-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Câu hỏi thảo luận chương 4 - Pháp luật đại cương | Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
Hướng dẫn thảo luận: Sửa đổi Hiến pháp là một quá trình quan trọng và phức tạp, thường đụng đến sự thay đổi trong quyền lực của các cơ quan nhà nước và các quyền của công dân. Quá trình sửa đổi phải được thực hiện qua các bước nghiêm ngặt theo các quy định trong Hiến pháp. Câu hỏi: Hiến pháp có thể được sửa đổi như thế nào? Việc sửa đổi Hiến pháp có ảnh hưởng gì đến cấu trúc nhà nước và quyền lợi của công dân?
Pháp luật đại cương (KTKTCN) 28 tài liệu
Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp 1 K tài liệu
Câu hỏi thảo luận chương 4 - Pháp luật đại cương | Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
Hướng dẫn thảo luận: Sửa đổi Hiến pháp là một quá trình quan trọng và phức tạp, thường đụng đến sự thay đổi trong quyền lực của các cơ quan nhà nước và các quyền của công dân. Quá trình sửa đổi phải được thực hiện qua các bước nghiêm ngặt theo các quy định trong Hiến pháp. Câu hỏi: Hiến pháp có thể được sửa đổi như thế nào? Việc sửa đổi Hiến pháp có ảnh hưởng gì đến cấu trúc nhà nước và quyền lợi của công dân?
Môn: Pháp luật đại cương (KTKTCN) 28 tài liệu
Trường: Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp 1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp
Preview text:
PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG - pldc PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
CÂU HỎI THẢO LUẬN CHƯƠNG 4
Mã học phần: 011100058513 Lớp : DHTM17A1CL
Giảng viên : HÀ DIỆU HẰNG NHÓM 7 ANH EM SIU NHÂN
Vũ Đức Thành, MSV: 23107200037, (thuyết trình, trưởng nhóm)
Lê Thị Như Ý, MSV: 23107200187, ( tổng hợp thông tin làm file word)
Nguyễn Thị Minh Thư, : 23107200111 ( tổng hợp thông tin làm file )
Đinh Thị Thu Trang, MSV: 23107200078 ( tổng hợp thông tin làm word)
Đồng Thị Trang, MSV: 23107200254 ( tổng hợp thông tin làm file word)
Đinh Thị Phương Thảo, MSV: 23107200024 ( làm pp)
Nguyễn Thị Minh Nguyệt, MSV: 23107200295 ( làm pp)
1. ‘Sự ra đời của hiến pháp năm 1787 tại nước Mỹ là một mốc quan trọng của
lịch sử nhân loại’. Nhóm các bạn hãy đưa ra những minh chứng cho vấn đề trên?
1.1.Hoàn cảnh ra đời của hiến pháp Mỹ năm 1787.
Hiến pháp Hoa Kỳ được lập ra vào năm 1787 tại Philadelphia,
Pennsylvania, Hoa Kỳ. Nó được lập ra bởi Hội nghị Lập hiến Hoa Kỳ, một cuộc
hội nghị gồm các đại biểu đến từ 12 tiểu bang Hoa Kỳ, với George
Washington làm chủ tọa, nhằm thay thế Hiến chương Liên bang đầu tiên và
thiết lập một chính phủ liên bang mới cho Hoa Kỳ, trong bối cảnh Hoa Kỳ mới
giành được độc lập từ Anh Quốc và đang cố gắng thiết lập một chính phủ độc lập và hiệu quả hơn.
Hiến pháp Hoa Kỳ được thông qua vào ngày 17/9/1787 và được phê
chuẩn bởi 9 trong số 13 tiểu bang vào ngày 21/6/1788. Hiến pháp Hoa Kỳ đã
được sửa đổi nhiều lần kể từ khi được lập ra, nhưng vẫn được coi là một trong
những hiến pháp quan trọng nhất và lâu đời nhất trên thế giới
1.2.Nội dung của bản hiến pháp.
Lời mở đầu "Chúng tôi—Người dân" trong bản gốc.
Lời mở đầu đưa ra mục đích và nguyên tắc chỉ đạo của hiến pháp,
không trao quyền cho chính phủ liên bang, cũng chẳng hạn chế quyền lực
của chính phủ. Gốc của hiến pháp, lời mở đầu có ghi rõ là "Chúng tôi, nhân
dân Hợp chúng quốc", ứng hợp Tuyên ngôn Độc lập. Hiến pháp nhắm tới hai
mục đích: "để dựng Liên bang hoàn hảo hơn" so với "Hợp bang lâu dài" dưới
Các điều khoản Hợp bang; và để "bảo đảm tự do" không những cho thế hệ
nay mà còn cho "thế hệ sau". Điều I
Điều I quy định Quốc hội làm cơ quan làm luật của chính phủ liên bang.
Khoản 1 viết "Mọi quyền hành làm luật được thừa nhận ở bản Hiến pháp sẽ
trao cho Quốc hội Hợp chúng Quốc, gồm có Thượng nghị viện và Hạ nghị
viện". Điều I quy định cách bầu thành viên mỗi viện và điều kiện làm thành
viên. Hạ nghị sĩ thì phải từ 25 tuổi trở lên, là công dân bảy năm, và sống ở
bang bầu hắn lên. Thượng nghị sĩ thì phải từ 30 tuổi trở lên, là công dân chín
năm, và cũng sống ở bang bầu hắn lên.
Khoản 8, Điều I liệt kê các quyền được trao cho Quốc hội. Tiền bạc thì
Quốc hội có quyền đánh thuế, vay tiền để trả nợ và sắp xếp việc quốc phòng
cùng phúc lợi chung, quyền quản lý việc buôn bán, làm luật lệ phá sản, và
đúc tiền. Trong nước thì có quyền tổ chức lãnh đạo quân đội và các đạo dân
quân để trấn áp phiến loạn, đánh lùi xâm lăng, quyền làm luật về việc nhập
tịch, quy định đơn vị đo lường, lập trạm bưu điện và đường bưu điện, quy
định bằng sáng chế, và trị các khu vực liên bang cùng các khu đất mua lại từ
các bang làm đài pháo, kho vũ khí. Ngoài nước thì có quyền xác định trừng
phạt tội cướp biển và hành vi trái luật quốc tế, tuyên chiến, và quy định các
thể thức hành chiến. Điều I cũng trao Quốc hội mọi quyền phụ để hành sử
các quyền được liệt kê. Điều I, Khoản 9 hạn chế quyền lực của Quốc hội tám cách. Điều II
Điều II quy định chức vị, điều kiện, và nhiệm vụ của Tổng thống và Phó
Tổng thống. Tổng thống là nguyên thủ đất nước và cầm đầu ngành hành
chính của chính phủ liên bang.
Điều II được Tu chính án 12 và Tu chính án 25 bổ sung. Tổng thống chỉ
được nhận một khoản tiền lương bổng từ chính phủ liên bang. Lúc nhậm chức
thì phải thề sẽ "duy trì, giữ gìn, và bảo vệ Hiến pháp Hoa Kỳ".
Tổng thống là tổng tư lệnh của Quân đội Hoa Kỳ cùng dân quân các
bang khi được triệu tập. Tổng thống ký kết các hiệp ước có ý kiến và sự thoả
thuận của Thượng nghị viện theo 2/3 số thượng nghị sĩ có mặt. Để điều hành
chính phủ liên bang, Tổng thống uỷ phó chức vụ cho tất cả các công chức
của chính phủ liên bang và có quyền hỏi ý kiến của các quan chức quan
trọng cùng quyền bổ khuyết đương lúc Thượng nghị viện nghỉ họp. Tổng
thống thi hành luật pháp Hoa Kỳ. Tổng thống có quyền xá miễn và hoãn
hình, trừ trường hợp Tổng thống hay các quan chức liên bang khác bị Quốc
hội kết tội ra. Tổng thống báo Quốc hội biết tình trạng của đất nước và đưa
ra các biện pháp "cần thiết và thích hợp". Tổng thống có quyền triệu tập và
hoãn họp Quốc hội trong trường hợp đặc biệt.
Khoản 4 quy định Tổng thống và các quan chức liên bang khác sẽ cách
chức nếu bị kết tội phản quốc, hối lộ hay những tội nặng khác. Điều III
Điều III quy định hệ thống toà án. Điều III thành lập Toà án Tối cao có
quyền sơ thẩm một số vụ. Quốc hội có quyền thành lập các toà sơ thẩm phúc
thẩm và làm luật hình. Điều III cũng bảo vệ quyền được bồi thẩm đoàn xét xử
trong các vụ án hình sự và định nghĩa tội phản quốc.
Khoản 1 trao quyền tư pháp kèm quyền giải thích và áp dụng luật
trong vụ cụ thể cho các toà án liên bang.
Quốc hội khoá Một quy định Toà án Tối cao đi quanh nước để phúc
thẩm phán quyết của các toà án quận. Năm 1891, Quốc hội sửa lại hệ thống
tư pháp: nay toà án quận có quyền sơ thẩm, toà phúc thẩm có độc quyền xét
lại các phán quyết của một khu toà trước khi Toà án Tối cao xem xét. Toà án
Tối cao được quyền tuỳ thẩm, tức là không phải xử mọi vụ được thưa lên.
Để thi hành phán quyết, toà liên bang có quyền phạt hành vi không
tuân lệnh toà, cả hình sự lẫn dân sự. Hiến pháp cũng ngụ ý trao các toà
quyền ra lệnh đình chỉ và lệnh bảo thân. Toà án được bỏ tù người bất tuân,
thưa kiện ác ý, và không tuân lệnh làm chức vụ của toà. Nói chung, toà liên
bang không được can dự vào việc xét xử của toà bang.
Mục 1, Khoản 2 quy định toà án liên bang chỉ được xét xử các vụ cụ
thể, tức là không được xét các vụ không có thật được đặt ra hay các vụ
không có cơ sở thưa kiện, không có ý nghĩa thực tế, hoặc chưa thích hợp. Nói
chung, vụ thưa lên toà cần phải có các bên có mặt, thực sự có thể được mất
quyền lợi nào đó để được toà xử.
Mục 2, Khoản 2 quy định Toà án Tối cao có quyền sơ thẩm các vụ liên
quan đến đại sứ, công sứ, và lãnh sự, các vụ liên quan đến nước ngoài, và
các vụ có ít nhất một bang là đương tụng. Các toà liên bang có quyền xét xử
các vụ trên pháp luật Hoa Kỳ và các hiệp ước, các vụ liên quan đến luật biển
quốc tế và tranh chấp đất nhiều bang có quyền cấp, các vụ giữa dân các
bang khác nhau, và các vụ giữa công dân Hoa Kỳ với chính phủ và công dân
nước ngoài. Phiên tòa phải mở ở bang tội xảy ra.
Hiến pháp không quy định rõ toà liên bang có quyền huỷ bỏ pháp luật
trái hiến pháp. Tuy nhiên, các Nhà lập hiến có xét ý tưởng và trên thực tế có
tiền lệ các toà án được xem xét luật lệ Quốc hội và bản văn hành chính có
hợp hiến không. Toà án Tối cao chỉ thẩm hiến luật pháp bang theo từng vụ
cụ thể và chỉ khi tuyệt đối cần phải có phán quyết.
Mục 3 định nghĩa tội phản quốc là hành động công khai gây chiến Hoa
Kỳ hay giúp đỡ kẻ thù về mặt vật chất. Cần phải có ít nhất hai người chứng
thực. Quốc hội không thể sửa lại chỉ theo đa số. Lý do thì Quốc hội là cơ quan
chính trị, cho nên cần phải viết định nghĩa vào hiến pháp để cho khó trấn áp
các hành vi đối lập chính trị thường thấy là phản quốc. Người dân có thể
phản kháng chính phủ bất bạo động mà không phải lo nay mai sống chết ra
sao. Quốc hội có quyền quy định các tội ít nặng hơn như tội mưu phản. Điều IV
Điều IV quy định quan hệ giữa các bang và quan hệ giữa mỗi bang với
chính phủ liên bang. Các bang phải "tin tưởng tuyệt đối" công văn, sổ sách,
và việc xét xử của nhau. Quốc hội có quyền quy định cách các bang chứng
thực giấy tờ nhau. Chính quyền bang không được ưu đãi dân nó mà kì thị dân
bang khác. Ví dụ: lúc kết án hình sự thì không được lấy lý do bị cáo không
sống ở bang để tăng hình phạt. Ngoài ra, Điều IV quy định cách kết nạp bang
mới và cách thay đổi biên giới giữa các bang.
Điều IV cũng thiết lập sự dẫn độ tội phạm giữa các bang và đặt nền
móng pháp luật cho người dân được tự do đi lại giữa các bang. Ngày nay,
những điều khoản này thường không được coi trọng, nhưng vào thời còn Các
điều khoản Hợp bang thì để đi bang khác thường rất vất vả và tốn kém. Quốc
hội có quyền làm luật lệ để xếp đặt tài sản liên bang và quản lý lãnh thổ
không thuộc bang nào. Khoản 4 yêu cầu Hoa Kỳ đảm bảo mỗi bang có chính
thể cộng hoà và không bị xâm lược hay nội loạn.
Điều V Điều V quy định thủ tục sửa đổi hiến pháp. Năm 1787, tám
hiến pháp bang có cơ chế sửa hiến: ba trao quyền sửa đổi cho cơ quan lập
pháp, năm cho hội nghị dân cử riêng. Các điều khoản Hợp bang quy định tu
chính án do Quốc hội đưa ra và phải được tất cả 13 nghị hội bang đồng lòng
phê chuẩn, một khuyết điểm lớn vì luôn luôn không thể hội đủ 13 bang.
James Madison nhận định, thủ tục sửa hiến mới điều hoà cứng mềm.
Thủ tục vừa đủ cứng để giữ Hiến pháp ổn định, vừa đủ mềm để kịp
sửa các khuyết điểm. Ngoài ra, cả liên bang lẫn các bang đều được đưa ra
cách sửa lại sai lầm, vì hai bên có thể tự mình thấy chỗ yếu kém.
Sửa hiến có hai bước: bước một là thông qua tu chính án, bước hai là
phê chuẩn. Thông qua thì có hai cách, hoặc Quốc hội theo 2/3 đa số ở cả
Thượng nghị viện lẫn Hạ nghị viện, hoặc hội nghị toàn quốc do 2/3 các nghị
hội các bang yêu cầu. Phê chuẩn cũng có hai cách, đều yêu cầu 3/4 số bang
chấp thuận, hoặc cơ quan lập pháp bang phê chuẩn, hoặc hội nghị bang phê chuẩn.
Quốc hội quyết định cách phê chuẩn mỗi tu chính án;[43] chỉ có Tu
chính án 21 do hội nghị bang phê chuẩn. Hiện nay, Cục trưởng Cục Lưu trữ
Hoa Kỳ phụ trách trông coi việc phê chuẩn. Cục trưởng gửi thư xin Thống đốc
trình tu chính án được đề xuất lên bang để họ xem xét. Thống đốc chính thức
trình tu chính án lên nghị hội bang. Sau khi phê chuẩn thì sẽ gửi Cục trưởng
hoặc bản gốc hoặc bản sao ghi chép bang đã phê chuẩn rồi. Giấy tờ phê
chuẩn được Phòng Công báo Liên bang xem xét có đúng thủ tục không và có chữ ký xác thực không.
Điều V tạm thời cấm sửa lại một số điều khoản. Ví dụ: Mục 1, Khoản 9,
Điều I cấm Quốc hội làm luật hạn chế việc nhập khẩu nô lệ vào Hoa Kỳ trước
năm 1808 và Muc 4 cùng khoản quy định lại thuế trực thu phải xứng số dân
bang. Ngày 1 tháng 1 năm 1808, Quốc hội thông qua luật cấm nhập khẩu nô
lệ. Ngày 3 tháng 2 năm 1913, Tu chính án 16 có hiệu lực, trao Quốc hội
quyền đánh thuế trực thu mà không cần phải chia theo số dân các bang.
Ngoài ra, Điều V bảo đảm các bang có số thượng nghị sĩ ngang nhau, quy
định "bang sẽ không bị tước quyền bình đẳng bỏ phiếu ở Thượng nghị viện nếu không chấp nhận".
Điều VI Điều VI quy định Hiến pháp cùng pháp luật liên bang và hiệp
ước của Hoa Kỳ là luật cao nhất của đất nước, "các thẩm phán các bang phải
tuân theo; mặc hiến pháp hay pháp luật của bất cứ bang nào trái ngược lại".
Các nhà lập pháp, quan chức, và thẩm phán liên bang các bang phải thề
hoặc xác nhận ủng hộ hiến pháp. Nếu luật bang và luật liên bang trái nhau
thì thẩm phán bang phải thi hành liên bang. Hoa Kỳ đảm nhận các khoản nợ
của chính phủ Hợp bang. Cũng cấm đặt tôn giáo làm điều kiện giữ công vụ. Điều VII
Điều VII quy định thủ tục phê chuẩn hiến pháp mới. Đoán rằng nghị hội
các bang sẽ không chịu phê chuẩn, Hội nghị Lập hiến quyết định các bang
phải bầu ra hội nghị riêng để xem xét hiến pháp; bất cứ ai không có đủ điều
kiện vào nghị hội bang như thẩm phán và bộ trưởng đều có thể ứng cử. Ngờ
rằng chắc Rhode Island sẽ không phê chuẩn, quyết định hiến pháp chỉ cần
phải có ít nhất chín bang để có hiệu lực ràng buộc các bang phê chuẩn.
Lời bối thư của Hiến pháp Hoa Kỳ
Ngày 17 tháng 9 năm 1787, Hội nghị Lập hiến mở lễ ký kết hiến pháp,
39 đại biểu có mặt kí tên vào lời bối thư. Ngoài ra, cũng tuyên bố các đại
biểu đã làm xong việc, mọi người ký tên và các bang có mặt đều ủng hộ bản
văn, và đề ngày thông qua. Thư ký của hội nghị William Jackson chú thêm
rằng hiến pháp được sửa tay bốn chỗ và ký tên vào để chứng nhận.
Lời bối thư Gouverneur Morris soạn, cố ý viết mơ hồ để thuyết phục
các đại biểu đối lập. Nhận ra sẽ rất khó để lấy được sự chấp nhận của các
bang cần thiết, phe ủng hộ hiến pháp cố gắng đạt được sự ủng hộ đồng lòng
của các đoàn đại biểu các bang. Sợ nhiều đại biểu sẽ không bằng lòng,
Morris viết "Được làm ở Hội nghị, có các bang có mặt đồng lòng tán thành…"
để cho hội nghị có vẻ nhất trí. Bản văn đề ngày thông qua là "ngày 17 tháng
9 năm 1787 công nguyên" và "năm 12 Hợp chúng quốc", vừa đúng theo
truyền thống Kitô giáo của phương Tây, vừa liên kết chế độ mới với Tuyên ngôn Độc lập.
1.3.Một số minh chứng cho sự quan trọng của Hiến pháp Hoa Kỳ bao gồm:
Hiến pháp Hoa Kỳ là một trong những hiến pháp đầu tiên trên thế giới
được lập ra dựa trên nguyên tắc quyền tự do và chính phủ dân chủ. Nó đã trở
thành một mô hình cho nhiều quốc gia trên thế giới trong việc xây dựng và
phát triển hệ thống pháp luật và chính trị.
Hiến pháp Hoa Kỳ đã đưa ra các quyền cơ bản cho công dân như
quyền tự do ngôn luận, tôn giáo, báo chí và quyền bầu cử. Nhờ đó nó đã giúp
tăng cường quyền lực của công dân và ngăn chặn sự lạm dụng quyền lực của chính quyền.
Hiến pháp Hoa Kỳ cũng đã lập ra các cơ quan chính phủ trung ương và
địa phương, tạo ra một hệ thống phân quyền để đảm bảo rằng quyền lực
không tập trung vào một cá nhân hoặc một nhóm nhỏ.
Tóm lại, hiến pháp Hoa Kỳ đã thiết lập một chính phủ độc lập, hiệu
quả và có hệ thống kiểm soát quyền lực, đóng vai trò quan trọng trong việc
định hình lịch sử của Hoa Kỳ và thế giới.