-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Câu hỏi ôn tập - Triết học Mác - Lênin | Đại học Mở Hà Nội
Chủ đề số 01: Nêu khái niệm triết học Mác-Lênin? Phân tích tính tất yếu cho sự ra đời của triết học Mác-Lênin? Vì sao nói triết học Mác là một cuộc cách mạng trên lĩnh học triết học? Ý nghĩa phương pháp luận về vấn đề nghiên cứu?. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Triết học Mác- Lênin (HK01) 56 tài liệu
Đại học Mở Hà Nội 405 tài liệu
Câu hỏi ôn tập - Triết học Mác - Lênin | Đại học Mở Hà Nội
Chủ đề số 01: Nêu khái niệm triết học Mác-Lênin? Phân tích tính tất yếu cho sự ra đời của triết học Mác-Lênin? Vì sao nói triết học Mác là một cuộc cách mạng trên lĩnh học triết học? Ý nghĩa phương pháp luận về vấn đề nghiên cứu?. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Triết học Mác- Lênin (HK01) 56 tài liệu
Trường: Đại học Mở Hà Nội 405 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Mở Hà Nội
Preview text:
ĐỀ CƯƠNG TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN
Chủ đề số 01: Nêu khái niệm triết học Mác-Lênin? Phân tích tính tất yếu cho sự ra
đời của triết học Mác-Lênin? Vì sao nói triết học Mác là một cuộc cách mạng trên
lĩnh học triết học? Ý nghĩa phương pháp luận về vấn đề nghiên cứu?
*Khái niệm triết học Mác-Lênin:
- là hệ thống các quan điểm duy vật biện chứng về tự nhiên, xã hội và tư duy- thế
giới quan và phươngpháp luận khoa học, cách mạng của giaia cấp công nhân, nhân
dân lao động và các lực lượng xã hội tiến bộ trong nhận thức và cải tạo thế giới
* Phân tích tính tất yếu cho sự ra đời của triết học Mác- Lênin:
- Sự ra đời của triết học Mác là một tất yếu lịch sử vì nó chính là một sản phẩm lý
luận của sự phát triển lịch sử nhân loại xuất hiện vào giữa thế kỷ XIX với những
điều kiện, tiền đề khách quan của nó.
a) Điều kiện kinh tế - xã hội
- đời sống của các tàng lớp đặc biệt là giai cấp công nhân bị bóc lột nặng nề từ đó
cần một khoa học dẫn đường cho giai cấp này tự giải phóng đấu tranh nhằm giải
phóng gia cấp , giải phóng toàn xã hội
b) Tiền đề lý luận
Sự ra đời triết học Mác không chỉ là sản phẩm tất yếu của những điều kiện kinh tế -
xã hội của xã hội TBCN giữa thế kỷ XIX mà còn là sản phẩm tất yếu của sự phát
triển hợp qui luật của lịch sử tư tưởng nhân loại.Triết học Mác ra đời là một sự kế
thừa biện chứng những học thuyết, lý luận trước kia mà trực tiếp và rõ nét nhất là
triết học cổ điển Đức, kinh tế chính trị học Anh và chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp hồi thế kỷ XIX.
+ Triết học cổ điển Đức, đặc biệt là triết học của Hêghen và của Phoiơbắc, là
nguồn gốc lý luận trực tiếp của triết học Mác. Đối với triết học của Hêghen, một
mặt C.Mác và Ph.Ănghgen phê phán tính chất duy tâm thần bí trong triết học này,
mặt khác hai ông đánh giá rất cao tư tưởng biện chứng của nó.C.Mác coi tư tưởng
biện chứng trong hệ thống triết học duy tâm của Hêghen là “hạt nhân hợp lý” cần
phải được kế thừa,cải tạo. Trong khi phê phán chủ nghĩa duy tâm của Hêghen,
C.Mác không chỉ dựa vào truyền thống của chủ nghĩa duy vật mà còn trực tiếp cải
tạo chủ nghĩa duy vật cũ, khắc phục tính siêu hình và những hạn chế lịch sử của
nó. Từ đó, C.Mác và Ph.Ăngghen đã xây dựng nên triết học mới, trong đó, chủ
nghĩa duy vật và phép biện chứng thống nhất hữu cơ với nhau.
+ Sự ra đời triết học Mác cũng diễn ra trong sự tác động qua lại với quá trình
C.Mác kế thừa, cải tạo các lý luận về kinh tế và về CNXH. Việc kế thừa và cải tạo
kinh tế chính trị học Anh với những đại biểu xuất sắc là A.Xmít và Đ.Ricácđô đã
tạo điều kiện cho C.Mác hoàn thành quan niệm duy vật lịch sử cũng như xây dựng
nên học thuyết về kinh tế của mình.
+ Việc kế thừa và cải tạo lý luận về chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp với những
đại biểu nổi tiếng như Xanh Ximông, Sáclơ Phuriê đã giúp C.Mác và Ph.Ăngghen
xây dựng lý luận khoa học của mình về CNXH. Trên thực tế, sự hình thành và phát
triển triết học Mác không tách rời với sự phát triển lý luận về CNXH của Mác, tức CNXH khoa học.
c) Tiền đề khoa học tự nhiên
Cùng với những nguồn gốc lý luận trên, sự ra đời triết học Mác còn dựa vào
những tiền đề khoa học tự nhiên. Những thành tựu về khoa học tự nhiên làm bộc lộ
rõ tính hạn chế, bất lựccủa phương pháp tưduy siêu hình trong việc nhận thức thế
giới, đồng thời cung cấp cơ sở tri thức khoahọc cho sự phát triển tư duy biện
chứng, hình thành phép biện chứng duy vật. Trong số những thành tựu KHTN thời
đó, Ph.Ăngghen nêu bật ý nghĩa của 3 phát minh lớn đối với sự hình thành triết
họcduy vật biện chứng: định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng, thuyết tế bào
và thuyết tiến hóa Đácuyn.Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng vạch ra
mối liên hệ thống nhất giữa các hình thức vận động của vật chất. Thuyết tế bào
chứng minh về sự thống nhất và sự phát triển của sự sống từ thấp lên cao, từ đơn
giản tới phức tạp. Thuyết tiến hóa Đácuyn đã lý giải về tính biện chứng của sự phát
triển phongphú, đa dạng của các giống loài
* Vì sao nói triết học Mác là một cuộc cách mạng trên lĩnh học triết học
Vì + Triết học Mác đã khắc phục được sự tách rời giữa thế giới quan duy vật và
phép biện chứng trong lịch sử phát triển của triết học trước đó. Trên cơ sở cải tạo
chủ nghĩa duy vật cũ mang tính siêu hình cũng như phép biện chứng duy tâm. Triết
học C.Mác và Ph.Ăngghen đã xây dựng nên một nền triết học mới – triết học duy vật biện chứng.
+ Sự ra đời chủ nghĩa duy vật lịch sử, một bộ phận của triết học Mác chính là
thành tựu vĩ đại nhất củatư tưởng khoa học. Với việc xây dựng chủ nghĩa duy vật
lịch sử của mình, C.Mác và Ph.Ăngghen đã làm cho chủ nghĩa duy vật trở nên
hoàn bị và triệt để, biểu hiện sự mở rộng học thuyết này từ chỗ nhận thức giới tự
nhiên đến chỗ nhận thức xã hội loài người.
+ Với sự ra đời triết học Mác, vai trò xã hội của triết học cũng như vị trí của triết
học trong hệ thống tri thức khoa học đã có sự biến đổi. Nếu như đối với triết học
trước kia chủ yếu đóng vai trò giải thích thế giới thì triết học Mác ra đời không chỉ
giải thích thế giới mà chủ yếu là công cụ cải tạo thế giới. Triết học Mác trở thành
công cụ nhận thức thế giới và cải tạo thế giới bằng thực tiễn cách mạng của giai
cấp công nhân và quần chúng lao động. Triết học Mác là thế giới quan khoa học
của giai cấp côngnhân, là “vũ khí lý luận” của giai cấp này trong công cuộc cải tạo
xã hội, giải phóng bản thân và giải phóng loài người nói chung. Tương tự, giai cấp
công nhân chính là vũ khí vật chất, là lực lượng vật chất quan trọng của triết học
mác, để nhờ đó, triết học Mác thể hiện được vai trò cải tạo thế giới của mình.
+ Ngoài ra, triết học Mác cũng trở thành thế giới quan và phương pháp luận chung
cần thiết cho sự phát triển của các khoa học cụ thể. Đồng thời, sự ra đời triết học
Mác cũng chấm dứt quan niệm của triết học cũ coi triết học là “khoa học của các
khoa học”, đứng trên mọi khoa học. Trái lại, triết học Mác khẳng định về vai trò
của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội đối với sự phát triển của bản thân triết
học; trong đó, tùy vào sự phát triển của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, đòi
hỏi triết học cũng phải biến đổi theo, phải thay đổi hình thức cho phù hợp.
* Ý nghĩa phương pháp luận về vấn đề nghiên cứu
- Học tập, nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin giúp chúng ta từng bước xây dựng
và hình thành thế giới quan khoa học, có phương pháp tiếp thu một cách hiệu quả
lý luận mới, những thành tựu khoa học - công nghệ của nhân loại, có niềm tin vào
sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, có cơ sở khoa học chống lại tư tưởng lạc hậu, phản động.
- Hiểu và nắm vững chủ nghĩa Mác - Lênin, mỗi người có điều kiện hiểu rõ mục
đích, con đường, lực lượng, cách thức bước đi của sự nghiệp giải phóng con người,
không sa vào tình trạng mò mẫm, mất phương hướng, chủ quan, duy ý chí. Có cách
nhìn xa trông rộng, chủ độngsáng tạo trong công việc, khắc phục chủ nghĩa giáo
điều, máy móc, tư tưởng nôn nóng đốt cháy giai đoạn và các sai lầm khác.
- Học tập các nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin giúp học sinh trung cấp chuyên
nghiệp có động cơ học tập đúng đắn, thái độ nghiêm túc trong rèn luyện đạo đức
công dân, ý thức nghề nghiệp của người lao động tương lai. Để đạt được mục đích
đó người học cần chú ý liên hệ từng nguyên lý, có ý thức trách nhiệm trong học
tập, rèn luyện, từng bước vận dụng vào đời sống, xây dựng tập thể, góp phần lớn
nhất vào sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Chủ đề số 02:Triết học là gì? Phân tích vai trò của triết học trong đời sống, hoạt
động nhận thức và thực tiễn của con người? Sự vận dụng triết học trong cuộc sống
của bản thân mỗi sinh viên?
* Triết học là:
- ở Trung quốc, Triết học nghĩa sự truy tìm bản chất của đối tượng nhận thức,
thường là con người, xã hội, vũ trụ và tư tưởng, là biểu hiện cao của trí tuệ, là sự
hiểu biết sâu sắc của con người về thiên- địa- nhân và định hướng nhân sinh quan cho con người
- ở Ấn Độ, là tri thức dựa trên lý trí, là con đường suy ngẫm để dẫn dắt con người đến lẽ phải
- ở Hy lạp, Triết học hay philosaphia có nghãi là yêu mến sự thông thái- còn theo
chủ nghĩa Triết học Maclenin thì, Triết học là hệ thống quan điểm lý luận chung
nhất về thế giới và vị trí con người trong thế giới đó, là khao học về những quy luật
vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy
* Vai trò của triết học:
- vai trò thế giới quan
+là hệ thống quan điểm của con người về thế giới.
+ thế giới quan còn bao hàm cả nhân sinh quan vì nhân sinh quan là quan niệm của
con người về đời sống với các nguyên tắc, thái độ v à định hướng giá trị hoạt động con người
+Thế giới quan đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong xã hộ loài người vì:
thứ nhất, nhứng vấn đề được triết học đặt ra và tìm lời giải đáp trước hết là những
vấn đề thuộc thế giới khách quan
thứ hai, TGQ đúng đắn là tiền đề quan trọng để xác lập phương thức tư duy hợp lý
và nhân sinh quan tích cực. Trình độ phát triển của TGQ là tiêu chí quan trongj
đánh giá sự trưởng thành của mỗi cánhân cộng đồng
+ tri thức trong thế giới quan là bộ tri thức ở mọi lĩnh vực, bao gồm tri thức khoa
học tự nhiên, tri thứckhoa học xã hội và cả tri thức triết học, cũng như cả kinh
nghiệm sống của con người.
+ triết học cho phép diễn tả thế giới quan của con người dưới dạng một hệ thống
các phạm trù trừu tượng, khái quát.
- Vai trò phương pháp luận:
+Phương pháp luận biểu hiện là một hệ thống những quan điểm, nguyên tắc chỉ
đạo hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người.
+ Triết học với tư cách là hệ thống quan điểm lý luận về thế giới, không chỉ biểu
hiện là một thế giới quan nhất định mà còn biểu hiện là một phương pháp luận phổ
biến chỉ đạo mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người; phản ánh đúng
đắn, khoa học trạng thái tồn tại của thế giới khách quan
* Sự vận dụng:
- có thế giới quan đúng đắn tích cực. Là người học luật phải hiểu rõ những chủ
trương đường lối chính sách của đảng, luôn tin tưởng của Đảng nhà nước, không
để những thế lực thù địch làm lung lay thế giơi quan của bản thân …
Chủ đề số 03:Nêu nội dung vấn đề cơ bản của triết học? Vì sao gọi vấn đề trên là
vấn đề cơ bản của triết học? Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này trong nhận
thức và hoạt động thực tiễn của bản thân?
*Nội dung cơ bản của Triết học:
- theo Ăng ghen “vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện
đại là vấn đè quan hệ giữa tư duy và tồn tại”
-mặt thứ nhất: (bản thể luận) ý thức và vật chất cái nào có trước cái nào có sau, cái
nào quyết định cái nào
-mặt thứ hai: (nhận thức luận) con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?
* Gọi 2 vấn đề trên là vấn đề cơ bản của triết học vì
-Mọi trào lưu triết học đều xoay quanh giải quyếtvấn đề này-Giải quyết được vấn
đề cơ bản của Triết học, giải quyết mọi vấn đề khác trong phạm vi và đốitượng nghiên cứu triết học.
* ý nghĩa :
- mang đến sự xuất hiện ban đầu của vật chất. Các tồn tại chưa mang đến ý nghĩa
trong tác động với sự vật. Nhưng khi có ý thức, con người bắt đầu nghiên nâng cao
hiệu quả. Từ nền tảng có sẵn của vật chất để ứng dụng phù hợp.
- với nền tảng của vật chất, ý thức mới có cơ sở để thực hiện các vận động. Từ đó
với các nghiên cứu qua thời gian để mang đến ứng dụng ngày càng có ý nghĩa.
Cách giải quyết này thừa nhận tính thứ nhất của vật chất, tính thứ hai của ý thức.
- Và dựa vào các phát triển, tìm kiếm và phục vụ nhu cầu. Trên nền tảng ý thức để
tạo ra vật chất. Khi đó, ý thức có trước để làm nền tảng cho vật chất ra đời.
Chủ đề số 04: Quan niệm của Anghen về vận động? Tại sao nói Vận động là
phương thức tồn tại của vật chát? Là thuộc tính cố hữu của vật chất? Ý nghĩa của
nghiên cứu này? Cho ví dụ?
* quan niệm của Ăng về vận động:
- vận động là một phương thức tồn tại của vật chất, là thuộc tính cố hữu của vật
chất, bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ kể cả sự
thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy
* vận động là phương thức tồn tại, thuộc tính cố hữu của vật chát vì
- vật chất chỉ có thể tồn tại bằng cách vận động và thông qua vận động mà biểu
hiện sự tồn tại của nó với các hình dạng phong phú muôn vẻ vô tận
- vận động là thuộc tình cố hữu của vật chất. Sự tồn tại của vật chất là tồn tại bằng
cách vận động, biến đổi không ngừng
- vận động tồn tại vĩnh viễn, không thể tạo ra và cũng không thể tiêu diệt. Theo quy
luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng, vận động của vật chất được bảo toàn cả
về số lượng và chất lượng *ý nghĩa:
- các hình thức và các dạng khác nhau của vật chất chỉ có thể nhận htucws được
thông qua vận động, thuộc tính của vật thể chỉ bộc lộ qua vận động, về 1 vật thể
không vận động thì không có gì nói cả
- vận động của vật chất là tự thân mang tính phổ biến
- từ đó thấy được 1 hình thức vận động cụ thể thì có thể mất đi để chuyển hóa
thành hình thức vận động khác còn vận động nói chung tồn tại vĩnh viễn gắn liền
với bản thân vật chất
Ví dụ: Trong vận động vật lý thì bao gồm vận động cơ học, trong vận động hóa
học thì bao gồm vận động vật lý và trong vận động sinh học bao gồm vận động hóa
học và vận động xã hội bao gồm vận động sinh học cũng như tất cả các vật động
nêu trên. Tuy nhiên vận động cơ học không thể bao gồm vận động xã hội
Chủ đề số 05: Quan niệm của chủ nghĩa M-L về ý thức? Phân tích nguồn gốc, bản
chất, kết cấu của ý thức theo quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng? Ý nghĩa
của việc nghiên cứu vấn đề trong cuộc sống?
* Quan niệm của M-L về ý thức:
- ý thức chỉ là thuộc tính của vật chất, nhưng ko phải của mọi dạng vật chất, mà là
thuộc tính của 1 dạng vật chất sống có tổ chức cao nhất là bộ óc con người
- ý thức là chức năng của bộ óc người, mối quan hệ giữa bộ óc người hoạt động
bình thường và ý thứckhông thể tách rời bộ óc
- ý thức là chức năng của bộ óc ngườ hoạt động bình thường, sinh lý và ý thức là 2
mặt của quá trình sinh lý thần kinh trong bộ óc người mang nội dung ý thức, cũng
giống như tín hiệu vật chất mang nội dung thông tin
* Nguồn gốc, bản chất, kết cấu của ý thức theo chủ nghĩa duy vật biện chứng: - Nguồn gốc:
+ cho rằng ý niệm có trước sáng tạo ra thế giới
+CM “ý niệm chẳng qua chỉ là vật chất được đem chuyển vào đầu óc con người và
được cải biến đi ở trong đó”
- Bản chất: là hình ảnh chủ quan của thế giơi khách quan, là quá trình phản ánh
tích cực, sáng tạo hiệnthực khách quan của óc con người - Kết cấu:
Cấu trúc theo chiều ngang: gồm có tri thức và tình cảm.
+ Tri thức là kết quả nhận thức của con người về thế giới, được diễn đạt dưới hình
thức ngôn ngữ hoặccác hệ thống ký hiệu. Được tách ra làm hai loại tri thức. Tri
thức thông thường, là những nhận thức thunhận được từ hoạt động hàng ngày của
mỗi cá nhân, mang tính chất cảm tính trực tiếp, bề ngoài rời rạcchưa được hệ thống
hoá. Tri thức khoa học là những nhận thức đã được đúc kết từ thực tiễn thành lý
luận, kinh nghiệm. Ngày nay, tri thức đang là yếu tố giữ vai trị quyết định đối với
sự phát triển kinh tế,vì vậy, đầu tư vào tri thức trở thành yếu tố then chốt cho sự
tăng trưởng kinh tế dài hạn bền vững.
+ Tình cảm là sự rung động của con người với xung quanh gây cho con người có
cảm giác vui buồn, yêu thương, căm giận… Vì vậy, một khi tri thức được gắn với
tình cảm thì hoạt động của con người sẽđược tăng thêm gấp bội lần.
Cấu trúc theo chiều dọc:
+ Tự ý thức, ý thức về bản thân mình trong mối quan hệ với thế giới.
+ Tiềm thức là những tri thức mà chủ thể đã có được từ trước nhưng đó gần như
trở thành bản năng, thành kỹ năng nằm trong tầng sau của ý thức chủ thể, là ý thức dưới dạng tiềm tàng.
+ Vô thức là những trạng thái tâm lý ở chiều sâu, sự suy nghĩ, hành vi, thái độ ứng
xử của con người xảy ra mà chưa có sự tranh luận của nội tâm, chưa có sự kiểm
tra, tính toán của lý trí được biểu hiện thành nhiều hiện tượng khác nhau và chỉ là
mắt khâu trong cuộc sống có ý thức của con người. * Ý nghĩa
- khẳng định vật chất là nguồn gốc khách quan, là cơ sở sản sinh ra ý thức, còn ý
thức chỉ là sản phẩm,là sự phản ánh chân thật về thế giới khách quan. Và hành
động của con người chỉ xuất phát từ những yếu tố tác động của thế giới khách quan.
- tạo cho con người sự thông minh, nhạy bén để có thể ứng phó kịp thời với tác
động của môi trường xung quanh.
- tạo bên các giá trị thực tiễn cho đời sống xã hội, nhiều công trình kiến trúc được
tạo nên, nhiều phát minh khoa học được hình thành do ý thức của con người dự
đoán được những thiên tai, hay những thay đổi của tương lai ....
Chủ đề số 06: Quan niệm của chủ nghĩa M-L về vật chất? Phân tích quan điểm
chủnghĩa duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức? Ý nghĩa phương phápluận?
*Quan niệm chủ nghĩa Mác về vật chất:
- Lenin đưa ra định nghĩa: “vật chất là một phạm trù triêt học dùng để chỉ thực tại
khách quan đưuọc đem lại cho con nguwofi trong cảm giác, được cảm giác của
chúng ta sao chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác
+ thứ nhất, vật chất là thực tại khách quan- cái tồn tại hiện thực bên ngoài ý thức
và không lệ thuộc vào ý thức
+ thứ hai, vật chất là cái mà khi tác động vào các giác quan con người tì đem lại cho con người cảm giác
+ thứ ba, vật chất là cái mà ý thức chẳng qua chỉ là sự phản ánh của nó
- ý nghĩa phương pháp luận của quan điểm vật chất cúa triết học M-L:
+giải quyết 2 vấn đề cơ bản của triết học trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng
+ cung cấp nguyên tắc thế giới quan và phương pháp luaanjkhoa học để đấu tranh
chống chủ nghĩa duy tâm, thuyết không thể biết, chủ nghãi duy vật siêu hinhfvaf
mọi biểu hiện của chúng trong triết học tư sản hiện đại về phạm trù này.
+ con người phải xuất phát từ thực tại khách quan, tôn trọng khách quan, nhận thức
và vận dụng đúng quy luật khách quan
+ là cơ sở khoa học cho việc xác định vật chất trong lĩnh vực xã hội
+ tạo sự liên kết giưa chủ nghãi duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử
thành 1 hệ thống lý luận thống nhất, góp phần tạo nên nền tảng khoa học cho việc
phân tích một cách duy vật biện chứng
*quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức:
- Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định rằng: Vật chất là cái có trước, ý thức là
cái có sau, vật chấtlà nguồn gốc của ý thức, quyết định ý thức, bởi vì:
- Ý thức là sản phẩm của một dạng vật chất có tổ chức cao, là sự phản ánh của thế
giới vật chất, là hình ảnh mang tính chủ quan của thế giới vật chất. Vì vậy, nội
dung của ý thức do vật chất quyết định. nên vật chất không chỉ quyết định nội dung
mà hình thức biểu hiện cũng như mọi sự biến đổi của ý thức.
- Các yếu tố cấu thành nguồn gốc tự nhiên, nguồn gốc xã hội của ý thức là bản thân
thế giới khách quan hoặc các dạng tồn tại của vật chất đều khẳng định vật chất là
nguồn gốc của ý thức.
- Ý thức tác động lại vật chất thông qua các hoạt động thực tiễn
* ý nghĩa phương pháp luận
- phải tôn trọng tính khách quan, những sự vật sự việc hiện tượng vốn tồn tại mà
không phụ thuộc vào con người không được xem nhẹ nó để mà rơi vào chủ nghĩa
duy tâm rơi vào thế giới tôn sùng các lực lượng siêu nhiên thần bí, xa rời với thực
tiễn cùng với đó phải kết hợp phát huy tính năng động chủ quan để không rơi vào
chủ nghĩa duy vật coi trọng vật chất tiền tài, hám lợi mà trở thành những con người tham ô của xã hội
- mọi mục tiêu kế hoạch đều phải xuất phát từ thực tế khách quan, từ những điều
kiện, tiền đề vật chất hiện có. - tôn trọng và hành động theo quy luật khách
quan ,không nên để các yếu tố bên ngoài chi phối như: cảm tính, sở thích… tránh
để xảy ra tình trạng có những đánh giá sai lệch, bôi đen, tô hồng lên sự vật, sự việc.
- phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò nhân tố con người,
chống tư tưởng thái độ thụ động, ỷ lại, ngồi chờ, bảo thủ, trì trệ, thiếu tính sáng tạo
- coi trọng vai trò của ý thức, coi trọng công tác tư tưởng và giáo dục tư tưởng
- nâng cao trình tri thức khoa học
Chủ đề số 07: Phân tích cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện trong phép biện
chứng duy vật? Ý nghĩa phương pháp luận của quan điểm này? Cho ví dụ minh
họa và sự vận dụng trong thực tiễn?
1. Cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện - nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
-Trong phép biện chứng, mối liên hệ dùng để chỉ sự quy định, sự tác độngvà
chuyển hóa lẫn nhaugiữa các sự vật, hiện tượng, hay giữa các mặt, các yếu tố của
mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới.
-Mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ tính phổ biếncủa các mối liên hệ của các sự vật,
hiện tượng của thế giới
-Tính chất của các mối liên hệ:
+ Tính khách quan: các mối liên hệ là vốn có của mọi sự vật, hiện tượng, không
phụ thuộc vào ý thức của con người:ví dụ: mối liên hệ ràng buộc và ảnh hưởng lẫn
nhau giữa cung và cầu hàng hoá trên thị trường
+ Tính phổ biến: bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào, ở bất kỳ không gian nào và ở
bất kỳ thời gian nào cũng có mối liên hệ với những sự vật, hiện tượng khác: ví dụ:
mỗi cơ thể sống là một hệ thống cấu trúc tạo nên khả năng tự trao đổi chất với môi
trường, nhờ đó mà nó tồn tại, phát triển; đồng thời bản thân môi trường sống cũng
là một hệ thống được tạo thành từ nhiều yếu tố lớp, phân hệ trực tiếp và gián tiếp…
+ Tính đa dạng phong phú: sự vật khác nhau, hiện tượng khác nhau, không gian
khác nhau, thời gian khác nhau thì các mối liên hệ biểu hiện khác nhau. Các mối
liên hệ này có vị trí, vai trò khác nhau đối với sự tồn tại và vận động của sự vật,
hiện tượng: ví dụ: các loài cá, chim thú đều có quan hệ với nước, nhưng cá có quan
hệ với nước khác với chim và thú. Cá sống thường xuyên trong nước, không có
nước thường xuyên thì các không thể tồn tại được nhưng các loại chim, thú thì lại
không sống thường xuyên trong nước được
2. Ý nghĩa phương pháp luận Nguyên tắc toàn diện
-Quan điểm toàn diện đòi hỏi trong nhận thức và thực tiễn cần phải xem xét sự vật,
hiện tượng trong mối quan hệ biện chứng qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố,
giữa các mặt của chính sự vật, hiện tượng và trong sự tác động qua lại giữa sự vật,
hiện tượng đó với các sự vật,hiện tượng khác.
-Trong nhận thức và thực tiễn phải có trọng tâm, trọng điểm, không dàn dều một cách chung chung.
Ví dụ: Biện hộ cho việc ăn cướp là vì nghèo. Theo luật hình sự thì đây chỉ là tình
tiết giảm nhẹ tội mà thôi vẫn phải chiu trách nhiệm hình sự.
Chủ đề số 08: Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về Phát Triển? Phân tích nội
dụng nguyên lý về sự phát triển trong phép biện chứng duy vật? Ý nghĩa phương
pháp luận của quan điểm này? Lấy ví dụ minh hoạ và sự vận động trong thực tiễn?
-*Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về Phát Triển:
+ Phát triển là quá trình vận động đi lên từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến
hoàn thiện hơn. Phát triển là khuynh hướng chung của thế giới và có tính phổ biến.
*Phân tích nội dung nguyên lý về sự phát triển trong phép biện chứng duy vật:
-Tính chất của phát triển:
+ Tính khách quan của sự phát triển: được biểu hiện trong nguồn gốc của sự vận
động và phát triển. Đó là quá trình bắt nguồn từ bản thân của sự vật, hiện tượng là
quá trình giải quyết mâu thuẫn của sự vật, hiên tượng đó. Tính chất này là thuộc
tính tất yếu không phụ thuộc vào ý thức con người. Hạt lúa, hạt đầu khi có nước,
đất, chất dinh dưỡng, ánh sáng dù không có con người nhưng nó vẫn phát triển
+ Tính phổ biến: được thể hiện ở các quá trình phát triển diễn ra trong một lĩnh vực
tự nhiên, xã hội và tư duy; trong tất cả mọi sự vật và hiện tượng trong quá trình,
mọi giai đoạn của sự vật hiện tượng đó. Trong mỗi quá trình biến đổi đã có thể bao
hàm khả năng dẫn đến sự ra đời phù hợp với quy luật khách quan.
~ Trong tự nhiên : Tăng cường khả năng thích nghi cơ thể trước sự biến đổi của
môi trường: Người ở Miền Nam ra công tác làm việc ở Bắc thời gian đầu với khí
hậu thay đổi họ sẽ khó chịu nhưng dần họ quen và thích nghi.
~ Trong xã hội: Nâng cao năng lực chinh phục tự nhiên, cải tạo xã hội, tiến tới mức
độ ngày càng cao trong sự nghiệp giải phóng con người: Mức sống của dân cư xã
hội sau lúc nào cũng cao hơn so với xã hội trước.
~ Trong tư duy : Khả năng nhận thức ngày càng sâu sắc, đầy đủ, đúng đắn hơn với
tự nhiên và xã hội: Trình độ hiểu biết của con người ngày càng cao so với trước đây.
+ Tính kế thừa trong sự phát triển: sự phát triển có tính tiến lên, kế thừa, dường
như lặp lại nhưng trên cơ sở cao hơn: ví dụ: công xã nguyên thủy => chiếm hữu nô
lệ => phong kiến => tư bản chủ nghĩa => xã hội chủ nghĩa
+Tính đa đạng, phong phú nhiều vẻ: phát triển là khuynh hướng phát triển của sự
vật hiện tượng song mỗi sự vật hiện tượng lại có quá trình phát triển không giống
nhau, tồn tại ở những thời gian, không gian khác nhau, chịu những ảnh hưởng khác
nhau và sự tác động đó có thể làm thay đổi chiều hướng quá trình phát triển của sự
vật, đôi khi có thể làm sự vật, hiện tượng thụt lùi tạm thời.không thể đồng nhất tính
chất, phương thức phát triển của giới tự nhiên với sự phát triển của xã hội loài
người. Sự phát triển của giới tự nhiên thuần tuý tuân theo tính tự phát, còn sự phát
triển của xã hội loài người lại có thể diễn ra một cách tự giác do có sự tham gia của nhân tố ý thức.
+ Tính phức tạp của sự phát triển: phát triển không theo đường thẳng tắp đơn giản,
không theo vòng tròn khép kín mà nó biểu hiện rất phức tạp, quanh co, theo đường
xoắn ốc: ví dụ: trong cuộc đời mỗi người có lúc thành công nhưng cũng có lúc thất
bại, sau những lần thất bại ta sẽ rút ra bài học kinh nghiệm để tiếp tục con đường đến thành công.
-Nguồn gốc của sự phát triển: nằm bên trongsự vật hiện tượng, do mâu thuẫn bên
trong sự vật hiện tượng quy định
1. Ý nghĩa phương pháp luận
Nguyên tắc phương pháp luận phát triển
-Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn đặt sự vật, hiện tượng trong sự vận động, phát triển
-Nhận thức sự phát triển là một quá trình vận động, được trải qua nhiều giai đoạn
khác nhau, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện
Chủ đề số 09: Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về cái riêng, cái chung, cái
đơn nhất? Phân tích mối quan hệ biện chứng cái riêng và cái chung? Rút ra ý nghĩa
phương pháp luận của việc nghiên cứu vấn đề này?
* Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về cái riêng, cái chung, cái đơn nhất
- Phép biện chứng duy vật của triết học Mác-Lênin cho rằng cái riêng, cái chung và
cái đơn nhất đều tồn tại khách quan, giữa chúng có mối liên hệ hữu cơ với nhau;
+ phạm trù cái riêng được dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình riêng lẻ nhất định
+cái chung được dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính chung không những có
ở một kết cấu vật chất nhất định, mà còn được lặp lại trong nhiều sự vật, hiện
tượng hay quá trình riêng lẻ khác.
+ cái đơn nhất là nhưng đặc tính, tính tính chất chỉ tồn tại ở 1 sự vật, hiện tượng và
ko lặp lại ở sự vật khác
* Phân tích mối quan hệ biện chứng cái riêng và cái chung
- Phép biện chứng duy vật cho rằng, cái riêng và cái chung đều tồn tại khách quan
và giữa chúng có sự thống nhất biện chứng. Cụ thể:
1. Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng. Điều đó có nghĩa là
không có cái chung thuần tuý, trừu tượng tồn tại bên ngoài cái riêng
2. Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ với cái chung. Điều đó có nghĩa là không
có cái riêng độc lập thuần tuý không có cái chung với những cái riêng khác.
Ví dụ: Các chế độ kinh tế – chính trị riêng biệt đều bị chi phối với các quy luật
chung của xã hội như quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất.
3. Cái chung là bộ phận của cái riêng, còn cái riêng không gia nhập hết vào cái
chung. Cái riêng phong phú hơn cái chung, vì ngoài những đặc điểm gia nhập vào
cái chung, cái riêng còn có những đặc điểm riêng biệt mà chỉ riêng nó có.Cái
chung là cái sâu sắc hơn cái riêng bởi vì nó phản ánh những mặt, những thuộc
tính, nhưng mỗi liên hệ bên trong, tất nhiên, ổn định, phổ biến tồn tại trong cái
riêng cùng loại. Cái chung gắn liên hệ với cái bản chất, quy định sự tồn tại và
phát triển của sự vật.
4. Cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hoá lẫn nhau; Sự chuyển hoá giữa cái
đơn nhất và cái chung diễn ra theo hai hướng: cái đơn nhất biến thành cái chung,
làm sự vật phát triển và ngược lại, cái chung biến thành cái đơn nhất làm cho sự
vật dần dần mất đi. Mối quan hệ này được cái chung, cái riêng và cái đơn nhất thể hiện:
Cái riêng = cái chung + cái đơn nhất
* ý nghĩa phương pháp luận của việc nghiên cứu vấn đề này
- Thứ nhất, nếu bất kì sự vật, hiện tượng nào cũng có nguyên nhân và do nguyên
nhân quyết định, thì để nhận thức được sự vật, hiện tượng ấy nhất thiết phải tìm ra
nguyên nhân xuất hiện, muốn loại bỏ một sự vật, hiện tượng nào đó không cần
thiết, thì phải loại bỏ nguyên nhân sinh ra nó
- Thứ 2, xét về mặt thời gian, nguyên nhân có trước kết quả nên khi tìm nguyên
nhân của một sự vật, hiện tượng cần tìm ở các sự vật,hiện tượng mối liên hệ đã xảy
ra trước khi sự vật, hiện tượng xuất hiện. Trong thời gian hoặc trong mối quan hệ
nào đó, vì nguyên nhân và kết quả có thể đổi chỗ cho nhau, chuyển hoá lẫn nhau
nên để nhận thức được tác dụng của một sự vật, hiện tượng và để xác định phương
hướng đúng cho hoạt động thực tiễn cần nghiên cứu sự vật, hiện tượng đó trong
mối quan hệ mà nó giữ vai trò là kết quả, cũng như trong mối quan hệ mà nó giữ
vai trò là nguyên nhân, sản sinh ra những kết quả nhất định
- Thứ 3, 1 sự vật, hiện tượng có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra và quyết định,
nên khi nghiên cứu sự vật, hiện tượng đó kh vội kết luận về nguyên nhân nào đã
sinh ra nó; khi muốn gây ra một sự vật, hiện tượng có ích trong thực tiễn cần phải
lựa chọn phương pháp thích hợp với điều kiện, hoàn cảnh củ thể chứ không nên
rập khuôn theo phương pháp cũ. Trong số các nguyên nhan sinh ra một sự vật, hiện
tượng có nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu, nguyên nhân bên trong và
nguyên nhân bên ngoài, nên trong nhận thức và hành động cần dựa vào nguyên
nhân chủ yếu và nguyên nhan bên trong
Chủ đề số 10: Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về nguyên nhân và kết quả?
Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả? Rút ra ý nghĩa
phương pháp luận của việc nghiên cứu vấn đề này?
* Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả
- Khái niệm theo quan điểm của Mác-lenin
1. Nguyên nhân là phạm trù triết học dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các
mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra một sự biến đổi nhất định.
2. Kết quả là phạm trù triết học dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do sự tác
động lẫn nhau của các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau.
- Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả
1. Nguyên nhân sinh ra kết quả, vì vậy nguyên nhân bao giờ cũng có trước kết quả.
Còn kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau nguyên nhân. Chỉ những mối liên hệ trước
sau về mặt thời gian có quan hệ sản sinh mới là mối liên hệ nhân quả.
2. Trong hiện thực, mối liên hệ nhân quả biểu hiện rất phức tạp: một kết quả có thể
do nhiều nguyên nhân và một số nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết quả.
– Nếu các nguyên nhân tác động cùng chiều thì có xu hướng dẫn đến kết quả nhanh hơn.
– Nếu các nguyên nhân tác động ngược chiều thì làm cho tiến trình hình thành kết
quả chậm hơn. Thậm chí triệt tiêu tác dụng của nhau.
3. Giữa nguyên nhân và kết quả có tính tương đối, có sự chuyển hoá, tác động qua
lại tạo thành chuỗi liên hệ nhân – quả vô cùng vô tận.
* Ý nghĩa phương Pháp Luận
– Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn cần tôn trọng tính khách quan của mối liên hệ nhân quả.
– Muốn cho hiện tượng nào đó xuất hiện cần tạo nguyên nhân cùng những điều
kiện cho nguyên nhân đó phát huy tác dụng. Ngược lại, muốn hiện tượng nào đó
mất đi thì phải làm mất nguyên nhân tồn tại của nó.
– Phải biết xác định đúng nguyên nhân để giải quyết vấn đề nảy sinh vì các nguyên
nhân có vai trò không như nhau
– Kết quả có thể tác động trở lại nguyên nhân. Do đó, trong hoạt động thực tiễn
cần khai thác, tận dụng những kết quả đã đạt được để thúc đẩy nguyên nhân tác
động theo hướng tích cực
Chủ đề số 11: Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về nội dung và hình thức ?
Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức? Rút ra ý nghĩa
phương pháp luận của việc nghiên cứu vấn đề này?
* Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về nội dung và hình thức
- Theo chủ nghĩa Mác-Lênin thì bất cứ sự vật nào cũng có hình thức bề ngoài của
nó nhưng phép biện chứng duy vật chú ý chủ yếu đến hình thức bên trong của sự
vật, nghĩa là cơ cấu bên trong của nội dung. Trong cặp phạm trù này, phép biện
chứng duy vật chủ yếu muốn nói đến hình thức bên trong gắn liền với nội dung, là
cơ cấu của nội dung chứ không chỉ nói đến hình thức bề ngoài của sự vật
- Nội dung là phạm trù triết học dùng để chỉ toàn bộ những yếu tố, những mặt và
những quá trình tạo nên sự vật.
- Hình thức là phạm trù triết học dùng để chỉ phương thức tồn tại và phát triển của
sự vật, là hệ thống các mối liên hệ tương đối ổn định giữa các yếu tố của nó.
* Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức
+ Một là, sự thống nhất giữa nội dung và hình thức.
Nội dung và hình thức gắn bó hết sức chặt chẽ với nhau, không tách rời nhau.
Không có một hình thức nào lại không chứa đựng một nội dung nhất định, cũng
như không có nội dung nào lại không tồn tại trong một hình thức xác định, nội
dung nào đòi hỏi hình thức đó. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng
thì nội dung là toàn bộ những mặt, những yếu tố, những quá trình hợp thành cơ sở
tồn tại và phát triển của sự vật. Còn hình thức là phương thức tồn tại và phát triển
của sự vật, là cách thức tổ chức kết cấu của nội dung. Điều đó có nghĩa là các yếu
tố vừa góp phần tạo nên nội dung, vừa tham gia vào các mối liên hệ tạo nên hình
thức. Vì vậy, nội dung và hình thức không bao giờ tách rời nhau được.
Tuy nhiên, khi khẳng định nội dung và hình thức tồn tại không tách rời nhau,
không có nghĩa là chúng ta khẳng định một nội dung bao giờ cũng chỉ gắn liền với
một hình thức nhất định, và một hình thức luôn luôn chỉ chứa đựng một nội dung
nhất định. Cùng một nội dung trong quá trình phát triển có thể có nhiều hình thức
thể hiện, ngược lại, cùng một hình thức có thể thể hiện nhiều nội dung khác nhau.
Ví dụ, nhà nước kiểu mới của giai cấp vô sản và nhân dân lao động, về nội dung,
là chuyên chính của đa số, nhưng có thể có nhiều hình thức thể hiện như công xã
Pari, nhà nước xô viết hay nhà nước dân chủ nhân dân. Ngược lại, cùng một hình
thức văn nghệ dân tộc nhưng trong chế độ cũ nó mang nội dung tư tưởng lạc hậu,
thậm chí phản động, còn dưới chủ nghĩa xã hội, nó mang nội dung tư tưởng tiến bộ cách mạng.
+Hai là, nội dung giữ vai trò quyết định đối với hình thức trong quá trình vận động
phát triển của sự vật.Nội dung bao giờ cũng là mặt động nhất của sự vật, khuynh
hướng chủ đạo của nội dung là biến đổi. Hình thức là mặt tương đối bền vững của
sự vật, khuynh hướng chủ đạo của hình thức là ổn định, chậm biến đổi hơn nội
dung. Sự biến đổi, phát triển của sự vật bao giờ cũng bắt đầu từ nội dung sẽ
kéotheo sự biến đổi của hình thức cho phù hợp với nó.
Ví dụ: trong mỗi phương thức sản xuất, thì lực lượng sản xuất là nội dung, và quan
hệ sản xuất là hình thức. Lực lượng sản xuất là yếu tố động nhất, cách mạng nhất,
nó luôn luôn biến đổi. Sự biến đổi của lực lượng sản xuất đến một mức độ nào đó
sẽ mâu thuẫn sâu sắc với quan hệ sản xuất; quan hệ sản xuất do biến đổi chậm hơn,
và lúc này trở nên lạc hậu hơn so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, trở
thành yếu tố kìm hãm lực lượng sản xuất phát triển. Để giải phóng và phát triển
hơn nữa lựclượng sản xuất, đòi hỏi phải phá bỏ quan hệ sản xuất cu, thay vào đó là
quan hệ sản xuất mới phù hợp với lực lượng sản xuất. Như vậy, sự biến đổi của nội
dung quy định sự biến đổi hình thức.
+Ba là, sự tác động trở lại của hình thức đối với nội dung.Tuy nội dung quyết định
hình thức, nhưng hình thức không thụ động, phụ thuộc hoàn toàn vào nội dung,
hình thức có tính độc lập tương đối và tác động mạnh mẽ trở lại nội dung. Nếu
hình thức phù hợp với yêu cầu phát triển của nội dung thì nó thúc đẩy nội dung
phát triển; và nếu ngược lại, thì nó sẽkìm hãm sự phát triển của nội dung.
Ví dụ: trong các hình thái kinh tế – xã hội có giai cấp đối kháng, lúc đầu quan hệ
sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất, là hình thức phát triển của nó. Nhưng do
lực lượng sản xuất phát triển đến một mức độ nhất định thì quan hệ sản xuất trở
thành lạc hậu không còn phù hợp với lực lượng sản xuất và bắt đầu kìm hãm sự
phát triển của lực lượng sản xuất. Sự không phù hợp ấy tiếp tục tăng lên và cuối
cùng dẫn đến xung đột giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, làm cho cách
mạng xã hội nổ ra. Cuộc cách mạng ấy thủ tiêu quan hệ sản xuất cũ và thay vào đó
quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ phát triển mới của lực lượng sản xuất,
nó trở thành yếu tố thúc đẩy lực lượng sản xuất tiếp tục phát triển.
+ Bốn là, nội dung và hình thức có thể chuyển hóa cho nhau.Mối quan hệ biện
chứng giữa nội dung và hình thức còn biểu hiện ở sự chuyển hóa lẫn nhau giữa
chúng. Cái trong điều kiện này hay quan hệ này là nội dung thì trong điều kiện
khác hay quan hệ khác là hình thức, và ngược lại.
Ví dụ: trong mối quan hệ với tác phẩm văn học thì việc trang trí màu sắc, kiểu chữ,
hình ảnh trên bìa tác phẩm là hình thức bên ngoài của tác phẩm, nhưng xét trong
quan hệ khác, việc trang trí màu sắc, kiểu chữ, hình ảnh trên bìa của một tác phẩm
như thế nào lại là nội dung công việc của người họa sỹ trình bày, vẽ bìa.
*Ý nghĩa phương pháp luận
+ Vì nội dung và hình thức về cơ bản luôn thống nhất với nhau. Vì vậy, trong hoạt
động nhận thức và thực tiễn cần chống khuynh hướng tách rời nội dung khỏi hình
thức cũng như tách rời hình thức khỏi nội dung.
+ Phải biết sự dụng sáng tạo nhiều hình thức khác nhau trong hoạt động thực tiễn.
Bởi lẽ, cùng một nội dung có thể thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Đồng
thời, phải chống chủ nghĩa hình thức.
+ Vì nội dung quyết định hình thức, nhưng hình thức có ảnh hưởng quan trọng tới
nội dung. Do vậy, nhận thức sự vật bắt đầu từ nội dung nhưng không coi nhẹ hình
thức. Phải thường xuyên đối chiếu xem xét xem giữa nội dung và hình thức có phù
hợp với nhau không, để chủ động thay đổi hình thức cho phù hợp.
+ Khi hình thức đã lạc hậu, nhất định phải đối mới cho phù hợp với nội dung, tránh bảo thủ.
Chủ đề số 12: Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về tất yếu và ngẫu nhiên?
Phân tíchmối quan hệ biện chứng giữa tất yếu và ngẫu nhiên ? Rút ra ý nghĩa
phương pháp luận của việc nghiên cứu vấn đề này?
* Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về tất yếu và ngẫu nhiên -Khái niệm
Tất nhiên (tất yếu) là cái do bản chất, do nguyên nhân bên trong của kết cấu vật
chất quyết định và trong những điều kiện nhất định nó nhất định phải xảy ra như
thế này chứ không thể xảy ra như thế khác, nó là cái tương đối ổn định.
+ Ngẫu nhiên là cái không do mối liên hệ bản chất, bên trong kết cấu vật chất
quyết định mà do nhữngnguyên nhân bên ngoài, do sự ngẫu hợp của nhiều hoàn
cảnh bên ngoài quyết định; do đó, nó có thể xuất hiện như thế này, hoặc xuất hiện
như thế khác, nó là cái không ổn định.
Ví du, xuất phát từ mối liên hệ bản chất bên trong của hạt lúa, nếu như giống tốt,
mạ khoẻ, khi cây lúa cần nước ta cung cấp đầy đủ, cần phân bón ta bón phân đầy
đủ, cần chăm sóc ta chăm sóc chu đáo… thì tất nhiên năng suất lúa sẽ cao. Nhưng
kết quả thu hoạch còn phụ thuộc vào các yếu tố ngẫu nhiên bên ngoài như: bão, lụt v.v..
- Mối quan hệ biện chứng
+ Một là, tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại khách quan, bên ngoài và độc lập với với ý thức con người.
+ Hai là, tuy tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại, nhưng chúng không tồn tại biệt
lập với nhau dưới dạng thuần tuý
+ Ba là, tất nhiên và ngẫu nhiên có thể chuyển hoá cho nhau khi thay đổi mối quan
hệ, ranh giới giữa tất nhiên và ngẫu nhiên chỉ có tính chất tương đối.
Ví dụ, vào cuối xã hội công xã nguyên thuỷ, việc trao đổi vật này lấy vật khác là
một việc hoàn toàn ngẫu nhiên. Vì khi đó mỗi công xã sản xuất ra chỉ đủ riêng cho
mình dùng. Nhưng về sau, nhờ có sự phân công lao động mà người ta sản xuất
được nhiều sản phẩm hơn và bắt đầu có sản phẩm dư thừa; khi đó sự trao đổi sản
phẩm trở nên bình thường và ngày càng trở thành một hiện tượng tất nhiên trong xã hội.
*Ý nghĩa phương pháp luận
Nếu như cái tất nhiên là cái gắn bó với bản chất của sự vật, là cái nhất định phải
xảy ra theo quy luật nội tại của nó, còn cái ngẫu nhiên là cái không gắn với bản
chất của sự vật, là cái có thể xảy ra hoặc không xảy ra thì trong hoạt động thực
tiễn, chúng ta phải căn cứ vào cái tất nhiên chứ không phải căn cứ vào cái ngẫu
nhiên và dừng lại ở cái ngẫu nhiên. Mặt khác, cái ngẫu nhiên có tác dụng chi phối
sự phát triển của sự vật làm cho nó diễn ra nhanh hoặc chậm, cho nên chúng ta
không được bỏ qua cái ngẫu nhiên, coi nhẹ cái ngẫu nhiên, đúng như C.Mác đã
khuyến cáo: “lịch sử sẽ mang tính chất thần bí nếu như cái ngẫu nhiên không có tác dụng gì cả”.
Vì cái tất nhiên vạch đường đi cho mình xuyên qua vô số cái ngẫu nhiên để thể
hiện ra, còn ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện của tất nhiên, đồng thời là cái bổ
sung cho tất nhiên, cho nên, muốn nhận thức được cái tất nhiên thì phải thông qua
việc nghiên cứu, phân tích, so sánh rất nhiều cái ngẫu nhiên.Trong số những cái
ngẫu nhiên, con người phải tìm cho được cái ngẫu nhiên có lợi, cố định lại để biến
nó thành cái tất nhiên, và phải tìm cho ra cái ngẫu nhiên có hại, tạo điều kiện để loại trừ nó.
Tất nhiên và ngẫu nhiên có thể chuyển hoá cho nhau, vì vậy, không nên cứng nhắc
khi xem xét sự vật hiện tượng. Để xác định cái gì là tất nhiên hay ngẫu nhiên
chúng ta phải đặt nó trong một quan hệ xác định.
CHỦ ĐỀ SỐ 13: Quan niệm của chủ nghĩa M-L về bản chất và hiện tượng? Phân
tích mốiquan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng? Ý nghĩa phương pháp luận?
*Quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lenin về bản chất và hiện tượng:
- Bản chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tổng thể các mối liên hệ khách quan,
tất nhiên, tương đối ổn định bên trong, quy định sự vận động, phát triển của đối
tượng và thể hiện mình qua các hiện tượng tương ứng của đối tượng
- Hiện tượng là phạm trù triết học dùng để chỉ những biểu hiện của các mặt, mối
liên hệ tất nhiên tương đối ổn định ở bên ngoài, là mặt dễ biến đổi hơn và là hình
thức thể hiện của bản chất đối tượng.
- “Không phải chỉ riêng hiện tượng là tạm thời, chuyển động, lưu động, bị tách rời
bởi những giới hạn chỉ có tính chất ước lệ, mà bản chất của sự vật cũng như thế”.
*Mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng:
- Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng:
+ Mỗi sự vật đều là sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng. Bản chất luôn luôn
bộc lộ ra qua hiện tượng, còn hiện tượng bao giờ cũng là sự biểu hiện của một bản chất nhất định.
+ Không bản chất nào tồn tại thuần tuý ngoài hiện tượng, đồng thời không có hiện
tượng nào hoàn toàn không biểu hiện bản chất ở một mức độ nhất định.