Câu hỏi: Phân tính quan điểm của Hồ Chí Minh về con đường cách mạng vô sản. Giá trị tư tưởng đó trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng đất nước hiện nay | CNXHKH
Câu hỏi: Phân tính quan điểm của Hồ Chí Minh về con đường cách mạng vô sản. Giá trị tư tưởng đó trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng đất nước hiện nay | CNXHKH với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học (PLT09A)
Trường: Học viện Ngân hàng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Họ và tên
Câu hỏi: Phân tính quan điểm của Hồ Chí Minh về con đường cách mạng vô sản. Giá trị tư
tưởng đó trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng đất nước hiện nay.
1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về con đường cách mạng vô sản
Năm 1911, Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc quyết chí ra đi tìm đường cứu
nước với mục tiêu: “Cái mà tôi cần nhất trên đời là đồng bào tôi được tự do, Tổ
quốc tôi được độc lập”. Bằng chính quá trình thâm nhập thực tiễn: lao động
kiếm sống và hoạt động cách mạng, bằng chính quá trình tự vô sản hóa chính
mình đã giúp Người hiểu rõ hơn về bản chất kẻ thù (khác với tiền bối). Tìm hiểu
về CMTS Anh, CMTS Pháp, CMTS Mỹ… Người thấy rằng các cuộc cách mạng
ấy đều “không đến nơi”, “không triệt để” bởi các cuộc cách mạng ấy không đáp
ứng được nhu cầu giải phóng các tầng lớp nhân dân lao động mà chỉ đem lại
quyền lợi cho giai cấp tư sản. Trên con đường tìm tòi đó, Nguyễn Ái Quốc tiếp
cận ánh sáng cách mạng từ trong bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về
vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I.Lênin đăng trên báo Nhân đạo
(Pháp), Nguyễn Ái Quốc lập tức bị cuốn hút vì tính chất cách mạng triệt để của
nó. Người đi đến khẳng định: “Muốn cứu nước, giải phóng dân tộc, không có
con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Đó là con đường theo Cách
mạng Tháng Mười Nga - con đẻ của tư tưởng Lênin - sự vận dụng sáng tạo, phát
triển Chủ nghĩa Mác vào nước Nga, mở ra hướng đi đúng đắn không chỉ cho
nước Nga mà còn cho tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới, trong đó có Việt
Nam – một dân tộc cũng đang chịu cảnh nô dịch lầm than. Hồ Chí Minh hoàn
toàn tin theo Lênin và Quốc tế thứ ba đã bênh vực cho các dân tộc bị áp bức.
Người thấy trong lý luận của Lênin một phương hướng mới để giải phóng dân
tộc theo con đường cách mạng vô sản. Nội dung của cách mạng vô sản:
- Cách mạng vô sản là một quá trình vận động liên tục, gồm hai giai đoạn:
giai đoạn một tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân; giai đoạn
hai tiến hành làm cách mạng XHCN. Hai giai đoạn đó là quá trình vận
động phát triển không ngừng, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau hướng tới mục tiêu CNXH, CNCS.
- Lực lượng lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân mà đội tiên phong là Đảng Cộng sản.
- Lực lượng cách mạng là khối đoàn kết toàn dân, nòng cốt là liên minh
công nông và lao động trí óc.
- Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới.
2. Giá trị tư tưởng của Hồ Chí Minh về con đường cách mạng vô sản
trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng đất nước hiện nay.
Có thể thấy độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là nội dung cốt lõi
xuyên suốt toàn bộ tư tưởng Hồ Chí Minh. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ
nghĩa xã hội thể hiện một cách tập trung những luận điểm sáng tạo lớn về lý
luận của Hồ Chí Minh. Những luận điểm đó có giá trị lâu dài chỉ đạo đường lối
cách mạng Việt Nam và đóng góp quan trọng vào việc phát triển lý luận về cách mạng vô sản.
Dưới sự lãnh đạo sáng suốt và tài ba của Đảng,