Câu hỏi trắc nghiệm Triết học - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Câu 1: Triết học ra đời từ thực tiễn, nó có các nguồn gốc: a. Nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội.b. Nguồn gốc nhận thức, nguồn gốc xã hội và giai cấp. c. Nguồn gốc tự nhiên, xã hội và tư duy. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
LỊCH SỬ TRIẾT HỌC
Câu 1: Triết học ra đời từ thực tiễn, nó có các nguồn gốc:
a. Nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội.
b. Nguồn gốc nhận thức, nguồn gốc xã hội và giai cấp.
c. Nguồn gốc tự nhiên, xã hội và tư duy.
d. Nguồn gốc tự nhiên và nhận thức.
Câu 2: Đối tượng nghiên cứu của triết học là:
a. Những quy luật của thế giới khách quan
b. Những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy
c. Những vấn đề chung nhất của tự nhiên, xã hội, con người; quan hệ của con
người nói chung, tư duy của con người nói riêng với thế giới xung quanh.
d. Những vấn đề của xã hội, tự nhiên.
Câu 3: Triết học có vai trò là:
a. Toàn bộ thế giới quan
b. Toàn bộ thế giới quan, nhân sinh quan và phương pháp luận
c. Hạt nhân lý luận của thế giới quan.
d. Toàn bộ thế giới quan và phương pháp luận
Câu 4: Vấn đề cơ bản của triết học là:
a. Quan hệ giữa tồn tại với tư duy và khả năng nhận thức của con người.
b. Quan hệ giữa vật chất và ý thức, tinh thần với tự nhiên và con người có khả năng
nhận thức được thế giới hay không?
c. Quan hệ giữa vật chất với ý thức, tinh thần với tự nhiên, tư duy với tồn tại và
con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?
d. Quan hệ giữa con người và nhận thức của con người với giới tự nhiên
Câu 5: Lập trường của chủ nghĩa duy vật khi giải quyết mặt thứ nhất của vấn
đề cơ bản của triết học?
a. Vật chất là tính thứ nhất, ý thức là tính thứ hai
b. Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức. c. Cả a và b.
d. Vật chất và ý thức cùng đồng thời tồn tại, cùng quyết định lẫn nhau.
Câu 6: Trường phái triết học nào cho nhận thức là sự kết hợp các cảm giác của con người
a. Chủ nghĩa duy tâm khách quan
b. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan
c. Chủ nghĩa duy vật biện chứng
d. Chủ nghĩa duy vật siêu hình
Câu 7.1: Xác định mệnh đề sai? Phương pháp siêu hình:
a. Xem xét sự vật trong mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau.
b. Xem xét sự vật trong quá trình vận động, phát triển.
c. Thừa nhận có sự đứng im tương đối của các sự vật, hiện tượng trong thế giới vật chất.
d. Xem xét sự vật trong trạng thái đứng im.
Câu 7.2: Luận điểm sau đây thuộc lập trường triết học nào: "Chúng ta chỉ
nhận thức được các cảm giác của chúng ta thôi".
a. Chủ nghĩa duy tâm khách quan
b. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan
c. Chủ nghĩa duy vật siêu hình
d. Chủ nghĩa duy vật biện chứng
Câu 8: Câu ca dao: “Yêu nhau củ ấu cũng tròn, ghét nhau quả bò hòn cũng
ngọt” thể hiện quan niệm gì? a. Duy tâm chủ quan. b. Duy vật siêu hình. c. Duy vật chất phác. d. Duy tâm khách quan.
Câu 9: Câu nói: “Cái đẹp không nằm trên đôi má hồng của cô thiếu nữ mà
cái đẹp nằm trong đôi mắt của chàng trai si tình” là quan điểm của:
a. Chủ nghĩa duy tâm khách quan
b. Chủ nghĩa duy vật cổ đại
c. Chủ nghĩa duy vật siêu hình d. Duy tâm chủ quan.
Câu 10: Hãy sắp xếp theo trình tự xuất hiện từ sớm nhất đến muộn nhất các
hình thức thế giới quan sau: Triết học, tôn giáo, thần thoại:
a. Tôn giáo - thần thoại - triết học
b. Thần thoại - tôn giáo - triết học
c. Triết học - tôn giáo - thần thoại
d. Thần thoại - triết học - tôn giáo
Câu 11: Triết học ra đời vào thời gian nào? a. Thiên niên kỷ II. TCN
b. Thế kỷ VIII - thế kỷ VI trước CN c. Thế kỷ II sau CN d. Thế kỷ thứ V. TCN
Câu 12: Triết học ra đời sớm nhất ở đâu? a. Ấn Độ, Châu Phi , Nga
b. Ấn Độ, Trung Quốc , Hy Lạp
c. Ai Cập, Ấn Độ , Trung Quốc
d. Nga, Trung Quốc, Ấn Độ
Câu 13: Triết học ra đời trong điều kiện nào?
a. Xã hội phân chia thành giai cấp
b. Xuất hiện tầng lớp lao động trí óc
c. Tư duy của con người đạt trình độ tư duy khái quát cao và xuất hiện tầng lớp lao
động trí óc có khả năng hệ thống tri thức của con người
d. Sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội
Câu 14: Triết học ra đời từ đâu?
a. Từ thực tiễn, do nhu cầu của thực tiễn
b. Từ sự suy tư của con người về bản thân mình
c. Từ sự sáng tạo của nhà tư tưởng
d. Từ sự vận động của ý muốn chủ quan của con người
Câu 15: Theo Hêghen khởi nguyên của thế giới là gì? a. Nguyên tử. b. Không khí. c. Ý niệm tuyệt đối
d. Vật chất không xác định
Câu 16: Triết học Mác - Lênin do ai sáng lập và phát triển?
a. C. Mác, Ph. Ăngghen; V.I. Lênin. b. C. Mác và Ph. Ăngghen. c. V.I. Lênin d. Ph. Ăngghen.
Câu 17: Triết học Mác ra đời trong điều kiện kinh tế - xã hội nào?
a. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã trở thành phương thức sản xuất thống trị.
b. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa mới xuất hiện.
c. Chủ nghĩa tư bản đã trở thành chủ nghĩa đế quốc. d. Cả a, b, c
Câu 18: Nguồn gốc lý luận trực tiếp của triết học Mác là gì?
a. Chủ nghĩa duy vật Khai sáng Pháp
b. Triết học cổ điển Đức
c. Kinh tế chính trị cổ điển Anh
d. Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp và Anh
Câu 19: Khẳng định nào sau đây là sai?
a. Triết học Mác là sự kết hợp phép biện chứng của Hêghen và chủ nghĩa duy vật của Phoi-ơ-bắc
b. Triết học Mác có sự thống nhất giữa phương pháp biện chứng và thế giới quan duy vật.
c. Triết học Mác kế thừa và cải tạo phép biện chứng của Hêghen trên cơ sở duy vật.
Câu 20: Khẳng định nào sau đây là đúng?
a. Trong triết học Mác, phép biện chứng và chủ nghĩa duy vật thống nhất với nhau.
b. Triết học Mác là sự kết hợp phép biện chứng của Hêghen với chủ nghĩa duy vật của Phoi-ơ-bắc
c. Trong triết học Mác, phép biện chứng tách rời với chủ nghĩa duy vật.
Câu 21: Đâu là nguồn gốc lý luận của chủ nghĩa Mác?
a. Triết học cổ điển Đức
b. Kinh tế chính trị cổ điển Đức
c. Chủ nghĩa duy vật tự phát thời kỳ cổ đại
d. Khoa học tự nhiên thế kỷ XVII - XVIII.
Câu 22: Đâu là nguồn gốc lý luận của chủ nghĩa Mác?
a. Tư tưởng xã hội phương Đông cổ đại
b. Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp
c. Chủ nghĩa duy vật siêu hình thế kỷ XVII - XVIII ở Tây Âu.
d. Phép biện chứng tự phát trong triết học Hy Lạp cổ đại.
Câu 23: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về tác động của
khoa học tự nhiên nửa đầu thế kỷ XIX đối với phương pháp tư duy siêu hình,
luận điểm nào sau đây là đúng.
a. Khoa học tự nhiên nửa đầu thế kỷ XIX phù hợp với phương pháp tư duy siêu hình.
b. Khoa học tự nhiên nửa đầu thế kỷ XIX làm bộc lộ tính hạn chế và sự bất lực của
phương pháp tư duy siêu hình trong việc nhận thức thế giới.
c. KHTN khẳng định vai trò tích cực của phương pháp tư duy siêu hình
Câu 24: Ba phát minh lớn nhất của khoa học tự nhiên làm cơ sở khoa học tự
nhiên cho sự ra đời tư duy biện chứng duy vật đầu thế kỷ XIX là những phát minh nào?
a. 1) Thuyết mặt trời làm trung tâm vũ trụ của Côpécních, 2) định luật bảo toàn
khối lượng của Lômônôxốp, 3) học thuyết tế bào.
b. 1) Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng, 2) học thuyết tế bào, 3) học
thuyết tiến hoá của Đácuyn.
c. 1) Phát hiện ra nguyên tử, 2) phát hiện ra điện tử, 3) định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng.
Câu 25: Phát minh nào trong khoa học tự nhiên nửa đầu thế kỷ XIX vạch ra
nguồn gốc tự nhiên của con người, chống lại quan điểm tôn giáo? a. Học thuyết tế bào.
b. Học thuyết tiến hóa.
c. Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng.
Câu 26: Phát minh nào trong khoa học tự nhiên nửa đầu thế kỷ XIX vạch ra
sự thống nhất giữa thế giới động vật và thực vật? a. Học thuyết tế bào.
b. Học thuyết tiến hoá.
c. Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng.
d. Luận cương về Phoi-ơ-bắc.
Câu 27: Thực chất bước chuyển cách mạng trong triết học do Mác và
Ăngghen thực hiện là nội dung nào sau đây?
a. Thống nhất giữa thế giới quan duy vật và phép biện chứng trong một hệ thống triết học.
b. Thống nhất giữa triết học của Hêghen và triết học của Phoi-ơ-bắc.
c. Phê phán chủ nghĩa duy vật siêu hình của Phoi-ơ-bắc
d. Phê phán triết học duy tâm của Hêghen.
Câu 28: Khẳng định nào sau đây là sai
a. Triết học Mác cho triết học là khoa học của mọi khoa học.
b. Theo quan điểm của triết học Mác triết học không thay thế được các khoa học cụ thể.
c. Theo quan điểm của triết học Mác sự phát triển của triết học quan hệ chặt chẽ
với sự phát triển của khoa học tự nhiên.
Câu 29: V.I. Lênin bổ sung và phát triển triết học Mác trong hoàn cảnh nào
a. Chủ nghĩa tư bản thế giới chưa ra đời.
b. Chủ nghĩa tư bản độc quyền ra đời.
c. Chủ nghĩa tư bản ở giai đoạn tự do cạnh tranh.
Câu 30: Một học thuyết triết học chỉ mang tính nhất nguyên khi nào?
a. Khi thừa nhận tính thứ nhất của một nguyên thể
b. Khi không thừa nhận sự thống nhất của thế giới.
c. Khi thừa nhận ý thức và vật chất độc lập với nhau
Câu 31: Quan điểm triết học nào cho rằng sự thống nhất của thế giới không
phải ở tính tồn tại của nó mà ở tính vật chất của nó? a. Chủ nghĩa duy tâm
b. Chủ nghĩa duy vật siêu hình.
c. Chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Câu 32: Quan điểm triết học nào cho rằng thế giới thống nhất vì được con
người nghĩ về nó như một cái thống nhất.
a. Chủ nghĩa duy tâm khách quan.
b. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan.
c. Chủ nghĩa duy vật biện chứng.
d. Chủ nghĩa duy vật siêu hình.
Câu 33: Đâu không phải là câu trả lời của chủ nghĩa duy vật biện chứng về
tính thống nhất vật chất của thế giới.
a. Chỉ có một thế giới duy nhất là thế giới vật chất.
b. Mọi bộ phận của thế giới vật chất đều liên hệ chuyển hoá lẫn nhau.
c. Thế giới vật chất tồn tại khách quan, vĩnh viễn, vô hạn, vô tận, không do ai sinh ra và không mất đi.
d. Thế giới vật chất bao gồm những bộ phận riêng biệt nhau.
Câu 34: Trường phái triết học phủ nhận sự tồn tại một thế giới duy nhất là thế giới vật chất?
a. Chủ nghĩa duy vật biện chứng.
b. Chủ nghĩa duy vật siêu hình thế kỷ XVII - XVIII. c. Chủ nghĩa duy tâm.
Câu 35: Cho rằng có thế giới tinh thần tồn tại độc lập bên cạnh thế giới vật
chất sẽ rơi vào quan điểm triết học nào? a. Chủ nghĩa duy tâm.
b. Chủ nghĩa duy vật biện chứng .
c. Chủ nghĩa duy vật siêu hình. d. có thể a hoặc b.
Câu 36: Coi sự vật cảm tính là cái bóng của ý niệm. Đó là quan điểm của
trường phái triết học nào?
a. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan
b. Chủ nghĩa duy tâm khách quan.
c. Chủ nghĩa duy vật siêu hình.
Câu 37: Coi thế giới vật chất là kết quả của quá trình phát triển của ý niệm
tuyệt đối là quan điểm cuả trường phái triết học nào?
a. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan.
b. Chủ nghĩa duy tâm khách quan.
c. Chủ nghĩa duy vật siêu hình.
d. Chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Câu 38: Nhà triết học nào cho nước là thực thể đầu tiên của thế giới và quan
điểm đó thuộc lập trường triết học nào?
a. Talét - chủ nghĩa duy vật cổ đại.
b. Anaximen – Chủ nghĩa duy vật cổ đại.
c. Béc-cơ-li, - chủ nghĩa duy tâm chủ quan.
d. Pla-tôn, - chủ nghĩa duy tâm khách quan.
Câu 39: Nhà triết học nào coi lửa là thực thể đầu tiên của thế giới và đó là lập
trường triết học nào?
a. Đê-mô-crít, - chủ nghĩa duy vật cổ đại.
b. Hê-ra-clít, - chủ nghĩa duy vật cổ đại.
c. Hê-ra-clít, - chủ nghĩa duy tâm khách quan.
d. Ana-ximen, - chủ ngiã duy vật cổ đại.
Câu 40: Nhà triết học nào cho nguyên tử và khoảng không là thực thể đầu tiên của
thế giới và đó là lập trường triết học nào?
a. Đê-mô-rít, chủ nghĩa duy vật cổ đại
b. Hê-ra-clít, - chủ nghĩa duy vật cổ đại
c. Đê-mô-crít, chủ nghĩa duy tâm khách quan.
d. Talet - chủ nghĩa duy vật cổ đại
Câu 41: Đỉnh cao trong quan điểm của chủ nghãi duy vật cổ đại về vật chất là: a. Lơxíp và Đêmôcrít. b. Hê-ra-clít. c. Anaximen d. Talet
Câu 42: C.Mác – Ph.Ănghen đã kế thừa trực tiếp những tư tưởng triết học của triết gia nào?
a. Các triết gia thời cổ đại. b. L.Phoiơbắc và Hêghen. c. Hium và Béccơli
d. Các triết gia thời Phục hưng.
Câu 43: Tiền đề lý luận hình thành triết học Mác là gì?
a. Thế giới quan duy vật của L.Phoiơbắc và phép biện chứng của Hêghen.
b. Thế giới quan duy vật của Hêghen và phép biện chứng của L.Phoiơbắc.
c. Thế giới quan duy tâm của Hêghen và phương pháp siêu hình của L.Phoiơbắc.
d. Thế giới quan duy tâm biện chứng của Heghen và chủ nghĩa duy vật siêu hình của L.Phoiơbắc.
Câu 44: Mác chỉ ra đâu là hạt nhân hợp lý trong triết học Hêghen? a. Chủ nghĩa duy vật. b. Phép biện chứng. c. Chủ nghĩa duy tâm.
d. Tư tưởng về vận động.
Câu 45. Quan điểm nào của L.Phoiơbắc đã ảnh hưởng đến lập trường thế giới quan của Mác?
a. Chủ nghĩa duy vật, vô thần.
b. Quan niệm con người là một thực thể phi xã hội, mang những thuộc tính sinh học bẩm sinh.
c. Xây dựng một thứ tôn giáo mới dựa trên tình yêu thương của con người. d. Phép biện chứng.
Câu 46: Những phát minh nào của khoa học tự nhiên nửa đầu thế kỷ XIX tác
động đến sự hình thành triết học Mác? Chọn phán đoán sai.
a. Quy luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng. b. Thuyết tiến hóa c. Học thuyết tế bào.
d. Thuyết Tương đối rộng và thuyết Tương đối hẹp.
Câu 46: Ai là người kế thừa và phát triển chủ nghĩa Mác trong giai đoạn chủ nghĩa đế quốc? a. V.I.Lênin. b. Xit-ta-lin. c. Béctanh. d. Mao Trạch Đông.
Câu 48: Khoa học nào là hạt nhân của thế giới quan? a. Triết học. b. Khoa học xã hội. c. Khoa học tự nhiên. d. Thần học.
Câu 49: Phương pháp luận là gì?
a. Là lý luận về phương pháp.
b. Là hệ thống các quan điểm chỉ đạo việc tìm tòi, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp.
c. Là toàn bộ các biện pháp nghiên cứu được áp dụng trong một khoa học nào đó.
d. Cả 3 phán đoán kia đều đúng.
Câu 50: Triết học là gì?
a. Là hệ thống quan niệm về con người và thế giới.
b. Là hệ thống quan điểm lý luận chung nhất về thế giới và vị trí con người trong
thế giới đó, là khoa học về những quy luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy.
c. Là hệ thống quan niệm, quan điểm của mỗi người về thế giới cũng như về vị trí,
vai trò của họ trong thế giới đó.
d. Là khoa học của mọi khoa học.
Câu 51: Đối tượng của triết học Mác - Lênin là gì?
a. Nghiên cứu thế giới trong tính chỉnh thể.
b. Nghiên cứu thế giới siêu hình.
c. Nghiên cứu những quy luật của tinh thần.
d. Giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trên lập trường duy vật biện
chứng và nghiên cứu những quy luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy.
Câu 52: Chức năng của triết học Mácxít là gì?
a. Chức năng làm cầu nối cho các khoa học.
b. Chức năng khoa học của các khoa học.
c. Chức năng thế giới quan và phương pháp luận.
d. Chức năng giải thích thế giới.
Câu 53: Vấn đề cơ bản của triết học là gì?
a. Vấn đề mối quan hệ giữa thần và người.
b. Vấn đề mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.
c. Vấn đề thế giới quan của con người.
d. Vấn đề về con người.
Câu 54: Nội dung mặt thứ nhất của vấn đề cơ bản của triết học là gì?
a. Quan hệ giữa vật chất và ý thức.
b. Khả năng con người có nhận thức được thế giới hay không.
c. Bản chất của thế giới là vật chất hay là ý thức.
d. Con người có thể cải tạo được thế giới hay không.
Câu 55: Nội dung mặt thứ hai của vấn đề cơ bản của triết học là gì?
a. Vật chất và ý thức cái nào có trước, cái nào có sau?
b. Con người và thế giới sẽ đi về đâu?
c. Bản chất của thế giới là vật chất hay ý thức?
d. Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?
Câu 56: Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm chủ quan?
a. Đại thi hào Nguyễn Du đã viết: “Cho hay trăm sự tại trời”.
b. “Đức chúa trời đã sinh ra thế giới trong sáu ngày”.
c. Tinh thần, ý thức của con người do “trời” ban cho.
d. “Không có cái lý nào ngoài tâm”, “Ngoài tâm không có vật”.
Câu 57: Hệ thống triết học nào quan niệm sự vật là phức hợp của các cảm giác?
a. Chủ nghĩa duy vật siêu hình.
b. Chủ nghĩa duy vật biện chứng.
c. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan.
d. Chủ nghĩa duy tâm khách quan.
Câu 58: Quan điểm nào dưới đây của chủ nghĩa duy tâm khách quan?
a. Sự vật là sự phức hợp những cảm giác.
b. Nguyễn Du viết: “…người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”.
c. “Ý niệm, tinh thần, ý niệm tuyệt đối tinh thần thế giới là cái có trước thế giới vật chất”.
d. “Không có cái lý nào ngoài tâm”; “Ngoài tâm không có vật”.
Câu 59: Chủ nghĩa duy vật là gì?
a. Là những học thuyết triết học cho rằng vật chất, giới tự nhiên là cái sinh ra cùng với ý thức.
b. Là học thuyết triết học cho rằng vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức.
c. Là những học thuyết triết học cho rằng ý thức là cái có trước vật chất, giới tự
nhiên và quyết định vật chất, giới tự nhiên.
d. Là những học thuyết triết học cho rằng vật chất, giới tự nhiên chỉ tồn tại trong ý thức con người mà thôi.
Câu 60: Chủ nghĩa duy vật bao gồm trường phái nào?
a. Chủ nghĩa duy vật cổ đại.
b. Chủ nghĩa duy vật siêu hình.
c. Chủ nghĩa duy vật biện chứng.
d. Cả ba phán đoán kia đều đúng.
Câu 61: Thế nào là nhị nguyên luận?
a. Vật chất có trước, ý thức có sau.
b. Vật chất và ý thức song song tồn tại, không cái nào phụ thuộc cái nào.
c. Ý thức có trước, vật chất có sau.
Câu 62: Trường phái triết học nào cho nhận thức là sự tự ý thức về mình của
ý niệm tuyệt đối
a. Chủ nghĩa duy vật biện chứng
b. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan
c. Chủ nghĩa duy tâm khách quan
Câu 63: Chủ nghĩa duy tâm chủ quan quan niệm như thế nào về sự tồn tại của
các sự vật hiện tượng trong thế giới?
a. Mọi sự vật do nguyên tử tạo nên.
b. Các sự vật hiện tượng do Thượng đế tạo ra.
c. Sự vật là phức hợp của cảm giác.
d. Sự vật tồn tại tự nó và cho nó.
Câu 64: Chọn phương án đúng theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật?
a. Vật chất là tính thứ nhất, ý thức là tính thứ hai.
b. Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức.
c. ý thức tồn tại độc lập tách khỏi vật chất. d. Cả a và b
Câu 65: Chủ nghĩa duy vật biện chứng quan niệm như thế nào về sự thống nhất của thế giới?
a. Thế giới thống nhất ở tính vật chất của nó.
b. Thế giới thống nhất trong sự sáng tạo của Thượng đế.
c. Thế giới thống nhất vì được tạo thành từ một bản nguyên đầu tiên.
d. Thế giới thống nhất vì được con người nghĩ về nó như một cái thống nhất.
CHƯƠNG 2: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
Câu 66: Định nghĩa của V.I. Lênin về vật chất được nêu ra trong tác phẩm nào?
a. Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán năm 1908 b. Bút ký triết học
c. Nhà nước và cách mạng. d. Bộ tư bản
Câu 67: Thuộc tính cơ bản để phân biệt vật chất với ý thức? a. Thực tại khách quan b. Vận động
c. Không gian và thời gian. d. Luôn biến đổi
Câu 68: Các hình thức tồn tại cơ bản của vật chất. a. Vận động b. Tồn tại khách quan
c. Không gian và thời gian d. a và c
Câu 69: Đứng im có tách rời vận động không? a. Tách rời vận động
b. Có quan hệ với vận động c. Bao hàm vận động d. b và c
Câu 70: Phương thức tồn tại của vật chất? Chọn phán đoán sai.
a. Vật chất biểu hiện sự tồn tại của mình bằng: vận động, không gian, thời gian.
b. Vận động là phương thức tồn tại của vật chất.
c. Vật chất biểu hiện sự tồn tại của mình một cách độc lập, không cần vận động.
d. Vận động là sự tự thân vận động của vật chất.
Câu 71: Hình thức vận động nào sau đây không thuộc 5 hình thức vận động
theo quan điểm của Ăngghen? Chọn phán đoán đúng.
a. Vận động cơ học, vật lý, hóa học. b. Vận động sinh học.
c. Vận động của tư duy. d. Vận động xã hội.
Câu 72: Sắp xếp 5 hình thức vận động theo thứ tự từ thấp lên cao theo
cách chia của Ănghen?
a. Lý học, cơ học, hoá học, sinh học, xã hội.
c. Xã hội, sinh học, hoá học, lý học, cơ học.
d. Sinh học, cơ học, hoá học, xã hội, lý học.
Câu 73: Đứng im là? Chọn phán đoán đúng.
a. Đứng im là hiện tượng tuyệt đối.
b. Đứng im là hiện tượng vĩnh viễn.
c. Đứng im chỉ biểu hiện một trạng thái vận động, vận động trong thăng bằng,
trong sự ổn định tương đối.
d. Đứng im là không vận động, không thay đổi.
Câu 74: Hiểu theo nghĩa chung nhất vận động là gì? Chọn phán đoán sai.
a. Mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy.
b. Vận động là phương thức tồn tại của vật chất.
c. Vận động là thuộc tính cố hữu của vật chất.
d. Vận động là sự chuyển dịch của các vật thể trong không gian.
Câu 75:. Triết học Mác – Lênin quan niệm như thế nào về vận động?
a. Vận động là sự thay đổi vị trí trong không gian.
b. Vận động là mọi sự biến đổi nói chung.
c. Nguyên nhân của vận động là do lực tác dụng.
d. Vận động của toàn bộ thế giới được tạo thành từ “cú hích của Chúa”.
Câu 76: Mối quan hệ giữa đứng yên và vận động?
a. Đứng im tách rời với vận động.
b. Vận động là một trường hợp đặc biệt của sự vật nên nó chỉ mang tính tạm thời.
c. Đứng im là xu hướng tất yếu của sự vật nên nó tồn tại vĩnh viễn.
d. Đứng im là một trạng thái đặc biệt của vận động.
Câu 77: Ph.Ăngghen đã chia vận động thành mấy hình thức cơ bản? a. 2 hình thức. b. 3 hình thức. c. 4 hình thức. d. 5 hình thức.
Câu 78: Theo Ph.Ăngghen, hình thức vận động nào là thấp nhất? a. Vận động cơ học. b. Vận động lý học. c. Vận động hóa học. d. Vận động sinh học.
Câu 79: Theo Ph.Ăngghen, hình thức vận động nào là cao nhất và phức tạp nhất? a. Vận động lý học. b. Vận động sinh học. c. Vận động hóa học. d. Vận động xã hội.
Câu 80: Chủ nghĩa duy vật biện chứng quan niệm như thế nào về không
gian và thời gian? Chọn phán đoán đúng.
a. Không gian và thời gian phụ thuộc vào cảm giác của con người.
b. Không gian và thời gian là hình thức tồn tại của vật chất, không tách rời vật chất.
c. Không gian và thời gian tồn tại thuần túy bên ngoài thế giới vật chất.
d. Không gian và thời gian có thể không tồn tại khi còn thế giới vật chất.
Câu 81: Hãy chọn câu đúng về mối liên hệ của các hình thức vận động?
Chọn phán đoán đúng.
a. Các hình thức vận động thấp hơn luôn bao hàm hình thức vận động cao hơn.
b. Các hình thức vận động cao hiếm khi bao hàm hình thức vận động thấp.
c. Các hình thức vận động cao không bao hàm hình thức vận động thấp.
d. Các hình thức vận động cao luôn bao hàm trong nó các hình thức vận động thấp hơn.
Câu 82: Biểu hiện của vận động xã hội là gì?
a. Là vận động của các hiện tượng kinh tế.
b. Là vận động của các hệ tư tưởng trong lịch sử.
c. Là vận động của lực lượng sản xuất.
d. Là vận động của các hình thái kinh tế - xã hội.
Câu 83: Tính chất của không gian và thời gian? Chọn phán đoán sai. a. Tính khách quan.
b. Tính vĩnh cửu và vô tận.
c. Tính ba chiều của không gian, một chiều của thời gian.
d. Tính không phân chia được.
Câu 84: Nguồn gốc xã hội của ý thức là nhân tố nào? a. Bộ óc con người
b. Sự tác động của thế giới khách quan vào bộ óc con người.
c. Lao động và ngôn ngữ.
d. Sự hình thành các bộ tộc người
Câu 85: Nguồn gốc tự nhiên của ý thức là gì?
a. Ý thức có nguồn gốc từ thần thánh.
b. Ý thức là thuộc tính của mọi dạng vật chất.
c. Ý thức là cái vốn có trong bộ não con ngươì.
d. Hoạt động của bộ não cùng mối quan hệ giữa con người với thế giới khách
quan là nguồn gốc tự nhiên của ý thức.
Câu 86: Bản chất của ý thức? Chọn phán đoán sai.
a. Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc con người một
cách năng động, sáng tạo.
b. Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.
c. Ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội.
d. Ý thức là một hiện tượng siêu nhiên mang tính vĩnh hằng.
Câu 87: Trong kết cấu của ý thức thì yếu tố nào là quan trọng nhất? Chọn phán đoán đúng. a. Tri thức. b. Tình cảm. c. Ý chí. d. Tiềm thức, vô thức.
Câu 88: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì luận điểm
nào sau đây là đúng?
a. Chủ nghĩa duy tâm thừa nhận tính khách quan, vô tận và vĩnh cửu của không gian và thời gian.
b. Chủ nghĩa duy vật siêu hình thế kỷ XVII – XVIII thừa nhận tính khách quan,
vô tận, gắn liền với vật chất của không gian và thời gian.
c. Chủ nghĩa duy vật biện chứng thừa nhận không gian, thời gian là hình thức
tồn tại của vật chất, có tính khách quan, vô tận và vĩnh viễn.
d. Các phán đoán kia đều sai.