-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế học đại cương
Câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế học đại cương
Kinh tế học đại cương 51 tài liệu
Đại học Thăng Long 267 tài liệu
Câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế học đại cương
Câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế học đại cương
Môn: Kinh tế học đại cương 51 tài liệu
Trường: Đại học Thăng Long 267 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Thăng Long
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
Khoa Kinh tế - Quản lý
----------------
KINH TẾ HỌC ĐẠI CƯƠNG
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Giáo viên: TS. Lê Thị Kim Chung
Bộ môn : Kinh tế học Hà Nội, 2023 CHƯƠNG 1
1. Thực tiễn nhu cầu của con người không được thỏa mãn đầy đủ với nguồn lực hiện có được gọi là vấn đề:
a. Chi phí cơ hội b. Khan hiếm
c. Kinh tế chuẩn tắc d. Sản xuất cái gì
e. Tất cả các phương án trên đều sai
2. Vấn đề khan hiếm tồn tại:
a. Chỉ trong các nền kinh tế thị trường
b. Chỉ trong các nền kinh tế chỉ huy
c. Trong tất cả các nền kinh tế
d. Chỉ khi con người không tối ưu hóa hành vi
e. Trong nền kinh tế dựa vào cơ chế kinh tế hỗn hợp
3. Nguồn lực khan hiếm của nền kinh tế bao gồm: a. Lao động b. Đất đai
c. Trình độ công nghệ d. Tư bản hiện vật
e. Tất cả các phương án trên
4. Mỗi xã hội cần phải giải quyết vấn đề kinh tế nào sau đây:
a. Sản xuất cái gì? b. Sản xuất như thế nào?
c. Sản xuất cho ai? d. Tất cả các vấn đề trên
e. Chỉ giải quyết vấn đề sản xuất cái gì.
5. Kinh tế học là môn học nghiên cứu:
a. Việc các hộ gia đình ra quyết định chi tiêu như thế nào.
b. Cách thức thỏa mãn mọi mong muốn của chúng ta.
c. Xã hội tránh được sự đánh đổi như thế nào.
d. Phương thức xã hội quản lý các nguồn lực khan hiếm của nó.
e. Không có phương án đúng trong các câu trên
6. Bộ phận của kinh tế học nghiên cứu các quyết định của hãng và hộ gia đình được gọi là:
a. Kinh tế vĩ mô b. Kinh tế vi mô
c. Kinh tế thực chứng d. Kinh tế chuẩn tắc e. Kinh tế gia đình
7. Bộ phận của kinh tế học nghiên cứu nền kinh tế với tư cách một tổng thể được gọi là:
a. Kinh tế thực chứng b. Kinh tế chuẩn tắc
c. Kinh tế vi mô d. Kinh tế vĩ mô e. Kinh tế gia đình
8. Vấn đề nào dưới đây không thuộc kinh tế vĩ mô:
a. Các nguyên nhân làm giá cam trên thị trường giảm
b. Các nguyên nhân làm giảm mức giá trung bình
c. Nguyên nhân của sự suy thoái kinh tế
d. Tác động của thâm hụt ngân sách đến lạm phát
e. Việc xác định mức thu nhập quốc dân 1
9. Vấn đề nào sau đây thuộc phạm vi nghiên cứu của kinh tế vi mô:
a. Làm thế nào để giá điện bình ổn.
b. Những nguyên nhân gây ra khủng hoảng kinh tế năm 2008.
c. Tốc độ tăng trưởng của ngành may mặc ở Việt Nam.
d. Lạm phát của Việt Nam vào năm 2010 là 11,75%. e. a và c.
10. Tất cả vấn đề nào dưới đây thuộc kinh tế vi mô ngoại trừ:
a. Sự thay đổi công nghệ b. Tiền công và thu nhập
c. Sự khác biệt thu nhập của quốc gia d. Tiêu dùng e. Sản xuất
11. Câu nào đúng trong những câu sau đây:
a. Sự tăng việc làm trong ngành dệt may là vấn đề thuộc về kinh tế vĩ mô vì nó xét đến cả một ngành.
b. Sự thay đổi hành vi của người mua khi thu nhập của họ thay đổi là vấn đề thuộc về kinh tế
vi mô vì nó xem xét hành vi của các chủ thể cụ thể.
c. Tăng trưởng chung của nền kinh tế là vấn đề thuộc về kinh tế vĩ mô vì nó xét đến tổng thể nền kinh tế.
d. Tất cả các câu trên. e. b và c.
12. Nhận định thực chứng là nhận định về:
a. Về điều cần phải có.
b. Về mối quan hệ nhân quả
c. Mang tính chủ quan cá nhân
d. Mang tính khách quan hoặc khoa học e. (b) và (d)
13. Một nhận định chuẩn tắc là nhận định:
a. Về bản chất hiện tượng
b. Cần phải như thế nào
c. Đưa ra các khuyến cáo hoặc kiến nghị của cá nhân
d. Không có phương án đúng trong các phương án trên e. (b) và (c)
14. Nhận định nào sau đây là nhận định thực chứng:
a. Các vận động viên chuyên nghiệp được trả lương quá cao
b. Giáo viên cần phải được trả lương cao vì họ rất quan trọng đối với tương lai của con bạn
c. Tiền thuê nhà thấp sẽ hạn chế cung nhà ở
d. Các chủ nhà nên được tự do đặt giá tiền thuê nhà
e. Lãi suất cao là không tốt đối với nền kinh tế
15. Nhận định nào sau đây là nhận định chuẩn tắc:
a. Các bệnh viện tư cần phải hạ thấp giá khám bệnh
b. Trời rét sẽ làm tăng giá dầu mỏ
c. Nếu giảm thuế nhập khẩu, giá xe ô tô sẽ giảm xuống 2
d. Lãi suất cao không khuyến khích tiêu dùng
e. Tất cả các phương án trên
16. “Từ năm 2001 đến năm 2006, GDP thực tế của Việt Nam luôn tăng chậm hơn GDP danh
nghĩa”. Nhận định này thuộc:
a. Kinh tế vi mô và thực chứng
b. Kinh tế vĩ mô và thực chứng
c. Kinh tế vi mô và chuẩn tắc
d. Kinh tế vĩ mô và chuẩn tắc
17. “ Để có ngân sách xây dựng cơ sở hạ tầng, chính phủ phải tăng thuế đánh vào các hàng
hóa”, Đây là phát biểu thuộc:
a. Kinh tế vi mô và thực chứng
b. Kinh tế vĩ mô và chuẩn tắc
c. Kinh tế vi mô và chuẩn tắc
d. Kinh tế vĩ mô và thực chứng
18. “ Khi chính phủ tăng thuế đối với hàng hóa của các doanh nghiệp sản xuất thì giá của
hàng hóa đó sẽ tăng lên”. Nhận định này thuộc:
a. Kinh tế vi mô và thực chứng
b. Kinh tế vĩ mô và chuẩn tắc
c. Kinh tế vi mô và chuẩn tắc
d. Kinh tế vĩ mô và thực chứng
19. Khi chính phủ quyết định sử dụng nguồn lực để xây dựng một con đê, nguồn lực đó sẽ
không còn để xây đường cao tốc. Điều này minh họa khái niệm:
a. Cơ chế thị trường b. Kinh tế vĩ mô
c. Chi phí cơ hội d. Kinh tế đóng
20. Chi phí cơ hội là:
a. Tất cả các cơ hội kiếm tiền.
b. Các cơ hội phải bỏ qua khi đưa ra sự lựa chọn.
c. Giá trị của sự lựa chọn tốt nhất bị bỏ qua khi đưa ra sự lựa chọn.
d. Không có phương án nào đúng
21. Điều nào dưới đây không được coi là bộ phận của chi phí của việc đi học đại học:
a. Học phí b. Chi phí mua sách
c. Chi phí ăn uống d. Thu nhập lẽ ra có thể kiếm được nếu không đi học e. a và b
22. Điều nào dưới đây là chi phí cơ hội của việc đi học đại học:
a. Học phí b. Chi phí mua sách
c. Chi phí ăn uống d. Thu nhập lẽ ra có thể kiếm được nếu không đi học e. a và b
23. Chi phí của một người đi cắt tóc mất 10.000 đồng là:
a. Việc sử dụng tốt nhất 10.000 đồng của người đó vào việc khác
b. Việc sử dụng tốt nhất lượng thời gian cắt tóc vào việc khác
c. Việc sử dụng tốt nhất cả thời gian và 10.000 đồng của người đó 3
d. Giá trị 10.000 đồng đối với người thợ cắt tóc
e. Tất cả các phương án trên đều sai
24. Khi các nhà kinh tế sử dụng từ “cận biên” họ ám chỉ:
a. Vừa đủ b. Không quan trọng
c. Đường biên d. Bổ sung e. c và d
25. Khái niệm “thay đổi cận biên” đề cập đến:
a. Sự đánh đổi do khan hiếm nguồn lực
b. Cách thức tổ chức nền kinh tế
c. Thay đổi vùng lân cận cái mà bạn đang nghiên cứu
d. Đường giới hạn năng lực sản xuất
e. Không phương án nào đúng trong các phương án trên
26. Trong quá trình ra quyết định, để đưa ra được một quyết định có nên thực hiện tiếp
phương án đó hay không thì chúng ta phải dựa trên :
a. Tổng lợi ích và tổng chi phí
b. Lợi ích cận biên và chi phí cận biên
c. Tổng lợi ích của từng phương án.
d. Không có phương án đúng
27. Khi ra một quyết định dựa trên sự thay đổi cận biên, có nghĩa là người ta:
a. Tính đến chi phí cơ hội
b. Tính đến chi phí tăng thêm và lợi ích tăng thêm
c. Tính đến chi phí tăng.
d. Tất cả các phương án trên đều không đúng
28. Nếu một người ra quyết định bằng cách so sánh lợi ích cận biên và chi phí cận biên của
sự lựa chọn anh ta phải:
a. Chọn quyết định khi mà lợi ích cận biên lớn hơn chi phí cận biên.
b. Chọn quyết định khi mà chi phí cận biên bằng lợi ích cận biên
c. Chọn quyết định khi mà lợi ích cận biên nhỏ hơn chi phí cận biên d. Tránh việc lựa chọn
29. Chính sách của chính phủ có thể làm thay đổi chi phí và lợi ích của một số doanh nghiệp.
Những chính sách này có khả năng tác động:
a. Làm thay đổi hành vi của các chủ doanh nghiệp
b. làm thay đổi hành vi của các chủ doanh nghiệp dựa vào thay đổi cận biên
c. Cả (a) và (b) đều đúng
d. Cả (a) và (b) đều sai
30. Theo nguyên lý 4, hành vi con người dễ thay đổi khi:
a. Lợi ích biên của họ thay đổi
b. Chi phí biên của họ thay đổi
c. Hoặc (a) hoặc (b) hoặc Cả (a) và (b)
d. Không có phương án đúng. 4
31. Phát biểu nào sau đây về “thương mại” là đúng:
a. Với thương mại, một quốc gia thành công, quốc gia khác thất bại
b. Việt Nam có thể nhận được lợi ích từ việc thương mại với các nước khác.
c. Thương mại giúp cho mọi người có thể mua hàng hóa và dịch vụ đa dạng hơn, phong phú hơn.
d.Thương mại cho phép mỗi quốc gia chuyên môn hóa vào lĩnh vực mà mình sản xuất tốt nhất
e. Tất cả đều đúng ngoại trừ a
32. Trong mô hình nền kinh tế hỗn hợp, các vấn đề kinh tế cơ bản của nền kinh tế được giải quyết:
a. Thông qua các kế hoạch của chính phủ
b. Thông qua thị trường
c. cả (a) và (b) d. Không có phương án nào đúng
33. Trong nền kinh tế chỉ huy:
a. Không tồn tại sự điều hành của nhà nước
b. 3 vấn đề: sản xuất cái gì, sản xuất cho ai và sản xuất như thế nào do chính phủ quyết định
c. Không tạo ra sự năng động cho các doanh nghiệp sản xuất d. b và c
e. Không có phương án đúng trong các phương án trên
34. Điều nào sau đây mô tả đúng nhất về nền kinh tế thị trường:
a. Trong nền kinh tế thị trường, xã hội trả lời các câu hỏi: "sản xuất cái gì", "sản xuất như thế
nào", "sản xuất cho ai" thông qua một cơ chế thị trường
b. Trong nền kinh tế thị trường, các chính sách của chính phủ quyết định các câu hỏi: "sản
xuất cái gì", "sản xuất như thế nào", "sản xuất cho ai".
c. Trong nền kinh tế thị trường, chính phủ và khu vực tư nhân tác động qua lại để giải quyết
3 vấn đề cơ bản của nền kinh tế.
d. Trong nền kinh tế tập trung, xã hội trả lời các câu hỏi: "sản xuất cái gì", "sản xuất như thế
nào", "sản xuất cho ai" thông qua một cơ chế thị trường
35. Đôi khi chính phủ phải can thiệp vào thị trường để:
a. Khắc phục những thất bại thị trường (hay khuyết tật thị trường)
b. Đảm bảo mục tiêu công bằng.
c. Cả (a) và (b) đều đúng
d. Cả (a) và (b) đều sai
36. Điều nào sau đây được các nhà kinh tế gọi là thất bại thị trường:
a. Sản xuất những hàng hóa và dịch vụ gây ra ảnh hưởng ngoại hiện b. Độc quyền
c. Sự phân hóa giàu nghèo
d. Tất cả các điều trên
37. Phát biểu nào sau đây không đúng:
a. Khi có sự hiện diện của thất bại thị trường, can thiệp của chính phủ luôn đem lại kết quả tốt hơn.
b. Khi có sự hiện diện của thất bại thị trường, can thiệp của chính phủ có thể đem lại kết quả tốt hơn.
c. Khi có sự hiện diện của thất bại thị trường, can thiệp của chính phủ luôn đem lại kết quả tệ hơn. 5
d. Cả (a) và (c) đều không đúng
38. Điều nào sau đây đúng khi nói về ảnh hưởng ngoại hiện (hay ngoại ứng)
a. Ảnh hưởng ngoại hiện là hành vi của một người hay một nhóm người tác động tới người ngoài cuộc.
b. Khi hành vi của một người hay một nhóm người gây ra tổn thất cho người ngoài cuộc thì
khi đó họ đang gây ra ảnh hưởng ngoại hiện tiêu cực cho xã hội
c. Khi hành vi của một người hay một nhóm người đem lại lợi ích cho người ngoài cuộc thì
khi đó họ đang tạo ra ảnh hưởng ngoại hiện tích cực cho xã hội
d. Tất cả các phương án trên đều đúng
39. Hoạt động sử dụng lại túi nilon của người dân là một ví dụ về:
a. Ngoại ứng tiêu cực trong tiêu dùng
b. Ngoại ứng tích cực trong sản xuất
c. Ngoại ứng tiêu cực trong sản xuất
d. Ngoại ứng tích cực trong tiêu dùng
40. Hoạt động nào sau đây gây ra ảnh hưởng ngoại hiện tiêu cực cho xã hội: a. Chặt phá rừng
b. Xả chất thải gây ô nhiễm môi trường của VEDAN
c. Lái xe trong tình trạng say rượu
d. Tất cả các phương án trên đều đúng
41. Hoạt động nào trong các hoạt động sau đây là ngoại ứng tích cực cho xã hội:
a. Thu gom túi Nilon, vỏ chai b. Trồng rừng c. Tiêm vacxin phòng bệnh
d. Một người chơi nhạc lớn trong một tòa nhà chung cư
e. Tất cả đều đúng ngoại trừ d
42. Điều nào dưới đây là nhân tố chủ yếu quyết định mức sống của người dân một quốc gia:
a. Mức độ làm việc chăm chỉ của người lao động b. Tư bản hiện vật c. Tài nguyên thiên nhiên d. Năng suất lao động
43. Đối với kinh tế vĩ mô, ngắn hạn là khoảng thời gian: a. Dưới 1 năm b. Trên 1 năm
c. Mức giá chung chưa kịp thay đổi
d. Múc giá chung đã thay đổi
44. Sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp xảy ra khi nào? a. Trong ngắn hạn b. Trong dài hạn
c. (a) vì mức giá chung chưa kịp thay đổi hay giá cả cứng nhắc
d. (b) vì mức giá chung đã thay đổi 6 CHƯƠNG 2
1. Đường giới hạn khả năng sản xuất thể hiện:
a. Những kết hợp hàng hóa mà nền kinh tế mong muốn
b. Những kết hợp hàng hóa mà nền kinh tế có thể sản xuất với các nguồn lực và công nghệ sản xuất hiện có.
c. Những kết hợp hàng hóa khả thi và hiệu quả của nền kinh tế
d. Tất cả các phương án đều sai e. a và b
2. Khái niệm nào sau đây không thể lý giải bằng đường giới hạn khả năng sản xuất:
a. Cung cầu b. Quy luật chi phí cơ hội tăng dần
c. Sự khan hiếm d. Chi phí cơ hội
3. Các kết hợp về sản lượng nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất là các kết hợp:
a. Sản xuất không hiệu quả
b. Sản xuất hiệu quả do sử dụng hết nguồn lực sản xuất
c. Sản xuất phi hiệu quả
d. (b) và có thể tăng hàng hóa này mà không cần thay đổi lượng hàng kia.
e. (b) và muốn tăng lượng hàng hóa này thì phải giảm lượng hàng hóa kia
4. Các kết hợp sản lượng nằm bên trong đường giới hạn năng lực sản xuất là những kết hợp: a. Rất hiệu quả
b. Không thể đạt được do không đủ nguồn lực sản xuất
c. Có thể đạt được mà không cần sử dụng tối đa nguồn lực sản xuất
d. Chỉ có thể đạt được khi sử dụng tối đa nguồn lực sản xuất e. a và c
5. Các kết hợp về sản lượng nằm bên ngoài đường giới hạn khả năng sản xuất là các kết hợp:
a. Phân bổ không hiệu quả
b. Sản xuất không hiệu quả
c. Không thể đạt được do không đủ nguồn lực sản xuất
d. Có thể tiêu dùng nhờ có thương mại e. c và d
6. Độ dốc của đường PPF cho biết: a. Sự khan hiếm b. Chi phí cơ hội
c. Sự đánh đổi về lượng giữa hai hàng hóa
d. Tất cả các phương án trên đều đúng
7. Một kết hợp sản lượng mà tại đó sử dụng hết nguồn lực sản xuất là kết hợp sản lượng:
a. Nằm bên trên đường PPF
b. Nằm bên ngoài đường PPF
c. Nằm bên trong đường PPF
d. Tất cả các phương án trên đều đúng 7
8. Một kết hợp sản lượng có thể sản xuất ra được mà không sử dụng hết nguồn lực sản xuất là kết hợp:
a. Nằm bên trên đường PPF
b. Nằm bên ngoài đường PPF
c. Nằm bên trong đường PPF
d. Tất cả các phương án trên đều đúng
9. Khi nguồn lực được chuyển từ ngành này sang ngành khác, điều này được minh họa bởi:
a. Sự vận động dọc theo đường giới hạn khả năng sản xuất
b. Sự dịch chuyển đường giới hạn khả năng sản xuất ra bên ngoài
c. Sự dịch chuyển đường giới hạn khả năng sản xuất vào bên trong
d. Làm dịch chuyển đường cầu sang trái
10. Một nền kinh tế sản xuất hai loại hàng hóa X và Y. Khi di chuyển từ kết hợp
(X = 40, Y =300) đến kết hợp (X = 60, Y = 200) trên đường giới hạn khả năng sản xuất, thì
chi phí cơ hội để tăng thêm 1 đơn vị hàng X là:
a. 5 đơn vị hàng Y b. 2 đơn vị hàng Y
c. 5/2 đơn vị hàng Y d. 1/5 đơn vị hàng Y
11. Yếu tố nào sau đây gây ra sự dịch chuyển của đường giới hạn khả năng sản xuất:
a. Những thay đổi trong nguồn lực b. Thất nghiệp
c. Lạm phát d. Những thay đổi trong công nghệ sản xuất e. a và d
Dùng hình sau để trả lời 3 câu tiếp Y
12. Sự dịch chuyển từ đường PPF1
dịch chuyển sang đường PPF 2 cho PPF biết: 3 PPF
a.Nền kinh tế có trình độ công nghệ sản 4 xuất hàng X cao hơn PPF 1
b.Nền kinh tế có trình độ công nghệ sản xuất hàng Y cao hơn PPF
c. Nền kinh tế có cả trình độ công nghệ 2 X
sản xuất cả X và Y cao hơn
13. Sự dịch chuyển từ đường PPF1 dịch chuyển sang đường PPF3 cho biết:
a.Trình độ công nghệ sản xuất hàng X tăng nhiều hơn trình độ công nghệ sản xuất hàng Y tăng.
b.Trình độ công nghệ sản xuất hàng Y tăng nhiều hơn trình độ công nghệ sản xuất hàng Xtăng
c.Trình độ công nghệ sản xuất hàng X giảm ít hơn trình độ công nghệ sản xuất hàng Y giảm
14. Sự dịch chuyển từ PPF4 thành PPF1 cho biết:
a. Năng lực sản xuất của hàng X và Y đều tăng lên với tốc độ như nhau.
b. Năng lực sản xuất của hàng X và Y đều giảm xuống với tốc độ như nhau.
c. Năng lực sản xuất của hàng X giảm nhiều hơn hàng Y giảm 8
15. Với các yếu tố khác không đổi, giả định trình độ công nghệ sản xuất X và Y đều tăng lên so
với ban đầu và tăng với tốc độ như nhau, thì đường giới hạn khả năng sản xuất sẽ:
a. Dịch chuyển song song ra ngoài
b. Dịch chuyển song song vào trong
c. Xoay ra ngoài với điểm cố định trên trục tung
d. Xoay ra ngoài với điểm cố định trên trục hoành
16. Với các yếu tố khác không đổi, giả định trình độ công nghệ sản xuất X giảm xuống, trong khi
trình độ công nghệ sản xuất hàng Y không đổi, thì đường giới hạn khả năng sản xuất sẽ:
a. Dịch chuyển song song ra ngoài
b. Dịch chuyển song song vào trong
c. Xoay ra ngoài với điểm cố định trên trục tung
d. Xoay vào trong với điểm cố định trên trục tung
e. Xoay vào trong với điểm cố định trên trục hoành
17. Đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF) lồi ra ngoài so với gốc tọa độ biểu thị:
a. Quy luật chi phí cơ hội tăng dần (Quy luật lợi suất giảm dần)
b. Nguyên lý phân công lao động
c. Các yếu tố sản xuất khan hiếm có thể chuyển từ nganh này sang ngành khác
d. Sự khan hiếm của các tài nguyên kinh tế
e. Không có phương án nào đúng
18. Điều nào sau đây là đặc điểm của đường giới hạn năng lực sản xuất (PPF):
a. PPF chỉ ra các kết hợp về sản lượng mà một nền kinh tế có thể sản xuất với các nguồn lực và công nghệ hiện có
b. Độ dốc của PPF phản ánh tỉ lệ đánh đổi giữa hai hàng hoá
c. Thông thường PPF có hình dạng là đường cong lồi ra ngoài so với gốc toạ độ
d. Khi không có trao đổi thì PPF cũng chính là đường giới hạn khả năng tiêu dùng
e. Tất cả các đặc điểm trên.
19. Đường PPF là một đường thẳng dốc xuống khi:
a. Chi phí cơ hội tăng dần
b. Chi phí cơ hội bằng 0
c. Chi phí cơ hội không đổi
d. Tỷ lệ đánh đổi giữa hai hàng hóa không đổi e. (c) và (d) đúng
20. Người sản xuất một mặt hàng được coi là có lợi thế tuyệt đối so với đối thủ cạnh tranh nếu người đó:
a. Có chi phí cơ hội nhỏ hơn khi sản xuất mặt hàng này.
b. Có nhiều máy móc hơn.
c. Có công nghệ tiên tiến hơn.
d. Sản xuất mặt hàng này với lượng đầu vào nhỏ hơn.
21. Người sản suất một mặt hàng được coi là có lợi thế so sánh với đối thủ cạnh tranh nếu người đó:
a. Có chi phí cơ hội nhỏ hơn khi sản xuất mặt hàng này. 9
b. Có nhiều máy móc hơn.
c. Có công nghệ tiên tiến hơn.
d. Sản xuất mặt hàng này với lượng đầu vào nhỏ hơn.
e. Để sản xuất ra hàng hóa này thì người đó phải từ bỏ đi ít đơn vị hàng kia hơn.
f. Tất cả đều đúng ngoại trừ d g. (a) và (e) đúng
22. North có đường giới hạn năng lực sản xuất số 1, South có đường năng lực sản xuất số 2.
Khi họ tiến hành trao đổi hàng hoá với nhau thì họ có thể tiêu dùng tối đa ở điểm nào sau đây:
a. Những điểm nằm trên đường sản xuất của chính họ.
b. North tiêu dùng những điểm nằm trên đường sản xuất số 2 và South tiêu dùng những điểm
nằm trên đường sản xuất số 1.
c. Những điểm nằm ngoài cả hai đường số 1 và 2.
d. North tiêu dùng những điểm nằm trong đường sản xuất số 1 và South tiêu dùng những
điểm nằm trong đường sản xuất số 2.
e. Không có đáp án nào thoả mãn
23. Để so sánh năng lực sản xuất của hai quốc gia hay hai các nhân, có thể dựa vào: a. Lợi thế tuyệt đối b. Lợi thế so sánh
c. Cả (a) và (b) đều đúng
d. Cả (a) và (b) đều sai
24. Điều nào sau đây đúng khi nói về lợi ích của thương mại:
a. Thương mại đều đem lại lợi ích cho các quốc gia.
b. Thương mại giúp cho mọi người có thể tiêu dùng hàng hóa nhiều hơn với chi phí như trước.
c. Khi có thương mại, mọi người có thể tiêu dùng ở những kết hợp sản lượng nằm bên ngoài đường PPF
d. Thương mại cho phép mọi người chuyên môn hóa vào những hoạt động mà họ có lợi thế so sánh. e. Tất cả đều đúng
25. Lợi ích thu được từ thương mại phải dựa trên: a. Lợi thế tuyệt đối b. Lợi thế so sánh
c. Cả (a) và (b) đều đúng
d. Cả (a) và (b) đều sai
26. Những lợi ích từ thương mại quốc tế bao gồm:
a. Cho phép các nước tiêu dùng ở các kết hợp sản lượng nằm bên ngoài đường PPF của họ.
b. Cho phép các nước sản xuất các kết hợp sản lượng nằm bên ngoài đường PPF của họ.
c. Mở rộng các đường PPF của họ.
d. Cho phép các nước sản xuất và tiêu dùng kết hợp sản lượng nằm trên đường PPF của họ 10
Sử dụng bảng số liệu dưới đây để trả lời hai câu hỏi tiếp:
Số giờ cần thiết để sản Nước
xuất ra một đơn vị Quần áo Lương thực Nước A 30 20 Nước B 20 10
27. Câu nào sau đây là đúng từ các số liệu trên:
a. B có lợi thế tuyệt đối trong việc sản xuất cả hai mặt hàng và có lợi thế so sánh trong việc sản xuất lương thực.
b. A có cả lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh trong việc sản xuất quần áo
c. B có lợi thế tuyệt đối trong việc sản xuất cả hai mặt hàng và có lợi thế so sánh trong việc sản xuất quần áo
d. A có lợi thế tuyệt đối trong việc sản xuất cả hai mặt hàng và có lợi thế so sánh trong việc sản xuất quần áo.
e. Các câu trên đều không chính xác
28. Để hai nước cùng có lợi trong trao đổi, giá của một quần áo tính theo số lương thực là:
a. Lớn hơn 0,5 lương thực nhỏ hơn 0,67 lương thực
b. Lớn hơn 1,5 lương thực và nhỏ hơn 2 lương thực
c. Lớn hơn 0,5 lương thực và nhỏ hơn 2 lương thực
d. Không có phương án đúng trong các phương án trên ********************* CHƯƠNG 3
1. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của thị trường cạnh tranh hoàn hảo:
a. Người mua và người bán đều là người chấp nhận giá thị trường
b. Khả năng gia nhập và rời bỏ thị trường là tự do.
c. Có duy nhất một người bán
d. Sản phẩm trên thị trường là đồng nhất.
2. Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm của thị trường độc quyền hoàn toàn:
a. Khả năng gia nhập và rời bỏ thị trường là rất khó
b. Có một người bán duy nhất trên thị trường
c. Sản phẩm trên thị trường là duy nhất
d. Có quyền quyết định giá
e. Tất cả các phương án trên đều đúng
3. Trong các hàng hóa sau, hàng hóa nào mang đặc điểm của thị trường cạnh tranh độc quyền:
a. Dầu gội đầu b. Gạo c. Muối d. Trứng
e. Tất cả các phương án trên đều đúng 11
4. Bạn có 200 triệu đồng muốn mua một chiếc xe ô tô BMW, biết chiếc xe có giá là 20.000USD
(tỷ giá ngân hàng: 1USD = 20.000VND). Nhận định nào sau đây là đúng nhất:
a. Tại mức giá này, bạn có cầu về mặt hàng này bằng 0
b. Tại mức giá này, bạn có nhu cầu về mặt hàng này.
c. Tại mức giá này, bạn có khả năng thanh toán.
d. Không có phương án thoả mãn.
5. Với giả định các yếu tố khác không thay đổi, luật cầu cho biết:
a. Giá hàng hóa càng cao thì lượng cầu càng giảm
b. Giá hàng hóa càng cao thì lượng cầu càng tăng
c. Giá và lượng cung có mối quan hệ thuận chiều
d. Khi thu nhập tăng sẽ làm tăng khả năng thanh toán
e. Tất cả các phương án trên đều đúng
6. Lượng hàng hóa mà người tiêu dùng mua phụ thuộc vào:
a. Giá của hàng hóa đó.
b. Thị hiếu của người tiêu dùng.
c. Thu nhập của người tiêu dùng.
d. Giá của hàng hóa thay thế
e. Tất cả các phương án trên
7. Đối với hàng hóa thông thường, khi thu nhập tăng:
a. Đường cầu dich chuyển sang trái
b. Đường cầu dịch chuyển sang phải c. Lượng cầu giảm d. Tất cả đều đúng
8. Đối với hàng hóa cấp thấp, khi thu nhập tăng:
a. Đường cầu dịch chuyển sang trái
b. Đường cầu dịch chuyển sang phải c. Lượng cầu tăng d. Lượng cung tăng
e. Không có phương án nào đúng
9. Lượng cầu của một hàng hóa luôn giảm khi: a. Thu nhập giảm
b. Giá của hàng hóa thay thế cho hàng hóa đó giảm
c. Giá của hàng hóa đó tăng
d. Giá của hàng hóa đó giảm e. b và c
10. Khi giá giáo trình “Những nguyên lý của kinh tế học” của Mankiw tăng lên từ 15.000 thành 30.000 thì:
a. Lượng cầu về giáo trính giảm
b. Lượng cầu về giáo trình tăng
c. Lượng cầu giáo trình không thay đổi
d. Không có phương án đúng 12
11. Khi giá cơm hộp tại căng tin của trường Đại học thăng Long tăng lên thì:
a. Cầu về cơm hộp giảm
b. Cầu về cơm hộp tăng c. a và b
d. Không có phương án nào đúng
12. Nhờ có chính sách tăng lương của chỉnh phủ mà thu nhập của người tiêu dùng tăng 10%
(các yếu tố khác không đổi) thì lượng hàng hóa A mà người tiêu dùng mua tăng 5%, vậy đối
với người tiêu dùng thì:
a. Hàng hóa A là hàng thiết yếu
b. Hàng hóa A là hàng hóa Xa xỉ
c. Hàng hóa A là hàng thứ cấp
d. Không đủ thông tin để kết luận
13. Đường cầu dốc xuống thể hiện:
a. Số lượng hàng hóa mà người tiêu dùng muốn mua.
b. Số lượng hàng hóa mà người tiêu dùng có khả năng mua.
c. Số lượng hàng hóa mà người tiêu dùng muốn mua và có khả năng mua tại các mức thu nhập.
d. Số lượng hàng hóa mà người tiêu dùng muốn mua tăng lên khi giá hàng hóa đó giảm và ngược lại.
14. Nhân tố nào sau gây ra sự vận động dọc theo đường cầu: a. Thu nhập b. Giá hàng hóa liên quan
c. Giá của bản thân hàng hóa d. Thị hiếu
e. Tất cả các nhân tố trên
15. Điều nào sau đây gây ra sự dịch chuyển của đường cầu:
a. Thu nhập của người tiêu dùng
b. Giá của hàng hóa liên quan c. Thị hiếu d. Các kỳ vọng
e. Tất cả các phương án trên
16. Nếu giá hàng hóa A tăng lên gây ra sự dịch chuyển của đường cầu đối với hàng hóa B về phía bên trái thì:
a. A và B là hàng hóa bổ sung trong tiêu dùng
b. A và B là hàng hóa thay thế trong tiêu dùng
c. A và B là hàng hóa thay thế trong sản xuất
d. B là hàng hóa cấp thấp
e. B là hàng hóa bình thường
17. Xăng và xe máy được coi là 2 hàng hóa bổ sung, khi giá xăng tăng thì:
a. Lượng cầu về xe máy tại mọi mức giá giảm
b. Lượng cầu về xe máy tại mọi mức giá tăng 13 c. Cầu về xe máy tăng d. (a) và (c) đều đúng e. (b) và (c) đều đúng
18. Điều nào dưới đây không làm dịch chuyển đường cầu đối với thịt bò:
a. Giá thịt lợn (hàng hóa thay thế cho thịt bò) tăng lên
b. Giá thịt bò giảm xuống
c. Thị hiếu đối với thịt bò thay đổi
d. Thu nhập của người tiêu dùng tăng lên
e. Các nhà sản xuất thịt lợn quảng cáo cho sản phẩm của họ
19. Điều nào dưới đây gây ra sự di chuyển vận động dọc theo đường cầu đối với thịt bò:
a. Giá thịt lợn (hàng hóa thay thế cho thịt bò) tăng lên
b. Giá thịt bò giảm xuống
c. Thị hiếu đối với thịt bò thay đổi
d. Thu nhập của người tiêu dùng tăng lên
e. Các nhà sản xuất thịt lợn quảng cáo cho sản phẩm của họ
20. Khi giá cam tăng lên thì điều nào sau đây đúng:
a. Đường cầu về cam dịch chuyển sang trái
b. Đường cầu về cam dịch chuyển sang phải
c. Gây ra sự di chuyển dọc theo đường cầu lên phía trên
d. Gây ra sự di chuyển dọc theo đường cầu xuống phía dưới
21. Nếu cam và táo cùng bán trên một thị trường. Điều gì xảy ra khi giá cam tăng lên:
a. Lượng cầu về cam giảm xuống b. Cầu về táo tăng lên
c. Lượng cầu về táo tại mọi mức giá tăng lên
d. Tất cả các phương án trên đều đúng
22. Đường cầu thị trường có thể được xác định bằng cách:
a. Cộng tất cả đường cầu cá nhân theo chiều ngang
b. Cộng tất cả đường cầu cá nhân theo chiều dọc
c. Cộng lượng mua của các người mua lớn
d. Không có phương án nào đúng
23. Sự thay đổi nào dưới đây không dẫn đến sự dịch chuyển đường cầu đối với bia: a. Sự tăng giá nem chua
b. Sự tăng giá men làm bia
c. Sự giảm giá rượu vang
d. Sự tăng thu nhập của khách hàng mua bia
e. Người tiêu dùng thích bia hơn
24. Điều nào sau đây là đúng khi nói về hàng hóa thông thường:
a. Khi người dân trở nên nghèo đi sẽ tăng tiêu dùng mặt hàng này.
b. Người dân sẽ giảm tiêu dùng mặt hàng này khi thu nhập của họ tăng.
c. Người dân sẽ tăng tiêu dùng mặt hàng này khi thu nhập của họ tăng.
d. Người dân sẽ giảm tiêu dùng mặt hàng này khi thu nhập của họ giảm. e. c và d. 14
25. Điều nào sau đây là sai khi nói về hàng hóa thứ cấp:
a. Khi người dân trở nên nghèo đi sẽ tăng tiêu dùng mặt hàng này.
b. Khi người dân trở nên nghèo đi họ sẽ giảm tiêu dùng mặt hàng này.
c. Người dân sẽ giảm tiêu dùng mặt hàng này khi thu nhập của họ tăng.
d. Người dân sẽ tăng tiêu dùng mặt hàng này khi thu nhập của họ giảm.
e. Không có phương án nào thoả mãn.
26. Xe máy được coi là hàng thông thường. Việc chính phủ bỏ thuế thu nhập cá nhân sẽ tạo
tác động làm thay đổi:
a. Đường cầu về xe máy sẽ dịch chuyển sang trái.
b. Đường cầu về xe máy sẽ dịch chuyển sang phải.
c. Đường cung về xe máy sẽ dịch chuyển sang trái.
d. Đường cung về xe máy sẽ dịch chuyển sang phải.
27. Điều nào dưới đây tác động đến cung về hàng hóa:
a. Cầu hàng hóa thay đổi
b. Thị hiếu của người tiêu dùng thay đổi
c. Công nghệ sản xuất thay đổi
d. Sự xuất hiện của người tiêu dùng mới
e. Không có phương án đúng trong các phương án trên
28. Với giả định các yếu tố khác không thay đổi, luật cung cho biết:
a. Giá dầu giảm làm lượng cung về dầu giảm
b. Giá dầu tăng làm lượng cung về dầu giảm
c. Cung dầu tăng khi giá dầu giảm
d. Chi phí sản xuất dầu giảm sẽ làm cung dầu giảm e. a và d
29. Đường cung dốc lên thể hiện:
a. Số lượng hàng hóa mà người sản xuất muốn bán sẽ tăng lên khi giá bán hàng hóa giảm và ngược lại.
b. Số lượng hàng hóa mà người sản xuất muốn bán tại các mức thuế khác nhau
c. Số lượng hàng hóa mà người tiêu dùng mua sẽ tăng lên khi giá hàng hóa đó giảm và ngược lại.
d. Số lượng hàng hóa mà người sản xuất bán tăng lên khi giá bán hàng hóa đó tăng và ngược lại.
30. Điều nào dưới đây gây ra sự vận động dọc theo đường cung:
a. Giá của chính hàng hóa đó thay đổi
b. Công nghệ sản xuất thay đổi
c. Kỳ vọng của người bán thay đổi
d. Không có đáp án nào đúng e. Cả a,b và c
31. Điều nào dưới đây không gây ra sự dịch chuyển của đường cung một mặt hàng:
a. Sự xuất hiện của người tiêu dùng mới
b. Giá của chính hàng hóa đó
c. Công nghệ sản xuất thay đổi d. a và b 15
e. Không phương án nào đúng trong các phương án trên
32. Đường cung thị trường có thể được xác định bằng cách:
a. Cộng tất cả đường cung của các cá nhân theo chiều ngang
b. Cộng tất cả đường cùng của các cá nhân theo chiều dọc
c. Cộng lượng bán của các hãng lớn
d. Cộng lượng mua của các người mua lớn
e. Không có phương án nào đúng
33. Trên thị trường hàng hóa A có 2 cá nhân mua có hàm cầu lần lượt như sau:
Q1 = 30 – 3P1 và P2 = 10 – 0,5Q2. Phương trình đường cầu thị trường của hàng hóa A là: a. Q = 50 – 5P b. Q = 50 – 3P c. Q = 30 – 3P
d. Không có phương án đúng trong các phương án trên
34. Trong thị trường hàng hóa A có 200 người mua, những người mua có hàm cầu giống
nhau là q = 80 – 0,5P. Phương trình đường cầu của thị trường này là: a. Q = 16000 – 100 P b. Q = 8000 – 50 P c. Q = 16000 + 100 P
d. Không có phương án đúng trong các phương án trên
35. Đường cung về thịt bò dịch chuyển là do:
a. Thị hiếu về thịt bò thay đổi
b. Giá của hàng hóa liên quan đến thịt bò thay đổi c. Thu nhập thay đổi
d. Không có phương án nào đúng
36. Điều nào dưới đây làm dịch chuyển đường cung đối với cà phê Trung Nguyên:
a. Giá hàng hóa thay thế cho cà phê Trung Nguyên tăng lên
b. Thị hiếu đối với cà phê Trung Nguyên thay đổi
c. Các nhà sản xuất chè Lipton quảng cáo cho sản phẩm của họ
d. Công nghệ chế biến cà phê trung nguyên thay đổi
e. Tất cả các điều trên
37. Thị trường gạo có đường cung dốc lên và đường cầu dốc xuống, điều nào sau đây đúng:
a. Giá gạo giảm làm đường cầu về gạo dịch chuyển sang phải
b. Giá gạo giảm làm đường cung về gạo dịch chuyển sang trái.
c. Giá gạo giảm làm di chuyển vận động dọc đường cầu xuống phía dưới
d. Giá gạo giảm làm di chuyển dọc đường cung xuống phía dưới e. (c) và (d) đúng f. (a) và (b) đúng
38. Chi phí đầu vào để sản xuất ra hàng hóa X tăng lên sẽ làm cho:
a. Đường cầu dịch chuyển lên trên
b. Đường cung dịch chuyển lên trên
c. Cả đường cung và đường cầu đều dịch chuyển lên trên 16
d. Đường cung dịch chuyển xuống dưới
39. Khi người mua có thể mua bất kỳ lượng nào tại một mức giá cụ thể thì đường cầu là:
a. Đường dốc xuống từ trái qua phải b.Đường nằm ngang c. Đường thẳng đứng
d. Tất cả các phương án trên đều đúng
40. Khi người sản xuất có thể bán bất kỳ mức giá nào tại một mức sản lượng cụ thể thì điều nào sau đây đúng:
a. Đường cung dốc lên từ trái qua phải
b. Đường cầu dốc xuống từ trái qua phải
c. Đường cung thẳng đứng
d. Đường cầu nằm ngang
41. Trong nền kinh tế thị trường giá cân bằng được xác định bởi: a. Cung hàng hóa
b. Chi phí sản xuất hàng hóa
c. Tương tác giữa cung và cầu d. Chính phủ e. c và d
42. Nếu giá của thịt bò đang ở điểm cân bằng thì:
a. Thịt bò là hàng hóa thông thường
b. Người sản xuất muốn bán nhiều hơn tại mức giá hiện tại
c. Người tiêu dùng muốn mua nhiều hơn tại mức giá hiện tại
d. Lượng cung bằng với lượng cầu e. b và c
43. Giá cân bằng một hàng hóa là 8.000/1kg. Giả sử giá bán trên thị trường lại là 9.000/1kg
thì thị trường xảy ra tình trạng:
a. Không có hàng hóa nào được bán ra
b. Giá phải tăng trên thị trường
c. Có dư thừa trên thị trường
d. Có thiếu hụt trên thị trường
e. Không có phương án đúng trong các phương án trên
44. Thiếu hụt trên thị trường tồn tại khi:
a. Giá cao hơn giá cân bằng
b. Giá thấp hơn giá cân bằng
c. Không đủ người sản xuất
d. Không đủ người tiêu dùng
e. Tất cả các phương án trên đều đúng
45. Giá cân bằng một hàng hóa là 10.000 đồng/kg, khi Giá bán trên thị trường lại là 9.000
đồng/kg thì điều nào sau đây là đúng:
a. Thị trường xảy ra tình trạng thiếu hụt hàng hóa
b. Thị trường xảy ra tình trạng dư thừa hàng hóa 17
c. Lượng cung giảm xuống so với trước đây
d. Lượng cầu giảm xuống so với trước đây e. a và c
46. Có thể hạn chế dư thừa hàng hóa trên thị trường thông qua: a. Tăng cung b. Chính phủ tăng giá c. Giảm lượng cầu d. Giảm giá
e. Tất cả các phương án trên đều đúng
47. Giá của hàng hóa có xu hướng giảm khi:
a. Dư thừa hàng hóa tại mức giá hiện tại
b. Giá hiện tại cao hơn giá cân bằng
c. Lượng cung lớn hơn lượng cầu tại mức giá hiện tại
d. Tất cả các phương án trên e. a và c
48. Hạn hán có thể sẽ:
a. Gây ra sự vận động dọc theo đường cung lúa gạo tới mức giá cao hơn
b. Gây ra cầu tăng làm cho giá lúa gạo cao hơn
c. Làm cho cầu đối với lúa gạo giảm xuống
d. Làm cho đường cung đối với lúa gạo dịch chuyển sang bên trái
e. Làm giảm giá hàng hóa thay thế cho lúa gạo
49. Thời tiết nóng bức sẽ làm cho:
a. Đường cung về kem dịch chuyển xuống dưới
b. Đường cung về kem dịch chuyển lên trên
c. Đường cầu về kem dịch chuyển lên trên
d. Không có phương án đúng e. a và c
50. Cam và Quýt được coi là hai hàng hóa thay thế. Nếu giá cam tăng lên thì giá cân bằng trên
thị trường quýt thay đổi như thế nào: a. Giá quýt sẽ giảm
b. Giá quýt sẽ không đổi c. Giá quýt sẽ tăng
d. Tất cả các điều trên đều đúng
51. Khi có thông tin trong sữa bột cho trẻ em có hóa chất gây hại, trong trường hợp nhà sản
xuất không thay đổi sản lượng bán ra thì trạng thái cân bằng của thị trường thay đổi như sau:
a. Giá tăng, lượng giảm so với giá và lượng cân bằng trước đây.
b. Giá giảm, lượng giảm so với giá và lượng cân bằng trước đây.
c. Giá tăng, lượng tăng so với giá và lượng cân bằng trước đây .
d. Giá giảm, lượng không thay đổi so với giá và lượng cân bằng trước đây.
e. Không có đáp án đúng trong các đáp án trên. 18
52. Các linh kiện để sản xuất máy tính đột nhiên rẻ đi. Điều gì sẽ xảy ra với giá và lượng cân
bằng trên thị trường máy tính:
a. Giá và lượng cân bằng tăng
b. Giá và lượng cân bằng giảm
c. Giá cân bằng giảm và lượng cân bằng tăng
d. Giá cân bằng tăng và lượng cân bằng giảm
53. Giá của đường trên thị trường đột nhiên tăng lên và lượng đường mua bán giảm. Nguyên
nhân gây ra hiện tượng này là do:
a. Mía năm nay bị mất mùa
b. Thu nhập của dân chúng tăng lên
c. Y học khuyến cáo ăn nhiều đường có hại cho sức khỏe
d. Không có phương án đúng trong các phương án trên
54. Nếu A và B là hai hàng hóa bổ sung trong tiêu dùng và chi phí nguồn lực để sản xuất ra
hàng hóa A giảm xuống, thì giá cân bằng của: a. Cả A và B đều tăng b. Cả A và B đều giảm
c. A sẽ giảm và B sẽ tăng
d. A sẽ tăng và B sẽ giảm
e. A sẽ giảm còn B không đổi
55. Nếu A và B là hai hàng hóa thay thế trong tiêu dùng và chi phí nguồn lực để sản xuất ra
hàng hóa A giảm xuống thì giá cân bằng của: a. Cả A và B đều tăng b. Cả A và B đều giảm
c. A sẽ giảm và B sẽ tăng
d. A sẽ tăng và B sẽ giảm
e. A sẽ giảm còn B không đổi
56. Điều gì chắc chắn gây ra sự gia tăng của giá cân bằng:
a. Cả cung và cầu đều tăng
b. Cả cung và cầu đều giảm
c. Sự tăng lên của cầu kết hợp với sự giảm xuống của cung
d. Sự giảm xuống của cầu kết hợp với sự tăng lên của cung
e. Không có điều nào ở trên
57. Thị trường một loại hàng gia dụng có cung và cầu đều giảm mạnh. Điều gì sẽ xảy ra với
giá và lượng cân bằng trên thị trường này:
a. Giá tăng, lượng giảm.
b. Giá giảm, lượng tăng.
c. Giá không rõ ràng, lượng giảm.
d. Giá giảm, lượng không rõ ràng.
e. Giá giảm, lượng không thay đổi.
58. Thị trường một loại hàng thực phẩm có cung tăng nhưng cầu lại giảm. Điều gì sẽ xảy ra
với giá và lượng cân bằng trên thị trường này: 19
a. Giá tăng, lượng giảm.
b. Giá giảm, lượng tăng.
c. Giá không rõ ràng, lượng giảm.
d. Giá giảm, lượng không rõ ràng.
59. Thị trường hàng hóa X có cung và cầu đều tăng, giá thị trường sẽ: a. Không thay đổi b. Tăng c. Giảm
d. Có thể xảy ra một trong ba tình huống a,b,c
e. Không có phương án nào đúng trong các phương án trên
60. Điều gì sẽ xảy ra với giá và lượng cân bằng trên thị trường sách khi mọi người thấy đọc
sách rất có ích và nguyên liệu làm giấy ngày càng tăng:
a. Giá cân bằng tăng và lượng cân bằng giảm
b. Giá cân bằng tăng và lượng cân bằng tăng
c. Giá cân bằng tăng và lượng cân bằng không thay đổi
d. Tất cả các khả năng trên đều có thể xảy ra e. a và c
61. Thời tiết trở nên nóng bất thường làm cầu về máy điều hòa tăng mạnh, và người bán
giảm nhập khẩu máy điều hòa làm cung về máy điều hòa giảm ít hơn. Khi đó giá và lượng
cân bằng trên thị trường máy điều hòa như sau:
a. Giá tăng, lượng giảm so với trước đây
b. Giá tăng, lượng tăng so với trước đây
c. Giá giảm, lượng giảm so với trước đây
d. Giá giảm, lượng tăng so với trước đây
e. Giá tăng, lượng không thay đổi so với trước đây
Sử dụng hình dưới để trả lời các câu tiếp:
62. Thị trường hotdog dịch chuyển điểm P
cân bằng từ A sang B. Lúc này đã có: S
a. Một sự tăng trong cầu và một sự tăng 2 trong cung S 1
b. Một sự tăng trong cầu và một sự tăng D •
trong số lượng được cung C • • B
c. Một sự tăng trong số lượng được cầu và •
một sự tăng trong số lượng được cung. A D
d. Một sự tăng trong cầu và một sự tăng 2 trong cung D 1 Q
63. Việc dịch chuyển từ điểm A sang điểm B có thể được gây ra bởi:
a. Một sự tăng lên trong giá của Hamburger (mặt hàng thay thế của hotdog)
b. Một sự tăng lên trong giá thịt rán (Hàng bổ sung của Hotdog) 20
c. Dân chúng tin tưởng rằng các sản phẩm từ thịt có hại cho tim mạch.
d. Một sự giảm trong giá của nước sốt cà chua ( nguyên liệu chính làm ra hotdog)
64. Thị trường hotdog chuyển từ điểm A tới điểm C. Khi đó đã có:
a. Một sự giảm trong cầu và một sự giảm trong cung
b. Một sự giảm trong cầu và một sự giảm trong số lượng được cung
c. Một sự giảm trong số lượng được cầu và một sự giảm trong số lượng được cung
d. Một sự giảm trong số lượng được cầu và một sự giảm trong cung.
65. Việc chuyển từ A sang C có thể được gây ra bởi:
a. Việc giảm giá của Hamburger (hàng thay thế)
b. Một sự thắt chặt trong những yêu cầu của vệ sinh do Bộ y tế áp dụng với việc sản xuất Hotdog.
c. Giảm trong tiền lương công nhân ngành sản xuất Hotdog
d. Một sự giảm giá trong chất liệu làm vỏ hotdog
66. Thị trường Hotdog dịch chuyển cân bằng từ điểm A đến điểm D có thể được gây ra bởi:
a. Một sự tăng trong giá của Hotdog và không có sự thay đổi trong số lượng cân bằng của hotdog.
b. Một sự tăng đã trông đợi trong thu nhập của người tiêu dùng Hotdog và tăng đột
xuất trong tiền lương công nhân sản xuất Hotdog.
c. Một sự giảm kì vọng trong giá của hotdog và một sự tăng trong chi phí sản xuất Hotdog.
d. Một sự giảm trong thu nhập của người tiêu dùng Hotdog và một sự giảm trong chi phí sản xuất Hotdog 21 CHƯƠNG 4
1. Co giãn của cầu theo giá là số âm, điều đó có nghĩa là: a. Cầu là không co giãn b. Cầu là co giãn
c. Đường cầu là đường dốc xuống
d. Sự tăng lên của thu nhập sẽ làm giảm lượng cầu
2. Một mặt hàng có hệ số co giãn của cầu theo giá là │EDP│= 2, giá giảm 1 % sẽ:
a. Làm lượng cầu tăng gấp đôi
b. Giảm lượng cầu hai lần c. Tăng lượng cầu 2% d. Tăng lượng cầu 0,5%
3. Một mặt hàng có cầu hoàn toàn không co giãn theo giá, khi giá giảm thì: a. Tổng doanh thu tăng
b. Tổng doanh thu không thay đổi
c. Lượng cầu không thay đổi
d. Lượng cầu giảm bằng 0
4. Mức giá của một hàng hóa A tăng 20% còn lượng cầu về hàng hóa này giảm 10% thì hàng hóa A có:
a. Cung là co giãn theo giá
b. Cầu là không co giãn theo giá
c. Cầu là không co giãn theo thu nhập d. Cung là không co giãn
5. Cầu co giãn theo giá nếu:
a. Phần trăm thay đổi nhỏ trong giá dẫn đến phần trăm thay đổi lớn trong lượng cầu.
b. Phần trăm thay đổi lớn trong giá dẫn đến phần trăm thay đổi nhỏ trong lượng cầu
c. Phần trăm thay đổi nhỏ trong cung dẫn đến phần trăm thay đổi lớn trong lượng cầu
d. Hàng hóa không có nhiều sản phẩm thay thế
6. Hàng hóa nào sau đây có độ co giãn của cầu theo giá là nhỏ nhất: a. Gạo b. Máy tính c. Bia Hà Nội d. Máy tính Dell e. (a) và (b)
7. Hàng hóa nào sau đây có thể có độ co giãn của cầu theo giá nhỏ nhất: a. Kim cương
b. Thuốc Insulin cho người bệnh tiểu đường c. Máy nghe nhạc d. Máy tính xách tay e. b và d 22
8. Cầu đối với một hàng hóa sẽ co giãn ít hơn theo giá nếu:
a. Có nhiều hàng hóa thay thế cho nó
b. Giá hàng hóa đó quá đắt
c. Khoảng thời gian kể từ khi giá thay đổi rất ngắn
d. Ít có hàng hóa thay thế cho nó e. c và d
9. Nếu dầu thực vật có nhiều hàng hóa thay thế thì:
a. Cung dầu thực vật co giãn
b. Cung dầu thực vật ít co giãn
c. Cầu dầu thực vật co giãn
d. Cầu dầu thực vật ít co giãn
e. Cầu dầu thực vật hoàn toàn co giãn
10. Cầu đối với một hàng hóa sẽ co giãn hơn theo giá nếu:
a. Có nhiều hàng hóa thay thế cho nó
b. Hàng hóa đó là hàng hóa xa xỉ
c. Khoảng thời gian kể từ khi giá thay đổi dài hơn
d. Hàng hóa đó có phạm vi thị trường hẹp
e. Tất cả các phương án trên đều đúng
11 . Một đường cầu thẳng đứng có độ co giãn theo giá là: a. │EDP│= 0 b. 0 <│EDP│< 1 c. │EDP│> 1 d. │EDP│= ∞
e. Tất cả các phương án trên đều đúng
12. Một hàng hóa có đường cầu nằm ngang có độ co giãn của cầu theo giá là: a. Bằng 0 b. Giữa 0 và 1 c. Lớn hơn 1 d. Bằng ∞ e. a và b
13. Khi cầu hoàn toàn không co giãn theo giá thì đường cầu là:
a. Đường dốc xuống từ trái qua phải b. Đường nằm ngang c. Đường thẳng đứng
d. Tất cả các đáp án trên đều đúng
14. Khi di chuyển dọc theo đường cầu tuyến tính xuống phía dưới thì phát biểu nào sau đây chính xác nhất:
a. Độ dốc tăng lên và độ co giãn của cầu theo giá không thay đổi.
b. Độ dốc giảm xuống và độ co giãn của cầu theo giá tăng lên.
c. Độ dốc giảm xuống và độ co giãn của cầu theo giá giảm xuống.
d. Độ dốc không đổi và độ co giãn của cầu theo giá thay đổi.
e. Độ dốc tăng lên và độ co giãn của cầu theo giá tăng lên.
15. Co giãn của cầu rất quan trọng vì nó cho biết:
a. Người tiêu dùng thích mua hàng hóa rẻ tiền
b. Tổng doanh thu thay đổi như thế nào khi giá thay đổi 23
c. Người sản xuất thích giá cao
d. Giá phụ thuộc vào chi phí e. a và b
16. Nếu cầu là không co giãn theo giá thì:
a. Giá tăng sẽ làm tăng chi phí
b. Giá tăng sẽ làm tăng doanh thu
c. Giá tăng sẽ làm giảm doanh thu
d. Giá giảm sẽ làm giảm doanh thu e. b và d
17. Giảm giá vé xem phim buổi ban ngày dẫn đến tổng doanh thu bán vé giảm xuống, ta kết
luận cầu theo giá đối với phim ban ngày: a. Co giãn b. Ít co giãn c. Co giãn đơn vị d. Co giãn hoàn toàn
18. Nếu giá tăng làm tổng doanh thu giảm thì co giãn của cầu theo giá có giá trị tuyệt đối: a. │EDP │= 0 b. 0 < EDP │< 1 c. │EDP │= 1 d. │EDP │> 1
19. Nếu cầu không co giãn theo giá, muốn tăng tổng doanh thu thì phải: a. Giảm giá b. Tăng giá c. Giữ nguyên giá d. Tăng lượng bán
20. Một mặt hàng có cầu co giãn theo giá, doanh nghiệp sản xuất mặt hàng này nên:
a. Tăng giá bán để tăng doanh thu vì sự giảm sút của lượng cầu nhỏ hơn so với sự gia tăng của giá.
b. Giảm giá bán để tăng doanh thu vì sự gia tăng của lượng cầu lớn hơn sự giảm sút của giá.
c. Giữ nguyên giá bán vì doanh thu không đổi khi giá cả thay đổi.
d. Không có phương án đúng trong các phương án trên.
21. Hàng hóa X có EDP = -0,5, giá hàng X tăng lên 10%, vậy doanh thu của hàng hóa X sẽ: a. Tăng lên 5% b. Tăng lên 20% c. Tăng lên 4,5% d. Tất cả đều sai
22. Hàm cầu của hàng X có dạng QD = 100 – 2P. Hệ số co giãn của cầu theo giá hàng X tại
mức giá hàng X bằng 10 là: a. -1/4 b. 1/4 c. 4 d. -4
23. Với hàm cầu ở câu 22, hệ số co giãn của cầu khi giá hàng X giảm từ 35 xuống 25 là:
a. 3/2 b. -3/2 c. 2/3 d. -2/3 24
24. Với hàm cầu ở cầu 22, Tại mức giá 40 để tăng doanh thu doanh nghiệp nên:
a. Giảm giá, giảm lượng
b. Tăng giá, giảm lượng
c. Giảm giá, tăng lượng d. Tăng giá, tăng lượng
25. Hàm cầu của hàng X có dạng QD = 100 – 2P. Để doanh thu của doanh nghiệp đạt cực đại
thì mức giá phải bằng: a. 20 b. 25 c. 30 d. 50
26. Khi doanh nghiệp tăng giá bán nhưng thấy doanh thu của doanh nghiệp không thay đổi, tức là: a. Cầu co giãn theo giá
b. Cầu không co giãn theo giá c. Cầu co giãn đơn vị
d. Tất cả các đáp án trên đều đúng
27. Cải tiến công nghệ làm giảm chi phí sản xuất máy photocopy. Nếu cầu đối với máy
photocopy là ít co giãn theo giá, chúng ta dự đoán:
a. Lượng bán giảm và tổng doanh thu tăng
b. Lượng bán giảm và tổng doanh thu giảm
c. Lượng bán tăng và tổng doanh thu tăng
d. Lượng bán tăng và tổng doanh thu giảm
28. Sự dịch chuyển sang trái của đường cung làm giảm doanh thu trên thị trường nếu:
a. Cung và cầu co giãn đơn vị theo giá. b. Cung co giãn theo giá.
c. Cung không co giãn theo giá.
d. Cầu không co giãn theo giá. e. Cầu co giãn theo giá.
29. Cầu về một hàng hóa là co giãn hoàn toàn theo giá, khi đường cung về hàng hóa đó dịch
chuyển sang phải sẽ làm cho:
a. Giá và lượng cân bằng tăng
b. Giá và lượng cân bằng giảm
c. Giá giữ nguyên nhưng lượng cân bằng tăng
d. Giá giữ nguyên nhưng lượng cân bằng giảm
e. Giá tăng nhưng lượng cân bằng giữ nguyên
30. Cung về PEPSI hoàn toàn không co giãn theo giá, khi người tiêu dùng thích uống pepsi hơn thì:
a. Giá và lượng cân bằng tăng
b. Giá cân bằng tăng nhưng lượng cân bằng giữ nguyên
c. Giá và lượng cân bằng giảm
d. Giá cân bằng giảm nhưng lượng cân bằng giữ nguyên
e. Giá giữ nguyên nhưng lượng cân bằng tăng 25
31. Nếu mỗi tháng bạn đi mua sắm quần áo 4 lần thì hệ số co giãn giá của cầu về quần áo của bạn sẽ bằng: a. 0 b. -1 c.1
d. Không đủ diều kiện xác định
32. Nếu thu nhập thay đổi 1% làm cho lượng cầu hàng hóa X thay đổi nhỏ hơn 1% thì cầu hàng hóa X là: a. Co giãn theo giá b. Không co giãn theo giá c. Co giãn theo thu nhập
d. Không co giãn theo thu nhập
33. Nếu cầu là không co giãn theo thu nhập câu nào sau đây là đúng:
a. Phần trăm thay đổi lớn trong thu nhập sẽ dẫn đến phần trăm thay đổi nhỏ trong lượng cầu.
b. Phần trăm thay đổi nhỏ trong thu nhập sẽ dẫn đến phần trăm thay đổi lớn trong lượng cầu
c. Một sự tăng lên trông thu nhập sẽ dẫn đến một sự giảm xuống trong lượng cầu
d. Hàng hóa phải là cấp thấp
e. Không có câu nào đúng
34. Khi hệ số co giãn của cầu theo thu nhập là âm, ta gọi hàng hóa đó là: a. Hàng hóa cấp thấp b. Hàng hóa thiết yếu c. Hàng hóa độc lập d. Hàng hóa tự do
35. Hàng hóa xa xỉ sẽ có độ co giãn của cầu theo thu nhập là: a. EDI > 1 b. 0 < EDI < 1 c. EDI < 0
d. Tất cả các phương án trên đều đúng
36. Hàng hóa thiết yếu sẽ có độ co giãn của cầu theo thu nhập là: a. EDI > 1 b. 0 < EDI < 1 c. EDI < 0 d. EDI = 0
e. Không có phương án nào đúng
37. Hàng hóa nào sau đây có độ co giãn của cầu theo thu nhập là âm: a. Ngô b. Gạo c. Khoai d. Ô tô e. a và c
38. Hàng hóa nào sau đây có độ co giãn của cầu theo thu nhập là dương: a. Gạo b. Ô tô c. Du thuyền d. Nước sạch
e. Tất cả các phương án trên đều đúng
39. Một hàng hóa A có hệ số co giãn của cầu theo thu nhập EDI = 2, điều nào sau đây là đúng về hàng hóa A:
a. A là hàng hóa thông thường
b. A là hàng hóa cấp thấp
c. Khi thu nhập tăng 1% thì lượng cầu về hàng hóa A tăng 2% 26
d. Khi thu nhập tăng 1% thì lượng cầu về hàng hóa A giảm 2% e. a và c
40. Một hàng hóa A có hệ số co giãn của cầu theo thu nhập EDI = - 2, điều nào sau đây là đúng về hàng hóa A:
a. A là hàng hóa thông thường
b. A là hàng hóa cấp thấp
c. Khi thu nhập tăng 1% thì lượng cầu về hàng hóa A tăng 2%
d. Khi thu nhập tăng 1% thì lượng cầu về hàng hóa A giảm 2% e. b và d
41. Giả sử cầu về mặt hàng X theo thu nhập có phương trình như sau: Q = 10I + 100. Ta có thể kết luận:
a. X là hàng thông thường b. X là hàng thứ cấp
c. X là hàng hóa không liên quan đến thu nhập
d. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
42. Với dữ kiện của câu 41, hệ số co giãn của cầu theo thu nhập tại mức thu nhập bằng 5 là: a.1/2 b. 1/3 c. 2 d. 3
e. Không có phương án đúng
43. Với dữ kiện câu 41, hệ số co giãn của cầu theo thu nhập khi thu nhập tăng từ 5 lên 10 là: a. -3/7 b. 3/7 c. 7/3 d. -7/3
44. Khi giá mặt hàng Y tăng 20% thì lượng cầu mặt hàng X giảm 15%. Hệ số co giãn chéo
(EDC) giữa 2 mặt hàng X và Y là: a. 0,75 b. -0,75 c. 0,71 d. -0,71
45. Nếu co giãn chéo giữa hai hàng hóa A và B là dương thì:
a. Cầu về A và B đều co giãn theo giá
b. Cầu về A và B đều không co giãn theo giá
c. A và B là hai hàng hóa bổ sung
d. A và B là hai hàng hóa thay thế
e. A và B là hai hàng hóa không liên quan đến nhau
46. Nếu co giãn chéo giữa hai hàng hóa A và B là EDC = -2 thì:
a. Khi giá hàng hóa A giảm 1% thì lượng cầu về hàng hóa B tăng 2%
b. Khi giá hàng hóa A giảm 1% thì lượng cầu về hàng hóa B giảm 2%
c. A và B là hai hàng hóa bổ sung
d. A và B là hai hàng hóa thay thế e. a và c
47. Nếu giá của hàng hóa A tăng làm cho cầu về hàng hóa B tăng thì:
a. Co giãn chéo giữa A và B là dương
b. A và B là hai hàng hóa bổ sung 27
c. A và B là hai hàng hóa thay thế
d. A là một đầu vào để sản xuất ra hàng hóa B e. a và c
48. Nếu cung hàng hóa A tăng làm cho cầu về hàng hóa B giảm thì:
a. Co giãn chéo giữa A và B bằng 0
b. Co giãn của cung theo giá về A lớn hơn 1
c. Co giãn chéo giữa A và B là dương
d. Co giãn chéo giữa A và B là âm
e. Không có đáp án nào đúng
49. Giả sử cầu về mặt hàng X theo giá của mặt hàng Y có dạng QX = 100 - 2PY. Có thể kết luận rằng:
a. X và Y là hai hàng hoá thay thế.
b. X và Y là hai hàng hoá bổ sung.
c. X và Y là hai hàng hoá thứ cấp.
d. X và Y là hai hàng hoá thông thường.
e. Không có phương án đúng trong các phương án trên.
50. Với dữ kiện của câu 48, hệ số co giãn cầu hàng hóa X theo giá hàng hóa Y tại mức giá PY = 5 là: a. 1/9 b. -1/9 c. 1/ 36 d. -1/36
51. Với dữ kiện của câu 48, hệ số co giãn cầu hàng hóa X theo giá hàng Y khi giá hàng Y
tăng từ 10 lên 20 là: a. 3/7 b. -3/7 c. 7/3 d/ -7/3
52. Giá của A tăng lên sẽ làm dịch chuyển:
a. Đường cầu của B sang bên phải nếu co giãn chéo giữa A và B là âm.
b. Đường cầu của B sang bên phải nếu co giãn chéo giữa A và B là dương.
c. Đường cung của B sang bên phải nếu co giãn chéo giữa A và B là âm.
d. Đường cung của B sang bên phải nếu co giãn chéo giữa A và B là dương.
53. Co giãn chéo giữa hai hàng hóa A và B là âm thì:
a. Giá của A tăng sẽ làm cho giá cân bằng của B tăng
b. Giá của A tăng sẽ làm cho giá cân bằng của B giảm
c. Giá của A tăng sẽ không ảnh hưởng đến giá cân bằng của B.
d. Giá của A giảm sẽ làm cho giá cân bằng của B giảm
54. Độ co giãn chéo giữa thịt gà và cam là:
a. Nhỏ hơn 0 b. ∞ c. Nằm giữa 0 và ∞ d. Bằng 0 e. Bằng 1
55. Cung là co giãn nếu:
a. Phần trăm thay đổi nhỏ trong giá dẫn đến phần trăm thay đổi lớn trong lượng cung
b. Phần trăm thay đổi lớn trong giá dẫn đến phần trăm thay đổi nhỏ trong lượng cung
c. Phần trăm thay đổi nhỏ trong cầu dẫn đến phần trăm thay đổi lớn trong lượng cung
d. Hàng hóa là cấp thấp 28
56. Cung là không co giãn nếu:
a. Phần trăm thay đổi nhỏ trong giá dẫn đến phần trăm thay đổi lớn trong lượng cung
b. Phần trăm thay đổi lớn trong giá dẫn đến phần trăm thay đổi nhỏ trong lượng cung
c. Hàng hóa là thông thường d. Hàng hóa là thứ cấp
57. Nếu phần trăm tăng giá hàng hóa A là lớn dẫn đến phần trăm tăng trong lượng cung
hàng hóa A là nhỏ thì:
a. Cung là co giãn b. Cầu là không co giãn
c. Cầu là không co giãn theo thu nhập d. Cung là không co giãn
58. Đường cung thẳng đứng: a. Có ESP = 1 b. Có ESP = 0 c. Có ESP = ∞
d. Chỉ ra rằng các nhà sản xuất đang không sẵn sàng sản xuất hàng hóa e. b và d
59. Đường cung nằm ngang: a. Có ESP = 1 b. Có ESP = 0 c. Có ESP = ∞
d. Chỉ ra rằng các nhà sản xuất đang không sẵn sàng sản xuất hàng hóa e. c và d
60. Khi cung hoàn toàn co giãn theo giá thì đường cùng là đường:
a. Đường dốc lên từ trái qua phải b. Đường thẳng đứng
c. Đường nằm ngang d. Không thể kết luận được
61. Độ lớn của cả độ co giãn của cầu và cung theo giá phụ thuộc vào:
a. Sự dễ dàng thay thế giữa các hàng hóa
b. Tỷ lệ của thu nhập chi cho hàng hóa đang xét
c. Khoảng thời gian kể từ khi giá thay đổi
d. Điều kiện về công nghệ sản xuất
62. Người tiêu dùng trở nên thích tiêu dùng hàng hóa A. Giá của hàng hóa A sẽ không thay đổi nếu : a. EDP = 0 b. EDP = 1 c.ESP = 1 d. ESP = ∞ e. a và c
63. Co giãn của cung trong dài hạn lớn hơn co giãn của cung trong ngắn hạn vì:
a. Trong dài hạn người tiêu dùng có thể tìm ra các hàng hóa thay thế
b. Tỷ lệ thu nhập cho việc chi tiêu hàng hóa nhiều hơn
c. Trong dài hạn số lượng máy móc thiết bị và nhà xưởng có thể thay đổi
d. Một số hàng hóa có thể được sản xuất từ các nguồn đầu vào khan hiếm
e. Không có phương án nào đúng
******************************** 29 CHƯƠNG 5
1. Sự lựa chọn của người tiêu dùng dựa vào:
a. Giá của hàng hóa hoặc dịch vụ b. Thu nhập c. Sở thích
d. Tất cả các yếu tố trên
2. Sự sẵn sàng thanh toán là:
a. Tổng số tiền mà người tiêu dùng có trong tay.
b. Số tiền nhỏ nhất mà người tiêu dùng sẵn sàng trả cho một đơn vị hàng.
c. Số tiền tối đa mà người tiêu dùng sẵn sàng trả.
d. Là tổng chi phí sản xuất ra mặt hàng nào đó.
e. Không phương án nào đúng trong các phương án trên.
3. Người mua chấp nhận mua một hàng hóa và thu được thặng dư tiêu dùng khi:
a. Giá bán lớn hơn sự sẵn sàng thanh toán của họ.
b. Giá bán nhỏ hơn sự sẵn sàng thanh toán của họ
c. Giá bán bằng sự sẵn sàng thanh toán của họ
d. Tất cả các phương án trên đều đúng
4. Thặng dư tiêu dùng là:
a. Số tiền người mua sẵn sàng trả cho một hàng hóa trừ đi giá mà họ thực sự phải trả
b. Tổng lợi ích thu được từ việc tiêu dùng hàng hóa
c. Lợi ích cận biên giảm dần khi tăng số lượng tiêu dùng
d. Diện tích nằm dưới đường cầu
Dùng dữ kiện sau để trả lời 4 câu tiếp:
Giả sử thị trường có 4 cái bàn học được bán và có 4 người mua với các mức sẵn sàng thanh toán
được cho trong bảng sau (đơn vị tính: nghìn đồng). Người mua
Sẵn sàng thanh toán A 15 B 35 C 28 D 25
5. Biết rằng lượng bàn học tối đa mỗi người muốn mua chỉ là 1 chiếc. Nếu giá bàn học là 26
nghìn đồng/chiếc thì lượng cầu trên thị trường là: a.2 b. 4 c. 3 d. 1
6. Tổng thặng dư tiêu dùng trên thị trường tại mức giá ở cầu 5 sẽ là (nghìn đồng): a. 0 b. 11 c. 2 d.9 e. 13
7. Biết rằng lượng bàn học tối đa mỗi người muốn mua chỉ là 1 chiếc. Nếu giá bàn học là 25
nghìn đồng/chiếc thì lượng cầu trên thị trường là: a.2 b. 4 c. 3 d. (a) và (c) đều có thể xảy ra
8. Tổng thặng dư tiêu dùng trên thị trường tại mức giá ở câu 7 sẽ là: a. 0 b. 11 c. 2 d.9 e. 13 30
9. Thặng dư của người tiêu dùng được tính:
a. Bằng phần diện tích bên dưới đường giá và bên trên đường cung.
b. Bằng phần diện tích bên trên đường giá và bên dưới đường cung.
c. Bằng phần diện tích bên trên đường giá và bên dưới đường cầu.
d. Bằng tổng thặng dư trừ đi thặng dư của người sản xuất e. c và d.
10. Người sản xuất bán một đơn vị sản lượng và thu được thặng dư sản xuất khi giá bán:
a. Bằng với chi phí sản xuất.
b. Lớn hơn chi phí sản xuất.
c. Nhỏ hơn chi phí sản xuất. d. Bằng 0.
Sử dụng bảng dưới trả lời 3 câu tiếp
Giả sử thị trường cần sản xuất 4 sản phẩm bánh mì và có 4 người sản xuất với các chi phí
được cho ở bảng sau: Người sản xuất Chi phí sản xuất (USD) A 40 B 50 C 45 D 35
11. Biết rằng số lượng bánh mì tối đa mỗi người sản xuất được là một chiếc. Nếu giá bánh mì
là 45 USD thì lượng cung trên thị trường là: a. 2 b. 3 c. 4 d. 1
e. (a) và (b) đều có thể xảy ra
12. Tổng thặng dư sản xuất trên thị trường tại mức giá ở câu 10 là: a. 15 USD b. 20 USD c. 25 USD d. 5 USD e. 10 USD
13. Biết rằng số lượng bánh mì tối đa mỗi người sản xuất được là một chiếc. Nếu giá bánh mì
là 45 USD thì ai là người Bàng quan về việc bán sản phẩm:
a. Người A b. Người B c. Người C d. Người D
14. Thặng dư sản xuất là phần diện tích:
a. Nằm bên trên đường giá và nằm bên dưới đường cầu
b. Nằm bên dưới đường giá và nằm bên trên đường cung
c. Nằm bên dưới đường giá và nằm bên dưới đường cung
d. Nằm bên dưới đường cung và nằm bên trên đường cầu
15. Thặng dư của người sản xuất là:
a. Là phần diện tích nằm trên đường giá và dưới đường cầu.
b. Là phần diện tích nằm dưới đường giá và trên đường cung.
c. Là phần diện tích nằm giữa đường cung và đường cầu.
d. Là sự chênh lệch giữa giá và chi phí sản xuất. e. b và d. 31
Sử dụng hình sau để trả lời 2 câu tiếp
16. Thặng dư tiêu dùng tại mức giá P1 là:
a. A + B + C b. C+F+G c. A+B+E d. A A
17. Thặng dư tiêu dùng tại mức giá P2 so với mức P2 giá P1: B
a. Tăng lên là phần diện tích A E P1
b. Tăng lên là phần diện tích B+E C F G
c. Tăng lên là phần diện tích C+F D Q
d. Giảm xuống là phần diện tích B+E 2 Q1
e. Giảm xuống là phần diện tích A
Sử dụng hình dưới để trả lời hai câu tiếp: P S
18. Thặng dư sản xuất tại mức giá P1 là: a. A b. A+B c. A+E d. A+C P2 B
19. Thặng dư sản xuất tại mức giá P2 so với mức giá P1: P1 D
a. Tăng lên là phần diện tích B+D A C
b. Tăng lên là phần diện tích B
c. Giảm xuống là phần diện tích B E Q1 Q2
d. Giảm xuống là phần diện tích C+D
e. Không có phương án đúng
Sử dụng hình vẽ sau để trả lời 3 câu tiếp P
20. Thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản A
xuất tại mức giá P0 lần lượt là:
a. Diện tích AP0E0 và diện tích P0CE0 E1 P1 E
b. Diện tích AP0E0 và diện tích P0BE0 0 P0 F
c. Diện tích AP0E0 và diện tích P0CQ0E0 D
d. Không có phương án đứng trong các phương án trên B C O Q1 Q Q 0
21. Thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất tại mức giá P1 lần lượt là:
a. Diện tích AP0E0 và diện tích P1E1DB
b. Diện tích AP1E1 và diện tích P1E1E0B
c. Diện tích AP1E1 và diện tích P1E1DB
d. Diện tích AP1E1 và diện tích P0CQ0E0 32
22. Nếu mức giá tăng từ P0 lên P1 thì thặng dư tiêu dùng thay đổi:
a. Tăng thêm là phần diện tích P1E1E0P0
b. Giảm đi là phần diện tích P1E1E0P0
c. Tăng thêm là phần diện tích AP1E1
d. Giảm đi là phần diện tích E1E0F
Sử dụng hình vẽ sau để trả lời 3 câu tiếp
23. Thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản
xuất tại mức giá P0 lần lượt là: P a. Diện tích AP A 0E0 và diện tích P0CE0
b. Diện tích AP0E0 và diện tích P0BE0 D
c. Diện tích AP0E0 và diện tích P0OQ0E0 d. Diện tích AP P 0E0 và diện tích P0OBE0 0 E0
e. Không có phương án đứng P1 E
24. Thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản 1
xuất tại mức giá P1 lần lượt là: Q
a. Diện tích AP0E0 và diện tích P1OB E1 O B Q1 Q b. Diện tích AP 0 1E1D và diện tích P1C E1
c. Diện tích AP1E1D và diện tích P1OB E1 C
d. Diện tích AP1E1D và diện tích P0CE0
25. Thặng dư sản xuất tại mức giá P1 so với P0
a. Tăng lên là phần diện tích P0E0E1P1
b. Giảm xuống là phần diện tích P0E0E1P1
c. Tăng lên là phần diện tích OBC
d. Giảm xuống là phần diện tích P0E0Q0O
26. Khi đường cầu là một đường nằm ngang (hay cầu hoàn toàn co giãn theo giá) thì thặng dư tiêu dùng bằng:
Hoặc “Khi đường cung là một đường nằm ngang (hay cung hoàn toàn co giãn theo giá) thì
thặng dư sản xuất bằng:”
a. 0 b. ∞ c.Không kết luận được
27. Khi cầu hoàn toàn không co giãn theo giá (hay đường cầu thẳng đứng) thì thặng dư của
người tiêu dùng bằng:
a. 0 b. ∞ c.Không kết luận được
28. Một thị trường có Thặng dư sản xuất bằng 0 khi:
a. Cung hoàn toàn không co giãn theo giá
b. Cung hoàn toàn co giãn theo giá
c. Cung ít co giãn theo giá d. Cung co giãn theo giá
29. Điều nào sau đây đúng:
a. Sự chênh lệch giữa sự sẵn sàng thanh toán của người tiêu dùng với giá mà người mua thực sự
phải trả chính là thặng dư của người tiêu dùng. 33
b. Sự chênh lệch giữa giá bán hàng hóa với chi phí của nhà sản xuất chính là thặng dư của nhà sản xuất.
c. Sự chênh lệch giữa sự sẵn sàng thanh toán của người tiêu dùng với sự sẵn sàng bán của nhà
sản xuất chính là tổng thặng dư của thị trường.
d. Phần diện tích nằm giữa đường cung và đường cầu cho đến điểm cân bằng chính là tổng
thặng dư của thị trường.
e.Tất cả các phương án trên đều đúng f. (a), (b) và (c) đúng
30. Tại các mức sản lượng nhỏ hơn mức sản lượng cân bằng thì điều nào sau đây đúng:
a. Giá trị đối với người mua lớn hơn chi phí của người bán.
b. Giá trị đối với người mua nhỏ hơn chi phí của người bán
c. (a) và sự gia tăng của lượng hàng hóa sẽ làm tăng tổng thặng dư
d. (a) và sự cắt giảm sản lượng hàng hóa sẽ làm tăng tổng thặng dư
e. (b) và sự gia tăng sản lượng hàng hóa sẽ làm tăng tổng thặng dư
31. Điền vào chỗ trống, Tại các mức sản lượng cao hơn sản lượng cân bằng thì:
Chi phí của người bán ……….giá trị đối với người mua, TS sẽ………... nên việc
……….sản lượng hàng hóa sẽ làm …………tổng thặng dư của thị trường. ********************** CHƯƠNG 6
1. Giá bán cao nhất được phép bán đối với một hàng hoá hoặc dịch vụ được coi là:
a. Giá cân bằng b. Giá trần.
c. Giá sàn. d.Các phương án trên đều sai.
2. Thị trường kem cân bằng với mức giá là 10.000 đồng, nếu Chính phủ áp đặt giá bán cao
nhất được phép đối với mặt hàng này là 8.000đ, điều đó có nghĩa là:
a. Chính phủ áp đặt giá trần cho sản phẩm.
b. Chính phủ muốn bảo vệ người tiêu dùng.
c. Chính phủ áp đặt giá sàn cho sản phẩm.
d. Chính phủ muốn bảo vệ người sản xuất. e. a và b.
3. Khi Chính phủ kiểm soát giá với một mặt hàng, trường hợp nào sau đây gây ra tình trạng
thiếu hụt hàng hoá trên thị trường:
a. Giá sàn không có ràng buộc.
b. Giá trần không có ràng buộc.
c. Giá sàn có ràng buộc.
d. Giá trần có ràng buộc.
4. Khi chính phủ áp đặt một mức giá trần ràng buộc vào một thị trường hàng hoá thì:
a. Mục đích của chính phủ là bảo vệ lợi ích của người sản xuất.
b. Mức giá này phải nằm bên trên mức giá cân bằng.
c. Thị trường xuất hiện tình trạng thiếu hụt hàng hoá. 34
d. Số lượng hàng bán được thực tế giảm xuống so với trước khi có giá trần. e. c và d.
5. Thị trường kem cân bằng với mức giá là 10.000đ, nếu Chính phủ áp đặt giá bán cao nhất
được phép đối với mặt hàng này là 11.000đ, điều đó có nghĩa là:
a. Chính phủ áp đặt giá trần có ràng buộc cho sản phẩm.
b. Chính phủ áp đặt giá sàn có ràng buộc cho sản phẩm.
c. Chính phủ áp đặt giá sàn không có ràng buộc cho sản phẩm.
d. Chính phủ áp đặt giá trần không có ràng buộc cho sản phẩm. e. c và d.
6. Điều nào sau đây là đúng về ảnh hưởng phát sinh khi chính phủ áp dụng một mức giá trần
ràng buộc lên thị trường cạnh tranh:
a. Không phải toàn bộ người tiêu dùng đều được lợi
b. Hiện tượng xếp hàng là rất phổ biến c. Phân biệt đối xử
d. Chất lượng hàng ngày càng giảm sút
e. Tất cả các phương án trên đều đúng
7. Khi chính phủ áp đặt giá trần có ràng buộc vào một thị trường hàng X thì trong trường hợp
nào lượng thiếu hụt trên thị trường nhiều hơn.
a. Cung và cầu đều ít có giãn theo giá.
b. Cung và cầu đều co giãn theo giá. c. (a) và Trong ngắn hạn d. (b) và Trong dài hạn
8. Giá bán thấp nhất được phép bán đối với một hàng hoá hoặc dịch vụ được coi là:
a. Giá cân bằng. b.Giá trần.
c.Giá sàn. d.Các phương án trên đều sai.
9. Khi mức giá trên thị trường rất thấp, để bảo vệ người sản xuất chính phủ nên áp dụng biện pháp gì: a. Giá trần b.Giá sàn c.Giá cân bằng d. Thuế
10. Thị trường một sản phẩm đang cân bằng với mức giá là 9.000đ, nếu Chính phủ áp đặt
giá bán thấp nhất được phép đối với mặt hàng này là 10.000đ, điều đó có nghĩa là:
a. Chính phủ áp đặt giá trần cho sản phẩm.
b. Chính phủ muốn bảo vệ người sản xuất.
c. Chính phủ áp đặt giá sàn cho sản phẩm.
d. Chính phủ muốn bảo vệ người tiêu dùng. e. b và c.
11. Khi Chính phủ kiểm soát giá với một mặt hàng, trường hợp nào sau đây gây ra tình
trạng dư thừa hàng hoá trên thị trường:
a. Giá sàn không có ràng buộc.
b. Giá trần không có ràng buộc.
c. Giá sàn có ràng buộc. 35
d. Giá trần có ràng buộc
12. Một hàng hóa X đang cân bằng với mức giá là 5.000đ, chính phủ thực hiện kiểm soát giá với
mặt hàng này bằng cách đặt giá bán là 7.000đ. Biện pháp này gây ra tình trạng: a. Dư thừa hàng hóa b. Thiếu hụt hàng hóa
c. Số lượng hàng bán được thực tế giảm xuống so với trước khi áp đặt giá.
d. Lượng cung bằng lượng cầu e. a và c
13. Thị trường một sản phẩm X cân bằng với mức giá là 9.000đ, nếu Chính phủ áp đặt giá bán
thấp nhất được phép đối với mặt hàng này là 7.000đ, điều đó có nghĩa là:
a. Chính phủ áp đặt giá trần có ràng buộc cho sản phẩm.
b. Chính phủ áp đặt giá sàn có ràng buộc cho sản phẩm.
c. Chính phủ áp đặt giá sàn không có ràng buộc cho sản phẩm.
d. Chính phủ áp đặt giá trần không có ràng buộc cho sản phẩm. e. c và d.
14. Điều nào sau đây là đúng khi nói về các biện pháp kiểm soát giá của chính phủ:
a. Gây ra hiện tượng thiếu hụt hàng hóa
b. Là những luật lệ hay quy định của chính phủ nhằm ngăn cản sự điều chỉnh của giá thị
trường tiến tới mức giá cân bằng
c. Gây ra hiện tượng dư thừa hàng hóa
d. Không phải mọi người mà biện pháp đó tìm cách trợ giúp đều được lợi, chỉ một số người được lợi.
e. Lượng hàng bán được thực tế luôn giảm xuống so với trước khi áp đặt giá f. Cả b,d,e đều đúng
15. Thị trường hàng X có phương trình đường cầu P = 100 – 4Q và phương trình đường
cung P = 40 + 2Q. Nếu chính phủ áp đặt giá bán được phép bán trên thị trường là 80 thì điều nào sau đây đúng:
a. Chính phủ áp đặt giá sàn có ràng buộc cho sản phẩm
b. Chính phủ áp đặt giá trần có ràng buộc cho sản phẩm
c. Lượng hàng bán được thực tế là 20
d. Lượng hàng bán được thực tế là 5 e. (b) và (c) f. (a) và (d)
16. Khi chính phủ đánh thuế trên mỗi đơn vị hàng hóa bán ra của ngưới bán, điều nào sau đây là đúng:
a. Đường cung dịch chuyển lên trên một đoạn đúng bằng mức thuế
b. Đường cung dịch chuyển xuống dưới một đoạn đúng bằng mức thuế
c. Giá mà người mua phải trả tăng lên so với trước khi có thuế
d. Giá mà người bán thực sự nhận được giảm xuống so với trước khi có thuế
e. Cả a,c và d đều đúng 36
17. Khi chính phủ đánh thuế trên mỗi đơn vị hàng hóa mà người tiêu dùng mua, điều nào sau đây là đúng:
a. Đường cầu dịch chuyển sang trái một đoạn đúng bằng mức thuế
b. Đường cầu dịch chuyển sang phải một đoạn đúng bằng mức thuế
c. Đường cung dịch chuyển sang phải một đoạn đúng bằng mức thuế
d. Đường cung dịch chuyển sang trái một đoạn đúng băng mức thuế
18. Khi chính phủ đánh thuế trên mỗi đơn vị hàng hóa mà người tiêu dùng mua, điều nào sau đây là sai:
a. Đường cầu dịch chuyển xuống dưới một đoạn đúng bằng mức thuế
b. Đường cầu dịch chuyển lên trên một đoạn đúng bằng mức thuế
c. (a) và giá người mua thực sự nhận được tăng lên
d. (b) và giá người bán thực sự nhận được giảm xuống
19. Khi chính phủ trợ cấp cho người mua trên mỗi đơn vị hàng hoá mà họ mua, câu nào sau đây là đúng:
a. Đường cầu dịch chuyển sang trái.
b. Đường cung dịch chuyển sang phải.
c. Giá người bán thực sự nhận được sẽ tăng lên.
d. Giá mà người mua thực sự phải trả sẽ giảm xuống e. c và d
20. Khi chính phủ trợ cấp cho người bán trên mỗi đơn vị hàng hóa mà họ bán ra thì điều nào sau đây là đúng:
a. Đường cung dịch chuyển sang phải một lượng đúng bằng mức trợ cấp
b. Đường cung dịch chuyển sang trái một lượng đúng bằng mức trợ cấp
c. Giá người mua thực sự phải trả sẽ giảm xuống
d. Giá mà người bán thực sự nhận được sẽ giảm xuống e. a và c
21. Điều nào sau đây là đúng khi nói về một khoản thuế đánh vào từng đơn vị sản phẩm:
Khoanh vào các đáp án đúng
a. Quy mô thị trường bị thu hẹp (lượng bán ra giảm xuống so với trước)
b. Chính phủ đánh thuế vào người mua hay người bán nhưng thực chất thì cả người mua và
người bán đều phải chịu gánh nặng thuế.
c. Khi chính phủ đánh thuế vào một hàng hóa, dịch vụ thì gánh nặng thuế phụ thuộc vào hệ
số co giãn của các lực lượng trên thị trường.
d. Bên nào có hệ số co giãn theo giá lớn hơn thì phải chịu gánh nặng thuế nhiều hơn.
e. Bên nào có hệ số co giãn theo giá nhỏ hơn thì phải chịu gánh nặng thuế nhiều hơn.
f. Gây ra tổn thất cho xã hội (Gây ra phần mất không cho xã hội)
g. Khoảng cách giữa mức giá người mua phải trả với giá người bán thực sự nhận được chính là
mức thuế suất mà chính phủ áp đặt
h. Giá người bán thực sự nhận được giảm xuống là giá trừ đi thuế còn giá người mua thực sự
nhận được tăng lên là giá bao gồm thuế 37
i. Giá người bán thực sự nhận được tăng lên là giá bao gồm thuế còn giá người mua thực sự
nhận được giảm xuống là giá trừ đi thuế
22. Một hàng háo A có hệ số co giãn của cầu theo giá là ⃒EDP⃒ = 4 và có hệ số co giãn của
cung theo giá là ESP = 5,2. Khi chính phủ đánh một mức thuế vào từng đơn vị sản phẩm bán
ra thì điều nào sau đây đúng:
a. Người mua chịu nhiều thuế hơn.
b. Người bán chịu nhiều thuế hơn.
c. Người mua chịu toàn bộ thuế.
d. Người bán chịu toàn bộ thuế
e. Không thể kết luận được
23. Xét một thị trường được đặc trưng bởi đường cung dốc lên và đường cầu hoàn toàn co
giãn. Khi một khoản thuế đánh vào người bán trên thị trường này thì:
a. Toàn bộ gánh nặng thuế sẽ do người bán chịu.
b. Toàn bộ gánh nặng thuế sẽ do người mua chịu.
c. Gánh nặng thuế sẽ được san sẻ cho cả người bán và người mua.
d. Không gây ra khoản mất không.
24. Khi chính phủ đánh thuế vào một hàng hóa, trong điều kiện nào thì người tiêu dùng phải
chịu toàn bộ gánh nặng thuế: a. Cung co giãn hoàn toàn
b. Cung hoàn toàn không co giãn c. Cầu co giãn hoàn toàn
d. Cầu hoàn toàn không co giãn e. a và d
25. Yếu tố nào quyết định khoản mất không do thuế gây ra là lơn hay nhỏ:
a. Hệ số co giãn của các lực lượng trên thị trường b. Mức thuế suất c. Cả 2 yếu tố trên
26. Thị trường hàng hóa A và B có độ co giãn của cầu theo giá là như nhau, trạng thái cân
bằng như nhau, cùng một mức thuế đánh vào hai hàng hóa này, điều nào sau dây là đúng:
a. Độ co giãn theo giá của cung càng lớn thì phần mất không do thuế gây ra càng lớn.
b. Độ co giãn theo giá của cung càng bé thì phần mất không do thuế gây ra càng bé.
c. Độ co giãn theo giá của cung càng lớn thì doanh thu thuế mà chính phủ thu được càng ít
d. Tất cả các phương án trên đều đúng e. a và c
27. Với cùng một mức thuế đánh vào hai hàng hóa A và B có độ co giãn của cung là như
nhau, điều nào sau đây là đúng:
a. Độ co giãn của cầu theo giá càng lớn thì phần mất không do thuế gây ra càng lớn.
b. Độ co giãn của cầu theo giá càng lớn thì phần mất không do thuế gây ra càng bé
c. Phần mất không do thuế gây ra bằng 0
d. Độ co giãn của cầu theo giá bằng 0 38
28. Hai người A và B cùng sản xuất một hàng hóa có độ co giãn của cầu theo giá là như nhau.
Người A có khả năng thay đổi các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất nhanh hơn người B.
Khi chính phủ áp đặt cùng một mức thuế đối với cả hai người, điều nào sau đây là đúng:
a. Khoản mất không của người A sẽ lớn hơn so với người B; khoản thuế mà người B phải
chịu sẽ lớn hơn so với người A.
b. Khoản mất không của người A sẽ lớn hơn so với người B; khoản thuế mà người B phải
chịu sẽ nhỏ hơn so với người A
c. Khoản mất không của cả hai người là như nhau; khoản thuế mà người B phải chịu sẽ nhỏ hơn so với người B
d. Khoản mất không của người A sẽ nhỏ hơn so với người B; khoản thuế cả hai người phải chịu là như nhau
e. Không có phương án đúng trong các phương án trên.
29. Xét thị trường hai hàng hóa X và Y có trạng thái cân bằng giống nhau, hệ số co giãn của
cung theo giá giống nhau. Hàng X có ⃒EDP⃒ = 4, còn hàng Y có ⃒EDP⃒ = 2,5, Khi chính phủ
đánh cùng một mức thuế suất vào cả hai thị trường thì:
a. Khoản mất không gây ra cho thị trường hàng X lớn hơn
b. Khoản mất không gây ra cho thị trường hàng Y lớn hơn
c. (a) và số tiền thuế chính phủ thu được từ thị trường Y lớn hơn
d. (b) và số tiền thuế chính phủ thu được từ thị trường X ít hơn
30. Điều nào sau đây là đúng:
a. Mức thuế suất càng cao thì phần mất không càng lớn
b. Mức tăng của phần mất không bằng bình phương mức tăng của thuế suất.
c. Doanh thu thuế luôn luôn tăng khi tăng thuế suất.
d. Doanh thu thuế chỉ tăng trong giai đoạn đầu, còn về sau thuế suất càng tăng thì doanh thu thuế giảm.
e. Tất cả đều đúng ngoại trừ c
31. Trong trường hợp nào sau đây, khi chính phủ đánh một khoản thuế trên từng đơn vị sản
phẩm bán ra nhưng không gây ra phần mất không (DWL=0)
a. Cung hoàn toàn co giãn theo giá
b. Cung hoàn toàn không co giãn theo giá
c. Cầu hoàn toàn co giãn theo giá
d. Cầu hoàn toàn không co giãn theo giá e. (a) và (c) f. (b) và (d)
32. Xét thị trường một hàng A, khi chính phủ tăng mức thuế suất đánh trên mỗi đơn vị hàng
X lên gấp 3 lần thì khoản mất không gây ra cho xã hội:
a. Tăng 4 lần b. Tăng 9 lần
c. Giảm 4 lần d. Giảm 9 lần
33. Xét thị trường một hàng A, gọi mức thuế suất ban đầu đánh trên mỗi đơn vị hàng X là t1
thì khoản mất không gây ra là DWL1. Giả sử, Chính phủ tăng thuế suất lên gấp 3 lần thì
khoản mất không gây ra là DWL2. Khi đó các đáp án nào sau đây đúng:
a. DWL2 = 32 DWL1 b. DWL1 = 32 DWL2 39
c. DWL2 = (1/3)2 DWL1 d. DWL1=(1/3)2 DWL2
34. Một hàng hóa có phương trình hàm cung và cầu như sau: (D): P = 20 - Q/60 (S): P = 10 +
Q/20. Khi chính phủ đánh thuế vào sản phẩm và làm cho lượng cân bằng giảm xuống còn
120, thì số tiền thuế chính phủ đánh vào từng sản phẩm là: a. 12 b. 10 c. 3 d. 2
e. Không có phương án đúng trong các phương án trên
35. (tiếp câu 34), Với mức thuế mà chính phủ đánh vào từng sản phẩm như trên thì phần
mất không gây ra cho xã hội là: a. 30 b. 240 c. 60
d. Không có phương án đúng trong các phương án trên *************** CHƯƠNG 7
1. Tổng sản phẩm trong nước GDP là chỉ tiêu để đo lường:
a. Sản lượng của một nền kinh tế
b. Thu nhập của một nền kinh tế
c. Sự thay đổi giá cả của nền kinh tế.
d. Tất cả các phương án trên đều đúng e. (a) và (b) đúng
2. Tổng sản phẩm trong nước của Việt Nam đo lường giá trị sản xuất và thu nhập được tạo ra bởi:
a. Người Việt Nam và các nhà máy của họ bất kể chúng được đặt ở đâu trên thế giới
b. Những người và nhà máy của họ được đặt trên lãnh thổ Việt Nam
c. Riêng khu vực dịch vụ trong nước
d. Riêng khu vực chế tạo trong nước
3. Tổng sản phẩm trong nước là tổng giá trị thị trường của a. Hàng hóa trung gian b. Hàng hóa sản xuất
c. Hàng hóa và dịch vụ thông thường
d. Hàng hóa và dịch vụ cấp thấp
e. Hàng hóa và dịch vụ cuối cùng
4. Khi tính toán GDP, người ta đã không tính giá trị của sản phẩm trung gian vì:
a. Giá trị của sản phẩm trung gian là rất nhỏ.
b. Số lượng sản phẩm trung gian quá lớn. 40
c. Để tránh tính trùng do giá trị của sản phẩm trung gian đã nằm trong giá trị của sản phẩm cuối cùng.
d. Để tiết kiệm chi phí trong quá trình tính toán.
5. Điều nào sau đây là đúng khi nói về GDP là:
a. Một chỉ tiêu hoàn hảo trong việc phản ánh chất lượng cuộc sống.
b. Một chỉ tiêu phản ánh thu nhập và những vấn đề liên quan đến chất lượng hàng hoá.
c. Một chỉ tiêu phản ánh thu nhập và sản lượng của một nền kinh tế.
d. Một chỉ tiêu phản ánh sự thay đổi của sản lượng.
e. Một chỉ tiêu được tính toán dựa trên một tập hợp hàng hoá cố định.
6. Khoản mục nào sau đây được tính vào GDP: a. Công việc nội trợ
b. Doanh thu từ việc bán ma túy bất hợp pháp
c. Doanh thu từ việc bán các sản phẩm trung gian d. Dịch vụ tư vấn
e. Một ngôi nhà mới xây dựng năm trước và được bán lần đầu tiên vào năm nay
7. Khi một gia đình trồng rau và tiêu dùng số rau đó thì hoạt động trên:
a. Được tính vào GDP thực tế.
b. Được tính vào GDP danh nghĩa và làm tăng thành tố C.
c. Không được tính vào GDP do không thể tính được những hoạt động này.
d. Các câu trên đều không chính xác.
8. Khoản mục nào sau đây không được tính vào GDP năm 2009. Doanh thu của:
a. Một chiếc xe Honda sản xuất năm 2009 tại Sóc Sơn b. Dịch vụ cắt tóc
c. Dịch vụ của nhà môi giới bất động sản
d. Một ngôi nhà được xây dựng năm 2008 và được bán lần đầu tiên trong năm 2009
e. Tất cả các khoản mục trên
9. Xét một chuỗi các hoạt động sản xuất sau của nước N: Người trồng lúa tạo ra lượng gạo
trị giá 10 triệu đồng rồi bán một nửa cho hộ gia đình để tiêu dùng và nửa còn lại được bán
cho người làm bột để tạo ra lượng bột trị giá 9 triệu đồng. Hai phần ba số bột này được
chuyển vào nhà máy để làm ra lượng bánh trị giá 11 triệu đồng rồi bán cho người tiêu dùng
trong nước. Số bột còn lại được bán cho người tiêu dùng nước ngoài. Vậy chuỗi hoạt động
sản xuất trên đã đóng góp vào GDP của nước N một lượng là: a. 30 triệu đồng. b. 5 triệu đồng. c. 19 triệu đồng. d. 14 triệu đồng. e. 11 triệu đồng.
10. Để đo lường tổng thu nhập do công dân một nước tạo ra, không cần biết tạo ra ở đâu, người ta sử dụng:
a. Tổng sản phẩm trong nước (GDP)
b. Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) 41
c. Tổng thu nhập quốc dân (NI)
d. Tất cả các chỉ tiêu trên
11. Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) của Việt Nam đo lường thu nhập:
a. mà người Việt Nam tạo ra cả ở trong nước và ngoài nước
b. tạo ra trên lãnh thổ Việt Nam
c. của khu vực dịch vụ trong nước
d. của khu vực chế tạo trong nước
12. Trường hợp nào sau đây đồng thời được tính vào cả GDP và GNP của Việt Nam:
a. Giá trị tổng sản phẩm của một doanh nghiệp Việt Nam tại Nga.
b. Thu nhập của nhà máy Honda tại Việt Nam.
c. Lợi nhuận của một dự án do chính phủ Việt Nam đầu tư tại Campuchia.
d. Tiền lương của một giám đốc tài chính người Mỹ làm thuê cho một doanh nghiệp Việt Nam.
e. Tiền lương của một bác sĩ người Việt Nam làm việc tại bệnh viện Bạch Mai
13. Muốn tính GNP từ GDP chúng ta phải:
a. Trừ đi thanh toán chuyển khoản của chính phủ cho các hộ gia đình
b. Cộng với thuế gián thu ròng
c. Cộng với xuất khẩu ròng
d. Cộng với thu nhập ròng từ nước ngoài e. Trừ đi tiết kiệm
14. Nếu GDP lớn hơn GNP của Việt Nam thì:
a. Giá trị sản xuất mà người nước ngoài tạo ra ở Việt Nam lớn hơn giá trị sản xuất mà người
Việt Nam tạo ra ở nước ngoài.
b. Giá trị sản xuất mà người nước ngoài tạo ra ở Việt Nam nhỏ hơn giá trị sản xuất mà người
Việt Nam tạo ra ở nước ngoài.
c. GDP thực tế lớn hơn GDP danh nghĩa.
d. GDP thực tế nhỏ hơn GDP danh nghĩa.
15. Lợi nhuận của hãng Honda (Nhật Bản) tạo ra tại Việt Nam sẽ được tính vào: a. GNP của Việt Nam b. GDP của Việt Nam c. GNP của Nhật d. GDP của Nhật e. Cả b và c đúng
16. Khi tính GDP hoặc GNP thì việc cộng hai khoản mục nào dưới đây là không đúng:
a. Chi tiêu của chính phủ với tiền lương
b. Lợi nhuận của công ty và lợi tức nhận được từ việc cho công ty vay tiền
c. Chi tiêu cho đầu tư và chi tiêu chính phủ
d. Tiêu dùng của dân cư và chi tiêu chính phủ e. a và c
17. Các hoạt động nào sau đây được tính vào GDP của Nhật
a. Mức độ ô nhiễm môi trường gia tăng. 42
b. Thời gian nghỉ ngơi của người dân.
c. Giá trị tổng sản phẩm do công ty Honda Việt Nam tạo ra.
d. Số tiền lương mà một học sinh Việt Nam nhận được do làm thêm trong thời gian du học tại Nhật.
18. Trong mô hình dòng luân chuyển:
a. Các doanh nghiệp luôn trao đổi hàng hóa lấy tiền
b. Các hộ gia đình luôn trao đổi hàng hóa lấy tiền
c. Các hộ gia đình là người bán trên thị trường yếu tố sản xuất và là người mua trên thị trường hàng hóa
d. Các doanh nghiệp là người mua trên thị trường hàng hóa và là người bán trên thị trường yếu tố sản xuất
19. Công thức GDP = C + I + G + NX là tính GDP theo cách tiếp cận: a. Chi tiêu b. Thu nhập
c. Giá trị gia tăng d. Cả 3 cách trên
20. Công thức Y = w + i + r + Pr + Dep + Te là tính GDP theo cách tiếp cận: a. Chi tiêu b. Thu nhập
c. Giá trị gia tăng d. Cả 3 cách trên
21. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo khía cạnh chi tiêu có thể được đo lường bằng tổng của:
a. Tiêu dùng, đầu tư, chi tiêu chính phủ và xuất khẩu ròng
b. Tiêu dùng, chuyển giao thu nhập, tiền lương và lợi nhuận
c. Đầu tư, tiêu dùng, lợi nhuận và chi phí hàng hóa trung gian
d. Giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng, chi phí hàng hóa trung gian, chuyển giao thu nhập và tiền thuê
e. Sản phẩm quốc dân ròng, tổng sản phẩm quốc dân và thu nhập cá nhân khả dụng.
22. Trong công thức tính GDP theo khía cạnh thu nhập Y = w + i + r + Pr + Dep + Te, thì Dep là gì:
a. Tiền lương b. Lãi suất
c. Chi phí thuê nhà, thuê đất d. thuế gián thu e. Khấu hao
23. Giá trị hao mòn của nhà máy và các trang thiết bị trong quá trình sản xuất hàng hóa và
dịch vụ được gọi là: a. Tiêu dùng b. Khấu hao
c. Sản phẩm quốc dân ròng d. đầu tư e. Hàng hóa trung gian
24. Khoản mục nào sau đây không được tính vào GDP của Việt Nam theo cách tiếp cận chi tiêu:
a. Dịch vụ tư vấn luật mà một gia đình thuê
b. Dịch vụ dọn nhà mà một gia đình thuê
c. Một cây cầu mới được xây dựng bằng vốn ngân sách thành phố
d. Sợi bông được công ty dệt Thành Công mua đưa vào sản xuất ngay
e. Khoản chi tiêu mua một chiếc xe Toyota Camry mới của UBND TP Hà Nội 43
25. Điều nào sau đây làm tăng thành tố I trong công thức tính GDP theo cách tiếp cận chi tiêu:
a. Chi tiêu của một hộ gia đình cho nhà mới
b. Doanh nghiệp mua thêm nguyên liệu sản xuất đưa vào sản xuất ngay
c. Chính phủ mua thêm thiết bị quân sự
d. Công ty may 10 tăng lượng xuất khẩu e. a và b
26. Hoạt động nào sau đây không được tính vào khoản mục C trong cách tính GDP theo phương pháp chi tiêu:
a. Bạn vừa mua chiếc laptop.
b. Gia đình bạn vừa đi buffer tại Grand Plaza.
c. Bạn vừa mới đi mua một bộ quần áo mới tại 7.am.
d. Gia đình bạn vừa mới mua một căn hộ chung cư mới ở Garden city.
27. Khoản mục nào sau đây không được coi là chi tiêu của chính phủ G trong cách tính GDP
theo khía cạnh chi tiêu:
a. Chính phủ mua một máy bay ném bom
b. Khoản tiền trợ cấp an sinh xã hội mà các hộ gia đình nhận được
c. Chính phủ xây một con đê mới
d. Thành phố Hà Nội Tuyển dụng thêm một nhân viên cảnh sát mới.
28. Nếu bạn mua một ngôi nhà mới để ở khi về hưu thì giao dịch này sẽ được tính là: a. Tiêu dùng b. Đầu tư
c. Chi tiêu chính phủ d. Xuất khẩu e. Nhập khẩu
29. Khoản mục nào dưới đây được coi là khoản chuyển giao thu nhập:
a. Tiền lương b. Lợi nhuận
c. Tiền thuê đất d. Chi tiêu chính phủ
e.Trợ cấp thất nghiệp
30. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) theo khía cạnh chi tiêu bao gồm những khoản mục dưới đây ngoại trừ:
a. Chi tiêu cho tiêu dùng của hộ gia đình b. Đầu tư
c. Mua sắm của chính phủ
d. Thanh toán chuyển nhượng của chính phủ
31. Khi một hãng trong nước xuất khẩu một chiếc ô tô từ hàng tồn kho từ năm trước cho
người tiêu dùng ở nước ngoài thì: a. C tăng, I giảm. b. I giảm, NX tăng. c. I giảm, NX giảm. d. C tăng, NX tăng.
32. Khoản tiền 50.000 đô la mà gia đình bạn chi mua một chiếc xe BMV được sản xuất tại Đức sẽ
được tính vào GDP của Việt Nam theo cách tiếp cận chi tiêu như thế nào:
a. Đầu tư tăng 50.000 đô la và xuất khẩu ròng giảm 50.000 đô la
b. Tiêu dùng tăng 50.000 đô la và xuất khẩu dòng giảm 50.000 đô la
c. Xuất khẩu ròng giảm 50.000 đô la 44
d. Xuất khẩu ròng tăng 50.000 đô la
e. Không tác động gì vì chiếc xe này được sản xuất ở nước ngoài
33. Giá trị gia tăng được tính bằng:
a. Giá trị tổng sản lượng ngành đó + Tổng giá trị của hàng hóa trung gian ngành đó
b. Giá trị tổng sản lượng ngành đó – Tổng giá trị của hàng hóa trung gian ngành đó
c. Tổng giá trị các hàng hóa trung gian
d. Tổng giá trị sản lượng – giá trị các nhân tố đầu vào mua từ các Doanh nghiệp khác. e. Cả b và d đúng
34. Một người nông dân trồng lúa mì và bán cho một người sản xuất bánh mì với giá 1 triệu
đồng. Người sản xuất bánh mỳ làm bánh mì và bán cho cửa hàng với giá 2 triệu đồng. Cửa
hàng bán cho người tiêu dùng với giá 3 triệu đồng. Các hoạt động này đóng góp vào GDP một lượng là:
a. 1 triệu đồng b. 2 triệu đồng
c. 3 triệu đồng d. 6 triệu đồng
e. Không có phương án đúng
35. Với dữ kiện của câu 34, đóng góp của cửa hàng vào GDP là: a. 1 triệu đồng b. 2 triệu đồng c. 3 triệu đồng d. 6 triệu đồng
e. Không có phương án đúng
36. GDP thực tế được đo lường theo mức giá………trong khi đó GDP danh nghĩa được đo
lường theo mức giá…………
a. năm hiện hành, năm cơ sở
b. Năm cơ sở, năm hiện hành c. trung gian, cuối cùng
d. trong nước, nước ngoài 37. GDP thực tế:
a. Được tính theo giá của năm gốc
b. Được tính theo giá hiện hành
c. Được sử dụng để phản ánh phúc lợi kinh tế của một nước
d. Được sử dụng để tính tốc độ tăng trưởng kinh tế của một nước
e. Tất cả đều đúng ngoại trừ b
38. Nếu muốn so sánh sản lượng giữa hai năm thì phải dựa vào: a. GDP thực tế b. GDP danh nghĩa
c. Chỉ số điều chỉnh GDP
d. GDP tính theo giá cố định của năm gốc e. (a) và (d) đúng
39. Câu nào sau đây là sai:
a. GDP thực tế phản ánh lượng hàng hóa và dịch vụ mà nền kinh tế tạo ra. 45
b. Chỉ số điều chỉnh GDP (GDPdeflator) phản ánh sự biến động của nền kinh tế là do giá thay đổi.
c. Cả sản lượng và giá đều ảnh hưởng đến GDP danh nghĩa.
d. Khoản chuyển giao thu nhập của chính phủ cho người nghèo ảnh hưởng đến GDP vì nó
được tính vào chi tiêu G.
40. GDP danh nghĩa của năm 2009 lớn hơn GDP danh nghĩa của năm 2008 có nghĩa là: a. Sản lượng tăng b. Sản lượng giảm
c. Sản lượng không đổi
d. Sản lượng có thể tăng, giảm hoặc không đổi vì thông tin này chưa đủ để biết về sản lượng thực tế
41. Nếu mức sản xuất không thay đổi, trong khi giá cả của mọi hàng hóa đều tăng lên gấp đôi, khi đó:
a. Cả GDP thực tế và GDP danh nghĩa đều không thay đổi
b. GDP thực tế không đổi, GDP danh nghĩa giảm một nửa
c. GDP thực tế không đổi, GDP danh nghĩa tăng gấp đôi
d. GDP thực tế tăng gấp đôi, GDP danh nghĩa không đổi
42. Nếu cả mức giá và sản lượng trong năm sau đều cao hơn năm trước thì:
a. GDP thực tế của năm sau thấp hơn năm trước
b. GDP danh nghĩa của năm sau thấp hơn năm trước
c. GDP danh nghĩa của năm sau cao hơn năm trước, nhưng GDP thực tế của năm sau lại thấp hơn năm trước.
d. GDP danh nghĩa và GDP thực tế năm sau đều cao hơn năm trước
43. GDP danh nghĩa sẽ tăng khi:
a. Mức giá của các hàng hóa dịch vụ tăng
b. Lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra nhiều hơn
c. Cả mức giá và lượng hàng hóa dịch vụ được sản xuất ra đều tăng
d. Tất cả các khả năng trên đều có thể xảy ra
44. Chỉ số điều chỉnh GDP được tính bằng công thức:
a. (GDP danh nghĩa / GDP thực tế)x100
b. (GDP danh nghĩa x GDP thực tế x100
c. (GDP danh nghĩa - GDP thực tế)x100
d. (GDP danh nghĩa + GDP thực tế)x100
45. GDP không phải là một chỉ tiêu hoàn hảo nhất để phản ánh về phúc lợi kinh tế của một
nước vì nó không tính đến: a. Thời gian nghỉ ngơi
b. Hàng hóa và dịch vụ được sản xuất và tiêu dùng tại các hộ gia đình.
c. Các công việc tình nguyện.
d. Chất lượng môi trường.
e. Sự công bằng trong phân phối thu nhập.
f. Tất cả các phương án trên 46
46. Mức sống của dân cư một nước có thể được phản ánh bằng chỉ tiêu:
a. GDP thực tế bình quân đầu người b. GDP thực tế
c. GDP danh nghĩa bình quân đầu người d. GDP danh nghĩa
47.Thu nhập mà các hộ gia đình và doanh nghiệp cá thể còn lại sau khi hoàn thành nghĩa vụ
đóng thuế và các khoản phí cho nhà nước gọi là: a. Thu nhập quốc dân b. Thu nhập cá nhân c. Thu nhập khả dụng
d. Tất cả các phương án trên đều đúng
48. Thu nhập khả dụng là thu nhập cá nhân sau khi trừ đi các khoản như:
a. Thuế thu nhập cá nhân b. Tiền điện, nước c. phí môi trường
d. Tất cả các phương án trên
49. Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế là:
a. Tỷ lệ % thay đổi của GDP thực tế từ thời kỳ này/ năm này so với thời kỳ gốc/năm gốc.
b. Tỷ lệ % thay đổi của GDP thực tế từ thời kỳ này/ năm này so với thời kỳ/ năm trước.
c.Tỷ lệ % thay đổi của GDP danh nghĩa từ thời kỳ/ năm này so với thời kỳ/ năm trước.
d.Tỷ lệ % thay đổi của GDP danh nghĩa từ thời kỳ này/năm này so với thời kỳ gốc/năm gốc.
50. Câu nào trong các câu sau là ví dụ về đầu tư nước ngoài gián tiếp:
a. Một người Việt gốc Hoa mua cổ phiếu của công ty VIFON và VIFON sử dụng khoản tiền
này để xây dựng một nhà máy mới.
b. Hãng Toyota xây dựng một nhà máy mới ở Biên Hòa.
c. Hãng Toyota mua cổ phiếu của nhà máy ô tô Hòa Bình, và nhà máy ô tô Hòa Bình sử dụng
nguồn vốn huy động được này để xây dựng một nhà máy mới ở Xuân Mai.
d. Các câu trên đều sai.
51. Trường hợp nào sau đây là một ví dụ về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài:
a. Công ty cổ phần Phú Gia xây dựng một nhà hàng ở Nga
b. Hãng phim Việt Nam bán bản quyền bộ phim Đời cát cho một hãng chiếu phim của pháp
c. Công ty ô tô Hòa Bình mua cổ phần của hãng ô tô Volvo
d. Công ty xe đạp Xuân Hòa mua thép của Nhật Bản
52. Sự gia tăng của nhân tố nào sau đây làm tăng năng suất lao động của một nước: a. Vốn nhân lực b. Tư bản hiện vật c. Tri thức công nghệ d. Tài nguyên thiên nhiên
e. Tất cả các nhân tố trên
53. Điều nào sau đây không phải là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế:
a. Sự gia tăng của dân số 47
b. Sự gia tăng khối lượng tư bản trong nền kinh tế
c. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên d. Tiến bộ công nghệ
54. Chi phí cơ hội của tăng trưởng cao hơn trong tương lai là:
a. Sự giảm sút về đầu tư hiện tại
b. Sự giảm sút về tiết kiệm hiện tại
c. Sự giảm sút về tiêu dùng hiện tại
d. Sự giảm sút về thuế
55. Đầu tư cho giáo dục và đào tạo sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bởi vì:
a. Tạo ra nhiều việc làm hơn cho các giáo viên
b. Làm gia tăng vốn nhân lực
c. Làm tăng quy mô của lực lượng lao động
d. Làm cho mọi người ngày càng quan tâm đến những vấn đề về môi trường
56. Để tăng khối lượng tư bản hiện vật trong nền kinh tế, thì cần phải: a. Thu hút đầu tư b. Tăng tiêu dùng
c. Tăng chi tiêu chính phủ
d. Có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú **************** CHƯƠNG 8 1. Lạm phát là:
a. Sự tăng lên trong sản lượng của cả nền kinh tế
b. Sự hao mòn của cơ sở hạ tầng trong quá trình sản xuất của một ngành
c. Sự sụt giảm của mức giá chung trong nền kinh tế
d. Sự gia tăng của mức giá chung trong nền kinh tế
e. Sự gia tăng của mức giá hàng gia dụng trong nền kinh tế
2. Tỷ lệ lạm phát của năm 2008 bằng 25% cho biết:
a. Mức giá chung của năm 2008 giảm 25% so với mức giá chung của năm cơ sở (hay năm gốc).
b. Mức giá chung của năm 2008 không thay đổi so với mức giá chung của năm cơ sở.
c. Mức giá chung của năm 2008 tăng 25% so với mức giá chung của năm cơ sở.
d. Mức giá chung của năm 2008 tăng 25% so với mức giá chung của năm 2007.
e. Mức giá chung của năm 2008 giảm 25% so với mức giá chung của năm 2007.
3. Điều nào sau đây đúng khi nói về Lạm phát vừa phải:
a. Mức lạm phát mà bình thường một nền kinh tế nào cũng phải trải qua
b. Lạm phát có tỷ lệ dưới 10%/năm
c. Khi có lạm phát vừa phải thì giá trị của đồng tiền vẫn ổn định
d. Tất cả các đáp án trên đều đúng
4. Mức lạm phát từ 1000% trở lên, được gọi là:
a. Lạm phát vừa phải b. Lạm phát phi mã
c. Siêu lạm phát d. Tất cả các đáp án trên đều đúng 48
5. Khi có sự thay đổi của một trong các chỉ tiêu: tiêu dùng hộ gia đình, đầu tư, chi tiêu tiêu
chính, Xuất khẩu ròng, làm cho mức giá chung trong nền kinh tế tăng thì gây ra: a. Lạm phát do cầu kéo
b. Lạm phát do chi phí đẩy
c. Lạm phát theo thuyết số lượng tiền tệ
d. Tất cả các đáp án trên đều đúng
6. Trong các nguyên nhân sau đây, nguyên nhân nào gây ra hiện tượng lạm phát chi phí đẩy:
a. Giá xăng dầu trên thế giới tăng mạnh. b. Hạn hán
c. Hộ gia đình tăng chi tiêu.
d. Chính phủ tăng chi tiêu cho việc xây dựng đường xá.
e. Doanh nghiệp tăng đầu tư. f. a và b đúng g. c, d và e đúng
7. Phương trình số lượng tiền tệ là: a. MxP=VxY b. MxV=PxY c. M/V=P/Y d. MxV=P/Y
8. Theo thuyết số lượng tiền tệ, nguyên nhân nào sau đây gây ra sự tăng giá và từ đó gây ra lạm phát:
a. Sự gia tăng khối lượng tiền trong nền kinh tế
b. Sự gia tăng cung tiền danh nghĩa trong nền kinh tế
c. Sự gia tăng của GDP thực
d. Sự sụt giảm của tốc độ lưu thông tiền tệ e. a và b
9. Lạm phát theo thuyết số lượng tiền tệ chỉ đúng khi:
a. Tốc độ lưu thông tiền tệ không đổi
b. Tốc độ lưu thông tiền tệ giảm dần qua các năm
c. Sản lượng thực của nền kinh tế (hay GDP thực) không đổi
d. Sản lượng thực của nền kinh tế (hay GDP thực) tăng dần qua các năm e. a và c đúng f. b và d đúng
10. Chỉ số giá tiêu dùng CPI là thước đo tổng chi phí mà một người tiêu dùng điển hình bỏ ra để mua:
a. giỏ hàng hóa dịch vụ cố định (hay giỏ hàng hóa dịch vụ tại năm gốc)
b. giỏ hàng hóa dịch vụ tại năm hiện hành
c. giỏ hàng hóa dịch vụ của ngay năm trước
d. Không có phương án đúng
11. Giỏ hàng hóa sử dụng để tính CPI bao gồm:
a. Các sản phẩm được người tiêu dùng điển hình mua
b. Nguyên nhiên vật liệu mà các doanh nghiệp mua 49
c. Tất cả các sản phẩm được sản xuất trong kỳ nghiên cứu
d. Tất cả các hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ra trên phạm vi lãnh thổ của quốc gia đó
e. Không phải các sản phẩm kể trên
12. Hàng hoá nào sau đây được sử dụng để tính CPI: a. Hàng hoá quân sự. b. Hàng hoá y tế.
c. Hàng hoá tiêu dùng cuối cùng.
d. Hàng hoá phục vụ cho sản xuất.
e. Tất cả các hàng hóa trên
13. Điều nào sau đây là đúng khi nói về chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
a. Là chỉ số phản ảnh sự thay đổi của mức giá chung.
b. Không phản ánh kịp thời sự thay đổi trong cơ cấu tiêu dùng của người dân.
c. Giỏ hàng được sử dụng để tính CPI bao gồm các sản phẩm được người tiêu dùng điển hình mua
d. Không phản ánh được đầy đủ về sự thay đổi của chất lượng hàng hoá
e. Tất cả các điều trên đều đúng
14. CPI sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự gia tăng 10% giá cả của mặt hàng tiêu dùng nào sau đây: a. May mặc b. Giao thông c. Y tế và giáo dục
d. Lương thực và thực phẩm
e. Tất cả các mặt hàng trên đều có cùng một tác động
15. Trong năm 2009 CPI là 124, trong năm 2010 là 130,7. Tỷ lệ lạm phát trong thời kỳ này là: a. 5,1% b. 5,4% c. 6,7% d. 30,7%
16. Nếu CPI của năm 2006 là 136,5 và tỷ lệ lạm phát của năm 2006 là 5%, thì CPI của năm 2005 là: a. 135 b. 125 c. 131,5 d. 130
17. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) chưa phải là thước đo hoàn chỉnh về chi phí sinh hoạt do khi
đo lường CPI phát sinh: a. Độ lệch thay thế
b. Sự xuất hiện của những hàng hóa mới
c. Không tính được sự thay đổi của chất lượng hàng hóa
d. Tất cả các phương án trên đều đúng e. a và c
18. Nếu giá táo tăng khiến người tiêu dùng mua ít táo và mua nhiều cam hơn thì CPI sẽ có: a. Độ lệch thay thế
b. Độ chệch do sự xuất hiện của những sản phẩm mới.
c. Độc chệch do không tính được sự thay đổi của chất lượng 50
d. Độc chệch năm cơ sở
19. Sự giống nhau giữa CPI và chỉ số điều chỉnh GDP là:
a. đều cho thấy sự gia tăng của sản lượng
b. đều cho thấy sự gia tăng của mức giá
c. đều cho thấy sự gia tăng của cả giá và sản lượng
d. Tất cả các đáp án trên đều đúng
20. Điều nào sau đây đúng về sự khác nhau giữa CPI và chỉ số điều chỉnh GDP:
a. DGDP phản ánh giá của mọi hàng hoá, dịch vụ được sản xuất trong nước, trong khi CPI phản
ánh giá của mọi hàng hoá, dịch vụ được người tiêu dùng mua.
b. CPI dựa trên giỏ hàng hoá cố định, trong khi giỏ hàng hoá, dịch vụ để tính DGDP tự động thay đổi qua từng năm. c. Cả a và b đều sai d. Cả a và b đều đúng
21. Điều nào sau đây sẽ ảnh hưởng đến cả chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và chỉ số điều chỉnh
GDP (DGDP) của Việt Nam:
a. Tăng giá xe đạp thống nhất
b. Tăng giá xe tăng sản xuất trong nước và được Bộ Quốc Phòng mua
c. Tăng giá máy bay chiến đấu sản xuất trong nước và được bán cho Lào
d. Tăng giá xe máy Spacy được sản xuất ở Nhật và bán ở Việt Nam
e. Tăng giá máy kéo hiệu Bông Sen f. a và e
22. Sự tăng giá của hàng hóa nào sau đây sẽ ảnh hưởng đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) mà không
ảnh hưởng đến chỉ số điều chỉnh GDP (GDP deflator) của Việt Nam:
b. Xe máy do công ty Honda Việt Nam sản xuất và được bán trong nước.
c. Gạo do người nông dân đồng bằng sông Cửu Long sản xuất và được xuất khẩu sang Philippins.
d. Ti vi được nhập khẩu từ Trung Quốc vào thị trường Việt Nam.
e. Lượng gạo do nông dân Thái Lan sản xuất và xuất khẩu sang Nhật Bản.
f. Không có phương án đúng trong các phương án trên
23. Khi nền kinh tế có lạm phát thì các doanh nghiệp phải bỏ ra chi phí các chi phí như: in
ấn và gửi bảng báo giá mới cho khách hàng…vv. Các chi phí này được gọi là: a. Chi phí thực đơn.
b. Chi phí biến đổi c. Chi phí cố định.
d. Chi phí mòn giày.
e. Nhầm lẫn và bất tiện.
24. Khi nền kinh tế có lạm phát làm lãi suất tăng, chúng ta thường xuyên phải đến ngân
hàng gửi tiền và rút tiền, làm phát sinh loại chi phí nào của lạm phát: a. Chi phí thực đơn.
b. Chi phí biến đổi c. Chi phí cố định.
d. Chi phí mòn giày.
e. Nhầm lẫn và bất tiện. 51
25. Năm 2000 Anh Bình mua một cổ phiếu trị giá 20$, đến năm 2010 anh ta bán lại với giá
60$, lạm phát từ năm 2000 đến 2010 tăng lên gấp đôi. Như vậy, trên thực tế Anh Bình thu
được một khoản tiền lãi là: a. 40$ b. 20$ c. 30$ d. 60$
26. Tiếp câu 25, Giả sử chính phủ đánh thuế 10% vào tiền lãi anh Bình thu được thì tiền
thuế anh Bình phải chịu là: a. 4$ b. 2$ c. 3$ d. 6$
27. Điều nào sau đây là đúng:
a. Lãi suất thực tế là tổng của lãi suất danh nghĩa và tỉ lệ lạm phát
b. Lãi suất thực tế bằng lãi suất danh nghĩa trừ đi tỉ lệ lạm phát
c. Lãi suất danh nghĩa bẳng tỉ lệ lạm phát trừ đi lãi suất thực tế
d. Lái xuất danh nghĩa bằng lãi suất thực tế trừ đi tỉ lệ lạm phát e. Các câu trên đều sai
28. Nếu lãi suất danh nghĩa là 7% và tỷ lệ lạm phát là 3% thì lãi suất thực tế là: a. 4% b. 3% c. 10% d. 21%
29. Nếu lạm phát là 8% và lãi suất thực tế là 3%, thì lãi suất danh nghĩa là: a. 3,75% b. 5% c. 11% d. -5%
30. Lãi suất danh nghĩa là 7%/năm, tỉ lệ lạm phát là 3%/năm. Mức thuế suất đánh vào thu
nhập từ tiền lãi là 10%. Vậy lãi suất thực tế sau thuế là: a. 21% b. 4% c.10% d. 3,3% e. 2,95%
31. Một nền kinh tế có lãi suất danh nghĩa là 11%/năm, mức thuế suất đánh vào thu nhập từ
tiền lãi là 10%, lãi suất thực tế sau thuế là 3,5%/năm. Vậy tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế là: a. 6,4% b. 13,3% c. 9,9% d. 10,5%
32. Một nền kinh tế có tỉ lệ lạm phát là 3,25%/năm, mức thuế suất đánh vào thu nhập từ tiền
lãi là 10%, lãi suất thực tế sau thuế là 3,5%/năm. Vậy lãi suất danh nghĩa của nền kinh tế là: a. 6,4% b. 6,75% c. 7,5% d. 10,5%
33. Nếu những người đi vay và cho vay thống nhất về một mức lãi suất danh nghĩa và tỷ lệ
lạm phát trên thực tế lại thấp hơn lạm phát dự kiến, thì:
a. Người đi vay được lợi và người cho vay bị thiệt.
b. Người cho vay được lợi và người đi vay bị thiệt.
c. Cả hai bên đều không được lợi. 52
d. Cả hai bên đều được lợi
e. Không phương án nào đúng trong các phương án trên.
34. Trong trường hợp nào sau đây bạn sẽ thích trở thành người cho vay hơn:
a. Lãi suất danh nghĩa là 20% và tỉ lệ lạm phát là 25%
b. Lãi suất danh nghĩa là 15% và tỉ lệ lạm phát là 14%
c. Lãi suất danh nghĩa là 12% và tỉ lệ lạm phát là 9%
d. Lãi suất danh nghĩa là 5% và tỉ lệ lạm phát là 1%
e. Không có phương án đúng trong các phương án trên
35. Trong trường hợp nào sau đây bạn sẽ thích trở thành người đi vay hơn:
a. Lãi suất danh nghĩa là 20% và tỉ lệ lạm phát là 25%
b. Lãi suất danh nghĩa là 15% và tỉ lệ lạm phát là 14%
c. Lãi suất danh nghĩa là 12% và tỉ lệ lạm phát là 9%
d. Lãi suất danh nghĩa là 5% và tỉ lệ lạm phát là 1%
e. Không có phương án đúng trong các phương án trên
36. Một người có tổng thu nhập trong năm 1998 là 50 triệu đồng. Trong năm 2007 anh ta có tổng
mức thu nhập là 150 triệu đồng biết rằng giá cả của nền kinh tế trong thời gian từ 1998 đến 2007
đã tăng gấp 3 lần. Vậy tại năm 2007 người này được xem là:
a. Có mức sống tương đương với năm 1998.
b. Có mức sống cao hơn năm 1998.
c. Có mức sống thấp hơn năm 1998.
d. Không đủ thông tin để kết luận.
37. Tại năm 1990, một người có mức thu nhập là 19 triệu đồng. Năm 2002 thu nhập của anh
ta là 31 triệu đồng. Biết CPI năm 1990 là 122 và CPI năm 2002 là 169. Vậy có thể kết luận mức
sống của anh ta tại năm 2002:
a. Tăng so với mức sống của anh ta năm 1990
b. Giảm so với mức sống của anh ta năm 1990
c. Không thay đổi so với với mức sống của anh ta năm 1990
d. Chưa đủ điều kiện để so sánh mức sống của người này ở hai thời điểm đã cho
38. Năm 2000 anh An có thu nhập là 10 triệu đồng/tháng. Biết CPI của năm 2000 là 125 và
CPI của năm 2015 là 375. Vậy đến năm 2015 anh An phải có thu nhập bằng bao nhiêu để
năm 2015 và 2000 có mức sống bằng nhau? a. 40 triệu đồng/tháng b. 15 triệu đồng/tháng c. 20 triệu đồng/tháng d. 30 triệu đồng/tháng
39. Năm 2000 anh Bình có thu nhập là 72 triệu đồng, năm 2020 là 288 triệu đồng. Biết CPI
của năm 2020 là 420. Vậy hai năm có mức sống bằng nhau thì CPI của năm 2000 là: a. 140 b. 105 c. 201 d. 420 53
40. Người nào sau đây được coi là thất nghiệp
a. một người đang làm việc nhưng muốn được nghỉ phép vài ngày
b. Một sinh viên đang tìm một việc làm thêm suốt tháng qua
c. Một kế toán có chứng chỉ CPA không thể tìm được việc và quyết định ngừng tìm việc
d. Một người mới bỏ việc và đang nộp hồ sơ để tuyể dụng vào một công việc mới
41. Trường hợp nào sau đây được xem là thất nghiệp tại Việt Nam: a. Sinh viên đại học.
b. Một người công nhân mất 70% sức khỏe nhưng rất tích cực tìm việc làm.
c. Một thanh niên đang trong thời kỳ chữa bệnh.
d. Một đứa trẻ 16 tuổi, sức khoẻ tốt đang rất tích cực tìm một công việc đơn giản.
e. Một phụ nữ 45 tuổi ở nhà nội trợ.
42.Thành phần nào sau đây không nằm trong lực lượng lao động:
a. Học sinh trường trung học chuyên nghiệp b. Người nội trợ c. Bộ đội xuất ngũ
d. Sinh viên năm cuối đang đi làm thêm
e. Tất cả các phương án trên
43. Lực lượng lao động bằng:
a. Số người thất nghiệp công với số người có việc làm
b. Dân số trưởng thành có nhu cầu làm việc
c. Tổng dân số trừ đi bộ phận dân số chưa trưởng thành và những người trưởng thành nhưng
không có nhu cầu làm việc
d. Tất cả các phương án trên đều đúng e. a và b
44. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động bằng:
a. Số người trưởng thành chia cho dân số
b. Số người có việc làm chia cho dân số
c. Số người có việc làm chia cho số người trưởng thành
d. Số người trong lực lượng lao động chia cho số người trưởng thành
45. Tỷ lệ thất nghiệp bằng:
a. Số người thất nghiệp chia cho dân số
b. Số người thất nghiệp chia cho số người trưởng thành
c. Số người thất nghiệp chia cho số người trong lực lượng lao động
d. Số người thất nghiệp chia cho số người có việc
Hãy sử dụng số liệu sau cho các câu từ 46 đến 48 (số liệu tính bằng triệu người)
Vào thời điểm ngày 1/7/2004 tai một nước A, tổng dân số nước A là 82 triệu người, số người có
việc làm là 41,6 triệu người, số người thất nghiệp là 0,9 triệu người. Số người ngoài độ tuổi lao
động chiếm 45 % dân số.
46. Số người trong độ tuổi lao động bằng: a. 36,9 triệu b. 42,5 triệu 54 c. 45,1 triệu d. 53 triệu e. Không đủ dữ liệu
47. Tỉ lệ tham gia lực lượng lao động bằng: a. 94,2% b. 97,9% c. 55% d. 92,4% e. Không đủ dữ liệu
48. Tỉ lệ thất nghiệp bằng: a. 2,12% b. 2.00% c. 16% d. 16,2% e. Không đủ dữ liệu
49. Một nền kinh tế có tổng dân số là 87 triệu người, lực lượng lao động chiếm 2/3 dân số.
Trong số lực lượng lao động có 54 triệu người có việc làm, vậy tỷ lệ thất nghiệp: a. 6,98% b. 6,89% c. 7,98% d. 7,89%
50. Tiếp câu 45, tỉ lệ người có việc làm là: a. 93,1% b. 62,07% c. 7,98% d. 7,89%
51. Mức thất nghiệp mà nền kinh tế thông thường phải chịu được gọi là:
a. Thất nghiệp do tiền lương hiệu quả
b. Thất nghiệp tạm thời c. Thất nghiệp chu kỳ
d. Thất nghiệm tự nguyện
e. Thất nghiệp tự nhiên
52. Trong trường hợp nào sau đây một công nhân trong ngành thép được coi là thất nghiệp tạm thời:
a. Anh ta bị mất việc khi nền kinh tế lâm vào suy thoái.
b. Anh ta bỏ việc cũ và đang đi tìm một công việc tốt hơn ở gần nhà.
c. Anh ta tạm bị nghỉ việc trong 2 tuần do nhà máy đang lắp đặt thiết bị mới.
d. Tất cả các phương án trên đều đúng.
53. Nếu bạn đang không có việc làm bởi vì bạn đã bỏ công việc cũ và đang đi tìm một công
việc tốt hơn, bạn thuộc nhóm: a. thất nghiệp chu kỳ
b. thất nghiệp tự nguyện
c. thất nghiệp không tự nguyện d. tất cả đều đúng 55
54. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về thất nghiệp tự nhiên:
a. Thất nghiệp tự nhiên là mức thất nghiệp tồn tại ngay cả khi thị trường lao động đang trong trạng thái cân bằng
b. Không thể loại bỏ thất nghiệp tự nhiên
c. Thất nghiệp tự nhiên là đáng mong muốn đối với xã hội
d. Thất nghiệp tự nhiên không thay đổi theo thời gian
e. Các phát biểu trên đều không đúng
55. Sự dịch chuyển khu vực có xu hướng làm tăng loại thất nghiệp nào:
a. Thất nghiệp tạm thời
b. Thất nghiệp tự nhiên
c. Thất nghiệp do công đoàn
d. Thất nghiệp tự nguyện
e. Thất nghiệp do tiền lương hiệu quả.
56. Khi người lao động thiếu những kỹ năng cần thiết cho công việc thì sẽ gây ra thất nghiệp:
a. Thất nghiệp tạm thời
b. Thất nghiệp tự nguyện
c. Thất nghiệp không tự nguyện d. Thất nghiệp chu kỳ 56