-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Chương 2. Giáo dục và sự phát triển xã hội - Giáo dục tiểu học | Trường Đại học Hoa Lư
Chương 2. Giáo dục và sự phát triển xã hội - Giáo dục tiểu học | Trường Đại học Hoa Lư được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Giáo dục tiểu học (GDTH 2012) 9 tài liệu
Đại học Hoa Lư 60 tài liệu
Chương 2. Giáo dục và sự phát triển xã hội - Giáo dục tiểu học | Trường Đại học Hoa Lư
Chương 2. Giáo dục và sự phát triển xã hội - Giáo dục tiểu học | Trường Đại học Hoa Lư được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Giáo dục tiểu học (GDTH 2012) 9 tài liệu
Trường: Đại học Hoa Lư 60 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Hoa Lư
Preview text:
Chương 2. Giáo dục và sự phát triển xã hội
(2 giờ lý thuyết, 4 giờ tự học)
2.1. Các chức năng xã hội của giáo dục
2.1.1. Chức năng kinh tế - sản xuất
- Giáo dục không trực tiếp sản xuất nhưng đã tái sản xuất ra sức lao động xã hội của thế
hệ sau hơn thế hệ trước, tức là cải biến cái bản thể tự nhiên chung của loài người, giúp họ
có những kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo về một lĩnh vực lao động phù hợp, tạo ra năng suất
lao động cao, trực tiếp thúc đẩy sản xuất, phát triển kinh tế.
- Để thực hiện tốt chức năng này, giáo dục cần thực hiện yêu cầu sau:
+ Giáo dục phải gắn kết với thực tiễn xã hội, đáp ứng nguồn nhân lực theo yêu cầu
phát triển kinh tế - sản xuất trong từng giai đonạ cụ thể.
+ Xây dựng hệ thống giáo dục quốc dân cân đối, đa dạng nhằm thực hiện ba mục
tiêu: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
+ Hệ thống giáo dục quốc dân không ngừng đổi mới nội dung, phương pháp,
phương tiên... nhằm đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao và
phẩm chất cần thiết đáp ứng yêu cầu của nền sản xuất hiện đại.
2.1.2. Chức năng chính trị - tư tưởng
- Giáo dục không đứng ngoài chính trị mà nó là công cụ để khai sáng nhận thức, bồi
dưỡng tình cảm, củng cố niềm tin, kích thích hành động của tất cả các lực lượng xã hội
thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách... nhăm fduy trì, củng cố chế độ chính trị đó.
- Thông qua giáo dục, những tư tưởng xã hội được thấm đến từng con người, giáo dục
hình thành ở con người thế giới quan, giáo dục ý thức, hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.
- Ở Việt Nam, giáo dục phải phục vụ cho mục đích chính trị tốt đẹp và tư tưởng cao quý:
trang bị cho thế hệ trẻ cũng như toàn xã hội lý tưởng phấn đấu vì một nước Việt Nam
“dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” bằng toàn bộ hoạt động của mình.
2.1.3. Chức năng văn hoá - xã hội
- Giáo dục là một bộ phận của văn hóa - xã hội, có chức năng truyền thụ các giá trị văn
hoá - xã hội từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Tất cả các giá trị văn hóa của nhân loại thông
qua giáo dục để trở thành hệ thống giá trị của từng con người. Giáo dục là con đường cơ
bản nhất để giữ gìn và phát triển văn hóa.
- Giáo dục có nhiệm vụ quan trọng là xây dựng một trình độ văn hóa cho toàn xã hội
bằng cách phổ cập giáo dục phổ thông với trình độ ngày càng cao cho thế hệ trẻ và mọi
người dân trong xã hội; góp phần giúp họ tiếp thu và phát triển các giá trị văn hóa tốt đẹp,
đấu tranh ngăn ngừa, xóa bỏ những tư tưởng, hành vi tiêu cực trong đời sống xã hội,
đồng thời làm thoả mãn nhu cầu được học tập suốt đời của mỗi công dân.
- Để thực hiện được chức năng này, giáo dục cần quan tâm đến các cấp học bậc học, phát
triển hợp lí các loại hình giáo dục, phương thức đào tạo để mọi người được học tập, phát
triển tài năng, góp phần đắc lực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2.2. Xã hội hiện đại và những thách thức đặt ra cho giáo dục
2.2.1. Đặc điểm của xã hội hiện đại
2.2.1.1. Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ
- Cách mạng khoa học - công nghệ làm thay đổi phương thức học tập, làm việc, giải trí
của mỗi người, thay đổi quan hệ cá nhân với nhà nước, phương thức thương mại quốc tế,
đặc tính văn hóa, giáo dục của các quốc gia...
- Công nghệ cao đã đưa yếu tố thông tin, tri thức lên hàng đầu, giảm sự tiêu hao năng
lượng, nhân lực, tài nguyên, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành..
- Giáo dục và đào tạo cung cấp nguồn nhân lực và nhân tài cho sự phát triển khoa học -
công nghệ. Ngược lại, sự phát triển khoa học - công nghệ tác động vào hệ thống giáo dục,
làm thay đổi cơ cấu ngành nghề, đòi hỏi giáo dục và đào tạo không ngừng nâng cao trình
độ đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.
2.2.1.2. Xu thế toàn cầu hóa
- Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế khách quan, là quá trình hợp tác để
phát triển và là quá trình đấu tranh bảo vệ lợi ích quốc gia.
- Toàn cầu hóa về văn hóa tạo điều kiện cho các nền văn hóa tiếp thu tinh hoa văn hóa
nhân loại. Tuy nhiên, có thể xuất hiện nguy cơ bị đồng hóa bởi các nền văn hóa mạnh.
- Giáo dục cần đào tạo những con người biết giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, kết hợp với
tinh hoa văn hóa nhân loại. Đồng thời, GD phải đào tạo những con người có trình độ
khoa học – công nghệ hiện đại, có ý thức tích cực với vấn đề toàn cầu hóa hiện nay
- Để hội nhập thành công, Việt Nam cần tăng tốc sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại
hóa đất nước, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, giữ gìn bản sắc và giá trị văn hóa
truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
2.2.1.3. Phát triển nền kinh tế tri thức
- Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó tri thức giữ vai trò then chốt đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội loài người.
- Nền kinh tế tri thức có các đặc trưng cơ bản:
+ Tri thức trở thành nhân tố quan trọng quyêt định sự phát triển, là nguồn lực hàng
đầu tạo ra sự tăng trưởng, quan trọng hơn cả vốn, tài nguyên, đất đai.
+ Trong kết cấu giá trị hàng hóa, dịch vụ thì hàm lượng tri thức chiếm tỷ trọng
cao, giá trị các yếu tố vật chất ngày càng giảm. Do đó, quyền sở hữu đối với tri thức trở thành quan trọng nhất.
+ Trong quá trình lao động, năng lượng cơ bắp giảm nhiều, năng lượng trí óc tăng rất lớn.
+ Có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ sản xuất vật chất sang hoạt động dịch vụ, xử
lí thông tin là chủ đạo.
+ Công nghệ đổi mới nhanh, vòng đời công nghệ ngắn,; giữa sản xuất và tiêu dùng
có mối quan hệ chặt chẽ; tin học hóa các khâu sản xuất, dịch vụ, quản lí...
- Giáo dục là cốt lõi trong quá trình chuyển sang nền kinh tế tri thức, nên giáo dục cần
nhanh chóng đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục ở tất cả các bậc học, tổ
chức hệ thống giáo dục quốc dân phù hợp với nền sản xuất và cuộc sống hiện đại.
2.2.2. Những thách thức đặt ra cho giáo dục
- Mối quan hệ giữa toàn cầu và cục bộ
- Mối quan hệ giữa toàn cầu và cá thể
- Mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại
- Mối quan hệ giữa cách nhìn dài hạn và cách nhìn ngắn hạn
- Cạnh tranh là cần thiết nhưng phải quan tâm đến sự bình đẳng
- Mối quan hệ giữa sự tăng vô hạn của tri thức và khả năng có hạn của con người
- Mối quan hệ giữa vật chất và tinh thần
2.3. Xu thế phát triển giáo dục thế kỷ XXI và định hướng phát triển giáo dục
2.3.1. Xu thế phát triển của giáo dục
2.3.1.1. Nhận thức mới về giáo dục là sự nghiệp hàng đầu của quốc gia
- Giáo dục được coi là chiếc chìa khóa cuối cùng mở cửa đưa xã hội loài người đi vào
tương lai. Giáo dục là lực lượng sản xuất trực tiếp, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển.
- Giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu tức là phải được thể hiện trong chính sách của
quốc gia, trong chiến lược phát triển đất nước.
- Ở Việt Nam, nội dung quan điểm này gồm 4 điểm chủ yếu:
+ Mục tiêu về giáo dục – đào tạo là mục tiêu ưu tiên quốc gia.
+ Việc tổ chức chỉ đạo thực hiện mục tiêu ở tầm quyền lực quốc gia
+ Chính sách đầu tư thuộc hàng ưu tiên ngân sách mỗi năm một tăng
+ Hệ thống chính sách đối với người dạy, người học ngày càng thể hiện sự tôn
vinh của xã hội; khuyến khích phát huy tài đức của mọi công dân thông qua giáo dục – đào tạo.
- Giáo dục là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước, phải nâng cao chất lượng giáo
dục. Giáo dục là bộ phận quan trọng hàng đầu của kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, cần
có chính sách ưu tiên cao nhất cho giáo dục, phát triển giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội.
2.3.1.2. Xã hội hóa giáo dục
- Xã hội hóa giáo dục là thu hút mọi thành phần, thành viên trong xã hội tham gia đóng
góp phát triển sự nghiệp giáo dục và được hưởng quyền lợi giáo dục như một loại phúc
lợi xã hội thể hiện sự dân chủ, tự do, công bằng nhân quyền tối thiểu của con người.
- Xã hội hóa giáo dục đòi hỏi nhà trường đóng vai trò chính để truyền thụ kiến thức và
hình thành nhân cách con người theo yêu cầu xã hội, cần phải được hỗ trợ nhiều mặt bởi
các thành phần của xã hội… đó là giáo dục cho mọi người mọi người làm giáo dục.
- Xã hội hóa giáo dục được thể hiện trong Điều 12 trong Luật giáo dục nước CHXHCN
Việt Nam nêu rõ:“…Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục;
thực hiện đa dạng hóa các loại hình nhà trường và các hình thức giáo dục; khuyến khích,
huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục...”
2.3.1.3. Giáo dục suốt đời
- Với những thay đổi mạnh mẽ của thế giới hiện nay, đòi hỏi giáo dục phải đáp ứng được
những xu hướng lớn của xã hội hiện đại, việc giáo dục và đào tạo một lần trong nhà
trường không thể đủ vận dụng cho suốt cuộc đời.
- Giáo dục suốt đời là giáo dục toàn diện trong cho các giai đoạn của cuộc đời con người.
Vì vậy, giáo dục phải thực hiện đa dạng hóa các loại hình đào tạo nhằm tạo cơ hội học
tập cho mọi người, học tập thường xuyên, liên tục.
- Học tập suốt đời là một định hướng mới chuyển từ cách tiếp cận dạy là chính sang học
là chính, tức là người dạy đóng vai trò hướng dẫn, chỉ đạo; người học chủ động, tích cực
tiếp thu tri thức bằng nhiều hình thức và con đường khác nhau. Muốn vậy, giáo dục phải
dựa trên 4 trụ cột chính:
+ Học để biết: học tập là con đường cơ bản nhất, tất yếu mở mang trí tuệ cho con
người. Trong xã hội hiện đại, con người cần có 1 trình độ giáo dục chung, đủ rộng...
+ Học để làm: Trong học tập phải chú trọng đến hình thành hệ thống kỹ năng, kỹ
xảo tương ứng. Trên cơ sở đó, hình thành các năng lực của người lao động.
+ Học để chung sống: Người học tập phải được tiếp thu một nền giáo dục nhân
văn, có nhận thức, thái độ, tình cảm và hành vi theo các giá trị chuẩn mực đạo đức trong
quan hệ, ứng xử… vì mục đích chung bảo vệ hoà bình của nhân loại.
+ Học để tự khẳng định mình: Giáo dục đóng góp vào sự phát triển toàn diện con
người. Mỗi người học với tác động của giáo dục để bộc lộ các tiềm năng của cá nhân,
phát triển tài năng của mình và tự kiểm tra cuộc sống của mình.
2.3.1.4. Áp dụng sáng tạo công nghệ thông tin vào quá trình giáo dục
Công nghệ thông tin tạo ra cuộc cách mạng giáo dục mở và giáo dục từ xa, làm
thay đổi cách dạy và học:
- Giải phóng người học khỏi những ràng buộc về thời gian, khoảng cách. Người học có
thể tham gia giờ giảng mà không cần có mặt trong không gian của nhà trường
- Giữa người dạy và người học chuyển sang quan hệ “ngang”, người dạy trở thành người
hỗ trợ, người học trở thành chủ động
- Người học không chỉ thu nhận thông tin phải học cách chiếm lĩnh thông tin tùy theo nhu
cầu và biến nó thành kiến thức.
- Các phương tiện dạy học cổ truyền vẫn giữ vai trò quan trọng trong quá trình giáo dục
và đào tạo, nhưng những phương tiện hiện đại sẽ được bổ sung và sử dụng rộng rãi.
2.3.1.5. Đổi mới mạnh mẽ quản lý giáo dục
- Quản lý giáo dục có tác dụng làm cho các bộ phận cấu thành của hệ thống giáo dục vận
hành đúng mục đích, cân đối, hài hòa, làm cho hoạt động của toàn hệ thống đạt hiệu quả cao.
- Cần đổi mới quản lý giáo dục theo các hướng sau:
+ Về tổ chức: nâng cao hiệu lực quản lý của nhà nước, đổi mới cơ chế và phương
thức quản lý giáo dục theo hướng phân cấp nhằm phát huy tính chủ động, tự chịu trách
nhiệm của mỗi cấp, mỗi cơ sở giáo dục.
+ Về đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục: bồi dưỡng theo định kỳ, tăng
cường KN quản lý, xây dựng và thực hiện kế hoạch, năng lực phối hợp trong quản lý
nhằm tạo ra một đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục tinh thông nghiệp vụ quản lý.
+ Về thông tin trong quản lý giáo dục: củng cố, tăng cường hệ thống thông tin
quản lý giáo dục ở các cấp, hiện đại hóa hệ thống thông tin để truy cập dữ liệu nhanh, hỗ
trợ tích cực cho việc ra quyết định điều hành hệ thống giáo dục; đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ làm công tác thông tin.
+ Về đánh giá: cần xây dựng phương tiện thu thập thông tin phù hợp, cập nhật, tin
cậy để có cơ sở đánh giá công tác quản lý giáo dục một cách chính xác.
+ Về giáo dục đại học: tăng cường dự báo nhu cầu, quan hệ với thị trường lao
động, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm xã hội của trường đại học.
2.3.1.6. Phát triển giáo dục đại học
- Nền kinh tế tri thức là kết quả, là động lực phát triển giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học.
- Sự hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức hiện nay đòi hỏi mỗi quốc gia cần có đội
ngũ nhân lực chất lượng cao. Đó là sản phẩm của giáo dục đại học, điều đó càng khẳng
định vai trò quan trọng của giáo dục đại học.
- Trong nền kinh tế tri thức, vai trò của giáo dục đại học được thể hiện cụ thể như sau:
+ Giáo dục đại học làm cho quá trình học tập và lao động trí óc, sáng tạo của sinh
viên gắn bó chặt chẽ để tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao.
+ Kiến thức phải thường xuyên cập nhật, bổ sung; các chuyên gia phải thường
xuyên, liên tục học tập để theo kịp bước tiến của xã hội, học tập trở thành thách thức suốt đời.
+ Nền kinh tế thị trường tạo nên nhân tố cạnh tranh học tập.
+ Giáo dục đại học luôn tích cực áp dụng sáng tạo công nghệ thông tin trong giảng
dạy, học tập và nghiên cứu khoa học để nâng cao chất lượng sản phẩm cung cấp cho nền kinh tế xã hội.
2.3.2. Định hướng phát triển của giáo dục thế kỷ XXI * Những tư tưởng chính:
- Giáo dục thường xuyên là chủ đạo của mọi chính sách giáo dục; hướng tới giáo dục suốt
đời, xây dựng xã hội học tập; giáo dục cần làm cho mọi người trở thành người dạy và
người kiến tạo nên sự tiến bộ của chính mình.
- Giáo dục phải gắn việc dạy với thực hành, thực nghiệm để có tay nghề, để vào đời có
thểlao động được ngay, không bỡ ngỡ.
- Phát triển giáo dục gắn liền với phát triển kinh tế xã hội, chú ý đến giáo dục hướng
nghiệp để người học lập thân, lập nghiệp.
- Giáo dục trẻ em trước tuổi đến trường là mục tiêu lớn trong chiến lược giáo dục.
- Giáo viên được đào tạo để trở thành nhà giáo dục hơn là những chuyên gia truyền đạt
kiến thức; việc giảng dạy phải phù hợp với người học, không được áp đặt máy móc.
* Những nguyên tắc cơ bản của giáo dục:
- Giáo dục là quyền cơ bản của con người và là giá trị chung nhất của nhân loại.
- Giáo dục phải phục vụ cho xã hội, là công cụ để sáng tạo và đưa tri thức đến cho mọi người.
- Các chính sách giáo dục phải công bằng, thích hợp và chất lượng.
- Muốn tiến hành cải cách giáo dục phải căn cứ vào thực tiễn, chính sách và các điều
kiện, yêu cầu của từng vùng.
- Cần có cách tiếp cận phương thức giáo dục thích hợp với từng vùng. Tuy nhiên, cần chú
ý đến các giá trị chung, các mối quan tâm của cộng đồng quốc tế.
- Giáo dục là trách nhiệm của toàn xã hội, của tất cả mọi người.
2.3.3. Các quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục ở Việt Nam
- Giáo dục là quốc sách hàng đầu
- Xây dựng nền giáo dục có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại theo định hướng
XHCN, lấy chủ nghĩa Mac Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng.
- Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện.
- Phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ khoa học
công nghệ, củng cố quốc phòng an ninh.
- Giáo dục là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Nhà nước giữ vai trò chủ
đạo trong sự phát triển giáo dục.
- Khắc phục tình trạng bất cập trên nhiều lĩnh vực, tiếp tục đổi mới một cách hệ thống và
đồng bộ để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.