Câu hỏi thảo luận các tuần môn Tâm Lý học giáo dục | Đại học Sư Phạm Hà Nội

Câu hỏi thảo luận các tuần | môn Tâm Lý học giáo dục | Đại học Sư Phạm Hà Nội  với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!

lOMoARcPSD| 40387276
BÀI TẬP TUẦN 1
Từ việc phân tích khái niệm và bản chất của quá trình dạy học hiện nay, anh (chị) hãy rút ra các kết luận sư phạm cần thiết cho công việc
dạy học trong tương lai của bản thân anh (chị)?
BÀI TẬP TUẦN 2
Với những hiểu biết về thực tế dạy học của anh (chị), hãy đề xuất một số biện
pháp xây dựng động cơ học tập đúng đắn cho học sinh hiện nay?
CÂU HỎI THẢO LUẬN TUẦN 3 LÝ LUẬN DẠY HỌC
Xác định mục tiêu dạy học cho một chủ đề/bài học thuộc môn học anh (chị) sẽ phụ
trách sau này ở trường phổ thông?
CÂU HỎI THẢO LUẬN TUẦN 4
1. Phân tích khái niệm và cấu trúc nội dung dạy học phổ thông và cho ví dụ minh họa
2. Phân tích hình thức dạy học lên lớp. Từ đó giải thích nhận định “Hình thức dạy học lên lớp là cơ bản nhưng không phải duy
nhất ở trường phổ thông”.
CÂU HỎI THẢO LUẬN TUẦN 5
Giáo viên nên vận dụng các phương pháp dạy học như thế nào để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học? Lấy ví dụ minh
họa.
CÂU HỎI THẢO LUẬN TUẦN 6
Làm rõ sự tương đồng và khác biệt khi chuẩn bị phương tiện dạy học trong tổ chức dạy học theo hình thức trực tiếp (face-to-face classroom)
và hình thức trực tuyến (online classroom).
BÀI TẬP TUẦN 7
Trình bày một ví dụ về dạy học bộ môn trong đó thể hiện sự vận dụng thuyết hành vi?
BÀI TẬP TUẦN 8
Trình bày một ví dụ về dạy học bộ môn trong đó thể hiện sự vận dụng thuyết nhận thức?
CÂU HỎI ÔN TẬPTHẢO LUẬN9
1. Trình bày nguồn gốc và sự ra đời của thuyết kiến tạo trong dạy học.
2. Hãy vận dụng thuyết kiến tạo trong môn học mà anh/chị sẽ dạy học trong tương lai?
CÂU HỎI THẢO LUẬN TUẦN 10
Trình bày đặc điểm cơ bản của từng loại trí tuệ theo Howard Gardner và phân tích các chiến lược dạy học tương ứng
BÀI TẬP TUẦN 11
Hãy xây dựng một tình huống dạy học và giải quyết tình huống đó bằng hai cách:
- Theo tiếp cận nội dung - Theo tiếp cận năng lực.
So sánh 02 cách giải quyết và rút ra kết luận sư phạm.
CÂU HỎI ÔN TẬPTHẢO LUẬN 12
1. Hãy đưa ra gợi ý về một chủ đề có thể thực hiện tích hợp liên môn trong dạy học. Phân tích việc lựa chọn chủ đề đó với việc
hình thành và phát triển năng lực của người học.
2. CÂU HỎI THẢO LUẬN TUẦN 13
3. Hãy nêu các tiêu chí phân hóa người học và các biện pháp dạy học phân hóa.
4. Lấy ví dụ trong môn học để minh họa cho một biện pháp dạy học phân hóa.
lOMoARcPSD| 40387276
BÀI TẬP TUẦN 8
Trình bày một ví dụ về dạy học bộ môn trong đó thể hiện sự vận dụng thuyết nhận thức?
BÀI LÀM
- Thuyết nhận thức coi học tập là quá trình xử lí thông tinh
- Thuyết nhận thức được thừa nhận và ứng dụng rộng rãi trong dạy học . Các phương pháp , quan điểm
dạy học được đặc biệt chú ý là dạy học giải quyết vấn đề , dạy học định hướng hành động , dạy học
khám phá và dạy học theo nhóm - Ví dụ :
+) Khi dạy về tính chất của muối sắt (III)
Giáo viên sẽ đưa ra tình huống là khi cho các kim loại Zn , Mg ,Fe , Cu tác dụng với dung dịch
muối FeCl
3
thì có bao nhiêu phản ứng xảy ra.
Học sinh suy nghĩ và đưa ra các đáp án khác nhau
Giáo viên cho học sinh tự giải quyết vấn đề trên bằng cách tiến hành thí nghiệm để học sinh tự
rút ra nhận xét, tự rút ra kết luận rồi từ đó lĩnh hội được kiến thức mới đó là Fe
3+
có thể oxi hóa
được cả kim loại Fe và Cu
+) Khi dạy phần đồng phân SGK 11
GV có thể nêu chung chung về các loại đồng phân ( chẳng hạn có đồng phân cấu tạp và đồng
phân lập thể, trong đồng phân cấu tạo lại có đồng phân mạch cacbon , đồng phân nhóm chức ,
đồng phân vị trí nhóm chức , còn trong đồng phân lập thể lại có đồng phân quang học và đồng
phân hình học …. )
Nhưng khi dạy bài ancol phần đồng phân học sinh có thể tự suy luận để viết đúng và đủ các
CTCT của chất có CTPT là C
4
H
10
O
BÀI TẬP TUẦN 7
Trình bày một ví dụ về dạy học bộ môn trong đó thể hiện sự vận dụng thuyết hành vi?
Bài Làm
-Khi dạy về phần “Cân bằng phản ứng oxi hóa khử bằng phương pháp thăng bằng electron”.
-Giáo viên chia nhỏ việc “cân bằng phản ứng oxi hóa khử bằng phương pháp thăng bằng electron” thành nhiều
bước sau đó yêu cầu học sinh làm từng bước nhỏ rồi tổng hợp các bước nhỏ lại để cân bằng được một phản ứng
oxi hóa khử.
-Cụ thể:
+Bước 1: Xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong các chất tham gia và chất sản phẩm của nhiều phương
trình phản ứng oxi hóa khử khác nhau để học sinh thạo việc xác định số oxi hóa.
Nếu học sinh xác định sai, giáo vien có thể gợi ý điều chỉnh lại cho đúng.
lOMoARcPSD| 40387276
+Bước 2: Xác định vai trò của các chất trong phương trình (đâu là chất khử, đâu là chất oxi hóa) để học sinh có
thể viết đứng được các quá trình oxi hóa và quá trình khử. (Cho học sinh làm theo nhiều cách khác nhau)
+Bước 3: Hướng dẫn học sinh cách thăng bằng eletron. (Cho học sinh làm theo nhiều cách khác nhau)
+Bước 4: Hướng dẫn học sinh cách điền hệ số.
-Cứ cho học sinh tiến hành thành thạo các bước nhỏ để học sinh nắm được các bước cân bằng phản ứng oxi hóa
khử, từ đó học sinh biết cách cân bằng phản ứng oxi hóa khử bằng phương pháp thăng bằng electron.
BÀI TẬP TUẦN 2
Với những hiểu biết về thực tế dạy học của anh (chị), hãy đề xuất một số biện pháp xây dựng động cơ học
tập đúng đắn cho học sinh hiện nay?
BÀI LÀM
Để hình thành động học tập cho học sinh,vai trò của giáo viên rất quan trọng. Thật vậy, ng với sự hấp
dẫn của nội dung bài học, thì sự vận dụng khéo léo, linh hoạt, phù hợp có hiệu quả các phương pháp dạy học
và nhất là cách giao tiếp thân thiện, nhiệt tình, tôn trọng, nghiêm túc, vui vẻ, quan tâm tới người học… của
giáo viên sẽ tạo những cảm xúc dương tính, trở thành động cơ thúc đẩy họ tích cực trong học tập.
Nội dung bài giảng phù hợp với trình độ, đáp ứng nhu cầu của học sinh. Điều này, sẽ cuốn hút học sinh vào
bài giảng, tạo hứng thú trong học tập, thu hút sự chú ý lắng nghe của họ đối với những vấn đề họ quan
tâm, họ cần.Giáo viên chia sẻ cùng học sinh những kinh nghiệm làm tốt, làm hay của cá nhân, tập thể. Người
học rất muốn nghe những kinh nghiệm này. Họ muốn được chia sẻ kinh nghiệm giải quyết tình huống của
bạn học, giảng viên. Họ cũng muốn chia sẻ những khó khăn, vướng mắc của mình trong công việc để giảng
viên và lớp cùng tháo gỡ.
Nội dung bài giảng thể hiện ở những line của giáo án điện tử. Do vậy, trong thiết kế giáo án điện tử cũng cần
chú ý: ở mỗi slide bài giảng không quá nhiều chữ, màu sắc đơn giản để tập trung sự chú ý của người học
tiện việc ghi chép những nội dung họ thấy cần. Kích cỡ chữ, cách dòng phù hợp giúp cho việc tri giác
được dễ dàng… Khai thác hiệu quả công nghệ thông tin trong bài giảng làm nổi bật thông điệp người dạy
muốn truyền tải.
Trong giảng dạy giáo viên nên sử dụng phương pháp thuyết trình cho phù hợp với lớp đông học sinh. Khi sử
dụng phương pháp thuyết trình, người dạy chú ý tới âm lượng, nhịp điệu trong giọng i; nên những
dụ, liên hệ thực tế, giúp người học liên hệ được kiến thức với kinh nghiệm của bản thân, cần chủ động phát
huy kinh nghiệm của người học trong quá trình xây dựng bài học.
Phương pháp thuyết trình thể kết hợp với phương pháp vấn đáp bằng hthống câu hỏi linh hoạt sẽ tạo
được hứng thú cho học sinh trong lớp học.Người học với đặc điểm tâm lý là ngại giơ tay phát biểu ý kiến, vì
sợ sai, bị đánh giá nên khi xây dựng hệ thống câu hỏi chú ý tới nguyên tắc dạy học “sát đối tượng”. Giáo viên
lOMoARcPSD| 40387276
thể tăng dần mức độ khó của các câu hỏi, tùy từng lớp học, từng học viên những câu hỏi vừa sức,
khuyến khích học viên trả lời bằng lời nói, điểm số…kích thích học viên trong học tập.
Ngoài ra, n rất nhiều phương pháp tích cực thể áp dụng trong giáo dạy học sinh như thảo luận nhóm,
nghiên cứu trường hợp điển hình qua câu chuyện kể, đoạn clip, trò chơi ô chữ, những trò chơi phá “tảng
băng”. Những phương pháp này sẽ góp phần tạo sự hào hứng, tạo ấn tượng cho người học nhằm truyền tải
nội dung giảng dạy một cách nhẹ nhàng, hiệu quả.
Giáo viên tùy theo mục tiêu, nội dung bài giảng, khả năng, trình độ người học, trang thiết bị dạy học mà lựa
chọn, phối hợp c phương pháp giảng dạy cho phù hợp, tăng cường hoạt động của người học, hướng tới
mục tiêu hình thành năng lực cho người học.
Tóm lại, động cơ học tập không sẵn, cũng không thể áp đặt mà được hình thành dần dần trong quá trình người
học đi sâu chiếm lĩnh đối tượng học tập. Từ nhu cầu với các đối tượng học tập, từ những yếu tố bên ngoài
hình thành nên động cơ thúc đẩy hoạt động học tập của người học. Đối với giáo viên có thể tạo động cơ học
tập cho người học thông qua nội dung bài giảng, sử dụng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học… nhằm
kích thích tính tích cực, tạo hứng thú học tập cho học sinh để việc học trở thành nhu cầu không thể thiếu được
của người học.
CÂU HỎI THẢO LUẬN TUẦN 4(k hay)
1. Phân tích khái niệm, và cấu trúc của nội dung dạy học phổ thông và cho VD minh họa.
1.1.Khái niệm nội dung dạy học:
-Nội dung dạy học là thành tố đặc biệt quan trọng của quá trình dạy học. Nội dung dạy học quy
định nội dung hoạt động của cả thầy và trò trong suốt quá trình dạy học
-Nội dung dạy học là một hệ thống bao gồm đầy đủ các yếu tố của cấu trúc kinh nghiệm xã hội
cần truyền đạt cho thế hệ trẻ
1.2.Cấu trúc nội dung dạy học:
Nội dung dạy học4 thành phần, được cụ thể hóa như sau:
Thứ nhất :Việc lĩnh hội các tri thức (tự nhiên, xã hội, tư duy, kĩ thuật, phương pháp…) sẽ
giúp cho học sinh có vốn hiểu biết phong phú, có công cụ để hình thành thế giới quan khoa
học.
Thứ hai : Kinh nghiệm tiến hành các phương thức hoạt động đã biết giúp học sinh vận
dụng tri thức để giải quyết vấn đề cụ thể.
lOMoARcPSD| 40387276
Thứ ba : Kinh nghiệm tiến hành các hoạt động sáng tạo (vận dụng tri thức, kĩ năng, kĩ xảo)
tạo cho học sinh những năng lực giải quyết vấn đề mới, cải tạo hiện thực, thực hành nghiên
cứu khoa học
Thứ tư : Kinh nghiệm về thái độ cảm xúc đánh gđối với thế giới, con người. => thể
hiện tính giáo dục của nội dung dạy học. Lĩnh hội yếu tố này sẽ tạo nên niềm tin, lý tưởng,
hình thành hệ thống giá trị đúng đắn ở học sinh
-Mối quan hệ giữa c thành phần của nội dung dạy học:
Bốn thành phần trên của nội dung dạy học liên hệ mật thiết với nhau, quy định lẫn nhau
Dẫn chứng :
Bốn thành phần này không thể thiếu trong NDDH để giáo dục nên con người phát triển toàn diện, cho
nên không được coi nhẹ bất cứ thành phần nào.
1.3. Ví dụ và phân tích ví dụ.
Bài Khảo sát và vẽ đồ thị của hàm số - Chương trình toán 12
a) Kinh nghiệm về kiến thức
Là bài cuối cùng trong chương 1 “Ứng dụng đạo hàm để khảo sát và vẽ đồ thị hàm số”, khi học sinh
đã nắm chắc kiến thức về tính đơn điệu của hàm số, biết vận dụng để tìm khoảng đơn điệu, cực trị,
giá trị lớn nhất, nhỏ nhất và xác định đường tiệm cận, thành thạo cách vẽ bảng biến thiên b) Phương
thức hoạt động
Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học nhằm giúp học sinh tích cực, chủ động trong phát
hiện, chiếm hữu tri thức như: thuyết trình, đàm thoại gợi mở, nêu vấn đề đan xen hoạt động nhóm...
c) Kinh nghiệm tiến hành hoạt động sáng tạo
Để giúp học sinh thành thạo việc vẽ đồ thị hàm số, GV có thể phát phiếu bài tập củng cố lý thuyết hay
tổ chức trò chơi nhỏ thi vẽ đồ thị giữa các nhóm d) Kinh nghiệm về thái độ
- Rèn luyện tính cẩn thận
- Rèn luyện tính tích cực, tinh thần tự giác trong học tập
- Tích cực tìm tòi, sáng tạo trong học tập, biết quy lạ về quen, phát triển khả năng tư duy, suy luận
logic
- Biết nhận xét, đánh giá bài làm của bạn cũng như bài làm của chính bản thân mình
lOMoARcPSD| 40387276
2. Phân tích hình thức dạy học lên lớp. Từ đó giải thích nhận định: “Hình thức dạy học lên lớp
là cơ bản nhưng không phải duy nhất ở trường phổ thông”.
2.1.Phân tích hình thức dạy học lên lớp.
Hình thức dạy học lên lớp hay còn gọi là hình thức dạy học bài Đặc điểm:
HS được chia thành lớp với số lượng và thành phần ổn định theo lứa tuổi, theo trình
độ nhận thức.
Mỗi lớp HS học theo một nội dung được quy định cụ thể trong một kế hoạch, một
chương trình dạy học. Thời gian được chia thành từng tiết, trình tự các tiết lên lớp
được sắp xếp theo một thời khóa biểu chặt chẽ.
Giáo viên trực tiếp lãnh đạo tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh cả
lớp chú ý đến đặc điểm riêng của từng học sinh.
Ưu điểm:
Bảo đảm cho dạy và học tiến hành có mục tiêu, có kế hoạch, có hệ thống phù hợp với
yêu cầu về tâm lý học, giáo dục học, và vệ sinh học đường.
Đào tạo được hàng loạt HS theo nhu cầu học tập của học sinh và yêu cầu trình độ lao
động của xã hội.
Bảo đảm công tác dạy học đạt hiệu quả cao nhất trong thời gian ngắn nhất.
Tạo điều kiện dễ dàng cho việc lập kế hoạch, chương trình môn học, đảm bảo sự
thống nhất trong cả nước, và đảm bảo hiệu quả kinh tế cao nhất trong dạy học
Tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các học sinh trong
học tập cũng như trong giáo dục học sinh những phẩm chất đạo đức.
Nhược điểm:
GV ít có thời gian chú ý đầy đủ đến các đặc điểm nhận thức riêng của từng HS.
HS dễ thụ động trong việc nắm tri thức. Không đủ thời gian điều kiện để lĩnh hội, rèn
luyện tất cả các tri thức theo chương trình học tập.
Không có điều kiện để học sinh thỏa mãn những yêu cầu hiểu biết rộng rãi và sâu sắc
những tri thức trong chương trình và ngoài chương trình.
Tuần 11
Hãy xây dựng một tình huống dạy học và giải quyết tình huống đó bằng 2 cách:
- Theo tiếp cận nội dung
- Theo tiếp cận năng lực.
So sánh 02 cách giải quyết và rút ra kết luận sư phạm.
lOMoARcPSD| 40387276
1. Tình huống dạy học trong môn Toán
An là 1 giáo viên dạy toán,mới được phân công dạy 1 lớp 11 có thành tích thi đua thi đua thấp. Ở đây, học sinh
rất nghịch ngợm và lười học. Hôm nay, lớp sẽ học bài Hoán vị- Chỉnh hợp- Tổ hợp.
Có 1 bài toán như sau :
Toàn có 4 viên bi, lần lượt là xanh, đỏ, tím, vàng. Toàn thích 4 viên bi này lắm nên quyết đinh đem bỏ vào lọ.
Tuy nhiên, do miệng lọ rất bé nên mỗi lần chỉ có thể bỏ 1 viên . Hỏi Toàn có bao nhiêu cách để bỏ bi vào lọ ?
2. Giải quyết tình huống theo hướng tiếp cận nội dung:
An có 2 cách để giảng cho các học sinh trong lớp hiểu :
Cách 1 : Liệt kê
An đặt tên các viên bi là A B C .
liệt kê lần lượt là ABC ACB BAC BCA CAB CBA . Tổng có 6 cách chọn.
Cách 2 : Dùng quy tắc nhân ;
- Có 3 cách để chọn viên đầu tiên để cho vào lọ. - Có 2 cách chọn viên
thứ 2 .
- viên cuối cùng bỏ vào cuối
3. Giải quyết tình huống theo hướng tiếp cận năng lực
Để dễ cho học sinh hình dung, An có thể giảng như sau :
giả sử , thầy có 3 cái kẹo. Mỗi ngày thầy sẽ chọn 1 cái để ăn .
Ngày đầu , thầy chọn 1 cái , có 3 cái kẹo nên thầy sẽ có 3 cách chọn .
Ngày 2 , thầy chọn 1 cái , vì 1 cái đã an hôm qua nên nay sẽ còn 2 cái tương tự 2 cách chọn
Ngày cuối , thầy chỉ còn 1 cái nên có 1 cách chọn.
Tổng số cách chọn sẽ là 3.2.1 = 6
4. So sánh
C1 sẽ giúp cho học sinh được nghe đầy đủ kiến thức , thông tin mà mình mong muốn, tuy nhiên không phải ai
cx hiểu .
C2 tuy dài dòng , tốn thời gian hơn tuy nhiên lại kích thích đc não bộ người học theo mức độ từ dễ đến khó. Từ
đó giúp học sinh nhớ lâu về bài hơn .
lOMoARcPSD| 40387276
5. Kết luận sư phạm
- Đối với dạy học theo định hướng phát triển năng lực, quá trình quan trọng hơn kết quả. Bởi vì
quá trình đúng dẫn đến kết quả đúng. Vì vậy GV phải xác định mục tiêu dạy học theo định
hướng năng lực cho mỗi bài học
- GV cần tìm hiểu thêm các kiến thức thực tiễn để giúp HS giải thích đúng và vận dụng kiến
thức vào thực tiễn cuộc sống tốt hơn.
- Quá trình dạy học phải dựa trên sự nghiên cứu những quan niệm, kiến thức sẵn có của người
học, khai thác những thuận lợi đồng thời nghiên cứu những chướng ngại có khả năng xuất
hiện trong quá trình dạy học
- Mục đích dạy học không chỉ dừng lại ở việc cung cấp kiến thức, kỹ năng mà còn phải dạy cho
học sinh cách học, cách tự học, tự hoạt động nhận thức nhằm đáp ứng các nhu cầu của bản
thân của xã hội.
- Trước sự phát triển không ngừng và nhanh chóng của khoa học công nghệ đòi hỏi phải đổi
mới mạnh mẽ phương pháp dạy học hướng đến người học. Người học cần phải có những năng
lực kiến tạo tri thức, kỹ năng đa dạng, có tư duy tốt. Để phát huy ưu thế của phương pháp dạy
học nêu vấn đề đòi hỏi người giáo viên cần quan tâm đến kĩ thuật xây dựng và sử dụng tình
huống có vấn đề. Tuy nhiên, để đưa lại hiệu quả cao đòi hỏi người dạy phải căn cứ vào đặc
trưng từng loại bài, kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học để xây dựng các tình
huống có vấn đề có tỉ lệ hợp lý giữa cái chưa biết và cái đã biết phù hợp với khả năng của học
sinh.
Tuần 12
Hãy đưa ra gợi ý về một chủ đề có thể thực hiện tích hợp liên môn trong dạy học. Phân tích việc lựa chọn
chủ đề đó với việc hình thành và phát triển năng lực của người học.
I. Một chủ đề thực hiện tích hợp liên môn và phân tích việc lựa chọn chủ đề đó với việc hình
thành và phát triển năng lực của người học.
MÔN: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
CHỦ ĐỀ: TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI
Tích hợp môn Đạo đức và Hoạt động trải nghiệm
Phân tích việc lựa chọn chủ đề đó với việc hình thành và phát triển năng lực của người học :
- Các nguyên tắc khi xây dựng, lựa chọn chủ đề tích hợp
Đảm bảo mục tiêu giáo dục, hình thành và phát triển các năng lực cần thiết cho người học
Tích hợp môn Tự nhiên xã hội với hoạt động trải nghiệm : Khi dạy bài ‘’Bề mặt trái đất’
trong Tự nhiên xã hội lớp 3, giáo viên cần giúp học sinh hướng tới việc phát triển những năng
lực cần thiết như: biết được trên bề mặt Trái Đất có 6 châu lục và 4 đại dương. Nói tên và chỉ
được vị trí 6 châu lục và 4 đại dương trên lược đồ.
lOMoARcPSD| 40387276
-> Từ đó các em biết vận dụng vào hoạt động trải nghiệm và cuộc sống hàng ngày: học sinh
rèn luyện được kĩ năng quan sát và ý thức giữ gìn và trách nhiệm đối với môi trường sống.
Tích hợp môn Tự nhiên xã hội với Đạo đức: Khi dạy bài “Sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ
nguồn nước sạch trong Đạo đức lớp 3, có thể tích hợp với bài ‘’Bề mặt trái đất’ trong Tự
nhiên xã hội lớp 3 vì cùng chủ đề về trái đất.
->Học sinh có thể phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo khi được tích hợp
liên môn cùng chủ đề. Dễ dàng nhận thức về vai trò của nước và hình thành trách nhiệm đúng
đắn về việc bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên của trái đất.
Đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội, mang tính thiết thực, có ý nghĩa với người học
Tích hợp môn Hoạt động trải nghiệm : Trong bài “mặt trời”, các em biết mặt trời là nguồn
năng lượng cơ bản cho sự sống trên Trái Đất. Từ đó các em biết vận dụng năng lượng mặt trời
vào một số việc cụ thể trong cuộc sống hàng ngày (trồng cây, phơi quần áo chỗ có ánh
nắng,...)
Tích hợp môn Đạo Đức:
+ Trong bài “các đới khí hậu”, các em được học về khí hậu, sự ảnh hưởng của khí hậu và biết thêm
về khí hậu hiện nay đang dần phức tạp. Qua đó các em hình thành ý thức bảo vệ môi trường.
+ Trong bài học về “bề mặt trái đất”, học sinh được tìm hiểu về các loại hình là thành phần tạo nên
môi trường sống của con người và sinh vật. Các em từ đó có ý thức giữ gìn môi trường sống của con người.
Đảm bảo tính khoa học và tiếp cận những thành tựu của khoa học kĩ thuật, đồng thời vừa sức với
học sinh
Tích hợp với môn Hoạt động trải nghiệm: Khi học bài “ Các mùa trong năm” (TNXH lớp 2), giáo viên
có thể lồng ghép trong các bài hoạt động trải nghiệm, cho các em quan sát thời tiết và khí hậu mà các
em đang cảm nhận là như thế nào? Theo em đó là mùa gì? Thông qua việc tích hợp, bài học sẽ giúp học
sinh biết một năm có bao nhiêu mùa, có phải nơi nào cũng có 4 mùa không và phân biệt các mùa với
nhau?
Tích hợp môn Đạo Đức: Bài 67: Bề mặt lục địa. Khi học tới phần nước chiếm phần đa bề mặt trái đất.
Giáo viên có thể nói đến thực trạng ô nhiễm nước hiện nay từ đó liên hệ với vấn đề sử dụng tiết kiệm
nước và bảo vệ nguồn nước ở môn Đạo đức lớp 3. Bài học vừa cung cấp cho học sinh kiến thức khoa
học vừa giúp học sinh nắm bắt được những thực trạng cuộc sống xung quanh và biết cách bảo vệ môi
trường, đặc biệt là môi trường nước.
Đảm bảo tính giáo dục và giáo dục vì sự phát triển bền vững:
Tích hợp môn đạo đức (bài học của sự phát triển bền vững): Khi học về bài “Vòng tuần hoàn của
nước”(sgk khoa học lớp 4), học sinh được học nước ở dưới mặt đất bốc hơi, ngưng tụ nên những đám
mây, khi đủ nặng chúng sẽ rơi xuống tạo thành mưa-> nước mưa rơi xuống mặt đất phần thì chảy vào
ao hồ, sông suối, phần thì rơi xuống ngấm vào đất-> xuống mạch nước ngầm và sau đó lại bốc hơi gây
mưa.
=> ta phải bảo vệ môi trường: tránh xả rác bừa bãi, thải chất độc ra môi trường nước vì chính chúng sẽ
ngấm vào mạch nước ngầm -> làm bẩn nước sinh hoạt, nước uống; gây mưa axit => ảnh hưởng đến
chính sức khoẻ của con người.
lOMoARcPSD| 40387276
Tăng tính hành dụng, tính thực tiễn; quan tâm tới những vấn đề mang tính xã hội của địa
phương
Tích hợp môn Đạo đức : Trong bài học tìm hiểu về Mặt trời và Trái đất, hs được cung cấp
những kiến thức cơ bản về đặc điểm, cấu tạo… Từ đó khi tích hợp với giáo dục Hs trong môn
Đạo đức, gv tạo điều kiện và ứng dụng kiến thức vừa học để giúp học sinh nhận thức được
tầm quan trọng của tự nhiên đối với cuộc sống của chúng ta. Có thể được đề cập tới các vấn
đề như ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí… từ đó học sinh có thể hình thành ý thức và đưa ra
các hành động thực tiễn bảo vệ môi trường sống.
Tích hợp hoạt động trải nghiệm : Thông qua sự tìm hiểu ở sách vở, gv có thể tổ chức cho học
sinh làm các bài báo cáo hoặc thu hoạch về các vấn đề liên quan tới Mặt Trời và Trái Đất, hiện
nay nó đang gặp phải nguy cơ gì, tầm quan trọng của nó đối với cuộc sống của chúng ta và đề
ra giải pháp cho thực trạng hiện nay. Nhóm nào hoàn thành xuất sắc sẽ được thuyết trình trước
trường để phổ biến cho các bạn cùng chung tay bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
- Lựa chọn chủ đề và tổ chức dạy học chủ đề tích hợp
Xuất phát từ nội dung các bài học, xác định các nội dung, kiến thức và kĩ năng người học cần đạt
tới để có ý đồ tích hợp thành chủ đề
Tích hợp hoạt động trải nghiệm : Trong bài học về Mặt trời và trái đất, Giáo viên cần xác
định rõ nội dung bài học cần học: cấu tạo của Trái Đất, vị trí của trái đất quanh hệ mặt trời,...
Tổ chức cho học sinh tiến hành hoạt động trải nghiệm tìm hiểu về bầu trời và trái đất. Từ nội
dung kiến thức đã học tổ chức cho học sinh các hoạt động trò chơi theo nhóm để không chỉ
củng cố các kiến thức đã học mà còn các kỹ khác năng ngôn ngữ, giao tiếp, quan sát, làm việc
nhóm. Từ các hoạt động đó hình thành nên kiến thức cần học.
Luôn nhìn thấy những vấn đề thực tiễn đang diễn ra trong cuộc sống hàng ngày có liên quan đến
nội dung bài học
Tích hợp hoạt động trải nghiệm : Trong bài học về Mặt trời, giáo viên tổ chức cho học sinh
tiến hành quan sát bầu trời. Giáo viên phát phiếu cho học sinh để học sinh tiến hành quan sát
và nhắc nhở một số lưu ý khi quan sát là không nhìn trực tiếp vào mặt trời. Sau đó, học sinh sẽ
tiến hành quan sát bầu trời theo nội dung trong phiếu. Từ hoạt động trải nghiệm quan sát bầu
trời, học sinh sẽ nhận biết bầu trời như thế nào, có mây hay mưa?...
=> Từ hoạt động này học sinh sẽ thấy được nội dung bài học luôn gắn liền và liên quan gần
gũi với cuộc sống hàng ngày
Phải tìm thấy những vấn đề lớn mà thế giới và trong nước đang đối mặt (ô nhiễm môi trường, thiên
tai, khủng hoảng năng lượng, hiệu ứng nhà kính, ...) Tích hợp môn hoạt động trải nghiệm:
Gv yêu cầu học sinh tìm hiểu và phát biểu về những vấn đề lớn về ô nhiễm nguồn
nước mà tất cả chúng ta đang phải đối mặt.
Nêu ra bài học về ô nhiễm nguồn nước và cho hs nêu về thực trạng nguồn nước hiện
nay
Sau đó sẽ đi tìm hiểu về nguyên nhân, hậu quả của nó với cuộc sống chúng ta như thế
nào .
lOMoARcPSD| 40387276
Từ đó đề xuất các biện pháp thực hiện .
Tổ chức cho hs các buổi thực tế tìm hiểu về sông ngòi, kênh rạch quê hương nó đang
ở mức độ nghiêm trọng nào
Tích hợp môn đạo đức
Sau khi được tham gia buổi học trải nghiệm thực tế là “Quan sát nguồn nước ở nơi
em sinh sống” học sinh sẽ biết được tình trạng nguồn nước mình sinh hoạt hằng ngày
đang ô nhiễm như thế nào
Từ đó, hình thành ở các em ý thức bảo vệ nguồn nước, giữ vệ sinh cho nguồn nước
cũng như môi trường xung quanh
Thông qua những hành động đạo đức cụ thể như: không vứt vỏ kẹo, rác thải xuống
sông hồ, thực hiện công tác tuyên truyền với người thân trong gia đình cũng như mọi
người xung quanh về việc xử lí nước thải sinh hoạt hợp vệ sinh trước khi thải ra môi
trường
Phê phán những hành động xấu gây ảnh hưởng tới nguồn nước.
Biết từ bỏ những nội dung mà chương trình buộc phải dạy theo các phương pháp truyền thống
Tích hợp với môn hoạt động trải nghiệm
+ Tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa, các buổi thực tế để hs đc trực tiếp đi
tham quan, khảo sát tình hình ô nhiễm môi trường xung quanh các em, thay vì chỉ
ngồi trên lớp đọc sách, nêu khái niệm hay rút ra những kết luận không thực tế +
Yêu cầu học sinh nêu quan điểm, biện pháp riêng của từng em để bảo vệ môi
trường
+ Cùng các em tham gia các hoạt động ý nghĩa tại địa phương như: trồng cây quanh
làng xóm, nhổ cỏ ven đường, nhặt rác bị mắc ở cống rãnh, tưới cây hoa….. Xác định mục tiêu dạy học
theo mục tiêu năng lực: Mục tiêu phát triển năng lực chung là năng lực tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp
và hợp tác và phát triển năng lực chuyên môn: năng lực tìm hiểu tự nhiên xã hội, năng lực ngôn ngữ
Tích hợp trong môn Hoạt động trải nghiệm : Khi học về bài Cùng khám phá bầu trời, thay vì
cho các em suy nghĩ về bầu trời hay tưởng tượng về bầu trời thì giáo viên nên cho các em ra
ngoài thực tế quan sát bầu trời từ đó các em có cái nhìn chân thật về nó đồng thời giáo viên
có thể phát triển được năng lực cần thiết cho học sinh như:
+ Năng lực tự học, tự chủ: Cho bản thân học sinh tự quan sát bầu trời, những sự vật có trên
bầu trời,.. cho các em tự chủ trong việc khám phá ra những điều mới về bầu trời mà các em
chưa biết..
+ Năng lực giao tiếp, hợp tác: giáo viên có thể chia thành các nhóm nhỏ để các em hoạt động
quan sát với nhau từ đó phát triển được khả năng giao tiếp của các em với nhau
+ Năng lực tìm hiểu về tự nhiên xã hội: khi quan sát xong các em có thể rút ra những đặc điểm
như bầu trời màu gì, mây màu gì, bầu trời ban ngày có những gì….
+ Năng lực ngôn ngữ: qua hoạt động quan sát và trao đổi với bạn bè, học sinh có thể tự miêu
tả những đặc điểm của bầu trời bằng chính ngôn ngữ của các em từ đó giúp các em mở rộng
vốn từ ngữ của bản thân.
lOMoARcPSD| 40387276
Xây dựng bộ câu hỏi cho bài học
Khi học về bài Cùng khám phá bầu trời tích hợp với môn Hoạt động trải nghiệm các em trả lời
một số câu hỏi sau:
Câu 1:Vào ban ngày em nhìn thấy gì trên bầu trời ?( Mây ,mặt trời ).
Câu 2: Vào ban đêm em nhìn thấy gì trên bầu trời ? ( Mây, mặt trăng và các vì sao) .
Câu 3: Vào các đêm khác nhau, bầu trời có giống nhau không?( không giống nhau)
Câu 4: Màu của mây có những màu gì? ( màu trắng, màu xanh)
Câu 5: Ban ngày chúng ta có nhìn thấy sao không? (Không)
II. Kết luận sư phạm:
- Người giáo viên cần bồi dưỡng trình độ chuyên môn cao - Hợp tác giữa các GV tham gia dạy học.
- Các GV tham gia dạy môn học cũng cần phải nhìn nhận lại khả năng cũng như những giới hạn còn tồn
tại trong chuyên môn của mình, những điều cần phải khắc phục để đáp ứng những nội dung và phương
pháp mới.
- Có sự chuẩn bị cho sự thay đổi mới (DHTH) ở mỗi GV phải rất chu đáo, trách nhiệm, chặt chẽ và cụ
thể
- Giáo viên cần áp dụng các kĩ thuật và phương pháp dạy học tích cực nhằm đạt đến mục tiêu phát triển
năng lực cho người học thông qua việc giải quyết các vấn đề thực tiễn.
1. Khi xây dựng, lựa chọn chủ đề DHTH, giáo viên cần:
- Xuất phát từ nội dung các bài học, xác định các nội dung, kiến thức và kĩ năng người học cần đạt tới đ
có ý đồ tích hợp thành chủ đề
- Luôn nhìn thấy những vấn đề thực tiễn đang diễn ra trong cuộc sống hàng ngày có liên quan đến nội
dung bài học
- Phải tìm thấy những vấn đề lớn mà thế giới và trong nước đang đối mặt (ô nhiễm môi trường, thiên tai,
khủng hoảng năng lượng, hiệu ứng nhà kính, ...)
- Biết từ bỏ những nội dung mà chương trình buộc phải dạy theo các phương pháp truyền thống
- Xác định mục tiêu dạy học theo mục tiêu năng lực
- Xây dựng bộ câu hỏi cho bài học
2. Trong tổ chức dạy học chủ đề tích hợp
- Kế hoạch dạy học kết nối với lợi ích và sự quan tâm của học sinh, của cộng đồng
lOMoARcPSD| 40387276
- Tổ chức dạy học xuất phát từ vấn đề cần giải quyết hoặc một dự án cần thực hiện, việc tự chủ giải
quyết vấn đề cầu viện vào các kiến thức, kĩ năng thuộc các môn học khác nhau.
- Trung tâm của việc dạy nhấn mạnh đặc biệt đến sự phát triển và làm chủ mục tiêu lâu dài như là các
phương pháp, kĩ năng và thái độ của người học
Tuần 13
1. Các tiêu chí phân phân hoá người học
1.1. Năng lực nhận thức
- Benjamin Samuel Bloom, nhà tâm lý học giáo dục người Mỹ đã đưa ra một cách phân loại mục tiêu
học tập mà ngày nay, ở lĩnh vực nhận thức, nó được biết đến với tên gọi là “Thang đo Bloom”.
- Thang đo Bloom được sử dụng để đánh giá HS theo các cấp độ nhận thức tăng dần (nhận biết, thông
biểu, vận dụng, phân tích, đánh giá và sáng tạo)
- Dựa trên thang đo Bloom, ta có thể phân hóa HS theo năng lực nhận thức hoặc trình độ nhận thức.
1.2.Tính cách tâm lí
- Phương pháp này có 08 khuynh hướng nhận thức: hướng ngoại hoặc hướng nội; cảm nhận hoặc trực
giác; tư duy hoặc cảm giác; đánh giá hoặc nhận thức
- Bằng các cách tổ hợp 08 khuynh hướng này, Briggs Myers đã chỉ ra 16 loại tính cách tâm lý. Vis dụ:
+Người có tính cách kiu ISTJ (hướng nội, cảm nhận, tư duy, đánh giá) là người nghiêm túc, bình tnh,
có khả nng tập trung vào vấn đ cn tìm hiu và áp dụng cho bản thân.
+ Người có tính cách kiu ESFJ (hướng ngoại, cảm nhận, cảm giác, đánh giá) là người ấm áp, tt bụng, d mn
và có khả nng làm việc hp tác với người khác.
1.3.Kiểu người học
- Theo David Allen Kolb, mô hình “Chu trình học” gồm bốn giai đoạn:
(1) Trải nghiệm cụ thể, (2)
Quan sát có phản ánh.
(3) Khái niệm hóa vấn đề trừu tượng
(4) Chủ động thử nghiệm .
- Trong chu trình 04 giai đoạn này, có 04 kiểu người học: phân k, đồng hóa, hội tụ và thích nghi.
1.4. Phong cách học tập
- Herman Allen Witkin, một nhà tâm lý học người Mỹ, đã đưa ra kết luận: Khi nhận thức thế giới xung
quanh, con người sử dụng hai phong cách nhận thức:
(1) nhận thức phụ thuộc vào trường nhận thức (bối cảnh nhận thức)
(2) nhận thức độc lập đối với trường nhận thức.
- Những nghiên cứu phía sau này đã phản ánh rằng:
+HS có phong cách nhận thức độc lập thường có khả năng độc lập, tự chủ trong việc tìm tòi, khám phá kiến
thức, nhưng hướng nội, ít quan tâm đến xung quanh và ngược lại.
+Nếu dựa trên phân loại của Witkin, ta có thể phân hóa HS dựa trên phong cách học tập (độc lập và phụ thuộc).
1. 5.Năng lực trí tuệ
Có thể phân hóa HS thành những đối tượng học sinh (những nhóm khác nhau) theo các tiêu chí như: năng lực
nhận thức, năng lực trí tuệ, phong cách học tập, kiểu người học và tính cách tâm lí. Ngoài ra, các nghiên cứu
lOMoARcPSD| 40387276
khác đã chỉ ra thêm những tiêu chí để phân hóa HS, tiêu biểu là: đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi, nhu cầu, hứng
thú và điều kiện học tập.
4 Các biện pháp dạy học phân hóa
Dựa trên những khả năng cá nhân của HS, GV cần phân biệt 04 yếu tố sau đây trong lớp học phân hóa:
- Nội dung: Kiến thức, kĩ năng mà HS cần chiếm lĩnh;
- Sản phẩm: Sản phẩm của các hoạt động học, do HS hoàn thành ở từng khâu của tiến trình dạy học:
hình thành kiến thức, luyện tập, vận dụng và mở rộng.
- Quy trình: Cách tổ chức các hoạt động học để giúp HS chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng và hoàn thành
được sản phẩm học tập trên đây theo yêu cầu của GV
- Môi trường học tập: Các yếu tố tạo nên bầu không khí của lớp học, ví dụ như cách truyền cảm hứng
của GV, không gian lớp học rộng rãi và yên tĩnh, phương tiện dạy học thích hợp và đầy đủ.
4.1 Phân hóa từ mục tiêu dạy học
- Để xác định mục tiêu dạy học một nội dung cụ thể của môn học theo hướng phân hóa, GV cần phải thực
hiện ba bước sau:
Đánh giá ban đầu để phân loại HS.
Nghiên cứu các yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực đối với HS khi dạy học nội dung đó theo
chương trình GDPT do Bộ GD & ĐT quy định.
Xác định mục tiêu dạy học theo hướng phân hóa (mục tiêu tối thiểu, nâng cao)
4.2 Lựa chọn nội dung dạy học cụ thể theo hướng phân hóa
- Để phân hóa nội dung dạy học phù hợp với trình độ nhận thức của HS, GV có thể tiến hành một hoặc
kết hợp thực hiện một số cách thức sau:
Lựa chọn các nội dung học tập phù hợp với các đối tượng HS.
Phân bậc các nội dung học tập theo các mức độ phù hợp để tất cả các đối tượng HS có thể tiếp
cận.
4.3 Xây dựng nhiệm vụ phân hóa: Ra bài tập phân mức
- GV cần thiết kế các nhiệm vụ học tập, các bài tập thể hiện các hành vi của các năng lực ứng với các
mức độkhác nhau sẽ được giao cho HS.
- Sau đó, có thể cung cấp thêm những nhiệm vụ nâng cao với nhóm HS giỏi và tăng cường trợ giúp với
nhómHS yếu. Vì thế, để đánh giá quá trình, việc đầu tiên GV cần làm là xây dựng được hệ thống nhiệm vụ có
mức độ yêu cầu khác nhau. Để phân mức độ bài tập, có thể sử dụng các cách phân mức như sau.
a) Phân mức theo độ mở của nhiệm vụ
Độ mở được đặc trưng bởi sự trả lời tự do của nhân không lời giải cố định. Điều này cho phép các
cách tiếp cận khác nhau và dành không gian cho sự sáng tạo, tự quyết định của người học. Mức độ cao – thấp
lOMoARcPSD| 40387276
phụ thuộc vào tính mở của câu hỏi. Câu hỏi càng có nhiều lời giải và cách tiếp cận thì độ mở càng cao. Trong
việc đánh giá, chú trọng việc HS biết lập luận thích hợp cho con đường giải quyết hay quan điểm của mình.
b) Phân mức theo độ phức tạp của nhiệm vụ
Độ phức tạp biểu hiện trong tính thực tiễn của nhiệm vụ. Nó cho phép HS vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã
học vào giải quyết vấn đề của cuộc sống. Nhiệm vụ càng sát với tình huống thực, bối cảnh thực thì mức độ
phức tạp càng cao. Trong việc đánh giá, chú trọng sự phân tích, tổng hợp, đánh giá, vận dụng kiến thức trong
quá trình giải quyết vấn đề của HS.
c) Phân mức theo số lượng thao tác phải thực hiện trong nhiệm vụ
Thao tác bao gồm thao tác tư duy thao tác hành động (đo đạc, tính toán, lắp đặt,...). Để hoàn thành nhiệm
vụ, HS cần thực hiện một hoặc nhiều thao tác. Năng lực của HS thể hiện qua các thao tác mà họ thực hiện. Một
nhiệm vụ phải trải qua càng nhiều thao tác để thực hiện thì yêu cầu năng lực của HS càng cao.
d) Phân mức theo độ tự lực của HS
Tự lực có khả năng thực hiện nhiệm vụ không cần sự trợ giúp, gợi ý. Nếu nhiệm vụ yêu cầu HS tự lực
thực hiện càng nhiều thao tác thì nhiệm vụ đómức độ tự lực càng cao. Trong đánh giá mức độ tự lực, chú
trọng đến sự chủ động, tích cực khi thực hiện nhiệm vụ.
4.4 Đánh giá kết quả học tập của HS theo hướng phân hóa
Có 3 loại hình đánh giá: đánh giá chẩn đoán, đánh giá quá trình đánh giá tổng kt.
5. ví dụ
Dạy học phân hoá trong môn Toán được thể hiện qua tiết Ôn tập phép cộng phạm vi 10 - Toán lớp
1 (Hệ thống bài tập phân hoá nhằm đo lường kiến thức, kĩ năng học sinh tiểu học) Nội dung: Ôn tập
phép tính trong phạm vi 10.
Nội dung
Học sinh hoàn thành bài tập và củng cố được kiến thức đã học. Các em luyện tập được các
phép tính trong phạm vi 10.
Học sinh rèn luyện được khả năng tính toán và quan sát nhanh
Các em xử lí bài tập trong thời gian cho phép, không mất thời gian trình bày nên lượng câu
hỏi để phân hóa sẽ nhiều và hiệu quả hơn.
Sản phẩm:
Hình thành kiến thức: Các em đã biết được cách tính toán trong phạm vi 10 Luyện tập:
Các em làm được các phép toán trong phạm vi 10
Vận dụng và mở rộng: Các em áp dụng được vào các bài toán thực tế.
Quy trình:
lOMoARcPSD| 40387276
1. Câu hỏi mức độ nhận biết:
2.Câu hỏi mức độ thông hiểu:
3.Câu hỏi mức độ vận dụng:
4.Câu hỏi mức độ vận dụng cao:
Môi trường học tập:
Các yếu tố tạo nên bầu không khí của lớp học:
+ Cách truyền cảm hứng của GV
- Tạo không khí lớp học thân thiện, thoải mái
- Giáo viên tận tình hướng dẫn học sinh
+ Không gian lớp học
- Rộng rãi và yên tĩnh
- Có không quan để phân bố đầy đủ các thiết bị và phương tiện học tập
+ Phương tiện dạy học
- Thích hợp và đầy đủ
- Đa dạng, sáng tạo
6. KLSP:
- Hình thức tổ chức phải phù hợp, phải linh hoạt trong viêc kết hợp các phương pháp dạy học, giúp học
sinh tích cực, tự chủ chiếm lĩnh tri thức.
- Để tránh viêc lặ p lại câu hỏi gây nhàm chán cho học sinh, với mục đích vừa giúp học sinh nắm được
vấn đề vừa biết vân dụng vào các tình huống khác nhau, mộ t nộ i dung nên sử dụng các câu hỏi ở
nhiềụ hình thức khác nhau. Hê thống câu hỏi phân hóa với từng đối tượng học sinh.
- GV cần chú ý phân hóa trong dạy học nhưng không tạo nên sự phân biệt trong học tập nhằm tạo niềm
tin, động lực học tập cho HS, tạo môi trường cởi mở để HS trao đổi, chia sẻ và thể hiện.
- Quy trình dạy học và các biện pháp sư phạm cần được vận dụng linh hoạt và sáng tạo để thật sự phù
hợp đối với các đối tượng HS khác nhau và năng lực của người GV, nhưng cần đảm bảo để “đánh thức”
được động cơ, niềm đam mê và hứng thú học tập cho mọi HS.
CÂU HỎI THẢO LUẬN TUẦN 3
Xác định mục tiêu dạy học cho một chủ đề/bài học thuộc môn học anh (chị) sẽ phụ
trách sau này ở trường phổ thông?
I.Mục tiêu dạy học
1. Khái niệm
- Mục tiêu dạy học là kết quả về sự phát triển nhân cách của người học cần đạt được sau khi kết
thúcmột giai đoạn hay một quá trình dạy học.
- Mục tiêu dạy học của quá trình dạy học hiện đại luôn hướng tới những công việc hay những
hànhđộng mà người học có th làm đưc sau khi kt thúc khóa học, nm học, học kỳ hay một môn học.
lOMoARcPSD| 40387276
- Mục tiêu dạy học xuất hiện trước và chi phối toàn bộ hoạt động dạy học, trước hết là việc xác
địnhnội dung và phương pháp dạy học.
a) Chức năng của mục tiêu dạy học
- Chức năng định hướng:
+ GV: thiết kế nội dung, lựa chọn phương pháp, hình thức dạy học phù hợp.
+ HS: có ý thức, hành vi tự điều chỉnh hoạt động học tập của bản thân.
- Chức năng kiểm tra, đánh giá: thước đo đánh giá HS, tự đánh giá hiệu quả hoạt động dạy của GV. b)
Yêu cầu đối với mục tiêu dạy học - Mô tả được kết quả, kì vọng, mong muốn.
- Xác định rõ ràng các mục tiêu phức hợp.
- Các mục tiêu có tính phân hóa, phân tầng với từng loại đối tượng HS.
- Mục tiêu có tính phát triển (tạo tiềm năng, tiềm lực).
- Mục tiêu phải thực tế …
- Phạm vi của các mục tiêu phải đủ rộng.
- Mục tiêu phải đo lường được.
2. Các lĩnh vực của mục tiêu dạy học
a) Lĩnh vực nhận thức: khả năng tư duy, nhận thức, lập luận, suy luận (thu thập các sự kiện, giải thích, lập
luận theo kiểu diễn dịch và quy nạp và sự đánh giá có phê phán) - Bit: sự nhớ lại các dữ liệu đã học được
trước đây.
- Hiu: khả năng tiếp thu được ý nghĩa của dữ liệu.
- Ứng dụng: khả năng sử dụng các dữ liệu đã học vào một hoàn cảnh cụ thể mới.
- Phân tích: khả năng phân chia một tài liệu ra thành các phần
- Tổng hp: khả năng sắp xếp các bộ phận lại với nhau để hình thành một tổng thể mới.
- Đánh giá: xác định giá trị của tài liệu dựa trên các tiêu chí nhất định
- Sáng tạo: khả năng phát triển hệ thống tri thức mới trong các điều kiện và hoàn cảnh mới .
(Chỉ đưa vào slide các cụm từ in nghiêng, phần khái niệm chữ đứng phía sau người thuyết trình đọc) Ví dụ:
b) Lĩnh vực tâm vận động: kỹ năng vận động ( sự phối hợp các cơ bắp từ đơn giản đến phức tạp và mối qua
hệ giữa các quá trình tâm lý và quá trình vận động) , được chia thành các mức độ sau:
- Bắt chước: sự quan sát hành vi của người khác để làm theo.
- Vận dụng: năng lực thể hiện một hành động cụ thể bằng cách làm theo nội dung bài giảng và các kỹ
năng thực hành.
- Chính xác: năng lực tự thực hiện một nhiệm vụ mà chỉ mắc một vài sai sót nhỏ.
- Thành thạo: năng lực phối hợp một loạt các hành động
- K xảo: năng lực thực hiện công việc một cách tự động hóa
(Chỉ đưa vào slide các cụm từ in nghiêng, phần khái niệm chữ đứng phía sau người thuyết trình đọc)
lOMoARcPSD| 40387276
c) Lĩnh vực cảm xúc: những đáp ứng vmặt tình cảm, cảm xúc (những mối quan hnhư yêu ghét, thái độ
nhiệt tình thờ ơ, quan tâm...cũng như sự cam kết với một nguyên tắc và sự tiếp thu các tưởng) , được
chia làm các mức độ sau
- Cu thị: sự sẵn sàng tiếp nhận thông tin.
- Cởi mở: sự tham gia tích cực vào các hoạt động học - Lưng giá: sự chấp nhận các giá trị.
- Tổ chức: quá trình hình thành những giá trị chung cho một cộng đồng
- Tính cách: sự hình thành một hệ thống giá trị ở mỗi cá thể để điều khiển mọi hành
vi của người đó
(Chỉ đưa vào slide các cụm từ in nghiêng, phần khái niệm chữ đứng phía sau người thuyết trình đọc)
Kết luận sư phạm:
+ Một bài giảng thành công phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó khâu chuẩn bị giáo án lên lớp là hết
sức quan trọng. Vì thế, khi bắt tay vào công việc soạn giáo án giáo viên cần phải xác định đúng, cụ thể
và rõ ràng mục tiêu dạy học.
+ Khi xác định mục tiêu tổng quát phải vạch ra được định hướng chiến lược của dạy học đối với yêu cầu
của xã hội, những điều kiện để thực hiện.
+ Xác định mục tiêu bài học gồm các yêu cầu: kiến thức bản cần đạt được, kỹ năng nhận biết, thực
hành, vận dụng do yêu cầu kiến thức và đặc trưng bài học đòi hỏi, thái độ hiểu biết, nhận thức, tình cảm
sau khi học.
+ Mục tiêu dạy học phải gắn liền với yêu cầu cần đạt được về kiến thức, kĩ năng, thái độ được quy định
theo chương trình GD phổ thông hiện hành.
II. Mục tiêu bài học
Xây dựng mục tiêu bài dạy "Hệ thức lượng trong tam giác vuông”
Về kiến thức
- Hình thành các công thức tỉ số lượng giác của góc nhọn.
- Hiểu và nắm vững các hệ thức liên hệ giữa cạnh, góc, đường cao, hình chiếu của cạnh góc vuông lên
cạnh huyền trong tam giác vuông.
- Hiểu cấu tạo bảng lượng giác, nắm vững cách sử dụng bảng lượng giác hoặc máy tính bỏ túi để tìm các
tỉ số lượng giác của góc nhọn cho trước và ngược lại, tìm một góc nhọn khi biết tỉ số lượng giác của nó.
Về kĩ năng
- Biết cách lập các tỉ số lượng giác của góc nhọn một cách thành thạo.
- Sử dụng thành thạo bảng lượng giác hoặc máy tính bỏ túi để tính các tỉ số lượng giác hoặc tính góc.
- Biết vận dụng linh hoạt các hệ thức trong tam giác vuông để tính một số yếu tố (cạnh, góc) hoặc để giải
tam giác vuông.
- Biết giải thích kết quả trong các hoạt động thực tiễn nêu ra trong chương.
lOMoARcPSD| 40387276
Về thái độ
- Có thái độ nghiêm túc, tính cẩn thận và ý thức tích cực trong bài dạy.
- Nhận thức được vai trò của các hệ thức lượng trong tam giác vuông trong toán học và trong thực tế
cuộc sống.
| 1/19

Preview text:

lOMoAR cPSD| 40387276 BÀI TẬP TUẦN 1
Từ việc phân tích khái niệm và bản chất của quá trình dạy học hiện nay, anh (chị) hãy rút ra các kết luận sư phạm cần thiết cho công việc
dạy học trong tương lai của bản thân anh (chị)? BÀI TẬP TUẦN 2
Với những hiểu biết về thực tế dạy học của anh (chị), hãy đề xuất một số biện
pháp xây dựng động cơ học tập đúng đắn cho học sinh hiện nay?
CÂU HỎI THẢO LUẬN TUẦN 3 LÝ LUẬN DẠY HỌC
Xác định mục tiêu dạy học cho một chủ đề/bài học thuộc môn học anh (chị) sẽ phụ
trách sau này ở trường phổ thông?
CÂU HỎI THẢO LUẬN TUẦN 4 1.
Phân tích khái niệm và cấu trúc nội dung dạy học phổ thông và cho ví dụ minh họa 2.
Phân tích hình thức dạy học lên lớp. Từ đó giải thích nhận định “Hình thức dạy học lên lớp là cơ bản nhưng không phải duy
nhất ở trường phổ thông”.
CÂU HỎI THẢO LUẬN TUẦN 5
Giáo viên nên vận dụng các phương pháp dạy học như thế nào để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học? Lấy ví dụ minh họa.
CÂU HỎI THẢO LUẬN TUẦN 6
Làm rõ sự tương đồng và khác biệt khi chuẩn bị phương tiện dạy học trong tổ chức dạy học theo hình thức trực tiếp (face-to-face classroom)
và hình thức trực tuyến (online classroom). BÀI TẬP TUẦN 7
Trình bày một ví dụ về dạy học bộ môn trong đó thể hiện sự vận dụng thuyết hành vi? BÀI TẬP TUẦN 8
Trình bày một ví dụ về dạy học bộ môn trong đó thể hiện sự vận dụng thuyết nhận thức?
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN9 1.
Trình bày nguồn gốc và sự ra đời của thuyết kiến tạo trong dạy học. 2.
Hãy vận dụng thuyết kiến tạo trong môn học mà anh/chị sẽ dạy học trong tương lai?
CÂU HỎI THẢO LUẬN TUẦN 10
Trình bày đặc điểm cơ bản của từng loại trí tuệ theo Howard Gardner và phân tích các chiến lược dạy học tương ứng BÀI TẬP TUẦN 11
Hãy xây dựng một tình huống dạy học và giải quyết tình huống đó bằng hai cách: -
Theo tiếp cận nội dung -
Theo tiếp cận năng lực.
So sánh 02 cách giải quyết và rút ra kết luận sư phạm.
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN 12 1.
Hãy đưa ra gợi ý về một chủ đề có thể thực hiện tích hợp liên môn trong dạy học. Phân tích việc lựa chọn chủ đề đó với việc
hình thành và phát triển năng lực của người học. 2.
CÂU HỎI THẢO LUẬN TUẦN 13 3.
Hãy nêu các tiêu chí phân hóa người học và các biện pháp dạy học phân hóa. 4.
Lấy ví dụ trong môn học để minh họa cho một biện pháp dạy học phân hóa. lOMoAR cPSD| 40387276 BÀI TẬP TUẦN 8
Trình bày một ví dụ về dạy học bộ môn trong đó thể hiện sự vận dụng thuyết nhận thức? BÀI LÀM -
Thuyết nhận thức coi học tập là quá trình xử lí thông tinh -
Thuyết nhận thức được thừa nhận và ứng dụng rộng rãi trong dạy học . Các phương pháp , quan điểm
dạy học được đặc biệt chú ý là dạy học giải quyết vấn đề , dạy học định hướng hành động , dạy học
khám phá và dạy học theo nhóm - Ví dụ :
+) Khi dạy về tính chất của muối sắt (III) •
Giáo viên sẽ đưa ra tình huống là khi cho các kim loại Zn , Mg ,Fe , Cu tác dụng với dung dịch
muối FeCl3 thì có bao nhiêu phản ứng xảy ra. •
Học sinh suy nghĩ và đưa ra các đáp án khác nhau •
Giáo viên cho học sinh tự giải quyết vấn đề trên bằng cách tiến hành thí nghiệm để học sinh tự
rút ra nhận xét, tự rút ra kết luận rồi từ đó lĩnh hội được kiến thức mới đó là Fe3+ có thể oxi hóa
được cả kim loại Fe và Cu
+) Khi dạy phần đồng phân SGK 11 •
GV có thể nêu chung chung về các loại đồng phân ( chẳng hạn có đồng phân cấu tạp và đồng
phân lập thể, trong đồng phân cấu tạo lại có đồng phân mạch cacbon , đồng phân nhóm chức ,
đồng phân vị trí nhóm chức , còn trong đồng phân lập thể lại có đồng phân quang học và đồng phân hình học …. ) •
Nhưng khi dạy bài ancol phần đồng phân học sinh có thể tự suy luận để viết đúng và đủ các
CTCT của chất có CTPT là C4H10O BÀI TẬP TUẦN 7
Trình bày một ví dụ về dạy học bộ môn trong đó thể hiện sự vận dụng thuyết hành vi? Bài Làm
-Khi dạy về phần “Cân bằng phản ứng oxi hóa khử bằng phương pháp thăng bằng electron”.
-Giáo viên chia nhỏ việc “cân bằng phản ứng oxi hóa khử bằng phương pháp thăng bằng electron” thành nhiều
bước sau đó yêu cầu học sinh làm từng bước nhỏ rồi tổng hợp các bước nhỏ lại để cân bằng được một phản ứng oxi hóa khử. -Cụ thể:
+Bước 1: Xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong các chất tham gia và chất sản phẩm của nhiều phương
trình phản ứng oxi hóa khử khác nhau để học sinh thạo việc xác định số oxi hóa.
Nếu học sinh xác định sai, giáo vien có thể gợi ý điều chỉnh lại cho đúng. lOMoAR cPSD| 40387276
+Bước 2: Xác định vai trò của các chất trong phương trình (đâu là chất khử, đâu là chất oxi hóa) để học sinh có
thể viết đứng được các quá trình oxi hóa và quá trình khử. (Cho học sinh làm theo nhiều cách khác nhau)
+Bước 3: Hướng dẫn học sinh cách thăng bằng eletron. (Cho học sinh làm theo nhiều cách khác nhau)
+Bước 4: Hướng dẫn học sinh cách điền hệ số.
-Cứ cho học sinh tiến hành thành thạo các bước nhỏ để học sinh nắm được các bước cân bằng phản ứng oxi hóa
khử, từ đó học sinh biết cách cân bằng phản ứng oxi hóa khử bằng phương pháp thăng bằng electron. BÀI TẬP TUẦN 2
Với những hiểu biết về thực tế dạy học của anh (chị), hãy đề xuất một số biện pháp xây dựng động cơ học
tập đúng đắn cho học sinh hiện nay? BÀI LÀM
Để hình thành động cơ học tập cho học sinh,vai trò của giáo viên rất quan trọng. Thật vậy, cùng với sự hấp
dẫn của nội dung bài học, thì sự vận dụng khéo léo, linh hoạt, phù hợp có hiệu quả các phương pháp dạy học
và nhất là cách giao tiếp thân thiện, nhiệt tình, tôn trọng, nghiêm túc, vui vẻ, quan tâm tới người học… của
giáo viên sẽ tạo những cảm xúc dương tính, trở thành động cơ thúc đẩy họ tích cực trong học tập.
Nội dung bài giảng phù hợp với trình độ, đáp ứng nhu cầu của học sinh. Điều này, sẽ cuốn hút học sinh vào
bài giảng, tạo hứng thú trong học tập, thu hút sự chú ý lắng nghe của họ đối với những vấn đề mà họ quan
tâm, họ cần.Giáo viên chia sẻ cùng học sinh những kinh nghiệm làm tốt, làm hay của cá nhân, tập thể. Người
học rất muốn nghe những kinh nghiệm này. Họ muốn được chia sẻ kinh nghiệm giải quyết tình huống của
bạn học, giảng viên. Họ cũng muốn chia sẻ những khó khăn, vướng mắc của mình trong công việc để giảng
viên và lớp cùng tháo gỡ.
Nội dung bài giảng thể hiện ở những line của giáo án điện tử. Do vậy, trong thiết kế giáo án điện tử cũng cần
chú ý: ở mỗi slide bài giảng không quá nhiều chữ, màu sắc đơn giản để tập trung sự chú ý của người học và
tiện việc ghi chép những nội dung mà họ thấy cần. Kích cỡ chữ, cách dòng phù hợp giúp cho việc tri giác
được dễ dàng… Khai thác hiệu quả công nghệ thông tin trong bài giảng làm nổi bật thông điệp người dạy muốn truyền tải.
Trong giảng dạy giáo viên nên sử dụng phương pháp thuyết trình cho phù hợp với lớp đông học sinh. Khi sử
dụng phương pháp thuyết trình, người dạy chú ý tới âm lượng, nhịp điệu trong giọng nói; nên có những ví
dụ, liên hệ thực tế, giúp người học liên hệ được kiến thức với kinh nghiệm của bản thân, cần chủ động phát
huy kinh nghiệm của người học trong quá trình xây dựng bài học.
Phương pháp thuyết trình có thể kết hợp với phương pháp vấn đáp bằng hệ thống câu hỏi linh hoạt sẽ tạo
được hứng thú cho học sinh trong lớp học.Người học với đặc điểm tâm lý là ngại giơ tay phát biểu ý kiến, vì
sợ sai, bị đánh giá nên khi xây dựng hệ thống câu hỏi chú ý tới nguyên tắc dạy học “sát đối tượng”. Giáo viên lOMoAR cPSD| 40387276
có thể tăng dần mức độ khó của các câu hỏi, tùy từng lớp học, từng học viên mà có những câu hỏi vừa sức,
khuyến khích học viên trả lời bằng lời nói, điểm số…kích thích học viên trong học tập.
Ngoài ra, còn rất nhiều phương pháp tích cực có thể áp dụng trong giáo dạy học sinh như thảo luận nhóm,
nghiên cứu trường hợp điển hình qua câu chuyện kể, đoạn clip, trò chơi ô chữ, những trò chơi phá “tảng
băng”. Những phương pháp này sẽ góp phần tạo sự hào hứng, tạo ấn tượng cho người học nhằm truyền tải
nội dung giảng dạy một cách nhẹ nhàng, hiệu quả.
Giáo viên tùy theo mục tiêu, nội dung bài giảng, khả năng, trình độ người học, trang thiết bị dạy học mà lựa
chọn, phối hợp các phương pháp giảng dạy cho phù hợp, tăng cường hoạt động của người học, hướng tới
mục tiêu hình thành năng lực cho người học.
Tóm lại, động cơ học tập không có sẵn, cũng không thể áp đặt mà được hình thành dần dần trong quá trình người
học đi sâu chiếm lĩnh đối tượng học tập. Từ nhu cầu với các đối tượng học tập, từ những yếu tố bên ngoài mà
hình thành nên động cơ thúc đẩy hoạt động học tập của người học. Đối với giáo viên có thể tạo động cơ học
tập cho người học thông qua nội dung bài giảng, sử dụng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học… nhằm
kích thích tính tích cực, tạo hứng thú học tập cho học sinh để việc học trở thành nhu cầu không thể thiếu được của người học.
CÂU HỎI THẢO LUẬN TUẦN 4(k hay)
1. Phân tích khái niệm, và cấu trúc của nội dung dạy học phổ thông và cho VD minh họa.
1.1.Khái niệm nội dung dạy học:
-Nội dung dạy học là thành tố đặc biệt quan trọng của quá trình dạy học. Nội dung dạy học quy
định nội dung hoạt động của cả thầy và trò trong suốt quá trình dạy học
-Nội dung dạy học là một hệ thống bao gồm đầy đủ các yếu tố của cấu trúc kinh nghiệm xã hội
cần truyền đạt cho thế hệ trẻ
1.2.Cấu trúc nội dung dạy học:
Nội dung dạy học4 thành phần, được cụ thể hóa như sau:
Thứ nhất :Việc lĩnh hội các tri thức (tự nhiên, xã hội, tư duy, kĩ thuật, phương pháp…) sẽ
giúp cho học sinh có vốn hiểu biết phong phú, có công cụ để hình thành thế giới quan khoa học.
Thứ hai : Kinh nghiệm tiến hành các phương thức hoạt động đã biết giúp học sinh vận
dụng tri thức để giải quyết vấn đề cụ thể. lOMoAR cPSD| 40387276
Thứ ba : Kinh nghiệm tiến hành các hoạt động sáng tạo (vận dụng tri thức, kĩ năng, kĩ xảo)
tạo cho học sinh những năng lực giải quyết vấn đề mới, cải tạo hiện thực, thực hành nghiên cứu khoa học
Thứ tư : Kinh nghiệm về thái độ cảm xúc đánh giá đối với thế giới, con người. => thể
hiện tính giáo dục của nội dung dạy học. Lĩnh hội yếu tố này sẽ tạo nên niềm tin, lý tưởng,
hình thành hệ thống giá trị đúng đắn ở học sinh
-Mối quan hệ giữa các thành phần của nội dung dạy học:
Bốn thành phần trên của nội dung dạy học liên hệ mật thiết với nhau, quy định lẫn nhau Dẫn chứng :
Bốn thành phần này không thể thiếu trong NDDH để giáo dục nên con người phát triển toàn diện, cho
nên không được coi nhẹ bất cứ thành phần nào.
1.3. Ví dụ và phân tích ví dụ.
Bài Khảo sát và vẽ đồ thị của hàm số - Chương trình toán 12
a) Kinh nghiệm về kiến thức
Là bài cuối cùng trong chương 1 “Ứng dụng đạo hàm để khảo sát và vẽ đồ thị hàm số”, khi học sinh
đã nắm chắc kiến thức về tính đơn điệu của hàm số, biết vận dụng để tìm khoảng đơn điệu, cực trị,
giá trị lớn nhất, nhỏ nhất và xác định đường tiệm cận, thành thạo cách vẽ bảng biến thiên b) Phương
thức hoạt động
Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học nhằm giúp học sinh tích cực, chủ động trong phát
hiện, chiếm hữu tri thức như: thuyết trình, đàm thoại gợi mở, nêu vấn đề đan xen hoạt động nhóm...
c) Kinh nghiệm tiến hành hoạt động sáng tạo
Để giúp học sinh thành thạo việc vẽ đồ thị hàm số, GV có thể phát phiếu bài tập củng cố lý thuyết hay
tổ chức trò chơi nhỏ thi vẽ đồ thị giữa các nhóm d) Kinh nghiệm về thái độ
- Rèn luyện tính cẩn thận
- Rèn luyện tính tích cực, tinh thần tự giác trong học tập
- Tích cực tìm tòi, sáng tạo trong học tập, biết quy lạ về quen, phát triển khả năng tư duy, suy luận logic
- Biết nhận xét, đánh giá bài làm của bạn cũng như bài làm của chính bản thân mình lOMoAR cPSD| 40387276
2. Phân tích hình thức dạy học lên lớp. Từ đó giải thích nhận định: “Hình thức dạy học lên lớp
là cơ bản nhưng không phải duy nhất ở trường phổ thông”.
2.1.Phân tích hình thức dạy học lên lớp.
• Hình thức dạy học lên lớp hay còn gọi là hình thức dạy học bài Đặc điểm:
• HS được chia thành lớp với số lượng và thành phần ổn định theo lứa tuổi, theo trình độ nhận thức.
• Mỗi lớp HS học theo một nội dung được quy định cụ thể trong một kế hoạch, một
chương trình dạy học. Thời gian được chia thành từng tiết, trình tự các tiết lên lớp
được sắp xếp theo một thời khóa biểu chặt chẽ.
• Giáo viên trực tiếp lãnh đạo tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh cả
lớp chú ý đến đặc điểm riêng của từng học sinh. • Ưu điểm:
• Bảo đảm cho dạy và học tiến hành có mục tiêu, có kế hoạch, có hệ thống phù hợp với
yêu cầu về tâm lý học, giáo dục học, và vệ sinh học đường.
• Đào tạo được hàng loạt HS theo nhu cầu học tập của học sinh và yêu cầu trình độ lao động của xã hội.
• Bảo đảm công tác dạy học đạt hiệu quả cao nhất trong thời gian ngắn nhất.
• Tạo điều kiện dễ dàng cho việc lập kế hoạch, chương trình môn học, đảm bảo sự
thống nhất trong cả nước, và đảm bảo hiệu quả kinh tế cao nhất trong dạy học
• Tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các học sinh trong
học tập cũng như trong giáo dục học sinh những phẩm chất đạo đức. • Nhược điểm:
• GV ít có thời gian chú ý đầy đủ đến các đặc điểm nhận thức riêng của từng HS.
• HS dễ thụ động trong việc nắm tri thức. Không đủ thời gian điều kiện để lĩnh hội, rèn
luyện tất cả các tri thức theo chương trình học tập.
• Không có điều kiện để học sinh thỏa mãn những yêu cầu hiểu biết rộng rãi và sâu sắc
những tri thức trong chương trình và ngoài chương trình. Tuần 11
Hãy xây dựng một tình huống dạy học và giải quyết tình huống đó bằng 2 cách: - Theo tiếp cận nội dung -
Theo tiếp cận năng lực.
So sánh 02 cách giải quyết và rút ra kết luận sư phạm. lOMoAR cPSD| 40387276
1. Tình huống dạy học trong môn Toán
An là 1 giáo viên dạy toán,mới được phân công dạy 1 lớp 11 có thành tích thi đua thi đua thấp. Ở đây, học sinh
rất nghịch ngợm và lười học. Hôm nay, lớp sẽ học bài Hoán vị- Chỉnh hợp- Tổ hợp.
Có 1 bài toán như sau :
Toàn có 4 viên bi, lần lượt là xanh, đỏ, tím, vàng. Toàn thích 4 viên bi này lắm nên quyết đinh đem bỏ vào lọ.
Tuy nhiên, do miệng lọ rất bé nên mỗi lần chỉ có thể bỏ 1 viên . Hỏi Toàn có bao nhiêu cách để bỏ bi vào lọ ?
2. Giải quyết tình huống theo hướng tiếp cận nội dung:
An có 2 cách để giảng cho các học sinh trong lớp hiểu : Cách 1 : Liệt kê
An đặt tên các viên bi là A B C .
liệt kê lần lượt là ABC ACB BAC BCA CAB CBA . Tổng có 6 cách chọn.
Cách 2 : Dùng quy tắc nhân ; -
Có 3 cách để chọn viên đầu tiên để cho vào lọ. - Có 2 cách chọn viên thứ 2 . -
viên cuối cùng bỏ vào cuối
3. Giải quyết tình huống theo hướng tiếp cận năng lực
Để dễ cho học sinh hình dung, An có thể giảng như sau :
giả sử , thầy có 3 cái kẹo. Mỗi ngày thầy sẽ chọn 1 cái để ăn .
Ngày đầu , thầy chọn 1 cái , có 3 cái kẹo nên thầy sẽ có 3 cách chọn .
Ngày 2 , thầy chọn 1 cái , vì 1 cái đã an hôm qua nên nay sẽ còn 2 cái tương tự 2 cách chọn
Ngày cuối , thầy chỉ còn 1 cái nên có 1 cách chọn.
Tổng số cách chọn sẽ là 3.2.1 = 6 4. So sánh
C1 sẽ giúp cho học sinh được nghe đầy đủ kiến thức , thông tin mà mình mong muốn, tuy nhiên không phải ai cx hiểu .
C2 tuy dài dòng , tốn thời gian hơn tuy nhiên lại kích thích đc não bộ người học theo mức độ từ dễ đến khó. Từ
đó giúp học sinh nhớ lâu về bài hơn . lOMoAR cPSD| 40387276
5. Kết luận sư phạm -
Đối với dạy học theo định hướng phát triển năng lực, quá trình quan trọng hơn kết quả. Bởi vì
quá trình đúng dẫn đến kết quả đúng. Vì vậy GV phải xác định mục tiêu dạy học theo định
hướng năng lực cho mỗi bài học -
GV cần tìm hiểu thêm các kiến thức thực tiễn để giúp HS giải thích đúng và vận dụng kiến
thức vào thực tiễn cuộc sống tốt hơn. -
Quá trình dạy học phải dựa trên sự nghiên cứu những quan niệm, kiến thức sẵn có của người
học, khai thác những thuận lợi đồng thời nghiên cứu những chướng ngại có khả năng xuất
hiện trong quá trình dạy học -
Mục đích dạy học không chỉ dừng lại ở việc cung cấp kiến thức, kỹ năng mà còn phải dạy cho
học sinh cách học, cách tự học, tự hoạt động nhận thức nhằm đáp ứng các nhu cầu của bản thân của xã hội. -
Trước sự phát triển không ngừng và nhanh chóng của khoa học công nghệ đòi hỏi phải đổi
mới mạnh mẽ phương pháp dạy học hướng đến người học. Người học cần phải có những năng
lực kiến tạo tri thức, kỹ năng đa dạng, có tư duy tốt. Để phát huy ưu thế của phương pháp dạy
học nêu vấn đề đòi hỏi người giáo viên cần quan tâm đến kĩ thuật xây dựng và sử dụng tình
huống có vấn đề. Tuy nhiên, để đưa lại hiệu quả cao đòi hỏi người dạy phải căn cứ vào đặc
trưng từng loại bài, kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học để xây dựng các tình
huống có vấn đề có tỉ lệ hợp lý giữa cái chưa biết và cái đã biết phù hợp với khả năng của học sinh. Tuần 12
Hãy đưa ra gợi ý về một chủ đề có thể thực hiện tích hợp liên môn trong dạy học. Phân tích việc lựa chọn
chủ đề đó với việc hình thành và phát triển năng lực của người học. I.
Một chủ đề thực hiện tích hợp liên môn và phân tích việc lựa chọn chủ đề đó với việc hình
thành và phát triển năng lực của người học.
MÔN: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
CHỦ ĐỀ: TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI
Tích hợp môn Đạo đức và Hoạt động trải nghiệm
Phân tích việc lựa chọn chủ đề đó với việc hình thành và phát triển năng lực của người học : -
Các nguyên tắc khi xây dựng, lựa chọn chủ đề tích hợp
Đảm bảo mục tiêu giáo dục, hình thành và phát triển các năng lực cần thiết cho người học
Tích hợp môn Tự nhiên xã hội với hoạt động trải nghiệm : Khi dạy bài ‘’Bề mặt trái đất’’
trong Tự nhiên xã hội lớp 3, giáo viên cần giúp học sinh hướng tới việc phát triển những năng
lực cần thiết như: biết được trên bề mặt Trái Đất có 6 châu lục và 4 đại dương. Nói tên và chỉ
được vị trí 6 châu lục và 4 đại dương trên lược đồ. lOMoAR cPSD| 40387276
-> Từ đó các em biết vận dụng vào hoạt động trải nghiệm và cuộc sống hàng ngày: học sinh
rèn luyện được kĩ năng quan sát và có ý thức giữ gìn và trách nhiệm đối với môi trường sống. •
Tích hợp môn Tự nhiên xã hội với Đạo đức: Khi dạy bài “Sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ
nguồn nước sạch’’ trong Đạo đức lớp 3, có thể tích hợp với bài ‘’Bề mặt trái đất’’ trong Tự
nhiên xã hội lớp 3 vì cùng chủ đề về trái đất.
->Học sinh có thể phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo khi được tích hợp
liên môn cùng chủ đề. Dễ dàng nhận thức về vai trò của nước và hình thành trách nhiệm đúng
đắn về việc bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên của trái đất.
Đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội, mang tính thiết thực, có ý nghĩa với người học
Tích hợp môn Hoạt động trải nghiệm : Trong bài “mặt trời”, các em biết mặt trời là nguồn
năng lượng cơ bản cho sự sống trên Trái Đất. Từ đó các em biết vận dụng năng lượng mặt trời
vào một số việc cụ thể trong cuộc sống hàng ngày (trồng cây, phơi quần áo chỗ có ánh nắng,...) •
Tích hợp môn Đạo Đức:
+ Trong bài “các đới khí hậu”, các em được học về khí hậu, sự ảnh hưởng của khí hậu và biết thêm
về khí hậu hiện nay đang dần phức tạp. Qua đó các em hình thành ý thức bảo vệ môi trường.
+ Trong bài học về “bề mặt trái đất”, học sinh được tìm hiểu về các loại hình là thành phần tạo nên
môi trường sống của con người và sinh vật. Các em từ đó có ý thức giữ gìn môi trường sống của con người.
Đảm bảo tính khoa học và tiếp cận những thành tựu của khoa học kĩ thuật, đồng thời vừa sức với học sinh
Tích hợp với môn Hoạt động trải nghiệm: Khi học bài “ Các mùa trong năm” (TNXH lớp 2), giáo viên
có thể lồng ghép trong các bài hoạt động trải nghiệm, cho các em quan sát thời tiết và khí hậu mà các
em đang cảm nhận là như thế nào? Theo em đó là mùa gì? Thông qua việc tích hợp, bài học sẽ giúp học
sinh biết một năm có bao nhiêu mùa, có phải nơi nào cũng có 4 mùa không và phân biệt các mùa với nhau? •
Tích hợp môn Đạo Đức: Bài 67: Bề mặt lục địa. Khi học tới phần nước chiếm phần đa bề mặt trái đất.
Giáo viên có thể nói đến thực trạng ô nhiễm nước hiện nay từ đó liên hệ với vấn đề sử dụng tiết kiệm
nước và bảo vệ nguồn nước ở môn Đạo đức lớp 3. Bài học vừa cung cấp cho học sinh kiến thức khoa
học vừa giúp học sinh nắm bắt được những thực trạng cuộc sống xung quanh và biết cách bảo vệ môi
trường, đặc biệt là môi trường nước.
Đảm bảo tính giáo dục và giáo dục vì sự phát triển bền vững:
Tích hợp môn đạo đức (bài học của sự phát triển bền vững): Khi học về bài “Vòng tuần hoàn của
nước”(sgk khoa học lớp 4), học sinh được học nước ở dưới mặt đất bốc hơi, ngưng tụ nên những đám
mây, khi đủ nặng chúng sẽ rơi xuống tạo thành mưa-> nước mưa rơi xuống mặt đất phần thì chảy vào
ao hồ, sông suối, phần thì rơi xuống ngấm vào đất-> xuống mạch nước ngầm và sau đó lại bốc hơi gây mưa.
=> ta phải bảo vệ môi trường: tránh xả rác bừa bãi, thải chất độc ra môi trường nước vì chính chúng sẽ
ngấm vào mạch nước ngầm -> làm bẩn nước sinh hoạt, nước uống; gây mưa axit => ảnh hưởng đến
chính sức khoẻ của con người. lOMoAR cPSD| 40387276
Tăng tính hành dụng, tính thực tiễn; quan tâm tới những vấn đề mang tính xã hội của địa phương
Tích hợp môn Đạo đức : Trong bài học tìm hiểu về Mặt trời và Trái đất, hs được cung cấp
những kiến thức cơ bản về đặc điểm, cấu tạo… Từ đó khi tích hợp với giáo dục Hs trong môn
Đạo đức, gv tạo điều kiện và ứng dụng kiến thức vừa học để giúp học sinh nhận thức được
tầm quan trọng của tự nhiên đối với cuộc sống của chúng ta. Có thể được đề cập tới các vấn
đề như ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí… từ đó học sinh có thể hình thành ý thức và đưa ra
các hành động thực tiễn bảo vệ môi trường sống. •
Tích hợp hoạt động trải nghiệm : Thông qua sự tìm hiểu ở sách vở, gv có thể tổ chức cho học
sinh làm các bài báo cáo hoặc thu hoạch về các vấn đề liên quan tới Mặt Trời và Trái Đất, hiện
nay nó đang gặp phải nguy cơ gì, tầm quan trọng của nó đối với cuộc sống của chúng ta và đề
ra giải pháp cho thực trạng hiện nay. Nhóm nào hoàn thành xuất sắc sẽ được thuyết trình trước
trường để phổ biến cho các bạn cùng chung tay bảo vệ cuộc sống của chúng ta. -
Lựa chọn chủ đề và tổ chức dạy học chủ đề tích hợp
Xuất phát từ nội dung các bài học, xác định các nội dung, kiến thức và kĩ năng người học cần đạt
tới để có ý đồ tích hợp thành chủ đề
Tích hợp hoạt động trải nghiệm : Trong bài học về Mặt trời và trái đất, Giáo viên cần xác
định rõ nội dung bài học cần học: cấu tạo của Trái Đất, vị trí của trái đất quanh hệ mặt trời,...
Tổ chức cho học sinh tiến hành hoạt động trải nghiệm tìm hiểu về bầu trời và trái đất. Từ nội
dung kiến thức đã học tổ chức cho học sinh các hoạt động trò chơi theo nhóm để không chỉ
củng cố các kiến thức đã học mà còn các kỹ khác năng ngôn ngữ, giao tiếp, quan sát, làm việc
nhóm. Từ các hoạt động đó hình thành nên kiến thức cần học.
Luôn nhìn thấy những vấn đề thực tiễn đang diễn ra trong cuộc sống hàng ngày có liên quan đến
nội dung bài học
Tích hợp hoạt động trải nghiệm : Trong bài học về Mặt trời, giáo viên tổ chức cho học sinh
tiến hành quan sát bầu trời. Giáo viên phát phiếu cho học sinh để học sinh tiến hành quan sát
và nhắc nhở một số lưu ý khi quan sát là không nhìn trực tiếp vào mặt trời. Sau đó, học sinh sẽ
tiến hành quan sát bầu trời theo nội dung trong phiếu. Từ hoạt động trải nghiệm quan sát bầu
trời, học sinh sẽ nhận biết bầu trời như thế nào, có mây hay mưa?...
=> Từ hoạt động này học sinh sẽ thấy được nội dung bài học luôn gắn liền và liên quan gần
gũi với cuộc sống hàng ngày
Phải tìm thấy những vấn đề lớn mà thế giới và trong nước đang đối mặt (ô nhiễm môi trường, thiên
tai, khủng hoảng năng lượng, hiệu ứng nhà kính, ...)
Tích hợp môn hoạt động trải nghiệm:
Gv yêu cầu học sinh tìm hiểu và phát biểu về những vấn đề lớn về ô nhiễm nguồn
nước mà tất cả chúng ta đang phải đối mặt.
Nêu ra bài học về ô nhiễm nguồn nước và cho hs nêu về thực trạng nguồn nước hiện nay
Sau đó sẽ đi tìm hiểu về nguyên nhân, hậu quả của nó với cuộc sống chúng ta như thế nào . lOMoAR cPSD| 40387276
Từ đó đề xuất các biện pháp thực hiện .
Tổ chức cho hs các buổi thực tế tìm hiểu về sông ngòi, kênh rạch quê hương nó đang
ở mức độ nghiêm trọng nào
Tích hợp môn đạo đức
Sau khi được tham gia buổi học trải nghiệm thực tế là “Quan sát nguồn nước ở nơi
em sinh sống” học sinh sẽ biết được tình trạng nguồn nước mình sinh hoạt hằng ngày
đang ô nhiễm như thế nào
Từ đó, hình thành ở các em ý thức bảo vệ nguồn nước, giữ vệ sinh cho nguồn nước
cũng như môi trường xung quanh
Thông qua những hành động đạo đức cụ thể như: không vứt vỏ kẹo, rác thải xuống
sông hồ, thực hiện công tác tuyên truyền với người thân trong gia đình cũng như mọi
người xung quanh về việc xử lí nước thải sinh hoạt hợp vệ sinh trước khi thải ra môi trường
Phê phán những hành động xấu gây ảnh hưởng tới nguồn nước.
Biết từ bỏ những nội dung mà chương trình buộc phải dạy theo các phương pháp truyền thống
Tích hợp với môn hoạt động trải nghiệm
+ Tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa, các buổi thực tế để hs đc trực tiếp đi
tham quan, khảo sát tình hình ô nhiễm môi trường xung quanh các em, thay vì chỉ
ngồi trên lớp đọc sách, nêu khái niệm hay rút ra những kết luận không thực tế +
Yêu cầu học sinh nêu quan điểm, biện pháp riêng của từng em để bảo vệ môi trường
+ Cùng các em tham gia các hoạt động ý nghĩa tại địa phương như: trồng cây quanh
làng xóm, nhổ cỏ ven đường, nhặt rác bị mắc ở cống rãnh, tưới cây hoa….. Xác định mục tiêu dạy học
theo mục tiêu năng lực: Mục tiêu phát triển năng lực chung là năng lực tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp
và hợp tác và phát triển năng lực chuyên môn: năng lực tìm hiểu tự nhiên xã hội, năng lực ngôn ngữ
Tích hợp trong môn Hoạt động trải nghiệm : Khi học về bài Cùng khám phá bầu trời, thay vì
cho các em suy nghĩ về bầu trời hay tưởng tượng về bầu trời thì giáo viên nên cho các em ra
ngoài thực tế quan sát bầu trời từ đó các em có cái nhìn chân thật về nó đồng thời giáo viên
có thể phát triển được năng lực cần thiết cho học sinh như:
+ Năng lực tự học, tự chủ: Cho bản thân học sinh tự quan sát bầu trời, những sự vật có trên
bầu trời,.. cho các em tự chủ trong việc khám phá ra những điều mới về bầu trời mà các em chưa biết..
+ Năng lực giao tiếp, hợp tác: giáo viên có thể chia thành các nhóm nhỏ để các em hoạt động
quan sát với nhau từ đó phát triển được khả năng giao tiếp của các em với nhau
+ Năng lực tìm hiểu về tự nhiên xã hội: khi quan sát xong các em có thể rút ra những đặc điểm
như bầu trời màu gì, mây màu gì, bầu trời ban ngày có những gì….
+ Năng lực ngôn ngữ: qua hoạt động quan sát và trao đổi với bạn bè, học sinh có thể tự miêu
tả những đặc điểm của bầu trời bằng chính ngôn ngữ của các em từ đó giúp các em mở rộng
vốn từ ngữ của bản thân. lOMoAR cPSD| 40387276
Xây dựng bộ câu hỏi cho bài học
Khi học về bài Cùng khám phá bầu trời tích hợp với môn Hoạt động trải nghiệm các em trả lời một số câu hỏi sau:
Câu 1:Vào ban ngày em nhìn thấy gì trên bầu trời ?( Mây ,mặt trời ).
Câu 2: Vào ban đêm em nhìn thấy gì trên bầu trời ? ( Mây, mặt trăng và các vì sao) .
Câu 3: Vào các đêm khác nhau, bầu trời có giống nhau không?( không giống nhau)
Câu 4: Màu của mây có những màu gì? ( màu trắng, màu xanh)
Câu 5: Ban ngày chúng ta có nhìn thấy sao không? (Không) II.
Kết luận sư phạm: -
Người giáo viên cần bồi dưỡng trình độ chuyên môn cao -
Hợp tác giữa các GV tham gia dạy học. -
Các GV tham gia dạy môn học cũng cần phải nhìn nhận lại khả năng cũng như những giới hạn còn tồn
tại trong chuyên môn của mình, những điều cần phải khắc phục để đáp ứng những nội dung và phương pháp mới. -
Có sự chuẩn bị cho sự thay đổi mới (DHTH) ở mỗi GV phải rất chu đáo, trách nhiệm, chặt chẽ và cụ thể -
Giáo viên cần áp dụng các kĩ thuật và phương pháp dạy học tích cực nhằm đạt đến mục tiêu phát triển
năng lực cho người học thông qua việc giải quyết các vấn đề thực tiễn.
1. Khi xây dựng, lựa chọn chủ đề DHTH, giáo viên cần: -
Xuất phát từ nội dung các bài học, xác định các nội dung, kiến thức và kĩ năng người học cần đạt tới để
có ý đồ tích hợp thành chủ đề -
Luôn nhìn thấy những vấn đề thực tiễn đang diễn ra trong cuộc sống hàng ngày có liên quan đến nội dung bài học -
Phải tìm thấy những vấn đề lớn mà thế giới và trong nước đang đối mặt (ô nhiễm môi trường, thiên tai,
khủng hoảng năng lượng, hiệu ứng nhà kính, ...) -
Biết từ bỏ những nội dung mà chương trình buộc phải dạy theo các phương pháp truyền thống -
Xác định mục tiêu dạy học theo mục tiêu năng lực -
Xây dựng bộ câu hỏi cho bài học
2. Trong tổ chức dạy học chủ đề tích hợp -
Kế hoạch dạy học kết nối với lợi ích và sự quan tâm của học sinh, của cộng đồng lOMoAR cPSD| 40387276 -
Tổ chức dạy học xuất phát từ vấn đề cần giải quyết hoặc một dự án cần thực hiện, việc tự chủ giải
quyết vấn đề cầu viện vào các kiến thức, kĩ năng thuộc các môn học khác nhau. -
Trung tâm của việc dạy nhấn mạnh đặc biệt đến sự phát triển và làm chủ mục tiêu lâu dài như là các
phương pháp, kĩ năng và thái độ của người học Tuần 13
1. Các tiêu chí phân phân hoá người học
1.1. Năng lực nhận thức -
Benjamin Samuel Bloom, nhà tâm lý học giáo dục người Mỹ đã đưa ra một cách phân loại mục tiêu
học tập mà ngày nay, ở lĩnh vực nhận thức, nó được biết đến với tên gọi là “Thang đo Bloom”. -
Thang đo Bloom được sử dụng để đánh giá HS theo các cấp độ nhận thức tăng dần (nhận biết, thông
biểu, vận dụng, phân tích, đánh giá và sáng tạo) -
Dựa trên thang đo Bloom, ta có thể phân hóa HS theo năng lực nhận thức hoặc trình độ nhận thức.
1.2.Tính cách tâm lí -
Phương pháp này có 08 khuynh hướng nhận thức: hướng ngoại hoặc hướng nội; cảm nhận hoặc trực
giác; tư duy hoặc cảm giác; đánh giá hoặc nhận thức -
Bằng các cách tổ hợp 08 khuynh hướng này, Briggs Myers đã chỉ ra 16 loại tính cách tâm lý. Vis dụ:
+Người có tính cách kiểu ISTJ (hướng nội, cảm nhận, tư duy, đánh giá) là người nghiêm túc, bình tĩnh,
có khả năng tập trung vào vấn đề cần tìm hiểu và áp dụng cho bản thân.
+ Người có tính cách kiểu ESFJ (hướng ngoại, cảm nhận, cảm giác, đánh giá) là người ấm áp, tốt bụng, dễ mến
và có khả năng làm việc hợp tác với người khác.
1.3.Kiểu người học -
Theo David Allen Kolb, mô hình “Chu trình học” gồm bốn giai đoạn:
(1) Trải nghiệm cụ thể, (2) Quan sát có phản ánh.
(3) Khái niệm hóa vấn đề trừu tượng
(4) Chủ động thử nghiệm . -
Trong chu trình 04 giai đoạn này, có 04 kiểu người học: phân kỳ, đồng hóa, hội tụ và thích nghi.
1.4. Phong cách học tập -
Herman Allen Witkin, một nhà tâm lý học người Mỹ, đã đưa ra kết luận: Khi nhận thức thế giới xung
quanh, con người sử dụng hai phong cách nhận thức:
(1) nhận thức phụ thuộc vào trường nhận thức (bối cảnh nhận thức)
(2) nhận thức độc lập đối với trường nhận thức. -
Những nghiên cứu phía sau này đã phản ánh rằng:
+HS có phong cách nhận thức độc lập thường có khả năng độc lập, tự chủ trong việc tìm tòi, khám phá kiến
thức, nhưng hướng nội, ít quan tâm đến xung quanh và ngược lại.
+Nếu dựa trên phân loại của Witkin, ta có thể phân hóa HS dựa trên phong cách học tập (độc lập và phụ thuộc).
1. 5.Năng lực trí tuệ
Có thể phân hóa HS thành những đối tượng học sinh (những nhóm khác nhau) theo các tiêu chí như: năng lực
nhận thức, năng lực trí tuệ, phong cách học tập, kiểu người học và tính cách tâm lí. Ngoài ra, các nghiên cứu lOMoAR cPSD| 40387276
khác đã chỉ ra thêm những tiêu chí để phân hóa HS, tiêu biểu là: đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi, nhu cầu, hứng
thú và điều kiện học tập.
4 Các biện pháp dạy học phân hóa
Dựa trên những khả năng cá nhân của HS, GV cần phân biệt 04 yếu tố sau đây trong lớp học phân hóa:
- Nội dung: Kiến thức, kĩ năng mà HS cần chiếm lĩnh;
- Sản phẩm: Sản phẩm của các hoạt động học, do HS hoàn thành ở từng khâu của tiến trình dạy học:
hình thành kiến thức, luyện tập, vận dụng và mở rộng.
- Quy trình: Cách tổ chức các hoạt động học để giúp HS chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng và hoàn thành
được sản phẩm học tập trên đây theo yêu cầu của GV
- Môi trường học tập: Các yếu tố tạo nên bầu không khí của lớp học, ví dụ như cách truyền cảm hứng
của GV, không gian lớp học rộng rãi và yên tĩnh, phương tiện dạy học thích hợp và đầy đủ.
4.1 Phân hóa từ mục tiêu dạy học
- Để xác định mục tiêu dạy học một nội dung cụ thể của môn học theo hướng phân hóa, GV cần phải thực hiện ba bước sau: •
Đánh giá ban đầu để phân loại HS. •
Nghiên cứu các yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực đối với HS khi dạy học nội dung đó theo
chương trình GDPT do Bộ GD & ĐT quy định. •
Xác định mục tiêu dạy học theo hướng phân hóa (mục tiêu tối thiểu, nâng cao)
4.2 Lựa chọn nội dung dạy học cụ thể theo hướng phân hóa -
Để phân hóa nội dung dạy học phù hợp với trình độ nhận thức của HS, GV có thể tiến hành một hoặc
kết hợp thực hiện một số cách thức sau: •
Lựa chọn các nội dung học tập phù hợp với các đối tượng HS. •
Phân bậc các nội dung học tập theo các mức độ phù hợp để tất cả các đối tượng HS có thể tiếp cận.
4.3 Xây dựng nhiệm vụ phân hóa: Ra bài tập phân mức -
GV cần thiết kế các nhiệm vụ học tập, các bài tập thể hiện các hành vi của các năng lực ứng với các
mức độkhác nhau sẽ được giao cho HS. -
Sau đó, có thể cung cấp thêm những nhiệm vụ nâng cao với nhóm HS giỏi và tăng cường trợ giúp với
nhómHS yếu. Vì thế, để đánh giá quá trình, việc đầu tiên GV cần làm là xây dựng được hệ thống nhiệm vụ có
mức độ yêu cầu khác nhau. Để phân mức độ bài tập, có thể sử dụng các cách phân mức như sau.
a) Phân mức theo độ mở của nhiệm vụ
Độ mở được đặc trưng bởi sự trả lời tự do của cá nhân và không có lời giải cố định. Điều này cho phép các
cách tiếp cận khác nhau và dành không gian cho sự sáng tạo, tự quyết định của người học. Mức độ cao – thấp lOMoAR cPSD| 40387276
phụ thuộc vào tính mở của câu hỏi. Câu hỏi càng có nhiều lời giải và cách tiếp cận thì độ mở càng cao. Trong
việc đánh giá, chú trọng việc HS biết lập luận thích hợp cho con đường giải quyết hay quan điểm của mình.
b) Phân mức theo độ phức tạp của nhiệm vụ
Độ phức tạp biểu hiện trong tính thực tiễn của nhiệm vụ. Nó cho phép HS vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã
học vào giải quyết vấn đề của cuộc sống. Nhiệm vụ càng sát với tình huống thực, bối cảnh thực thì mức độ
phức tạp càng cao. Trong việc đánh giá, chú trọng sự phân tích, tổng hợp, đánh giá, vận dụng kiến thức trong
quá trình giải quyết vấn đề của HS.
c) Phân mức theo số lượng thao tác phải thực hiện trong nhiệm vụ
Thao tác bao gồm thao tác tư duy và thao tác hành động (đo đạc, tính toán, lắp đặt,...). Để hoàn thành nhiệm
vụ, HS cần thực hiện một hoặc nhiều thao tác. Năng lực của HS thể hiện qua các thao tác mà họ thực hiện. Một
nhiệm vụ phải trải qua càng nhiều thao tác để thực hiện thì yêu cầu năng lực của HS càng cao.
d) Phân mức theo độ tự lực của HS
Tự lực là có khả năng thực hiện nhiệm vụ mà không cần sự trợ giúp, gợi ý. Nếu nhiệm vụ yêu cầu HS tự lực
thực hiện càng nhiều thao tác thì nhiệm vụ đó có mức độ tự lực càng cao. Trong đánh giá mức độ tự lực, chú
trọng đến sự chủ động, tích cực khi thực hiện nhiệm vụ.
4.4 Đánh giá kết quả học tập của HS theo hướng phân hóa
Có 3 loại hình đánh giá: đánh giá chẩn đoán, đánh giá quá trình đánh giá tổng kết. 5. ví dụ
Dạy học phân hoá trong môn Toán được thể hiện qua tiết Ôn tập phép cộng phạm vi 10 - Toán lớp
1 (Hệ thống bài tập phân hoá nhằm đo lường kiến thức, kĩ năng học sinh tiểu học) Nội dung: Ôn tập
phép tính trong phạm vi 10. Nội dung
Học sinh hoàn thành bài tập và củng cố được kiến thức đã học. Các em luyện tập được các
phép tính trong phạm vi 10. •
Học sinh rèn luyện được khả năng tính toán và quan sát nhanh •
Các em xử lí bài tập trong thời gian cho phép, không mất thời gian trình bày nên lượng câu
hỏi để phân hóa sẽ nhiều và hiệu quả hơn. • Sản phẩm: •
Hình thành kiến thức: Các em đã biết được cách tính toán trong phạm vi 10 Luyện tập:
Các em làm được các phép toán trong phạm vi 10 •
Vận dụng và mở rộng: Các em áp dụng được vào các bài toán thực tế. • Quy trình: lOMoAR cPSD| 40387276
1. Câu hỏi mức độ nhận biết:
2.Câu hỏi mức độ thông hiểu:
3.Câu hỏi mức độ vận dụng:
4.Câu hỏi mức độ vận dụng cao:
Môi trường học tập:
Các yếu tố tạo nên bầu không khí của lớp học:
+ Cách truyền cảm hứng của GV
- Tạo không khí lớp học thân thiện, thoải mái
- Giáo viên tận tình hướng dẫn học sinh + Không gian lớp học - Rộng rãi và yên tĩnh
- Có không quan để phân bố đầy đủ các thiết bị và phương tiện học tập + Phương tiện dạy học
- Thích hợp và đầy đủ - Đa dạng, sáng tạo 6. KLSP: -
Hình thức tổ chức phải phù hợp, phải linh hoạt trong viêc kết hợp các phương pháp dạy học, giúp học ̣
sinh tích cực, tự chủ chiếm lĩnh tri thức. -
Để tránh viêc lặ p lại câu hỏi gây nhàm chán cho học sinh, với mục đích vừa giúp học sinh nắm được ̣
vấn đề vừa biết vân dụng vào các tình huống khác nhau, mộ t nộ i dung nên sử dụng các câu hỏi ở
nhiềụ hình thức khác nhau. Hê thống câu hỏi phân hóa với từng đối tượng học sinh.̣ -
GV cần chú ý phân hóa trong dạy học nhưng không tạo nên sự phân biệt trong học tập nhằm tạo niềm
tin, động lực học tập cho HS, tạo môi trường cởi mở để HS trao đổi, chia sẻ và thể hiện. -
Quy trình dạy học và các biện pháp sư phạm cần được vận dụng linh hoạt và sáng tạo để thật sự phù
hợp đối với các đối tượng HS khác nhau và năng lực của người GV, nhưng cần đảm bảo để “đánh thức”
được động cơ, niềm đam mê và hứng thú học tập cho mọi HS.
CÂU HỎI THẢO LUẬN TUẦN 3
Xác định mục tiêu dạy học cho một chủ đề/bài học thuộc môn học anh (chị) sẽ phụ
trách sau này ở trường phổ thông?
I.Mục tiêu dạy học 1. Khái niệm -
Mục tiêu dạy học là kết quả về sự phát triển nhân cách của người học cần đạt được sau khi kết
thúcmột giai đoạn hay một quá trình dạy học. -
Mục tiêu dạy học của quá trình dạy học hiện đại luôn hướng tới những công việc hay những
hànhđộng mà người học có thể làm được sau khi kết thúc khóa học, năm học, học kỳ hay một môn học. lOMoAR cPSD| 40387276 -
Mục tiêu dạy học xuất hiện trước và chi phối toàn bộ hoạt động dạy học, trước hết là việc xác
địnhnội dung và phương pháp dạy học.
a) Chức năng của mục tiêu dạy học -
Chức năng định hướng:
+ GV: thiết kế nội dung, lựa chọn phương pháp, hình thức dạy học phù hợp.
+ HS: có ý thức, hành vi tự điều chỉnh hoạt động học tập của bản thân. -
Chức năng kiểm tra, đánh giá: thước đo đánh giá HS, tự đánh giá hiệu quả hoạt động dạy của GV. b)
Yêu cầu đối với mục tiêu dạy học -
Mô tả được kết quả, kì vọng, mong muốn. -
Xác định rõ ràng các mục tiêu phức hợp. -
Các mục tiêu có tính phân hóa, phân tầng với từng loại đối tượng HS. -
Mục tiêu có tính phát triển (tạo tiềm năng, tiềm lực). -
Mục tiêu phải thực tế … -
Phạm vi của các mục tiêu phải đủ rộng. -
Mục tiêu phải đo lường được.
2. Các lĩnh vực của mục tiêu dạy học
a) Lĩnh vực nhận thức: khả năng tư duy, nhận thức, lập luận, suy luận (thu thập các sự kiện, giải thích, lập
luận theo kiểu diễn dịch và quy nạp và sự đánh giá có phê phán) - Biết: sự nhớ lại các dữ liệu đã học được trước đây. -
Hiểu: khả năng tiếp thu được ý nghĩa của dữ liệu. -
Ứng dụng: khả năng sử dụng các dữ liệu đã học vào một hoàn cảnh cụ thể mới. -
Phân tích: khả năng phân chia một tài liệu ra thành các phần -
Tổng hợp: khả năng sắp xếp các bộ phận lại với nhau để hình thành một tổng thể mới. -
Đánh giá: xác định giá trị của tài liệu dựa trên các tiêu chí nhất định -
Sáng tạo: khả năng phát triển hệ thống tri thức mới trong các điều kiện và hoàn cảnh mới .
(Chỉ đưa vào slide các cụm từ in nghiêng, phần khái niệm chữ đứng phía sau người thuyết trình đọc) Ví dụ:
b) Lĩnh vực tâm vận động: kỹ năng vận động ( sự phối hợp các cơ bắp từ đơn giản đến phức tạp và mối qua
hệ giữa các quá trình tâm lý và quá trình vận động) , được chia thành các mức độ sau: -
Bắt chước: sự quan sát hành vi của người khác để làm theo. -
Vận dụng: năng lực thể hiện một hành động cụ thể bằng cách làm theo nội dung bài giảng và các kỹ năng thực hành. -
Chính xác: năng lực tự thực hiện một nhiệm vụ mà chỉ mắc một vài sai sót nhỏ. -
Thành thạo: năng lực phối hợp một loạt các hành động -
Kĩ xảo: năng lực thực hiện công việc một cách tự động hóa
(Chỉ đưa vào slide các cụm từ in nghiêng, phần khái niệm chữ đứng phía sau người thuyết trình đọc) lOMoAR cPSD| 40387276
c) Lĩnh vực cảm xúc: những đáp ứng về mặt tình cảm, cảm xúc (những mối quan hệ như yêu ghét, thái độ
nhiệt tình thờ ơ, quan tâm...cũng như sự cam kết với một nguyên tắc và sự tiếp thu các lí tưởng) , được
chia làm các mức độ sau -
Cầu thị: sự sẵn sàng tiếp nhận thông tin. -
Cởi mở: sự tham gia tích cực vào các hoạt động học - Lượng giá: sự chấp nhận các giá trị. -
Tổ chức: quá trình hình thành những giá trị chung cho một cộng đồng -
Tính cách: sự hình thành một hệ thống giá trị ở mỗi cá thể để điều khiển mọi hành vi của người đó
(Chỉ đưa vào slide các cụm từ in nghiêng, phần khái niệm chữ đứng phía sau người thuyết trình đọc)
Kết luận sư phạm:
+ Một bài giảng thành công phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó khâu chuẩn bị giáo án lên lớp là hết
sức quan trọng. Vì thế, khi bắt tay vào công việc soạn giáo án giáo viên cần phải xác định đúng, cụ thể
và rõ ràng mục tiêu dạy học.
+ Khi xác định mục tiêu tổng quát phải vạch ra được định hướng chiến lược của dạy học đối với yêu cầu
của xã hội, những điều kiện để thực hiện.
+ Xác định mục tiêu bài học gồm có các yêu cầu: kiến thức cơ bản cần đạt được, kỹ năng nhận biết, thực
hành, vận dụng do yêu cầu kiến thức và đặc trưng bài học đòi hỏi, thái độ hiểu biết, nhận thức, tình cảm sau khi học.
+ Mục tiêu dạy học phải gắn liền với yêu cầu cần đạt được về kiến thức, kĩ năng, thái độ được quy định
theo chương trình GD phổ thông hiện hành.
II. Mục tiêu bài học
Xây dựng mục tiêu bài dạy "Hệ thức lượng trong tam giác vuông”
Về kiến thức -
Hình thành các công thức tỉ số lượng giác của góc nhọn. -
Hiểu và nắm vững các hệ thức liên hệ giữa cạnh, góc, đường cao, hình chiếu của cạnh góc vuông lên
cạnh huyền trong tam giác vuông. -
Hiểu cấu tạo bảng lượng giác, nắm vững cách sử dụng bảng lượng giác hoặc máy tính bỏ túi để tìm các
tỉ số lượng giác của góc nhọn cho trước và ngược lại, tìm một góc nhọn khi biết tỉ số lượng giác của nó. Về kĩ năng -
Biết cách lập các tỉ số lượng giác của góc nhọn một cách thành thạo. -
Sử dụng thành thạo bảng lượng giác hoặc máy tính bỏ túi để tính các tỉ số lượng giác hoặc tính góc. -
Biết vận dụng linh hoạt các hệ thức trong tam giác vuông để tính một số yếu tố (cạnh, góc) hoặc để giải tam giác vuông. -
Biết giải thích kết quả trong các hoạt động thực tiễn nêu ra trong chương. lOMoAR cPSD| 40387276
Về thái độ -
Có thái độ nghiêm túc, tính cẩn thận và ý thức tích cực trong bài dạy. -
Nhận thức được vai trò của các hệ thức lượng trong tam giác vuông trong toán học và trong thực tế cuộc sống.