Câu hỏi thảo luận chương 4: tìm hiểu về luật hiến pháp - pháp luật đại cương | Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
Quyền con người: Là quyền tự nhiên, vốn có của mọi người, bất kể quốc tịch (ví dụ: quyền sống, quyền tự do). Quyền công dân: Là quyền được nhà nước công nhận và bảo vệ, áp dụng riêng cho công dân của quốc gia đó (ví dụ: quyền bầu cử, ứng cử). Hiến pháp 2013 bổ sung các quyền con người và công dân rõ ràng hơn. Mở rộng nguyên tắc nhà nước pháp quyền.
Môn: Pháp luật đại cương (KTKTCN)
Trường: Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
CÂU HỎI THẢO LUẬN CHƯƠNG 4 MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠN1
CÂU HỎI THẢO LUẬN CHƯƠNG 4 MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
TÌM HIỂU VỀ LUẬT HIẾN PHÁP Nhóm 9 LUẬT HIẾN PHÁP A. Nội dung 1 :
I. Tại sao Hiến Pháp là nghành luật tối thượng?
1, Khái quát chung về Luật Hiến Pháp
Ngành Luật Hiến Pháp là tổng thể các quy
phạm pháp luật do NhàNướcbanhành,
điềuchỉnhnhữngquanhệxãhộinềntảng,
cơbảnvàquantrọngnhấttrongxãhội
gắnvớiviệcxácđịnhchếđộchỉnhtrị,
chỉnhsáchcơbảntronglĩnhvựckinhtế,
vănhoá,xãhội,giáodục,khoahọc,công
nghệ,quốcphòngvàanninh,đốingoại;
quyềnvànghĩavụcơbảncủangườidân;
tốchức,hoạtđộngcủabộmảynhànước
vàcáccơquantrongbộmáynhànước.
Ngành Luật Hiến Pháp là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật
Việt Nam và sự độc lập của ngành Luật Hiến Pháp được xác lập bởi các đặc
điểm riêng của đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của ngành
luật này như phân tích ở các mục trên.
Luật Hiến Pháp điều chỉnh các quan hệ cơ bản, quan trọng nhất trong các
lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội, địa vị pháp lý của con người và
công dân và đặc biệt là tổ chức, hoạt động của Bộ máy Nhà nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngành luật hiến pháp là ngành luật chủ đạo của
hệ thống pháp luật. Trong khoa học pháp lý, Luật hiến pháp là bộ môn khoa
học quan trọng. Kiến thức về Luật hiến pháp là nền tảng để nghiên cứu nhiều
bộ môn khoa học pháp lý khác.
2, Tại sao Hiến Pháp là nghành luật tối thượng?
Thứ nhất, tính tối cao của Hiến Pháp thể hiện trước hết qua việc ghi nhận
chủ quyền tối cao của nhân dân. Vì vậy, Hiến Pháp là văn bản chính trị –
pháp lý chứa đựng những cơ bản, cao quý nhất giá trị của xã hội.
Thứ hai, tính tối cao của Hiến Pháp thể hiện thông qua quy trình, thủ tục
pháp lý đối với việc ban hành, sửa đổi và hiệu lực pháp lý quy định tại Điều
120 Hiến Pháp 2013. (Do nội dung, vị trí, vai trò đặc biệt của Hiến Pháp,
việc xây dựng, thông qua, ban hành, sửa đổi, thay đổi đều phải tuân theo một
trình tự đặc biệt) Việc ban hành, sửa đổi, bổ sung Hiến Pháp phải thuộc
quyền của nhân dân nói chung, hoặc cơ quan đại diện có thẩm quyền cao
nhất của nhân dân (Quốc Hội) thông qua theo một trình tự thủ tục đặc biệt vì
Hiến pháp điều chỉnh và bảo vệ những quan hệ xã hội quan trọng nhất, cơ
bản nhất, và là công cụ để bảo vệ thành quả đấu tranh Cách mạng.
Bên cạnh đó, điều Điều 119 Hiến Pháp 2013 quy định: “Hiến Pháp là luật cơ
bản của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao
nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến Pháp.” cho thấy
Hiến Pháp là văn bản pháp luật duy nhất quy định và thực hiện toàn bộ
quyền lực nhà nước – lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Cuối cùng, Hiến Pháp là một văn bản pháp luật đặt biệt trong hệ thống pháp
luật, tác động sâu sắc đến cách thức tổ chức quyền lực nhà nước, đời sống
kinh tế xã hội của một quốc gia. Hiến Pháp do Quốc Hội cơ quan quyền lực
cao nhất của quốc gia ban hành, theo một quy trình thủ tục đặc biệt.
II. Giá trị cốt lõi của Hiến Pháp
Hiến pháp là văn bản có tính chính trị -
pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật
của mỗi quốc gia. Hiến pháp xuất hiện để
ghi nhận những thành quả đấu tranh vì
những giá trị cao quý như nền độc lập, tự
chủ của quốc gia, khẳng định chủ quyền
của Nhân dân, bảo đảm quyền con người,
công bằng xã hội và xác định những hình
thức, cơ chế vận hành của mỗi chính thể nhà nước.
Ý nghĩa của Hiến pháp 2013 trong lịch sử
lập hiến nước ta gắn với yêu cầu thể chế
hóa cương lĩnh xây dựng đất nước trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) của Đảng
Cộng sản Việt Nam và trọng trách thực hiện chức năng lập hiến của Quốc
hội khóa XIII thể hiện qua những giá trị cốt lõi như:
a) Hiếnpháp2013thểchếhóasâusắctưtưởngpháthuydânchủ,bảođảm
quyềnlựcnhànướcthuộcvềNhândân
Đánh dấu một bước phát triển mới trong lịch sử lập hiến của Việt Nam,
Hiến pháp tiếp tục nhất quán thể hiện tư tưởng phát huy dân chủ, bảo
đảm quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân nhưng ở mức độ cao hơn,
sâu sắc hơn với các hình thức thực hiện đầy đủ hơn, biện pháp bảo đảm
toàn diện hơn và xuyên suốt toàn bộ nội dung của Hiến pháp.
b) Hiếnphápnăm2013đềcaogiátrịcaoquý,tôntrọng,bảovệ,bảođảm
quyềnconngười,quyềncôngdân
Quyền con người là một giá trị mang tính chất nhân loại, nhân văn.
Quyền con người, quyền công dân là hình thức pháp lý của mối liên hệ cá
nhân với nhà nước và xã hội. Hiến pháp 2013 đã có nhiều điểm mới về
quyền con người. Cùng với việc ghi nhận các quyền con người, quyền
công dân trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, Hiến pháp 2013 còn
khẳng định sự tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ các quyền con người và quyền công dân.
Đảng và Nhà nước ta coi con người là chủ thể, là động lực quan trọng của
sự phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hóa, nhằm
hướng đến mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
c) Hiếnphápnăm2013tạonềntảngpháplýcơbảnchoviệcxâydựngnền
kinhtếthịtrườngđịnhhướngxãhộichủnghĩa;gắnliềnpháttriểnkinh
tếvớixâydựngvàpháttriểnnềnvănhóaViệtNamtiêntiến,đậmđàbản
sắcdântộc,bảođảmcôngbằngxãhộivàbảovệmôitrường.
Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là yêu cầu
khách quan giúp nước ta chủ động hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới
nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế.
Quy định của Hiến pháp 2013 đã đặt ra cho Nhà nước nhiệm vụ tiếp tục
hoàn thiện thể chế kinh tế, thực hiện các giải pháp đồng bộ nhằm bảo
đảm tăng trưởng kinh tế gắn với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và
bảo vệ môi trường. Đây cũng chính là các mục tiêu của phát triển bền vững.
d) Hiếnphápnăm2013tạocơsởpháplýchoviệcthểchếhóađườnglối
quốcphòng,anninh,đốingoại,bảovệTổquốcViệtNamxãhộichủ
nghĩatronggiaiđoạnmới.
Trong giai đoạn hiện nay, tình hình thế giới và khu vực đang diễn biến
nhanh chóng, phức tạp, tiềm ẩn những yếu tố gây mất ổn định. Các thế
lực thù địch vẫn ráo riết chống phá sự nghiệp cách mạng của Nhân dân ta.
Hiến pháp 2013 tiếp tục khẳng định nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ
nghĩa là sự nghiệp của toàn dân; nhiệm vụ hàng đầu của Nhà nước là
cũng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân mà
nòng cốt là lực lượng vũ trang nhân dân; phát huy sức mạnh tổng hợp của
đất nước để bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Quy định của Hiến pháp đã tạo cơ
sở pháp lý cho việc tăng cường quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự và an toàn xã hội.
Cùng với việc xác định đường lối quốc phòng, an ninh của nhà nước,
Hiến pháp năm 2013 tiếp tục thể chế hóa đường lối đối ngoại của Đảng,
khẳng định tính chất nhất quán của Đảng và Nhà nước ta trong thực hiện
đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát
triển; đa phương hóa; đa dạng hóa quan hệ; chủ động và tích cực hội nhập…
e) Hiếnpháp2013đặtnềntảngpháplýcơbảnchoviệctiếptụcxâydựng
vàhoànthiệnNhànướcphápquyềnxãhộichủnghĩaViệtNamcủaNhân
dân,doNhândân,vìNhândân.
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mà chúng ta xây dựng là nhà
nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Với tư cách là trụ cột của
Hệ thống chính trị, Nhà nước là trung tâm quyền lực chính trị của hệ
thống chính trị, là biểu hiện tập trung nhất của quyền lực Nhân dân, là
công cụ hữu hiệu thực hiện quyền lực của Nhân dân.
Cơ chế giám sát mà Hiến pháp thiết lập theo hướng đảm bảo sao cho
trong hoạt động của mình các cơ quan nhà nước phải lắng nghe ý kiến
của Nhân dân. Khi người dân ngày càng nhận thức và phát huy quyền
làm của mình đối với nhà nước và xã hội, khi tính tích cực chính trị trong
Nhân dân ngày càng được nuôi dưỡng và phát huy thì Nhà nước càng vững mạnh.
Hiến pháp 2013 đã tiếp tục làm rõ cơ
chế thực hiện quyền lực nhà nước.
Khác với mô hình tổ chức quyền lực
nhà nước ở các nước tư bản là tổ
chức và thực hiện theo nguyên tắc
“tam quyền phân lập”. Ở nước ta,
quyền lực nhà nước là thống nhất, có
sự phân công, phối hợp và kiểm soát
giữa các quan quan nhà nước trong
việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
B. Nội dung 2 : Tìm hiểu về bản chất nhà nước Việt Nam . I. Khái niệm ;
Kháiniệmbảnchấtcủanhànước: là tất cả những phương diện cơ bản quy
định sự tồn tại và phát triển của Nhà nước thể hiện ở hai phương diện giai
cấp và xã hội quy định sự tồn tại và phát triển của Nhà nước Ý nghĩa của
nghiên cứu bản chất Nhà nước: cơ sở lý giải về các hiện tượng của nhà nước,
hiểu và nắm bắt rõ quy luật vận hành của Nhà nước. II. Nội dung : Điều 1
- 1. Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam là nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do dân và vì dân.
-2. Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam do nhân dân làm chủ tất cả
quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân( Điều 2 Hiến pháp 2013) Khoản 3.
Bản chất của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam theo Hiến pháp
2013 là nhà nước của dân, do dân và vì dân.Cụthể:
– Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước;
– Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của tất cả các
dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam, là biểu hiện tập trung của khối đại đoàn kết toàn dân tộc;
– Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức và hoạt động
trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng trong mối quan hệ giữa nhà nước và công dân;
– Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước dân chủ và pháp quyền.
-Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa (XHCN).
- Nhà nước CHXHCN Việt Nam nằm trong tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
=> Đó là kiểu nhà nước có bản chất hoàn toàn khác với kiểu nhà nước bóc
lột và là kiểu nhà nước cao nhất trong lịch sử, là nhà nước của dân, do dân
và vì dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân và vì nhân dân mà
nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí
thức.”(Điều 2, Hiến pháp 1992)
Điều 2 “ Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp,
kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập
pháp, hành pháp, thư pháp”
Điều 3:” Nhà nước đảm bảo và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, công
nhận, tôn trọng, bảo vệ và đảm bảo quyền con người” Điều 5
- 1. Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia của các dân tộc
cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam
- 2. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển,
nghiêm cấm các hành vi kì thị, chia rẽ dân tộc
3. Các dân tộc có quyền dùng chung tiếng nói và chữ viết, giữ gìn bản sắc
văn hóa dân tộc, phát huy phong tục tập quán tốt đẹp 4. Nhà nước phải thực
hiện chính sách pháp triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số
phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước