Câu hỏi ôn tập - Tư tưởng Hồ Chí Minh | Trường Đại Học Duy Tân
Vì Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc vềnhững vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và pháttriển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa vàphát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhânloại. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh (POS 361)
Trường: Đại học Duy Tân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
pos361dtu@gmail.com Tên: Nguyễn Lê Tuấn MSSV: 25212808264 Lớp: POS 361
Câu 1: Vì sao chủ nghĩa mác lenin là cơ sở chủ yếu nhất hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh? -
Vì Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về
những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát
triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và
phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. -
Sự phát triển sáng tạo học thuyết Mác của V.I. Lênin đã làm cho chủ nghĩa
cộng sản khoa học trở thành hệ thống lý luận thống nhất của giai cấp công nhân và
các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. -
Từ chủ nghĩa yêu nước, Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, tiếp
thu bản chất khoa học và cách mạng của học thuyết này. Trong quá trình lãnh đạo
cách mạng Việt Nam, Người đã vận dụng và phát triển sáng tạo những nguyên lý cơ
bản của chủ nghĩa Mác - Lênin để giải quyết thành công những vấn đề cơ bản của
cách mạng Việt Nam, đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi
khác. Kết quả vận dụng sáng tạo và phát triển đó là tư tưởng Hồ Chí Minh, sự bổ
sung vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin. -
Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân
loại, cả phương Đông và phương Tây, vận dụng vào thực tiễn Việt Nam, phát triển
lên, trở thành tư tưởng của mình. -
Trong quá trình đi đến chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã trải qua cuộc
sống của người công nhân lao động thực sự, luôn hòa mình với đời sống của giai
cấp cần lao. Chính đó là yếu tố chủ quan then chốt, quyết định bước chuyển từ chủ
nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác - Lênin, để Người trở thành một chiến sĩ cách
mạng nhiệt thành; thương yêu những người cùng khổ; sẵn sàng hy sinh vì độc lập
của Tổ quốc, vì tự do, hạnh phúc của đồng bào.
Câu 2: Vì sao trong thời kì đổi mới đảng ta kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn
với chủ nghĩa xã hội, con đường cách mạng đã được Hồ Chí Minh lựa chọn đầu thế kỷ 20? -
Vì đó là một trong những nguyên nhân của mọi thắng lợi vẻ vang trong sự
nghiệp nghiệp cách mạng của dân tộc và mãi là sợi chỉ đỏ chỉ dẫn cho sự nghiệp đẩy
mạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và tích cực, chủ động hội nhập quốc tế
toàn diện, sâu rộng ngày nay. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng tiếp tục coi đây là quan
điểm chỉ đạo để thực hiện đường lối đổi mới: “Kiên định và vận dụng, phát triển sáng
tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới của Đảng; kiên định các nguyên tắc
xây dựng Đảng để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. -
Từ khi mô hình xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, những quan
điểm phủ nhận mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội xuất hiện càng
nhiều. Họ đòi xét lại lịch sử, cho rằng Đảng ta đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội
là vội vàng. Một số người còn cho rằng, Việt Nam không thể đi theo con đường xã
hội chủ nghĩa, vì đi theo con đường đó là đưa dân tộc vào chỗ chết. Họ “khuyên” Việt
Nam nên quay lại con đường phát triển tư bản chủ nghĩa,… Điều đó là không thể, bởi các lý do sau: -
Một là, dân tộc Việt Nam không thể giành được độc lập nếu không có đường lối cách mạng vô sản. -
Hai là, giành được độc lập dân tộc mà không gắn với chủ nghĩa xã hội thì
chẳng những không giữ được độc lập dân tộc mà còn không thể mang lại tự do, hạnh phúc cho nhân dân. -
Ba là, giành độc lập dân tộc mà đưa đất nước theo con đường tư bản chủ chủ
nghĩa là đi ngược lại ước mơ, nguyện vọng, ý chí và phủ nhận sự hy sinh xương máu
của biết bao thế hệ người Việt Nam -
Bốn là, độc lập dân tộc mà không gắn với chủ nghĩa xã hội thì nhân dân ta sẽ
không được hưởng một nền dân chủ thực sự và một xã hội ổn định -
Năm là, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là
điều kiện tiên quyết để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc -
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, đặc biệt là sau 35 năm đổi mới, dù
trong hoàn cảnh khó khăn, thử thách thế nào, Đảng ta vẫn luôn kiên định mục tiêu
độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Ðó là con đường hợp quy luật phát
triển của lịch sử Việt Nam, của cách mạng Việt Nam để có một nước Việt Nam dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, con đường hiện thực hóa khát vọng
phát triển đất nước phồn vinh, nhân dân hạnh phúc. -
Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân,
vì dân là chủ” “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân” qua
đây chúng ta có thể thấy được rằng độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội là một
độc lập dân tộc không phải riêng của đất nước mà là toàn nhân dân với mục đích nhà
nước được độc lập, muôn dân được ấm no hạnh phúc. Em nghĩ đây chính là yếu tố
chính tạo nên những cuộc cách mạng thành công vang dội của nước Việt Nam, một
đất nước dân chủ được tạo nên bởi dân nhân, thống nhất cũng bởi dân nhân, ai ai cũng bình đẳng.