-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Câu hỏi trắc nghiệm thiệt hại tài sản - Pháp luật đại cương | Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
Khi thiệt hại tài sản do hành vi phạm tội gây ra, người phạm tội có thể bị xử lý như thế nào? Phải bồi thường thiệt hại tài sản và có thể bị xử phạt hành chính hoặc hình sự tùy theo mức độ vi phạm. Trong trường hợp thiệt hại tài sản do hành vi vi phạm hợp đồng, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu gì? Yêu cầu bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng.
Pháp luật đại cương (KTKTCN) 28 tài liệu
Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp 1 K tài liệu
Câu hỏi trắc nghiệm thiệt hại tài sản - Pháp luật đại cương | Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
Khi thiệt hại tài sản do hành vi phạm tội gây ra, người phạm tội có thể bị xử lý như thế nào? Phải bồi thường thiệt hại tài sản và có thể bị xử phạt hành chính hoặc hình sự tùy theo mức độ vi phạm. Trong trường hợp thiệt hại tài sản do hành vi vi phạm hợp đồng, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu gì? Yêu cầu bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng.
Môn: Pháp luật đại cương (KTKTCN) 28 tài liệu
Trường: Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp 1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp
Preview text:
Câu hỏi trắc nghiệm chương 4 part 1Câu hỏi trắc nghiệm chương 4 part 1 Chương 4
1. Trong quan hệ hợp đồng, lỗi để áp dụng trách nhiệm tài sản là:
A. Do các nguyên nhân khách quan
B. Do bên thứ 3 tác động vào
C. Có lỗi Bên A, do bên B trực tiếp dẫn đến vi phạm của bên A
D. Có hành vi vi phạm hợp đồng
2. Sự kiện bất khả kháng được xác đinh:
A. Trong tầm kiểm soát của con người
B. Trong tầm kiểm soát của cơ quan quản lý nhà nước
C. Vượt ngoài tầm kiểm soát của con người
D. Dự đoán được trước
4. Nguyên nhân đình chỉ hợp đồng do:
A. Một trong các bên có hành vi vi phạm pháp luật
B. Bên bị vi phạm đơn phương đình chỉ
C. Toà án kết luận hành vi vi phạm là có
D. Một bên vi phạm nghĩa vụ cơ bản của hợp đồng
5. Cơ sở xác định bồi thường trong quan hệ hợp đồng là:
A. Bên bị vi phạm không nhất thiết phải chứng minh lỗi của bên vi phạm
B. Bên bị vi phạm không nhất thiết phải xác định thiệt hại thực tế
C. Thiệt hại không thể tính toán được bằng số liệu
D. Thiệt hại phải tính toán được bằng số liệu kể cả phi vật chất với vật chất
6. Đình chỉ hợp đồng là: Đình chỉ hợp đồng là chấm dứt nửa chừng việc thưc hiện quyền và nghĩa vụ của các bên
A. Các bên kết thúc hợp đồng
B. Hợp đồng gặp bất khả kháng
C. Một trong các bên không muốn tiếp tục vì không có khả năng
D. Chấm dứt nửa chừng việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên
7. Khi thỏa thuận mức phạt vi phạt hợp đồng thương mại, các bên có thể thỏa thuận mức phạt:
A. Tối đa là 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm
B. Tối đa 8% giá trị của hợp đồng đó
C. Tối đa là 100% giá trị hợp đồng đó
D. Tối đa 50% giá trị hợp đồng
8. Hợp đồng được ký kết giữa một pháp nhân và một hộ gia đình là một hợp đồng: A. Dân sự B. Kinh tế C. Hợp đồng lao động
D. Hợp đồng thương mại
9. Chủ thể của hợp đồng kinh doanh - thương mại là:
A. Tất cả những người kinh doanh
B. Tổ chức kinh tế thành lập hợp pháp
C. Cá nhân không có đăng ký kinh doanh
D. Tất cả các loại tổ chức có hoặc không có đăng kí kinh doanh
10. Hậu quả pháp lý của việc đình chỉ hợp đồng:
A. Các bên phải hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận từ việc giao kết hợp đồng đó
B. Các bên không phải tiếp tục thực hiện hợp đồng và bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu
bên kia thực hiện phần nghĩa vụ đối ứng
C. Hợp đồng vẫn còn hiệu lực
D. Hợp đồng bị hủy bỏ
11. Trách nhiệm tài sản trong bất khả kháng:
A. Đây là rủi ro, không bên nào chịu trách nhiệm
B. Cũng phải chịu trách nhiệm nếu gây phương hại cho đối tác
C. Tự thoả thuận bồi thường D. Toà án phán quyết
12. Chế tài nào sau đây có thể được áp dụng trong quan hệ hợp đồng thương mại: A. Phạt vi phạm B. Xử lý hành chính C. Xử lý hình sự D. Cảnh cáo
13. Mức bồi thường có thể áp dụng:
A. Thiệt hại bao nhiêu bồi thường bấy nhiêu
B. Giá trị mất mát, hư hỏng
C. Thiệt hại bao nhiêu bồi thường bấy nhiêu; giá trị mất mát, hư hỏng; lãi suất ngân hàng, chi phí hạn chế thiệt hại
D. Lãi suất ngân hàng, chi phí hạn chế thiệt hại
14. Thanh lý hợp đồng là do các hành vi của:
A. Của các chủ thể hợp đồng
B. Là hành vi của cơ quan quản lý chủ thể hợp đồng
C. Là công việc của cơ quan tài phán
D. Hành vi đơn phương của một chủ thể hợp đồng
15. Hợp đồng đựơc ký kết giữa công ty và các thành viên:
A. Phải được chủ tịch hội đồng thành viên chấp thuận.
B. Phải được Ban kiểm soát chấp thuận.
C. Đương nhiên có gía trị không cần phê chuẩn.
D. Phải được Hội đồng thành viên thông qua.
16. Doanh nghiệp được ký những hợp đồng nào sau đây:
A. Mọi hợp đồng kinh doanh kiếm lời
B. Hợp đồng kinh doanh, thương mại trong phạm vi đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp
C. Mọi hợp đồng kinh doanh và dân sự
D. Mọi hợp đồng thương mại
17. Ký kết hợp đồng là:
A. Hành vi pháp lý thể hiện ý chí được ràng buộc vào một hệ quả pháp lý nhất định
B. Sự tự do thể hiện ý chí đơn phương
C. Sự thể hiện ý chí của người khác
D. Sự thỏa mãn về nhu cầu của một bên
19. Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu:
A. Chỉ làm phát sinh nghĩa vụ của bên đưa ra đề nghị
B. Không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên kể từ thời điểm giao kết hợp đồng
C. Bên được đề nghị cũng phải thực hiện nghĩa vụ vì đã tham gia hợp đồng
D. Không xem xét yếu tố lỗi của các bên
21. Điểm khác biệt cơ bản giữa hợp đồng mua bán hàng hóa và hợp đồng cung cấp dịch vụ là:
A. Hình thức của hợp đồng
B. Nội dung của hợp đồng
C. Chủ thể tham gia giao kết hợp đồng
D. Đối tượng của hợp đồng
22. Trong các điều khoản sau, điều khoản nào là điều khoản chủ yếu A. Giá cả B. Phạt vi pham 5 %
C. Trường hợp miễn trách nghiệm theo quy định của nhà nước
24. Văn bản quy phạm pháp luật nào có giá trị pháp lý cao nhất trong hệ thống qui phạm pháp luật về kinh doanh: A. Luật doanh nghiệp. B. Hiến pháp năm 2013
C. Pháp lệnh của Uỷ ban thường vụ Quốc hội
D. Nghị định của Thủ tướng Chính phủ.
25. Hợp đồng kinh doanh thương mại có thể được xác lập bằng hình thức:
A. Lời nói hoặc hành vi cụ thể
B. Bằng hình thức văn bản
C. Thông điệp dữ liệu điện tử
D. Lời nói, hành vi cụ thể, văn bản hoặc thông điệp dự liệu điện tử.
26. Các căn cứ phát sinh trách nhiệm tài sản:
A. Có hành vi có lỗi vi phạm những cam kết hợp đồng
B. Làm cho bên đối tác bị thiệt hại
C. Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại thực tế
D. Có hành vi có lỗi vi phạm những cam kết hợp đồng; làm cho bên đối tác bị thiệt hại; có mối quan
hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại thực tế
27. Mục đích của Hợp đồng kinh doanh thương mại là:
A. Thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh B. Trao đổi hàng hoá C. Thực hiện dịch vụ D. Sinh lời
28. Có mấy phương thức ký kết hợp đồng? a. 1 b. 2 c. 3 d. 4
29. Tại Việt Nam, hợp đồng được giao kết vào thời điểm:
a. Bên được đề nghị cùng ký vào văn bản hợp đồng.
b. Bên được đề nghị im lặng.
c. Khi bên đề nghị nhận đựơc văn bản chấp nhận giao kết hợp đồng từ bên được đề nghị.
d. Khi bên được đề nghị gửi văn bản chấp nhận giao kết hợp đồng cho bên đề nghị.
30. Chế tài phạt vi phạm chỉ được áp dụng nếu các bên có thỏa thuận trong hợp đồng, mức phạt cũng
do các bên thỏa thuận, nhưng không quá _____ giá trị phần nghĩa vụ bị vi phạm. a. 6% b. 7% c. 8% d. 9%
31. Hợp đồng kinh tế là:
a. Sự thỏa thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch.
b. Được các bên ký kết về việc thực hiện các mục đích kinh doanh.
c. Quy định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên.
d. Sự thỏa thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch, được các bên ký kết về việc thực hiện các
mục đích kinh doanh, quy định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên.
32. Hợp đồng mua bán hàng hóa là hợp đồng: Mua bán hàng hóa có thể là hợp đồng dân sự hoặc thương mại a. Dân sự. b. Thương mai
c. Dân sự hoặc thương mại
d. Không là ân sự hoặc thương mại.
33. Hợp đồng kinh doanh có hiệu lực từ lúc
a. Hai bên kí vào hợp đồng
b. Bên nhận được lời đề nghị công nhận đề nghị trong thời gian qui định
c. Các bên đồng ý với các khoản của hợp đồng
d. Bên đề nghị giao kết nhận được từ chối giao kết của bên nhận đề nghị giao kết
34. Trong một công ty bình thường hợp đồng kinh doanh là do giám đốc kí nhưng trong một số hợp
đồng lại do chủ tịch hội đồng thành viên (giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty). Để
hợp đồng có giá trị khi chủ tịch hội đồng thành viên kí thì
a. Do hội đồng thành viên là người sáng lập nên tất nhiên hợp đồng đó có giá trị
b. Phải có giấy ủy quyền của giám đốc cho chủ tịch hội đồng thành viên
c. Do Chủ tịch hội đồng thành viên là người góp nhiều vốn nhất vào công ty.
d. Giám đốc không cần ủy quyền cho Chủ tịch hội đồng thành viên.
35. Loại hợp đồng nào có thể thực hiện bằng lời nói a. Hợp đồng đại lý
b. Hợp đồng mua bán hàng hóa có thể là hợp đồng dân sự
c. Hợp đồng đấu thầu và đấu giá hàng hóa
d. Hợp đồng mua bán với thương nhân nước ngoài
36. Hợp đồng có thể được xem là vô hiệu trong trường hợp nào
a. Người tham gia bị bắt buộc cưỡng ép
b. Hình thức đúng nhưng không phù hợp phong tuc tập quán
c. Không đủ năng lực hành vi
d. Người tham gia bị bắt buộc cưỡng ép; Hình thức đúng nhưng không phù hợp với
đạo đức xã hội; Không đủ năng lực hành vi.
37. Hình thức hợp đồng được thể hiện bằng lời nói bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể a. Hợp đồng mua bán c. Hợp đồng đại lý b. Hợp đồng tín dụng
d. Hợp đồng mua bán nhà đất
38. Thế chấp và cầm cố tài sản khác nhau ở chỗ
a. Có chuyển giao quyền chiếm hữu
b. Có chuyển giao quyến sở hữu
c. Có chuyển giao quyến sử dụng
d. Có chuyển giao quyền sở hữu và quyền sử dụng.
39. Có mấy loại người đại diện kí hợp đồng? a/1 b/2 c/3 d/4
1 đại diện theo pháp luật 2 ủy quyền
40. Những loại tài sản nào không được dùng làm tài sản bảo đảm?
a/Tài sản đang còn tranh chấp
b/Tài sản đi thuê,đi mượn
c/Tài sản khó cất giũ,bảo quản,kiểm định,định giá
d/Tài sản đang tranh chấp, tài sản đi thuê, tài sản khó cất giữ, bảo quản, kiểm định, định giá.
41. Đặc trưng chủ yếu của hợp đồng là:
a. Thay đổi quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia.
b. Xác lập quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia.
c. Chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia.
d. Xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia.
44. Khi thế chấp tài sản, bên thế chấp có chuyển giao tài sản cho bên nhận thế chấp không? a. Có. b. Không.
c. Tuỳ theo yêu cầu của bên nhận thế chấp.
d. Tuỳ theo yêu cầu của bên thế chấp.
48. Quyền của bên nhận cầm cố là
a. Được khai thác công dụng của tài sản cầm cố và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố cho dù có
thỏa thuận hoặc không có thỏa thuận đối với bên cầm cố.
b Yêu cầu người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật tài sản cầm cố trả lại tài sản đó.
c. Không cần phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố nếu làm mất hoặc làm hư hỏng tài sản cầm cố đó.
d. Được bán, trao đổi, tặng, cho, cho thuê, cho mượn tài sản cầm cố chỉ cần không làm mất hoặc làm
hư hỏng tài sản cầm cố. 49. Chọn câu đúng:
a. Thời hạn cầm cố tài sản do pháp luật quy định.
b Cầm cố tài sản có thể có hiệu lực trước thời điểm chuyển giao tài sản cho bên nhận cầm cố.
c. Việc cầm cố tài sản có thể bị hủy bỏ nếu được bên nhận cầm cố đồng ý
d. Cầm cố tài sản là việc một bên (bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (bên nhận thế chấp).
51. Hợp đồng có thể được chấm dứt khi gặo các trường hợp nào sau đây:
a. Thực hiện đúng Hợp đồng b Tạm Dừng hợp đồng c. Đình chỉ hợp đồng
d. Theo thỏa thuận của các bên
52. Trường hợp nào sau đây hợp đồng bị vô hiệu
a. Người tham gia có năng lực giao kết hợp đồng
b Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật không trái đạo đức xã hội
c. Người tham gia giao dịch bị cưỡng ép
d. Trong một số trường hợp đặc biệt hình thức hợp đồng đúng quy định pháp luật.
Câu 53: Hậu quả pháp lý của việc dình chỉ hợp đồng:
a) Các bên phải hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận từ việc giao kết hợp đồng đó.
b) Các bên không phải tiếp tục thực hiện hợp đồng và bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu
bên kia thực hiện nghĩa vụ đối ứng
c) Hợp đồng vẫn còn hiệu lực
d) Hợp đồng không còn hiệu lực tại thời điểm đình chỉ, phần quyền và nghĩa vụ đã thực hiện vẫn còn hiệu lực.
Câu 54: Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa? a. Thương nhân b. Tập thể c. Cá nhân d. Hộ gia đình
Câu 58: Công ty B có quyền ngừng thanh toán tiền cho công ty A trong trường hợp nào sau đây:
a. Khi công ty B không bán được hàng.
b. Khi công ty B có bằng chứng hàng hóa đã giao không phù hợp như trong hợp đồng.
c. Khi công ty B gặp trục trặc trong kinh doanh.
d. Khi khách hàng của công ty B không thanh toán.
Câu 59: Trường hợp nào sau đây thì hợp đồng không còn hiệu lực.
a. Đình chỉ hợp đồng.
b. Tạm ngưng hợp đồng.
c. Hủy một phần hợp đồng.
d. Thực hiện xong hợp đồng.
Câu 60: Nếu một hợp đồng mua bán hàng hóa, công ty A giao hàng hóa không đúng chất lượng theo
yêu cầu ban đầu của công ty B. Thì công ty A sẽ bị phạt bao nhiêu phần trăn so với giá trị phần hợp đồng bị vi phạm? a. 0.5%. b. 2%. c. 8%. d. 10%.
Câu 61: Hợp đồng kinh doanh bi coi là KHÔNG vô hiệu toàn bộ khi:
a. Nội dung hợp đồng vi phạm đều cấm của pháp luật.
b. Một trong các bên kí hợp đồng không có đăng kí kinh doanh theo qui định của pháp luật để thực hiện
công việc đã thỏa thuận trong hợp đồng.
c. Người kí kết hợp đồng có hành vi lừa đảo.
d. Người ký hợp đồng vượt trách nhiệm được ủy quyền Câu 62: Chọn câu đúng:
a. Khi hợp đồng bị đình chỉ thực hiện thì hợp đồng chấm dứt từ thời điểm một bên nhận được thông báo đình chỉ.
b. Khi hợp đồng bị tạm ngừng thực hiện thì hợp đồng không còn hiệu lực.
c. Ở vấn đề phạt vi phạm, nếu các bên có thỏa thuận trong hợp đồng thì mức phạt không quá 5% giá trị
phần nghĩa vụ bị vi phạm.
d. Trách nhiệm pháp lý trong vấn đề vi phạm hợp đồng gắn liền với những thiệt hại vật chất và những
thiệt hại về tinh thần.
Câu 63: Đối với việc giao dịch dân sự vô hiệu, khi người xác lập không nhận thức và làm chủ được
hành vi của mình thì thời hiệu yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu là:
a. 2 năm kể từ ngày giao dịch dân sự được xác lập.
b. 1 năm kể từ có thông báo của bệnh viện hoặc cơ quan chuyên trách về vấn đề không làm chủ được
nhận thức và hành vi của người xác lập.
c. 3 năm kể từ ngày giao dịch dân sự được xác lập.
d. 2 năm kể từ có thông báo của bệnh viện hoặc cơ quan chuyên trách về vấn đề không làm chủ được
nhận thức và hành vi của người xác lập.
Câu 64: Mục đích của Hợp đồng kinh doanh thương mại a. Tiêu dùng b. Sinh lợi c. Sử dụng d. Không có mục đích
65. Chủ thể của hợp đồng kinh doanh thương mại a. Cá nhân b. Hộ gia đình c. Doanh nghiệp d. Nhà nước
66. Luật áp dung trong hợp đồng kinh doanh thương mại là: a. Luật thương mại 2005 b. Luật doanh nghiệp 2014
c. Luật trọng tài thương mại 2010 d. Luật phá sản 2014
67. Hợp đồng KHÔNG chấm dứt trong trường hợp nào sau đây:
a. Hợp đồng đã được hoàn thành
b. Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn
c. Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện
d. Hợp đồng được bán cho một bên thứ 3
68. Vi phạm nghiêm trọng là:
a. Không thực hiện đúng hợp đồng về chất lượng hàng hóa.
b. Không thực hiện đúng hợp đồng về số lượng hàng hóa.
c. Không thực hiện đúng nghĩa vụ của một bên đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích
của việc giao kết hợp đồng.
d. Không thực hiện đúng quyền lợi trong hợp đồng.
69. Hợp đồng bị hủy bỏ là hợp đồng không có hiệu lực tại thời điểm.
a. Hợp đồng bị hủy bỏ.
b. Hợp đồng bị vi phạm.
c. Hợp đồng được giao kết.
d. Hợp đồng được hoàn thành.
70. Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh doanh thương mại là:
a. 2 năm kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại
b 1 năm kể từ ngày cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác nộp đơn cho tòa án.
c. 3 năm kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại
d. 2 năm kể từ ngày cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác nộp đơn cho tòa án.
71. Chế tài nào được áp dụng trong thương mại đối với vi phạm KHÔNG cơ bản
a. Buộc thực hiện đúng hợp đồng.
b. Tạm ngừng thực hiện hợp đồng.
c. Đình chỉ thực hiện hợp đồng. d. Hủy bỏ hợp đồng.
72. Chế tài nào được áp dụng trong thương mại đối với vi phạm KHÔNG cơ bản
a. Buộc bồi thường thiệt hại.
b. Tạm ngừng thực hiện hợp đồng.
c. Đình chỉ thực hiện hợp đồng. d. Hủy bỏ hợp đồng.
73. Vi phạm cơ bản theo Luật thương mại 2005 là:
a. Sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia có thể đạt
được mục đích của việc giao kết hợp đồng
b. Sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia đạt được
mục đích của việc giao kết hợp đồng
c. Sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia đạt được một
phần mục đích của việc giao kết hợp đồng
d. Sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt
được mục đích của việc giao kết hợp đồng
74. Trong thời gian áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, bên bị vi phạm có thể áp dụng thêm chế tài:
a. Tạm ngừng hợp đồng.
b. Bồi thường thiệt hại. c. Đình chỉ hợp đồng. d. Hủy bỏ hợp đồng.
75. Trong thời gian áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, bên bị vi phạm có thể áp dụng thêm chế tài:
a. Tạm ngừng hợp đồng. b. Đình chỉ hợp đồng. c. Phạt vi phạm d. Hủy bỏ hợp đồng.
76. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
a. Có hành vi vi phạm hợp đồng.
b. Có thiệt hại thực tế.
c. Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại
d. Có hành vi vi phạm hợp đồng, có thiệt hại thực tế, hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại
77. Khi hợp đồng bị vi phạm cơ bản, chế tài phạt vi phạm được áp dụng trong trường hợp nào
a. Trong hợp đồng chỉ có quy định về bồi thường thiệt hại
b. Trong hợp đồng có quy định về chế tài phạt vi phạm
c. Hợp đồng bị vi phạm và có thiệt hại thực tế do vi phạm gây ra.
d. Trong hợp đồng không có quy định về phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại
78. Khi hợp đồng bị tạm ngưng thực hiện thì
a. Hợp đồng hết hiệu lực
b. Hợp đồng không còn hiệu lực
c. Hợp đồng vẫn còn hiệu lực
d. Hợp đồng chấm dứt hiệu lực
79. Khi hợp đồng bị đình chỉ thực hiện thì hợp đồng chấm dứt từ thời điểm:
a. Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ của hợp đồng
b. Hai bên vi phạm nghĩa vụ cơ bản của hợp đồng
c. Bên vi phạm nhận được thông báo đình chỉ của bên bị vi phạm
d. Bên bị vi phạm nhận được thông báo đình chỉ của bên vi phạm
80. Chế tài nào được áp dụng trong thương mại đối với vi phạm KHÔNG cơ bản a. Phạt vi phạm.
b. Tạm ngừng thực hiện hợp đồng.
c. Đình chỉ thực hiện hợp đồng. d. Hủy bỏ hợp đồng.
81. Công ty A không giao được hàng cho công ty B, công ty A được miễn trách nhiệm đối với hành
vi vi phạm của mình trong trường hợp nào dưới đây:
A. Công ty A không thu mua được hàng
B. Công ty A không sản xuất được hàng do thiếu nguyên liệu đầu vào
C. Công ty A không sản xuất được hàng do nguyên liệu đầu vào bị cháy hết
D. Công ty A không sản xuất được hàng do dây chuyền sản xuất bị hỏng
82. Mức phạt vi phạm được thỏa thuận trong hợp đồng thương mại nhưng không quá…giá trị phần
nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm. a. 6% b. 8% c. 10% d.12%
83. Trong trường hợp nào sau đây hợp đồng không còn hiệu lực
a. Áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng
b. Áp dụng chế tài hủy bỏ hợp đồng
c. Áp dụng chế tài phạt vi phạm
d. Áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại
84. Trong trường hợp nào sau đây hợp đồng không còn hiệu lực
a. Áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng
b. Áp dụng chế tài phạt vi phạm
c. Áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại
d. Áp dụng chế tài đình chỉ hợp đồng
85. Khi hợp đồng bị hủy bỏ một phần thì:
a. Toàn bộ hợp đồng không còn hiệu lực
b. Các phần còn lại của hợp đồng vẫn còn hiệu lực
c. Các phần còn lại tạm ngừng hiệu lực
d. Toàn bộ hợp đồng vẫn còn hiệu lực
86. Khi hợp đồng bị hủy bỏ thì hợp đồng không có hiệu lực từ a. Thời điểm hủy bỏ b. Thời điểm hoàn thành c. Thời điểm giao kết d. Thời điểm đình chỉ
87. Khi hợp đồng bị hủy bỏ thì hợp đồng không có hiệu lực từ a. Thời điểm hủy bỏ b. Thời điểm kết thúc c. Thời điểm giao kết
d. Thời điểm nhận được thông tin đình chỉ của bên kia
88. Khi áp dụng chế tài nào sau đây hợp đồng còn hiệu lực
a. Chế tài hủy hợp đồng
b. Chế tài đình chỉ hợp đồng
c. Chế tài tạm ngưng hợp đồng
d. Chế tài đình chỉ hoặc chế tài hủy hợp đồng
89. Khi áp dụng chế tài nào sau đây hợp đồng còn hiệu lực
a. Chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng
b. Chế tài hủy hợp đồng
c. Chế tài đình chỉ hợp đồng
d. Chế tài đình chỉ hoặc chế tài hủy hợp đồng
90. Hợp đồng không còn hiệu lực trong trường hợp:
a. Áp dụng chế tài tạm ngưng hợp đồng
b. Áp dụng chế tài đình chỉ hoặc chế tài hủy hợp đồng
c. Áp dụng chế tài bồi thườn thiệt hại
d. Áp dụng chế tài phạt vi phạm
91. Khi áp dụng chế tài nào sau đây hợp đồng còn hiệu lực
a. Chế tài hủy hợp đồng
b. Chế tài đình chỉ hợp đồng1111
c. Chế tài đình chỉ hoặc chế tài hủy hợp đồng
d. Chế tài bồi thường thiệt hại
92. Khi áp dụng chế tài nào sau đây hợp đồng còn hiệu lực
a. Chế tài hủy hợp đồng b. Chế tài phạt vi phạm
c. Chế tài đình chỉ hợp đồng
d. Chế tài đình chỉ hoặc chế tài hủy hợp đồng
93. Trường hợp nào sau đây không là trường hợp miễn trách
a. Xảy ra sự kiện bất khả kháng
b. Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia
c. Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm
quyền mà các bên không thể biết trước được vào thời điểm giao kết
d. Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên vi phạm
94. Nghĩa vụ chứng minh các trường hợp miễn trách thuộc về: a. Bên vi phạm b. Bên bị vi phạm c. Tòa án d. Trọng tài