Câu hỏi thi vấn đáp - Luật Tố tụng hình sự | Học viện Phụ nữ Việt Nam
Theo quy định tại K1 Đ.596 BLDS: Người uống rượu bia, dùng chất kích thích khác mà lâmvào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi, gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật tố tụng dân sự (LTT)
Trường: Học viện Phụ nữ Việt Nam
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
1. Phân tích các dkien phát sinh bồi thường tn ngoài hđ. VD
Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: -
đối với thiệt hại do hành vi của con người gây ra (k1 Đ.584)
+ Có hành vi trái pháp luật + Có thiệt hại xảy ra
+ Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và hậu quả + Có lỗi -
Đối với thiệt hại do tài sản gây ra (K3 Đ.584): Chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải
chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh do sự kiện bất khả
kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại.
Ví dụ: A vượt đèn đỏ và đâm vào B làm B bị gãy tay phải đến bệnh viện. Hành vi vượt đèn đỏ
gây tai nạn giao thông, thiệt hại làm tổn hại đến sức khỏe của B, từ hành vi vượt đèn đỏ dẫn
đến đâm vào B gãy tay, là do lỗi của A
2. Xđ TNDS trong trg hợp ng dưới 15t sd rượu dẫn tới gây thiệt hại cho ng khác -
Theo quy định tại K1 Đ.596 BLDS: Người uống rượu bia, dùng chất kích thích khác mà lâm
vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi, gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường. -
Tuy nhiên, về năng lực chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại: Nguời chưa đr 15t gây
thiệt hại còn cha mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường; nếu t/s của cha mẹ ko đủ để bồi thường mà
con chưa thành niên gây ra thiệt hại thì lấy tài sản riêng đó để bồi thường phần còn thiếu.
Trường hợp có người giám hộ thì người giám hộ số được dùng tài sản của người được giám
hộ không có đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của
mình; nếu người giám hộ chứng minh mình ko có lỗi thì ko phải bồi thường. (K2,3 Đ.586).
Người chưa thành niên trong thời gian trường học trực tiếp quản lý mà gây thiệt hại thì
trường học, bệnh viện phải bồi thường, nếu chứng minh mình ko có lỗi thì ko phải bồi thường ( Đ.599)
3. Phân tích căn cứ loại trừ trách nhiệm BTTHNHĐ K2 Đ.584 -
Do sự kiện bất khả kháng (K1 Đ.156) là sự kiện sảy ra một cách khách quan không thể
lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép
Ví dụ: Dịch bệnh, bão lũ, ngập lụt là sự kiện bất khả kháng là sự ki -
Phòng vệ chính đáng: là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của
mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một
cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Ví dụ: A với B có xích mích, khi A thấy B đang điều khiển xe trên đường, A có tình đâm xe bảo
B, nhưng B nhanh trí dùng chân đạp xe ra làm xe của A bị vỡ yếm xe. Hành vi đạp xe của B
để chống trả hành vi xâm hại đến tính mạng và sức khỏe của B là phù hợp, trong trường hợp
này thì B ko phải bồi thường. - tình thế cấp thiết:
Ví dụ: Trong vụ cháy nhà của A, vì để cứu người B buộc phải phá cửa nhà A làm cửa nhà bị
hỏng. Trong trường hợp này B ko phải bồi thường -
Hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại
Ví dụ: A đi xe máy người chiều đường đi, B đi từ ngõ ra đâm vào xe A làm xe A bị méo đầu xe,
hoàn toàn do lỗi của A do anh đi xe máy sai người chiều nên B mới gây ra thiệt hại cho A - Có thỏa thuận khác -
Pháp luật có quy định khác
4. Phân tích nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hđ Đ.585 BLDS
5. Ptich TNDS trong trg hợp ng làm công, học nghề gây thiệt hại Đ.600
Ví dụ: A là thực tập sinh của công ty XY được giao nhiệm vụ đem hồ sơ đến buổi họp quan
trọng, do còn ít thời gian nên A đã đi nhanh và có va chạm nhẹ vào xe của B làm xe ô tô bị
xước sơn. Trong trường hợp này CTy XY phải bồi thường nếu xác định lỗi là của A thì A
phải hoàn trả lại khoản tiền ct đã bồi thường
6. Xđịnh trách nhiệm BTTH do nhiều ng gây ra - Đ.587 BLDS
Ví dụ: A, B, C được bà D thuê để tỉa cây ở sân nhà theo kiểu dáng của bà D yêu cầu nhưng
A,B,C không biết tỉa và đã làm hỏng cây cảnh của bà D trong trường hợp này nếu A, B, C
không xác định được lỗi của từng người thì phải liên đới bồi thường phần bằng nhau.
7. Xđịnh trách nhiệm trong trg hợp ng tâm thần gây thiệt hại
- K2,3 Đ.599 BLDS và k3 Đ.586
- Người giám hộ được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường, nếu ko đủ thì người
giám hộ phải dùng tài sản của mình để bồi thường, người giám hộ ko phải bồi thường nếu
chứng minh được mình ko có lỗi
- Nếu gây thiệt hại cho người khác trong thời gian bệnh viện, pháp nhân trực tiếp quản lý thì
bệnh viện, pháp nhân phải bồi thường. Nếu chứng minh mình ko có lỗi thì ko phải bồi
thường, khi đó, cha mẹ, người giám hộ phải bồi thường.
Ví dụ: HA là một bênh nhân tâm thần trong quá trình cho các bệnh nhân ra ngoài sân chơi với
các bệnh nhân khác thì chẳng may HA lao vào túm tóc, đánh B cũng là bệnh nhân làm cho B
tổn hại đến sức khỏe. Trong trường hợp này Bệnh viện không quản lý tốt để HA gây thiệt
hại thì phải bồi thường.
8. Trình bày năng lực chịu TNBTTH Đ.586 BLDS
9. Nguồn nguy hiểm cao độ là j? trách nhiệm BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra -
Nguồn nguy hiểm cao độ: K1 Đ.601 -
Trách nhiệm BTTH: K2,3,4 Đ.601
Ví dụ: A chơi rất thân với B, vì muốn nhờ A làm bài tập giúp B, lên B đã sang nhà A, nhà A có
để một quả pháo tự chế trong nhà, chẳng may đúng lúc B đang ngồi quả pháo nổ làm B bị
bỏng và phải đi cấp cứu. Trong trường hợp nay, A phải bồi thường cho B
10. Trb trách nhiệm do nguồn ô nhiễm mt gây ra Đ.602 BLDS
Ví dụ: Gia đình M xả thải nước sinh hoạt chưa qua xử lý ra ngoài môi trường làm nước sông ô
nhiễm thì phải chịu trách nhiệm bồi thường.
11. Xđịnh các thiệt hại được bồi thường trong TNBTTH HD? Tổn thất tinh thần đc áp
dụng vs loại thiệt hại nào?
- Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm (Đ.589): Tài sản bị mất, bị hủy hoại, hư hỏng; Lợi ích gắn
liền với việc sử dụng, khai thác; chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục; thiệt hại khác
- Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm (Đ.590): Chi phí cho việc cứu chữa, phục hồi sức khỏe và
chức năng bị giảm sút,..; thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút; chi phí hợp lý và phần thu
nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người chăm sóc; thiệt hại khác.
- Thiệt hại do tính mạng bị xâm hại (Đ.591): những thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo điều
590; chi phí hợp lý cho việc mai táng; tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại
có nghĩa vụ cấp dưỡng, thiệt hại khác.
- Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm (Đ.592): Chi phí hợp lý để hạn chế,
khắc phục thiệt hại; Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút; thiệt hại khác do luật quy định
*Tổn thất tinh thần được áp dụng đối với loại thiệt hại nào: thiệt hại về tài sản (trong trường hợp
mồ mả bị xâm phạm, thi thể); thiệt hại về sức khỏe; tính mạng; danh dự, nhân phẩm, uy tín.
12. Trb cơ sở xác định chủ thể chịu tnbtth do hvi con ng gây ra -
Thông qua quan hệ bồi thường thiệt hại:
+ Bên bồi thường: Cá nhân, pháp nhân, Nhà nước
+ Bên hưởng bồi thường (bên thiệt hại): Cá nhân, pháp nhân -
Cá nhân có hành vi gây thiệt hại -
Pháp nhân có hành vi gây thiệt hại được thực hiện thông qua: Người đại diện theo pháp luật;
người đại diện theo ủy quyền; người được pháp nhân giao nhiệm vụ.
13. Trb trách nhiệm dân sự do nhà cửa, công tình xd khác gây thiệt hại Đ.605 BLDS
Ví dụ: A đến nhà của B để ở, ngôi nhà cũng được B xây dựng từ lâu. trong quá trình ở thì trần
nhà B sập và làm A bị gãy chân, gây tổn hại về sức khỏe cho A. Trong trường hợp này B là
chủ sở hữu nhà phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại về sức khỏe cho A
14. Phòng vệ chính đáng là j, ptich trách nhiệm btth do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Vd -
Phòng vệ chính đáng: là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của
mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một
cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. -
Trách nhiệm BTTH vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng: Đ.594 BLDS
VD: T và D ghét nhau, nên lợi dụng T đang ko để ý D cầm gậy đánh T, sau đó T chống trả lé
được cái đánh của D, sau đó T lao vào đánh D gãy tay và chân phải nhập viên. T đã vượt
quá giới hạn của phòng vệ chính đáng làm D thiệt hại về sức khỏe, T phải bồi thường thiệt
hại cho D trong trường hợp này.
15. Tình thế cấp thiết là j? trách nhiệm btth do vượt quá y/c của tình thế cấp thiết -
Tình thế cấp thiết: là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp
pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không
còn cách nào khác là phải gây thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. -
Trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết: Đ.595 BLDS
Ví dụ: Trong vụ cháy nhà của A, vì để cứu người B buộc phải phá cửa nhà, đập tường nhà A
làm cửa, tường nhà bị hỏng. Trong trường hợp này B ko phải bồi thường
16. Trb tnds do gia súc gây thiệt hại
Đ.603. Gia súc: Những động vật có vú được chăn nuôi như trâu, bò, dê,...
VD: Ông A có một con bò đực đến mùa sinh sản, do quên không đóng cổng chuồng, con bò
tự chạy ra ngoài đường lao vào húc xe máy của anh B đang điều khiển, khiến cho anh B ngã
gãy tay. Trường hợp này, ông A là chủ sở hữu của con bò, lỗi do ông không đóng cổng
chuồng và quản lí con bò cẩn thận nên ông phải bồi thường cho anh B.
Ví dụ: H và T là hàng xóm gần nhà nhau, H có nuôi 1 con lợn, vào 1 ngày cửa chuồng lợn bị con
lợn hũi ra sau đó nó đi sang nhà T và phá hết vườn rau nhà T, gây thiệt hại cho T. Trong trường
hợp này, H là chủ sở hữu của con lợn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản cho T
17. Trb tnbtth do ng của pháp nhân gây ra - Đ. 597 BLDS
Ví dụ: Anh H (27t, có NLHVDS bình thường) là nhân viên chính thức của bộ phận bán hàng
thuộc công ty thực phẩm O. Trong dự án ra mắt sản phẩm cháo dinh dưỡng ăn liền mới của
công ty O, anh H được giao nhiệm vụ quản lí buổi dùng thử sản phẩm ở một siêu thị, do H
không cảnh báo về việc sản phẩm mới có một số thành phần có thể gây dị ứng, anh V đã sử
dụng thử và bị khó thở, bất tỉnh và nhập viện. Vì sai lầm của anh H, công ty O đã phải đứng ra chịu TNBTTH cho anh V.
18. Trb tnbtth do cây cối gây ra thiệt hại? VD - Đ. 604
Ví dụ: Khi anh D đang di chuyển trên đường đi học, trên đường có một cái cây đã lâu năm,
bỗng dưng hôm đó anh D đi qua thì bị cái cây gãy cành rơi vào người, làm D bị gãy tay và
người được giao quản lý cây xanh là anh M của cty cây xanh phải chịu trách nhiệm bồi thường
19. Khái niệm tnbbbtnhđ? Vì sao p quy định tnbtthnhđ -
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là loại trách nhiệm dân sự do hành vi vi
phạm nghĩa vụ gây ra thiệt hại khi không có sự thỏa thuận trước về nghĩa vụ của các bên chủ
thể khác. (xâm phạm đến SK, tính mạng, DD, NP, TS, quyền và lợi ích hợp pháp khác,...) -
Quy định trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng vì: Nhằm bù đắp những mất mát do hành vi vi
phạm gây ra, phục hồi lại tình trạng ban đầu; bảo vệ quyền lợi chính đáng cho chủ thể bị
thiệt hại thông qua tác động kinh tế. Đồng thời giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật, tôn trọng
quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác.
20. Trb thời hiệu khởi kiện y/c btth ( KN, quy định PL hiện hành ) - Khái niệm: K3 Đ.150 -
Thời hiệu khởi kiện yêu cầu BTTH: Đ.588 BLDS - Điều 156, Đ.157 -
Ví dụ: A gây thiệt hại đến sức khỏe cho B từ 1/5/2018. Nhưng sau đó khu vực A sinh sống
có bị ngập lụt, sạt lở nên A phải di chuyển đi nơi khác làm B không biết A ở đâu để khởi
kiện. Đến năm tháng 8 năm 2022, gặp được A và làm đơn kk yêu cầu A bồi thường thiệt hại
cho B. Khi đó, A cũng thừa nhận rằng A có gây thiệt hại cho B thì thời hiệu khởi kiện ko hết
và được bắt đầu lại
21. Ptich và lấy Vd về thiệt hại do TS bị xâm phạm ( tsan, sk, tính mạng, danh dự nhân phẩm, uy tín )
*Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm: Đ.589
- thiệt hại trực tiếp:
+ Thiệt hại do tài sản bị mất
+ Tài sản bị hủy hoại là những tài sản ko thể phục hồi chức năng ban đầu; tài sản bị hư hỏng là
những chi phí hợp lý để khôi phục tài sản, bảo đảm tính năng sử dụng ban đầu
+ Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế hoặc khắc phục thiệt hại - Thiệt hại gián tiếp:
+ Lợi ích gắn liền với việc khai thác tài sản (ko thể khai thác tài sản trong quá trình sửa chữa, khắc phục thiệt hại)
+ NHững hoa lợi lợi tức chắc chắn thu được nếu ko có thiệt hại xảy ra và những chi phí cần
thiết để hạn chế thiệt hại
Ví dụ: A làm đổ xe máy của B làm xe của B bị gãy đầu xe, B thuê người đến chuyển chiếc xe ra
ngoài quán để sửa chữa đầu xe, hơn nữa B là người chạy xe ôm nên trong thời gian sửa xe B ko có xe để đi chạy xe.
*Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm: Đ.590 - Khoản tiền cụ thể cho việc giúp đỡ nạn nhân, gia
đình khắc phục hậu quả do thiệt hại gây ra.
VD: A (14 tuổi, sức khỏe tâm thần bình thường) và B (14 tuổi, sức khỏe tâm thần bình
thường) học cùng lớp với nhau. Do xảy ra mâu thuẫn, lời qua tiếng lại, A đã đánh B khiến B
phải vào viện khâu 8 mũi ở trán, trong thời gian B nằm viện 1 tháng này, mẹ của B phải xin
nghỉ việc để chăm sóc B. Vì A chưa có NL chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại nên cha mẹ
của A đã phải bồi thường thiệt hại cho B và gia đình, trong đó bao gồm: Chi phí cho việc cứu
chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe của B, chi phí bồi thường cho thu nhập bị mất của mẹ B.
Sau khi bị A đánh, B có dấu hiệu chấn thương tâm lý và sợ hãi không muốn quay lại trường
học nên gia đình A phải bồi thường thêm tiền tổn thất tinh thần cho B.
*Thiệt hại do tính mạng bị xâm hại: Đ591
VD: Ông T (50 tuổi, NLHVDS bình thường) điều khiển xe ô tô lưu thông trên đường. Trong
lúc chuẩn bị dừng đèn đỏ, do hoa mắt nên ông đã đạp nhầm chân ga thay cho chân phanh,
khiến cho xe ông đâm vào anh B đang đỗ xe máy phía trước. Sau khi bị tai nạn, anh B được
đưa đi cấp cứu nhưng đã tử vong trên đường đi. Trong trường hợp này, ông T phải bồi
thường cho gia đình anh B tiền mai táng cho anh B, tiền cấp dưỡng cho đứa con 5 tuổi của
anh đến khi cháu đủ 18 tuổi và tiền bù đắp tổn thất tinh thần cho con trai anh.
*Thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín: Đ.592
VD: H (19 tuổi, NLHVDS bình thường) làm việc cho quán trà sữa T, trong quá trình làm
việc, H có thái độ phục vụ khách hàng không chuẩn mực, khiến nhiều khách hàng phản ánh.
Chủ quán trà sữa T sau khi tất toán khoản lương cho H đã yêu cầu H phải thôi việc. Tuy
nhiên, H vẫn tự ái vì cho rằng quán trà sữa đã bắt nạt mình nên lên mạng viết bài bôi nhọ
quán trà sữa T, nói dối rằng chủ quán đã quỵt tiền lương của mình. Sau khi bị chủ quán yêu
cầu cơ quan chức năng can thiệp, H đã phải gỡ bỏ bài viết cũng như phải bồi thường cho
quán trà sữa T vì bài viết của H đã ảnh hưởng đến việc làm ăn của quán. Trường hợp này, H
phải bồi thường cho quán trà sữa chi phí để quán thuê người chạy quảng cáo các bài viết cải
chính trên mxh và tiền thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút do bài viết của H.
22. Ptich và lấy VD về thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại do tính mạng, sk bị xâm phạm - Đ.593 -
Ví dụ: A vượt đèn đỏ và đâm xe vào B, gây tai nạn. Làm B thiệt hại về sức khỏe và mất
hoàn toàn khả năng nhận thức trở thành người thực vật. Khi đó B được bồi thường từ thời
điểm B ko còn khả năng lao động. Một thời gian sau đó B ko qua khỏi (B chết), vì B còn
phải cấp dưỡng cho con chưa thành niên nên A phải có nvu cấp dưỡng cho con của B.
23. Tại sao ng dùng chất kích thích gây ra thiệt hại lại p bồi thường. Ptich các trường hợp ngoại lệ. lấy VD
- Vì trước khi thực hiện hành vi gây thiệt hại, người gây thiệt hại hoàn toàn có khả năng nhận
thức và làm chủ hành vi của mình nhưng họ lại tự đặt mình (uống rượu, bia,...) để lâm vào
tình trạng không thể nhận thức và làm chủ hành vi và gây thiệt hại, do đó phải bồi thường
thiệt hại do hành vi của mình gây ra.
- Trường hợp ngoại lệ:
+ Khi người nào cố ý dùng rượu bia hoặc chất kích thích khác làm cho người khác lâm vào
tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho người thiệt hại
+ trường hợp người dưới 15 tuổi dùng chất kích thích gây thiệt hại: Do bố mẹ bồi thường, nếu
ts của bme ko đủ mà con có ts riêng thì lấy ts riêng của con để bồi thường phần còn thiếu;
nếu có người giám hộ thì người giám hộ được dùng tài sản của người đc giám hộ để bồi
thường nếu tài sản của người được giám hộ ko đủ thì người giám hộ phải bồi thường bằng ts
của mình, nếu chứng minh mình ko có lỗi thì ko phải bthg; trường hợp người chưa thành
niên dùng chất kích thích gây thiệt hại trong thời gian quản lý của nhà trường, bệnh viện mà
gây ra thiệt hại thì trường học, bệnh viện phải bồi thường, nếu chứng minh mình ko có lỗi
thì ko phải bthg và bố mẹ phải bồi thường thiệt hại.
Ví dụ: A uống rượu sau đó lao vào đánh B làm B bị thương, tím và thương tích đầy người thì A
phải bồi thường thiệt hại cho B
Nếu trường hợp A bị C thúc ép phải sử dụng chất kích thích và khiến A lâm vào tình trạng ko
thể nhận thức và làm chủ hành vi và gây thiệt hại cho B thì C phải chịu bồi thường cho B
Trong trường hợp A chưa đủ 15 tuổi uống rượu và gây thiệt hại cho B thì bố mẹ A phải bồi thường,....
24. Ng th hành công vụ gây thiệt hại bồi thường nnao - Đ.598 BLDS
Ví dụ: A cảnh sát giao thông trong quá trình bắt B vi phạm vượt đèn đỏ, A đã đuổi B làm B bị
ngã tai nạn xe, bị tổn hại về sức khỏe. thì NN có trách nhiệm bồi thường do hành vi vi phạm
của người thi hành công vụ.
25. Ng dưới 15t gây thiệt hại bồi thường nnao K2,3 Đ.586 BLDS Ví dụ:
26. Ng mất NLHVDS gây thiệt hại thì p bồi thường nnao K3 Đ.586 BLDS
Ví dụ: Về người bị tâm thần
27. Ptich nguyên tắc áp dụng dành cho btth do làm ô nhiễm mt Nguyên tắc áp dụng
28. Ptich bồi thg do súc vật gây thiệt hại Đ.603 BLDS
Ví dụ: lợn nhà A phá ruộng rau nhà B, gây thiệt hại về tài sản
29. Ptich và lấy VD do xâm phạm thi thể, xâm phạm mồ mả Đ.607
Ví dụ: Do A có mối thù với B, dù B đã chết nhưng A vẫn ko chịu để B chết yên ổn và đã lên kế
hoạch đập mộ và đào xác lên để trả thù. A tiến hành đập phá mộ của B hành vi xâm phạm
đến mồ mả của A phải bồi thường các chi phí khắc phục, hạn chế thiệt hại và tổn thất về tinh
thần cho những người thân thích theo hàng thừa kế….
30. Nguyên tắc chung dành cho btth do vi phạm quyền lợi ng tiêu dùng
Nguyên tắc chung đối với chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường: Cá nhân, pháp nhân sx, kinh
doanh; chủ thể được bồi thường: Người tiêu dùng; Với điều kiện là hàng hóa, dịch vụ không
đảm bảo chất lượng gây ra thiệt hại
Ví dụ: A mua điện thoại về sử dụng thì chiếc điện thoại bị nổ làm A bị thương, bỏng hết 2 bàn tay do lỗi pin