Câu hỏi thảo luận đình kì lần 1 - Pháp luật đại cương | Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
Các câu hỏi này yêu cầu sinh viên không chỉ nắm vững các khái niệm cơ bản mà còn phải biết phân tích và áp dụng các quy định pháp luật vào thực tế. Việc thảo luận về các câu hỏi này giúp sinh viên có cái nhìn tổng quan về vai trò và tác dụng của pháp luật trong đời sống xã hội. Hướng dẫn thảo luận: Pháp luật không chỉ là công cụ điều chỉnh hành vi mà còn phản ánh các giá trị đạo đức, xã hội. Sự thay đổi trong xã hội có thể dẫn đến sự thay đổi trong pháp luật, như khi có sự phát triển trong nhận thức về quyền con người, bình đẳng giới, v.v.
Môn: Pháp luật đại cương (KTKTCN)
Trường: Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Câu hỏi trắc nghiệm thảo luận lần 1 -Gửi
Câu hỏi thảo luận định kỳ lần 1
1. Căn cứ để xác định một quy tắc xử sự là quy phạm pháp luật?
a. Quy tắc đó là quy tắc xử sự chung, là tiêu chuẩn đánh hành vi con người
b. Quy tắc đó là quy tắc xử sự khuôn mẫu do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện
c. Quy tắc đó mang tính chuẩn mực, khuôn mẫu
d. Quy tắc đó được quy định trong các văn bản pháp luật
2. Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam quy định về điều kiện kết nạp Đảng tại khoản
2, Điều 1 như sau: “Công dân Việt Nam từ đủ mười tám tuổi trở lên thừa nhận và
tự nguyện: thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ
đảng viên,...đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng”. Cho biết quy định trên có
phải là quy phạm pháp luật hay không?
a. Không phải quy phạm pháp luật vì đây không phải là quy tắc xử sự do Nhà nước ban hành
b. Là quy phạm pháp luật vì đây là quy tắc xử sự khuôn mẫu do Đảng quy định
c. Là quy phạm pháp luật vì đây là Điều 1 – Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam
d. Không phải là quy phạm pháp luật vì mặc dù quy tắc xử sự trên do nhà nước ban
hành nhưng nó không phải quy tắc xử sự chung
3. Bộ phận nào trong quy phạm pháp luật là căn cứ để xác định tính trái pháp luật của hành vi? a. Bộ phận giả định b. Bộ phận quy định c. Bộ phận chế tài d. Quy định và chế tài
4. Trong quy phạm pháp luật“Bên tặng cho có nghĩa vụ thông báo cho bên được
tặng cho khuyết tật của tài sản tặng cho” – Điều 461 BLDS. Phần “có nghĩa vụ
thông báo cho bên được tặng cho khuyết tật của tài sản tặng cho” là bộ phận nào? a. Giả định b. Quy định c. Chế tài d. Quy định và Chế tài
5. Hoàn thiện khái niệm dưới đây: “.................. là một bộ phận của quy phạm pháp
luật, nêu lên cách xử sự khuôn mẫu mà các cá nhân, tổ chức trong bộ phận giả
định phải thực hiện”? a. Bộ phận giả định b. Bộ phận quy định c. Bộ phận chế tài d. Quy phạm xã hội
6. Bộ phận nào trong quy phạm pháp luật nêu lên quy tắc xử sự chung cho hành vi con người? a. Bộ phận giả định b. Bộ phận quy định c. Bộ phận chế tài
d, Bộ phận quy định và Bộ phận chế tài
7. Bộ phận nào không thể thiếu trong quy phạm pháp luật cả về hình thức lẫn nội dung? a. Bộ phận giả định b. Bộ phận quy định c. Bộ phận chế tài
d. Cả ba bộ phận đều không thể thiếu cả về hình thức lẫn nội dung
8. Xác định bộ phận chế tài trong quy phạm: “Người nào đưa lên mạng máy tính,
mạng viễn thông những thông tin trái với quy định của pháp luật; mua bán, trao
đổi, tặng cho, sửa chữa, thay đổi hoặc công khai hóa thông tin riêng hợp pháp của
cơ quan, tổ chức, cá nhân trên mạng máy tính, mạng viễn thông mà không được
phép của chủ sở hữu thông tin đó; hành vi khác sử dụng trái phép thông tin trên
mạng máy tính, mạng viễn thông, thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới
200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000
đồng hoặc gây dư luận xấu làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì bị
phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ
đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm” – Khoản 1 Điều 288 Bộ luật hình sự?
a. Bộ phận chế tài là “đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông những thông tin
trái với quy định của pháp luật; mua bán, trao đổi, tặng cho, sửa chữa, thay đổi
hoặc công khai hóa thông tin riêng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên
mạng máy tính, mạng viễn thông mà không được phép của chủ sở hữu thông tin
đó; hành vi khác sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông”
b. Bộ phận chế tài là “thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000
đồng hoặc gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc gây
dư luận xấu làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tiền từ
30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm
hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm”
c. Bộ phận chế tài là “thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng,
phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm”
d. Không có bộ phận chế tài (chỉ có giả định và quy định)
9. Bộ phận nào là bộ phận trung tâm của quy phạm pháp luật? a. Bộ phận giả định b. Bộ phận quy định c. Bộ phận chế tài
d. Không xác định được vì mỗi bộ phận có một ý nghĩa riêng và có tính chất tương đương nhau
10. Trong quy phạm“ Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh
dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà
gây thiệt hại thì phải bồi thường,...”– Điều 584 Bộ luật dân sự. Phần “thì phải bồi
thường” là bộ phận nào? a. Giả định b. Quy định c. Chế tài d. Quy định và Chế tài
11. Hoàn thiện khái niệm dưới đây: “.................. là một bộ phận của quy phạm
pháp luật, nêu lên những biện pháp tác động mà nhà nước dự kiến áp dụng để đảm
bảo pháp luật được thực hiện nghiêm minh”? a. Bộ phận giả định b. Bộ phận quy định c. Bộ phận chế tài
d. Bộ phận quy định và chế tài
12. Năng lực hành vi của chủ thể cá nhân khi tham gia và quan hệ pháp luật được hiểu là?
a. Độ tuổi của chủ thể
b. Khả năng nhận thức của chủ thể
c. Có được các quyền và nghĩa vụ pháp lý do nhà nước quy định
d. Đạt độ tuổi pháp luật quy định và có khả năng nhận thức, điều khiển hành vi
13. Năng lực pháp luật của chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật được hiểu là?
a. Độ tuổi của chủ thể
b. Khả năng nhận thức của chủ thể
c. Có được các quyền và nghĩa vụ pháp lý do nhà nước quy định
d. Độ tuổi và khả năng nhận thức
14. Xét về năng lực hành vi, Công dân Việt Nam dưới 18 tuổi được coi là?
a. Không có năng lực hành vi đối với mọi quan hệ pháp luật
b. Có năng lực hành vi chưa đầy đủ
c. Có năng lực hành vi đầy đủ với mọi quan hệ pháp luật
d. Có năng lực hành vi đầy đủ với một số quan hệ pháp luật
15. Quan hệ giữa con người với con người trong đời sống xã hội được hiểu là? a. Quan hệ xã hội b. Quan hệ pháp luật c. Quy phạm pháp luật d. Quy phạm xã hội
16. A đi chợ nhặt được tài sản do B làm rơi. Vậy quan hệ giữa A và B là quan hệ gì?
a. Chỉ là quan hệ xã hội b. Là quan hệ pháp luật
c. Không phát sinh quan hệ
d. Chưa đủ cơ sở để xác định chỉ là quan hệ xã hội hay là quan hệ pháp luật
17. Để tham gia vào quan hệ pháp luật, chủ thể cần phải có được các quyền chủ thể
và nghĩa vụ pháp lý được nhà nước thừa nhận. Điều kiện này thuộc về? a. Quyền chủ thể b. Nghĩa vụ pháp lý c. Năng lực pháp luật d. Năng lực hành vi
18. Xét về năng lực hành vi, Công dân Việt Nam dưới 6 tuổi được coi là?
a. Không có năng lực hành vi đối với mọi quan hệ pháp luật
b. Có năng lực hành vi không đầy đủ
c. Có năng lực hành vi đầy đủ với mọi quan hệ pháp luật
d. Có năng lực hành vi đầy đủ với một số quan hệ pháp luật
19. Về mặt bản chất lỗi là?
a. Sự nguy hiểm cho xã hội
b. Sự thiệt hại cho xã hội
c. Trạng thái tâm lý tiêu cực của chủ thể đối với hành vi
d. Tính trái pháp luật của hành vi
20. A đang chở hàng đi trên đường, do buộc không cẩn thận, dây buộc hàng bị đứt
dẫn tới việc hàng hóa A vận chuyển bị đổ ra đường gây tai nạn giao thông. Trong
trường hợp trên, hành vi của A có lỗi hay không?
a. A không có lỗi, đây là sự kiện bất ngờ
b. A không có lỗi, đây là tình huống bất khả kháng c. A có lỗi
d. Không có lỗi, do chưa xác định được năng lực trách nhiệm pháp lý của chủ thể
21. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả thuộc bộ phận cấu thành nào của vi phạm pháp luật? a. Mặt khách quan b. Mặt chủ quan c. Khách thể d. Chủ thể
22. A (20 tuổi) và B (23 tuổi) rủ nhau cắt đường dây điện thoại của nhà nước để
lấy lõi đồng đem đi bán. A và B đã cắt được 140m dây trị giá khoảng 1,850,000
đồng. Cho biết thiệt hại trên thuộc về bộ phận cấu thành nào? a. Mặt khách quan b. Mặt chủ quan c. Khách thể d. Chủ thể
23. Do thiếu tiền để ăn chơi, A và B rủ nhau cắt đường dây điện thoại để lấy lõi
đồng đem đi bán. Nguyên nhân do thiếu tiền để ăn chơi thuộc bộ phận cấu thành
nào của vi phạm pháp luật? a. Mặt khách quan b. Mặt chủ quan c. Khách thể d. Chủ thể
24. Hành vi vi phạm pháp luật do những chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý
thực hiện không những phải trái luật mà còn chứa đựng yếu tố? a. Động cơ b. Mục đích c. Lỗi d. Hậu quả
25. A đưa ra quan điểm: “Mọi hành vi trái pháp luật đều là vi phạm pháp luật”; B
đưa ra quan điểm: “Mọi hành vi vi phạm pháp luật thì đều trái pháp luật”. Nhận xét
vể các quan điểm nói trên?
a. Quan điểm của A đúng, Quan điểm của B sai
b. Quan điểm của B đúng. Quan điểm của A sai
c. Cả hai quan điểm của A và B đều đúng
d. Cả hai quan điểm của A và B đều sai
26. Do thiếu tiền tiêu, A đã trộm cắp của B số tiền 5 triệu đồng. Trong tình huống
trên, yếu tố mục đích là?
a. Hành vi trộm cắp tài sản
b. 5 triệu đồng trộm cắp được c. Do thiếu tiền tiêu d. Chiếm đoạt tài sản
27. Trường hợp nào chủ thể có hành vi trái pháp luật nhưng được coi là không có lỗi?
a. Không có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi
b. Không có động cơ, mục đích
c. Chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý
d. Hành vi trái luật chưa gây ra thiệt hại cho xã hội
28. Công ty A vận chuyển hàng từ Sài gòn ra Hà Nội cho công ty B theo hợp đồng
vận chuyển, tuy nhiên đến địa phận tỉnh Quảng Bình đã gặp lũ, cho nên đã giao
hàng muộn cho công ty B 1 ngày. Trong trường hợp trên, công ty A có lỗi hay không?
a. Không có lỗi, đây là sự kiện bất khả kháng
b. Không có lỗi, đây là tình huống khách quan c. Có lỗi
d. Không có lỗi, do chưa xác định được năng lực trách nhiệm pháp lý của chủ thể
29. Dấu hiệu đầu tiên làm cơ sở để xác định một hành vi vi phạm pháp luật là?
a. Hành vi xác định của con người b. Hành vi trái pháp luật
c. Hành vi chứa đựng lỗi của chủ thể vi phạm pháp luật
d. Hành vi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện
30. Hậu quả thuộc bộ phận cấu thành nào của vi phạm pháp luật? a. Mặt khách quan b. Mặt chủ quan c. Khách thể d. Chủ thể
31. A và B (đều là người thành niên) rủ nhau cắt đường dây điện thoại của nhà
nước để lấy lõi đồng đem đi bán. Hành vi của A và B ở trên thuộc bộ phận cấu thành nào? a. Mặt khách quan b. Mặt chủ quan c. Khách thể d. Chủ thể
32. Điền từ còn thiếu vào phần còn trống: “………… là những biểu hiện tâm lý
bên trong của chủ thể vi phạm pháp luật” a. Mặt khách quan b. Mặt chủ quan c. Khách thể d. Chủ thể
33. Theo Hiến pháp, Nhà nước Việt Nam là kiểu nhà nước? a. Xã hội chủ nghĩa
b. Pháp trị xã hội chủ nghĩa
c. Pháp quyền xã hội chủ nghĩa
d. Nhà nước dân chủ vì nhân dân
34. Quyền nào là quyền con người cơ bản nhất? a. Quyền sống b. Quyền bầu cử c. Quyền biểu tình
d. Quyền bất khả xâm phạm thân thể
35. Quyền khiếu nại tố cáo của công dân thuộc nhóm quyền nào? a. Quyền con người b. Quyền về chính trị
c. Quyền về kinh tế - văn hóa, xã hội
d. Quyền về tự do dân chủ và tự do cá nhân
36. Các quyền tự nhiên, mà con người sinh ra đều có là?
a. Quyền cơ bản của công dân b. Quyền tự do các nhân c. Quyền con người d. Quyền về chính trị
37. Chủ tịch nước do ai bầu ra? a. Nhân dân b. Quốc hội c. Chính phủ
d. Đảng cộng sản Việt Nam
38. Theo Điều 2 Hiến pháp, “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là…”?
a. Liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức
b. Nhà nước không phân chia giai cấp, không có giai cấp cầm quyền
c. Giai cấp công nhân là giai cấp cầm quyền duy nhất ở Việt Nam
d. Tầng lớp trí thức đứng đầu trong liên minh giai cấp ở Việt Nam
39. Quan điểm nào dưới đây là đúng?
a. Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không được thừa nhận là thành
phần kinh tế của Việt Nam
b. Để xây dựng xã hội chủ nghĩa cần loại bỏ thành phần kinh tế tư nhân
c. Thành phần kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng trong việc xây dựng kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa
d. Thành phần kinh tế tập thể có vai trò quan trọng nhất trong các thành phần kinh tế ở nước ta hiện nay
40. Hình thức sở hữu nào là hình thức sở hữu nền tảng của nhà nước ta hiện nay?
a. Hình thức sở hữu nhà nước
b. Hình thức sở hữu tập thể
c. Hình thức sở hữu tư nhân
d. Cả 3 hình thức sở hữu đều có ý nghĩa nền tảng ở nước ta hiện nay
41. Quyền nào dưới đây thuộc các quyền về tự do cá nhân?
a. Quyền tự do lập hội, tự do hội họp
b. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể c. Quyền biểu tình d. Quyền sống
42. Quyền bầu cử của công dân thuộc nhóm quyền nào? a. Quyền con người b. Quyền về chính trị
c. Quyền về kinh tế - văn hóa, xã hội
d. Quyền về tự do dân chủ và tự do cá nhân
43. Nghĩa vụ cơ bản nhất của công dân là gì?
a. Nghĩa vụ bảo vệ môi trường
b. Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc c. Nghĩa vụ nộp thuế d. Nghĩa vụ học tập
44. Quyền con người lần đầu tiên được đưa vào tên gọi của một chương trong bản Hiến pháp nào? a. Hiến pháp 1980 b. Hiến pháp 1992
c. Hiến pháp 1992 (sửa đổi 2001) d. Hiến pháp 2013
45. Công dân thực hiện quyền bầu cử để bầu ra cơ quan nào sau đây?
a. Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp b. Chủ tịch nước c. Chính phủ
d. Toàn bộ các cơ quan trong bộ máy nhà nước
46. Cơ quan quyền lực ở Việt nam có nhiệm vụ quyền hạn nào dưới đây?
a. Đưa ra đường lối chính sách, quyết định những vấn đề quan trọng của cả nước
hoặc của địa phương, ban hành Hiến pháp, pháp luật
b. Quản lý nhà nước trên cả nước và địa phương
c. Xét xử và kiểm sát xét xử, giám sát hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước
d. Thực hiện các chính sách chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, thanh tra và kiểm
tra, ban hành hiến pháp pháp luật.
47. Người đại diện cho nhà nước Việt Nam là? a. Tổng bí thư b. Chủ tịch nước c. Chủ tịch Quốc hội d. Thủ tướng chính phủ
48. Định hướng kinh tế của nhà nước ta hiện nay? a. Tập trung bao cấp b. Tự cung tự cấp
c. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
d. Kinh tế tư nhân giữ vai trò chủ chốt
49. Quyền con người được hiểu là?
a. Các quyền tự nhiên mà con người sinh ra sẵn có
b. Các quyền về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội mà nhà nước dành cho con người
c. Các quyền mà con người có trên cơ sở quy định của Hiến pháp
d. Các quyền mà tất cả các quốc gia trên thế giới thừa nhận tại Hiến chương Liên hợp quốc
50. Quyền nào dưới đây thuộc các quyền về chính trị của công dân? a. Quyền biểu tình
b. Quyền tham gia quản lý nhà nước c. Quyền tự do hội họp
d. Quyền khiếu nại tố cáo
51. Quyền nào dưới đây là các quyền về tự do dân chủ?
a. Quyền biểu tình, quyền tham gia quản lý nhà nước
b. Quyền tự do lập hội, tự do hội họp
c. Quyền ứng cử bầu cử, quyền tham gia quản lý nhà nước
d. Quyền biểu tình, quyền tự do hội họp, quyền bất khả xâm phạm nơi ở
52. Tất cả các cơ quan trong bộ máy nhà nước phải được thành lập và hoạt động
trên cơ sở của Pháp luật. Đây là nguyên tắc nào trong các nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước?
a. Nguyên tắc tập trung dân chủ
b. Nguyên tắc Đảng lãnh đạo
c. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa
d. Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân chia nhiệm vụ
giữa các cơ quan trong bộ máy nhà nước
53. Chủ tịch nước có nhiệm vụ quyền hạn nào dưới đây?
a. Đưa ra đường lối chính sách b. Quản lý xã hội
c. Ban hành hiến pháp, pháp luật
d. Đại diện cho nhà nước Việt Nam về đối nội, đối ngoại
54. Trong thời gian Quốc hội không họp, cơ quan nào thay thế quốc hội giải quyết
các vấn đề cơ bản của nhà nước? a. Bộ chính trị
b. Ủy ban thường vụ Quốc hội c. Chính phủ
d. Mặt trận tổ quốc Việt Nam
55. Hội đồng nhân dân các cấp do ai bầu ra? a. Nhân dân b. Quốc hội Việt Nam
c. Ủy ban nhân dân cùng cấp d. Đảng ủy cùng cấp
56. Hoạt động nào sau đây thể hiện bản chất giai cấp của nhà nước?
a. Nhà nước phong kiến tăng sưu thuế đối với người nông dân
b. Chính quyền triều đình phong kiến mở kho lương cứu đói cho người dân sau trận lụt
c. Nhà nước xây dựng đường xá và các công trình công cộng khác
d. Triều đình phong kiến tổ chức khoa cử, tuyển chọn quan lại
57. Hoạt động nào sau đây thể hiện bản chất xã hội của nhà nước?
a. Nhà nước đàn áp các cuộc biểu tình hợp pháp của người dân
b. Chính sách tăng giờ làm việc và giảm lương cũng như các chế độ cho người lao
động trong nhà nước tư bản chủ nghĩa thời kỳ đầu
c. Nhà nước tiến hành truy quét các đối tượng chống phá ở vùng biên giới
d. Nhà nước ban hành chính sách thuế hà khắc đối với người dân
58. Vương quốc Tây Ban Nha là kiểu nhà nước nào? a. Phong kiến
b. Vừa phong kiến vừa TBCN c. TBCN d. XHCN
59. Con đường hình thành pháp luật chủ yếu ở Việt Nam giai đoạn hiện nay là?
a. Thừa nhận các án lệ
b. Nâng cấp và thừa nhận các quy phạm tập quán
c. Sáng tạo pháp luật thông qua ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật
d. Nâng cấp và thừa nhận các quy phạm tập quán và sáng tạo pháp luật thông qua
ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật
60. Để phù hợp với giá trị tiền tệ tại thời điểm năm 2009, Quốc hội đã ban hành
luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự 1999, trong đó quy định sửa
đổi một số điều luật, nâng số tiền tối thiểu bắt đầu truy cứu trách nhiệm hình sự với
một số loại tội như tội trộm cắp tài sản (Điều 138); tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
(Điều 139)... từ 500.000 đồng thành 2.000.000 đồng. Quy định pháp luật này ra đời từ con đường?
a. Nâng cấp, thừa nhận các quy phạm tập quán
b. Sáng tạo pháp luật thông qua thừa nhận án lệ
c. Sáng tạo pháp luật thông qua ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật
d. Nâng cấp thừa nhận các quy phạm tập quán và sáng tạo pháp luật thông qua ban
hành mới các văn bản quy phạm pháp luật.