Câu hỏi ôn thi môn Pháp luật đại cương | Đại học Nội Vụ Hà Nội

Câu 1: Anh/ chị hãy trình bày quá trình hình thành nhà nước?Gợi ý trả lời:- Xã hội đầu tiên của loài người là xã hội cộng sản nguyên thủy, đó là một XH chưa có nhà nướcvà pháp luật. Quá trình vận động và phát triển của XH CSNT đã làm xuất hiện những tiền đề vật chấtcho sự ra đời của Nhà nước và pháp luật. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem.

lOMoARcPSD| 45474828
1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA CƠ BẢN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
I. Câu hỏi lý thuyết:
Câu 1: Anh/ chị hãy trình bày quá trình hình thành nhà nước?
Gợi ý t rả lời:
- Xã hội đầu tiên của loài người là xã hội cộng sản nguyên thủy, đó là một XH chưa có nhà nước
pháp luật. Quá trình vận động phát triển của XH CSNT đã làm xuất hiện những tiền đề vật chất
cho sự ra đời của Nhà nước và pháp luật.
+ Cơ sở kinh tế và xã hội của chế độ Cộng sản nguyên thủy:
* Cơ sở kinh tế của XH CSNT chế độ sở hữu chung về liệu sản xuất sản phẩm lao
động(cùng ăn, cùng làm, cùng ở...). Sự phân phối sản phẩm lao động được đặc trưng bằng nguyên
tắc bình quân, mọi người đều bình đẳng với nhau trong lao động và hưởng thụ.
* Cơ sở xã hội:
Tế bào cơ sở của xã hội CSNT không phải là gia đình mà là thị tộc.
XH CSNT không người giàu, người nghèo, hội chưa phân chia giai cấp không đấu
tranh giai cấp.
Trong xã hội đã tồn tại phân công lao động nhưng chỉ là phân công lao động tự nhiên chưa mang
tính XH.
+ Trong xã hội CSNT đã tồn tại quyền lực xã hội và quy phạm xã hội:
Đã tồn tại quyền lực xã hội hệ thống quản lý các công việc của thị tộc, nhưng đó quyền lực
xã hội, không mang tính chất giai cấp và hệ thống quản lý còn rất đơn giản.
Trong XH CSNT, quyền lực chưa tách khỏi xã hội hòa nhập với xã hội, do hội tổ chức ra
phục vụ lợi ích cả cộng đồng.
Để tổ chức và quản lý thị tộc, đã xuất hiện hệ thống thực hiện quyền lực là Hội đồng thị tộc. (Hội
đồng thị tộc là tổ chức quyền lực cao nhất do những người lớn tuổi, uy n có quyền quyết định những
vấn đề quan trọng nhất của thị tộc như tổ chức lao động sản xuất, phát động chiến tranh, tổ chức các
nghi lễ tôn giáo, giải quyết các tranh chấp nội bộ...Hội đồng thị tộc bầu ra những người đứng đầu n
tù trưởng, thủ lĩnh quân sự để thực hiện quyền lực và quản lý các công việc chung của thị tộc, họ không
có đặc quyền, đặc lợi gì.
Trong xã hội CSNT đã tồn tại các quy tắc xử sự chung thống nhất quy phạm hội. Đó những
quy tắc xử sự chung, chuẩn mực chung thống nhất, phù hợp với điều kiện của hội, được mọi thành
viên trong XH chấp nhận và tuân theo một cách tự nguyện. Quy phạm xã hội gồm tập quán, tín điều tôn
giáo, quy phạm đạo đức. Quy phạm xã hội chưa có sự phân biệt rõ ràng giữa quyền và nghĩa vụ. Các cá
MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
NỘI DUNG ÔN THI:
lOMoARcPSD| 45474828
2
nhân vi phạm nguyên tắc xử sự chung thể phải chịu các biện pháp cưỡng chế khắc, thậm chí bị
giết chết, tuy nhiên đó không phải là pháp luật vì không phải do nhà nước đặt ra.
- Sự tan rã của chế độ cộng sản nguyên thuỷ và sự ra đời của Nhà nước:
+ Con người ngày càng phát triển vthể lực, trí lực, ngày càng nhận thức đúng đắn hơn về thế giới
khách quan.
+ Công cụ sản xuất được cải tiến, năng suất lao động ngày càng cao, xuất hiện nhiều của cải
thừa.
+ Sự phân công lao động tự nhiên được thay thế bằng phân công lao động hội. Lịch sử đã trải
qua 3 lần phân công lao động xã hội đã đẩy nhanh quá trình phân hóa giai cấp XH.
+ Xã hội có sự phân hoá, sự phân biệt giữa người giàu, người nghèo càng sâu sắc, mâu thuẫn giai
cấp ngày càng tăng.
+ Tổ chức thị tộc bất lực trước những bến đổi của XH, không còn đảm đương được vai trò điều
hòa xã hội được nữa
Để đưa hội vào vòng trật tự, điều hoà mâu thuẫn giai cấp, bảo vệ lợi ích của mình, những người
giàu có chiếm ưu thế trong xã hội đã lập nên một tổ chức mới thay thế tổ chức thị tộc, tổ chức đó chính
là Nhà nước.
Kết luận: Sự xuất hiện của nhà nước là một thực tế khách quan khi xã hội phát triển đến một giai
đoạn nhất định, là sản phẩm tất yếu củahội có giai cấp và đấu tranh giai cấp không thể điều hoà. Nhà
nước tồn tại, phát triển khi xã hội còn phân chia giai cấp, đấu tranh giai cấp và sẽ tiêu vong khi điều kiện
này không còn nữa.
Câu 2: So sánh quy phạm pháp luật và quy phạm xã hội khác?
Gợi ý t rả lời:
- Nêu khái niệm quy phạm pháp luật: Quy phạm pháp luật quy tắc xử sự mang tính bắt
buộcchung, do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện để điều chỉnh những quan hệ xã hội theo định
hướng và nhằm đạt được những mục đích nhất định.
- Nêu khái niệm quy phạm XH: Quy phạm hội những quy tắc xử sự chung, chuẩn
mựcchung thống nhất, phù hợp với điều kiện của hội, được mọi thành viên trong XH chấp nhận
tuân theo một cách tự nguyện. Quy phạm xã hội gồm tập quán, tín điều tôn giáo, quy phạm đạo đức.
- So sánh quy phạm pháp luật và quy phạm xã hội khác:
+ Giống nhau: Cùng là các quy tắc xử sự chung dùng để điều chỉnh các quan hệ xã hội.
+ Khác nhau:
* Quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, thể hiện ý chí bảo vệ lợi ích của Nhà nước
vàxã hội; quy phạm xã hội khác không do nhà nước ban hành mà được hình thành từ trong đời sống xã
hội hoặc cộng đồng dân cư.
* Quy phạm pháp luật mang tính bắt buộc chung với tất cả mọi người; quy phạm hội
kháckhông mang tính bắt buộc chung với tất cả mọi người.
* Quy phạm pháp luật được bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế do Nhà nước
quyđịnh; quy phạm xã hội khác thì không được đảm bảo bằng các biện pháp cưỡng chế nhà nước mà do
cộng đồng XH thực hiện một cách tự giác.
* Quy phạm pháp luật quy phạm thành văn; quy phạm hội khác thể không phải
quyphạm thành văn.
lOMoARcPSD| 45474828
3
Câu 3: Trình bày khái niệm và thành phần của quan hệ pháp luật? Cho ví dụ ?
Gợi ý t rả lời:
- Khái niệm: Quan hệ pháp luật những quan hệ XH nảy sinh trong hội được các quy
phạmpháp luật điều chỉnh.
- Thành phần của quan hệ pháp luật:
+ Chủ thể quan hệ pháp luật: nhân hoặc tổ chức năng lực chủ thể tham gia vào các
quan hệ pháp luật. Năng lực chủ thể bao gồm: năng lực pháp luật và năng lực hành vi.
* Năng lực pháp luật khnăng của các nhân hay tổ chức quyền và nghĩa vụ pháp
nhấtđịnh theo quy định của pháp luật.
* Năng lực nh vi khả năng của nhân hay tchức được Nhà nước thừa nhận, bằng
chínhcác hành vi của mình để thực hiện các quyền nghĩa vụ pháp lý, khi tham gia vào các quan hệ
pháp luật.
Năng lực pháp luật và năng lực hành vi những thuộc tính pháp có liên hệ mật thiết với nhau
tạo thành năng lực chủ thể pháp luật. Một chủ thpháp luật đơn thuần chnăng lực pháp luật thì
không thể tham gia vào các quan hệ pháp luật. Ngược lại, năng lực pháp luật tiền đề của năng lực
hành vi, không thểchủ thể nào của quan hệ pháp luật không có năng lực pháp luật mà lại có năng lực
hành vi.
+ Khách thể: Khách thể của quan hệ pháp luật những lợi ích vật chất, tinh thần hoặc những lợi
ích xã hội khác mà các chủ thể mong muốn đạt được khi tham gia vào các quan hệ pháp luật.
+ Nội dung: Nội dung của quan hệ pháp luật bao gồm quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể
tham gia vào quan hệ pháp luật.
* Quyền của chủ thể: Là khả năng của chủ thể được xử sự theo cách thức nhất định, được
Nhànước cho phép khi tham gia vào quan hệ pháp luật.
* Nghĩa vụ của chủ thể: cách xsự Nhà nước bắt buộc các chủ thể phải tiến hành
nhằmđáp ứng việc thực hiện quyền của chủ thể khác khi tham gia vào quan hệ pháp luật. - Nêu ví dụ:...
Câu 4: Vi phạm pháp luật là gì? Phân tích các dấu hiệu để nhận biết hành vi vi phạm pháp
luật? Phân loại VPPL? Cho ví dụ minh họa?
Gợi ý t rả lời:
- Khái niệm: Vi phạm pháp luật hành vi (hành động hoặc không hành động) trái pháp luật,
cólỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm phápthực hiện, xâm hại các quan hệhội được pháp
luật bảo vệ.
- Vi phạm pháp luật có các dấu hiệu để nhận biết như sau:
+ Dấu hiệu 1: Vi phạm pháp luật luôn là hành vi xác định của con người.
Các quy định của pháp luật được đặt ra là nhằm để điều chỉnh hành vi của con người, cho nên vi
phạm pháp luật trước hết phải hành vi của con người hoặc hoạt động của các quan Nhà nước,
các tổ chức xã hội... (các chủ thể pháp luật). Pháp luật không điều chỉnh những suy nghĩ của con người
nếu như những suy nghĩ đó không được biểu hiện thành hành vi cụ thể. Mọi suy nghĩ của con người cho
dù có nguy hiểm đến mức độ nào đi chăng nữa nhưng nếu nó không được biểu hiện bằng hành vi cụ thể
thì pháp luật vẫn không coi vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó, những sự kiện do thiên nhiên, súc vật
hay các sự cố trong nghiên cứu khoa học, môi trường… không phải là vi phạm PL.
lOMoARcPSD| 45474828
4
+ Dấu hiệu 2: Hành vi vi phạm pháp luật phải là hành vi trái với các quy định của pháp luật, xâm
hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật xác lập và bảo vệ.
Biểu hiện của hành vi trái pháp luật: Chủ thể Chủ thể đã thực hiện hành vi mà pháp luật cấm hoặc
không làm, không làm đúng, không làm đầy đủ các hành vi pháp luật quy định chủ thể có nghĩa vụ
phải làm. Theo đó hành vi của chủ thể đã xâm hại đến các quan hệ XH được pháp luật xác lập bảo
vệ. Ví dụ: A điều khiển phương tiện giao thông vượt đèn đỏ; B bác sỹ nhưng không thực hiện cấp cứu
bệnh nhân khiến bệnh nhân tử vong; Ủy ban nhân dân xã đã giao đất công cho người dân sử dụng (Luật
đất đai quy định Ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên mới quyền giao đất cho các chủ thể khác sử
dụnkh. Các hành vi trái với quy định của các tổ chức xã hội, trái với quy tắc tập quán, đạo đức, tín điều
tôn giáo… thì không bị coi là trái pháp luật.
+ Dấu hiệu 3: Chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật phải có lỗi.
Một người bị coi lỗi khi người đó thực hiện hành vi gây thiệt hại cho hội nếu hành vi ấy
là kết quả của sự tự lựa chọn và quyết định của chủ thể trong khi họ có đủ điều kiện khách quan và chủ
quan để lựa chọn và quyết định thực hiện xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của Nhà nước và xã hội.
Lỗi là dấu hiệu bắt buộc của mọi vi phạm pháp luật. Vì mỗi hành vi đều được hình thành trên
sở nhận thức và kiểm soát của chủ thể, nghĩa là chủ thể nhận thức và điều khiển được hành vi của mình.
Chỉ những hành vi trái pháp luật được chủ thể thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý mới bị coi là vi phạm
pháp luật.
+ Dấu hiệu 4: Chủ thể của vi phạm pháp luật phải có năng lực trách nhiệm pháp lý.
Năng lực TNPLkhả năng phải chịu trách nhiệm pháp của chủ thể vi phạm pháp luật do nhà
nước quy định.
* Đối với nhân: sự độc lập gánh chịu nghĩa vụ pháp được đặt ra đối với người đạt đến
mộtđộ tuổi nhất định và có khả năng nhận thức, điều khiển được hành vi.
* Đối với tổ chức: năng lực trách nhiệm pháp từ ngay khi quan, tổ chức đó được
Nhànước thành lập hoặc cho phép thành lập, được đăng ký hoặc công nhận.
- Phân loại vi phạm pháp luật:
+ Vi phạm PL hình sự
+ Vi phạm PL hành chính
+ Vi phạm PL dân sự
+ Vi phạm kỷ luật -
Nêu ví dụ:
Câu 5: Trình bày khái niệm, đặc điểm và các loại trách nhiệm pháp lý?
Gợi ý t rả lời:
- Khái niệm trách nhiệm pháp lý: Trách nhiệm pháp lý là một loại quan hệ đặc biệt
giữa Nhà nước và chủ thể vi phạm pháp luật. Trong đó, bên vi phạm pháp luật phải gánh chịu
những hậu quả bất lợi, những biện pháp cưỡng chế Nhà nước được quy định ở chế tài các quy
phạm pháp luật.
- Đặc điểm của trách nhiệm pháp lý
+ Cơ sở thực tế của trách nhiệm pháp lý là vi phạm pháp luật.
lOMoARcPSD| 45474828
5
+ Cơ sở pháp lý của việc truy cứu trách nhiệm pháp lý là quyết định có hiệu lực pháp luật của
quan Nhà nước có thẩm quyền.
+ Trách nhiệm pháp lý chứa đựng sự lên án của Nhà nước và xã hội đối với chủ thể vi phạm pháp
luật.
+ Trách nhiệm pháp lý có liên quan mật thiết với cưỡng chế nhà nước.
- Phân loại trách nhiệm pháp lý:
+ Trách nhiệm hình sự: loại trách nhiệm pháp nghiêm khắc nhất do Tán áp dụng đối với
những người có hành vi vi phạm pháp luật hình sự và bị coi là tội phạm. Chế tài áp dụng là hình phạt.
Nêu ví dụ:....
+ Trách nhiệm hành chính là loại trách nhiệm pháp do các quan Nhà nước hay nhà chức trách
thẩm quyền áp dụng đối với các chủ thể vi phạm hành chính. Chế tài áp dụng xử phạt vi phạm hành
chính: như cảnh cáo, phạt tiền...
Nêu ví dụ:....
+ Trách nhiệm dân sự loại trách nhiệm pháp do Tán các chủ thể khác áp dụng đối với
chủ thể vi phạm pháp luật dân sự (bồi thường thiệt hại, phạt hợp đồng...).
Nêu ví dụ:....
+ Trách nhiệm kỷ luật là loại trách nhiệm pháp lý do các cơ quan, xí nghiệp, trường học... áp dụng
đối với cán bộ, công chức, nhân viên, sinh viên... của cơ quan, xí nghiệp, trường học... của mình khi họ
vi phạm pháp luật (như cảnh cáo, hạ bậc lương, cách chức, buộc thôi việc...). Nêu ví dụ:....
Câu 6: Trình bày khái niệm, đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự?
Gợi ý t rả lời:
- Khái niệm luật dân sự: Luật dân sự một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt
Nam, bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ về nhân thân và tài sản của cá
nhân pháp nhân trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản tự chịu trách nhiệm của các
chủ thể khi tham gia vào các quan hệ đó.
- Đối tượng điều chỉnh của luật dân sự: các quan hệ nhân thân quan hệ tài sản phát sinh
giữa các chủ thể có địa vị pháp lý bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm.
+ Quan hệ tài sản:
Tài sản: là vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền về tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động
sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai (Điều 105
BBLDS.
Quan hệ tài sản là quan hệ kinh tế xã hội cụ thể trong sản xuất, phân phối, lưu thông, tiêu thụ sản
phẩm và cung ứng dịch vụ xã hội.
Quan hệ tài sản trong luật dân sự có các đặc điểm sau:
* Quan hệ tài sản do Luật dân sự điều chỉnh quan hệ hội giữa con người với con người
cóliên quan đến tài sản. Đây là những quan hệ kinh tế xã hội cthể trong hoạt động sản xuất, phân phối,
lưu thông tiêu thụ sản phẩm cũng như cung ứng dịch vụ trong hội, thông qua các hoạt động này
mà con người thiết lập mối quan hệ với nhau.
* Quan hệ tài sản do Luật dân sự điều chỉnh quan hệ ý chí thống nhất giữa các chủ thểtham
gia và phù hợp với ý chí của Nhà nước.
lOMoARcPSD| 45474828
6
* Quan hệ tài sản trong Luật dân sự mang tính chất hàng hóa - tiền tệ.
* Quan hệ tài sản tính đền tương đương. nghĩa các chủ thể tham gia quan hệ tài
sảntrao đổi với nhau những hàng hóa tiền tệ giá trị tương đương, ngang bằng, ngang giá, quyền
của chủ thể này nghĩa vụ của chủ thể kia ngược lại. Sự tương đương trong quan hệ tài sản chỉ mang
tính chất tương đối, bởi lẽ trên thực tế những quan hệ tài sản không mang tính đền như quan hệ
tặng cho tài sản, để lại thừa kế…
+ Quan hệ nhân thân: mối quan hệ giữa con người với con người về một giá trị nhân thân của
nhân, pháp nhân, đó là những quyền gắn liền với mỗi nhân, không thể chuyển giao cho chủ thể
khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.
Quan hệ nhân thân luôn gắn liền với chủ thể nhất định, không thể tách ra chuyển giao cho chủ thể
khác;
Quan hệ nhân thân không thể xác định bằng tiền và không thể trao đổi ngang giá.
Câu 7: Trình bày khái niệm và đặc điểm của phương pháp điều chỉnh của Luật dân sự?
Gợi ý t rả lời:
Phương pháp điều chỉnh của Luật dân sự: là phương pháp dựa trên cơ sở tôn trọng sự bình đẳng,
tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm của các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật dân
sự.
Đặc điểm của phương pháp điều chỉnh của Luật dân sự
- Phương pháp điều chỉnh của Luật dân sự đảm bảo cho các chủ thể tham gia quan hệ phápluật
dân sự được độc lập về tổ chức và tài sản, bình đẳng về địa vị pháp lý.
Sự bình đẳng của chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật dân sự đó sự bình đẳng trong việc
hưởng quyền và gánh chịu nghĩa vụ; bình đẳng về trách nhiệm trong trường hợp không thực hiện nghĩa
vụ thì phải gánh chịu hậu quả pháp lý. Trong giao lưu dân sự không sự phân biệt địa vị hội, tình
trạng tài sản, dân tộc, giới tính, tôn giáo… các chủ thể đều được tự do lựa chọn đối tác và tự quyết định
khi tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự.
- Phương pháp điều chỉnh của Luật dân sự cho phép chủ thể tham gia quan hệ pháp luật dân
sựcó quyền tự định đoạt. Theo đó, khi tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự chủ thể quyền tự
quyết định về nội dung, phương pháp, cách thức thực hiện các quyền nghĩa vụ. Tuy nhiên, điều đó
không có nghĩa tự do tùy tiện mà phải trong giới hạn pháp luật quy định, không vi phạm điều cấm của
luật và không trái đạo đức xã hội.
Ngoài ra, trong một số trường hợp do luật định quyền tự định đoạt của chủ thể bị hạn chế vì lý do
quốc phòng an ninh, trật tự an toàn hội, đạo đức hội như: quy định về định đoạt tài sản thuộc di
tích lịch sử văn hóa (Điều 196 Bộ luật Dân sự), quy định về người thừa kế không phụ thuộc vào nội
dung của di chúc (Điều 644 Bộ luật Dân sự)…
- Phương pháp điều chỉnh của Luật dân sự cho phép các chủ thể hòa giải tự thỏa thuận
tronggiải quyết các tranh chấp dân sự. Việc giải quyết tranh chấp dân sự do các bên tự thỏa thuận. Khi
các bên không thể hoà giải, thỏa thuận được với nhau, thì bên bị m hại có quyền khởi kiện dân sự. Tòa
án chỉ giải quyết tranh chấp dân sự khi có yêu cầu của nguyên đơn.
lOMoARcPSD| 45474828
7
- Biện pháp bảo vệ chủ yếu của Luật dân sự biện pháp bồi thường thiệt hại về tài sản. Cácquan
hệ xã hội mà Luật dân sự điều chỉnh chủ yếu là các quan hệ tài sản mang tính chất hàng hóa tiền tệ, các
chủ thể tham gia quan hệ này đa số đều hướng đến những lợi ích về tài sản, việc một bên chủ thể vi
phạm nghĩa vụ thường dẫn đến thiệt hại về tài sản đối với bên kia. Vì vậy, trách nhiêm dân sự trước tiên
trách nhiệm về tài sản, mà cụ thể là trách nhiệm của bên vi phạm đốị với bên bị xâm phạm và hậu quả
của việc áp dụng trách nhiệm đó là phục hồi tình trạng tài sản cho bên bị thiệt hại. Điều 13 Bộ luật Dân
sự quy định: “Cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm được bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ
trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định định”.
Câu 8: Phân tích các mức độ năng lực hành vi của cá nhân khi tham gia giao dịch dân sự
theo quy định của Luật dân sự Việt Nam?
Gợi ý t rả lời:
Học sinh cần nêu được những nội dung cơ bản sau:
- Khái niệm: Năng lực hành vi dân sự của nhân khả năng của nhân bằng hành vi của
mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. (Điều 19 BLDS 2015) - Các mức độ của năng lực hành
vi dân sự của cá nhân:
+ Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ: Là người đủ 18 tuổi trở lên, trừ trường
hợp bị mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận
thức, làm chủ hành vi (Điều 20 BLDS 2015). Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được tham gia
vào mọi giao dịch dân sự.
+ Người chưa thành niên: là người chưa đủ 18 tuổi. (Điều 21 BLDS 2015).
Giao dịch dân sự của người chưa đủ 6 tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác
lập, thực hiện;
Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người
đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với
lứa tuổi;
Đối với người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi tự mình xác lập thực hiện các giao dịch dân
sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác
theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
+ Người mất năng lực hành vi dân sự: là người mắc bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà
không thể nhận thức, làm chủ hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của
cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là mất năng lực hành vi dân sự
trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần. (Điều 22 BLDS 2015). Các giao dịch dân sự của người
mất năng lực hành vi do người đại diện theo pháp luật xác lập và thực hiện.
+ Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi: Là người thành niên, do tình trạng thể
chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng
lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan,
tổ chức hữu quan trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người
này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (Điều 23 BLDS 2015).
lOMoARcPSD| 45474828
8
+ Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự: Là người nghiện ma túy hoặc các chất kích thích
khác dẫn đến phá tán tài sản gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của
cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là bị hạn chế bị năng lực
hành vi dân sự (Điều 24 BLDS 2015). Việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản
của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ
các giao dịch phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc luật liên quan có quy định khác.
Câu 9. Anh/ chị hãy phân tích điều kiện để hợp đồng dân sự có hiệu lực?
Gợi ý t rả lời:
Sinh viên cần phân tích những nội dung cơ bản sau:
- Khái niệm: Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm
dứt quyền, nghĩa vụ dân sự” (Điều 385 BLDS 2015).
- Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự.
+ Chủ thể có năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác
lập. Chủ thể giao kết hợp đồng có thể là cá nhân hoặc pháp nhân.
+ Chủ thể tham gia giao kết hợp đồng dân sự phải hoàn toàn tự nguyện.
+ Mục đích và nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức
hội. Mục đích của hợp đồng dân sự lợi ích hợp pháp mà các chủ thể mong muốn đạt được khi xác lập
giao dịch đó.
Bên cạnh đó, các hành vi pháp luật tuy không cấm nhưng trái với truyền thống văn hóa của
dân tộc, trái với đạo đức và chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong xã hội cũng không thể
là đối tượng của hợp đồng.
+ Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp
luật có quy định. Căn cứ Điều 119 BLDS thì hình thức của hợp đồng được thể hiện bằng lời nói, bằng
văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể; giao dịch thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp
dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản công chứng, chứng
thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.
Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật
quy định khác. Ví dụ: theo quy định tại Điều 495 BLDS 2015, hợp đồng tặng cho bất động sản thì phải
lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký;
Câu 10. Phân tích sự giống và khác nhau giữa tội phạm với vi phạm pháp luật khác? Ý nghĩa
của việc phân loại?
Gợi ý trả lời:
- Nêu khái niệm tội phạm:....
- Nêu khái niệm vi phạm pháp luật:...
- Điểm giống nhau:
+ Về mặt khách quan, chúng đều là những hành vi nguy hiểm cho xã hội ở các mức độ khác nhau
và được thực hiện bằng hành động hoặc không hành động xâm hại đến các quan hệ xã hội nhất định
được bảo vệ bởi trong ngành luật tương ứng.
lOMoARcPSD| 45474828
9
+ Về mặt pháp lý, chúng đều là những hành vi trái pháp luật và người vi phạm cần phải bị xử lý
bằng các biện pháp cưỡng chế nhất định được quy định trong từng ngành luật tương ứng. + Về mặt
chủ quan. Chúng đều là những hành vi có tính chất lỗi cố ý hoặc vô ý. b. Điểm khác nhau:
Các tiêu chí cơ bản Tội phạm Vi phạm pháp luật khác
Tính nguy hiểm cho xã Cao hơn cả so với tất cả Không đáng kể, chưa đến mức hội của
hành vi các vi phạm pháp luật khác phải xử lý về hình sự
Phạm vi khách thể xâm Thường hẹp hơn so với Rộng hơn nhiều so với khách hại của
hành vi các vi phạm pháp luật khác thể của tội phạm
Hậu quả do hành vi gây ra Thường là nghiêm trọng Thường ít nghiêm trọng hơn
hơn cả so với tội phạm
Tính trái pháp luật của Là sự vi phạm điều cấm Chỉ là sự vi phạm các quy hành vi -
Đây là điểm khác của Luật hình sự và người định của trong ngành luật tương nhau chủ
yếu và quan trọng phạm tội bị đe dọa xử lý ứng khác (phi hình sự) và người
nhất, bằng biện pháp cưỡng chế vi phạm bị đe dọa xử lý bằng các
nghiêm khắc nhất được quy biện pháp cưỡng chế ít nghiêm định
trong ngành luật này. khắc hơn so với Luật hình sự
Chủ thể của hành vi Chỉ có thể là cá nhân – Ngoài cá nhân có năng lực Con
người cụ thể, có năng trách nhiệm pháp lý, đủ tuổi chịu lực trách
nhiệm hình sự và trách nhiệm pháp lý còn có thể là đạt độ
tuổi theo quy định của pháp nhân như: Luật hành chính,
Luật hình sự Luật dân sự…
Hậu quả pháp lý Chủ thể phải chịu trách Chủ thể phảI chịu trách nhiệm nhiệm hình sự (nếu bị
kết án pháp được quy định trong từng bị áp dụng hình phạt thì ngành luật tương ứng
không còn bị coi là có án tích) bao giờ bị coi là có án tích. Ý nghĩa:
- Nâng cao nhận thức về tội phạm và các loại vi phạm pháp luật khác từ đó nâng cao hiệu quả
trongcông tác đấu tranh phòng chống tội phạm và các loại vi phạm pháp luật khác;
- Thông qua việc phân biệt tiền đề bản cho việc áp dụng chính xác các biện pháp trong
hoạt động tư pháp.
- Từ sự phân biệt giúp cho việc giảI quyết về trách nhiệm pháp lý được chính xác, tránh được
các vụ việc hình sự hóa hoặc phi hình sự không có căn cứ pháp lý.
- Từ sự phân biệt nêu trên giúp cho việc phân định thẩm quyền giảI quyết khi hành vi vi
phạm pháp luật xảy ra.
Câu 11:
II. Bài tập tình huống:
Bài 1: Nguyễn Đình An, Phạm Văn Bình Xuân Chính bạn cùng học từ thời phổ thông
trung học, không thi đỗ đại học nên thường xuyên tụ tập, ăn chơi đua đòi. Gần đây, giữa Bình, An
Chính nhiều mâu thuẫn. Một hôm, tình cờ An bắt gặp Bình và Chính đang đánh nhau. Vì yếu hơn,
Bình bị Chính đánh rất đau đang tìm đường chạy trốn. Thấy vậy, sẵn hằn thù với Chính đang
có gậy trong tay, bất ngờ An xông vào đánh vào đầu Chính làm Chính bất tỉnh. Nhờ có hành động đánh
Chính của An nên Bình chạy thoát. Khi được nh cảm ơn, An nói: “Có đâu, nhờ mày tao mới
lOMoARcPSD| 45474828
10
dạy cho thằng Chính một bài học”. Qua giám định y khoa được biết, thương tích An gây cho Chính
15%, các tình tiết nêu trên đã được xác minh chính xác.
Hỏi: Với những tình tiết nêu trên, hãy xác định:
1. Nguyễn Đình An có vi phạm pháp luật không? Vì sao?
2. Lỗi của Nguyễn Đình An trong trường hợp trên?Trả lời:
1. Nguyễn Đình An có vi phạm pháp luật, vì:
- Có hành vi nguy hiểm cho xã hội;
- Hành vi của An có lỗi;
- Hành vi của An trái với pháp luật (cụ thể trái pháp luật hình sự), xâm hại đến các quan hệ
xãhội được LHS bảo vệ;
- An là người có năng lực trách nhiệm pháp lý
2. Lỗi của An là lỗi cố ý trực tiếp vì…
Bài 2. Khi thấy chị Nguyễn Thị Hiền đi ngang qua, Trần văn Năm (25 tuổi) đã đuổi theo chị Hiền
để đấm, đá và bóp cổ chị Hiền khiến chị Hiền bị thương.
Hỏi: 1. Hành vi của Năm có phải là hành vi vi phạm pháp luật không? Vì sao?
2. Giả sử, khi thực hiện hành vi trên, Trần Văn Năm đang ở trong tình trạng bị mất khả năng
nhận thức khnăng điều khiển hành vi thì Năm phải chịu trách nhiệm pháp không? Tại sao?
Gợi ý trả lời:
1. Hành vi của Trần Văn Năm là hành vi vi phạm pháp luật hình sự vì hành vi này đã thỏa mãn các
dấu hiệu của tội phạm. Cụ thể là:
- Hành vi của Trần Văn Năm là hành vi nguy hiểm cho xã hội….
- Hành vi của Năm có lỗi;
- Hành vi của Năm trái với pháp luật (cụ thể là trái pháp luật hình sự), xâm hại đến các
quan hệxã hội được LHS bảo vệ;
- An là người có năng lực trách nhiệm pháp lý
2. Giả sử, khi thực hiện hành vi trên, Trần Văn Năm đang ở trong tình trạng bị mất khả năng nhận
thức và khả năng điều khiển hành vi. Có 02 khả năng xảy ra:
- Năm không phải chịu trách nhiệm hình sự nếu tình trạng bị mất khả năng nhận thức hoặc
khảnăng điều khiển hành vi của họ do đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác (theo Điều 21 BLHS).
Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho hội trong trường hợp này phải đảm bảo đồng thời được
2 điều kiện sau:
+ Về y học: Người đó đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm rối loạn hoạt động tâm
thần. Nghĩa người không năng lực đánh giá hành vi đã thực hiện đúng hay sai, nên làm hay
không nên làm, vì vậy họ cũng không có khả năng điều khiển hành vi của mình phù hợp với đòi hỏi của
xã hội được.
+ Dấu hiệu vmặt pháp lý: Người đó đã kết luận của Hội đồng giám định y khoa kết luận bị
mắc bệnh tâm thần hoặc có Quyết định của Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi do mắc bệnh tâm thần
hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi.
lOMoARcPSD| 45474828
11
- Năm phải chịu trách nhiệm hình sự nếu nh trạng bị mất khả năng nhận thức hoặc kh
năngđiều khiển hành vi là do sử dụng rượu, bia, chất kích thích mạnh khác (Theo Điều 13 BLHS).
Bài 3. Biết chị Lan là hàng xóm ở nhà một mình, Dương đã sang nhà chị Lan chơi. Trong lúc chị
Lan đang quét nhà thì bất ngờ Dương từ đằng sau đẩy ngã lao vào xé quần, áo của chị Lan để thực
hiện hành vi giao cấu. Trong khi giằng co, chị Lan đã đạp trúng bụng Dương làm Dương ngã đập đầu
xuống nền gạch bất tỉnh. Chị Lan chạy được ra ngoài và hô hoán mọi người đến cứu giúp và đưa
Dương đi cấp cứu. Tỷ lệ thương tật của Dương là 20%
Hỏi: Hành vi mà chị Lan có bị coi là tội phạm không?
Gợi ý trả lời :
Hành vi chị Lan không bị coi là tội phạm.
Hành vi chị Lan thực hiện được xác định là phòng vệ chính đáng, căn cứ vào điều kiện thừa nhận
phòng vệ chính đáng (SV phân tích dựa trên các điều kiện của phòng vệ chính đáng):
+ Hành vi xâm hại những lợi ích cần bảo vệ phải hành vi phạm tội hoặc ràng tính chất
nguy hiểm đáng kể cho xã hội....
+ Hành vi xâm hại phải đang diễn ra, chưa chấm dứt hoặc có nguy cơ xảy ra ngay tức khắc.
+ Hành vi phòng vệ chỉ được gây thiệt hại cho chính người có hành vi xâm hại.
+ Biện pháp phòng vệ được xác định là cần thiết.
Bài 4: Hồi 9 giờ ngày 31/3/2006, chị Nguyễn Thị Hoa là cán bộ Sở tài nguyên môi trường tỉnh
H, trên đường đến cơ quan đã bị một thanh niên giật sợi dây chuyền rồi bỏ chạy. Mặc dù sợi dây chuyền
của chị Hoa chỉ là sợi dây chuyền giả mà chị đã mua trong dịp đi lễ chùa. Song thấy đây là hành vi nguy
hiểm không thể bỏ qua được nên chị Hoa báo cho quan công an thị H. Sau 3 ngày điều tra xác
minh, Cơ quan công an đã có đủ chứng cứ kết luận tên Nguyễn Văn Báu (27 tuổi) vừa chấp hành xong
án phạt tù thực hiện.
Hỏi: Có sự việc phạm tội xảy ra hay không? vì sao?
Gợi ý trả lời:
Với các tình tiết đã nêu trong bài, ta khẳng định đã có tội phạm xảy ra. Bởi vì đã thỏa mãn các yếu
tố cấu thành tội phạm.
- Khách thể của tội phạm:
Nguyễn Văn Báu đã xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của chị Hoa được Luật Hình sự bảo vệ.
- Mặt khách quan của tội phạm:
Nguyễn Văn Báu đã có hành vi Giật sợi dây chuyền trên cổ của chị Hoa, đây hành vi nguy hiểm
cho xã hội được Luật hình sự quy định
Hậu quả: Chị Hoa bị mất sợi dây chuyền
Mối quan hnhân quả: Sự việc chị Hoa bị mất sợi dây chuyền nguyên nhân chính do Báu đã
giật sợi dây chuyền và bỏ chạy
- Mặt chủ quan của tội phạm:
Lỗi: cố ý trực tiếp
lOMoARcPSD| 45474828
12
Mục đích: chiếm đoạt tài sản
- Chủ thể của Tội phạm: Nguyễn Văn Báu 26 tuổi, vừa chấp hành xong án phạt tù nên
Báu là chủ thể của Tội phạm.
Bài 5: Trần Văn Tuấn là lái xe của quan H, trong ngày nghỉ Tuấn đã tự ý lấy xe của quan
đi chở khách kiếm tiền tiêu riêng. Trên đường đi do phóng nhanh vượt ẩu, không chấp hành tín hiệu đèn
giao thông Tuấn đã gây tai nạn khiến chị Thị Mai Anh bị thương phải vào viện điều trị. Chiếc xe máy
của chị Mai Anh cũng bị hư hỏng.
Anh/ chị cho biết:
1. Hành vi của Tuấn có phải hành vi vi phạm pháp luật không? Vì sao?
2. Hành vi của Tuấn có thể bị áp dụng những loại trách nhiệm pháp lý nào?
3. Tuấn có phải bồi thường cho chị Mai Anh không? Vì sao?
4. Tuấn phải bồi thường cho chị Mai Anh như thế nào?Gợi ý trả lời:
1. Hành vi của Tuấn là hành vi vi phạm pháp luật ( phân tích dựa vào 4 dấu hiệu của vi
phạmpháp luật)
2. Tuấn có thể phải chịu các loại TNPL sau:
- Trách nhiệm hình sự hoặc trách nhiệm hành chính tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm
do hành vicủa Tuấn gây ra.
- Trách nhiệm dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đối với nạn nhân - Trách
nhiệm kỷ luật....
3.Tuấn phải bồi thường cho chị Mai Anh hành vi của Tuấn thỏa mãn các đk phát sinh trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (phân tích căn cứ vào 4 điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng..)
4. Giải quyết việc bồi thường: căn cứ vào các điều 589, 590 BLDS 2015 để xác định các khoản
tiền bồi thường...
| 1/12

Preview text:

lOMoAR cPSD| 45474828
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM KHOA CƠ BẢN
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG NỘI DUNG ÔN THI:
I. Câu hỏi lý thuyết:
Câu 1: Anh/ chị hãy trình bày quá trình hình thành nhà nước? Gợi ý t rả lời:
- Xã hội đầu tiên của loài người là xã hội cộng sản nguyên thủy, đó là một XH chưa có nhà nước
và pháp luật. Quá trình vận động và phát triển của XH CSNT đã làm xuất hiện những tiền đề vật chất
cho sự ra đời của Nhà nước và pháp luật.
+ Cơ sở kinh tế và xã hội của chế độ Cộng sản nguyên thủy:
* Cơ sở kinh tế của XH CSNT là chế độ sở hữu chung về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao
động(cùng ăn, cùng làm, cùng ở...). Sự phân phối sản phẩm lao động được đặc trưng bằng nguyên
tắc bình quân, mọi người đều bình đẳng với nhau trong lao động và hưởng thụ. * Cơ sở xã hội:
Tế bào cơ sở của xã hội CSNT không phải là gia đình mà là thị tộc.
XH CSNT không có người giàu, người nghèo, xã hội chưa phân chia giai cấp và không có đấu tranh giai cấp.
Trong xã hội đã tồn tại phân công lao động nhưng chỉ là phân công lao động tự nhiên chưa mang tính XH.
+ Trong xã hội CSNT đã tồn tại quyền lực xã hội và quy phạm xã hội:
Đã tồn tại quyền lực xã hội và hệ thống quản lý các công việc của thị tộc, nhưng đó là quyền lực
xã hội, không mang tính chất giai cấp và hệ thống quản lý còn rất đơn giản.
Trong XH CSNT, quyền lực chưa tách khỏi xã hội mà hòa nhập với xã hội, do xã hội tổ chức ra và
phục vụ lợi ích cả cộng đồng.
Để tổ chức và quản lý thị tộc, đã xuất hiện hệ thống thực hiện quyền lực là Hội đồng thị tộc. (Hội
đồng thị tộc là tổ chức quyền lực cao nhất do những người lớn tuổi, có uy tín có quyền quyết định những
vấn đề quan trọng nhất của thị tộc như tổ chức lao động sản xuất, phát động chiến tranh, tổ chức các
nghi lễ tôn giáo, giải quyết các tranh chấp nội bộ...Hội đồng thị tộc bầu ra những người đứng đầu như
tù trưởng, thủ lĩnh quân sự để thực hiện quyền lực và quản lý các công việc chung của thị tộc, họ không
có đặc quyền, đặc lợi gì.
Trong xã hội CSNT đã tồn tại các quy tắc xử sự chung thống nhất là quy phạm xã hội. Đó là những
quy tắc xử sự chung, chuẩn mực chung thống nhất, phù hợp với điều kiện của xã hội, được mọi thành
viên trong XH chấp nhận và tuân theo một cách tự nguyện. Quy phạm xã hội gồm tập quán, tín điều tôn
giáo, quy phạm đạo đức. Quy phạm xã hội chưa có sự phân biệt rõ ràng giữa quyền và nghĩa vụ. Các cá 1 lOMoAR cPSD| 45474828
nhân vi phạm nguyên tắc xử sự chung có thể phải chịu các biện pháp cưỡng chế hà khắc, thậm chí bị
giết chết, tuy nhiên đó không phải là pháp luật vì không phải do nhà nước đặt ra.
- Sự tan rã của chế độ cộng sản nguyên thuỷ và sự ra đời của Nhà nước:
+ Con người ngày càng phát triển về thể lực, trí lực, ngày càng nhận thức đúng đắn hơn về thế giới khách quan.
+ Công cụ sản xuất được cải tiến, năng suất lao động ngày càng cao, xuất hiện nhiều của cải dư thừa.
+ Sự phân công lao động tự nhiên được thay thế bằng phân công lao động xã hội. Lịch sử đã trải
qua 3 lần phân công lao động xã hội đã đẩy nhanh quá trình phân hóa giai cấp XH.
+ Xã hội có sự phân hoá, sự phân biệt giữa người giàu, người nghèo càng sâu sắc, mâu thuẫn giai cấp ngày càng tăng.
+ Tổ chức thị tộc bất lực trước những bến đổi của XH, không còn đảm đương được vai trò điều hòa xã hội được nữa
Để đưa xã hội vào vòng trật tự, điều hoà mâu thuẫn giai cấp, bảo vệ lợi ích của mình, những người
giàu có chiếm ưu thế trong xã hội đã lập nên một tổ chức mới thay thế tổ chức thị tộc, tổ chức đó chính là Nhà nước.
Kết luận: Sự xuất hiện của nhà nước là một thực tế khách quan khi xã hội phát triển đến một giai
đoạn nhất định, là sản phẩm tất yếu của xã hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp không thể điều hoà. Nhà
nước tồn tại, phát triển khi xã hội còn phân chia giai cấp, đấu tranh giai cấp và sẽ tiêu vong khi điều kiện này không còn nữa.
Câu 2: So sánh quy phạm pháp luật và quy phạm xã hội khác?
Gợi ý t rả lời: -
Nêu khái niệm quy phạm pháp luật: Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự mang tính bắt
buộcchung, do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện để điều chỉnh những quan hệ xã hội theo định
hướng và nhằm đạt được những mục đích nhất định. -
Nêu khái niệm quy phạm XH: Quy phạm xã hội là những quy tắc xử sự chung, chuẩn
mựcchung thống nhất, phù hợp với điều kiện của xã hội, được mọi thành viên trong XH chấp nhận và
tuân theo một cách tự nguyện. Quy phạm xã hội gồm tập quán, tín điều tôn giáo, quy phạm đạo đức. -
So sánh quy phạm pháp luật và quy phạm xã hội khác:
+ Giống nhau: Cùng là các quy tắc xử sự chung dùng để điều chỉnh các quan hệ xã hội. + Khác nhau: *
Quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của Nhà nước
vàxã hội; quy phạm xã hội khác không do nhà nước ban hành mà được hình thành từ trong đời sống xã
hội hoặc cộng đồng dân cư. *
Quy phạm pháp luật mang tính bắt buộc chung với tất cả mọi người; quy phạm xã hội
kháckhông mang tính bắt buộc chung với tất cả mọi người. *
Quy phạm pháp luật được bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế do Nhà nước
quyđịnh; quy phạm xã hội khác thì không được đảm bảo bằng các biện pháp cưỡng chế nhà nước mà do
cộng đồng XH thực hiện một cách tự giác. *
Quy phạm pháp luật quy phạm thành văn; quy phạm xã hội khác có thể không phải là quyphạm thành văn. 2 lOMoAR cPSD| 45474828
Câu 3: Trình bày khái niệm và thành phần của quan hệ pháp luật? Cho ví dụ ?
Gợi ý t rả lời:
- Khái niệm: Quan hệ pháp luật là những quan hệ XH nảy sinh trong xã hội được các quy
phạmpháp luật điều chỉnh.
- Thành phần của quan hệ pháp luật:
+ Chủ thể quan hệ pháp luật: Là cá nhân hoặc tổ chức có năng lực chủ thể và tham gia vào các
quan hệ pháp luật. Năng lực chủ thể bao gồm: năng lực pháp luật và năng lực hành vi. *
Năng lực pháp luật là khả năng của các cá nhân hay tổ chức có quyền và nghĩa vụ pháp lý
nhấtđịnh theo quy định của pháp luật. *
Năng lực hành vi là khả năng của cá nhân hay tổ chức được Nhà nước thừa nhận, bằng
chínhcác hành vi của mình để thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý, khi tham gia vào các quan hệ pháp luật.
Năng lực pháp luật và năng lực hành vi là những thuộc tính pháp lý có liên hệ mật thiết với nhau
tạo thành năng lực chủ thể pháp luật. Một chủ thể pháp luật đơn thuần chỉ có năng lực pháp luật thì
không thể tham gia vào các quan hệ pháp luật. Ngược lại, năng lực pháp luật là tiền đề của năng lực
hành vi, không thể có chủ thể nào của quan hệ pháp luật không có năng lực pháp luật mà lại có năng lực hành vi.
+ Khách thể: Khách thể của quan hệ pháp luật là những lợi ích vật chất, tinh thần hoặc những lợi
ích xã hội khác mà các chủ thể mong muốn đạt được khi tham gia vào các quan hệ pháp luật.
+ Nội dung: Nội dung của quan hệ pháp luật bao gồm quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể
tham gia vào quan hệ pháp luật. *
Quyền của chủ thể: Là khả năng của chủ thể được xử sự theo cách thức nhất định, được
Nhànước cho phép khi tham gia vào quan hệ pháp luật. *
Nghĩa vụ của chủ thể: Là cách xử sự mà Nhà nước bắt buộc các chủ thể phải tiến hành
nhằmđáp ứng việc thực hiện quyền của chủ thể khác khi tham gia vào quan hệ pháp luật. - Nêu ví dụ:...
Câu 4: Vi phạm pháp luật là gì? Phân tích các dấu hiệu để nhận biết hành vi vi phạm pháp
luật? Phân loại VPPL? Cho ví dụ minh họa?
Gợi ý t rả lời:
- Khái niệm: Vi phạm pháp luật là hành vi (hành động hoặc không hành động) trái pháp luật,
cólỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
- Vi phạm pháp luật có các dấu hiệu để nhận biết như sau:
+ Dấu hiệu 1: Vi phạm pháp luật luôn là hành vi xác định của con người.
Các quy định của pháp luật được đặt ra là nhằm để điều chỉnh hành vi của con người, cho nên vi
phạm pháp luật trước hết phải là hành vi của con người hoặc là hoạt động của các cơ quan Nhà nước,
các tổ chức xã hội... (các chủ thể pháp luật). Pháp luật không điều chỉnh những suy nghĩ của con người
nếu như những suy nghĩ đó không được biểu hiện thành hành vi cụ thể. Mọi suy nghĩ của con người cho
dù có nguy hiểm đến mức độ nào đi chăng nữa nhưng nếu nó không được biểu hiện bằng hành vi cụ thể
thì pháp luật vẫn không coi là vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó, những sự kiện do thiên nhiên, súc vật
hay các sự cố trong nghiên cứu khoa học, môi trường… không phải là vi phạm PL. 3 lOMoAR cPSD| 45474828
+ Dấu hiệu 2: Hành vi vi phạm pháp luật phải là hành vi trái với các quy định của pháp luật, xâm
hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật xác lập và bảo vệ.
Biểu hiện của hành vi trái pháp luật: Chủ thể Chủ thể đã thực hiện hành vi mà pháp luật cấm hoặc
không làm, không làm đúng, không làm đầy đủ các hành vi mà pháp luật quy định chủ thể có nghĩa vụ
phải làm. Theo đó hành vi của chủ thể đã xâm hại đến các quan hệ XH được pháp luật xác lập và bảo
vệ. Ví dụ: A điều khiển phương tiện giao thông vượt đèn đỏ; B là bác sỹ nhưng không thực hiện cấp cứu
bệnh nhân khiến bệnh nhân tử vong; Ủy ban nhân dân xã đã giao đất công cho người dân sử dụng (Luật
đất đai quy định Ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên mới có quyền giao đất cho các chủ thể khác sử
dụnkh. Các hành vi trái với quy định của các tổ chức xã hội, trái với quy tắc tập quán, đạo đức, tín điều
tôn giáo… thì không bị coi là trái pháp luật.
+ Dấu hiệu 3: Chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật phải có lỗi.
Một người bị coi là có lỗi khi người đó thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội nếu hành vi ấy
là kết quả của sự tự lựa chọn và quyết định của chủ thể trong khi họ có đủ điều kiện khách quan và chủ
quan để lựa chọn và quyết định thực hiện xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của Nhà nước và xã hội.
Lỗi là dấu hiệu bắt buộc của mọi vi phạm pháp luật. Vì mỗi hành vi đều được hình thành trên cơ
sở nhận thức và kiểm soát của chủ thể, nghĩa là chủ thể nhận thức và điều khiển được hành vi của mình.
Chỉ những hành vi trái pháp luật được chủ thể thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý mới bị coi là vi phạm pháp luật.
+ Dấu hiệu 4: Chủ thể của vi phạm pháp luật phải có năng lực trách nhiệm pháp lý.
Năng lực TNPL là khả năng phải chịu trách nhiệm pháp lý của chủ thể vi phạm pháp luật do nhà nước quy định. *
Đối với cá nhân: sự độc lập gánh chịu nghĩa vụ pháp lý được đặt ra đối với người đạt đến
mộtđộ tuổi nhất định và có khả năng nhận thức, điều khiển được hành vi. *
Đối với tổ chức: năng lực trách nhiệm pháp lý có từ ngay khi cơ quan, tổ chức đó được
Nhànước thành lập hoặc cho phép thành lập, được đăng ký hoặc công nhận. -
Phân loại vi phạm pháp luật: + Vi phạm PL hình sự + Vi phạm PL hành chính + Vi phạm PL dân sự + Vi phạm kỷ luật - Nêu ví dụ:
Câu 5: Trình bày khái niệm, đặc điểm và các loại trách nhiệm pháp lý?
Gợi ý t rả lời: -
Khái niệm trách nhiệm pháp lý: Trách nhiệm pháp lý là một loại quan hệ đặc biệt
giữa Nhà nước và chủ thể vi phạm pháp luật. Trong đó, bên vi phạm pháp luật phải gánh chịu
những hậu quả bất lợi, những biện pháp cưỡng chế Nhà nước được quy định ở chế tài các quy phạm pháp luật. -
Đặc điểm của trách nhiệm pháp lý
+ Cơ sở thực tế của trách nhiệm pháp lý là vi phạm pháp luật. 4 lOMoAR cPSD| 45474828
+ Cơ sở pháp lý của việc truy cứu trách nhiệm pháp lý là quyết định có hiệu lực pháp luật của cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền.
+ Trách nhiệm pháp lý chứa đựng sự lên án của Nhà nước và xã hội đối với chủ thể vi phạm pháp luật.
+ Trách nhiệm pháp lý có liên quan mật thiết với cưỡng chế nhà nước. -
Phân loại trách nhiệm pháp lý:
+ Trách nhiệm hình sự: là loại trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất do Toà án áp dụng đối với
những người có hành vi vi phạm pháp luật hình sự và bị coi là tội phạm. Chế tài áp dụng là hình phạt. Nêu ví dụ:....
+ Trách nhiệm hành chính là loại trách nhiệm pháp lý do các cơ quan Nhà nước hay nhà chức trách
có thẩm quyền áp dụng đối với các chủ thể vi phạm hành chính. Chế tài áp dụng là xử phạt vi phạm hành
chính: như cảnh cáo, phạt tiền... Nêu ví dụ:....
+ Trách nhiệm dân sự là loại trách nhiệm pháp lý do Toà án và các chủ thể khác áp dụng đối với
chủ thể vi phạm pháp luật dân sự (bồi thường thiệt hại, phạt hợp đồng...). Nêu ví dụ:....
+ Trách nhiệm kỷ luật là loại trách nhiệm pháp lý do các cơ quan, xí nghiệp, trường học... áp dụng
đối với cán bộ, công chức, nhân viên, sinh viên... của cơ quan, xí nghiệp, trường học... của mình khi họ
vi phạm pháp luật (như cảnh cáo, hạ bậc lương, cách chức, buộc thôi việc...). Nêu ví dụ:....
Câu 6: Trình bày khái niệm, đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự?
Gợi ý t rả lời: -
Khái niệm luật dân sự: Luật dân sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt
Nam, bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ về nhân thân và tài sản của cá
nhân và pháp nhân trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm của các
chủ thể khi tham gia vào các quan hệ đó. -
Đối tượng điều chỉnh của luật dân sự: là các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản phát sinh
giữa các chủ thể có địa vị pháp lý bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm. + Quan hệ tài sản:
Tài sản: là vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền về tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động
sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai (Điều 105 BBLDS.
Quan hệ tài sản là quan hệ kinh tế xã hội cụ thể trong sản xuất, phân phối, lưu thông, tiêu thụ sản
phẩm và cung ứng dịch vụ xã hội.
Quan hệ tài sản trong luật dân sự có các đặc điểm sau: *
Quan hệ tài sản do Luật dân sự điều chỉnh là quan hệ xã hội giữa con người với con người
cóliên quan đến tài sản. Đây là những quan hệ kinh tế xã hội cụ thể trong hoạt động sản xuất, phân phối,
lưu thông và tiêu thụ sản phẩm cũng như cung ứng dịch vụ trong xã hội, thông qua các hoạt động này
mà con người thiết lập mối quan hệ với nhau. *
Quan hệ tài sản do Luật dân sự điều chỉnh là quan hệ có ý chí thống nhất giữa các chủ thểtham
gia và phù hợp với ý chí của Nhà nước. 5 lOMoAR cPSD| 45474828 *
Quan hệ tài sản trong Luật dân sự mang tính chất hàng hóa - tiền tệ. *
Quan hệ tài sản có tính đền bù tương đương. Có nghĩa là các chủ thể tham gia quan hệ tài
sảntrao đổi với nhau những hàng hóa và tiền tệ có giá trị tương đương, ngang bằng, ngang giá, quyền
của chủ thể này là nghĩa vụ của chủ thể kia và ngược lại. Sự tương đương trong quan hệ tài sản chỉ mang
tính chất tương đối, bởi lẽ trên thực tế có những quan hệ tài sản không mang tính đền bù như quan hệ
tặng cho tài sản, để lại thừa kế…
+ Quan hệ nhân thân: Là mối quan hệ giữa con người với con người về một giá trị nhân thân của
cá nhân, pháp nhân, đó là những quyền gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho chủ thể
khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.
Quan hệ nhân thân luôn gắn liền với chủ thể nhất định, không thể tách ra chuyển giao cho chủ thể khác;
Quan hệ nhân thân không thể xác định bằng tiền và không thể trao đổi ngang giá.
Câu 7: Trình bày khái niệm và đặc điểm của phương pháp điều chỉnh của Luật dân sự?
Gợi ý t rả lời:
Phương pháp điều chỉnh của Luật dân sự: là phương pháp dựa trên cơ sở tôn trọng sự bình đẳng,
tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm của các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật dân sự.
Đặc điểm của phương pháp điều chỉnh của Luật dân sự -
Phương pháp điều chỉnh của Luật dân sự đảm bảo cho các chủ thể tham gia quan hệ phápluật
dân sự được độc lập về tổ chức và tài sản, bình đẳng về địa vị pháp lý.
Sự bình đẳng của chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật dân sự đó là sự bình đẳng trong việc
hưởng quyền và gánh chịu nghĩa vụ; bình đẳng về trách nhiệm trong trường hợp không thực hiện nghĩa
vụ thì phải gánh chịu hậu quả pháp lý. Trong giao lưu dân sự không có sự phân biệt địa vị xã hội, tình
trạng tài sản, dân tộc, giới tính, tôn giáo… các chủ thể đều được tự do lựa chọn đối tác và tự quyết định
khi tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự. -
Phương pháp điều chỉnh của Luật dân sự cho phép chủ thể tham gia quan hệ pháp luật dân
sựcó quyền tự định đoạt. Theo đó, khi tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự chủ thể có quyền tự
quyết định về nội dung, phương pháp, cách thức thực hiện các quyền và nghĩa vụ. Tuy nhiên, điều đó
không có nghĩa là tự do tùy tiện mà phải trong giới hạn pháp luật quy định, không vi phạm điều cấm của
luật và không trái đạo đức xã hội.
Ngoài ra, trong một số trường hợp do luật định quyền tự định đoạt của chủ thể bị hạn chế vì lý do
quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội, đạo đức xã hội như: quy định về định đoạt tài sản thuộc di
tích lịch sử văn hóa (Điều 196 Bộ luật Dân sự), quy định về người thừa kế không phụ thuộc vào nội
dung của di chúc (Điều 644 Bộ luật Dân sự)… -
Phương pháp điều chỉnh của Luật dân sự cho phép các chủ thể hòa giải và tự thỏa thuận
tronggiải quyết các tranh chấp dân sự. Việc giải quyết tranh chấp dân sự do các bên tự thỏa thuận. Khi
các bên không thể hoà giải, thỏa thuận được với nhau, thì bên bị xâm hại có quyền khởi kiện dân sự. Tòa
án chỉ giải quyết tranh chấp dân sự khi có yêu cầu của nguyên đơn. 6 lOMoAR cPSD| 45474828 -
Biện pháp bảo vệ chủ yếu của Luật dân sự là biện pháp bồi thường thiệt hại về tài sản. Cácquan
hệ xã hội mà Luật dân sự điều chỉnh chủ yếu là các quan hệ tài sản mang tính chất hàng hóa tiền tệ, các
chủ thể tham gia quan hệ này đa số đều hướng đến những lợi ích về tài sản, việc một bên chủ thể vi
phạm nghĩa vụ thường dẫn đến thiệt hại về tài sản đối với bên kia. Vì vậy, trách nhiêm dân sự trước tiên
là trách nhiệm về tài sản, mà cụ thể là trách nhiệm của bên vi phạm đốị với bên bị xâm phạm và hậu quả
của việc áp dụng trách nhiệm đó là phục hồi tình trạng tài sản cho bên bị thiệt hại. Điều 13 Bộ luật Dân
sự quy định: “Cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm được bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ
trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định định”.

Câu 8: Phân tích các mức độ năng lực hành vi của cá nhân khi tham gia giao dịch dân sự
theo quy định của Luật dân sự Việt Nam?
Gợi ý t rả lời:
Học sinh cần nêu được những nội dung cơ bản sau: -
Khái niệm: Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của
mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. (Điều 19 BLDS 2015) - Các mức độ của năng lực hành vi dân sự của cá nhân:
+ Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ: Là người đủ 18 tuổi trở lên, trừ trường
hợp bị mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận
thức, làm chủ hành vi (Điều 20 BLDS 2015). Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được tham gia
vào mọi giao dịch dân sự.
+ Người chưa thành niên: là người chưa đủ 18 tuổi. (Điều 21 BLDS 2015).
Giao dịch dân sự của người chưa đủ 6 tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện;
Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người
đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi;
Đối với người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi tự mình xác lập thực hiện các giao dịch dân
sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác
theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
+ Người mất năng lực hành vi dân sự: là người mắc bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà
không thể nhận thức, làm chủ hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của
cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là mất năng lực hành vi dân sự
trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần. (Điều 22 BLDS 2015). Các giao dịch dân sự của người
mất năng lực hành vi do người đại diện theo pháp luật xác lập và thực hiện.
+ Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi: Là người thành niên, do tình trạng thể
chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng
lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan,
tổ chức hữu quan trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người
này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (Điều 23 BLDS 2015). 7 lOMoAR cPSD| 45474828
+ Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự: Là người nghiện ma túy hoặc các chất kích thích
khác dẫn đến phá tán tài sản gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của
cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là bị hạn chế bị năng lực
hành vi dân sự (Điều 24 BLDS 2015). Việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản
của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ
các giao dịch phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc luật liên quan có quy định khác.
Câu 9. Anh/ chị hãy phân tích điều kiện để hợp đồng dân sự có hiệu lực?
Gợi ý t rả lời:
Sinh viên cần phân tích những nội dung cơ bản sau:
- Khái niệm: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm
dứt quyền, nghĩa vụ dân sự” (Điều 385 BLDS 2015).
- Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự.
+ Chủ thể có năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác
lập. Chủ thể giao kết hợp đồng có thể là cá nhân hoặc pháp nhân.
+ Chủ thể tham gia giao kết hợp đồng dân sự phải hoàn toàn tự nguyện.
+ Mục đích và nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã
hội. Mục đích của hợp đồng dân sự là lợi ích hợp pháp mà các chủ thể mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch đó.
Bên cạnh đó, các hành vi mà pháp luật tuy không cấm nhưng trái với truyền thống văn hóa của
dân tộc, trái với đạo đức và chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong xã hội cũng không thể
là đối tượng của hợp đồng.
+ Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp
luật có quy định. Căn cứ Điều 119 BLDS thì hình thức của hợp đồng được thể hiện bằng lời nói, bằng
văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể; giao dịch thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp
dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng
thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.
Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có
quy định khác. Ví dụ: theo quy định tại Điều 495 BLDS 2015, hợp đồng tặng cho bất động sản thì phải
lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký;
Câu 10. Phân tích sự giống và khác nhau giữa tội phạm với vi phạm pháp luật khác? Ý nghĩa
của việc phân loại? Gợi ý trả lời:
- Nêu khái niệm tội phạm:....
- Nêu khái niệm vi phạm pháp luật:... - Điểm giống nhau:
+ Về mặt khách quan, chúng đều là những hành vi nguy hiểm cho xã hội ở các mức độ khác nhau
và được thực hiện bằng hành động hoặc không hành động xâm hại đến các quan hệ xã hội nhất định
được bảo vệ bởi trong ngành luật tương ứng. 8 lOMoAR cPSD| 45474828
+ Về mặt pháp lý, chúng đều là những hành vi trái pháp luật và người vi phạm cần phải bị xử lý
bằng các biện pháp cưỡng chế nhất định được quy định trong từng ngành luật tương ứng. + Về mặt
chủ quan. Chúng đều là những hành vi có tính chất lỗi cố ý hoặc vô ý. b. Điểm khác nhau: Các tiêu chí cơ bản Tội phạm Vi phạm pháp luật khác Tính nguy hiểm cho xã
Cao hơn cả so với tất cả
Không đáng kể, chưa đến mức hội của
hành vi các vi phạm pháp luật khác phải xử lý về hình sự Phạm vi khách thể xâm Thường hẹp hơn so với
Rộng hơn nhiều so với khách hại của
hành vi các vi phạm pháp luật khác thể của tội phạm
Hậu quả do hành vi gây ra Thường là nghiêm trọng
Thường ít nghiêm trọng hơn hơn cả so với tội phạm
Tính trái pháp luật của
Là sự vi phạm điều cấm
Chỉ là sự vi phạm các quy hành vi - Đây là điểm khác
của Luật hình sự và người định của trong ngành luật tương nhau chủ yếu và quan trọng
phạm tội bị đe dọa xử lý
ứng khác (phi hình sự) và người nhất,
bằng biện pháp cưỡng chế
vi phạm bị đe dọa xử lý bằng các
nghiêm khắc nhất được quy biện pháp cưỡng chế ít nghiêm định
trong ngành luật này. khắc hơn so với Luật hình sự Chủ thể của hành vi
Chỉ có thể là cá nhân –
Ngoài cá nhân có năng lực Con
người cụ thể, có năng trách nhiệm pháp lý, đủ tuổi chịu lực trách nhiệm hình sự và
trách nhiệm pháp lý còn có thể là đạt độ tuổi theo quy định của
pháp nhân như: Luật hành chính, Luật hình sự Luật dân sự…
Hậu quả pháp lý Chủ thể phải chịu trách Chủ thể phảI chịu trách nhiệm nhiệm hình sự (nếu bị
kết án pháp lý được quy định trong từng và bị áp dụng hình phạt thì ngành luật tương ứng và
không còn bị coi là có án tích) bao giờ bị coi là có án tích. Ý nghĩa: -
Nâng cao nhận thức về tội phạm và các loại vi phạm pháp luật khác từ đó nâng cao hiệu quả
trongcông tác đấu tranh phòng chống tội phạm và các loại vi phạm pháp luật khác; -
Thông qua việc phân biệt là tiền đề cơ bản cho việc áp dụng chính xác các biện pháp trong hoạt động tư pháp. -
Từ sự phân biệt giúp cho việc giảI quyết về trách nhiệm pháp lý được chính xác, tránh được
các vụ việc hình sự hóa hoặc phi hình sự không có căn cứ pháp lý. -
Từ sự phân biệt nêu trên giúp cho việc phân định thẩm quyền giảI quyết khi có hành vi vi phạm pháp luật xảy ra. Câu 11:
II. Bài tập tình huống:
Bài 1: Nguyễn Đình An, Phạm Văn Bình và Vũ Xuân Chính là bạn cùng học từ thời phổ thông
trung học, không thi đỗ đại học nên thường xuyên tụ tập, ăn chơi đua đòi. Gần đây, giữa Bình, An và
Chính có nhiều mâu thuẫn. Một hôm, tình cờ An bắt gặp Bình và Chính đang đánh nhau. Vì yếu hơn,
Bình bị Chính đánh rất đau và đang tìm đường chạy trốn. Thấy vậy, sẵn có hằn thù với Chính và đang
có gậy trong tay, bất ngờ An xông vào đánh vào đầu Chính làm Chính bất tỉnh. Nhờ có hành động đánh
Chính của An nên Bình chạy thoát. Khi được Bình cảm ơn, An nói: “Có gì đâu, nhờ mày mà tao mới 9 lOMoAR cPSD| 45474828
dạy cho thằng Chính một bài học”. Qua giám định y khoa được biết, thương tích An gây cho Chính là
15%, các tình tiết nêu trên đã được xác minh chính xác.
Hỏi: Với những tình tiết nêu trên, hãy xác định:
1. Nguyễn Đình An có vi phạm pháp luật không? Vì sao?
2. Lỗi của Nguyễn Đình An trong trường hợp trên?Trả lời:
1. Nguyễn Đình An có vi phạm pháp luật, vì: -
Có hành vi nguy hiểm cho xã hội; - Hành vi của An có lỗi; -
Hành vi của An trái với pháp luật (cụ thể là trái pháp luật hình sự), xâm hại đến các quan hệ
xãhội được LHS bảo vệ; -
An là người có năng lực trách nhiệm pháp lý
2. Lỗi của An là lỗi cố ý trực tiếp vì…
Bài 2. Khi thấy chị Nguyễn Thị Hiền đi ngang qua, Trần văn Năm (25 tuổi) đã đuổi theo chị Hiền
để đấm, đá và bóp cổ chị Hiền khiến chị Hiền bị thương.
Hỏi: 1. Hành vi của Năm có phải là hành vi vi phạm pháp luật không? Vì sao?
2. Giả sử, khi thực hiện hành vi trên, Trần Văn Năm đang ở trong tình trạng bị mất khả năng
nhận thức và khả năng điều khiển hành vi thì Năm có phải chịu trách nhiệm pháp lý không? Tại sao? Gợi ý trả lời:
1. Hành vi của Trần Văn Năm là hành vi vi phạm pháp luật hình sự vì hành vi này đã thỏa mãn các
dấu hiệu của tội phạm. Cụ thể là: -
Hành vi của Trần Văn Năm là hành vi nguy hiểm cho xã hội…. -
Hành vi của Năm có lỗi; -
Hành vi của Năm trái với pháp luật (cụ thể là trái pháp luật hình sự), xâm hại đến các
quan hệxã hội được LHS bảo vệ; -
An là người có năng lực trách nhiệm pháp lý
2. Giả sử, khi thực hiện hành vi trên, Trần Văn Năm đang ở trong tình trạng bị mất khả năng nhận
thức và khả năng điều khiển hành vi. Có 02 khả năng xảy ra: -
Năm không phải chịu trách nhiệm hình sự nếu tình trạng bị mất khả năng nhận thức hoặc
khảnăng điều khiển hành vi của họ là do đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác (theo Điều 21 BLHS).
Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong trường hợp này phải đảm bảo đồng thời được 2 điều kiện sau:
+ Về y học: Người đó đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm rối loạn hoạt động tâm
thần. Nghĩa là người không có năng lực đánh giá hành vi đã thực hiện là đúng hay sai, nên làm hay
không nên làm, vì vậy họ cũng không có khả năng điều khiển hành vi của mình phù hợp với đòi hỏi của xã hội được.
+ Dấu hiệu về mặt pháp lý: Người đó đã có kết luận của Hội đồng giám định y khoa kết luận bị
mắc bệnh tâm thần hoặc có Quyết định của Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi do mắc bệnh tâm thần
hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi. 10 lOMoAR cPSD| 45474828 -
Năm phải chịu trách nhiệm hình sự nếu tình trạng bị mất khả năng nhận thức hoặc khả
năngđiều khiển hành vi là do sử dụng rượu, bia, chất kích thích mạnh khác (Theo Điều 13 BLHS).
Bài 3. Biết chị Lan là hàng xóm ở nhà một mình, Dương đã sang nhà chị Lan chơi. Trong lúc chị
Lan đang quét nhà thì bất ngờ Dương từ đằng sau đẩy ngã và lao vào xé quần, áo của chị Lan để thực
hiện hành vi giao cấu. Trong khi giằng co, chị Lan đã đạp trúng bụng Dương làm Dương ngã đập đầu
xuống nền gạch bất tỉnh. Chị Lan chạy được ra ngoài và hô hoán mọi người đến cứu giúp và đưa
Dương đi cấp cứu. Tỷ lệ thương tật của Dương là 20%
Hỏi: Hành vi mà chị Lan có bị coi là tội phạm không?
Gợi ý trả lời :
Hành vi chị Lan không bị coi là tội phạm.
Hành vi chị Lan thực hiện được xác định là phòng vệ chính đáng, căn cứ vào điều kiện thừa nhận
phòng vệ chính đáng (SV phân tích dựa trên các điều kiện của phòng vệ chính đáng):
+ Hành vi xâm hại những lợi ích cần bảo vệ phải là hành vi phạm tội hoặc rõ ràng có tính chất
nguy hiểm đáng kể cho xã hội....
+ Hành vi xâm hại phải đang diễn ra, chưa chấm dứt hoặc có nguy cơ xảy ra ngay tức khắc.
+ Hành vi phòng vệ chỉ được gây thiệt hại cho chính người có hành vi xâm hại.
+ Biện pháp phòng vệ được xác định là cần thiết.
Bài 4: Hồi 9 giờ ngày 31/3/2006, chị Nguyễn Thị Hoa là cán bộ Sở tài nguyên môi trường tỉnh
H, trên đường đến cơ quan đã bị một thanh niên giật sợi dây chuyền rồi bỏ chạy. Mặc dù sợi dây chuyền
của chị Hoa chỉ là sợi dây chuyền giả mà chị đã mua trong dịp đi lễ chùa. Song thấy đây là hành vi nguy
hiểm không thể bỏ qua được nên chị Hoa báo cho cơ quan công an thị xã H. Sau 3 ngày điều tra xác
minh, Cơ quan công an đã có đủ chứng cứ kết luận tên Nguyễn Văn Báu (27 tuổi) vừa chấp hành xong án phạt tù thực hiện.
Hỏi: Có sự việc phạm tội xảy ra hay không? vì sao? Gợi ý trả lời:
Với các tình tiết đã nêu trong bài, ta khẳng định đã có tội phạm xảy ra. Bởi vì đã thỏa mãn các yếu
tố cấu thành tội phạm. -
Khách thể của tội phạm:
Nguyễn Văn Báu đã xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của chị Hoa được Luật Hình sự bảo vệ.
- Mặt khách quan của tội phạm:
Nguyễn Văn Báu đã có hành vi Giật sợi dây chuyền trên cổ của chị Hoa, đây là hành vi nguy hiểm
cho xã hội được Luật hình sự quy định
Hậu quả: Chị Hoa bị mất sợi dây chuyền
Mối quan hệ nhân quả: Sự việc chị Hoa bị mất sợi dây chuyền nguyên nhân chính là do Báu đã
giật sợi dây chuyền và bỏ chạy -
Mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi: cố ý trực tiếp 11 lOMoAR cPSD| 45474828
Mục đích: chiếm đoạt tài sản -
Chủ thể của Tội phạm: Nguyễn Văn Báu 26 tuổi, vừa chấp hành xong án phạt tù nên
Báu là chủ thể của Tội phạm.
Bài 5: Trần Văn Tuấn là lái xe của cơ quan H, trong ngày nghỉ Tuấn đã tự ý lấy xe của cơ quan
đi chở khách kiếm tiền tiêu riêng. Trên đường đi do phóng nhanh vượt ẩu, không chấp hành tín hiệu đèn
giao thông Tuấn đã gây tai nạn khiến chị Lê Thị Mai Anh bị thương phải vào viện điều trị. Chiếc xe máy
của chị Mai Anh cũng bị hư hỏng. Anh/ chị cho biết:
1. Hành vi của Tuấn có phải hành vi vi phạm pháp luật không? Vì sao?
2. Hành vi của Tuấn có thể bị áp dụng những loại trách nhiệm pháp lý nào?
3. Tuấn có phải bồi thường cho chị Mai Anh không? Vì sao?
4. Tuấn phải bồi thường cho chị Mai Anh như thế nào?Gợi ý trả lời: 1.
Hành vi của Tuấn là hành vi vi phạm pháp luật ( phân tích dựa vào 4 dấu hiệu của vi phạmpháp luật) 2.
Tuấn có thể phải chịu các loại TNPL sau: -
Trách nhiệm hình sự hoặc trách nhiệm hành chính tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm
do hành vicủa Tuấn gây ra. -
Trách nhiệm dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đối với nạn nhân - Trách nhiệm kỷ luật....
3.Tuấn có phải bồi thường cho chị Mai Anh vì hành vi của Tuấn thỏa mãn các đk phát sinh trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (phân tích căn cứ vào 4 điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng..)
4. Giải quyết việc bồi thường: căn cứ vào các điều 589, 590 BLDS 2015 để xác định các khoản tiền bồi thường... 12