất thị trường chưa gắn kết chặt chẽ
nên nó chỉ được xác định là công cụ hỗ trợ cho việc điều hành chính sách tiền tệ quốc gia.
+ Công cụ tỷ giá hối đoái
“Tí giá hối đoái của đồng VN là giá của một đơn vị tiền tệ nước ngoài tính bằng đơn vị tiền tệ của
VN” (Điều 6 Luật NHNNVN 2010). Tỉ giá hối đoái của đồng VN được hình thành dựa trên cơ sở
cung cầu ngoại tệ trên thị trường có sự điều tiết của NN. NHNN công bố tỉ giá hối đoái, quyết định
chế độ tỉ giá, cơ chế điều hành tỉ giá.
Tỉ giá hối đoái cũng là một công cụ để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia quan trọng nhằm
hướng tới mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền Khi muốn kiềm chế lạm phát, NHNN có thể sd chính
sách hạ giá tỉ giá hối đoái, làm cho giá trị của nội tệ tăng và ngược lại khi muốn kích thích lạm phát,
NHNN có thể nâng tỉ giá lên làm giảm giá trị nội tệ để thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ cho
phù hợp trong từng thời kì.
Với cơ chế điều hành tỉ giá và việc can thiệp kịp thời của NHNN trên thị trường ngoại tệ, trong
những năm qua, tỉ giá giữa đồng VN và một số ngoại tệ tương đối ổn định, góp phần thúc đẩy xuất
khẩu, kiểm soát nhập khẩu, qua đó cải thiện cán cân thanh toán và tăng dự trữ ngoại tệ cho đất nước
+ Công cụ dữ trữ bắt buộc
“Dự trữ bắt buộc là số tiền mà TCTD phải gửi tại NHNN để thực hiện chính sách tiền tệ quốc
gia” (điều 14 Luật NHNN 2010). NHNN quy định tỉ lệ dự trữ bắt buộc đối với từng loại hình tổ chức
tín dụng và từng loại tiền gửi tại TCTD nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
Dự trữ bắt buộc là một công cụ gián tiếp quan trọng để NHNN thực hiện chính sách tiền tệ.
Việc quy định tỉ lệ dự trữ bắt buộc tạo điều kiện để NHNN kiểm soát quá trình tạo tiền của các TCTD,
đồng thời có thể tác động đến mức cung tiền tệ cho nền KT khi tăng hay giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc.
Từ khi NHNN sd công cụ dự trữ bắt buộc để điều chỉnh chính sách tiền tệ đến nay, công cụ này đã
không ngừng được hoàn thiện,nhờ đó, NHNN có thể dự đoán được tổng nhu cầu dự trữ của các TCTD lOMoAR cPSD| 46342576
và qua đó sẽ quyết định bơm tiền hay rút tiền về thông qua các công cụ khác như tái cấp vốn hoặc
nghiệp vụ thị trường mở + Công cụ nghiệp vụ thị trường mở
Nghiệp vụ thị trường mở là nghiệp vụ mua, bán ngắn hạn các giấy tờ có giá do NHNN thực hiện trên
thị trường tiền tệ nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia
NHNN thực hiện nghiệp vụ thị trường mở thông qua việc mua, bán giấy tờ có giá đối với TCTD
Nghiệp vụ thj trường mở được đánh giá là công cụ có nhiều ưu thế nhất và là công cụ quan trọng nhất
để thực hiện chính sách tiền tệ của nhiều nước trên thế giới và cũng như ở VN. Đây là công cụ giúp
cho NHNN có thể chủ động trong việc điều hành chính sách tiền tệ quốc gia. Sau một thời gian nghiên
cứu kinh nghiệm quốc tế, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết, từ tháng 7 năm 2000, NHNNVN
đã chính thức đưa công cụ nghiệp vụ thị trường mở vào hoạt động. Việc thực hiện nghiệp vụ này đánh
dấu một sự chuyển biến quan trọng điều hành chính sách tiền tệ của NHNN, từ sd các công cụ trực
tiếp sang sd các công cụ gián tiếp theo tín hiệu của thị trường, phù hợp với thông lệ quốc tế. Công cụ
này cho phép NHNN có thể điều chỉnh khối lượng tiền cung ứng theo cả hai hướng: tăng lên hoặc
giảm xuống một cách linh hoạt thông qua nghiệp vụ mua bán các giấy tờ có giá trên thị trường tiền
tệ. Thiếu cơ chế điều tiết của nghiệp vụ thị trường mở, các công cụ gián tiếp khác như công cụ tái cấp
vốn và dự trữ bắt buộc sẽ không phát huy được hiệu quả.
11. Phát hành tiền là gì? Phân tích thẩm quyền phát hành tiền của NHNNVN theo pháp luật hiện hành?
Phát hành tiền là việc NHNN đưa thêm một lượng tiền vào lưu thông và là nguyên nhân chủ
yếu gây ra hiện tượng thừa hoặc thiếu tiền trong lưu thông.
Điều 17 Luật NHNNVN quy định: NHNN là cq duy nhất phát hành tiền giấy, tiền kim loại của nước CHXHCNVN
NHTW có được đặc quyền là cơ quan duy nhất phát hành tiền do: -
Thứ nhất, đảm bảo sự thống nhất, tập trung trong hoạt động phát hành tiền tệ. Trước đây, trên
thếgiới các NHTM cũng có quyền phát hành giấy bạc hết sức đa dạng; điều này đã dẫn đến tình trạng
mất kiểm soát nền KT. Vì thế, để hạn chế tình trạng đó, NN đã thâu tóm toàn bộ hoạt động trên và
giao cho NHTW với mục đích quản lý thống nhất tiền tệ, trong đó có hoạt động phát hành tiền. - Thứ
hai, NHTW là cơ quan nắm rõ nhất tình hình lưu thông trên tiền tệ trên thị trường, thông qua những
báo cáo thường xuyên của các tổ chức tín dụng. Vì thế, NHTW hoàn toàn có khả năng chủ động đánh
giá được tình hình tiền tệ để có những dự đoán và điều chỉnh thích hợp việc phát hành tiền vào trong
lưu thông, đảm bảo ổn định thị trường tiền tệ. -
Thứ ba, giấy bạc do NHTW phát hành – một ngân hàng nhận được sự ưu đãi tối ưu từ CP – sẽ
cóuy tín cao trong lưu thông -
Thứ tư, việc phát hành tiền mang lại lợi nhuận, vì thế tốt nhất nên tập trung vào một ngân hàng
đểtiện cho việc phân phối và sử dụng nguồn lợi đó một cách thích hợp
12. Phân tích hoạt động thanh tra ngân hàng của Ngân hàng nhà nước Việt Nam theo pháp luật hiện hành?
Thanh tra Ngân hàng là một bộ phận của hoạt động quản lý NN về NH
* Mục đích của hoạt động thanh tra ngân hàng
Thanh tra ngân hàng nhằm góp phần bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hệ thống các TCTD
và hệ thống tài chính; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền và khách hàng của TCTD;
duy trì và nâng cao lòng tin của công chúng đối với hệ thống các TCTD; bảo đảm việc chấp hành
chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng; góp phần nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý NN
trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng * Nguyên tắc thanh tra ngân hàng: -
Thanh tra ngân hàng phải tuân thủ theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung
thực.công khai, dân chủ, kịp thời; không cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân
là đối tượng thanh tra, giám sát ngân hàng. 8 lOMoAR cPSD| 46342576 -
Kết hợp thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng với thanh tra
rủi rotrong hoạt trong hoạt động của đối tượng thanh tra ngân hàng -
Thanh tra ngân hàng được thực hiện theo nguyên tắc thanh tra toàn bộ hoạt động của tổ chức tíndụng
* Đối tượng thanh tra ngân hàng
Ngân hàng NN thanh tra các đối tượng sau đây:
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng
nướcngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng. Trong trường hợp cần thiết, NHNN
yêu cầu cq nhà nước có thẩm quyền thanh tra hoặc phối hợp thanh tra công ty con, công ty liên kết
của tổ chức tín dụng;
- Tổ chức có hoạt động ngoại hối, hoạt động kinh doanh vàng; tổ chức hoạt động thông tin ứngdụng;
tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không phải là ngân hàng;
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân VN và cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại VN trong việc thựchiện
các quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng thuộc phạm vi quản lý NN của NHNN * Quyền,
nghĩa vụ của đối tượng thanh tra ngân hàng:
- Thực hiện kết luận thanh tra
- Thực hiện các quyền, nghĩa vụ theo quy định của PL* Căn cứ ra quyết định thanh tra.
Việc ra quyết định thanh tra phải trên cơ sở một trong các căn cứ sau đây:
- Chương trình, kế hoạch thanh tra;
- Yêu cầu của Thống đốc Ngân hàng NN;
- Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
- Khi có dấu hiệu rủi ro đe doạ sự an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng.
*Nội dung thanh tra ngân hàng
- Thanh tra việc chấp hàng pháp luật về tiền tệ và ngân hàng, việc thực hiện các quy định trong giấyphép do NHNN cấp
- Xem xét, đánh giá mức độ rủi ro, năng lực quản trị rủi ro và tình hình tài chính của đối tượngthanh tra ngân hàng.
- Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ hoặc ban hành văn bản
quyphạm pháp luật đáp ứng yêu cầu quản lý NN về tiền tệ và ngân hàng
- Kiến nghị, yêu cầu đối tượng thanh tra ngân hàng có biện pháp hạn chế, giảm thiểu và xử lý rủi rođể
bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và phòng ngưad, ngăn chặn hành động dẫn đến vi phạm PL
- Phát hiện, ngăn chặn và xử lí theo thẩm quyền; kiến nghị cơ quan NN có thẩm quyền xử lý viphạm PL về tiền tệ và NH
13. Những dấu hiệu để nhận dạng các loại tổ chức tín dụng? Các loại ngân hàng?
* Dấu hiệu để nhận dạng các loại tổ chức tín dụng:
- Căn cứ vào tính chất sở hữu vốn điều lệ của các tổ chức tín dụng- Căn cứ vào phạm vi thực hiện các
nghiệp vụ ngân hàng Đặc điểm:
- Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp mà hoạt động ngân hàng là chủ yếu và thường xuyên mang tínhnghề nghiệp.
- Tổ chức tín dụng là định chế tài chính trung gian.
- Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp chịu sự điều chỉnh của pháp luật ngân hàng.
* Dấu hiệu để nhận dạng các loại ngân hàng: Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, từng loại hình ngân hàng bao gồm:
- Tổ chức tín dụng là ngân hàng: ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã,
ngân hàng phát triển, ngân hàng tiết kiệm, ngân hàng địa ốc.
Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các
hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận lOMoAR cPSD| 46342576
Ngân hàng chính sách là ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước, được thành lập để thực hiện các nhiệm
vụ nhà nước giao như phục vụ cho việc thực hiện các chính sách kinh tế, xã hội của NN
Ngân hàng phát triển thực hiện cung ứng vốn tín dụng cho các dự án đầu tư
Ngân hàng hợp tác xã là ngân hàng của tất cả các quỹ tín dụng nhân dân do các quỹ tín dụng nhân
dân và một số pháp nhân góp vốn thành lập theo quy dịnh của Luật NH 2010 nhằm mục tiêu chủ yếu
là liên kết hệ thống, hỗ trợ tài chính, điều hoà vốn trong hệ thống các quỹ tín dụng nhân dân Ngân
hàng tiết kiệm
chủ yếu huy động tiền gửi để đầu tư CK cho vay vì mục đích tiêu dùng SX trên cơ sở
có bảo đảm bằng TS cầm cố, thế chấp
Ngân hàng địa ốc chuyên cho vay dài hạn có bảo đảm bằng BDS
- Tổ chức tín dụng là phi ngân hàng:
Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng hợp tác hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện tự chủ, tự
chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động, mục tiêu là tương trợ các thành viên phát huy sức mạnh tập thể giúp đỡ nhau
Công ty tài chính là tổ chức tín dụng phi ngân hàng sd vốn để cho vay đầu tư cung ứng các dịch vụ
tư vấn tài chính tiền tệ và thực hiện một số dịch vụ khác không được nhận tiền gửi dưới 1 năm, không
được làm dịch vụ thanh toán
Công ty cho thuê tài chính là tổ chức tín dụng phi ngân hàng hoạt động chủ yếu và thường xuyên cho
thuê máy móc thiết bị phương tiện vận chuyển và các động sản khác trên cơ sở các hoạt động cho thuê tài chính
14. Các loại hình tổ chức tín dụng theo pháp luật Việt Nam?
Điều 6 Luật các tổ chức tín dụng quy định các loại hình tổ chức tín dụng như sau:
- Ngân hàng thương mại trong nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức cty cổ phần (SHB,Techcombank….)
- Ngân hàng thương mại NN được thành lập, tổ chức dưới hình thức cty TNHH một thành viên doNN
sở hữu 100% vốn điều lệ (NH phát triển VN – VDB)
- Tổ chức tín dụng phi ngân hàng trong nước đc thành lập, tổ chức dưới hình thức cty cổ phần (Ctytài
chính cổ phần Sông Đà, cty tài chính cổ phần Handico), cty TNHH (cty TNHH một thành viên tài
chính Prudential Việt Nam, cty tài chính TNHH MTV Công nghiệp Tàu thuỷ)
- Tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài được thành lập, tổ chức
dướihình thức cty TNHH (ANZ Việt Nam, Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam, Ngân hàng
TNHH MTV HSBC Việt Nam; Liên doanh có Ngân hàng TNHH Indovina, Ngân hàng Việt – Nga)
- Ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng ND được thành lập, tổ chức dưới hình thức HTX (Quỹ tín dụng ND TƯ)
- Tổ chức tài chính vi mô được thành lập, tổ chức dưới hình thức cty TNHH
15. So sánh sự giống và khác nhau giữa tổ chức tín dụng là ngân hàng với tổ chức tín dụng phi ngân hàng? 1. Giống nhau:
- Đều là tổ chức tín dụng được thành lập theo luật TCTD
- Hoạt động chính là kinh doanh tiền tệ 2. Điểm khác: Tiêu chí TCTD phi ngân hàng TCTD là ngân hàng Phạm vi hoạt
Không được nhận tiền gửi không kì Được thực hiện toàn bộ các hoạt động động
hạn và không được làm dịch vụ thanh ngân hàng và các hoạt động kinh doanh toán khác có liên quan Vốn điều lệ Ít hơn TCTD là ngân hàng Nhiều hơn TCTD ngân hàng 10 lOMoAR cPSD| 46342576
Sự kiểm soát của Ít bị kiểm soát
Can thiệp nhiều về lãi suất CP Thời gian hoạt Có giới hạn Không giới hạn động
Khả năng tạo tiền Không có Có
16. Thẩm quyền cấp và thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động đối với các tổ chức tín dụng?
Thẩm quyền quyết định cấp và thu hồi giấy phép (điều 3 thông tư số 40/2011/TT-NHNN
1. Thống đốc NHNN quyết định cấp giấy phép theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng,thông
tư này và quy định của PL có lq
2. Thống đốc NHNN quyết định thu hồi giấy phép đã cấp trong các trường hợp quy định tạiđiều
28 LSTTT Luật các tổ chức tín dụng: Việc thu hồi giấy phép thực hiện theo quy định của NHNN
Các trường hợp bị thu hồi giấy phép
1. NHNN thu hồi giấy phép đã cấp trong các trường hợp sau:
a) Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép có thông tin gian lận để có đủ điều kiện được cấp giấy phép
b) TCTD bị chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản
c) TCTD, chi nhánh NH nước ngoài, văn phòng đại diện của TCTD nước ngoài, tổ chứcnước
ngoài khác có hoạt động ngân hàng không đúng nội dung quy định trong giấy phép
d) TCTD, chi nhánh NH nc ngoài vi phạm nghiêm trọng quy định của PL về dự trữ bắtbuộc,
tỉ lệ bảo đảm an toàn cho hoạt động
e) TCTD, chi nhánh NH nc ngoài không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ quyết địnhxử
lý của NHNN để bảo đảm an toàn trogng hoạt động NH
f) Đối với chi nhánh NH nc ngoài, TCTD 100% vốn nc ngoài, vp đại diện của TCTD
nướcngoài, tổ chức nc ngoài khác có hoạt động ngân hàng trong trường hợp TCTD nc ngoài
bị giải thể, phá sản hoặc bị cq có thẩm quyền của nc nơi tổ chức đó đặt trụ sở chính thu hồi
giấy phép hoặc đình chỉ hoạt động
2. Ngân hàng NN quy định cụ thể trình tự thủ tục thu hồi giấy phép đã cấp trong các trường
hợpquy định tại khoản 1 điều này
3. Tổ chức bị thu hồi giấy phép phải chấm dứt ngay các hoạt động kinh doanh kể từ ngày
quyếtđịnh thu hồi giấy phép của NHNN có hiệu lực thi hành
4. Quyết định thu hồi giấy phép đc NHNN công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng.
17. Điều kiện để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động đối với tổ chức tín dụng, giấyphép
hoạt động ngân hàng đối với tổ chức khác?
Theo quy định tại điều 20 Luật các tổ chức tín dụng, điều kiện để đc cấp giấy phép thành lập và hoạt
động đối với TCTD, giấy phép hoạt động ngân hàng đối với tổ chức khác bao gồm:
1. TCTD đc cấp giấy phép khi có đủ các đk sau đây:
a) Có vốn điều lệ, vốn đc cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp định;
b) Chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là cty TNHH MTV, cổ đông sáng lập, thành viên sánglập
là pháp nhân đang hoạt động hợp pháp và có đủ năng lực tài chính đẻ tham gia góp vốn; cổ
đông sáng lập hoặc thành viên sáng lập là cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có
khả năng tài chính để góp vốn
Điều kiện đối với CHS của TCTD là cty TNHHMTV, cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập do NHNN quy định
c) Người quản lý, người điều hành, thành viên BKS có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo
quyđịnh tại điều 50 Luật các TCTD 2010
d) Có điều lệ phù hợp với quy định của Luật này và các quy định khác của PL có lq lOMoAR cPSD| 46342576
e) Có đề án thành lập, phương án kinh doanh khả thi, không gây ảnh hưởng đến sự an toàn,ổn
định của hệ thống TCTD; không tạo ra sự độc quyền hoặc hạn chế cạnh tranh k lành mạnh trong hệ thống TCTD.
2. TCTD liên doanh, TCTD 100% vốn nc ngoài được cấp giấy phép khi có đủ các đk sau: a)
Các đk quy định tại khoản 1
b) TCTD nước ngoài đc phép thực hiện hoạt động ngân hàng theo quy định của PL của
nướcnơi TCTD nước ngoài đặt trụ sợ chính
c) Hoạt động dự kiến xin phép thực hiện tại VN phải là hoạt động mà TCTD nước ngoàiđang
được phép thực hiện tại nước nơi TCTD nước ngoài đặt trụ sở chính d) ….
Ngoài ra, điều kiện cấp giấy phép thành lập và hoạt động còn được quy định tại các điều 9, 10, 11, 12 Thông tư số 40
18. Trình bày cơ cấu tổ chức, quản trị, điều hành của các tổ chức tín dụng? 1. Cơ cấu tổ chức
Tùy thuộc vào các loại hình Tổ chức tín dụng qui mô, phạm vi hoạt động, tổ chức tín dụng có những
hình thức tổ chức quản lý, điều hành khác nhau. Thông thường cơ cấu tổ chức tín dụng bao gồm: hội
sở chính, các đơn vị phụ thuộc, các đơn vị sự nghiệp và các đơn vị thành viên độc lập.
-Hội sở chính: Là cơ quan quản lý và chỉ đạo chung toàn bộ hoạt động của tổ chức tín dụng, đồng
thời trực tiếp thực hiện các hoạt động kinh doanh.
-Các đơn vị phụ thuộc là các sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện được lập ở các khu vực, địa
phương có nhu cầu. Các đơn vị trực thuộc có con dấu riêng, trực tiếp giao dịch với khách hàng, hạch toán kinh tế nội bộ.
TCTD có thể mở chi nhánh, sở giao dịch,văn phòng đại diện khi hội đủ các điều kiện qui định tại
Điều 33 Luật các Tổ chức tín dụng về tình hình tài chính, thời gian hoạt động tối thiểu theo quy định
của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, bộ máy quản lý điều hành giám sát, hệ thống thông tin nội bộ và
tình hình tuân thủ pháp luật.
-Các đơn vị sự nghiệp là các trung tâm đào tạo, trung tâm thông tin, trung tâm in ấn các chứng từ giao
dịch các đơn vị hỗ trợ khác. Các đơn vị sự nghiệp này không có tư cách pháp nhân.
Các đơn vị thành viên trực thuộc: là các công ty trực thuộc có tư cách pháp nhân, vốn điều lệ các công
ty trực thuộc từ vốn điều lệ và các quỹ của Tổ chức tín dụng, kinh doanh và hạch toán độc lập.
Các công ty độc lập này hoạt động trong các lĩnh vực tài chính chứng khoán, bảo hiểm…
3. Cơ cấu quản trị, điều hành Tổ chức tín dụng
Phụ thuộc vào sự đa dạng về hình thức tổ chức của tổ chức tín dụng mà các tổ chức tín dụng có bộ
máy quản trị, điều hành khác nhau. Thông thường, bộ máy quản trị điều hành của tổ chức tín dụng
bao gồm Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc.
-Hội đồng quản trị tổ chức tín dụng: giữ vai trò quản trị. Số thành viên tối thiểu tham gia Hội đồng
quản trị là 3 người. Chủ tịch của Hội đồng quản trị không được đồng thời tham gia hội đồng quản trị
hoặc quản lý điều hành tổ chức tín dụng khác, trừ trường hợp đó là công ty con của chính tổ chức tín
dụng đó. Các thành viên hội đồng quản trị chỉ có thể uỷ quyền nhiệm vụ của mình cho những thành
viên cùng thuộc hội đồng quản trị, không được phép ủy quyền việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
cho những chủ thể khác bên ngoài hội đồng quản trị.
Đối với tổ chức tín dụng nhà nước, Quản trị ngân hàng thương mại nhà nước là Hội đồng quản
trị. Các chức danh Hội đồng quản trị do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước bổ nhiệm, miễn nhiệm sau 12 lOMoAR cPSD| 46342576
khi có thoả thuận với Ban Tổ chức – Cán bộ Chính phủ. Hội đồng quản trị có 5 hoặc 7 thành viên,
bao gồm thành viên chuyên trách và thành viên kiêm nhiệm. Thành viên kiêm nhiệm không phải là
người đang giữ các chức vụ lãnh đạo trong bộ máy Nhà nước. Số lượng thành viên Hội đồng quản
trị, thành viên chuyên trách, thành viên kiêm nhiệm của từng ngân hàng thương mại do Điều lệ của
ngân hàng quy định. Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc,
thành viên Hội đồng quản trị kiêm Trưởng Ban kiểm soát và là thành viên chuyên trách.
Chủ tịch và các thành viên khác trong Hội đồng quản trị không được ủy quyền cho những
người không phải là thành viên Hội đồng quản trị thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Chủ tịch Hội đồng quản trị không được tham gia Hội đồng quản trị hoặc tham gia điều hành tổ chức
tín dụng khác, trừ trường hợp tổ chức đó là công ty trực thuộc. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng
quản trị là 5 năm. Các thành viên của Hội đồng quản trị có thể được bổ nhiệm lại.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước bổ nhiệm, miễn nhiệm Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc theo đề
nghị của Hội đồng quản trị; bổ nhiệm, miễn nhiệm Kế toán trưởng theo đề nghị của Hội đồng quản
trị và sau khi có thoả thuận của Bộ Tài chính.
-Ban kiểm soát: giữ vai trò kiểm tra hoạt động tài chính, giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán,
đảm bảo sự an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng. Ban kiểm soát còn thực hiện nhiệm vụ kiểm
toán nội bộ. Số thành viên trong ban kiểm soát tối thiểu là 3 người, đồng thời số thành viên của ban
kiểm soát tối thiểu ½ là thành viên chuyên trách. Trong đó, 1 người làm trưởng ban hoạt động theo chế độ chuyên trách.
-Tổng giám đốc: giữ vai trò là người quản lý, điều hành tổ chức tín dụng một cách trực tiếp, chịu
trách nhiệm trước hội đồng quản trị. Tổng giám đốc phải là những người có trình độ chuyên môn,
năng lực điều hành một tổ chức tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và phải cư trú tại
Việt Nam trong thời gian đương nhiệm. Giúp việc cho tổng giám đốc là phó tổng giám đốc. Pháp luật
ngân hàng quy định các trường hợp không được là thành viên của hội đồng quản trị, ban kiểm soát,
người quản lý điều hành tổ chức tín dụng như sau:
-Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự -Đã bị kết án
-Từng là thành viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc của công ty đã bị phá sản
-Từng là đại diện pháp luật của công ty đã bị đình chỉ hoạt động do vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
-Bố mẹ vợ chồng con anh chị em ruột của thành viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc không được
đồng thời là thành viên ban kiểm soát, kế toán trưởng của cùng 1 tổ chức tín dụng.
Câu 19: Thế nào là kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng? Trình tự tiến hành kiểm soát đặc biệt?
- Khái niệm: Kiểm soát đặc biệt là việc một tổ chức tín dụng bị đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp
của NHNN do có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán (146.1 LCTCTD 2010)
- Mục đích: nhằm khôi phục khả năng tài chính của tổ chức tín dụng đang có nguy cơ mất khả
năng chi trả, mất khả năng thanh toán và bảo đảm sự an toàn cho toàn động của tổ chức tín
dụng và cả hệ thống ngân hàng lOMoAR cPSD| 46342576
- Đối tượng bị đặc vào tình trạng kiểm soát đặc biệt là: các tổ chức tín dụng có một trong các
dấu hiệu sau (146.2 LCTCTD) + Có nguy cơ mất khả năng chi trả
+ Nợ không có khả năng thu hồi có nguy cơ dẫn đến mất khả năng thanh toán
+ Khi số lỗ lũy kế của tổ chức tín dụng lớn hơn 50% gía trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự
trữ ghi trong báo cáo tài chính được kiểm toán gần nhất + Hai năm liên tục bị xếp loại yếu
kém theo quy định của NHNN
+ Không duy trù được tỷ lệ an toàn vối tối thiểu (Đ130 LCTCTD) trong thời hạn 1 năm liên
tục hoặc tỷ lện an toàn vốn tối thiểu thaaos hơn 4% trong thời hạn 6 tháng liên tục.
- Trình tự tiến hành kiểm soát đặc biệt
+ Khi một tổ chức tín dụng lâm vào một trong các dấu hiệu trên thì Thống đốc NH NNVN sẽ
ra quyết định đặt tổ chức tín dụng đó vào tình trạng kiểm soát đặc biệt.
• Quyết định này không được đưa ra công luận và chủ được NHNNVN thông báo với các cơ
quan có thẩm quyền và các cơ quan hữu quan trên địa bàn để phối hợp thực hiện
• Để thực hiện kiểm soát đặc biệt BKS phải thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn (Điều 148 LCTTD)
+ Việc kiểm soát đặc biệt được kết thúc bằng một quyết định của Thống đốc NHNN trong các
trường hợp cụ thể (152.1 LCTTTD)
• Hoạt động của tổ chức tín dụng trở lại bình thường
• Trong quá trình kiểm soát đặc biệt, tổ chức tín dụng được sáp nhập, hợp nhất vào một tổ chức tín dụng khác
• Tổ chức tín dụng không khôi phục được khả năng thanh toán
Câu 20: Các quy định pháp lý về giải thể, phá sản tổ chức tín dụng?
Giải thể tổ chức tín dụng:
-Khái niệm: là việc chấm dứt sự tồn tại của một tổ chức tín dụng, xóa tên tổ chức tín dụng đó khỏi sổ
đăng ký kinh doanh theo quy định của PL.
- giải thể trong các trường hợp sau:
• Tự nguyện xin giải thể nếu có khả năng thanh toán hết nợ và được NHNN chấp thuận bằng văn bản
• Khi hết thời hạn hoạt động không xin gia hạn hoặc xin gia hạn nhưng không được
NHNN chấp thuận bằng văn bản
• Bị thu hồi giấy phép
- Khác biệt giữa giải thể và phá sản của tổ chức tín dụng là TCPB Giải thể Phá sản Nguyên nhân
Có thể không liên quan đến nợ nần thậm chí Xuất phát từ các khoản nợ
tổ chức tín dụng đó vẫn làm ăn có lãi nhưng đến hạn khong thanh toán
do nó đã đạt được mục đích kinh doanh, kết được
thúc thời hạn hoạt động nên nó tự xin giải thể 14 lOMoAR cPSD| 46342576 Trình tự Theo quy định của LDN Theo quy định của LPS
XEM THÊM ĐIỀU 154 – 155 LCTCTD 2010 + Điều 157 LDN + LPS
21. Tổ chức tín dụng bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động trong những trường hợp nào?
Điều 28 luật các tổ chức tín dụng
1. Ngân hàng Nhà nước thu hồi Giấy phép đã cấp trong các trường hợp sau đây:
a) Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép có thông tin gian lận để có đủ điều kiện được cấp Giấy phép;
b) Tổ chức tín dụng bị chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản;
c) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng
nướcngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng hoạt động không đúng nội dung quy định trong Giấy phép;
d) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luậtvề
dự trữ bắt buộc, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động;
đ) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ
quyết định xử lý của Ngân hàng Nhà nước để bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng;
e) Đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài, văn phòng
đạidiện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng trong
trường hợp tổ chức tín dụng nước ngoài hoặc tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng bị
giải thể, phá sản hoặc bị cơ quan có thẩm quyền của nước nơi tổ chức đó đặt trụ sở chính thu hồi
Giấy phép hoặc đình chỉ hoạt động. 3.
Tổ chức bị thu hồi Giấy phép phải chấm dứt ngay các hoạt động kinh doanh kể từ ngày
Quyếtđịnh thu hồi Giấy phép của Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực thi hành. 4.
Quyết định thu hồi Giấy phép được Ngân hàng Nhà nước công bố trên các phương tiện thông tinđại chúng.
22. Phân biệt các hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng với các hình thức hoạt động
tíndụng của chủ thể khác?
Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức
tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng
nhân dân. ( 4.1 Luật CTCTD 2010)
Hoạt động tín dụng được định nghĩa là việc tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn tự có, nguồn vốn
huy động để thỏa thuận cấp tín dụng cho khách hàng với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ
cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác.
Khác với các loại hình giao dịch khác ở điểm sau đây:
- Về chủ thể một bên tham gia giao dịch bao giờ cũng là tổ chức tín dụng có đủ các điều kiện
hoạt động tín dụng theo quy định pháp luật. Chủ thể này tham gia giao dịch với tư cách là
người đầu tư ( người cho vay hay chủ nợ) và có quyền đòi tiền của ngươì nhận đầu tư (người
vay hay con nợ) khi hợp đồng đáo hạn
- Về nguồn vốn, các tổ chức tín dụng khi cấp tín dụng cho khách hàng chủ yếu dựa vào nguồn
vốn huy động của các tổ chức cá nhân thông qua các hình thức nhận tiền gửi, phát hành trái
phiếu hay vay nợ của tổ chức tín dụng khác. Đạc điểm này cho phép phân biệt hoạt động tín lOMoAR cPSD| 46342576
dụng của các tổ chức tín dụng với hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nhà nước với đặc tính
của nguồn vốn cho vay là vốn dự trữ phát hành.
- Cơ chế kinh doanh của tổ chức tín dụng là đi vay để cho vay nên hoạt động tín dụng của các
tổ chức này thường có độ rủi ro cao và có ảnh hưởng dây chuyền đối với nhiều tổ chức cá nhân trong nền kinh tế.
23. Nội dung các chế độ cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng?
Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép
sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài
chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.
Cho vay là 1 hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một
khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên
tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.
Chiết khấu là việc mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lưu quyền truy đòi các công cụ chuyển nhượng,
giấy tờ có giá khác của người thụ hưởng trước khi đến hạn thanh toán.
Cho thuê tài chính là hoạt động tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng dành cho khách hàng doanh
nghiệp. Khi này, ngân hàng cam kết mua và cho thuê lại máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển
và các động sản khác theo yêu cầu của doanh nghiệp. Trong suốt thời gian thuê, ngân hàng vẫn là chủ
sở hữu tài sản và doanh nghiệp có nghĩa vụ thanh toán tiền thuê cho ngân hàng theo hợp đồng đã ký giữa 2 bên.
Bao thanh toán là hình thức cấp tín dụng cho bên bán hàng hoặc bên mua hàng thông qua việc mua
lại có bảo lưu quyền truy đòi các khoản phải thu hoặc các khoản phải trả phát sinh từ việc mua, bán
hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo hợp đồng mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ.
Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng cam kết với bên nhận bảo
lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng
không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn
trả cho tổ chức tín dụng theo thỏa thuận.
24. Tín dụng là gì? Phân biệt tín dụng ngân hàng với tín dụng thương mại?
Tín dụng là việc một bên (bên cho vay) cung cấp vốn cho đối tượng khác (bên đi vay) trong đó bên
đi vay sẽ hoàn trả vốn cho bên cho vay trong một thời hạn thỏa thuận và thường kèm theo lãi suất.
Vốn ở đây có thể là tiền hoặc tài sản tính bằng tiền.
Tín dụng có các đặc điểm sau:
- Phát sinh trên cơ sở tín nhiệm
- Bên chuyển giao vốn chuyển giao cho bên khác sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định
- Khi hết thời hạn sử dụng vốn, bên nhận chuyển giao vốn phải hoản trả vốn đã vay cho bên
chuyển giao. Trên thực tế, khaonr hoàn trả này thường có giá trị lớn hơn so với khoản tín dụng
ban đầu. Khoản giá trị dôi ra này được gọi là lãi suất tín dụng.
Phân biệt tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng:
Tín dụng thương mại
Tín dụng ngân hàng Chủ thể
là các doanh nghiệp, thông qua việc Các ngân hàng, các tổ chức tín dụng với
trao đổi hàng hóa dịch vụ
các đối tác kinh tế - tài chính của toàn
Thông thường không có khâu trung xã hội, bao gồm doanh nghiệp, cá nhân,
gian đứng giữa người sử dụng vốn và tổ chức xã hội, cơ quan nhà nước. người có vốn.
Ngân hàng và các tổ chức tín dụng là
trung gian giữa người có vốn và người cần vốn 16 lOMoAR cPSD| 46342576 Hình thức
Mua bán chịu hàng hóa( là hình thức Huy động vốn và cho vay vốn dưới
tín dụng - người bán chuyển giao cho hình thức tiền tệ;
người mua quyền sử dụng vốn tạm thời
trong một thời gian nhất định, và khi
đến thời hạn đã được thỏa thuận, người
mua phải hoàn lại vốn cho người bán
dưới hình thức tiền tệ và cả phần lãi cho người bán chịu) Tính độc lập
Tín dụng thương mại phát triển và vận Thường độc lập với chu kỳ sản xuất
động theo chu kỳ sản xuất kinh doanh kinh doanh. Sự độc lập ở đây mang tính
và góp phần làm phát triển sxkd do nó tương đối.
rút ngắn chu kỳ sxkd, giảm chi phí
sxkd. => quy mô bị hạn chế và thông
thường là tín dụng ngắn hạn.
Chi phí sử dụng Tín dụng thương mại thông thường Mất chi phí sử dụng vốn gọi là lãi vay. vốn
không mất chi phí sử dụng vốn do hoạt
động cấp tín dụng không có lãi
trong một khoảng thời gian nhất định,
một số trường hợp bên nợ còn được
hưởng lãi chiết khấu trả sớm. Hình thức thể
Hợp đồng trả chậm, thương phiếu (hối Rất đa dạng như hợp đồng tín dụng từng hiện
phiếu và lệnh phiếu). Trong đó, hối lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, thỏa
phiếu là giấy đòi tiền vô điều kiện do thuận tín dụng tuần hoàn, cho vay đầu
người bán phát hành, lệnh phiếu là giấy tư (dài hạn), ...
cam kết trả tiền vô điều kiện do người mua phát hành.
25. Các nguyên tắc hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng? -
Cho vay phải theo phương hướng mục tiêu, kế hoạch sản xuất kinh doanh của người vay vốn
phùhợp với kế hoạch sản xuất phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước và phải có hiệu quả ( phương
án sản xuất kinh doanh khả thi) -
Cho vay có giá trị tương đương làm bảo đảm. Nguyên tắc này đặt ra theo yêu cầu tất yếu
kháchquan của quy luật lưu thông tiền tệ, đòi hỏi các tổ chức tín dụng klhi cấp tín dụng phải dựa trên
cơ sở tài sản thế chấp hợp pháp và có các vật tư có giá trị tương đương. Các giá trị tương làm bảo
đảm có thể là tài sản cố định, vật tư hàng hóa, các giấy tờ có giá, các quyền về tài sản... -
Cho vay có hoàn trả vốn và lãi sau một thời gian nhất định. Đay là nguyên tắc thể hiện tính
đặctrưng của tín dụng ngân hàng, đòi hỏi các khoản tiền ngân hàng cho vay sau khi đã sử dụng vào
mục đích của người vay phải được hoàn trả cho ngân hàng theo đúng thời hạn đã thỏa thuận trong
hợp đồng tín dụng cả vốn lẫn lãi.
26. Khái niệm hợp đồng tín dụng ngân hàng và thủ tục giao kết hợp đồng tín dụng ngân hàng? a) Khái niệm
Sau khi phân tích tín dụng nếu thấy khả năng kinh tế và khả năng thanh toán của khách hàng là tốt,
đồng thời có đảm bảo tín dụng tốt thì tổ chức tín dụng và khách hàng sẽ đi đến ký kết một hợp đồng
tín dụng. Mục tiêu của hợp đồng tín dụng là phải đạt được những thoả thuận giữa hai bên để qua đó
tránh được những tranh chấp, hiểu lầm, đảm bảo hai bên đều thoả mãn được mục đích của mình. lOMoAR cPSD| 46342576
Từ đây ta có thể đưa ra một định nghĩa về hợp đồng tín dụng như sau:
Hợp đồng tín dụng ngân hàng là một văn bản thoả thuận giữa tổ chức tín dụng (bên cho vay) với tổ
chức, cá nhân có đủ những điều kiện do luật định (bên vay), theo đó TCTD thỏa thuận ứng trước một
số tiền cho bên vay sử dụng trong 1 thời hạn nhất định, với điều kiện có hoàn trả gốc và lãi, dựa trên sự tín nhiệm.

b) Một quy trình tín dụng căn bản
Bước 1: Lập hồ sơ vay vốn
Bước này do cán bộ tín dụng thực hiện ngay sau khi tiếp xúc khách hàng. Nhìn chung một bộ hồ sơ
vay vốn cần phải thu thập các thông tin như: •
năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự của khách hàng •
khả năng sử dụng vốn vay •
khả năng hoàn trả nợ vay (vốn vay + lãi)
Bước 2: Phân tích tín dụng
Phân tích tín dụng là xác định khả năng hiện tại và tương lại của khách hàng trong việc sử dụng vốn vay + hoàn trả nợ vay. Mục tiêu: •
Tìm kiếm những tình huống có thể xảy ra dẫn đến rủi ro cho ngân hàng, dự đoán khả năng
khắc phục những rủi ro đó, dự kiến những biện pháp giảm thiểu rủi ro và hạn chế tổn thất cho ngân hàng. •
Phân tích tính chân thật của những thông tin đã thu thập được từ phía khách hàng trong bước
1, từ đó nhận xét thái độ, thiện chí của khách hàng làm cơ sở cho việc ra quyết định cho vay.
Bước 3: Ra quyết định tín dụng
Trong khâu này, ngân hàng sẽ ra quyết định đồng ý hoặc từ chối cho vay đối với một hồ sơ vay vốn
của khách hàng. Bước 4: Giải ngân
Ở bước này, ngân hàng sẽ tiến hành phát tiền cho khách hàng theo hạn mức tín dụng đã ký kết trong hợp đồng tín dụng.
Nguyên tắc giải ngân: phải gắn liền sự vận động tiền tệ với sự vận động hàng hóa hoặc dịch vụ có
liên quan, nhằm kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng và đảm bảo khả năng thu nợ.
Nhưng đồng thời cũng phải tạo sự thuận lợi, tránh gây phiền hà cho công việc sản xuất kinh doanh của khách hàng.
Bước 5: Giám sát tín dụng
Nhân viên tín dụng thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay thực tế của khách hàng, hiện trạng
tài sản đảm bảo, tình hình tài chính của khách hàng,… để đảm bảo khả năng thu nợ.
Bước 6: Thanh lý hợp đồng tín dụng
c) Trình tự, thủ tục ký kết hợp đồng tín dụng ngân hàng
* Hồ sơ vay vốn
– Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng gửi cho tổ chức tín dụng giấy đề nghị vay vốn và các tài liệu
cần thiết chứng minh đủ điều kiện vay vốn.
-Khách hàng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và hợp pháp của các tài liệu gửi cho tổ chức tín dụng
-Dưới góc độ pháp lý, Giấy đề nghị vay vốn là “đề nghị ký kết hợp đồng”.
*Thẩm định hồ sơ vay vốn :
Đây là một giai đoạn mang tính nghiệp vụ và rất quan trọng trong việc hạn chế rủi ro tín dụng. Thông
thường mỗi Tổ chức tín dụng tuỳ theo cơ cấu tổ chức và phân định chức năng thẩm định dự án.
Công việc thẩm định bao gồm : – Khả năng tài chính 18 lOMoAR cPSD| 46342576
– Tính khả thi của dự án -Uy tín của khách hàng
– Biện pháp bảo đảm tín dụng
Trong trường hợp cần thiết Tổ chức tín dụng có thể thành lập hội đồng thẩm định hoặc thuê, trưng
cầu các cơ quan chuyên môn để thẩm định.
*Quyết định cho vay:
Trên cơ sở kết luận về khả năng tài chính; tính khả thi của dự án đầu tư, mục đích tiêu dùng, sinh
họat…cá nhân có thẩm quyền (Trường phòng Tín dụng; phó giám đốc; giám đốc chi nhánh…) quyết định cho vay
Tổ chức tín dụng quy định cụ thể và niêm yết công khai thời hạn tối đa phải thông báo quyết định cho
vay hoặc không cho vay đối với khách hàng, kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ vay vốn và thông tin
cần thiết của khách hàng. Trường hợp quyết định không cho vay, tổ chức tín dụng phải thông báo cho
khách hàng bằng văn bản, trong đó nêu rõ căn cứ từ chối cho vay.
*Ký kết hợp đồng tín dụng.
-Hợp đồng tín dụng đa số là được ký trực tiếp hoặc.
o •trực tiếp: các bên ký kết và ràng buộc các bên phải cử người thanm gia đàm phán o
•Gián tiếp dưới sự hỗ trợ của Internet; Fax; telex…và các phương tiện khác.
27. Chủ thể, điều kiện chủ thể hợp đồng tín dụng ngân hàng?
Chủ thể của HĐTD:
Bên cho vay ( Các tổ chức tín dụng)
Bên vay ( các tổ chức cá nhân có đủ những điều kiện do luật định) bao gồm:
+Nhóm khách hàng thứ nhất: Các pháp nhân:
o •doanh nghiệp nhà nước, o •hợp tác xã
o •công ty trách nhiệm hữu hạn, (01 thành
viên; từ 02-50 thành viên) o •công ty cổ phần, o •Công ty hợp danh
o •doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và o •các tổ chức khác
+Nhóm khách hàng thứ hai:
o •Cá nhân; o • Hộ gia đình; o • Tổ hợp tác; o • Doanh nghiệp tư nhân;
+Nhóm khách hàng thứ ba: Các pháp nhân và cá nhân nước ngoài.
Các điều kiện: - Đối với bên cho vay:
1. Có giấy phép thành lập và hoạt động do Ngân hàng Nhà nước cấp
2. Có điều lệ do Ngân hàng Nhà nước chuẩn y
3. Có giấy chứng nhận đăng lý kinh doanh hợp pháp
4. Có người đại diện đủ năng lực và thẩm quyền để giao kết hợp đông tín dụng với khách hàng-
Các điều kiện đối với bên vay:
1. Có năng lực pháp luật và NLHVDS; đối với các tổ chức còn phải có người đại diện hợp phápcó
năng lực và thẩm quyền đại diện
2. Có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp
Sử dụng vốn để kinh doanh, bên đi vay phải có đăng ký kinh doanh, sử dụng vốn kinh doanh
đúng lĩnh vực, ngành nghề đăng ký.
Trong trường hợp sử dụng vốn đầu tư vào các họat động kinh doanh có điều kiện phải thỏa
mãn các điều kiện luật định. lOMoAR cPSD| 46342576
3. Ngoài ra còn phải có thêm những điều kiện riêng áp dụng với từng chế độ vay cụ thể: Đối với
khoản vay theo chế độ tín dụng không có bảo đảm băng tài sản thì bên vay phải có phương án
sử dụng vốn khả thi và có đủ uy tín đối với tổ chức tín dụng, đông thời phải là đối tượng được
cho vay không cần bảo đảm theo quy định của chính phủ;
Đối với khoản vay theo chế độ tín dụng có bảo đảm thì bên vay phải có phương án sử dụng vốn khả
thi và có tài sản bảo đảm hoặc có bảo lãnh của người thứ 3 trên cơ sở hợp đồng bảo đảm.
28. Thế nào là bảo đảm tiền vay? Nêu khái quát về các biện pháp bảo đảm tiền vay. -
Theo nghĩa rộng, bảo đảm tiền vay là việc thiết lập các điểu kiện nhằm xác định khả năng thực
cócủa khách hàng đối với việc hoàn trả vốn vay đúng thời hạn. -
Theo nghĩa hẹp, đảm bảo tiền vay là những biện pháp đảm bảo việc trả nợ vốn vay (cầm cố,
thếchấp bằng tài sản của khách hàng vay, bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba, cầm cố thế chấp tài
sản hình thành từ vốn vay)
Bảo đảm tiền vay là việc tổ chức tín dụng áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở
kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay.
Cho vay có bảo đảm bằng tài sản là việc cho vay vốn của tổ chức tín dụng mà theo đó nghĩa vụ trả nợ
của khách hàng vay được cam kết bảo đảm thực hiện bằng tài sản cầm cố, thế chấp, tài sản hình thành
từ vốn vay của khách hàng vay hoặc bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba.
Biện pháp bảo đảm tiền vay
1. Biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản:
a) Cầm cố, thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay;
b) Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba;
c) Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay.
2. Biện pháp bảo đảm tiền vay trong trường hợp cho vay không có bảo đảm bằng tài sản:
a) Tổ chức tín dụng chủ động lựa chọn khách hàng vay để cho vay không có bảo đảm bằng tài sản;
b) Tổ chức tín dụng nhà nước được cho vay không có bảo đảm theo chỉ định của Chính phủ;
c) Tổ chức tín dụng cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay có bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức đoànthể chính trị - xã hội.
29. Qui định pháp lý về cho vay có bảo đảm bằng tài sản của bên thứ 3?
Bảo lãnh là việc người thứ 3 cam kết với bên có quyền sẽ thự hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ
nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thự hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ (điều 361 BLDS 2005)
Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba (gọi là bên bảo lãnh) là việc bên bảo lãnh cam kết với tổ chức
tín dụng về việc sử dụng tài sản thuộc quyền sở hữu, giá trị quyền sử dụng đất của mình, đối với
doanh nghiệp nhà nước là tài sản thuộc quyền quản lý, sử dụng để thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho
khách hàng vay, nếu đến hạn trả nợ mà khách hàng vay thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ". (
Khỏan 3 Điều 1 NĐ 85/ 2002 nhưng đã hết hiệu lực)
Việc bảo lãnh phải được lập thành văn bản. Trong trường hợp pháp luật có quy định thì văn bản bảo
lãnh phải được công chứng hoặc chứng thực
Tài sản mà khách hàng vay, bên bảo lãnh dùng để cầm cố, thế chấp, bảo lãnh vay vốn tại tổ chức tín
dụng phải có đủ các điều kiện sau đây:
- Tài sản phải thuộc quyền sở hữu hoặc thuộc quyền sử dụng, quản lý của bên bảo lãnh, Tài sảnthuộc
sở hữu chung muốn đem bảo lãnh thì phải được sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu và ủy quyền
bằng văn bảncho người đại diện kí kết hợp đồng bảo đảm.
Trường hợp tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì bên bảo lãnh phải có giấy
chứng nhận quyền sở hữu tài sản. - Tài sản được phép giao dịch 20