Câu hỏi ôn tập thi cuối kỳ môn Tài chính tiền tệ?

Câu hỏi ôn tập thi cuối kỳ môn Tài chính tiền tệ?

Tài chính tiền tệ
Câu 1: Anh chị cho biết nội dung chức năng phân phối của tài chính?
- Chức năng phân phối là chức năng quan trọng nhất của tài chính nhằm phân phối của cải họi
từ nơi sáng tạo ra đến nơi có nhu cầu và để thực hiện được điều này, tài chính sẽ tiến hành phân phối lần
đầu và phân phối lại.
- Phân phối lần đầu: Được tiến hành tại khâu sở của hệ thống tài chính, tức tại các doanh
nghiệp sản xuất ra hàng hóa dịch vụ và được tiến hành sau khi doanh thu hàng hóa được thực hiện.
Cụ th
- Nộp thuế nhà nước quỹ tiền tệ tập trung _ ngân sách nhà nước
Doanh thu
chi phí
- Trả lương Quỹ tiền tệ không tập trung _ quỹ tiền lương
- đắp tiêu hao nguyên vật liệu Doanh thu của các ngành kc
- đắp hao mòn tài sản cố định Quỹ khấu hao tài sản cố định
- Trả lãi vay Doanh thu ngân hàng
Lợi nhuận
-
Lợi nhuận trước thuế
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Lợi nhuận sau thuế
Phân phối lợi nhuận lần đầu.
- Phân phối lại: Phân phối lần đầu chưa đáp ứng được nhu cầu của toàn hội, đòi hỏi tài chính
phải tiến hành phân phối lại. Phân phối lại tiếp tục phân phối phần thu nhập đã hình thành qua phân
phối lần đầu nhằm đáp ứng nhu cầu của toàn xã hội.
Câu 2 : Anh chị cho biết trong điều kiện hiện nay chính phủ cần những quan điểm, biện pháp nào để
huy động tối đa các nguồn vốn trong nước, vốn nước ngoài?
Đối với nguồn vốn trong nước:
- Thuế: vẫn tồn tại những hạn chế làm thất thu thuế. Để hệ thống thuế trở thành công cụ tạo nguồn
thu cho ngân sách điều tiết thu nhập dân trong giai đoạn hiện nay, chính phủ cần những quan
điểm, những biện pháp để hoàn thiện hệ thống thuế theo 2 hướng:
+ soát các thuế đã ban hành để điều chỉnh, giảm, xóa bỏ cho phù hợp với điều kiện thực tiễn.
+ Ban hành kịp thời các loại thuế đang và sẽ xuất hiện trong nên KTTT.
- Hệ thống ngân hàng thương mại: Sau nhiều lần chấn chỉnh đã đạt được một số thành tựu nhất định.
Tuy nhiên vẫn tìm ẩn nhiều rủi ro, từ đó chưa tạo được lòng tin của khách hàng. Để hệ thống ngân hàng
hoạt động hiệu quả hơn trong giai đoạn hiện nay, chính phủ cần có những quan điểm, biện pháp sau:
+ Khống chế tỉ lệ nợ xấu dưới 5% vốn huy động để tạo tính thanh khoản cho ngân hàng thương
mại.
+ Khống chế tỉ lệ sử dụng vốn ngắn hạn, cho vạy trung và dài hạn (40%)
+ Ngân hàng trung ương tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của ngân hàng thương mại.
- Vốn nhàn rỗi trong dân: Theo đánh giá của Quốc Hội, vốn nhàn rỗi trong dân còn rất lớn – khoảng
10% GDP. Chính phủ cần tạo ra nhiều các công cụ đầu tư phù hợp với mọi nhu cầu người dân.
+ Tăng cường phát hành trái phiếu chính phủ để người dân đầu tư.
+ Đẩy mạnh cổ phầna doanh nghiệp nhà ớc để tạo ra nhiều cổ phiếu cho nhà đầu .
Đối với nguồn vốn ớc ngoài:
- Vốn ODA: Đây nguồn vốn ưu đã cho xây dựng sở hạ tầng tạo điều kiện để phát triển kính tế
hội. Để thu hút được nguồn vốn này, chính phủ cần những quan điểm, biện pháp phù hợp: Quan
điểm Việt Nam - Việt Nam là bạn bè của các quốc gia trên thế giới thể hiện bằng các biện pháp:
+ Quan tâm, hỗ trợ khi các quốc gia gặp rủi ro về thiên tai.
+Tích cực tham gia các hoạt động quốc tế, tổ chức quốc tế, góp phần về hòa bình thế giới Tạo ra
uy tín cho Việt Nam.
- Vốn FDI, FII: Hiện nay đang một lợi thế rất lớn cho Việt Nam để thu hút vốn FDI, FII các
doanh nghiệp nước ngoài ở Trung Quốc đang rút ra tìm cơ hội đầu các quốc gia khác. Để thu hút
được những nguồn vốn này, cần có những quan điểm, biện pháp:
+ Tiếp tục đẩy mạnh cảich thủ tục hành chính để tạo môi trường thuận lợi cho nhà đầu tư.
+ Tăng cường đào tạo tay nghề cho công nhân để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp nước ngi.
+ Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ để tranh thủ lợi thế cho doanh nghiệp nước
ngoài đem lại.
- Kiều hối: Việt kiều người xuất khẩu lao động.
+ Việt kiều: Quyết định của chính phủ - người Việt Nam dù ở bất kì quốc gia nào, ra đời vì lí do gì
đều là người Việt Nam và họ sẽ có quyền lợi và nghĩa vụ đối với Việt Nam.
+ Xuất khẩu lao động: Hạn chế lớn nhất của xuất khẩu lao động Việt Nam trình độ lao động thấp,
để xuất khẩu lao động trở thành nguồn ngoại tệ cho quốc gia cần có những quan điểm, biện pháp:
Tăng cường đào tạo chuyên môn, thuật, ngoại ngữ cho người lao động.
Cải cách thủ tục xuất khẩu lao động để người lao động tiếp cận dễng.
Chính phủ thiết lập các quan hệ với các quốc gia cần lao động để tạo điều kiện cho
xuất khẩu lao động.
Câu 3: Chính sách tài chính chính phủ là gì? Để hạn chế khuyết tật của nền kinh tế thị trường chính phỉ
đã sử dụng các công cụ của chính sách tài chính chính phủ như thế nào?
- Chính sách tài chính chính phủ: là hệ thống các quan điểm, các biện pháp nhằm huy động tối đa
các nguồn vốn trong và ngoài nước; sử dụng nguồn vốn hiệu quả, tiết kiệm và điều tiết thu nhập dân cư.
Câu 4: Phân biệt tiền giấy khả hoán và bất khả hoán? Cho biết nguyên nhân ra đời của hai loại tiền giấy
y.
- Tiền giấy khả hoán: là loại tiền giấy mà người sở hữu có thể đem giấy này đến ngân hàng phát
hành để đổi lấy một lượng vàng, bạc bằng mệnh giá của tờ giấy bất cứ lúc nào.
Nguyên nhân ra đi:
+ Châu Á: Trung Quốc
+ Việt Nam: Thời vua Hồ Quý Ly
+ Châu Âu: Vào thế kỉ 17, một ngân hàng ở Hà Lan Amsterdam có người phát hành những giấy
chứng nhận về số vàng, bạc khách hàng kts thách vào ngân hàng ngân hàng cam kết sẽ trả lại
vàng, bạc bằng số lượng ghi trên giấy chứng nhận cho bất ai đang nắm giữ dân chúng
chứng nhận. Sau đó một ngân hàng Thụy Điển Ngân hàng Palmstruch đã phát hành tiền giấy
khả hoán vượt mức dữ trữ vàng đem cho vay thu được lợi nhuận các ngân hàng bắt đầu bắt
chước theo.
-Tiền giấy bất khả hoán: loại tiền giấy bị cương bách lưu hành người sở hữu này không thể đến
ngân hàng phát hành để đổi lấy vàng, bạc.
Nguyên ngân ra đi:
+ Sau thế chiến thứ nhất, các quốc gia tham chiến không còn vàng, bạc dự trữ để trả cho người
dân, từ đó 1931 các quốc gia châu âu lần lượt ban hành các đạo luật cưỡng bách lưu hành tiền
giấy và tiền giấy này không đổi lấy vàng, bạc được.
+ Khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929-1933 (khủng hoảng thừa): nước Đức không còn vàng
để chi trả cho người dân, bộ trưởng tài chính Đức TS.Schacht phát hành những giấy này thay cho
tiền được dân chúng chấp nhận. Kết quả nước Đức thoát khỏi khủng hoảng, khôi phục kinh tế.
Từ đó các nhà kinh tế cho rằng giá trị của một đồng tiền không phụ thuộc vào giá trị vay
phụ thuộc và lòng tin của dân chúng.
Câu 5: Để một vật được xem tiền cần những điều kiện gì?
Điều kiện để một vật được xem tiền: có 3 điều kiện:
- Phương tiện trao đổi: Đồng tiền thực hiện chức năng này khi đồng tiền đứng ra làm trung gian
cho con người trao đổi được tất cả các loại hàng hóa để thức hiện được chức năng phương tiện
trao đổi, đồng tiền còn có những điều kiện:
+ Được mọi người, mọi nơi chấp nhận
+ Tạo ra tương đối dễ ng.
+ Đồng nhất để thể chia nhỏ.
+ Tương đối để đucợ lâu ngày, không dễ dàng bị hỏng
- Chức năng đơn vị đánh giá (thước đo giá trị): Là chức năng cho phép con người đo lường được
giá trị của tất cả các loại hàng hóa không đồng nhất.
- Chức năng dự trữ giá trị: Khi đồng tiền cho phép con người sử dụng được một sức mua kh
dụng trong tương lai, giúp cho con người tiết kiệm, tích trữ tư bản và đầu tư tạo ra tăng trưởng
kinh tế.
Câu 6: Phát biểu qui luật lưu thông tiền tệ của C.Mác?
- K.Mác khi nghiên cứu về chức năng của tiền tệ, ông cho rằng tiền tệ có 5 chức năng:
+ Chức năng phương tiện trao đổi
+ Chức năng đánh giá
+ Chức năng dự trữ giá trị
+ Chức năng phương tiện thanh toán
+ Chức năng tiền quốc tế
- K. Mác phát biểu: Khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông (cầu tiền tệ) tỉ lệ thuận với tổng giá
cả hàng hóa dịch vụ tỉ lệ nghich với tốc độ lưu trữ của đồng tiền cùng loại (tốc độ quay
của đồng tiền)
- Khi nghiên cứu về chức năng phương tiện thanh toán, qui luật lưu thông tiền tệ, K.Mác phát
biểu lại như sau: Khối lượng tiền thực hiện chức năng phương tiện lưu thông phương tiện
thanh toán bằng tổng giá cả hàng hóa dịch vụ trong nền kinh tế trừ tổng giá chàng hóa
dịch vụ bán chịu cộng tổng giá cả hàng hóa dịch vụ đến hạn trả trừ tổng giá cả hàng hóa dịch
vụ thanh toán trừ tất cchi tốc độ lưu chuyển đồng tiền cùng loại. Từ phát biểu trên
K.Mác cho rằng cầu tiền tệ chịu tác động bởi 2 yếu tố tổng giá cả hàng hóa dịch vụ vòng
quay của đồng tiền; từ đó ông đưa ra yêu cầu về quy luật lưu thông tiền tệ để cho hàng hóa
dịch vụ lưu thông bình thường, khối lượng tiền thực tế trong nền kinh tế (cung tiền tệ_M
t
)
phải bằng khối lượng tiền cần thiết cho nền kinh tế (cầu tiền tệ_M
n
): M
t=
M
n
Câu 7: Phát biểu giải thích thuyết ưu thích tiền mặt của J.M.Keynes.
*Theo J.M.Kyenes cầu tiền tiền tệ gồm 3 động cơ:
- Động giao dịch: mọi nhu cầu nhân đều cần một lượng tiền để mua tất cả các loại hàng
hóa dịch vụ mà họ cần tieefnt ệ cho động cơ giao dịch tỷ lệ thuận với thu nhập.
- Động ctiết kiệm: Mọi nhu cầu nhân cần thêm một lượng tiền để dự phòng cho rủi ro
hoặc cho một tiêu dùng lớn hơn trong tương lai cần tiền tệ cho động tiết kiệm tỷ lệ thuận với
thu nhập.
- Động đầu cơ: Mọi nhu cầu cá nhân đều cần thêm một lượng tiền để đầu cơ làm giàu cầu
tiền tệ do động cơ đầu cơ chịu tác động bởi 2 yếu tố: tỉ lệ thuận với thu nhậptỉ lệ nghịch với
lãi suất thị trường.
Ông giả định: hai công cụ người ta đầu tiền trái phiếu, khi lãi suất thị trường tăng, cầu tiền tệ
giảm và ngược lại. Khi lãi suất thị trường giảm cầu tiền tệ sẽ tăng, bởi vì ông cho rằng lãi suất thị trường
khi tăng khi giảm nhưng người dân luôn tin tưởng rằng lãi suất sẽ quay về một mức họ gọi lãi
suất bình thường. Khi lãi suất thị trường tăng ngườin sẽ đầu vào trái phiếu bỏ tiền. Từ đó cầu tiền
tệ giảm, ngược lại khi lãi suất giảm, người dân sẽ giữ tiền và bỏ trái phiếu cầu tiền tệ tăng.
Từ phân tích trên, J.M.Keynes cho rằng tiền tệ một hàm số phụ thuộc dương (+) vào thu nhập phụ
thuộc âm (-) vào lãi suất.
Câu 8: Tại sao trong điều kiện ngày nay quan hệ tín dụng ngày càng phát triển biểu hiện của sự phát
triển này là gì?
* Trong điều kiện ngày nay, quan hệ tín dụng ngày càng phát triển do các nguyên nhân:
- Do đặc điểm của vốn tín dụng tuần hoàn vốn (T=T+deltaT). Sau một chu tín dụng, vốn tín dụng
ban đầu không những không bị mất đi mà còn tăng thêm nhờ vào lợi tức tín dụng, quá trình này lặp đi lặp
lại làm quy mô vốn tín dụng ngày càng tăng.
- Do tính chất thời vụ sự khác biệt về chu kì sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp mà đứng trên
gốc độ một nền kinh tế tại một thời điểm bất bao giờ cũng tồn tại một nhóm các chủ thể thừa vốn
một nhóm các chủ thể thiếu vốn tạo nên cung – cầu vốn tín dụng.
- Do yêu cầu tồn tại phát triển luôn gắn với các doanh nghiệp, đó đbảo đảm yêu cầu tồn tại
doanh nghiệp cần trích lập quỷ khấu hao tài sản cố định trong thời gian quỷ y chưa được sử dụng
được doanh nghiệp đầu tư vào thị trường tài chính tạo nên nguồn cung vốn tín dụng.
Tóm lại do đặc điểm tuần hoàn vốn và yêu cầu tồn tại phát triển của doanh nghiệp làm cho quan hệ
tín dụng ngày càng phát triển.
Câu 9: Phân biệt tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng? Cho biết mối quan hệ của hai loại tín dụng
y.
*Tín dụng thương mại: quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp dựa trên việc mua bán chịu hàng a.
- Người bán chuyển giao cho người mua quyền sử dụng một khoảng vốn trong thời gian nhất định.
- Đến hạn, người mua hoàn lại vốn cho người bán kèm một phần giá trị gọi là lợi tức. Cơ sở pháp lý xác
định mối quan hệ nợ nần trong tín dụng thương mại là giấy nợ gọi là thương phiếu (kì phiếu thương mại).
Thương phiếu được chia làm thương phiếu vô danh và ký danh hoặc lệnh phiếu và hối phiếu.
# Ưu điểm:
+ Giải quyết tạm thời nhu cầu thiếu vốn của các doanh nghiệp
+ Đẩy nhanh quá trình tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp bán.
+ Hạn chế sử dụng tiền mặt, góp phần giúp ngân ng trung ương điều tiêt lượng tiền trong u
thông.
Với ưu điểmy, tín dụng thương mại giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế.
# Hạn chế:
+ Về qui vốn tín dụng: n dụng thương mại do một doanh nghiệp cung cấp do đó họ chỉ cung
cấp trong khả năng của mình, nếu doanh nghiệp mua có nhu cầu vay cao hơn thì doanh nghiệp bán không
đáp ứng được.
+ Về thời hạn: Do chỉ tạm thời bán tiền thừa do đó tín dụng thương mại tín dụng ngắn hạn. Nếu
bên mua có nhu cầu vay dài hạn thì bên bán không đáp ứng được.
+ Hạn chế về phương hướng: Chỉ đáp ứng được cho các doanh nghiệpng ngành.
*Tín dụng ngân hàng: quan hệ tín dụng giữa một bên các ngân ng trung ương các tổ chức tín
dụng khác và một bên các chủ thể thừa thiếu vốn trong nền kinh tế. Tín dụng ngân hàng không bị hạn
chế về qui mô, thời hạn và phương hướng.
*Mối quan hệ giữa tín dụng thương mạitín dụng ngân hàng:
- TDTM giải quyết một phần nhu cầu về vốn của doanh nghiệp nơi các NHTM chưa đáp ứng được.
- TDNH khắc phục những hạn chế của TDTM
- TDTM tạo ra công cụ gọi thương phiếu từ đó cung cấp cho các NHTM thực hiên một nghiệp vụ cho
vay gọi là chiết khấu thương mại.
Mối quan hệ giữa TDTM và TDNH mối quan hệ hỗ trợ cho nhau để cùng phát triển.
Câu 10: Cho biết nội dung các loại lãi suất: Lãi suất thực, lãi suất danh nghĩa, lãi suất liên ngân hàng, lãi
suất chiết khấu và lãi suất không chiết khấu.
- Lãi suất danh nghĩa: còn gọi lãi suất bngoài lãi suất thỏa thuận giữa người đi vay và
người cho vay trên cơ sở hợp đồng tín dụng.
- Lãi suất thực: là lãi suất vận hành trong một không gian và thời gian mà ở đó người ta giả thiết
lạm phát bằng 0. Lãi suất thực = lãi suất danh nghĩa tỉ lệ lạm phát. Trong thực tế không tồn
tại một nền kinh tế tỉ lẹ lạm phát bằng 0. Do đó để thu được lãi suất thực người ta phải dự
đoán được tỉ lệ lạm phát. Có 2 phương pháp đự doán lạm phát
o Phương pháp ngoại suy từ các số liệu trong quá khứ: Để dự đoán một năm trong tương
lai, người ta căn cứ vào tỉ lệ làm phát xảy ra ở các năm quá khứ
o Phương pháp kết hợp giữa phương pháp người suy từ các số liệu quá khứ với việc phân
tích tình hình kinh tế chính trị trong và ngoài nước để dự báo.
- Lãi suất liên ngân hàng: lãi suất vay, cho vay giữa các NHTM nhằm điều hòa vốn thừa
thiếu giữa NHTM; lãi suất này đa dạng: vay 1 ngày lãi suất qua đêm, 3 ngày, 5 ngày… Lãi
suất qua đêm là 1 chỉ tiêu hay đúng n 1 tín hiệu bảo vệ hiện tượng thừa thiếu của thị
trường và NHTW thường tham khảo mức lãi suất này để đưa ra chính sách tiền tệ cho phù hợp.
- Lãi suất chiết khấu của NHTW: lãi suất cho vay của NHTW đối với các NHTM trên sở
chiết khấu các giấy giá: thương phiếu, trái phiếu… chưa đến hạn thanh toán NHTW đã
mua bằng cách: NHTM chuyển quyền sở hữu các giấy gnày cho NHTW, NHTW sẽ tr
cho NHTM 1 khoản tiền bằng mệnh giá của giấy giá trừ cho mệnh giá nhân với lãi suất
chiết khấu nhân với thời hạn còn lại trừ hoa hồng phí.
- Lãi suất tái chiết khấu: lãi suất cho vay của NHTW đối với các NHTM trên sở tái chiết
khấu các giấy có giá chưa đến hạn thanh toán trước đây NHTM đã chiết khấu cho doanh
nghiệp bằng cách: NHTM chuyển quyền sở hữu giấy giá cho NHTW NHTW trả cho
NHTM bằng mệnh giá trừ mệnh giá nhân lãi suất chiết khấu nhân thời hạn trừ hoa hồng phí.
Câu 11: Bản chất cấu tổ chức của ngân hàng trung ương.
- NHTW quan quản lý nhà nước về tiền tệ được đổ chức theo 1 định chế công quyền. Trên
thế giới có 2 cách tổ chức NHTW:
o NHTW độc lập với chính phủ: với cách tổ chức này chính phủ rất ít quyền hạn can
thiệp vào NHTW, đặc biệt khó can thiệp vào chính sách tiền tệ do NHTW thực hiện.
Tiêu biểu: Mĩ, LB Đức, Anh Quốc…
o NHTW phụ thuộc vào chính phủ: với cách tổ chức này chính phủ quyền hạn rất lớn
can thiệp vào các hoạt động của NHTW can thiệp vào chính sách tiền tệ quốc gia
thông qua việc cử những người của mình vào vị trí lãnh đạo tại NHTW. Tiểu biểu: Việt
Nam, Trung Quốc…
- Chính sách tiền tệ quốc gia được tiến hành bởi 1 hội đồng vấn gồm 10 thành viên: CT hội
đồng 1 phó thủ tướng chính phủ, Phó CT hội đồng (thống đốc NHTW), 4 thứ trưởng 4 bộ, 4
chuyên gia giỏi về tài chính và tiền tệ.
Câu 12: Cho biết dụ chức năng phát hành tiền và điều tiết lưu thông tiền tệ của ngân hàng trung ương
và các kênh phát hành tiền
- Tiền trong nền kinh tế bao gồm các loại: tiền giấy, tiền kim loại bút tệ. Tiền giấytiền kim
loại do NHTW đặc quyền phát hành , bút tệ do NHTM tạo ra nhưng đặt dưới sự quản của
NHTW thông qua việc quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Từ đó có thể nói NHTW độc quyền phát
hành tiền. Luật NHTW Việt Nam quy định: NHTW tổ chức duy nhất được quyền phát hành
tiền phù hợp với nhu cầu phát triển của nền kinh tế tức điều tiết lưu thông tiền tệ phù hợp với
yêu cầu của nền kinh tế.
- Các kênh phát hành tiền của NHTW:
o Kênh ngân sách nhà nước: khi NSNN bội chi, nhà nước các cách giải quyết:
Phát hành trái phiếu
Phát hành tiền cho ngân sách vay
Vay nợ nước ngoài.
o Kênh tín dụng: kênh thông qua việc NHTW cho cách NHTM vay bằng các nghiệp
vụ chiết khấu, tái chiết khấu bằng các giấy giá, tái cấp vốn… Khi NHTW muốn
tăng cung tiền tsẽ giảm lãi suất chiết khấu, tái chiết khấu và i suất tái cấp vốn
khuyến khích NHTM vạy tiền, NHTM ha lãi suất cho vay các doanh nghiệp tăng
vay tiền, tiền đi vào nền kinh tế. Và ngược lại.
o Kệnh thị trường mở = TT liên ngân hàng + NHTW: việc NHTW tham gia vào TT
liên ngân hàng để mua n các loại chứng khoán. Khi NHTW muốn tăng cung tiền
NHTW sẽ mua vào các loại chứng khoán của NHTM với giá cao, từ đó NHTM sẽ tăng
cho vay và tiền đi vào nền kinh tế. Và ngược lại.
o Kênh TT vay ngoại hối: Khi NHTW muốn tăng cung tiền, NHTW sẽ mua vào vàng,
ngoại tệ với giá cao, khuyến khích các NHTM bán vàng, ngoại tệ cho NHTW, dự trữ
tài chính của NHTM tăng và tăng cho vay, tiền đi vào nền kinh tế. Và ngược lại.
Câu 13: Cho biết nội dung ưu, nhược điểm các công cụ gián tiếp của chính sách tiền tệ quốc gia?
- Nghiệp vụ TT mở: nghiệp vụ NHTW tham gia mua bán các loại chứng khoán với c
NHTM trên thị trường liên ngân hàng. Khi NHTW muốn tăng cung tiền, NHTW sẽ mua vào
các loại chứng khoán của các NHTM với giá cao, dự dữ tài chính của NHTM tăng và tăng cho
vay khuyến khích doanh nghiệp vay, từ đó tiền đi vào nền kinh tế. Và ngược lại.
o Ưu điểm: Giúp NHTW điều tiết lượng tiền trong nền kinh tế theo mục tiêu của mình;
Thay đổi nhanh chóng đến ợng tiền trong nền kinh tế với qui tiền theo mục
tiêu NHTW; Tác động được lên lượng dự trữ tài chính của NHTM.
o Nhược điểm: Việc mua bán này phải phụ thuộc vào NHTM.
- Nghiệp vụ chiết khấu (bp tín dụng): nghiệp vụ NHTW cho các NHTM vay trên TT liên
ngân hàng thông qua chiết khấu, tái chiết khấu các giấy gthông qua hạn thanh toán của
NHTM. Khi NHTW muốn tăng cung tiền, NHTW sẽ hạ lãi suất chiết khấu, lãi suất tái chiết
khấu khuyến khích NHTM vay tiền, dự trữ tài chính NHTM tăng NHTM tăng cho vay, từ
đó tiền đi vào nền kinh tế. Và ngược lại.
o Ưu điểm: Giúp NHTW điều tiết tốt lượng tiền trong nền KT theo mục tiêu của mình;
Giúp NHTW điều tiết linh hoạt lượng tiền trong nền KT.
o Nhược điểm: Việc vay hay không vay thêm tiền phụ thuộc vào NHTM.
- Nghiệp vụ tỷ lệ dữ trữ bắt buộc (tỷ lệ dữ trữ pháp định): công cụ quản lượng tiền trong
nền kinh tế của NHTW thông qua việc quyết định tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Khi muốn giảm cung
tiền, NHTW sẽ tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc hạn chế khả năng tạo ra bút tệ của NHTM, từ đó tiền
sẽ giảm đi vào nền kinh tế.Và ngược lại.
o Ưu điểm: Điều tiêt tốt được lượng tiền trong lưu thông theo mục tiêu; Đảm bảo 1
lượng tiền cho các NHTM khi gặp rủi ro trong kinh doanh.
o Nhược điểm: nh hưởng đến lợi nhuận của NHTM; Tác động đến lãi suất thị trường.
Câu 14: Phân tích tác động của chính sách tiền tệ quốc gia đối với chi tiêu dùng hội?
- Đối với lãi suất và ảnh hưởng đến hàng lâu bền: Khi NHTW thực hiện chính sách mở rộng tiền
tệ, lãi suất TT giảm, giá hàng hóa bền giảm, chi tiêu dùng xã hội tăng, tổng cầu tăng. Và ngược
lại.
- Đối với TT cổ phiếu: Khi NHTW thực hiện chính sách mở rộng tiền tệ, lãi suất TT giảm, giá cổ
phiếu tăng, nhà đầu tư cổ phiếu thu được lợi nhuận cao họ yên tâm về tương lai của họ
tăng chi tiêu dung, từ đó chi tiêu dùng xã hội tăng và tổng cầu tăng. Và ngược lại.
Câu 15: Phân tích tác động của chính sách tiền tệ quốc gia đối với chi đầu hội?
- Khi NHTW thực hiện chính sách mở rộng tiền tệ, lãi suất TT giảm, chi phí đầu tư giảm, doanh
nghiệp sẽ vay thêm tiền đầu tư, tổng cầu hàng hóa tăng, giá cả cũng tăng.
- Ngược lại khi NHTW thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, lãi suất TT tăng, chi phí đầu
tăng, doanh nghiệp sẽ ít vay thêm tiền đầu tư, tổng cầu hàng hóa giảm, giá cả giảm.
Câu 16: Có quan điểm cho rằng:” thuế ra đời là nhằm tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, vì vậy khi
ngân sách nhà nước bội chi, chính phủ chỉ cần tăng thuế? Phân tích quan điểm trên.
Câu 17: Phân biệt thuế, lệ phí, phí. Tại sao 3 khoản thu này được gọi các khoản thu mang tính chất
thuế.
- Thuế: là khoản đóng góp bắt buộc cho nhà nước đối với các chủ thể thuộc đối tượng chịu thuế.
Thuế mang tính cưỡng bách và được qui định trong văn bản pháp luật. Tại thời điểm nộp thuế
người nộp thuế không được nhận bất kì lợi ích nào từ phía nhà nước mà xem như là nghĩa vụ.
- Lệ phí: là khoảng thu mang tính chất thuế, nghĩa mang tính cưỡng bách được quy định
bởi các văn bản pháp luật, tại thời điểm nộp lệ phí người nộp lệ phí sẽ được nhà nước thực hiện
cho họ 1 thủ tục hành chính.
- Phí: khoản thu mang tính chất thuế, nghĩa vừa mang tính cưỡng bách vừa được qui
định trong các văn bản pháp luật. Phí được nhà nước sử dụng để duy tu, sửa chữa các công
trình nhà nước đã đầu tư, phục vụ người nộp thuế hoặc đầu xây dựng sở hạ tầng phụ
vụ người nộp thuế.
Mang tính cưỡng bách được được qui định trong các văn bản pháp luật.
Khác:
Câu 18: Khi ngân sách nhà nước bội chi nếu chính phủ cắt giảm khoản chi đầu phát triển sẽ tác động
đến nền kinh tế như thế nào?
*Chi đầu tư chính phủ khoản chi mang tính tích lũy gắn với việc xây dựng sở hạ tầng… nhằm mục
đích tạo ra tưởng trưởng kinh tế, hình thành cấu kinh tế hợp lí, điều hòa thu nhập dân cư, cụ thể bao
gồm các khoản chi:
- Chi xây dựng bản: nhằm xây dựng sở hạ tầng tạo ra môi trường thuận lợi để hướng dẫn các nhà
đầu tư bỏ vốn đầu tư vào những ngành, vùng kém lợi thế nhằm hình thành cơ cấu kinh tế hợp lí đồng thời
chi cho những công trình không khả năng thu hồi vốn: Bệnh viện, trường học… nhằm mục đích nâng
cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.
Từ đó nếu giảm chi pđầu phát triển giảm chi pxây dựng đầu chính phủ sẽ làm cho nền
kinh tế phát triển không cân đổi, tăng trưởng kinh tế giảm đời sống vật chất, tinh thần người dân không
được tăng lên.
- Chi đầu vào hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp nhà nước: Trong nền kinh tế những ngành ảnh hưởng
đến an ninh chính trị nhà nước không muốn cho các thành phần kinh tế khác đầu (công nghiêp quốc
phòng, sản xuất vật liệu nổ…) đồng thời những ngành lợi thế kém, lợi nhuận không cao mặc rất
cần cho nền kinh tế nhưng không được các nhà đầu quan tâm, từ đó nhà nước phải chi NSNN, cấp
vốn điều lệ thành lập doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực này. Nếu cắt giảm khoản
chi này sẽ ảnh hưởng đến an ninh chính trị của quốc gia đồng thời nền kinh tế sẽ không phát triển cân
đối.
- Chi góp vốn cổ phần, liên doanh: Trong nền kinh tế có những ngành quan trọng ảnh hưởng đến sự phát
triển kinh tế (Ngân hàng, viễn thông…) đòi hỏi nhà nước phải nắm thị phần chi phối để định hướng hoạt
động của những ngành y theo định hướng phát triển của nhà nước. Nếu cắt giảm khoản chi này,
nền kinh tế phát triển không theo đúng định hướng của nhà nước, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.
- Chi quỹ hỗ trợ đầu tư và phát triển quốc gia: Trong nền kinh tế có những mục tiêu dài hạn cần phải đạt
được để tạo ra đột phá trong nền kinh tế đồng thời giúp cho nền kinh tế phát triển bền vững. Để đạt
được những mục tiêu này đòi hỏi đầu nguồn vốn lớn, thời hạn dài, lãi suất thấp, đây những điều mà
NHTM không làm được đòi hỏi nhà nước phải cấp vốn điều lệ cho NH đầu phát triển. Nếu ct
giảm khoản chi này không tạo ra bước đột phá cho nền kinh tế nền kinh tế phát triển không bền
vững.
- Chi dự trữ nhà nước: khoản chi nhằm điều tiết cung cầu một số loại hàng hóa tất yếu, đồng thời hạn
chế một phần thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh gây ra. Nếu cắt giảm khoản chi này TT sẽ bất ổn, đời
sống người dân gặp rất nhiều khó khăn.
Từ những phân tích trên, theo tôi khi NSNN bội chi chính phủ không nên cắt giảm chi đầu phát
triển để đắp bội chi chính phủ nên sử dụng các khoản thu đắp thiếu hụt của NS: Vay
trong nước, vay nước ngoài, vay theo điều kiện thương mại quốc tế…
Câu 19: Khi ngân sách nhà nước bội chi nếu chính phủ cắt giảm khoản chi tiêu dùng thường xuyên thì sẽ
ảnh hưởng đến nền kinh tế như thế nào?
Câu 20: Anh chị cho biết đặc điểm của từng loại hình doanh nghiệp, các nguồn vốn hình thành huy
động của mỗi loại hình doanh nghiệp.
Câu 21: Cho biết khái niệm, đặc điểm, phân loại tài sản cố định doanh nghiệp. Để nâng cao hiệu quả sử
dụng tài sản cố định doanh nghiệp cần thực hiện những biện pháp nào?
- Vốn cố định biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định, tài sản cố định loại tài sản giá trị
tương đối lớn (lớn hơn 30 triệu) và thời gian sử dụng lớn hơn 1 năm.
- Đặc điểm:
o Không thay đổi hình thái biểu hiện trong suốt các giai đoạn của chu sản xuất kinh
doanh.
o Không tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh do chịu tác động bởi nhiều yếu t
thời gian, thời tiết, sử dụng… giá trị và quá trình sử dụng của tài sản cố định bị hao
mòn, phần hao mòn này được đưa vào quá trình.
- Phận loại: 2 loại
o Tài sản cố định hữu hình: là những tài sản cố định có hình thái biểu hiện dưới dạng vật
chất.
o Tài sản cố định vô hình: những tài sản cố định không phải dưới dạng vật chất
- Để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định, doanh nghiệp cần thực hiện các biện pháp:
o Thực hiện công tác duy tu, sửa chữa thường xuyên theo quy định về kỹ thuật.
o Lựa chọn phương pháp khấu hao thích hợp để bảo tồn giá trị tài sản cố định dưới tác
động của hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình.
o Đào tạo tay nghề cho người công nhân.
Câu 22: Phân biệt chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm. Tại sao doanh nghiệp đã tính chi
phí sản xuất kinh doanh rồi còn tính thêm giá thành sản phẩm?
Câu 23: Tài sản tài chính gì? Cho biết đặc điểm của một số loại tài sản tài chính chủ yếu?
*Tài sản tài chính: là loại tài sản hình tức giá trị của tài sản biểu hiện không dưới dạng vật chất,
loại tài sản người sở hữu sẽ quyền lợi nhận những khoản thu nhập cố định hoặc không cố định
trong tương lai.
*Một số loại tài sản tài chính chủ yếu:
-Các công cụ nợ (Trái phiếu): một giấy chứng nhận một khoản nmà người mua cho chủ thphát
hành vay, người mua trở thành chủ nợ và được hưởng thu nhập cố định theo kỳ trong tương lai. Gồm các
loại:
+ Trái phiếu công ty (trái phiếu ngân hàng): giấy chứng nhận 1 khoản nợ người mua cho các
doanh nghiệp, ngân hàng vay. Gồm các loại:
_Trái phiếu tín chấp loại trái phiếu lúc phát hành công ty dùng uy tín của mình đ đảm bảo, công
ty không đem tài sản ra để đảm bảo cho giá trị của đợt phát hành.
_Trái phiếu thế chấp: là loại trái phiếu lúc phát hành công ty đem tài sản ra để đảm bảo cho giá trị
của đợt phát hành hoặc được đảm bảo của đơn vị thứ 3.
_Trái phiếu có khả năng chuyển đổi thành cổ phiếu là loại trái phiếu sau khi đến hạn người mua
được quyền chuyển đổi tiền mua trái phiếu sang cổ phần.
+Công trái: giấy chứng nhận một khoản nợ mà chính phủ đã vay dân chúng
_Tín phiếu kho bạc: loại giấy nợ của chính ph thời hạn dưới 1 năm.
_Trái phiếu chính phủ: loại giấy nợ của chính phủ thời hạn trên 1 năm.
-Công cụ vốn: là giấy chứng nhận một khoản vốn góp vào công ty cổ phần, người mua trở cổ đông và
được hưởng một khoản thu nhập không cố định phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh. Gồm:
+ Cổ phiếu thường (cổ phiếu phổ thông): là loại cổ phiếu được bán rộng rãi cho công chúng.
+ Cổ phiếu ưu đãi: là loại cổ phiếu dành riêng cho thành viên sáng lập hoặc cho các tổ chức, nhân
có sự đóng góp vào sự phát triển của công ty.
+ Cổ phiếu ưu đãi cổ tức: loại cổ phiếu mức cổ tức không phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh
doanh.
+ Cổ phiếu ưu đãi về quyền biểu quyết: là loại cphiếu thêm 1 quyền biểu quyết so với cổ phiếu
thường. Gồm: cổ phiếu ưu đãi tham dự chia cổ tức, cổ phiếu ưu đãi không tham dự chia cổ tức, cổ
phiếu ưu đãi tích lũy và cổ phiếu ưu đã không tích lũy.
Câu 24: Thị trường tài chính thị trường gì? Cho biết mối quan hệ giữa thị trường tiền tệ thị trường
vốn?
* Thị trường tài chính nơi gặp gỡ giữa các nguồn vốn nhàn rỗi trong hội, là nơi người ta mua bán
các tài sản tài chính. Qua đó hình thành nền giá mua, giá bán các loại tài sản tài chính, hình thành nên giá
cả của các khoản vốn bao gồm: lãi suất đi vay, lãi suất cho vay ngắn – trung dài hạn.
* Thị trường tiền tệ: là thị trường vay, cho vay vốn ngắn hạn thị trường mua bán các loại chứng
khoán ngắn hạn. Do thời hạn ngắn, từ đó rủi ro thấp, lợi nhuận thấp.
*Thị trường vốn: là thị trường vay, cho vay và mua bán các chứng khoán trung và dài hạn. Dẫn tới rủi ro
cao, lợi nhuận cũng cao hơn thị trường tài chính.
* Mối quan h:
- Thị trường tiền tệ cung cấp vốn ngắn hạn cho nền kinh tế, thị trường vốn cung cấp vốn trung
dài hạn cho nền kinh tế. Từ đó mối quan hệ của 2 thị trường này bổ sung cho nhau hình thành phát
triển thị trường tài chính.
- Bấtsự thay đổi nào trên 1 th trường cũng tác động lên thị trường kia.
Câu 25: Mối quan hệ giữa thị trường cấp thị trường thứ cp.
- Thị trường cấp (thị trường phát hành): thị trường tạo vốn cho các đơn vị phát hành cổ
phiếu, trái phiếu lần đầu.
- Thị trường thứ cấp: là thị trường người ta mua đi bán lại các chứng khoán đã hình thành thông
qua thị trường cấp. Thị trường thứ cấp thay đổi không m thay đổi vốn của đơn vị phát
hành.
- Mối quan hệ: TT cấp càng phát triển, càng tạo ra nhiều hàng hóa để mua bán trên TT thứ
cấp, làm cho TT thứ cấp cũng phát triển theo. Ngược lại, TT cấp không phát triển sẽ kéo
theo TT thứ cấp. Từ đó mối quan hệ của 2 loại thị trường này là bổ sung cho nhau cùng phát
triển.
| 1/11

Preview text:

Tài chính tiền tệ
Câu 1: Anh chị cho biết nội dung chức năng phân phối của tài chính?
- Chức năng phân phối là chức năng quan trọng nhất của tài chính nhằm phân phối của cải xã họi
từ nơi sáng tạo ra đến nơi có nhu cầu và để thực hiện được điều này, tài chính sẽ tiến hành phân phối lần
đầu và phân phối lại.
- Phân phối lần đầu: Được tiến hành tại khâu cơ sở của hệ thống tài chính, tức là tại các doanh
nghiệp sản xuất ra hàng hóa dịch vụ và được tiến hành sau khi doanh thu hàng hóa được thực hiện. Cụ thể -
Nộp thuế nhà nước quỹ tiền tệ tập trung _ ngân sách nhà nước
- Trả lương Quỹ tiền tệ không tập trung _ quỹ tiền lương Doanh thu –
- Bù đắp tiêu hao nguyên vật liệu Doanh thu của các ngành khác chi phí
- Bù đắp hao mòn tài sản cố định Quỹ khấu hao tài sản cố định
- Trả lãi vay Doanh thu ngân hàng Lợi nhuận trước thuế - Lợi nhuận
Thuế thu nhập doanh nghiệp Lợi nhuận sau thuế
⇨ Phân phối lợi nhuận lần đầu.
- Phân phối lại: Phân phối lần đầu chưa đáp ứng được nhu cầu của toàn xã hội, đòi hỏi tài chính
phải tiến hành phân phối lại. Phân phối lại là tiếp tục phân phối phần thu nhập đã hình thành qua phân
phối lần đầu nhằm đáp ứng nhu cầu của toàn xã hội.
Câu 2 : Anh chị cho biết trong điều kiện hiện nay chính phủ cần có những quan điểm, biện pháp nào để
huy động tối đa các nguồn vốn trong nước, vốn nước ngoài?
• Đối với nguồn vốn trong nước:
- Thuế: vẫn tồn tại những hạn chế làm thất thu thuế. Để hệ thống thuế trở thành công cụ tạo nguồn
thu cho ngân sách và điều tiết thu nhập dân cư trong giai đoạn hiện nay, chính phủ cần có những quan
điểm, những biện pháp để hoàn thiện hệ thống thuế theo 2 hướng:
+ Rà soát các thuế đã ban hành để điều chỉnh, giảm, xóa bỏ cho phù hợp với điều kiện thực tiễn.
+ Ban hành kịp thời các loại thuế đang và sẽ xuất hiện trong nên KTTT.
- Hệ thống ngân hàng thương mại: Sau nhiều lần chấn chỉnh đã đạt được một số thành tựu nhất định.
Tuy nhiên vẫn tìm ẩn nhiều rủi ro, từ đó chưa tạo được lòng tin của khách hàng. Để hệ thống ngân hàng
hoạt động hiệu quả hơn trong giai đoạn hiện nay, chính phủ cần có những quan điểm, biện pháp sau:
+ Khống chế tỉ lệ nợ xấu dưới 5% vốn huy động để tạo tính thanh khoản cho ngân hàng thương mại.
+ Khống chế tỉ lệ sử dụng vốn ngắn hạn, cho vạy trung và dài hạn (40%)
+ Ngân hàng trung ương tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của ngân hàng thương mại.
- Vốn nhàn rỗi trong dân: Theo đánh giá của Quốc Hội, vốn nhàn rỗi trong dân còn rất lớn – khoảng
10% GDP. Chính phủ cần tạo ra nhiều các công cụ đầu tư phù hợp với mọi nhu cầu người dân.
+ Tăng cường phát hành trái phiếu chính phủ để người dân đầu tư.
+ Đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước để tạo ra nhiều cổ phiếu cho nhà đầu tư.
➢ Đối với nguồn vốn nước ngoài:
- Vốn ODA: Đây là nguồn vốn ưu đã cho xây dựng cơ sở hạ tầng tạo điều kiện để phát triển kính tế
xã hội. Để thu hút được nguồn vốn này, chính phủ cần có những quan điểm, biện pháp phù hợp: Quan
điểm Việt Nam - Việt Nam là bạn bè của các quốc gia trên thế giới thể hiện bằng các biện pháp:
+ Quan tâm, hỗ trợ khi các quốc gia gặp rủi ro về thiên tai.
+Tích cực tham gia các hoạt động quốc tế, tổ chức quốc tế, góp phần về hòa bình thế giới Tạo ra uy tín cho Việt Nam.
- Vốn FDI, FII: Hiện nay đang có một lợi thế rất lớn cho Việt Nam để thu hút vốn FDI, FII là các
doanh nghiệp nước ngoài ở Trung Quốc đang rút ra và tìm cơ hội đầu tư ở các quốc gia khác. Để thu hút
được những nguồn vốn này, cần có những quan điểm, biện pháp:
+ Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính để tạo môi trường thuận lợi cho nhà đầu tư.
+ Tăng cường đào tạo tay nghề cho công nhân để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp nước ngoài.
+ Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ để tranh thủ lợi thế cho doanh nghiệp nước ngoài đem lại. -
Kiều hối: Việt kiều và người xuất khẩu lao động.
+ Việt kiều: Quyết định của chính phủ - người Việt Nam dù ở bất kì quốc gia nào, ra đời vì lí do gì
đều là người Việt Nam và họ sẽ có quyền lợi và nghĩa vụ đối với Việt Nam.
+ Xuất khẩu lao động: Hạn chế lớn nhất của xuất khẩu lao động Việt Nam là trình độ lao động thấp,
để xuất khẩu lao động trở thành nguồn ngoại tệ cho quốc gia cần có những quan điểm, biện pháp:
➢ Tăng cường đào tạo chuyên môn, kĩ thuật, ngoại ngữ cho người lao động.
➢ Cải cách thủ tục xuất khẩu lao động để người lao động tiếp cận dễ dàng.
➢ Chính phủ thiết lập các quan hệ với các quốc gia cần lao động để tạo điều kiện cho xuất khẩu lao động.
Câu 3: Chính sách tài chính chính phủ là gì? Để hạn chế khuyết tật của nền kinh tế thị trường chính phỉ
đã sử dụng các công cụ của chính sách tài chính chính phủ như thế nào?
- Chính sách tài chính chính phủ: là hệ thống các quan điểm, các biện pháp nhằm huy động tối đa
các nguồn vốn trong và ngoài nước; sử dụng nguồn vốn hiệu quả, tiết kiệm và điều tiết thu nhập dân cư.
Câu 4: Phân biệt tiền giấy khả hoán và bất khả hoán? Cho biết nguyên nhân ra đời của hai loại tiền giấy này.
- Tiền giấy khả hoán: là loại tiền giấy mà người sở hữu có thể đem giấy này đến ngân hàng phát
hành để đổi lấy một lượng vàng, bạc bằng mệnh giá của tờ giấy bất cứ lúc nào. • Nguyên nhân ra đời: + Châu Á: Trung Quốc
+ Việt Nam: Thời vua Hồ Quý Ly
+ Châu Âu: Vào thế kỉ 17, một ngân hàng ở Hà Lan Amsterdam có người phát hành những giấy
chứng nhận về số vàng, bạc khách hàng kts thách vào ngân hàng và ngân hàng cam kết sẽ trả lại
vàng, bạc bằng số lượng ghi trên giấy chứng nhận cho bất kì ai đang nắm giữ dân chúng
chứng nhận. Sau đó một ngân hàng ở Thụy Điển – Ngân hàng Palmstruch đã phát hành tiền giấy
khả hoán vượt mức dữ trữ vàng và đem cho vay thu được lợi nhuận các ngân hàng bắt đầu bắt chước theo.
-Tiền giấy bất khả hoán: là loại tiền giấy bị cương bách lưu hành và người sở hữu này không thể đến
ngân hàng phát hành để đổi lấy vàng, bạc. • Nguyên ngân ra đời:
+ Sau thế chiến thứ nhất, các quốc gia tham chiến không còn vàng, bạc dự trữ để trả cho người
dân, từ đó 1931 các quốc gia ở châu âu lần lượt ban hành các đạo luật cưỡng bách lưu hành tiền
giấy và tiền giấy này không đổi lấy vàng, bạc được.
+ Khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929-1933 (khủng hoảng thừa): nước Đức không còn vàng
để chi trả cho người dân, bộ trưởng tài chính Đức TS.Schacht phát hành những giấy này thay cho
tiền và được dân chúng chấp nhận. Kết quả nước Đức thoát khỏi khủng hoảng, khôi phục kinh tế.
Từ đó các nhà kinh tế cho rằng giá trị của một đồng tiền không phụ thuộc vào giá trị vay mà nó
phụ thuộc và lòng tin của dân chúng.
Câu 5: Để một vật được xem là tiền cần những điều kiện gì?
Điều kiện để một vật được xem là tiền: có 3 điều kiện:
- Phương tiện trao đổi: Đồng tiền thực hiện chức năng này khi đồng tiền đứng ra làm trung gian
cho con người trao đổi được tất cả các loại hàng hóa để thức hiện được chức năng phương tiện
trao đổi, đồng tiền còn có những điều kiện:
+ Được mọi người, mọi nơi chấp nhận
+ Tạo ra tương đối dễ dàng.
+ Đồng nhất để có thể chia nhỏ.
+ Tương đối để đucợ lâu ngày, không dễ dàng bị hư hỏng -
Chức năng đơn vị đánh giá (thước đo giá trị): Là chức năng cho phép con người đo lường được
giá trị của tất cả các loại hàng hóa không đồng nhất. -
Chức năng dự trữ giá trị: Khi đồng tiền cho phép con người sử dụng được một sức mua khả
dụng trong tương lai, giúp cho con người tiết kiệm, tích trữ tư bản và đầu tư tạo ra tăng trưởng kinh tế.
Câu 6: Phát biểu qui luật lưu thông tiền tệ của C.Mác? -
K.Mác khi nghiên cứu về chức năng của tiền tệ, ông cho rằng tiền tệ có 5 chức năng:
+ Chức năng phương tiện trao đổi + Chức năng đánh giá
+ Chức năng dự trữ giá trị
+ Chức năng phương tiện thanh toán
+ Chức năng tiền quốc tế -
K. Mác phát biểu: Khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông (cầu tiền tệ) tỉ lệ thuận với tổng giá
cả hàng hóa – dịch vụ và tỉ lệ nghich với tốc độ lưu trữ của đồng tiền cùng loại (tốc độ quay của đồng tiền) -
Khi nghiên cứu về chức năng phương tiện thanh toán, qui luật lưu thông tiền tệ, K.Mác phát
biểu lại như sau: Khối lượng tiền thực hiện chức năng phương tiện lưu thông và phương tiện
thanh toán bằng tổng giá cả hàng hóa – dịch vụ trong nền kinh tế trừ tổng giá cả hàng hóa –
dịch vụ bán chịu cộng tổng giá cả hàng hóa dịch vụ đến hạn trả trừ tổng giá cả hàng hóa – dịch
vụ thanh toán bù trừ tất cả chi tốc độ lưu chuyển đồng tiền cùng loại. Từ phát biểu trên
K.Mác cho rằng cầu tiền tệ chịu tác động bởi 2 yếu tố tổng giá cả hàng hóa – dịch vụ và vòng
quay của đồng tiền; và từ đó ông đưa ra yêu cầu về quy luật lưu thông tiền tệ để cho hàng hóa –
dịch vụ lưu thông bình thường, khối lượng tiền thực tế có trong nền kinh tế (cung tiền tệ_M t)
phải bằng khối lượng tiền cần thiết cho nền kinh tế (cầu tiền tệ_Mn): Mt=Mn
Câu 7: Phát biểu và giải thích lý thuyết ưu thích tiền mặt của J.M.Keynes.
*Theo J.M.Kyenes cầu tiền tiền tệ gồm 3 động cơ: -
Động cơ giao dịch: mọi nhu cầu cá nhân đều cần một lượng tiền để mua tất cả các loại hàng
hóa – dịch vụ mà họ cần tieefnt ệ cho động cơ giao dịch tỷ lệ thuận với thu nhập. -
Động cơ cề tiết kiệm: Mọi nhu cầu cá nhân cần thêm một lượng tiền để dự phòng cho rủi ro
hoặc cho một tiêu dùng lớn hơn trong tương lai cần tiền tệ cho động cơ tiết kiệm tỷ lệ thuận với thu nhập. -
Động cơ đầu cơ: Mọi nhu cầu cá nhân đều cần thêm một lượng tiền để đầu cơ làm giàu và cầu
tiền tệ do động cơ đầu cơ chịu tác động bởi 2 yếu tố: tỉ lệ thuận với thu nhập và tỉ lệ nghịch với lãi suất thị trường.
Ông giả định: hai công cụ người ta đầu cơ là tiền và trái phiếu, khi lãi suất thị trường tăng, cầu tiền tệ
giảm và ngược lại. Khi lãi suất thị trường giảm cầu tiền tệ sẽ tăng, bởi vì ông cho rằng lãi suất thị trường
có khi tăng khi giảm nhưng người dân luôn tin tưởng rằng lãi suất sẽ quay về một mức mà họ gọi là lãi
suất bình thường. Khi lãi suất thị trường tăng người dân sẽ đầu tư vào trái phiếu và bỏ tiền. Từ đó cầu tiền
tệ giảm, ngược lại khi lãi suất giảm, người dân sẽ giữ tiền và bỏ trái phiếu cầu tiền tệ tăng.
Từ phân tích trên, J.M.Keynes cho rằng tiền tệ là một hàm số phụ thuộc dương (+) vào thu nhập và phụ
thuộc âm (-) vào lãi suất.
Câu 8: Tại sao trong điều kiện ngày nay quan hệ tín dụng ngày càng phát triển và biểu hiện của sự phát triển này là gì?
* Trong điều kiện ngày nay, quan hệ tín dụng ngày càng phát triển do các nguyên nhân:
- Do đặc điểm của vốn tín dụng là tuần hoàn vốn (T=T+deltaT). Sau một chu kì tín dụng, vốn tín dụng
ban đầu không những không bị mất đi mà còn tăng thêm nhờ vào lợi tức tín dụng, quá trình này lặp đi lặp
lại làm quy mô vốn tín dụng ngày càng tăng.
- Do tính chất thời vụ và sự khác biệt về chu kì sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp mà đứng trên
gốc độ một nền kinh tế tại một thời điểm bất kì bao giờ cũng tồn tại một nhóm các chủ thể thừa vốn và
một nhóm các chủ thể thiếu vốn tạo nên cung – cầu vốn tín dụng.
- Do yêu cầu tồn tại và phát triển luôn gắn bó với các doanh nghiệp, đó là để bảo đảm yêu cầu tồn tại
doanh nghiệp cần trích lập quỷ khấu hao tài sản cố định trong thời gian quỷ này chưa được sử dụng và
được doanh nghiệp đầu tư vào thị trường tài chính tạo nên nguồn cung vốn tín dụng.
Tóm lại do đặc điểm tuần hoàn vốn và yêu cầu tồn tại và phát triển của doanh nghiệp làm cho quan hệ
tín dụng ngày càng phát triển.
Câu 9: Phân biệt tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng? Cho biết mối quan hệ của hai loại tín dụng này.
*Tín dụng thương mại: là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp dựa trên việc mua bán chịu hàng hóa.
- Người bán chuyển giao cho người mua quyền sử dụng một khoảng vốn trong thời gian nhất định.
- Đến hạn, người mua hoàn lại vốn cho người bán kèm một phần giá trị gọi là lợi tức. Cơ sở pháp lý xác
định mối quan hệ nợ nần trong tín dụng thương mại là giấy nợ gọi là thương phiếu (kì phiếu thương mại).
Thương phiếu được chia làm thương phiếu vô danh và ký danh hoặc lệnh phiếu và hối phiếu. # Ưu điểm:
+ Giải quyết tạm thời nhu cầu thiếu vốn của các doanh nghiệp
+ Đẩy nhanh quá trình tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp bán.
+ Hạn chế sử dụng tiền mặt, góp phần giúp ngân hàng trung ương điều tiêt lượng tiền trong lưu thông.
➔ Với ưu điểm này, tín dụng thương mại giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế. # Hạn chế:
+ Về qui mô vốn tín dụng: tín dụng thương mại do một doanh nghiệp cung cấp do đó họ chỉ cung
cấp trong khả năng của mình, nếu doanh nghiệp mua có nhu cầu vay cao hơn thì doanh nghiệp bán không đáp ứng được.
+ Về thời hạn: Do chỉ tạm thời bán tiền thừa do đó tín dụng thương mại là tín dụng ngắn hạn. Nếu
bên mua có nhu cầu vay dài hạn thì bên bán không đáp ứng được.
+ Hạn chế về phương hướng: Chỉ đáp ứng được cho các doanh nghiệp cùng ngành.
*Tín dụng ngân hàng: là quan hệ tín dụng giữa một bên là các ngân hàng trung ương và các tổ chức tín
dụng khác và một bên là các chủ thể thừa – thiếu vốn trong nền kinh tế. Tín dụng ngân hàng không bị hạn
chế về qui mô, thời hạn và phương hướng.
*Mối quan hệ giữa tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng:
- TDTM giải quyết một phần nhu cầu về vốn của doanh nghiệp nơi mà các NHTM chưa đáp ứng được.
- TDNH khắc phục những hạn chế của TDTM
- TDTM tạo ra công cụ gọi là thương phiếu từ đó cung cấp cho các NHTM thực hiên một nghiệp vụ cho
vay gọi là chiết khấu thương mại.
Mối quan hệ giữa TDTM và TDNH là mối quan hệ hỗ trợ cho nhau để cùng phát triển.
Câu 10: Cho biết nội dung các loại lãi suất: Lãi suất thực, lãi suất danh nghĩa, lãi suất liên ngân hàng, lãi
suất chiết khấu và lãi suất không chiết khấu. -
Lãi suất danh nghĩa: còn gọi là lãi suất bề ngoài là lãi suất thỏa thuận giữa người đi vay và
người cho vay trên cơ sở hợp đồng tín dụng. -
Lãi suất thực: là lãi suất vận hành trong một không gian và thời gian mà ở đó người ta giả thiết
lạm phát bằng 0. Lãi suất thực = lãi suất danh nghĩa – tỉ lệ lạm phát. Trong thực tế không tồn
tại một nền kinh tế có tỉ lẹ lạm phát bằng 0. Do đó để thu được lãi suất thực người ta phải dự
đoán được tỉ lệ lạm phát. Có 2 phương pháp đự doán lạm phát
o Phương pháp ngoại suy từ các số liệu trong quá khứ: Để dự đoán một năm trong tương
lai, người ta căn cứ vào tỉ lệ làm phát xảy ra ở các năm quá khứ
o Phương pháp kết hợp giữa phương pháp người suy từ các số liệu quá khứ với việc phân
tích tình hình kinh tế chính trị trong và ngoài nước để dự báo. -
Lãi suất liên ngân hàng: là lãi suất vay, cho vay giữa các NHTM nhằm điều hòa vốn thừa và
thiếu giữa NHTM; lãi suất này đa dạng: vay 1 ngày – lãi suất qua đêm, 3 ngày, 5 ngày… Lãi
suất qua đêm là 1 chỉ tiêu hay đúng hơn là 1 tín hiệu bảo vệ hiện tượng thừa thiếu của thị
trường và NHTW thường tham khảo mức lãi suất này để đưa ra chính sách tiền tệ cho phù hợp. -
Lãi suất chiết khấu của NHTW: là lãi suất cho vay của NHTW đối với các NHTM trên cơ sở
chiết khấu các giấy có giá: thương phiếu, trái phiếu… chưa đến hạn thanh toán mà NHTW đã
mua bằng cách: NHTM chuyển quyền sở hữu các giấy có giá này cho NHTW, NHTW sẽ trả
cho NHTM 1 khoản tiền bằng mệnh giá của giấy có giá trừ cho mệnh giá nhân với lãi suất
chiết khấu nhân với thời hạn còn lại trừ hoa hồng phí. -
Lãi suất tái chiết khấu: là lãi suất cho vay của NHTW đối với các NHTM trên cơ sở tái chiết
khấu các giấy có giá chưa đến hạn thanh toán mà trước đây NHTM đã chiết khấu cho doanh
nghiệp bằng cách: NHTM chuyển quyền sở hữu giấy có giá cho NHTW và NHTW trả cho
NHTM bằng mệnh giá trừ mệnh giá nhân lãi suất chiết khấu nhân thời hạn trừ hoa hồng phí.
Câu 11: Bản chất và cơ cấu tổ chức của ngân hàng trung ương. -
NHTW là cơ quan quản lý nhà nước về tiền tệ được đổ chức theo 1 định chế công quyền. Trên
thế giới có 2 cách tổ chức NHTW:
o NHTW độc lập với chính phủ: với cách tổ chức này chính phủ có rất ít quyền hạn can
thiệp vào NHTW, đặc biệt là khó can thiệp vào chính sách tiền tệ do NHTW thực hiện.
Tiêu biểu: Mĩ, LB Đức, Anh Quốc…
o NHTW phụ thuộc vào chính phủ: với cách tổ chức này chính phủ có quyền hạn rất lớn
can thiệp vào các hoạt động của NHTW và can thiệp vào chính sách tiền tệ quốc gia
thông qua việc cử những người của mình vào vị trí lãnh đạo tại NHTW. Tiểu biểu: Việt Nam, Trung Quốc… -
Chính sách tiền tệ quốc gia được tiến hành bởi 1 hội đồng tư vấn gồm 10 thành viên: CT hội
đồng – 1 phó thủ tướng chính phủ, Phó CT hội đồng (thống đốc NHTW), 4 thứ trưởng 4 bộ, 4
chuyên gia giỏi về tài chính và tiền tệ.
Câu 12: Cho biết ví dụ chức năng phát hành tiền và điều tiết lưu thông tiền tệ của ngân hàng trung ương
và các kênh phát hành tiền -
Tiền trong nền kinh tế bao gồm các loại: tiền giấy, tiền kim loại và bút tệ. Tiền giấy và tiền kim
loại do NHTW đặc quyền phát hành , bút tệ do NHTM tạo ra nhưng đặt dưới sự quản lý của
NHTW thông qua việc quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Từ đó có thể nói NHTW độc quyền phát
hành tiền. Luật NHTW Việt Nam quy định: NHTW là tổ chức duy nhất được quyền phát hành
tiền phù hợp với nhu cầu phát triển của nền kinh tế tức là điều tiết lưu thông tiền tệ phù hợp với
yêu cầu của nền kinh tế. -
Các kênh phát hành tiền của NHTW:
o Kênh ngân sách nhà nước: khi NSNN bội chi, nhà nước có các cách giải quyết: ▪ Phát hành trái phiếu
▪ Phát hành tiền cho ngân sách vay ▪ Vay nợ nước ngoài.
o Kênh tín dụng: Là kênh thông qua việc NHTW cho cách NHTM vay bằng các nghiệp
vụ chiết khấu, tái chiết khấu bằng các giấy có giá, tái cấp vốn… Khi NHTW muốn
tăng cung tiền thì sẽ giảm lãi suất chiết khấu, tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn
khuyến khích NHTM vạy tiền, NHTM ha lãi suất cho vay và các doanh nghiệp tăng
vay tiền, tiền đi vào nền kinh tế. Và ngược lại.
o Kệnh thị trường mở = TT liên ngân hàng + NHTW: là việc NHTW tham gia vào TT
liên ngân hàng để mua bán các loại chứng khoán. Khi NHTW muốn tăng cung tiền
NHTW sẽ mua vào các loại chứng khoán của NHTM với giá cao, từ đó NHTM sẽ tăng
cho vay và tiền đi vào nền kinh tế. Và ngược lại.
o Kênh TT vay ngoại hối: Khi NHTW muốn tăng cung tiền, NHTW sẽ mua vào vàng,
ngoại tệ với giá cao, khuyến khích các NHTM bán vàng, ngoại tệ cho NHTW, dự trữ
tài chính của NHTM tăng và tăng cho vay, tiền đi vào nền kinh tế. Và ngược lại.
Câu 13: Cho biết nội dung ưu, nhược điểm các công cụ gián tiếp của chính sách tiền tệ quốc gia? -
Nghiệp vụ TT mở: là nghiệp vụ mà NHTW tham gia mua bán các loại chứng khoán với các
NHTM trên thị trường liên ngân hàng. Khi NHTW muốn tăng cung tiền, NHTW sẽ mua vào
các loại chứng khoán của các NHTM với giá cao, dự dữ tài chính của NHTM tăng và tăng cho
vay khuyến khích doanh nghiệp vay, từ đó tiền đi vào nền kinh tế. Và ngược lại.
o Ưu điểm: Giúp NHTW điều tiết lượng tiền trong nền kinh tế theo mục tiêu của mình;
Thay đổi nhanh chóng đến lượng tiền trong nền kinh tế và với qui mô tiền theo mục
tiêu NHTW; Tác động được lên lượng dự trữ tài chính của NHTM.
o Nhược điểm: Việc mua bán này phải phụ thuộc vào NHTM. -
Nghiệp vụ chiết khấu (bp tín dụng): là nghiệp vụ mà NHTW cho các NHTM vay trên TT liên
ngân hàng thông qua chiết khấu, tái chiết khấu các giấy có giá thông qua hạn thanh toán của
NHTM. Khi NHTW muốn tăng cung tiền, NHTW sẽ hạ lãi suất chiết khấu, lãi suất tái chiết
khấu khuyến khích NHTM vay tiền, dự trữ tài chính NHTM tăng và NHTM tăng cho vay, từ
đó tiền đi vào nền kinh tế. Và ngược lại.
o Ưu điểm: Giúp NHTW điều tiết tốt lượng tiền trong nền KT theo mục tiêu của mình;
Giúp NHTW điều tiết linh hoạt lượng tiền trong nền KT.
o Nhược điểm: Việc vay hay không vay thêm tiền phụ thuộc vào NHTM. -
Nghiệp vụ tỷ lệ dữ trữ bắt buộc (tỷ lệ dữ trữ pháp định): là công cụ quản lý lượng tiền trong
nền kinh tế của NHTW thông qua việc quyết định tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Khi muốn giảm cung
tiền, NHTW sẽ tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc hạn chế khả năng tạo ra bút tệ của NHTM, từ đó tiền
sẽ giảm đi vào nền kinh tế.Và ngược lại.
o Ưu điểm: Điều tiêt tốt được lượng tiền trong lưu thông theo mục tiêu; Đảm bảo 1
lượng tiền cho các NHTM khi gặp rủi ro trong kinh doanh.
o Nhược điểm: Ảnh hưởng đến lợi nhuận của NHTM; Tác động đến lãi suất thị trường.
Câu 14: Phân tích tác động của chính sách tiền tệ quốc gia đối với chi tiêu dùng xã hội? -
Đối với lãi suất và ảnh hưởng đến hàng lâu bền: Khi NHTW thực hiện chính sách mở rộng tiền
tệ, lãi suất TT giảm, giá hàng hóa bền giảm, chi tiêu dùng xã hội tăng, tổng cầu tăng. Và ngược lại. -
Đối với TT cổ phiếu: Khi NHTW thực hiện chính sách mở rộng tiền tệ, lãi suất TT giảm, giá cổ
phiếu tăng, nhà đầu tư cổ phiếu thu được lợi nhuận cao và họ yên tâm về tương lai của họ và
tăng chi tiêu dung, từ đó chi tiêu dùng xã hội tăng và tổng cầu tăng. Và ngược lại.
Câu 15: Phân tích tác động của chính sách tiền tệ quốc gia đối với chi đầu tư xã hội? -
Khi NHTW thực hiện chính sách mở rộng tiền tệ, lãi suất TT giảm, chi phí đầu tư giảm, doanh
nghiệp sẽ vay thêm tiền đầu tư, tổng cầu hàng hóa tăng, giá cả cũng tăng. -
Ngược lại khi NHTW thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, lãi suất TT tăng, chi phí đầu tư
tăng, doanh nghiệp sẽ ít vay thêm tiền đầu tư, tổng cầu hàng hóa giảm, giá cả giảm.
Câu 16: Có quan điểm cho rằng:” thuế ra đời là nhằm tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, vì vậy khi
ngân sách nhà nước bội chi, chính phủ chỉ cần tăng thuế? Phân tích quan điểm trên.
Câu 17: Phân biệt thuế, lệ phí, phí. Tại sao 3 khoản thu này được gọi là các khoản thu mang tính chất thuế. -
Thuế: là khoản đóng góp bắt buộc cho nhà nước đối với các chủ thể thuộc đối tượng chịu thuế.
Thuế mang tính cưỡng bách và được qui định trong văn bản pháp luật. Tại thời điểm nộp thuế
người nộp thuế không được nhận bất kì lợi ích nào từ phía nhà nước mà xem như là nghĩa vụ. -
Lệ phí: là khoảng thu mang tính chất thuế, nghĩa là mang tính cưỡng bách và được quy định
bởi các văn bản pháp luật, tại thời điểm nộp lệ phí người nộp lệ phí sẽ được nhà nước thực hiện
cho họ 1 thủ tục hành chính. -
Phí: là khoản thu mang tính chất thuế, nghĩa là nó vừa mang tính cưỡng bách vừa được qui
định trong các văn bản pháp luật. Phí được nhà nước sử dụng để duy tu, sửa chữa các công
trình mà nhà nước đã đầu tư, phục vụ người nộp thuế hoặc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phụ vụ người nộp thuế.
➔ Mang tính cưỡng bách và được được qui định trong các văn bản pháp luật. ➔ Khác:…
Câu 18: Khi ngân sách nhà nước bội chi nếu chính phủ cắt giảm khoản chi đầu tư phát triển sẽ tác động
đến nền kinh tế như thế nào?
*Chi đầu tư chính phủ là khoản chi mang tính tích lũy gắn với việc xây dựng cơ sở hạ tầng… nhằm mục
đích tạo ra tưởng trưởng kinh tế, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lí, điều hòa thu nhập dân cư, cụ thể bao gồm các khoản chi:
- Chi xây dựng cơ bản: nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng tạo ra môi trường thuận lợi để hướng dẫn các nhà
đầu tư bỏ vốn đầu tư vào những ngành, vùng kém lợi thế nhằm hình thành cơ cấu kinh tế hợp lí đồng thời
chi cho những công trình không có khả năng thu hồi vốn: Bệnh viện, trường học… nhằm mục đích nâng
cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.
Từ đó nếu giảm chi phí đầu tư phát triển là giảm chi phí xây dựng đầu tư chính phủ sẽ làm cho nền
kinh tế phát triển không cân đổi, tăng trưởng kinh tế giảm và đời sống vật chất, tinh thần người dân không được tăng lên.
- Chi đầu tư vào hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp nhà nước: Trong nền kinh tế có những ngành ảnh hưởng
đến an ninh chính trị nhà nước không muốn cho các thành phần kinh tế khác đầu tư (công nghiêp quốc
phòng, sản xuất vật liệu nổ…) đồng thời có những ngành lợi thế kém, lợi nhuận không cao mặc dù rất
cần cho nền kinh tế nhưng không được các nhà đầu tư quan tâm, từ đó nhà nước phải chi NSNN, cấp
vốn điều lệ và thành lập doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực này. Nếu cắt giảm khoản
chi này sẽ ảnh hưởng đến an ninh chính trị của quốc gia đồng thời nền kinh tế sẽ không phát triển cân đối.
- Chi góp vốn cổ phần, liên doanh: Trong nền kinh tế có những ngành quan trọng ảnh hưởng đến sự phát
triển kinh tế (Ngân hàng, viễn thông…) đòi hỏi nhà nước phải nắm thị phần chi phối để định hướng hoạt
động của những ngành này theo định hướng phát triển của nhà nước. Nếu cắt giảm khoản chi này,
nền kinh tế phát triển không theo đúng định hướng của nhà nước, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.
- Chi quỹ hỗ trợ đầu tư và phát triển quốc gia: Trong nền kinh tế có những mục tiêu dài hạn cần phải đạt
được để tạo ra đột phá trong nền kinh tế đồng thời giúp cho nền kinh tế phát triển bền vững. Để đạt
được những mục tiêu này đòi hỏi đầu tư nguồn vốn lớn, thời hạn dài, lãi suất thấp, đây là những điều mà
NHTM không làm được đòi hỏi nhà nước phải cấp vốn điều lệ cho NH đầu tư phát triển. Nếu cắt
giảm khoản chi này không tạo ra bước đột phá cho nền kinh tế và nền kinh tế phát triển không bền vững.
- Chi dự trữ nhà nước: là khoản chi nhằm điều tiết cung cầu một số loại hàng hóa tất yếu, đồng thời hạn
chế một phần thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh gây ra. Nếu cắt giảm khoản chi này TT sẽ bất ổn, đời
sống người dân gặp rất nhiều khó khăn.
➔ Từ những phân tích trên, theo tôi khi NSNN bội chi chính phủ không nên cắt giảm chi đầu tư phát
triển mà để bù đắp bội chi chính phủ nên sử dụng các khoản thu bù đắp thiếu hụt của NS: Vay
trong nước, vay nước ngoài, vay theo điều kiện thương mại quốc tế…
Câu 19: Khi ngân sách nhà nước bội chi nếu chính phủ cắt giảm khoản chi tiêu dùng thường xuyên thì sẽ
ảnh hưởng đến nền kinh tế như thế nào?
Câu 20: Anh chị cho biết đặc điểm của từng loại hình doanh nghiệp, các nguồn vốn hình thành và huy
động của mỗi loại hình doanh nghiệp.
Câu 21: Cho biết khái niệm, đặc điểm, phân loại tài sản cố định doanh nghiệp. Để nâng cao hiệu quả sử
dụng tài sản cố định doanh nghiệp cần thực hiện những biện pháp nào? -
Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định, tài sản cố định là loại tài sản có giá trị
tương đối lớn (lớn hơn 30 triệu) và thời gian sử dụng lớn hơn 1 năm. - Đặc điểm:
o Không thay đổi hình thái biểu hiện trong suốt các giai đoạn của chu kì sản xuất kinh doanh.
o Không tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh do chịu tác động bởi nhiều yếu tố
thời gian, thời tiết, sử dụng… mà giá trị và quá trình sử dụng của tài sản cố định bị hao
mòn, phần hao mòn này được đưa vào quá trình. - Phận loại: 2 loại
o Tài sản cố định hữu hình: là những tài sản cố định có hình thái biểu hiện dưới dạng vật chất.
o Tài sản cố định vô hình: là những tài sản cố định không phải dưới dạng vật chất -
Để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định, doanh nghiệp cần thực hiện các biện pháp:
o Thực hiện công tác duy tu, sửa chữa thường xuyên theo quy định về kỹ thuật.
o Lựa chọn phương pháp khấu hao thích hợp để bảo tồn giá trị tài sản cố định dưới tác
động của hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình.
o Đào tạo tay nghề cho người công nhân.
Câu 22: Phân biệt chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm. Tại sao doanh nghiệp đã tính chi
phí sản xuất kinh doanh rồi còn tính thêm giá thành sản phẩm?
Câu 23: Tài sản tài chính là gì? Cho biết đặc điểm của một số loại tài sản tài chính chủ yếu?
*Tài sản tài chính: là loại tài sản vô hình tức là giá trị của tài sản biểu hiện không dưới dạng vật chất, là
loại tài sản mà người sở hữu sẽ có quyền lợi nhận những khoản thu nhập cố định hoặc không cố định trong tương lai.
*Một số loại tài sản tài chính chủ yếu:
-Các công cụ nợ (Trái phiếu): Là một giấy chứng nhận một khoản nợ mà người mua cho chủ thể phát
hành vay, người mua trở thành chủ nợ và được hưởng thu nhập cố định theo kỳ trong tương lai. Gồm các loại:
+ Trái phiếu công ty (trái phiếu ngân hàng): là giấy chứng nhận 1 khoản nợ mà người mua cho các
doanh nghiệp, ngân hàng vay. Gồm các loại:
_Trái phiếu tín chấp là loại trái phiếu lúc phát hành công ty dùng uy tín của mình để đảm bảo, công
ty không đem tài sản ra để đảm bảo cho giá trị của đợt phát hành.
_Trái phiếu thế chấp: là loại trái phiếu lúc phát hành công ty đem tài sản ra để đảm bảo cho giá trị
của đợt phát hành hoặc được đảm bảo của đơn vị thứ 3.
_Trái phiếu có khả năng chuyển đổi thành cổ phiếu là loại trái phiếu sau khi đến hạn người mua
được quyền chuyển đổi tiền mua trái phiếu sang cổ phần.
+Công trái: là giấy chứng nhận một khoản nợ mà chính phủ đã vay dân chúng
_Tín phiếu kho bạc: Là loại giấy nợ của chính phủ có thời hạn dưới 1 năm.
_Trái phiếu chính phủ: là loại giấy nợ của chính phủ có thời hạn trên 1 năm.
-Công cụ vốn: là giấy chứng nhận một khoản vốn góp vào công ty cổ phần, người mua trở cổ đông và
được hưởng một khoản thu nhập không cố định phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh. Gồm:
+ Cổ phiếu thường (cổ phiếu phổ thông): là loại cổ phiếu được bán rộng rãi cho công chúng.
+ Cổ phiếu ưu đãi: là loại cổ phiếu dành riêng cho thành viên sáng lập hoặc cho các tổ chức, cá nhân
có sự đóng góp vào sự phát triển của công ty.
+ Cổ phiếu ưu đãi cổ tức: là loại cổ phiếu có mức cổ tức không phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh.
+ Cổ phiếu ưu đãi về quyền biểu quyết: là loại cổ phiếu thêm 1 quyền biểu quyết so với cổ phiếu
thường. Gồm: cổ phiếu ưu đãi có tham dự chia cổ tức, cổ phiếu ưu đãi không tham dự chia cổ tức, cổ
phiếu ưu đãi tích lũy và cổ phiếu ưu đã không tích lũy.
Câu 24: Thị trường tài chính là thị trường gì? Cho biết mối quan hệ giữa thị trường tiền tệ và thị trường vốn?
* Thị trường tài chính là nơi gặp gỡ giữa các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, là nơi người ta mua bán
các tài sản tài chính. Qua đó hình thành nền giá mua, giá bán các loại tài sản tài chính, hình thành nên giá
cả của các khoản vốn bao gồm: lãi suất đi vay, lãi suất cho vay ngắn – trung – dài hạn.
* Thị trường tiền tệ: là thị trường vay, cho vay vốn ngắn hạn và là thị trường mua bán các loại chứng
khoán ngắn hạn. Do thời hạn ngắn, từ đó rủi ro thấp, lợi nhuận thấp.
*Thị trường vốn: là thị trường vay, cho vay và mua bán các chứng khoán trung và dài hạn. Dẫn tới rủi ro
cao, lợi nhuận cũng cao hơn thị trường tài chính. * Mối quan hệ:
- Thị trường tiền tệ cung cấp vốn ngắn hạn cho nền kinh tế, thị trường vốn cung cấp vốn trung và
dài hạn cho nền kinh tế. Từ đó mối quan hệ của 2 thị trường này là bổ sung cho nhau hình thành và phát
triển thị trường tài chính.
- Bất kì sự thay đổi nào trên 1 thị trường cũng tác động lên thị trường kia.
Câu 25: Mối quan hệ giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. -
Thị trường sơ cấp (thị trường phát hành): là thị trường tạo vốn cho các đơn vị phát hành cổ
phiếu, trái phiếu lần đầu. -
Thị trường thứ cấp: là thị trường người ta mua đi bán lại các chứng khoán đã hình thành thông
qua thị trường sơ cấp. Thị trường thứ cấp thay đổi không làm thay đổi vốn của đơn vị phát hành. -
Mối quan hệ: TT sơ cấp càng phát triển, càng tạo ra nhiều hàng hóa để mua bán trên TT thứ
cấp, làm cho TT thứ cấp cũng phát triển theo. Ngược lại, TT sơ cấp không phát triển sẽ kéo
theo TT thứ cấp. Từ đó mối quan hệ của 2 loại thị trường này là bổ sung cho nhau cùng phát triển.