-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Câu hỏi ôn tập sinh lý trẻ em - Giáo dục tiểu học | Trường Đại học Hoa Lư
Câu hỏi ôn tập sinh lý trẻ em - Giáo dục tiểu học | Trường Đại học Hoa Lư được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Giáo dục tiểu học (GDTH 2012) 9 tài liệu
Đại học Hoa Lư 60 tài liệu
Câu hỏi ôn tập sinh lý trẻ em - Giáo dục tiểu học | Trường Đại học Hoa Lư
Câu hỏi ôn tập sinh lý trẻ em - Giáo dục tiểu học | Trường Đại học Hoa Lư được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Giáo dục tiểu học (GDTH 2012) 9 tài liệu
Trường: Đại học Hoa Lư 60 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Hoa Lư
Preview text:
CÂU HỎI ÔN TẬP SINH LÍ TRẺ EM
Câu 1:Cơ thể con người là một khối thống nhất gồm:
~ Sự thống nhất về mặt cấu tạo và chức phận; sự thống nhất giữa các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể.
~ Sự thống nhất giữa quá trình đồng hóa và dị hóa; sự thống nhất về mặt cấu tạo và chức phận.
~ Sự thống nhất giữa các cơ quan trong cơ thể; sự thống nhất về đơn vị cấu tạo và sự
thống nhất giữa quá trình đồng hóa và dị hóa.
~ Sự thống nhất về đơn vị cấu tạo; sự thống nhất giữa cấu tạo và chức phận; sự thống
nhất giữa quá trình đồng hóa và dị hóa; sự thống nhất giữa các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể.
Câu 2:Hệ cơ quan có vai trò quan trọng trong việc điều khiển hoạt động của các cơ
quan và làm cho cơ thể thành một khối thống nhất? ~ Hệ thần kinh ~ Hệ tuần hoàn ~ Hệ tiêu hóa ~ Hệ nội tiết.
Câu 3: Cơ thể trẻ em giống cơ thể người lớn ở đặc điểm:
~ Cơ thể trẻ em giống người lớn ở chiều cao và cân nặng.
~ Các cơ quan đều hoạt động thống nhất trong một hệ thống.
~ Cấu trúc và chức năng hoàn chỉnh của các cơ quan trong hệ tuần hoàn.
~ Các hệ cơ quan trong cơ thể trẻ em đều hoàn thiện như ở người lớn.
Câu 4: Vì vậy, một tế bào điển hình gồm những thành phần nào?
~ Màng sinh chất, nhân, ty thể và lạp thể.
~ Màng, nguyên sinh chất và nhân.
~ Màng, nguyên sinh chất, nhân và trung thể.
~ Nguyên sinh chất, nhân, ty thể và bộ máy Golgi.
Câu 5 :Phát biểu nào dưới đây là sai khi nói về sự sinh trưởng?
~ Sự sinh trưởng của con người được bắt đầu từ lúc sinh ra cho đến lúc chết.
~ Là đặc tính sinh học của chất sống.
~ Là quá trình tăng liên tục khối lượng của cơ thể bằng cách tăng số lượng tế bào, dẫn
đến tăng khối lượng mô, cơ quan và toàn bộ cơ thể.
~ Là quá trình diễn ra không đồng đều.
Câu 6: Sự phát triển?
~ Là quá trình làm thay đổi về mặt kích thước của cơ thể.
~ Là quá trình làm tăng số lượng, khối lượng các mô, cơ quan trong cơ thể.
~ Là sự hình thành hình dáng đặc trưng cho cơ thể.
~ Là những biến đổi về chất của cơ thể, là sự xuất hiện những dấu hiệu và những thuộc
tính được hình thành trong quá trình tăng trưởng.
Câu 7: Nhận định nào sau đây là sai khi nói về các quy luật của sự sinh trưởng và phát triển?
~ Trong quá trình sinh trưởng, tỉ lệ giữa các phần của cơ thể thay đổi không giống nhau.
~ Trong quá trình phát triển cá thể, bộ phận và cơ quan nào cần thiết trước thì phát triển
và hoàn chỉnh sớm còn các bộ phận và cơ quan nào cần thiết sau thì phát triển và hoàn chỉnh hóa sau.
~ Hiện tượng xuất hiện không cùng một thời điểm chỉ xảy ra trong một cơ quan nào đó.
~ Ngoài sự phát triển không đồng thì ra, tốc độ phát triển của các bộ phận và các cơ quan
trọng các thời điểm cũng không giống nhau.
Câu 8: Sự phát triển không đồng thì và không đồng tốc của các bộ phận, cơ quan
trong cơ thể người có ý nghĩa:
~ Là cơ sở để các yếu tố di truyền được bộc lộ, phát triển và làm cho cơ thể là một khối thống nhất.
~ Giúp con người tiếp nhận thế giới bên ngoài một cách chính xác nhất và làm cho cơ thể
có khả năng tự điều chỉnh.
~ Giúp cơ thể con người hoạt động một cách thống nhất.
~ Đảm bảo cho các bộ phận, cơ quan phát triển hoàn chỉnh một cách tốt nhất; đảm bảo
khả năng thích nghi cao nhất của cơ thể.
Câu 9:Gia tốc phát triển được thể hiện ở:
~ kích thước của cơ thể; chiều cao; sự mọc răng và sự cốt hóa xương.
~ cân nặng của cơ thể; sự cốt hóa của xương; mọc răng và sinh dục.
~ mọc răng; cân nặng; kích thước cơ thể; chiều cao và sự cốt hóa xương.
~ chiều cao, cân nặng; sự cốt hóa xương và về mặt sinh dục.
Câu 10: Đánh giá mức độ phát triển thể lực của cơ thể trẻ em có thể theo: ~ Kích thước vòng bụng.
~ Chiều cao và khối lượng cơ thể. ~ Dung lượng phổi.
~ Sự phát triển của răng.
Câu 11:Các yếu tố làm ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ em?
~ Chế độ dinh dưỡng, môi trường học tập và sự phát triển của ngành y học.
~ Chế độ dinh dưỡng, khí hậu, các phương tiện phục vụ cuộc sống và học tập.
~ Chế độ dinh dưỡng, đặc điểm di truyền, sự phát triển của y tế và ngành giao thông vận tải.
~ Chế độ dinh dưỡng, đặc điểm di truyền, điều kiện sống và phương pháp, hình thức giáo dục.
Câu 12: Dấu hiệu cơ bản nào dưới đây không được lựa chọn để làm tiêu chuẩn phân
chia các thời kì phát triển của cơ thể?
~ Kích thước của cơ thể. ~ Sức mạnh của cơ.
~ Sự phát triển của hệ tim mạch. ~ Mọc răng.
Câu 13:Cho các đặc điểm sau:
I. Trẻ phải làm quen và thích nghi với môi trường sống mới.
II. Quá trình chuyển hóa diễn ra mạnh mẽ
III. Có các hiện tượng như: vàng da sinh lí, bong da, sụt cân,…
IV. Hệ thống cơ xương phát triển nhanh.
V. Hệ thần kinh luôn bị ức chế nên trẻ có thể ngủ suốt ngày.
Đâu là đặc điểm của giai đoạn sơ sinh? ~ (I), (IV), (V) ~ (II), (III), (IV) ~ (I), (III), (V) ~ (I), (II), (V)
Câu 14: Đặc điểm cơ bản của thời kì bú mẹ là gì?
~ Các quá trình chuyển hóa diễn ra mạnh mẽ.
~ Sự phát triển và hoàn chỉnh các hệ cơ quan trong cơ thể đặc biệt là hệ vận động.
~ Tỉ lệ giữa đầu và chiều dài của thân giảm xuống chỉ còn bằng 1/6.
~ Phải thích nghi được với môi trường sống mới.
Câu 14: Vàng da sinh lý thường gặp ở giai đoạn nào trong quá trình phát triển của cơ thể trẻ? ~ Tuổi dậy thì.
~ Tuổi thơ đầu tiên (tuổi mẫu giáo). ~ Thời kì cho bú. ~ Giai đoạn sơ sinh.
Câu 15: Cho các đặc điểm sau: I.
Giai đoạn này kéo dài từ 1 – 3 tuổi.
II. Đặc điểm nổi bật của giai đoạn này là sự phát triển và hoàn chỉnh hóa các hệ cơ quan
trong cơ thể, đặc biệt là hệ thần kinh; hệ cơ cũng phát triển khá mạnh; hình thành các tập
tính có liên quan đến vận động, đứa trẻ biết đứng, biết đi.
III. Chiều cao và khối lượng cơ thể tăng với tốc độ chậm.
IV. Vào năm tuổi thứ 3, ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt hơn, có liên quan đến phản xạ tìm tòi “cái gì đấy?”.
V. Đứa trẻ đã mọc gần như đủ 20 chiếc răng sữa trong giai đoạn này.
Đặc điểm của giai đoạn tuổi thơ sớm (tuổi vườn trẻ)? ~ (II), (IV), (V). ~ (I), (III), (V). ~ (I), (II), (V). ~ (II), (III), (IV).
Câu 17: Những thay đổi về mặt sinh lý nào xuất hiện trong giai đoạn trẻ từ 1 – 3 tuổi?
~ Tần số hô hấp tăng so với lúc mới sinh.
~ Nhịp tim tăng so với lúc mới sinh.
~ Nhịp tim giảm so với lúc mới sinh.
~ Tần số hô hấp giảm, tần số co bóp của tim cũng giảm đáng kể so với lúc mới sinh.
Câu 18:Đâu là đặc điểm của giai đoạn tuổi thơ đầu tiên (tuổi mẫu giáo)?
~ Các động tác của đứa trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo đã trở nên mạnh mẽ hơn tuy nhiên, khả
năng thực hiện các động tác tinh vi lại rất khó khăn.
~ Chiều cao và khối lượng của cơ thể tăng với tốc độ chậm hơn so với giai đoạn trước đó
(giai đoạn tuổi thơ sớm).
~ Đây là giai đoạn hình thành nhận thức cá nhân.
~ Xuất hiện hiện tượng thay răng sữa bằng răng vĩnh viễn.
Caau 19:Phát biểu nào dưới đây là đúng?
~ Trẻ em lứa tuổi mẫu giáo, tỉ lệ giữa đầu và chiều dài của thân giảm xuống chỉ còn bằng 1/5.
~ Đến 3 tuổi, khối lượng não của trẻ em tăng gấp 3 lần so với lúc sơ sinh và bằng 80% so
với não của người trưởng thành.
~ Từ 3 tuổi trở đi, khối lượng não của trẻ tăng lên rất nhanh nên kích thước của khoang
sọ cũng tăng trưởng nhiều.
~ Chức năng phân tích của vỏ não ở trẻ từ 3 – 6 tuổi chưa hoàn thiện; tốc độ hình thành
phản xạ có điều kiện vẫn chưa cao, do đó, trẻ vẫn chưa thể nói được các câu dài, có ấn
tượng với người xung quanh.
Caau 20:Thay răng sữa bằng răng vĩnh viễn xảy ra ở giai đoạn nào?
~ Tuổi học sinh nhỏ (6 – 11 tuổi)
~ Tuổi mẫu giáo (3 – 6 tuổi)
~ Tuổi học sinh lớn (12 – 15 tuổi)
~ Tuổi thơ đầu tiên (1 – 3 tuổi)
Câu 21:Tại sao trong khẩu phần thức ăn của trẻ em giai đoạn tuổi thơ sớm (1 – 3
tuổi) rất cần có đủ prôtêin nguồn gốc động vật?
~ Vì nó chứa nhiều axit amin thay thế được làm cho trẻ phát triển não bộ tốt nhất.
~ Vì nó có giá trị dinh dưỡng cao giúp trẻ giai đoạn này tăng cân một cách nhanh chóng.
~ Vì nó chứa nhiều axit amin thiết yếu giúp trẻ phát triển chiều cao.
~ Vì nó có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều axit amin không thay thế, hình thành các
enzym giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn.
Câu 22: Giáo viên có thể theo dõi sự tăng trưởng của cơ thể trẻ qua các chỉ số nào dưới đây? ~ Vòng ngực ~ Chiều cao, cân nặng ~ Chiều dài chi ~ Chiều rộng vai
Câu 23:Cho các nội dung sau:
I. Phải đảm bảo an toàn cho trẻ trong khi cân.
II. Cần thống nhất về thời gian cân, loại cân.
III. Người cân: mắt phải nhìn thẳng vào cân, không được đứng lệch.
IV. Khi đọc kết quả cân phải đọc tròn số cân của trẻ.
Điền cụm từ còn thiếu vào chỗ chấm để hoàn thành câu sau:
Hệ thần kinh có vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể, nó chính là cơ quan điều khiển
cơ thể làm cho cơ thể là...(1)... Nó gồm hai phần: phần trung ương và phần ngoại biên.
Phần trung ương của hệ thần kinh có...(2)... và...(3)..., còn phần ngoại biên là các...(4)... và các...(5)...
~ (1) một khối tự điều chỉnh, (2) não bộ, (3) dây thần kinh, (4) tủy sống, (5) hạch.
~ (1) một khối thống nhất, (2) não bộ, (3) tủy sống, (4) hạch, (5) dây thần kinh.
~ (1) một khối tự điều chỉnh, (2) não bộ, (3) tủy sống, (4) hạch, (5) dây thần kinh.
~ (1) một khối thống nhất, (2) não bộ, (3) dây thần kinh, (4) tủy sống, (5) hạch.
Câu 24:Thành phần nào sau đây không nằm trong cấu tạo bên trong của một nơron? ~ Hạch thần kinh. ~ Màng. ~ Nhân tế bào. ~ Tế bào chất.
Câu 25: Các nhiệm vụ cơ bản của nơron là gì?
~ Tiếp nhận thông tin, xử lý và lưu trữ các thông tin.
~ Xử lý thông tin, làm tăng hưng phấn và đảm bảo tính thống nhất trong cơ thể.
~ Tiếp nhận, dẫn truyền và lưu trữ các thông tin.
~ Tiếp nhận, dẫn truyền, xử lý và lưu trữ các thông tin.
Câu 26: Cung phản xạ là gì?
~ Là đường dẫn truyền xung động thần kinh từ não bộ đến cơ quan thực hiện.
~ Là đường dẫn truyền xung động thần kinh từ cơ quan thụ cảm qua trung ương thần kinh đến cơ quan thực hiện.
~ Là đường dẫn truyền xung động thần kinh từ cơ quan thụ cảm đến thần kinh trung ương.
~ Là đường dẫn truyền xung động thần kinh từ tủy sống đến cơ quan thực hiện.
Câu 27:Một cung phản xạ thường gồm:
~ 2 tế bào thần kinh: hướng tâm và ly tâm.
~ 2 tế bào thần kinh: hướng tâm và trung gian.
~ 2 tế bào thần kinh: ly tâm và trung gian
~ 3 tế bào thần kinh: hướng tâm, trung gian và ly tâm.
Câu 28:Đâu là phản xạ có điều kiện?
~ Qua ngã tư thấy đèn đỏ vội dừng xe lại trước vạch kẻ.
~ Đi nắng mặt đỏ gay, mồ hôi vã ra.
~ Rụt tay lại khi chạm vào vật nóng. ~ Trời rét nổi da gà.
Câu 29: Cơ chế thành lập phản xạ có điều kiện?
~ Dựa trên cơ sở một đường liên hệ thần kinh tạm thời giữa hai điểm hưng phấn dưới vỏ não.
~ Dựa trên cơ sở một đường liên hệ thần kinh tạm thời giữa hai điểm hưng phấn trên vỏ não.
~ Do có sự hút của trung khu hưng phấn ưu thế đối với trung khu hưng phấn yếu thế.
~ Dựa trên cơ sở một đường liên hệ thần kinh tạm thời giữa hai điểm hưng phấn trên vùng đồi thị.
Câu 30: Cho các điều kiện sau:
I. Phản xạ có điều kiện được xây dựng dựa trên một phản xạ không điều kiện.
II. Vỏ não nguyên vẹn, các bộ phận nhận cảm phải lành mạnh.
III. Tránh tác nhân phá rối.
IV. Cần thường xuyên củng cố bằng tác nhân kích thích không điều kiện.
Điều kiện để thành lập phản xạ có điều kiện là: ~ (I), (IV). ~ (I), (II), (IV). ~ (II), (IV). ~ (I), (II), (III), (IV).
32.Có mấy quy luật của hoạt động thần kinh cấp cao? ~ 3 ~ 4 ~ 5 ~ 6
33.Quy luật nào của hoạt động thần kinh cấp cao có ý nghĩa bảo vệ?
~ Quy luật cảm ứng qua lại.
~ Quy luật chuyển từ hưng phấn sang ức chế.
~ Quy luật lan tỏa và tập trung.
~ Quy luật tương tác giữa cường độ kích thích và cường độ phản xạ.
34.Ví dụ nào sau đây thể hiện rõ quy luật chuyển từ hưng phấn sang ức chế?
~ Mải học bài mà không nghe thấy người khác gọi.
~ Nhắm mắt lại vài phút rồi mở mắt ra, ta sẽ thấy các sự vật rõ hơn.
~ Tiếng ru nhè nhẹ, kéo dài của mẹ sẽ làm cho em bé đi dần vào giấc ngủ.
~ Quá trình từ buồn ngủ, ngáp, díp mắt, ngủ gật và ngủ say của con người.
35.Điền cụm từ còn thiếu vào chỗ chấm:
Quá trình ..(1).. hoặc..(2).. khi đã xuất hiện ở một điểm nào đó trên ..(3)... thì không ở
nguyên một chỗ cố định mà có xu hướng ..(4).., từ điểm phát sinh lan dần sang những
phần xung quanh và đến một phạm vi nào đó rồi lại đi ngược trở lại, ..(5).. về điểm phát sinh.
~ (1) lan tỏa; (2) tập trung; (3) vỏ não; (4) hưng phấn; (5) ức chế.
~ (1) hưng phấn; (2) ức chế; (3) bán cầu đại não; (4) tập trung; (5) lan tỏa.
~ (1) hưng phấn; (2) ức chế; (3) vùng đồi thị; (4) tập trung; (5) lan tỏa.
~ (1) hưng phấn; (2) ức chế; (3) vỏ não; (4) lan tỏa; (5) tập trung.
36.Cho các nội dung sau:
I. Khi hưng phấn tập trung cao độ thì nó sẽ tạo thành các ổ hưng phấn mạnh cực đại
được gọi là điểm ưu thế.
II. Cảm ứng là hiện tượng ổ hưng phấn hay ức chế gây ra các quá trình đối lập xung
quanh mình (không gian) hay tiếp theo mình (thời gian).
III. Dựa vào tính chất thì cảm ứng được chia thành hai loại là: cảm ứng dương tính và cảm ứng âm tính.
IV. Nhờ cảm ứng âm tính mà hưng phấn không lan tỏa được ra các phần khác nhau trên vỏ não.
V. Hiện tượng cảm ứng muốn xuất hiện được đòi hỏi phải có sự luyện tập.
37.Nội dung nào là đúng khi nói đến quy luật cảm ứng qua lại? ~ (I), (II), (III), (V). ~ (I), (III), (IV), (V). ~ (I), (II), (III), (IV). ~ (II), (III), (IV), (V).
38.Quy luật nào là cơ sở sinh lí của việc hình thành các thói quen, kĩ năng, kĩ xảo ở trẻ em?
~ Quy luật cảm ứng qua lại.
~ Quy luật chuyển từ hưng phấn sang ức chế.
~ Quy luật về mối tương quan giữa cường độ kích thích với cường độ phản xạ.
~ Quy luật hoạt động có tính hệ thống của vỏ não.
39.Định hình động lực là cơ sở sinh lí của việc hình thành các thói quen, kĩ năng, kĩ
xảo ở trẻ em. Khi thay đổi các thói quen thì nó sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với trẻ em.
~ Gây mệt mỏi cho trẻ em.
~ Tăng tính hưng phấn ở trẻ.
~ Gây cảm giác khó chịu với trẻ.
~ Làm trẻ khó chịu, mệt mỏi và căng thẳng thần kinh.
40.Đặc trưng của hệ thống tín hiệu thứ hai?
~ Là các phản xạ có điều kiện được hình thành với một kích thích cụ thể.
~ Là phương thức hoạt động của con người và động vật.
~ Đặc trưng cho con người bao gồm tiếng nói và chữ viết.
~ Là toàn bộ hoạt động của vỏ não nhằm biến các kích thích thành các tín hiệu đặc trưng
cho các dạng hoạt động khác nhau của cơ thể.
41.Bản chất sinh lý của sự hình thành hệ thống tín hiệu thứ hai ở trẻ là gì?
~ Là sự hình thành một loạt các phản xạ có điều kiện với kích thích là ngôn ngữ.
~ Là sự hình thành một loạt các phản xạ có điều kiện với kích thích là chữ viết.
~ Là sự hình thành một loạt các phản xạ có điều kiện với kích thích là thời gian.
~ Là sự hình thành một loạt các phản xạ có điều kiện với kích thích từ các thụ quan bên trong.
42.Theo học thuyết của Paplốp, bản chất của giấc ngủ là gì?
~ Là trạng thái hưng phấn đặc biệt của vỏ não.
~ Là trạng thái ức chế đặc biệt của vỏ não.
~ Là do các chất độc được sinh ra trong quá trình hoạt động của con người.
~ Trong não có các trung khu ngủ, khi ta kích thích vào các trung khu ngủ này thì con người sẽ ngủ ngay.
43.Đặc điểm của trẻ em thuộc loại hình thần kinh mạnh, cân bằng, hưng phấn tối ưu, nhanh là gì?
~ Các phản xạ có điều kiện được hình thành chậm chạp, nhưng bền vững.
~ Các em dễ bị xúc động, quá trình hưng phấn mạnh nhưng ức chế lại yếu.
~ Các phản xạ có điều kiện được hình thành nhanh, bền vững; ngôn ngữ phát triển rất tốt với lượng từ lớn.
~ Khó thích nghi với sự thay đổi của môi trường sống.
44.Đặc điểm của trẻ em thuộc loại hình thần kinh mạnh, không cân bằng, hưng
phấn tăng, kém kiềm chế là gì?
~ Quá trình hưng phấn yếu, ức chế mạnh, các em thường dễ xúc động, tự ti.
~ Quá trình hưng phấn mạnh, ức chế yếu; các em dễ bị xúc động; hay nói nhanh và hét trong khi nói.
~ Quá trình hình thành phản xạ rất khó khăn, tuy nhiên quá trình hưng phấn mạnh hơn ức chế.
~ Quá trình hình thành phản xạ rất nhanh và là những đứa trẻ có tính kiên trì cao.
45.Dựa trên những hiểu biết về đặc điểm và biểu hiện của các loại hình hoạt động
thần kinh cấp cao ở trẻ. Cô giáo sẽ có những biện pháp sư phạm cơ bản như thế nào
để giáo dục trẻ có kiểu hình hoạt động thần kinh khác nhau?
~ Có những tác động sư phạm như nhau đối với tất cả các trẻ trong một lớp, đặc biệt chú
ý đến những trẻ thuộc nhóm loại hình thần kinh mạnh, cân bằng và linh hoạt.
~ Có những tác động sư phạm như nhau đối với tất cả các trẻ trong một lớp, đặc biệt chú
ý đến những trẻ thuộc nhóm loại hình thần kinh yếu.
~ Không nên có những tác động sư phạm như nhau đối với tất cả các trẻ trong một lớp,
đặc biệt chú ý đến những trẻ thuộc nhóm loại hình thần kinh mạnh, cân bằng và linh hoạt.
~ Không nên có những tác động sư phạm như nhau đối với tất cả các trẻ trong một lớp,
cô giáo cần giúp trẻ phát huy ưu điểm, hạn chế nhược điểm của loại hình thần kinh đang có ở các cháu.
46.Đối với những trẻ có kiểu hình hoạt động thần kinh yếu thì trong quá trình giáo
dục và chăm sóc cô giáo cần có những biện pháp như thế nào?
~ Động viên, khuyến khích trẻ, cho trẻ tham gia nhiều vào các hoạt động đòi hỏi tính kỉ
luật và độ khó cao giúp trẻ mạnh dạn, khéo léo hơn.
~ Động viên, khuyến khích trẻ, cho trẻ tham gia nhiều vào các hoạt động vận động đòi
hỏi có sức dẻo dai cao giúp trẻ mạnh dạn hơn.
~ Động viên, khuyến khích trẻ, gọi trẻ phát biểu nhiều trong các giờ hoạt động giúp trẻ tự
tin trong giao tiếp với bạn bè và mọi người xung quanh.
~ Động viên, khuyến khích trẻ, nâng cao nhiệm vụ, sức làm việc của tế bào thần kinh
giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn.
47.Mỗi cơ quan phân tích gồm mấy phần? Là những phần nào?
~ 2 phần là: phần ngoại biên và phần dẫn truyền.
~ 2 phần là: phần dẫn truyền và phần trung ương.
~ 3 phần là: phần ngoại biên, phần dẫn truyền và phần trung ương.
~ 2 phần là: phần ngoại biên và phần trung ương.
48.Các nhiệm vụ chính của cơ quan phân tích là gì?
~ Thu thập thông tin ban đầu và điều chỉnh trạng thái chức năng của cơ thể.
~ Điều chỉnh trạng thái chức năng của cơ thể.
~ Thu thập thông tin ban đầu, thông tin ngược chiều và điều chỉnh trạng thái chức năng của cơ thể.
~ Báo trước cho trung khu thần kinh biết về kết quả của bất kì hoạt động phản xạ nào làm
cho phản ứng trở nên chính xác và hoàn thiện hơn.
49.Bốn vị cơ bản được con người nhận biết là gì? ~ Chua, cay, mặn, ngọt.
~ Đắng, chua, mặn, ngọt. ~ Mặn, ngọt, chua, chát. ~ Cay, đắng, chua, ngọt.
50.Chức năng nào dưới đây không phải chức năng của da?
~ Bảo vệ cơ thể chống lại những tác động có hại. ~ Chức năng cảm giác. ~ Chức năng bài tiết. ~ Chức năng tiêu hóa.
51.Các bộ phận nào trên cơ thể người có độ nhạy cảm xúc giác lớn hơn cả? ~ Các đầu ngón tay.
~ Các đầu ngón tay, đầu môi. ~ Đầu môi, đầu lưỡi.
~ Các đầu ngón tay, đầu lưỡi và viền môi.
52.Bộ phận định hướng và thu nhận âm thanh gọi là gì? ~ Tai trong ~ Tai giữa ~ Tai ngoài ~ Màng nhĩ.
53.Dòng âm thanh vào tai đi qua trật tự các cấu trúc nào dưới đây?
~ Màng nhĩ – xương búa – xương đe – xương bàn đạp.
~ Màng nhĩ – xương đe – xương búa – xương bàn đạp.
~ Màng nhĩ – xương búa – xương đe – xương bàn đạp – cửa sổ bầu dục.
~ Màng nhĩ – cửa sổ bầu dục – xương búa – xương đe – xương bàn đạp.
54.Điền từ hoặc cụm từ còn thiếu vào chỗ chấm:
Cầu mắt nằm trong hốc mắt, được cấu tạo bởi …(1)… lớp màng và hệ thống quang học.
Ngoài cùng là ..(2).. có màu trắng như lòng trắng trứng luộc, có chức năng bảo vệ mắt.
Phía trước của màng cứng trong suốt có thể cho ánh sáng đi qua, gọi là ..(3).. Sát với
màng cứng là ..(4)... có nhiều mạch máu và sắc tố. Màng trong cùng của mắt là ..(5)..
gồm các thụ quan quang học của mắt, các tế bào thần kinh và tổ chức đệm.
~ (1) - ba; (2) - màng mạch; (3) - giác mạc; (4) - võng mạc; (5) - màng cứng.
~ (1) - ba; (2) - màng cứng; (3) - giác mạc; (4) – màng mạch; (5) – võng mạc.
~ (1) - ba; (2) – giác mạc; (3) – võng mạc; (4) – màng mạch; (5) - màng cứng.
~ (1) - ba; (2) - màng cứng; (3) – võng mạc; (4) – màng mạch; (5) – giác mạc.
55.Ở trung tâm của võng mạc có một vùng được tạo thành từ nhiều tế bào hình nón
nên nhìn rõ nhất được gọi là gì? ~ Điểm vàng. ~ Điểm mù.
~ Điểm tiếp nhận ánh sáng.
~ Điểm cho ánh sáng đi qua.
56. Khả năng điều tiết của mắt chủ yếu do bộ phận nào của mắt thực hiện? ~ Thể mi. ~ Đồng tử. ~ Giác mạc. ~ Thủy tinh thể
57.Nguyên nhân và cách khắc phục đối với tật cận thị tập nhiễm ở trẻ là gì?
~ Do trục trước - sau của cầu mắt quá dài vì vậy để khắc phục cần cho trẻ em đeo kính
phân kì để giảm độ hội tụ của ánh sáng.
~ Là do để trẻ em nhìn vật quá gần một cách thường xuyên và lâu dài vì vậy cách khắc
phục là để trẻ em dùng kính phân kì.
~ Do trục trước - sau của cầu mắt quá ngắn vì vậy để khắc phục cần cho trẻ em đeo kính
phân kì để giảm độ hội tụ của ánh sáng.
~ Là do để trẻ em nhìn vật quá gần một cách thường xuyên và lâu dài vì vậy cách khắc
phục là để trẻ em dùng kính hội tụ.
58.Cơ chế của cảm thụ ánh sáng là gì? ~ Cơ chế hóa học. ~ Cơ chế quang học. ~ Cơ chế quang hóa học. ~ Cơ chế cơ học.
59.Cơ quan thụ cảm khứu giác là gì?
~ Là những tế bào khứu giác nằm ở hồi hải mã thuộc thùy thái dương của bán cầu đại não.
~ Là đôi dây thần kinh sọ số I.
~ Là những sợi thần kinh khứu giác nằm trên niêm mạc mũi.
~ Là những tế bào khứu giác nằm trong màng nhầy của khoang mũi, thu nhận những kích thích bằng hơi.
60.Giáo viên có thể tổ chức rèn luyện thính giác cho trẻ thông qua trò chơi nào dưới đây? ~ Trò chơi xếp hình.
~ Trò chơi bắt chước biểu hiện của khuôn mặt.
~ Trò chơi nhận biết âm thanh, phán đoán ra âm thanh khi không nhìn thấy nơi phát ra âm thanh.
~ Trò chơi đoán vật qua hình dạng.
61.Trong hoạt động giáo dục và chăm sóc trẻ, giáo viên cần làm gì để vệ sinh, bảo vệ tai của trẻ.
~ Giáo dục trẻ không dùng vật nhọn ngoáy vào tai, không được hét to vào tai bạn.
~ Giáo dục trẻ lau rửa tai hằng ngày bằng nước sạch và cho trẻ chơi các vật nhỏ có thể nhét được vào lỗ tai.
~ Để trẻ hát lớn vào tai bạn trong giờ hoạt động âm nhạc.
~ Giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh tai hằng ngày bằng nước muối sinh lý.
62.Để rèn luyện xúc giác cho trẻ, giáo viên có thể tổ chức cho trẻ chơi những trò
chơi nào dưới đây?
~ Chiếc túi kì diệu, xếp hình, đóng kịch.
~ Vẽ lên lưng nhau đoán xem hình gì, đóng vai, bắt chước tiếng nói.
~ Chơi với nước ở nhiệt độ khác nhau, trang trí xếp hình, đoán hình qua hình dạng.
~ Chiếc túi kì diệu, chơi với nước ở nhiệt độ khác nhau, vẽ lên lưng nhau và đoán xem hình gì.
63.Cho các nội dung sau:
I. Sử dụng các đồ dùng, đồ chơi cho trẻ nên có nhiều màu sắc hấp dẫn trẻ, giúp trẻ cảm thụ được màu.
II. Bổ sung thức ăn giàu chất béo và muối khoáng trong khẩu phần ăn của trẻ giúp trẻ bảo vệ mắt.
III. Tổ chức các điều kiện thuận lợi cho hoạt động thị giác, tránh để mắt trẻ phải điều tiết
quá nhiều do thiếu ánh sáng, do khoảng cách quá gần giữa bàn và mắt.
IV. Rửa mắt cho trẻ khi mắt bẩn, tránh tác động cơ học, hoá học ảnh hưởng tới mắt.
Dựa trên những hiểu biết về chức năng sinh lý của cơ quan phân tích thị giác, cô
giáo sẽ có những biện pháp như thế nào để vệ sinh, rèn luyện và bảo vệ mắt cho trẻ? ~ (I), (II), (III). ~ (I), (III), (IV). ~ (II), (III), (IV). ~ (I), (II), (IV)
65.Phát biểu nào dưới đây là sai?
~ Thành phần hóa học của xương gồm hai loại chất cơ bản: chất hữu cơ (chất cốt giao) và chất vô cơ.
~ Sự kết hợp giữa chất vô cơ và hữu cơ làm cho xương có tính đàn hồi, rắn chắc, có thể
chịu được các tác động cơ học nặng gấp nhiều lần khối lượng cơ thể.
~ Trong xương của trẻ em có nhiều chất hữu cơ hơn so với xương của người lớn nên tính
đàn hồi của xương trẻ em lớn hơn nhiều so với xương của người lớn.
~ Hàm lượng chất vô cơ trong xương của trẻ em giảm dần theo lứa tuổi chính vì vậy mà
xương của trẻ em ngày càng rắn chắc hơn.
66.Bộ xương người gồm mấy phần?
~ Ba phần: đầu, thân và các chi.
~ Bốn phần: đầu, thân, các chi và lồng ngực.
~ Năm phần: đầu, xương sống, xương chi, xương ức và xương chậu.
~ Nhiều phần: xương sọ, xương tay, xương chân, xương lồng ngực,…
67.Số đôi xương sườn trong cơ thể trẻ là bao nhiêu? ~ 10 ~ 11 ~ 12 ~ 13
68.Phát biểu nào sau đây là đúng?
~ Xương của trẻ em mềm dẻo vì có chứa nhiều chất vô cơ.
~ Ở trẻ nhỏ xương lồng ngực hình bầu dục, đường kính trước sau lớn hơn đường kính
ngang, xương sườn còn nằm ngang.
~ Từ lúc mới sinh, hộp sọ có hai thóp trước và sau. Nhờ có thóp mà hộp sọ và não mới phát triển được.
~ Xương cột sống của trẻ mới sinh đã ổn định hoàn toàn.
69.Đặc điểm phát triển xương cột sống ở trẻ nhỏ là gì?
~ Xương cột sống chứa nhiều sụn chưa cố định
~ Lúc sơ sinh, cột sống vùng ngực của trẻ cong về phía trước.
~ Lúc trẻ biết ngồi, cột sống vùng cổ cong về phía sau.
~ Đến bảy tuổi, cột sống có hai đoạn cong vĩnh viễn là cổ và thắt lưng.
70.Có mấy loại cơ trong cơ thể người?
~ Hai loại: cơ vân và cơ trơn.
~ Ba loại: cơ vân, cơ trơn và cơ tim.
~ Hai loại: cơ co và cơ duỗi. ~ Nhiều loại.
71.Cơ nào hoạt động không theo ý muốn của con người? ~ Cơ vân ~ Cơ trơn ~ Cơ vân và cơ trơn. ~ Cơ tim và cơ vân.
72.Nguyên nhân gây mỏi cơ là do axit có tên là gì? ~ Axit axetic. ~ Axit lactic ~ Axit clohydric ~ Axit panmitic
73.Phát biểu nào sai?
~ Ngay từ tháng thứ hai trong giai đoạn phát triển bào thai các cơ đã có khả năng co. Từ
khi mới sinh ra trẻ đã tích cực vận động dưới dạng ngọ nguậy tay chân.
~ Tất cả các cơ của trẻ em phát triển đồng đều, cùng một lúc.
~ Cơ của trẻ em lớn lên cả về chiều dài và độ dày.
~ Từng sợi cơ trong bắp cơ to dần, tăng thêm sợi cơ mới.
74.Khả năng hoạt động của cơ phụ thuộc vào điều kiện hoạt động thích hợp của cơ.
Vì vậy, việc giáo dục trẻ có ý thức lao động là cần thiết khi hướng dẫn trẻ lao động cần chú ý gì?
~ Để trẻ mang, cầm các dụng cụ lao động nặng của các cô.
~ Thời gian cho trẻ lao động cũng như các cô.
~ Dụng cụ lao động cho trẻ không được sử dụng các loại quá to, quá nặng.
~ Dụng cụ không quá to, quá nặng; cường độ lao động vừa phải không nên để trẻ làm
việc quá nặng, quá nhiều.
75.Cho các phát biểu sau:
I. Cho trẻ ăn uống đủ chất, đủ lượng giúp cho cơ thể trẻ phát triển tốt tránh được bệnh
còi xương, suy dinh dưỡng.
II. Trong khi ngồi ăn, ngồi học phải cho trẻ ngồi đúng tư thế do đó bàn phải phù hợp với tầm vóc của trẻ.
III. Khi ngủ cho trẻ nằm giường có đệm quá mềm để không ảnh hưởng đến cột sống trẻ.
IV. Không nên cho trẻ đứng trước 3 tháng, tập ngồi trước 6 tháng, tập đi trước 9 tháng.
Để tạo cho trẻ có một tư thế đúng, trong giáo dục và chăm sóc trẻ cần chú ý những điều gì? ~ (I), (II), (III) ~ (II), (III), (IV) ~ (I), (III), (IV) ~ (I), (II), (IV)
76.Một trong số các biện pháp quan trọng để đề phòng và chữa sự sai lệch tư thế ở
cơ thể trẻ em là luyện tập thể dục. Vì vậy, khi cho trẻ tập các bài tập thể chất, giáo
viên cần lưu ý gì?
~ Đối với tất cả mọi trẻ nên cho tập các bài tập thể chất chung để củng cố và phát triển
đúng đắn tư thế của cơ thể.
~ Các bài tập thể chất nên lồng ghép vào các tiết học trên lớp.
~ Khi trẻ được 5 – 6 tuổi có thể dần chuyển sang các bài tập mang tính chuyên môn cao
giúp trẻ đi, đứng đúng tư thế.
~ Các bài tập thể lực phải phù hợp với sự phát triển thể chất của từng lứa tuổi và những
bài tập thể lực này có thể tiến hành dưới dạng trò chơi hoặc các hình thức vận động để hấp dẫn trẻ tham gia.
77.Máu không có chức năng nào sau đây? ~ Bảo vệ cơ thể.
~ Điều hòa nhiệt độ cơ thể. ~ Vận chuyển các chất. ~ Nâng đỡ cơ thể.
78.Câu nào dưới đây là đúng khi nói về đặc điểm, thành phần của huyết tương?
~ Là dịch trong suốt, màu đỏ, vị mặn.
~ Chứa nhiều hemoglobin, có màu hơi vàng.
~ Là dịch trong suốt, màu hơi vàng nhạt, vị hơi mặn.
~ Là dung dịch màu vàng trong suốt và chứa các tế bào máu.
79.Đâu không phải là đặc điểm cấu tạo của hồng cầu?
~ Là những tế bào màu đỏ, không có nhân, hình cầu, lõm hai mặt.
~ Kích thước của hồng cầu rất nhỏ.
~ Thành phần cấu tạo quan trọng nhất của hồng cầu là sắt và phần còn lại của hồng cầu là các prôtêin và nước.
~ Thành phần cấu tạo quan trọng nhất của hồng cầu là hemogobin (Hb), là chất làm cho
máu có màu đỏ; phần còn lại của hồng cầu là nước.
80.Chức năng chủ yếu của bạch cầu là gì?
~ Vận chuyển khí oxi và cabonic. ~ Bảo vệ cơ thể.
~ Tham gia vào quá trình đông máu. ~ Nâng đỡ cơ thể.
81.Chức năng chính của tiểu cầu là gì?
~ Điều hòa lượng máu trong cơ thể.
~ Vận chuyển khí và chất dinh dưỡng
~ Giải phóng thromboplastin để gây đông máu khi bị thương.
~ Vận chuyển sản phẩm thải của quá trình trao đổi chất trong cơ thể.
82.Cơ sở để phân loại các nhóm máu thuộc hệ thống nhóm máu ABO theo Landsteiner là gì?
~ Dựa vào sự có mặt của các ngưng kết tố.
~ Dựa vào sự có mặt của các kháng nguyên trên màng hồng cầu và kháng thể trong huyết tương)
~ Dựa vào sự có mặt của các kháng thể trên màng hồng cầu và kháng nguyên trong huyết tương.
~ Dựa vào sự có mặt của các kháng nguyên trong huyết tương.
83.Nguyên tắc quan trọng nhất trong truyền máu là gì?
~ Chỉ truyền một lượng nhỏ dưới 200ml.
~ Tốc độ truyền phải chậm.