Câu hỏi tình huống luật hiến pháp | Trường Đại học Kinh tế – Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội là một trong những quyền chính trị quan trọng của công dân, đảm bảo cho công dân thực hiện quyền làm chủ nhà nước, làm chủ xã hội, thực hiện phương châm mọi công việc của Nhà nước. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Lý luận nhà nước và pháp luật (llnnvpl)
Trường: Trường Đại học Kinh Tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45876546
CÂU HỎI TÌNH HUỐNG
1. Đề nghị cho biết, pháp luật quy định như thế nào về quyền tham gia quản lý nhà
nước và xã hội của công dân?
Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội là một trong những quyền chính trị quan trọng
của công dân, đảm bảo cho công dân thực hiện quyền làm chủ nhà nước, làm chủ xã hội,
thực hiện phương châm mọi công việc của Nhà nước, của xã hội “dân biết, dân bàn, dân
làm, dân kiểm tra”. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội là quyền của công dân
tham gia thảo luận vào các công việc chung của đất nước trong tất cả các lĩnh vực của đời
sống xã hội, trong phạm vi cả nước và trong từng địa phương; quyền kiến nghị với các cơ
quan nhà nước về xây dựng bộ máy nhà nước và xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội…
Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công dân Việt Nam đã thể hiện bản chất
của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Điều 28 Hiến pháp năm 2013 quy định rõ:
“1. Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến
nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước.
2. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai,
minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân.”
Như vậy, mọi công dân Viêt Nam, đủ điều kiệ n theo quy định của pháp luậ t, đều có ̣ quyền
tham gia vào viêc xây dựng, bảo vệ và quản lý đất nước. Đây là một quyền chínḥ trị rất
đăc biệ t, là cơ sở pháp lý quan trọng để nhân dân tham gia vào hoạt động của bộ̣ máy nhà
nước, nhằm động viên phát huy sức mạnh của toàn dân, toàn xã hội vào việc xây dựng nhà
nước vững mạnh, hoạt động có hiệu quả vì lợi ích của nhân dân.
2. Lý A Mỷ muốn tự ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân xã nhưng bị chồng là A
Tráng gạt đi với lý do: “ Là đàn bà con gái, lại là người dân tộc thiểu số, ai cho tham
gia quản lý nhà nước . Thôi bỏ đi, làm hòa giải viên ở bản Tà Pua này là đủ rồi”. A
Mỷ băn khoăn không biết pháp luật quy định như thế nào về quyền bình đẳng trong
việc tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội?
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, mọi công dân không phân biệt dân tộc, nam nữ,
thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, đều có quyền tham
gia quản lý nhà nước và xã hội, có quyền bầu cử, ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân
theo quy định của pháp luật, có quyền giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, cán bộ, viên chức nhà nước...
Điều 26 Hiến pháp năm 2013 quy định
“1. Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và
cơ hội bình đẳng giới. lOMoAR cPSD| 45876546
2. Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vaitrò của mình trong xã hội.
3. Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới.”
Cũng theo quy định tại Điều 27, Điều 28 Hiến pháp năm 2013 thì công dân đủ mười tám
tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc
hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định. Công dân có quyền
tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước
về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham
gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến,
kiến nghị của công dân.
Cụ thể hóa quy định của Hiến pháp, Nhà nước ban hành Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội,
Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân và các văn bản hướng dẫn thực hiện quy định
cách thức thực hiện quyền bầu cử, quyền ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân của công dân.
3. Được sự tín nhiệm của người dân, bà X - chi hội trưởng Chi hội phụ nữ thôn đã
được bầu vào Hội đồng nhân dân xã. Bà rất vui mừng nhưng cũng lo lắng, băn khoăn
không biết với tư cách là đại biểu Hội đồng nhân dân - người đại diện cho ý chí và
nguyện vọng của nhân dân ở địa phương, bà X có trách nhiệm gì trước nhân dân?
Hội đồng nhân dân gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở địa phương bầu ra, là
cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm
chủ của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp
trên. Từ đó cho thấy, đại biểu Hội đồng nhân dân là nhân tố quan trọng quyết định chất
lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân. Với tư cách là người
đại diện cho ý chí và
nguyện vọng của nhân dân ở địa phương, đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm được
pháp luật quy định cụ thể như sau:
Khoản 1 Điều 115 Hiến pháp năm 2013 quy định:
“1. Đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân
địa phương; liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thực hiện chế độ tiếp
xúc, báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Hội đồng nhân dân, trả lời những yêu
cầu, kiến nghị của cử tri; xem xét, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo. Đại biểu Hội
đồng nhân dân có nhiệm vụ vận động Nhân dân thực hiện Hiến pháp và pháp luật, chính
sách của Nhà nước, nghị quyết của Hội đồng nhân dân, động viên Nhân dân tham gia quản lý nhà nước.”
Cụ thể hóa quy định trên của Hiến pháp, Điều 94, Điều 95 Luật tổ chức chính quyền địa phương quy định: -
Đại biểu Hội đồng nhân dân phải liên hệ chặt chẽ với cử tri ở đơn vị bầu cử bầu
ramình, chịu sự giám sát của cử tri, có trách nhiệm thu thập và phản ánh trung thực ý kiến,
nguyện vọng, kiến nghị của cử tri; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cử tri; thực hiện
chế độ tiếp xúc cử tri và ít nhất mỗi năm một lần báo cáo với cử tri về hoạt động của mình lOMoAR cPSD| 45876546
và của Hội đồng nhân dân nơi mình là đại biểu, trả lời những yêu cầu và kiến nghị của cử tri. -
Sau mỗi kỳ họp Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm báo
cáovới cử tri về kết quả của kỳ họp, phổ biến và giải thích các nghị quyết của Hội đồng
nhân dân, vận động và cùng với Nhân dân thực hiện các nghị quyết đó. -
Đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm tiếp công dân theo quy định của pháp
luật.- Khi nhận được khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân, đại biểu Hội đồng nhân dân
có trách nhiệm nghiên cứu, kịp thời chuyển đến người có thẩm quyền giải quyết và thông
báo cho người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị biết; đôn đốc, theo dõi và giám sát việc giải
quyết. Người có thẩm quyền giải quyết phải thông báo cho đại biểu Hội đồng nhân dân về
kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân trong thời hạn do pháp luật quy định. -
Trong trường hợp xét thấy việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị không đúng
phápluật, đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền gặp người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn
vị hữu quan để tìm hiểu, yêu cầu xem xét lại; khi cần thiết, đại biểu Hội đồng nhân dân
yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức,
đơn vị đó giải quyết.
4. Theo dõi truyền hình trực tiếp trên và vừa qua được tham dự buổi tiếp xúc cử tri
của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, tôi thấy đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý
chí, nguyện vọng của nhân dân bầu ra mình và nhân dân cả nước, có trách nhiệm hết
sức nặng nề. Ngay sau kỳ họp Quốc hội vừa kết thúc, tôi thấy đoàn đại biểu Quốc tỉnh
X tổ chức họp tiếp xúc cử tri tại xã tôi. Vậy xin hỏi, tiếp xúc cử rtri có phảo là trách
nhiệm của Đại biểu Quốc hội đối với nhân dân?
Trách nhiệm của đại biểu Quốc hội đối với Nhân dân được quy định tại Điều 79 Hiến pháp năm 2013 như sau:
Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân ở đơn vị bầu cử
ra mình và của Nhân dân cả nước.
Đại biểu Quốc hội liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri; thu thập và phản
ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng của cử tri với Quốc hội, các cơ quan, tổ chức hữu quan;
thực hiện chế độ tiếp xúc và báo cáo với cử tri về hoạt động của đại biểu và của Quốc hội;
trả lời yêu cầu và kiến nghị của cử tri; theo dõi, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo
và hướng dẫn, giúp đỡ việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo.
Đại biểu Quốc hội phổ biến và vận động Nhân dân thực hiện Hiến pháp và pháp luật.
Cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013 về trách nhiệm của đại biểu Quốc hội trước
Nhân dân, Điều 27, Điều 28 Luật tổ chức Quốc hội quy định:
- Đại biểu Quốc hội liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thường xuyêntiếp
xúc với cử tri, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của cử tri; thu thập và phản ánh trung thực
ý kiến, kiến nghị của cử tri với Quốc hội, các cơ quan, tổ chức hữu quan; phổ biến và vận
động Nhân dân thực hiện Hiến pháp và pháp luật. lOMoAR cPSD| 45876546
- Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri ở nơi ứng cử theo chương trình tiếp xúc cử tri củaĐoàn
đại biểu Quốc hội. Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri ở nơi cư trú, nơi làm việc; tiếp xúc
cử tri theo chuyên đề, lĩnh vực, đối tượng, địa bàn mà đại biểu quan tâm. Trong quá trình
tiếp xúc cử tri, đại biểu Quốc hội có trách nhiệm báo cáo với cử tri về hoạt động của đại
biểu và Quốc hội; cử tri hoặc đại diện cử tri ở đơn vị bầu cử có thể góp ý kiến với đại
biểu Quốc hội tại hội nghị cử tri do Đoàn đại biểu Quốc hội phối hợp với Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc và chính quyền địa phương tổ chức trong trường hợp cần thiết.
- Đại biểu Quốc hội có trách nhiệm tiếp công dân theo quy định của pháp luật.
- Khi nhận được khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân, đại biểu Quốc hội có tráchnhiệm
nghiên cứu, kịp thời chuyển đến người có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người
khiếu nại, tố cáo, kiến nghị biết; đôn đốc, theo dõi và giám sát việc giải quyết. Người có
thẩm quyền giải quyết phải thông báo cho đại biểu Quốc hội về kết quả giải quyết khiếu
nại, tố cáo, kiến nghị của công dân trong thời hạn theo quy định của pháp luật.
- Trong trường hợp xét thấy việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị không đúng
phápluật, đại biểu Quốc hội có quyền gặp người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu
quan để tìm hiểu, yêu cầu xem xét lại; khi cần thiết, đại biểu Quốc hội yêu cầu người
đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức, đơn vị đó giải quyết.
Căn cứ quy định trên của pháp luật cho thấy, tiếp xúc của tri là một trong các trách nhiệm
của đại biểu Quốc hội. 5.
Đề nghị cho biết, pháp luật quy định như thế nào về việc tham gia góp ý xây
dựngvăn bản quy phạm pháp luật của công dân? Tham gia quản lý nhà nước và xã hội
là một trong những quyền chính trị quan trọng của công dân. Người dân tham gia vào viêc ̣
quản lý nhà nước và xã hội dưới hai hình thức là: trực tiếp hoăc gián tiếp thông qua các ̣
đại diên của mình do mình lựa chọṇ . Người dân có thể tham gia xây dựng các chính sách,
pháp luật thông qua đại biểu trong các cơ quan đại diện (Quốc hội, Hội đồng nhân dân),
các tổ chức chính trị - xã hội mà mình tham gia hoặc qua các phương tiện thông tin đại
chúng, nhưng cũng có thể tham gia ý kiến trực tiếp các vấn đề ở tầm quốc gia khi Nhà
nước tổ chức trưng cầu dân ý, hoặc trực tiếp quyết định các vấn đề ở cơ sở theo quy định
của pháp luật… Sự tham gia của nhân dân được thực hiện trong toàn bộ quá trình xây dựng
chính sách: từ các đề xuất sáng kiến ban đầu, đến việc tiến hành triển khai xây dựng, quyết
định và thi hành chính sách. Tuy nhiên, tùy vào tính chất của những chính sách cụ thể mà
người dân có thể tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp, ở mức độ khác nhau.
Cụ thể tại Điều 6 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2014 quy định, Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các tổ chức thành viên
khác của Mặt trận và các cơ quan, tổ chức khác, cá nhân có quyền và được tạo điều kiện
góp ý kiến về đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. lOMoAR cPSD| 45876546
Trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo
và cơ quan, tổ chức có liên quan có trách nhiệm tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức, cá
nhân tham gia góp ý kiến về đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, dự thảo văn
bản quy phạm pháp luật; tổ chức lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của
văn bản quy phạm pháp luật.
Ý kiến tham gia về đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, dự thảo văn bản quy
phạm pháp luật phải được nghiên cứu, tiếp thu trong quá trình chỉnh lý dự thảo văn bản. 6.
Xin cho biết, pháp luật quy định như thế nào về các biên pháp bảo đảm thực
hiệṇ quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội?
Việc bảo đảm sự tham gia của nhân dân vào công việc quản lý nhà nuớc và xã hội đã được
ghi trong Hiến pháp và nhiều văn bản pháp luật khác như: Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội
và Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Phòng,
chống tham nhũng, Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn… trong đó quy
định cụ thể các điều kiện, hình thức, phương thức để nhân dân tham gia vào hoạt động
quản lý của Nhà nước như việc các đại biểu, các cơ quan nhà nước phải tiếp nhận và giải
quyết các đề xuất, kiến nghị, khiếu nại của người dân, tiếp thu các ý kiến đóng góp vào các
văn bản quy phạm pháp luật được ban hành, các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội…
Theo khoản 6 Điều 96 Hiến pháp 2013 thì Chính phủ có nhiệm vụ: bảo vệ quyền và lợi ích
của Nhà nước và xã hội, quyền con người, quyền công dân; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
Khoản 2 Điều 8 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức,
viên chức phải tôn trọng Nhân dân, tận tụy phục vụ Nhân dân, liên hệ chặt chẽ với Nhân
dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của Nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống tham
nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền.."
Tiếp theo, khoản 2 Điều 27 Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 quy định, trong quá trình
tiếp xúc cử tri, đại biểu Quốc hội có trách nhiệm báo cáo với cử tri về hoạt động của đại
biểu và Quốc hội; cử tri hoặc đại diện cử tri ở đơn vị bầu cử có thể góp ý kiến với đại biểu
Quốc hội tại hội nghị cử tri do Đoàn đại biểu Quốc hội phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc và chính quyền địa phương tổ chức trong trường hợp cần thiết..
Điều 8 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 cũng quy định, trong quá trình thực hiện nhiệm
vụ của mình, cán bộ, công chức nhà nước chịu sự giám sát của nhân dân.
Theo Điều 6 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005 (đã được sửa đổi, bổ sung năm
2007, năm 2012), trong trường hợp phát hiện có hành vi trái pháp luật của các cơ quan, cán
bộ, công chức nhà nước, công dân có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
7. Đề nghị cho biết các trường hợp nào không tổ chức trưng cầu dân ý?
Theo Điều 9 Luật trưng cầu ý dân quy định các trường hợp không tổ chức trưng cầu ý dân như sau: lOMoAR cPSD| 45876546 1.
Không tổ chức lại việc trưng cầu ý dân về nội dung đã được trưng cầu ý dân trong
thời hạn 24 tháng kể từ ngày kết quả trưng cầu ý dân được công bố. 2.
Không tổ chức trưng cầu ý dân trong thời gian ban bố tình trạng chiến tranh, tình
trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày bãi bỏ tình trạng
chiến tranh, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước.
8. Xin hỏi, pháp luật quy định như thế nào về hiệu lực của kết quả trưng cầu ý dân?
Vấn đề bạn hỏi được quy định tại Điều 11 Luật trưng cầu ý dân; cụ thể như sau:
1. Kết quả trưng cầu ý dân có giá trị quyết định đối với vấn đề đưa ra trưng cầu ý dân và
có hiệu lực kể từ ngày công bố.
2. Mọi cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân phải tôn trọng kết quả trưng cầu ý dân.
3. Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có
trách nhiệm tổ chức và bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh kết quả trưng cầu ý dân.
9. Xin hỏi, pháp luật quy định như thế nào về các trường hợp không được ghi tên, bị
xóa tên, được bổ sung tên vào danh sách cử tri?
Theo quy định tại Điều 25 Luật trưng cầu ý dân, các trường hợp sau không được ghi tên,
bị xóa tên, được bổ sung tên vào danh sách cử tri: 1.
Người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án, người đang phải
chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo, người bị Tòa án tuyên bố mất năng
lực hành vi dân sự thì không được ghi tên vào danh sách cử tri. 2.
Người đã có tên trong danh sách cử tri nếu đến thời điểm bắt đầu bỏ phiếu bị kết
án tử hình, phải chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án
tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự thì Ủy ban nhân dân cấp xã xóa tên người đó trong
danh sách cử tri và thu hồi thẻ cử tri. 3.
Người thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 nêu trên nếu đến trước thời điểm bắt
đầu bỏ phiếu 24 giờ mà được trả tự do hoặc được Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố mất
năng lực hành vi dân sự thì được bổ sung tên vào danh sách cử tri và nhận thẻ cử tri để bỏ phiếu trưng cầu ý dân. 4.
Cử tri là người đang bị tạm giam, tạm giữ, người đang chấp hành biện pháp đưa
vào cơsở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc nếu đến trước thời điểm bắt đầu bỏ
phiếu 24 giờ mà được trả tự do hoặc đã hết thời gian giáo dục bắt buộc, cai nghiện bắt
buộc thì được xóa tên trong danh sách cử tri tại nơi có trại tạm giam, nhà tạm giữ, nơi có
cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc và được bổ sung tên vào danh sách cử
tri tại nơi người đó đăng ký thường trú hoặc tạm trú, nhận thẻ cử tri để bỏ phiếu trưng cầu ý dân.