Câu hỏi tự luận Chương 3 ,4 môn Kinh tế chính trị | Đại Học Hà Nội
Câu hỏi tự luận Chương 3 ,4 môn Kinh tế chính trị | Đại Học Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Chương 3:
(1) Phân tích vai trò của thị trường và các chức năng của thị trường. Tại sao nền
kinh tế thị trường cần có sự điều tiết của Nhà nước?
(2) Phân biệt các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư? Ý nghĩa của việc
nghiên cứu vấn đề này trong các hoạt động kinh tế hiện nay?
(3) Lý luận địa tô của C.Mác có ý nghĩa gì đối với quá trình quản lý, sử dụng đất đai ở Việt Nam? Chương 4:
(1) Phân tích các nguyên nhân ra đời của CNTB độc quyền và độ quyền nhà nước?
(2)Khái quát dưới dạng bảng thống kê những đặc điểm kinh tế cơ bản và biểu
hiện mới của các đặc điểm ấy của độc quyền, độc quyền nhà nước trong CNTB
(3) Khẳng điịnh sau đúng hay sai, giải thích: " Lợi nhuận độc quyền của doanh
nghiệp lớn hơn lợi nhuận bình quân"? BÀI LÀM 1. Thị trường
a. Vai trò của thị trường và các chức năng của thị trường
- Vai trò của thị trường:
Thực hiện giá trị hàng hóa, là điều kiện, mt cho sx phát triển
VD: Người bán sẽ mang sản phẩm của mình ra bán, người mua cần nơi để mua một sp
Là đầu ra của sản xuất, là cầu nối của sx và tiêu dùng
Là nơi quan trọng để đánh giá, kiểm nghiệm, chứng minh tính đúng đắn
của chủ trương, chính sách, biện pháp kt. Bởi vì thị trường là sự vận động
có nhiều cơ hội và nguy cơ cho người tham gia và khi trải qua sóng gió
thi trường mà doanh nghiệp đó vẫn có thể tồn tại thì doanh nghiệp đó
chứng minh được sản phẩm của mình và năng lực của mình.
Vd: Trong Covid-19, trong khi đa số doanh nghiệp du lịch bán tháo bất
động sản để giữ doanh nghiệp tồn tại thì ngược lại nhiều doanh nghiệp
năng động thay dổi để giúp doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn
Thị trường điều chỉnh sx, gắn sx với tiêu dùng, liên kết nền kt thành một
thể thống nhất, gắn các quá trình kt trong nước với các quá ttrình kt TG
Thị trường là khách quan, các chủ thể kt không có khả năng làm thay đổi
thị trường mà ngược lại phải tiếp cận để thích ứng với thị trường nhằm
xác định thế mạnh kinh doanh trên cơ sở đòi hỏi của thị trường.
-Chức năng của thị trường:
Chức năng thừa nhận: Thị trường là nơi thừa nhận công dụng, tính có ích
hay giá trị sd của hàng hóa, thừa nhận chi phí lao động để sx ra hàng hóa.
Chức năng thực hiện: Thông qua hoạt động trên thị trường, người mua
người bán thực hiện các mục đích của mk
Chức năng thông tin: Thị trường là nơi phát tín hiệu, thông tin về tình
hình cung cầu trên thị trường, thông tin về sự biến động của nền kt
Chức năng điều tiết và kích thích: Do cạnh tranh, người sx phải không
ngừng cải tiến kĩ thuật, đổi mới công nghệ để hạ giá thành
b. Nền kt thị trường cần sự điều tiết của Nhà nước do:
Nhà nước sử dụng công cụ pháp luật để đảm bảo cho cơ chế thị trường
vận hành tốt nhất, đảm bảo tự do kinh doanh, cạnh tranh bình đẳng
giữa các tác nhân kt, đảm bảo tự do kinh doanh, cạnh tranh bình đẳng
giữa các tác nhân kt, khắc phục các yếu tố làm giảm hiệu quả của nền kt
Nhà nước sử dụng các công cụ, chính sách thuế, các chương trình
phúc lượi xã hội làm giảm bớt tình trạng phân phối bất bình đẳng trong nền KTTT
Nhà nước sử dụng các công cụ, chính sách kt vĩ mô như chính sách tài
khóa, ... nhằm giảm bớt các biến động theo chiều hướng xấu nhất và
duy trì sự phát triển ổn định, lành mạnh của nền kt
Nhà nước định hướng cho sự phát triển nền kt và thực hiện điều tiết
các hd kt để dảm bảo cho sx, thị trường ổn định, phát triển theo đúng mục tiêu đề ra.
2. Giá trị thặng dư
- Các phương pháp san xuất giá trị thặng dư:
Sx giá trị thặng dư tuyệt đối
Là gtri thặng dư thu được do kéo dài ngày ld vượt quá thời gian lao
động tất yếu, trong khi năng suất lao động, giá trị sức ld và thời gian ld tất yếu k đổi.
VD: Nếu ngày lao động bình thường là 8 tiếng nhưng nhà tư bản
tìm cách để kéo dài ngày lao động thành 16 tiếng
Sx giá trị thặng dư tương đối
Là gtri thặng dư thu được nhờ rút ngắn thờii gian ld tất yếu bằng
cách hạ thấp giá trị sức ld, do đó kéo dài thời gian ld thặng dư
trong khi độ dài ngày ld không đổi hoặc thậm chí rút ngắn.
VD: Ngày ld là 8h, 4h ld tất yếu
- Ý nghĩa của việc nghiên cứu các phương pháp này
Việc nghiên cứu 2 phương pháp nói trên, khi gạt bỏ mục đích và tính chất
của chủ nghĩa tư bản thì các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư, nhất là
phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối và giá trị thặng dư siêu ngạch
có thể vận dụng trong các doanh nghiệp ở nước ta nhằm kích thích sản xuất,
tăng năng suất lao động xã hội, sử dụng kỹ thuật mới, cải tiến tổ chức quản lý,
tiết kiệm chi phí sản xuất.
Đối với quá trình phát triển nền kinh tế quốc dân của nước ta, việc nghiên
cứu sản xuất giá trị thặng dư gợi mở cho các nhà hoạch định chính sách phương
thức làm tăng của cải, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong điều kiện điểm xuất
phát của nước ta còn thấp, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cần tận dụng triệt để
các nguồn lực, nhất là lao động và sản xuất kinh doanh. Về cơ bản lâu dài, cần
phải coi trọng việc tăng năng suất lao động xã hội, coi đẩy mạnh công nghiệp
hoá, hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân là là giải pháp cơ bản để tăng năng suất
lao động xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
(3) Lý luận địa tô của C.Mác có ý nghĩa gì đối với quá trình quản lý, sử
dụng đất đai ở Việt Nam
- Nghiên cứu lý luận địa tô tư bản chủ nghĩa của C.Mác là cơ sở khoa học, cơ sở
lý luận để Đảng và Nhà nước ban hành Luật đất đai, xây dựng chính sách về
thuế đất trong nông nghiệp, xây dựng khung giá khi chuyển nhượng quyền sử
dụng đất, cho thuê… là cơ sở để giao khoán ruộng đất lâu dài cho các hộ nông
dân, khuyến khích họ đầu tư thâm canh, phát triển một nền nông nghiệp hàng
hóa bền vững. Nghiên cứu về các hình thức địa tô của C.Mác, nhất là địa tô
chênh lệch là cơ sở lý luận để Đảng, Nhà nước ban hành chính sách giá đất đối
với kinh doanh, dịch vụ; với xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, quốc
phòng và an ninh. Đồng thời, nghiên cứu lý luận địa tô tư bản chủ nghĩa của
C.Mác cung cấp cơ sở khoa họa để nhận thức chế độ sở hữu toàn dân về đất đai
là sự thống nhất và là sự tách rời tương đối quyền sở hữu và quyền sử dụng đất đai. Ví dụ:
Điều 1, Luật đất đai năm 1987 quy định: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân,
do Nhà nước thống nhất quản lý. Nhà nước giao đất cho các nông trường,
lâm trường, hợp tác xã, tập đoàn sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, xí
nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và cá
nhân-dưới đây gọi là người sử dụng đất - để sử dụng ổn định, lâu dài.
Điều 5, Luật đất đai 2003 quy định: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do
Nhà nước đại diện chủ sở hữu. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho
người sử dụng đất thông qua hình thức giao đất, cho thuê đất, công nhận
quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng đất ổn định; quy định
quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
Điều 4, Luật đất đai 2013 quy định: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do
Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao
quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.
Trong Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi), Điều 13, xác định: Đất đai thuộc sở
hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.
Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định
của Luật này. Quyền sử dụng đất là một loại tài sản và hàng hóa đặc biệt
nhưng không phải là quyền sở hữu; quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền
với đất được pháp luật bảo hộ. Chương 4
(1) Khẳng điịnh sau đúng hay sai, giải thích: " Lợi nhuậ n độc quyền của
doanh nghiệp lớn hơn lợi nhuận bình quân"? Đúng do:
- Lợi nhuận độc quyền cao lợi nhuận mà tư bản độc quyền thu là
được trong thời kì đế quốc chủ nghĩa do các tổ chức độc quyền có địa
vị chi phối nền kinh tế. Đây là hình thức biểu hiện của quy luật giá trị
thặng dư trong thời kì đế quốc chủ nghĩa; lợi nhuận siêu ngạch cao
hơn lợi nhuận bình quân mà các tổ chức độc quyền thu được do quy định
được giá bán cao hơn giá trị và giá mua thấp hơn giá trị
- Sự thống trị của các tổ chức độc quyền đem lại
- Các tổ chức độc quyền thống trị bằng cách khống chế (áp đặt) giá bán
hàng hóa cao và giá mua hàng hóa thấp, do đó các tổ chức độc quyền
luôn thu đc lợi nhuận độc quyền cao.
- Lợi nhuận độc quyền (monopoly profit) là một khái niệm trong lĩnh vực
kinh tế, ám chỉ lợi nhuận dài hạn vượt qua mức lợi nhuận bình thường mà
một doanh nghiệp độc quyền thu được. Được hình thành từ sự tạo ra và
duy trì một thị trường độc quyền, lợi nhuận độc quyền xuất phát từ sự
khác biệt giữa giá thành sản phẩm và giá cung cầu. Lợi nhuận độc quyền
thường xuất hiện trong tình huống khi doanh nghiệp sở hữu một tài sản,
công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ hoặc quyền đặc quyền duy nhất để sản
xuất hoặc cung cấp một loại hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể. Do sự thiếu
hụt cạnh tranh, doanh nghiệp độc quyền có thể đặt giá sản phẩm hoặc
dịch vụ cao hơn mức chi phí sản xuất và thu lợi nhuận lớn hơn so với tình
huống cạnh tranh. Lợi nhuận độc quyền có thể đến từ nhiều nguồn khác
nhau, bao gồm quyền độc quyền về công nghệ, thương hiệu, bản quyền,
sự kiểm soát nguồn cung, quyền sở hữu tài sản và cả quyền hành chính
của chính phủ. Trong một thị trường độc quyền, doanh nghiệp có thể tận
dụng lợi thế này để tạo ra lợi nhuận vượt trội và thường không gặp sự
cạnh tranh mạnh từ các đối thủ khác.
- Trên thị trường độc quyền, doanh nghiệp sở hữu quyền kiểm soát nguồn
cung cấp và giá thành sản phẩm. Điều này cho phép họ tăng giá bán sản
phẩm lên mức cao hơn so với chi phí sản xuất và cung cầu thực tế. Lợi
nhuận độc quyền được tạo ra khi doanh nghiệp có khả năng tận dụng sự
khan hiếm hoặc mất cân đối giữa cung cầu trên thị trường để thu được giá
trị lớn hơn. Với lợi thế độc quyền, doanh nghiệp có khả năng kiểm soát
giá cả và loại trừ đối thủ cạnh tranh VD: Apple?