-
Thông tin
-
Quiz
Tài Liệu Bình Đẳng Dân Tộc Ở Việt Nam Hiện Nay | Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học
Tài Liệu Bình Đẳng Dân Tộc Ở Việt Nam Hiện Nay | Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ nghĩa xã hội khoa học (PLT09A) 75 tài liệu
Học viện Ngân hàng 1 K tài liệu
Tài Liệu Bình Đẳng Dân Tộc Ở Việt Nam Hiện Nay | Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học
Tài Liệu Bình Đẳng Dân Tộc Ở Việt Nam Hiện Nay | Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học (PLT09A) 75 tài liệu
Trường: Học viện Ngân hàng 1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Ngân hàng
Preview text:
BÌNH ĐẲNG DÂN TỘC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1. Đặc điểm các dân tộc Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với các đặc điểm sau:
- Có sự chênh lệch về dân số giữa các dân tộc.
(Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, trong đó người Kinh chiếm đa số (hơn 80
triệu người chiếm 85% dân số cả nước, gấp nhiều lần dân tộc ít người Ơ đu với
khoảng 400 người (số liệu 2019))
- Các dân tộc cư trú xen kẽ nhau.
(Dân tộc Kinh phân bố rộng khắp cả nước song tập trung chủ yếu ở khu vực
đồng bằng, trung du và duyên hải. Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du)
- Các dân tộc thiểu số phân bố chủ yếu ở những địa bàn có vị trí chiến lược
(Chủ yếu tập trung ở những vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo - là
những nơi có vị trí chiến lược quan trọng, đặc biệt là về an ninh quốc phòng)
- Các dân tộc có trình độ phát triển không đều.
(Do nhiều nguyên nhân: điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, sự ảnh hưởng của thiên
tai, trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực...)
- Các dân tộc có truyền thống gắn bó đoàn kết lâu đời trong một quốc gia - dân tộc thống nhất.
- Mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng bao gồm nghệ thuật, âm nhạc, trang phục
truyền thống, các nghi lễ truyền thống,... góp phần tạo nên sự đa dạng nền văn hóa Việt Nam thống nhất
(Kinh: là dân tộc đa số chiếm đa phần dân số của Việt Nam, có văn hóa phát
triển lâu đời, phân bố trên khắp cả nước và có nền văn hóa truyền thống và sâu sắc:
+ Trang phục: thường phục như sơ mi, váy dài, quần dài..
+ Tôn giáo, tín ngưỡng: thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng quan trọng nhất của
người Việt. Tục thờ thổ công, táo quân, ông địa,.. phổ biến ở nhiều nơi. Một bộ
phận cư dân ở nông thôn hay thành thị còn theo đạo Thiên Chúa, Tin lành..
+ Điều kiện kinh tế: đại đa số dân cư sống dựa vào nông nghiệp là chủ đạo,
trong đó trồng trọt lúa nước là chính, kết hợp chăn nuôi, mở mang các nghề thủ
công và trao đổi, buôn bán. Hiện nay, với tiến trình công nghiệp hóa hiện đại
hóa đất nước các đô thị và khu công nghiệp ngày càng phát triển, đời sống nhân dân ngày một khấm khá.
Tày: sống chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc như Lạng Sơn, Cao Bằng… Họ có nền
văn hóa truyền thống phong phú và duy trì nhiều nét đặc trưng riêng:
+ Trang phục: gồm khăn, áo, dây lưng và váy
+ Ẩm thực: xôi nếp, cơm lam, cơm tẻ, ngô bung..
+ Quan niệm, tín ngưỡng: người Tày quan niệm vũ trụ có 3 thế giới lớn: Trời, Đất và Nước
+ Văn hóa dân gian: hát then, đàn tình, sáo, thanh la..
+ Điều kiện kinh tế: đồng bào Tày khai thác các thung lũng và đồi núi vùng cư
trú thành những triền ruộng bậc thang màu mỡ, cây ăn trái... kết hợp với chăn
nuôi, thủ công phát triển)
2. Ý nghĩa và tầm quan trọng của bình đẳng dân tộc
2.1. Bình đẳng dân tộc là gì?
- Bình đẳng dân tộc là quyền của mọi dân tộc không phân biệt đa số hay thiểu số,
trình độ phát triển cao hay thấp, không phân biệt chủng tộc, màu da… đều có nghĩa
vụ và quyền lợi ngang nhau trong các sinh hoạt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.
2.2. Ý nghĩa và tầm quan trọng của bình đẳng dân tộc - Ý nghĩa:
Quyền bình đẳng dân tộc là quyền thiêng liêng, là mục tiêu phấn đấu của các
dân tộc trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội.
Quyền bình đẳng dân tộc là cơ sở của đoàn kết giữa các dân tộc và xây dựng
khối đại đoàn kết dân tộc, tạo sức mạnh phát triển đất nước bền vững, góp
phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
- Tầm quan trọng của bình đẳng dân tộc:
Bảo vệ quyền lợi của các dân tộc thiểu số: bình đẳng dân tộc giúp đảm bảo
quyền lợi của các dân tộc thiểu số, đảm bảo họ được trao quyền và cơ hội
phát triển theo tiến trình công bằng và bền vững.
Tạo điều kiện cho sự phát triển đồng đều: giúp tạo ra môi trường công bằng
cho tất cả các dân tộc, giúp họ có cơ hội tiếp cận và sử dụng các nguồn lực, dịch vụ công bằng.
Đảm bảo ổn định xã hội: giúp tạo ra một xã hội đa dạng và hài hoà, giúp
tăng cường tinh thần đoàn kết và đồng thuận giữa các dân tộc. Từ đó giúp
duy trì ổn định và phát triển bền vững cho đất nước.
Là cơ sở để thực hiện quyền dân tộc tự quyết và xây dựng mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc.
3. Các chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam
Vận dụng và phát triển sáng tạo lý luận Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về
bình đẳng dân tộc, Đảng và Nhà nước ta thường xuyên quan tâm xây dựng, bổ
sung, hoàn thiện và thực hiện tốt chính sách dân tộc, cụ thể như sau: - Về chính trị:
Thực hiện bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển giữa các dân tộc.
Nâng cao tinh thần tích cực chính trị của công dân, nhận thức của đồng bào
dân tộc thiểu số về tầm quan trọng của vấn đề dân tộc.
Đoàn kết các dân tộc, thống nhất mục tiêu chung là độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội, dân giàu nước mạnh. - Về kinh tế:
Phát triển kinh tế - xã hội miền núi, vùng dân tộc, nhằm phát huy tiềm năng
phát triển, khắc phục khoảng cách chênh lệch giữa các vùng và các dân tộc.
Thực hiện nội dung kinh tế thông qua các chương trình, dự án phát triển
kinh tế ở vùng dân tộc, thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường.
Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi, vùng sâu, vùng
xa, vùng biên giới, vùng căn cứ địa cách mạng. - Về văn hóa:
Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc, phát triển
ngôn ngữ, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, nâng cao trình độ văn hóa cho đồng bào dân tộc.
Đào tạo cán bộ văn hóa, xây dựng môi trường văn hóa phù hợp với điều kiện của các dân tộc.
Mở rộng giao lưu văn hóa với các quốc gia và khu vực. - Về xã hội:
Thực hiện chính sách xã hội, đảm bảo an sinh xã hội ở vùng dân tộc.
Từng bước thực hiện bình đẳng, công bằng thông qua việc thực hiện chính
sách phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói giảm nghèo, dân số, y tế, giáo dục.
Phát huy vai trò của hệ thống chính trị cơ sở và các tổ chức chính trị-xã hội
ở miền núi, vùng dân tộc. - Về an ninh quốc phòng:
Tăng cường sức mạnh bảo vệ Tổ quốc trên cơ sở đảm bảo ổn định chính trị,
trật tự an toàn xã hội.
Phối hợp chặt chẽ các lực lượng trên địa bàn, tăng cường mối quan hệ quân
dân, tạo thế trận quốc phòng toàn dân nơi vùng dân tộc.
Thực hiện tốt chính sách dân tộc trên mọi lĩnh vực nêu trên sẽ góp phần thực hiện
mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”, xây dựng
đất nước bền vững, phát triển.
4. Trách nhiệm của cá nhân trong góp phần thực hiện bình đẳng dân tộc
4.1. Trách nhiệm của công dân góp phần thực hiện bình đẳng dân tộc
Trách nhiệm của công dân trong việc góp phần thực hiện bình đẳng dân tộc là rất
quan trọng để xây dựng một xã hội công bằng và hòa bình. Dưới đây là một số
trách nhiệm cơ bản của công dân
- Tôn trọng và đối xử công bằng: Công dân cần tôn trọng và đối xử công bằng
với tất cả các dân tộc, không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, ngôn ngữ, hoặc văn hóa.
(Mỗi công dân cần phải tôn trọng và học hỏi các nền văn hóa của các dân tộc khác
nhau: tìm hiểu lịch sử hình thành văn hóa, phong tục tập quán của các dân tộc khác
nhau trên tổ quốc. Từ đó, hiểu được những giá trị văn hóa, tôn trọng nét đặc trưng
của văn hóa, phong tục mỗi dân tộc tránh những định kiến, kỳ thị đối với dân tộc)
- Chống lại kỳ thị và phân biệt đối xử: Lên án, ngăn chặn hành vi kỳ thị, phân
biệt đối xử và các hình thức phân biệt đối xử bất công.
- Tham gia vào các hoạt động xã hội: Tham gia vào các hoạt động xã hội như
giáo dục cộng đồng, công tác từ thiện, và các hoạt động xây dựng lòng tin và sự
hiểu biết giữa các dân tộc.
(Dự án thiện nguyện “Cõng điện về bản” của Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh thực hiện tại
bản Cu Vai, xã Xà Hồ, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái - nơi có các đồng bào dân
tộc thiểu số Tày, Thái, Dao,... sinh sống. Nghĩa cử cao đẹp này đã thắp sáng
đường điện cho nhiều hộ dân nơi bản làng vùng cao, cũng như thắp sáng tương lai cho các em nhỏ
Độ Mixi kêu gọi 3,5 tỷ đồng xây trường học cho các em nhỏ vùng sâu, vùng xa tại
một xã nghèo tỉnh Cao Bằng, giúp các em được đến trường, viết tiếp giấc mơ)
- Hỗ trợ chính sách và biện pháp cải thiện bình đẳng: Ủng hộ và tham gia vào
các hoạt động và chính sách nhằm nâng cao bình đẳng dân tộc trong xã hội và hệ thống pháp luật.
(Tham gia các hoạt động tình nguyện hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số trong lĩnh
vực giáo dục, y tế, kinh tế…. Một trong những tổ chức từ thiện của Việt Nam mà
mọi người có thể tham gia là BTTEVN (quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam), quỹ từ thiện
UPS… Khuyến khích các hoạt động giao thương kinh tế giữa các dân tộc để từ đó
góp phần xóa đói giảm nghèo cho đông bào dân tộc.)
- Giáo dục và lan tỏa ý thức: Nâng cao nhận thức bản thân về vấn đề dân tộc và
đoàn kết dân tộc, lan tỏa ý thức về tầm quan trọng của bình đẳng dân tộc trong xã hội.
(Tuyên truyền, vận động và đấu tranh chống lại các hành vi vi phạm bình đằng
dân tộc thông qua phương tiện truyền thông, mạng xã hội)
Bình đẳng dân tộc là nền tảng, yếu tố quan trọng cho sự phát triển chung của đất
nước. Mỗi công dân hãy chung tay góp sức để thực hiện bình đẳng dân tộc, vì một
đất nước vững mạnh phát triển.
4.2. Liên hệ sinh viên Học viện Ngân hàng
Là công dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nói chung và là sinh
viên Học viện Ngân hàng nói riêng, mỗi chúng ta cần góp phần thực hiện bình
đẳng dân tộc bằng những hành động thiết thực.
- Tham gia vào các câu lạc bộ của trường, hội nhóm, các hoạt động thiện nguyện
hỗ trợ, giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn ở vùng sâu, vùng xa để chung tay xây
dựng cộng động vừng mạnh và phát triển. (Đội sinh viên tình nguyện HVNH)
- Ứng xử văn minh, bình đẳng; giúp đỡ các bạn gặp khó khăn trong học tập, trong
cuộc sống; thể hiện sự tôn trọng đôi với nét đẹp văn hóa của các dân tộc.
- Cảnh giác trước những âm mưu kích động, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Học viện Ngân hàng cũng tạo điều kiện, xây dựng môi trường học tập thân thiện, đa dân tộc.
- Cung cấp chương trình đào tạo chất lượng, cung cấp kiến thức và kỹ năng cho
sinh viên với mục tiêu không phân biệt đối xử dựa trên dân tộc.
- Thiết kế các chương trình học đa dạng, khuyến khích sự đa dạng dân tộc trong
cộng đồng sinh viên và giáo viên, tạo điều kiện cho mọi người có cơ hội tiếp cận
và phát triển trong môi trường học tập.
- Thiết lập các chương trình học bổng hoặc hỗ trợ tài chính dành cho sinh viên có
nguồn gốc dân tộc thiểu số, giúp họ có cơ hội tiếp cận và hoàn thành chương trình
học tập một cách bình đẳng.
Những hoạt động này không chỉ giúp tạo ra một môi trường học tập bình đẳng và
đa dạng mà còn góp phần vào việc xây dựng một xã hội công bằng và hòa bình. TRÒ CHƠI Ô CHỮ T O A N D I Ê N Đ O A N K Ê T B I N H Đ A N G M U C T I Ê U T H I E U S O C H Ê N H L Ê C H
1. Theo quan điểm và chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta, cần phát
triển ... về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và ANQP.
2. Một truyền thống tốt đẹp làm nên sức mạnh của dân tộc Việt Nam?
3. Đây là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của mỗi dân tộc? Trong đó, độc
lập dân tộc là cơ sở, điều kiện để thực hiện quyền ấy.
4. Quyền bình đẳng dân tộc là quyền thiên liêng, là … phấn đấu của các dân tộc
trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội
5. Nhóm dân tộc ít người, chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng dân số cả nước?
6. Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, có sự … về dân số giữa các dân tộc.