Câu hỏi ôn tập thảo luận tuần 5 + 6 - Triết học Mac - Lenin | Học viện Phụ nữ Việt Nam

Câu hỏi ôn tập thảo luận tuần 5 + 6 - Triết học Mac - Lenin | Học viện Phụ nữ Việt Nam  được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Trịnh Thanh Thương – 2173411921
CÂU HỎI THẢO LUẬN TUẦN 5 + 6
Câu 1. Phân tích thuộc tính của hàng hoá sức lao động?
Câu 2. Phân biệt Tư bản bất biến, tư bản khả biến, tư bản cố định và tư bản lưu động
Câu 3. Làm rõ quá trình tuần hoàn và chu chuyển của Tư bản?
Câu 4. Tuần hoàn và chu chuyển của tư bản là gì? Làm rõ sự giống nhau và khác nhau giữa
tuần hoàn và chu chuyển của tư bản?
Câu 5. Trình bày các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư?
Câu 6. Trình bày những nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích luỹ và một số hệ quả của quá
trình tích luỹ tư bản
BÀI LÀM:
Câu 1:
2 thuộc tính của hàng hoá sức lao động:
1. Giá trị hàng hoá sức lao động:
- Giá trị hàng hoá sức lao động là do thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và
tái sản xuất sức lao động.
- Giá trị hàng hóa sức lao động được tạo thành sau một quá trình lao động hiệu
quả. Nhằm đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng lao động.
- Sức lao động tồn tại như năng lực sống của con người. Người lao động cần tiêu hao
một lượng tư liệu sinh hoạt nhất định. Từ đó tạo ra năng lực lao động đó.
- Thời gian lao động xã hội cần thiết để tái sản xuất ra sức lao động sẽ được quy thành
thời gian để sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt. Nhằm nuôi sống bản thân người công
nhân và gia đình anh ta. Hay nói cách khác, giá trị hàng hoá sức lao động được đo
gián tiếp bằng giá trị của những tư liệu sinh hoạt cần thiết. Nhằm tái sản xuất ra sức
lao động.
- Hàng hóa sức lao động bao gồm cả yếu tố tinh thần như: Về nhu cầu văn hóa; Tinh
thần và yếu tố lịch sử cũng các hoàn cảnh lịch sử mỗi quốc gia, điều kiện địa lý, khí
hậu của nước đó.
- Tư liệu cung cấp cho người lao động để đáp ứng quá trình sản xuất lao động là cần
thiết để tái sản xuất lao động, đào tạo người công nhân. Ngoài ra nó là giá trị cần thiết
cho chính người lao động, gia đình và xã hội.
2. Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động
- Giá trị sử dụng hàng hóa sức lao động biểu hiện quá trình lao động của chính người
công nhân.
- Là quá trình tiêu dùng, sản xuất ra một loại hàng hóa nào đó. Đồng thời tạo ra một giá
trị mới lớn hơn giá trị của bản thân hàng hóa sức lao động.
- Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động là nguồn gốc sinh ra giá trị. Tức là nó có
thể tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó. Nhằm đáp ứng được nhu cầu sử
dụng lao động của chủ lao động.
Câu 2:
Phân biệt Tư bản bất biến, tư bản khả biến, tư bản cố định và tư bản lưu động:
1. Tư bản bất biến
Để sản xuất ra giá trị thặng dư, nhà tư bản phải ứng trước tư bản ra để mua tư liệu sản xuất và
sức lao động.
Trong quá trình sản xuất , giá trị của tư liệu sản xuất được lao động cụ thể của người công
nhân chuyển vào sản phẩm mới, lượng giá trị của chúng không đổi. Bộ phận tư bản ấy được
gọi là tư bản bất biến .
2. Tư bản khả biến
Nhưng đối với bộ phận tư bản dùng để mua sức lao động thì trong quá trình sản xuất, bằng
lao động trừu tượng của mình, người công nhân tạo ra một giá trị mới không chỉ bù đắp đủ
giá trị sức lao động của công nhân mà còn tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản. Như vậy, bộ
phận tư bản này đã có sự biến đổi về lượng và được gọi là tư bản khả biến
Việc phân chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến phản ánh được nguồn
gốc sinh ra giá trị thặng dư. Trong quá trình sản xuất, tư bản bất biến chỉ là điều kiện
để sinh ra giá trị thặng dư còn tư bản khả biến mới là nguồn gốc tạo ra giá trị thặng
dư.
Việc phân chia tư bản bất biến và tư bản khả biến là dựa vào vai trò của từng bộ phận
tư bản trong quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư
VD: trong kinh doanh bán cà phê. Mỗi ngày làm được 100 ly, mỗi ly 5$ doanh số là 500$.
- Tiền vốn mỗi ly cà phê là 3$ trong đó chia ra :
+ Vốn khả biến : cà phê 1,5$; đường : 1$; nước sôi 0,5$ . Gọi là khả biến vì nó tăng giảm
theo doanh số.
+ Vốn bất biến : tiền thuê mặt bằng, tiền lương nhân viên, tiền điện...mỗi ngày 100$. Số
này không thay đổi theo doanh số, ngày đó trời mưa bão không bán được ly cà phê nào bạn
vẫn tốn như thế. Vây ngày hôm đó bạn sẽ lời được : 500- ( 200 khả biến + 100 bất biến) =
100$.
3. Tư bản cố định
Tư bản cố định là bộ phận chủ yếu của tư bản sản xuất (máy móc, nhà xưởng) tham gia toàn
bộ vào quá trình sản xuất nhưng giá trị của nó không chuyển hết một lần vào sản phẩm mà
chuyển dần từng phần theo mức độ hao mòn của nó trong thời gian sản xuất. Có hai loại hao
mòn là hao mòn hữu hình (hao mòn về vật chất, hao mòn về giá trị sử dụng do tác động của
tự nhiên) và hao mòn vô hình (hao mòn tuần tuý về mặt giá trị do xuất hiện những máy móc
hiện đại hơn, rẻ hơn hoặc có công suất lớn hơn).
4. Tư bản lưu động
Còn tư bản lưu động là một bộ phận của tư bản sản xuất (nguyên nhiên liệu, sức lao động)
được tiêu dùng hoàn toàn trong một chu kỳ sản xuất và giá trị của nó được chuyển toàn bộ
vào sản phẩm trong quá trình sản xuất. Tư bản lưu động chu chuyển nhanh hơn tư bản cố
định và việc tăng tốc độ chu chuyển của tư bản lưu động cóý nghĩaquan trọng. Nó giúp cho
việc tiết kiệm được tư bản ứng trước cũng như làm tăng tỷ suất giá trị thặng dư trong năm.
Việc phân chia tư bản cố định và tư bản lưu động là dựa vào phương thức chuyển dịch
giá trị của chúng vào sản phẩm trong quá trình sản xuất hay dựa vào tính chất chu
chuyển của tư bản.
Việc phân chia tư bản cố định và tư bản lưu động tuy không phản ánh nguồn gốc sinh
ra giá trị thặng dư nhưng lại có ý nghĩa quan trong trong việc quản lý kinh tế. Nó là
cơ sở để quản lý, sử dụng vốn cố định và vốn lưu động một cách có hiệu quả cao.
VD: để dệt được 5 kg sợi, thì cần phải có 5 kg bông, và phải mất 2 h lao động của công nhân.
Có nghĩa rằng, tư bản lưu động tồn tại dưới dạng 5kg bông và mua 2h sức lao động của người
công nhân, trong 1 chu kỳ sản xuất, nó phải dịch chuyển toàn bộ giá trị vào sản phẩm thì mới
có được 5 kg sợi.
Câu 3:
Làm rõ quá trình tuần hoàn và chu chuyển của Tư bản:
a) Tuần hoàn của tư bản
Tư bản công nghiệp (với nghĩa các ngành sản xuất vật chất), trong quá trình tuần hoàn đều
vận động theo công thức:
Sự vận động này trải qua ba giai đoạn: hai giai đoạn lưu thông và một giai đoạn sản xuất.
- Giai đoạn thứ nhất - giai đoạn lưu thông:
Nhà tư bản xuất hiện trên thị trường các yếu tố sản xuất để mua tư liệu sản xuất và sức lao
động.
Quá trình lưu thông đó được biểu thị như sau:
Giai đoạn này tư bản tồn tại dưới hình thái tư bản tiền tệ, chức năng giai đoạn này là mua các
yếu tố cho quá trình sản xuất, tức là biến tư bản tiền tệ thành tư bản sản xuất.
- Giai đoạn thứ hai - giai đoạn sản xuất:
Trong giai đoạn này tư bản tồn tại dưới hình thái tư bản sản xuất (TBSX), có chức năng thực
hiện sự kết hợp hai yếu tố tư liệu sản xuất và sức lao động để sản xuất ra hàng hóa là trong
giá trị của nó có giá trị thặng dư. Trong các giai đoạn tuần hoàn của tư bản thì giai đoạn sản
xuất có ý nghĩa quyết định nhất, vì nó gắn trực tiếp với mục đích của nền sản xuất tư bản chủ
nghĩa.Kết thúc của giai đoạn thứ hai là tư bản sản xuất chuyển hóa thành tư bản hàng hóa.
- Giai đoạn thứ ba - giai đoạn lưu thông: H' - T'
Trong giai đoạn này tư bản tồn tại dưới hình thái tư bản hàng hóa, chức năng là thực hiện giá
trị của khối lượng hàng hóa đã sản xuất ra trong đó đã bao hàm một lượng giá trị thặng dư.
Trong giai đoạn này, nhà tư bản trở lại thị trường với tư cách là người bán hàng. Hàng hóa
của nhà tư bản được chuyển hóa thành tiền.
Kết thúc giai đoạn thứ ba, tư bản hàng hóa chuyển hóa thành tư bản tiền tệ. Đến đây, mục
đích của nhà tư bản đã được thực hiện, tư bản quay trở lại hình thái ban đầu trong tay chủ của
nó nhưng với số lượng lớn hơn trước.
Sự vận động của tư bản qua ba giai đoạn nói trên là sự vận động có tinh tuần hoàn: tư bản
ứng ra dưới hình thái tiền và rồi đến khi quay trở về cũng dưới hình thái tiền có kèm theo giá
trị thặng dư. Quá trình đó tiếp tục được lặp đi, lặp lại không ngừng gọi là sự vận động tuần
hoàn của tư bản.
Vậy, tuần hoàn của tư bản là sự vận động liên tục của tư bản trải qua ba giai đoạn, lần lượt
mang ba hình thái khác nhau, thực hiện ba chức năng khác nhau để rồi lại quay trở về hình
thái ban đầu có kèm theo giá trị thặng dư.
Tuần hoàn của tư bản chỉ có thể tiến hành bình thường trong điều kiện các giai đoạn khác
nhau của nó không ngừng được chuyển tiếp. Mặc khác, tư bản phải nằm lại ở mỗi gia đoạn
tuần hoàn trong một thời gian nhất định. Hay nói cách khác, tuần hoàn của tư bản chỉ tiến
hành một cách bình thường khi hai điều kiện sau đây được thỏa mãn: một là, các giai đoạn
của chúng diễn ra liên tục; hai là, các hình thái tư bản cùng tồn tại và được chuyển hóa một
cách đều đặn. Vì vậy, tư bản là một sự vận động tuần hoàn của tư bản, là sư vận động liên tục
không ngừng.
Phù hợp với ba giai đoạn tuần hoàn của tư bản có ba hình thái của tư bản công nghiệp: tư bản
tiền tệ, tư bản sản xuất và tư bản hàng hóa.
Để tái sản xuất diễn ra một cách bình thường thì tư bản xã hội cũng như từng tư bản cá biệt
đều tồn tại cùng một lúc dưới cả ba hình thái. Ba hình thái của tư bản không phải là ba loại tư
bản khác nhau, mà là ba hình thái của một tư bản công nghiệp biểu hiện trong quá trình vận
động của nó. Song cũng trong quá trình vận động ấy đã chứa đựng khả năng tách rời của ba
hình thái tư bản. Trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản, khả năng tách rời đó đã làm
xuất hiện tư bản thương nghiệp và tư bản cho vay, hình thành các tập đoàn khác trong giai
cấp tư bản: chủ công nghiệp, nhà buôn, chủ ngân hàng, v v. chia nhau giá trị thặng dư.
.
Nghiên cứu tuần hoàn của tư bản là nghiên cứu mặt chất trong sự vận động của tư bản, còn
mặt lượng của sự vận động được nghiên cứu ở chu chuyển của tư bản.
b) Chu chuyển của tư bản
Sự tuần hòan của tư bản, nếu xét nó với tư cách là một quá trình định kỳ đổi mới và thường
xuyên lặp đi lặp lại thì gọi là chu chuyển của tư bản. Những tư bản khác nhau chu chuyển với
vận tốc khác nhau tùy theo thời gian sản xuất và lưu thông của hàng hóa. Thời gian chu
chuyển của tư bản bao gồm thời gian sản xuất và thời gian lưu thông.
- Thời gian sản xuất là thời gian tư bản nằm ở trong lĩnh vực sản xuất.
Thời gian sản xuất bao gồm: thời gian lao động, thời gian gián đoạn lao động và thời gian dự
trữ sản xuất. Thời gian sản xuất của tư bản dài hay ngắn là do tác động của nhiều nhân tố
như: tính chất của ngành sản xuất; quy mô hoặc chất lượng các sản phẩm: sự tác động của
quá trình tự nhiên đối với sản xuất; năng suất lao động và tình trạng dự trữ các yếu tố sản
xuất.
- Thời gian lưu thông là thời gian tư bản nằm trong lĩnh vực lưu thông.
Trong thời gian lưu thông, tư bản không làm chức năng sản xuất, do đó không sản xuất ra
hàng hóa, cũng không sản xuất ra giá trị thặng dư. Thời gian lưu thông gồm có thời gian mua
và thời gian bán hàng hóa. Thời gian lưu thông dài hay ngắn phụ thuộc các nhân tố sau đây:
thị trường xa hay gần, tình hình thị trường xấu hay tốt, trình độ phát triển của vận tải và giao
thông.
- Thời gian chu chuyển của tư bản càng rút ngắn thì càng tạo điều kiện cho giá trị thặng
dư được sản xuất ra nhiều hơn, tư bản càng lớn nhanh hơn.
Các loại tư bản khác nhau hoạt động trong những lĩnh vực khác nhau thì số vòng chu chuyển
không giống nhau. Để so sánh tốc độ vận động của các tư bản khác nhau, người ta tính số
vòng chu chuyển của các loại tư bản đó trong một thời gian nhất định.
Tốc độ chu chuyển của tư bản là số vòng (lần) chu chuyển của tư bản trong một năm.
Ta có công thức số vòng chu chuyển của tư bản như sau: n = CH/ch
Trong đó: (n) lả số vòng (hay lần) chu chuyển của tư bản; (CH) là thời gian trong năm; (ch)
là thời gian cho 1 vòng chu chuyển của tư bản.
Ví dụ: Một tư bản có thời gian 1 vòng chu chuyển là 6 tháng thì tốc độ chu chuyển trong năm
là: n = 12 tháng / 6 tháng = 2 vòng
Như vậy, tốc độ chu chuyển của tư bản tỷ lệ nghịch với thời gian 1 vòng chu chuyển của tư
bản. Muốn tăng tốc độ chu chuyển của tư bản phải giảm thời gian sản xuất và thời gian lưu
thông của nó.
Câu 4:
Tuần hoàn của tư bản là: Sự vận động của tư bản qua ba giai đoạn, tồn tại dưới ba hình thức,
thực hiện ba chức năng, rồi quay về hình thức xuất phát của nó.
Chu chuyển của tư bản là: quá trình định kỳ đổi mới diễn ra liên tục, lắp đi lắp lại, thì sự tuần
hoàn của tư bản sản xuất thì được gọi là chu chuyển của tư bản. Chu chuyển của tư bản nói
lên tốc độ vận động của tư bản nhanh hay chậm.
Sự giống nhau và khác nhau giữa tuần hoàn và chu chuyển của tư bản:
1. Tuần hoàn của tư bản.
- Mọi tư bản sản xuất trong quá trình vận động đều qua ba giai đoạn, tồn tại dưới ba hình thức
và thực hiện ba chức năng. Giai đoạn I, tư bản mang hình thức tiền tệ, thực hiện chức
năng mua các yếu tố sản xuất tư liệu sản xuất và sức lao động; Giai đoạn II, tư bản mang hình
thức tư bản sản xuất, thực hiện chức năng sản xuất ra hàng hóa và tạo ra giá trị thặng
; Giai đoạn III, tư bản mang hình thức tư bản hàng hóa với chức năng thực hiện giá trị và
giá trị thặng dư.
2. Chu chuyển của tư bản.
- Nhân tố làm tăng tốc độ chu chuyển của tư bản.
+ Nghiên cứu tốc độ chu chuyển của tư bản, chúng ta cần nghiên cứu thời gian chu
chuyển của tư bản. Thời gian chu chuyển của tư bản là khoảng thời gian từ khi tư bản ứng ra
dưới một hình thức nhất định đến khi nó trở về hình thức đó nhưng có thêm giá trị thặng dư.
Như vậy, để chu chuyển một vòng, tư bản phải trải qua hai giai đoạn lưu thông và một giai
đoạn sản xuất. Do đó, muốn tăng tốc độ chu chuyển của tư bản phải giảm bớt thời gian
lưu thông và thời gian sản xuất của nó. Muốn giảm bớt thời gian lưu thông, phải có phương
tiện giao thông vận tải tốt, đầy đủ và thuận tiện; đồng thời, các sản phẩm sản xuất ra phải có
giá trị sử dụng cao, giá thành hạ, hợp thị hiếu người tiêu dùng. Muốn giảm thời gian sản xuất
phải tăng năng suất lao động, giảm thời gian gián đoạn bằng cách ứng dụng khoa học kỹ
thuật...
+ Nghiên cứu chu chuyển của tư bản, cần hiểu được việc chu chuyển hai bộ phận giá
trị của tư bản sản xuất là tư bản cố định và tư bản lưu động.
+ Nghiên cứu chu chuyển của tư bản là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn trong việc sử
dụng tiền vốn trong sản xuất và kinh doanh hợp lý, nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao. Cần tăng
tốc độ chu chuyển tư bản cố định, tận dụng tối đa công suất máy móc, thiết bị. Phải
đẩy nhanh tốc độ xây dựng để đưa công trình vào sản xuất càng sớm càng tốt.
Câu 5:
Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư:
a. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối
Trong giai đoạn phát triển đầu tiên của sản xuất tư bản chủ nghĩa, khi kỹ thuật còn thấp, tiến
bộ chậm chạp thì phương pháp chủ yếu để tăng giá trị thặng dư là kéo dài ngày lao động của
công nhân. Giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư thu được trên cơ sở kéo dài tuyệt đối
ngày lao động của công nhân trong điều kiện thời gian lao động tất yếu không đổi.
VD: Ngày lao động là 8h, trong đó 4h là thời gian lao động tất yếu và 4h là thời gian lao động
thặng dư. Tỷ suất giá trị thặng dư là: m’ = 4h / 4h x 100% = 100%
Giả sử nhà tư bản kéo dài ngày lao động thêm 2h, trong khi thời gian tất yếu không thay đổi,
vẫn là 4h. Khi đó, tỷ suất giá trị thặng dư là: m’ = 6h / 4h x 100% = 150%
Như vậy, khi kéo dài tuyệt đối ngày lao động trong điều kiện thời gian lao động tất yếu không
thay đổi, thì thời gian lao động thặng dư tăng lên, nên tỷ suất giá trị thặng dư tăng lên. Trước
đây, tỷ suất giá trị thặng dư là 100% thì bây giờ là 150%.
Về mặt kinh tế, ngày lao động phải dài hơn thời gian lao động tất yếu, nhưng không thể vượt
quá giới hạn về thể chất và tinh thần của người lao động. Vì công nhân phải có thời gian ăn,
ngủ, nghỉ ngơi, giải trí để phục hồi sức khỏe. Việc kéo dài ngày lao động còn vấp phải sự
phản kháng của giai cấp công nhân. Còn giới hạn dưới của ngày lao động không thể bằng
thời gian lao động tất yếu, tức là thời gian lao động thặng dư bằng không.
b. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối
Khi sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển đến giai đoạn đại công nghiệp cơ khí, kỹ thuật đã
tiến bộ làm cho năng suất lao động tăng lên nhanh chóng, thì các nhà tưbản chuyển sang
phương thức bóc lột dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động xãhội, tức là bóc lột giá trị thặng
dư tương đối.Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư thu được bằng cách rút ngắn thời
gianlao động tất yếu lại để kéo dài một cách tương ứng thời gian lao động thặng dư trên cơ sở
tăng năng suất lao động xã hội trong điều kiện độ dài ngày lao động không đổi.
VD: Ngày lao động là 8h và được chia thành 4h là thời gian lao động tất yếu và 4h là thời
gian lao động thặng dư. Tỷ suất giá trị thặng dư là:
m’ = 4h / 4h x 100% = 100%
Giả định rằng ngày lao động không thay đổi, nhưng bây giờ công nhân chỉ cần 3h lao động
đã tạo ra được một lựơng giá trị mới bằng với giá trị sức lao động của mình.
Do đó, tỷ lệ phân chia ngày lao động sẽ thay đổi: 3h là thời gian lao động tất yếu và
5h là thời gian lao động thặng dư. Bây giờ, tỷ suất giá trị thặng dư sẽ là:
m’= 5h/ 3h x 100% = 166%
Như vậy, tỷ suất giá trị thặng dư đã tăng từ 100% lên 166%.Thời gian lao động tất yếu có
quan hệ với giá trị sức lao động. Muốn rút ngắn thời gian lao động tất yếu phải giảm giá trị
sức lao động. Để hạ thấp được giá trị sức lao động thì phải giảm được giá trị các tư liệu sinh
hoạt và dịch vụ cần thiết để tái sản xuất sức lao động, do đó phải tăng năng suất lao động
trong các ngành sản xuất ra tư liệu sinh hoạt. Lịch sử phát triển của lực lượng sản xuất và của
năng suất lao động xã hội dưới chủ nghĩa tư bản đã trải qua ba giai đoạn: hợp tác giản đơn,
công trường thủ công và đại công nghiệp cơ khí, đó cũng là quá trình nâng cao trình độ bóc
lột giá trị thặng dư tương đối.
Câu 6:
Những nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích luỹ và một số hệ quả của quá trình tích luỹ tư bản:
1. Những nhân tố ảnh hưởng:
Thứ nhất: Về trình độ bóc lột giá trị thặng dư khi muốn tăng khối lượng giá trị thặng
dư, nhà tư bản phải tăng thêm máy móc, thiết bị và công nhân
Nhưng nhà tư bản có thể không tăng thêm công nhân mà bắt số công nhân hiện có
tăng thời gian lao động và cường độ lao động; đồng thời, tận dụng một cách triệt để
công suất của số máy móc hiện có, chỉ tăng thêm nguyên liệu tương ứng.
Thứ hai: Năng suất lao động
Năng suất lao động xã hội tăng lên thì giá cả tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng
giảm. Sự giảm này đem lại hai hệ quả cho tích luỹ: Một là, với khối lượng giá trị
thặng dư nhất định, phần dành cho tích luỹ có thể lấn sang phần tiêu dùng, trong khi
sự tiêu dùng của nhà tư bản không giảm mà vẫn có thể bằng hoặc cao hơn trước. Hai
là, một lượng giá trị thặng dư nhất định dành cho tích luỹ cũng có thể chuyển hóa
thành một khối lượng tư liệu sản xuất và sức lao động phụ thêm nhiều hơn trước.
Thứ ba: Về chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng
Tư bản sử dụng là khối lượng giá trị những tư liệu lao động mà toàn bộ quy mô hiện
vật của chúng đều hoạt động trong quá trình sản xuất sản phẩm. Còn tư bản tiêu dùng
là phần giá trị những tư liệu lao động ấy được chuyển vào sản phẩm theo từng chu kì
sản xuất dưới dạng khấu hao. Do đó, có sự chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản
tiêu dùng. Sự chênh lệch này là thước đo sự tiến bộ của lực lượng sản xuất.
Thứ tư: Quy mô của tư bản ứng trước
Với trình độ bóc lột không thay đổi, thì khối lượng giá trị thặng dư do khối lượng tư
bản khả biến quyết định. Do đó quy mô của tư bản ứng trước, nhất là bộ phận tư bản
khả biến càng lớn, thì khối lượng giá trị thặng dư bóc lột được càng lớn, do đó tạo
điều kiện tăng thêm quy mô của tích luỹ tư bản. Từ sự nghiên cứu bốn nhân tố quyết
định quy mô của tích luỹ tư bản có thể rút ra nhận xét chung là để tăng quy mô tích
luỹ tư bản, cần khai thác tốt nhất lực lượng lao động xã hội, tăng năng suất lao động,
sử dụng triệt để công suất của máy móc, thiết bị và tăng quy mô vốn đầu tư ban đầu.
2. Những hệ quả của quá trình tích lũy cơ bản :
Hệ quả thứ nhất: tích lũy tư bản .làm tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản
- Để hiểu được bản chất cấu tạo hữu cơ là gì, ta cần chú ý tới 2 khái niệm: cấu tạo kỹ
thuật của tư bản và cấu tạo giá trị của tư bản.
- Ta cùng trở lại với quá trình sản xuất Tư bản chủ nghĩa. Để sản xuất, nhà tư bản phải
ứng trước tư bản để mua các yếu tố đầu vào gồm : mua tư liệu sản xuất và mua sức
lao động của người công nhân. Cấu tạo của tư bản đầu vào có thể được xem xét bằng
hình thái hiện vật và hình thái giá trị.
- Về hình thái hiện vật, cấu tạo của tư bản gồm tư liệu sản xuất (máy móc, nhà
xưởng, nguyên, nhiên liệu) và sức lao động. Và tỷ lệ giữa khối lượng tư liệu sản xuất
với số lượng lao động cần thiết đó gọi là cấu tạo kỹ thuật của tư bản. Nó hiện vật hóa
bằng số lượng máy móc, nguyên liệu, năng lượng do một công nhân sử dụng trong
một thời gian nhất định.
Ví dụ như: 1 máy dệt / 1 công nhân, 1000kwh điện / 1 công nhân hoặc 100 m vải/ 1
công nhân.
- Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, của tiến bộ khoa học; thì cấu tạo kỹ
thuật của tư bản có xu hướng ngày càng tăng lên.
Giả sử như ban đầu, tỷ lệ là 1 máy dệt/ 1 công nhân chỉ sử dụng, nhưng khi khi khoa
học kỹ thuật phát triển, tự động hóa xuất hiện, 1 công nhân có thể xử lý 2 đến 3 máy
dệt 1 lúc. Cấu tạo kỹ thuật của tư bản có xu hướng ngày càng tăng lên là vì đó.
+ Tích lũy Tư bản có thể xét trên 2 mặt: Hiện vật và giá trị
+ Tích lũy TB xét trên 2 mặt: Hiện vật và giá trị
- Xét về mặt giá trị, tức là ta gạt bỏ hình hiện vật sang 1 bên, giá tư bản ứng trước
được chia thành 2 phần : Giá tri Tư bản bất biến (c) và giá trị tư bản khả biến (v). Khi
đó, tỷ lệ giữa số lượng giá trị tư bản bất biến và số lượng giá trị tư bản khả biến để sản
xuất gọi là cấu tạo giá trị của tư bản.
Ví dụ: Một lượng tư bản ứng trước là 100.000 $, trong đó giá trị tư bản bất biến (c) là
80.000 $ và giá trị tư bản khả biến (v) là 20.000$. Vậy tỷ lệ giữa giá trị tư bản bất biến
và giá trị tư bản khả biến chính là cấu tạo giá trị của tư bản bằng :
c/v = 80.000 / 20.000 = 4/1.
- Cấu tạo kỹ thuật và cấu tạo giá trị của tư bản có quan hệ chặt chẽ với nhau. Sự thay
đổi của cấu tạo kỹ thuật sẽ dẫn đến sự thay đổi trong cấu tạo giá trị của tư bản. Tỷ lệ 1
máy dệt /1 công nhân giá trị là 80.000 $/20.000$ thì khi tăng lên 2 máy dệt /1 công
nhân đương nhiên có thể sẽ kéo theo tỷ lệ giá trị 160.000 $/20.000 $.
- Bởi vậy, cấu tạo kỹ thuật quyết định cấu tạo giá trị và cấu tạo giá trị phản ánh cấu tạo
kỹ thuật.
- Cấu tạo hữu cơ là cấu tạo giá trị do cấu tạo kỹ thuật quyết định và phản ánh sự thay
đổi của cấu tạo kỹ thuật.
- Như vậy, cấu tạo hữu cơ bản chất là cấu tạo giá trị, nhưng mang ý nghĩa toàn diện
hơn, nó phản ánh đươc mối quan hệ qua lại với cấu tạo kỹ thuật của tư bản.
Trong sản xuất tư bản chủ nghĩa, với tiến bộ của khoa học, cấu tạo kỹ thuật của tư bản
ngày càng tăng, do đó cấu tạo giá trị của tư bản của tư bản cũng tăng lên, nên cấu tạo
hữu cơ của tư bản cũng ngày càng tăng lên.
Hệ quả thứ hai, tích lũy tư bản làm tăng tích tụ và tập trung tư bản.
- Để mở rộng quy mô sản xuất, nhà tư bản sẽ tái sản xuất mở rộng, tư bản hóa giá trị
thặng dư tức là trích một phần giá trị thặng dư thu được đem trở lại đầu tư sản xuất
cho chu kỳ sản xuất tiếp theo. Quá trình đó Mác gọi là tích tụ tư bản.
Ví dụ: Năm thứ nhất , tư bản ứng trước 100.000 $ vào đầu tư.
Năm thứ hai, tư bản thu được giá trị thặng dư và tiếp tục dùng 10.000 $ để tái
sản xuất. Tư bản đầu tư tăng lên 110.000$.
Năm thứ ba, tư bản đầu tư tăng lên 120.000 $
Tương tự như vậy, dần dần tư bản cá biệt không ngừng lớn lên. Đó là quá trình tích tụ
của tư bản.
- Tích tụ tư bản là kết quả trực tiếp của tích lũy tư bản, nó phản ánh quan hệ kinh tế - xã
hội giữa người công nhân và nhà tư bản, giai cấp công nhân và giai cấp tư sản.
- Ngoài ra, để mở rộng quy mô sản xuất, nhà tư bản có thể hợp nhất tư bản cá biệt
thành một tư bản cá biệt lớn hơn, đó chính là quá trình tập trung tư bản.
Ví dụ như :
Tư bản cá biệt A : có tư bản đầu tư 100.000 $
Tư bản cá biệt B : có tư bản đầu tư 200.000 $
Tư bản cá biệt C : có tư bản đầu tư 300.000 $
Sự tập trung tư bản diễn ra, khi hợp nhất 3 tư bản cá biệt thành tư bản D có quy mô
lớn hơn bằng 600.000 $.
- Có thể thấy, sự khác biệt giữa tích tụ và tập trung tư bản là ở chỗ :
Tích tụ tư bản làm cho tư bản cá biệt tăng lên và tư bản xã hội cũng tăng theo. Còn
tập trung tư bản chỉ làm cho tư bản cá biệt tăng quy mô còn tư bản xã hội vẫn như cũ.
Tích tụ và tập trung tư bản có sự tác động tương hỗ với nhau và đều góp phần tạo tiền
đề để đẩy nhanh tích lũy.
Hệ quả thứ ba, Tích lũy tư bản làm bần cùng hóa người lao động làm thuê.
- Ở hệ quả thứ nhất, ta thấy việc tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản (chính là việc sử dụng
nhiều máy móc hơn) làm cho một bộ phận người lao động bị thất nghiệp và bần cùng
hóa lao động làm thuê.
- Do đó, quá trình tích lũy tư bản có tính hai mặt, một mặt thể hiện sự tích lũy sự giàu
sang về phía giai cấp tư sản ; mặt khác tích lũy sự bần cùng về phía công nhân làm
thuê.
- Bần cùng hóa thể hiện dưới hai hình thức là bần cùng hóa tương đối và bần cùng hóa
tuyệt đối.
+ Bần cùng hóa tương đối là tỷ lệ thu nhập của giai cấp công nhân trong thu nhập
quốc dân ngày càng giảm, còn tỷ lệ thu nhập của giai cấp tư bản ngày càng tăng.
Ví dụ : sau chu kỳ sản xuất, thu nhập của giai cấp tư bản tăng 5%, trong khi thu nhập
của công nhân có thể chỉ tăng 2%. Mặc dù, có thể thể thu nhập của giai câp công nhân
tăng tuyệt đối nhưng tăng chậm hơn nhiều so với thu nhập giai cấp tư sản. Khoảng
cách chênh lệch giàu nghèo ngày càng gia tăng.
+ Bần cùng hóa tuyệt đối thể hiện ở sự sụt giảm tuyệt đối về mức sống của giai cấp
công nhân làm thuê. Thể hiện rõ nét ở những người đang thất nghiệp, ở toàn bộ giai
cấp công nhân khi tình hình kinh tế khó khăn (khủng hoảng, lạm phát, suy thoái…), ở
công nhân trong các nước nghèo…
Ví dụ : thu nhập của người công nhân không tăng, nhưng lạm phát cao, tiền mất giá,
nền kinh tế suy thoái. Tiền sinh hoạt trước đây 500 $ có thể tiêu dùng cho gia đình
trong 1 tháng, nhưng khi tiền mất giá, thì 500$ không thể tiêu dùng được trong 1
tháng như trước nữa.
| 1/10

Preview text:

Trịnh Thanh Thương – 2173411921
CÂU HỎI THẢO LUẬN TUẦN 5 + 6
Câu 1. Phân tích thuộc tính của hàng hoá sức lao động?
Câu 2. Phân biệt Tư bản bất biến, tư bản khả biến, tư bản cố định và tư bản lưu động
Câu 3. Làm rõ quá trình tuần hoàn và chu chuyển của Tư bản?
Câu 4. Tuần hoàn và chu chuyển của tư bản là gì? Làm rõ sự giống nhau và khác nhau giữa
tuần hoàn và chu chuyển của tư bản?
Câu 5. Trình bày các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư?
Câu 6. Trình bày những nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích luỹ và một số hệ quả của quá trình tích luỹ tư bản BÀI LÀM: Câu 1:
2 thuộc tính của hàng hoá sức lao động:
1. Giá trị hàng hoá sức lao động: -
Giá trị hàng hoá sức lao động là do thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và
tái sản xuất sức lao động. -
Giá trị hàng hóa sức lao động được tạo thành sau một quá trình lao động hiệu
quả. Nhằm đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng lao động. -
Sức lao động tồn tại như năng lực sống của con người. Người lao động cần tiêu hao
một lượng tư liệu sinh hoạt nhất định. Từ đó tạo ra năng lực lao động đó. -
Thời gian lao động xã hội cần thiết để tái sản xuất ra sức lao động sẽ được quy thành
thời gian để sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt. Nhằm nuôi sống bản thân người công
nhân và gia đình anh ta. Hay nói cách khác, giá trị hàng hoá sức lao động được đo
gián tiếp bằng giá trị của những tư liệu sinh hoạt cần thiết. Nhằm tái sản xuất ra sức lao động. -
Hàng hóa sức lao động bao gồm cả yếu tố tinh thần như: Về nhu cầu văn hóa; Tinh
thần và yếu tố lịch sử cũng các hoàn cảnh lịch sử mỗi quốc gia, điều kiện địa lý, khí hậu của nước đó. -
Tư liệu cung cấp cho người lao động để đáp ứng quá trình sản xuất lao động là cần
thiết để tái sản xuất lao động, đào tạo người công nhân. Ngoài ra nó là giá trị cần thiết
cho chính người lao động, gia đình và xã hội.
2. Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động -
Giá trị sử dụng hàng hóa sức lao động biểu hiện quá trình lao động của chính người công nhân. -
Là quá trình tiêu dùng, sản xuất ra một loại hàng hóa nào đó. Đồng thời tạo ra một giá
trị mới lớn hơn giá trị của bản thân hàng hóa sức lao động. -
Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động là nguồn gốc sinh ra giá trị. Tức là nó có
thể tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó. Nhằm đáp ứng được nhu cầu sử
dụng lao động của chủ lao động. Câu 2:
Phân biệt Tư bản bất biến, tư bản khả biến, tư bản cố định và tư bản lưu động:
1. Tư bản bất biến
Để sản xuất ra giá trị thặng dư, nhà tư bản phải ứng trước tư bản ra để mua tư liệu sản xuất và sức lao động.
Trong quá trình sản xuất , giá trị của tư liệu sản xuất được lao động cụ thể của người công
nhân chuyển vào sản phẩm mới, lượng giá trị của chúng không đổi. Bộ phận tư bản ấy được
gọi là tư bản bất biến .
2. Tư bản khả biến
Nhưng đối với bộ phận tư bản dùng để mua sức lao động thì trong quá trình sản xuất, bằng
lao động trừu tượng của mình, người công nhân tạo ra một giá trị mới không chỉ bù đắp đủ
giá trị sức lao động của công nhân mà còn tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản. Như vậy, bộ
phận tư bản này đã có sự biến đổi về lượng và được gọi là tư bản khả biến
 Việc phân chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến phản ánh được nguồn
gốc sinh ra giá trị thặng dư. Trong quá trình sản xuất, tư bản bất biến chỉ là điều kiện
để sinh ra giá trị thặng dư còn tư bản khả biến mới là nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư.
 Việc phân chia tư bản bất biến và tư bản khả biến là dựa vào vai trò của từng bộ phận
tư bản trong quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư
VD: trong kinh doanh bán cà phê. Mỗi ngày làm được 100 ly, mỗi ly 5$ doanh  số là 500$.
- Tiền vốn mỗi ly cà phê là 3$ trong đó chia ra :
+ Vốn khả biến : cà phê 1,5$; đường : 1$; nước sôi 0,5$ . Gọi là khả biến vì nó tăng giảm theo doanh số.
+ Vốn bất biến : tiền thuê mặt bằng, tiền lương nhân viên, tiền điện...mỗi ngày 100$. Số
này không thay đổi theo doanh số, ngày đó trời mưa bão không bán được ly cà phê nào bạn
vẫn tốn như thế. Vây ngày hôm đó bạn sẽ lời được : 500- ( 200 khả biến + 100 bất biến) = 100$.
3. Tư bản cố định
Tư bản cố định là bộ phận chủ yếu của tư bản sản xuất (máy móc, nhà xưởng) tham gia toàn
bộ vào quá trình sản xuất nhưng giá trị của nó không chuyển hết một lần vào sản phẩm mà
chuyển dần từng phần theo mức độ hao mòn của nó trong thời gian sản xuất. Có hai loại hao
mòn là hao mòn hữu hình (hao mòn về vật chất, hao mòn về giá trị sử dụng do tác động của
tự nhiên) và hao mòn vô hình (hao mòn tuần tuý về mặt giá trị do xuất hiện những máy móc
hiện đại hơn, rẻ hơn hoặc có công suất lớn hơn).
4. Tư bản lưu động
Còn tư bản lưu động là một bộ phận của tư bản sản xuất (nguyên nhiên liệu, sức lao động)
được tiêu dùng hoàn toàn trong một chu kỳ sản xuất và giá trị của nó được chuyển toàn bộ
vào sản phẩm trong quá trình sản xuất. Tư bản lưu động chu chuyển nhanh hơn tư bản cố
định và việc tăng tốc độ chu chuyển của tư bản lưu động cóý nghĩaquan trọng. Nó giúp cho
việc tiết kiệm được tư bản ứng trước cũng như làm tăng tỷ suất giá trị thặng dư trong năm.
 Việc phân chia tư bản cố định và tư bản lưu động là dựa vào phương thức chuyển dịch
giá trị của chúng vào sản phẩm trong quá trình sản xuất hay dựa vào tính chất chu chuyển của tư bản.
 Việc phân chia tư bản cố định và tư bản lưu động tuy không phản ánh nguồn gốc sinh
ra giá trị thặng dư nhưng lại có ý nghĩa quan trong trong việc quản lý kinh tế. Nó là
cơ sở để quản lý, sử dụng vốn cố định và vốn lưu động một cách có hiệu quả cao.
VD: để dệt được 5 kg sợi, thì cần phải có 5 kg bông, và phải mất 2 h lao động của công nhân.
Có nghĩa rằng, tư bản lưu động tồn tại dưới dạng 5kg bông và mua 2h sức lao động của người
công nhân, trong 1 chu kỳ sản xuất, nó phải dịch chuyển toàn bộ giá trị vào sản phẩm thì mới có được 5 kg sợi. Câu 3:
Làm rõ quá trình tuần hoàn và chu chuyển của Tư bản:
a) Tuần hoàn của tư bản
Tư bản công nghiệp (với nghĩa các ngành sản xuất vật chất), trong quá trình tuần hoàn đều
vận động theo công thức:
Sự vận động này trải qua ba giai đoạn: hai giai đoạn lưu thông và một giai đoạn sản xuất. -
Giai đoạn thứ nhất -
giai đoạn lưu thông:
Nhà tư bản xuất hiện trên thị trường các yếu tố sản xuất để mua tư liệu sản xuất và sức lao động.
Quá trình lưu thông đó được biểu thị như sau:
Giai đoạn này tư bản tồn tại dưới hình thái tư bản tiền tệ, chức năng giai đoạn này là mua các
yếu tố cho quá trình sản xuất, tức là biến tư bản tiền tệ thành tư bản sản xuất. -
Giai đoạn thứ hai - giai đoạn sản xuất:
Trong giai đoạn này tư bản tồn tại dưới hình thái tư bản sản xuất (TBSX), có chức năng thực
hiện sự kết hợp hai yếu tố tư liệu sản xuất và sức lao động để sản xuất ra hàng hóa là trong
giá trị của nó có giá trị thặng dư. Trong các giai đoạn tuần hoàn của tư bản thì giai đoạn sản
xuất có ý nghĩa quyết định nhất, vì nó gắn trực tiếp với mục đích của nền sản xuất tư bản chủ
nghĩa.Kết thúc của giai đoạn thứ hai là tư bản sản xuất chuyển hóa thành tư bản hàng hóa. -
Giai đoạn thứ ba - giai đoạn lưu thông: H' - T'
Trong giai đoạn này tư bản tồn tại dưới hình thái tư bản hàng hóa, chức năng là thực hiện giá
trị của khối lượng hàng hóa đã sản xuất ra trong đó đã bao hàm một lượng giá trị thặng dư.
Trong giai đoạn này, nhà tư bản trở lại thị trường với tư cách là người bán hàng. Hàng hóa
của nhà tư bản được chuyển hóa thành tiền.
Kết thúc giai đoạn thứ ba, tư bản hàng hóa chuyển hóa thành tư bản tiền tệ. Đến đây, mục
đích của nhà tư bản đã được thực hiện, tư bản quay trở lại hình thái ban đầu trong tay chủ của
nó nhưng với số lượng lớn hơn trước.
Sự vận động của tư bản qua ba giai đoạn nói trên là sự vận động có tinh tuần hoàn: tư bản
ứng ra dưới hình thái tiền và rồi đến khi quay trở về cũng dưới hình thái tiền có kèm theo giá
trị thặng dư. Quá trình đó tiếp tục được lặp đi, lặp lại không ngừng gọi là sự vận động tuần hoàn của tư bản.
Vậy, tuần hoàn của tư bản là sự vận động liên tục của tư bản trải qua ba giai đoạn, lần lượt
mang ba hình thái khác nhau, thực hiện ba chức năng khác nhau để rồi lại quay trở về hình
thái ban đầu có kèm theo giá trị thặng dư.
Tuần hoàn của tư bản chỉ có thể tiến hành bình thường trong điều kiện các giai đoạn khác
nhau của nó không ngừng được chuyển tiếp. Mặc khác, tư bản phải nằm lại ở mỗi gia đoạn
tuần hoàn trong một thời gian nhất định. Hay nói cách khác, tuần hoàn của tư bản chỉ tiến
hành một cách bình thường khi hai điều kiện sau đây được thỏa mãn: một là, các giai đoạn
của chúng diễn ra liên tục; hai là, các hình thái tư bản cùng tồn tại và được chuyển hóa một
cách đều đặn. Vì vậy, tư bản là một sự vận động tuần hoàn của tư bản, là sư vận động liên tục không ngừng.
Phù hợp với ba giai đoạn tuần hoàn của tư bản có ba hình thái của tư bản công nghiệp: tư bản
tiền tệ, tư bản sản xuất và tư bản hàng hóa.
Để tái sản xuất diễn ra một cách bình thường thì tư bản xã hội cũng như từng tư bản cá biệt
đều tồn tại cùng một lúc dưới cả ba hình thái. Ba hình thái của tư bản không phải là ba loại tư
bản khác nhau, mà là ba hình thái của một tư bản công nghiệp biểu hiện trong quá trình vận
động của nó. Song cũng trong quá trình vận động ấy đã chứa đựng khả năng tách rời của ba
hình thái tư bản. Trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản, khả năng tách rời đó đã làm
xuất hiện tư bản thương nghiệp và tư bản cho vay, hình thành các tập đoàn khác trong giai
cấp tư bản: chủ công nghiệp, nhà buôn, chủ ngân hàng, v v
. . chia nhau giá trị thặng dư.
Nghiên cứu tuần hoàn của tư bản là nghiên cứu mặt chất trong sự vận động của tư bản, còn
mặt lượng của sự vận động được nghiên cứu ở chu chuyển của tư bản.
b) Chu chuyển của tư bản
Sự tuần hòan của tư bản, nếu xét nó với tư cách là một quá trình định kỳ đổi mới và thường
xuyên lặp đi lặp lại thì gọi là chu chuyển của tư bản. Những tư bản khác nhau chu chuyển với
vận tốc khác nhau tùy theo thời gian sản xuất và lưu thông của hàng hóa. Thời gian chu
chuyển của tư bản bao gồm thời gian sản xuất và thời gian lưu thông. -
Thời gian sản xuất là thời gian tư bản nằm ở trong lĩnh vực sản xuất.
Thời gian sản xuất bao gồm: thời gian lao động, thời gian gián đoạn lao động và thời gian dự
trữ sản xuất. Thời gian sản xuất của tư bản dài hay ngắn là do tác động của nhiều nhân tố
như: tính chất của ngành sản xuất; quy mô hoặc chất lượng các sản phẩm: sự tác động của
quá trình tự nhiên đối với sản xuất; năng suất lao động và tình trạng dự trữ các yếu tố sản xuất. -
Thời gian lưu thông là thời gian tư bản nằm trong lĩnh vực lưu thông.
Trong thời gian lưu thông, tư bản không làm chức năng sản xuất, do đó không sản xuất ra
hàng hóa, cũng không sản xuất ra giá trị thặng dư. Thời gian lưu thông gồm có thời gian mua
và thời gian bán hàng hóa. Thời gian lưu thông dài hay ngắn phụ thuộc các nhân tố sau đây:
thị trường xa hay gần, tình hình thị trường xấu hay tốt, trình độ phát triển của vận tải và giao thông. -
Thời gian chu chuyển của tư bản càng rút ngắn thì càng tạo điều kiện cho giá trị thặng
dư được sản xuất ra nhiều hơn, tư bản càng lớn nhanh hơn.
Các loại tư bản khác nhau hoạt động trong những lĩnh vực khác nhau thì số vòng chu chuyển
không giống nhau. Để so sánh tốc độ vận động của các tư bản khác nhau, người ta tính số
vòng chu chuyển của các loại tư bản đó trong một thời gian nhất định.
Tốc độ chu chuyển của tư bản là số vòng (lần) chu chuyển của tư bản trong một năm.
Ta có công thức số vòng chu chuyển của tư bản như sau: n = CH/ch
Trong đó: (n) lả số vòng (hay lần) chu chuyển của tư bản; (CH) là thời gian trong năm; (ch)
là thời gian cho 1 vòng chu chuyển của tư bản.
Ví dụ: Một tư bản có thời gian 1 vòng chu chuyển là 6 tháng thì tốc độ chu chuyển trong năm
là: n = 12 tháng / 6 tháng = 2 vòng
Như vậy, tốc độ chu chuyển của tư bản tỷ lệ nghịch với thời gian 1 vòng chu chuyển của tư
bản. Muốn tăng tốc độ chu chuyển của tư bản phải giảm thời gian sản xuất và thời gian lưu thông của nó. Câu 4:
Tuần hoàn của tư bản là: Sự vận động của tư bản qua ba giai đoạn, tồn tại dưới ba hình thức,
thực hiện ba chức năng, rồi quay về hình thức xuất phát của nó.
Chu chuyển của tư bản là: quá trình định kỳ đổi mới diễn ra liên tục, lắp đi lắp lại, thì sự tuần
hoàn của tư bản sản xuất thì được gọi là chu chuyển của tư bản. Chu chuyển của tư bản nói
lên tốc độ vận động của tư bản nhanh hay chậm.
Sự giống nhau và khác nhau giữa tuần hoàn và chu chuyển của tư bản:
1. Tuần hoàn của tư bản.
- Mọi tư bản sản xuất trong quá trình vận động đều qua ba giai đoạn, tồn tại dưới ba hình thức
và thực hiện ba chức năng. Giai đoạn I, tư bản mang hình thức tiền tệ, thực hiện chức
năng mua các yếu tố sản xuất tư liệu sản xuất và sức lao động; Giai đoạn II, tư bản mang hình
thức tư bản sản xuất, thực hiện chức năng sản xuất ra hàng hóa và tạo ra giá trị thặng
; Giai đoạn III, tư bản mang hình thức tư bản hàng hóa với chức năng thực hiện giá trị và giá trị thặng dư.
2. Chu chuyển của tư bản.
- Nhân tố làm tăng tốc độ chu chuyển của tư bản.
+ Nghiên cứu tốc độ chu chuyển của tư bản, chúng ta cần nghiên cứu thời gian chu
chuyển của tư bản. Thời gian chu chuyển của tư bản là khoảng thời gian từ khi tư bản ứng ra
dưới một hình thức nhất định đến khi nó trở về hình thức đó nhưng có thêm giá trị thặng dư.
Như vậy, để chu chuyển một vòng, tư bản phải trải qua hai giai đoạn lưu thông và một giai
đoạn sản xuất.
Do đó, muốn tăng tốc độ chu chuyển của tư bản phải giảm bớt thời gian
lưu thông và thời gian sản xuất của nó. Muốn giảm bớt thời gian lưu thông, phải có phương
tiện giao thông vận tải tốt, đầy đủ và thuận tiện; đồng thời, các sản phẩm sản xuất ra phải có
giá trị sử dụng cao, giá thành hạ, hợp thị hiếu người tiêu dùng. Muốn giảm thời gian sản xuất
phải tăng năng suất lao động, giảm thời gian gián đoạn bằng cách ứng dụng khoa học kỹ thuật...
+ Nghiên cứu chu chuyển của tư bản, cần hiểu được việc chu chuyển hai bộ phận giá
trị của tư bản sản xuất là tư bản cố định và tư bản lưu động.
+ Nghiên cứu chu chuyển của tư bản là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn trong việc sử
dụng tiền vốn trong sản xuất và kinh doanh hợp lý, nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao. Cần tăng
tốc độ chu chuyển tư bản cố định, tận dụng tối đa công suất máy móc, thiết bị. Phải
đẩy nhanh tốc độ xây dựng để đưa công trình vào sản xuất càng sớm càng tốt. Câu 5:
Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư:
a. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối
Trong giai đoạn phát triển đầu tiên của sản xuất tư bản chủ nghĩa, khi kỹ thuật còn thấp, tiến
bộ chậm chạp thì phương pháp chủ yếu để tăng giá trị thặng dư là kéo dài ngày lao động của
công nhân. Giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư thu được trên cơ sở kéo dài tuyệt đối
ngày lao động của công nhân trong điều kiện thời gian lao động tất yếu không đổi.
VD: Ngày lao động là 8h, trong đó 4h là thời gian lao động tất yếu và 4h là thời gian lao động
thặng dư. Tỷ suất giá trị thặng dư là: m’ = 4h / 4h x 100% = 100%
Giả sử nhà tư bản kéo dài ngày lao động thêm 2h, trong khi thời gian tất yếu không thay đổi,
vẫn là 4h. Khi đó, tỷ suất giá trị thặng dư là: m’ = 6h / 4h x 100% = 150%
Như vậy, khi kéo dài tuyệt đối ngày lao động trong điều kiện thời gian lao động tất yếu không
thay đổi, thì thời gian lao động thặng dư tăng lên, nên tỷ suất giá trị thặng dư tăng lên. Trước
đây, tỷ suất giá trị thặng dư là 100% thì bây giờ là 150%.
Về mặt kinh tế, ngày lao động phải dài hơn thời gian lao động tất yếu, nhưng không thể vượt
quá giới hạn về thể chất và tinh thần của người lao động. Vì công nhân phải có thời gian ăn,
ngủ, nghỉ ngơi, giải trí để phục hồi sức khỏe. Việc kéo dài ngày lao động còn vấp phải sự
phản kháng của giai cấp công nhân. Còn giới hạn dưới của ngày lao động không thể bằng
thời gian lao động tất yếu, tức là thời gian lao động thặng dư bằng không.
b. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối
Khi sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển đến giai đoạn đại công nghiệp cơ khí, kỹ thuật đã
tiến bộ làm cho năng suất lao động tăng lên nhanh chóng, thì các nhà tưbản chuyển sang
phương thức bóc lột dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động xãhội, tức là bóc lột giá trị thặng
dư tương đối.Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư thu được bằng cách rút ngắn thời
gianlao động tất yếu lại để kéo dài một cách tương ứng thời gian lao động thặng dư trên cơ sở
tăng năng suất lao động xã hội trong điều kiện độ dài ngày lao động không đổi.
VD: Ngày lao động là 8h và được chia thành 4h là thời gian lao động tất yếu và 4h là thời
gian lao động thặng dư. Tỷ suất giá trị thặng dư là: m’ = 4h / 4h x 100% = 100%
Giả định rằng ngày lao động không thay đổi, nhưng bây giờ công nhân chỉ cần 3h lao động
đã tạo ra được một lựơng giá trị mới bằng với giá trị sức lao động của mình.
 Do đó, tỷ lệ phân chia ngày lao động sẽ thay đổi: 3h là thời gian lao động tất yếu và
5h là thời gian lao động thặng dư. Bây giờ, tỷ suất giá trị thặng dư sẽ là: m’= 5h/ 3h x 100% = 166%
Như vậy, tỷ suất giá trị thặng dư đã tăng từ 100% lên 166%.Thời gian lao động tất yếu có
quan hệ với giá trị sức lao động. Muốn rút ngắn thời gian lao động tất yếu phải giảm giá trị
sức lao động. Để hạ thấp được giá trị sức lao động thì phải giảm được giá trị các tư liệu sinh
hoạt và dịch vụ cần thiết để tái sản xuất sức lao động, do đó phải tăng năng suất lao động
trong các ngành sản xuất ra tư liệu sinh hoạt. Lịch sử phát triển của lực lượng sản xuất và của
năng suất lao động xã hội dưới chủ nghĩa tư bản đã trải qua ba giai đoạn: hợp tác giản đơn,
công trường thủ công và đại công nghiệp cơ khí, đó cũng là quá trình nâng cao trình độ bóc
lột giá trị thặng dư tương đối. Câu 6:
Những nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích luỹ và một số hệ quả của quá trình tích luỹ tư bản:
1. Những nhân tố ảnh hưởng:
Thứ nhất: Về trình độ bóc lột giá trị thặng dư khi muốn tăng khối lượng giá trị thặng
dư, nhà tư bản phải tăng thêm máy móc, thiết bị và công nhân
Nhưng nhà tư bản có thể không tăng thêm công nhân mà bắt số công nhân hiện có
tăng thời gian lao động và cường độ lao động; đồng thời, tận dụng một cách triệt để
công suất của số máy móc hiện có, chỉ tăng thêm nguyên liệu tương ứng.
Thứ hai: Năng suất lao động
Năng suất lao động xã hội tăng lên thì giá cả tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng
giảm. Sự giảm này đem lại hai hệ quả cho tích luỹ: Một là, với khối lượng giá trị
thặng dư nhất định, phần dành cho tích luỹ có thể lấn sang phần tiêu dùng, trong khi
sự tiêu dùng của nhà tư bản không giảm mà vẫn có thể bằng hoặc cao hơn trước. Hai
là, một lượng giá trị thặng dư nhất định dành cho tích luỹ cũng có thể chuyển hóa
thành một khối lượng tư liệu sản xuất và sức lao động phụ thêm nhiều hơn trước.
Thứ ba: Về chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng
Tư bản sử dụng là khối lượng giá trị những tư liệu lao động mà toàn bộ quy mô hiện
vật của chúng đều hoạt động trong quá trình sản xuất sản phẩm. Còn tư bản tiêu dùng
là phần giá trị những tư liệu lao động ấy được chuyển vào sản phẩm theo từng chu kì
sản xuất dưới dạng khấu hao. Do đó, có sự chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản
tiêu dùng. Sự chênh lệch này là thước đo sự tiến bộ của lực lượng sản xuất.
Thứ tư: Quy mô của tư bản ứng trước
Với trình độ bóc lột không thay đổi, thì khối lượng giá trị thặng dư do khối lượng tư
bản khả biến quyết định. Do đó quy mô của tư bản ứng trước, nhất là bộ phận tư bản
khả biến càng lớn, thì khối lượng giá trị thặng dư bóc lột được càng lớn, do đó tạo
điều kiện tăng thêm quy mô của tích luỹ tư bản. Từ sự nghiên cứu bốn nhân tố quyết
định quy mô của tích luỹ tư bản có thể rút ra nhận xét chung là để tăng quy mô tích
luỹ tư bản, cần khai thác tốt nhất lực lượng lao động xã hội, tăng năng suất lao động,
sử dụng triệt để công suất của máy móc, thiết bị và tăng quy mô vốn đầu tư ban đầu.
2. Những hệ quả của quá trình tích lũy cơ bản :
Hệ quả thứ nhất: tích lũy tư bản làm tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản. -
Để hiểu được bản chất cấu tạo hữu cơ là gì, ta cần chú ý tới 2 khái niệm: cấu tạo kỹ
thuật của tư bản và cấu tạo giá trị của tư bản. -
Ta cùng trở lại với quá trình sản xuất Tư bản chủ nghĩa. Để sản xuất, nhà tư bản phải
ứng trước tư bản để mua các yếu tố đầu vào gồm : mua tư liệu sản xuất và mua sức
lao động của người công nhân. Cấu tạo của tư bản đầu vào có thể được xem xét bằng
hình thái hiện vật và hình thái giá trị.
- Về hình thái hiện vật, cấu tạo của tư bản gồm tư liệu sản xuất (máy móc, nhà
xưởng, nguyên, nhiên liệu) và sức lao động. Và tỷ lệ giữa khối lượng tư liệu sản xuất
với số lượng lao động cần thiết đó gọi là cấu tạo kỹ thuật của tư bản. Nó hiện vật hóa
bằng số lượng máy móc, nguyên liệu, năng lượng do một công nhân sử dụng trong
một thời gian nhất định.
Ví dụ như: 1 máy dệt / 1 công nhân, 1000kwh điện / 1 công nhân hoặc 100 m vải/ 1 công nhân. -
Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, của tiến bộ khoa học; thì cấu tạo kỹ
thuật của tư bản có xu hướng ngày càng tăng lên.
Giả sử như ban đầu, tỷ lệ là 1 máy dệt/ 1 công nhân chỉ sử dụng, nhưng khi khi khoa
học kỹ thuật phát triển, tự động hóa xuất hiện, 1 công nhân có thể xử lý 2 đến 3 máy
dệt 1 lúc. Cấu tạo kỹ thuật của tư bản có xu hướng ngày càng tăng lên là vì đó.
+ Tích lũy Tư bản có thể xét trên 2 mặt: Hiện vật và giá trị
+ Tích lũy TB xét trên 2 mặt: Hiện vật và giá trị
- Xét về mặt giá trị, tức là ta gạt bỏ hình hiện vật sang 1 bên, giá tư bản ứng trước
được chia thành 2 phần : Giá tri Tư bản bất biến (c) và giá trị tư bản khả biến (v). Khi
đó, tỷ lệ giữa số lượng giá trị tư bản bất biến và số lượng giá trị tư bản khả biến để sản
xuất gọi là cấu tạo giá trị của tư bản.
Ví dụ: Một lượng tư bản ứng trước là 100.000 $, trong đó giá trị tư bản bất biến (c) là
80.000 $ và giá trị tư bản khả biến (v) là 20.000$. Vậy tỷ lệ giữa giá trị tư bản bất biến
và giá trị tư bản khả biến chính là cấu tạo giá trị của tư bản bằng : c/v = 80.000 / 20.000 = 4/1. -
Cấu tạo kỹ thuật và cấu tạo giá trị của tư bản có quan hệ chặt chẽ với nhau. Sự thay
đổi của cấu tạo kỹ thuật sẽ dẫn đến sự thay đổi trong cấu tạo giá trị của tư bản. Tỷ lệ 1
máy dệt /1 công nhân giá trị là 80.000 $/20.000$ thì khi tăng lên 2 máy dệt /1 công
nhân đương nhiên có thể sẽ kéo theo tỷ lệ giá trị 160.000 $/20.000 $. -
Bởi vậy, cấu tạo kỹ thuật quyết định cấu tạo giá trị và cấu tạo giá trị phản ánh cấu tạo kỹ thuật. -
Cấu tạo hữu cơ là cấu tạo giá trị do cấu tạo kỹ thuật quyết định và phản ánh sự thay
đổi của cấu tạo kỹ thuật. -
Như vậy, cấu tạo hữu cơ bản chất là cấu tạo giá trị, nhưng mang ý nghĩa toàn diện
hơn, nó phản ánh đươc mối quan hệ qua lại với cấu tạo kỹ thuật của tư bản.
Trong sản xuất tư bản chủ nghĩa, với tiến bộ của khoa học, cấu tạo kỹ thuật của tư bản
ngày càng tăng, do đó cấu tạo giá trị của tư bản của tư bản cũng tăng lên, nên cấu tạo
hữu cơ của tư bản cũng ngày càng tăng lên.
Hệ quả thứ hai, tích lũy tư bản làm tăng tích tụ và tập trung tư bản. -
Để mở rộng quy mô sản xuất, nhà tư bản sẽ tái sản xuất mở rộng, tư bản hóa giá trị
thặng dư tức là trích một phần giá trị thặng dư thu được đem trở lại đầu tư sản xuất
cho chu kỳ sản xuất tiếp theo. Quá trình đó Mác gọi là tích tụ tư bản.
Ví dụ: Năm thứ nhất , tư bản ứng trước 100.000 $ vào đầu tư.
Năm thứ hai, tư bản thu được giá trị thặng dư và tiếp tục dùng 10.000 $ để tái
sản xuất. Tư bản đầu tư tăng lên 110.000$.
Năm thứ ba, tư bản đầu tư tăng lên 120.000 $
Tương tự như vậy, dần dần tư bản cá biệt không ngừng lớn lên. Đó là quá trình tích tụ của tư bản. -
Tích tụ tư bản là kết quả trực tiếp của tích lũy tư bản, nó phản ánh quan hệ kinh tế - xã
hội giữa người công nhân và nhà tư bản, giai cấp công nhân và giai cấp tư sản. -
Ngoài ra, để mở rộng quy mô sản xuất, nhà tư bản có thể hợp nhất tư bản cá biệt
thành một tư bản cá biệt lớn hơn, đó chính là quá trình tập trung tư bản. Ví dụ như :
Tư bản cá biệt A : có tư bản đầu tư 100.000 $
Tư bản cá biệt B : có tư bản đầu tư 200.000 $
Tư bản cá biệt C : có tư bản đầu tư 300.000 $
Sự tập trung tư bản diễn ra, khi hợp nhất 3 tư bản cá biệt thành tư bản D có quy mô lớn hơn bằng 600.000 $. -
Có thể thấy, sự khác biệt giữa tích tụ và tập trung tư bản là ở chỗ :
Tích tụ tư bản làm cho tư bản cá biệt tăng lên và tư bản xã hội cũng tăng theo. Còn
tập trung tư bản chỉ làm cho tư bản cá biệt tăng quy mô còn tư bản xã hội vẫn như cũ.
Tích tụ và tập trung tư bản có sự tác động tương hỗ với nhau và đều góp phần tạo tiền
đề để đẩy nhanh tích lũy.
Hệ quả thứ ba, Tích lũy tư bản làm bần cùng hóa người lao động làm thuê. -
Ở hệ quả thứ nhất, ta thấy việc tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản (chính là việc sử dụng
nhiều máy móc hơn) làm cho một bộ phận người lao động bị thất nghiệp và bần cùng hóa lao động làm thuê. -
Do đó, quá trình tích lũy tư bản có tính hai mặt, một mặt thể hiện sự tích lũy sự giàu
sang về phía giai cấp tư sản ; mặt khác tích lũy sự bần cùng về phía công nhân làm thuê. -
Bần cùng hóa thể hiện dưới hai hình thức là bần cùng hóa tương đối và bần cùng hóa tuyệt đối.
+ Bần cùng hóa tương đối là tỷ lệ thu nhập của giai cấp công nhân trong thu nhập
quốc dân ngày càng giảm, còn tỷ lệ thu nhập của giai cấp tư bản ngày càng tăng.
Ví dụ : sau chu kỳ sản xuất, thu nhập của giai cấp tư bản tăng 5%, trong khi thu nhập
của công nhân có thể chỉ tăng 2%. Mặc dù, có thể thể thu nhập của giai câp công nhân
tăng tuyệt đối nhưng tăng chậm hơn nhiều so với thu nhập giai cấp tư sản. Khoảng
cách chênh lệch giàu nghèo ngày càng gia tăng.
+ Bần cùng hóa tuyệt đối thể hiện ở sự sụt giảm tuyệt đối về mức sống của giai cấp
công nhân làm thuê. Thể hiện rõ nét ở những người đang thất nghiệp, ở toàn bộ giai
cấp công nhân khi tình hình kinh tế khó khăn (khủng hoảng, lạm phát, suy thoái…), ở
công nhân trong các nước nghèo…
Ví dụ : thu nhập của người công nhân không tăng, nhưng lạm phát cao, tiền mất giá,
nền kinh tế suy thoái. Tiền sinh hoạt trước đây 500 $ có thể tiêu dùng cho gia đình
trong 1 tháng, nhưng khi tiền mất giá, thì 500$ không thể tiêu dùng được trong 1 tháng như trước nữa.