Câu hỏi tự luận môn Lịch sử Đảng | Đại Học Hà Nội

Câu hỏi tự luận môn Lịch sử Đảng | Đại Học Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Câu 1:
Tại sao Đảng quyết định phát động toàn quốc kháng chiến ngày 19/12/1946. Anh chị
hãy phân tích phương châm kháng chiến “toàn dân, toàn diện lâu dài và dựa vào sức
mình là chính” trong đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp giai đoạn 1946 -
1954
Quyết định phát động toàn quốc kháng chiến ngày 19/12/1946 của Đảng và Chính Phủ ta
bắt nguồn từ hai nguyên nhân chính. Đó là từ sau Cách mạng tháng 8, tình hình của đất
nước ngay lúc này “ngàn cân treo sợi tóc”. Trung ương Đảng bắt buộc phải phát động
kháng chiến để đưa nước ta thoát khỏi tình thế bị áp bức
Nguyên nhân thứ hai dẫn đến Đảng và Chính Phủ phát động toàn quốc kháng chiến chống
thực dân Pháp. Đó là vào ngày 20/11/1946 Pháp mở cuộc tiến công chiếm đóng Hải Phòng
và Lạng Sơn rồi đổ bộ lên cảng Đà Nẵng. Ngày 18/12/1946 Pháp gửi tối hậu thư đòi Chính
phủ ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu để cho quân Pháp làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự ở
Hà Nội. Sự nhân nhượng của dân tộc ta đã đến giới hạn, chúng ta không thể lùi thêm được
nữa, ta không có lựa chọn nào khác. Đêm 19/12/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra lời
kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Đảng cũng phát động toàn quốc kháng chiến thông qua bản
chỉ thị toàn dân kháng chiến và bên cạnh đó là tác phẩm “ kháng chiến nhất định thắng lợi
của Trường Chinh.
Nội dung Ðường lối kháng chiến của Ðảng ta trước hết nằm ở mục tiêu kháng chiến đánh
đuổi thực dân Pháp xâm lược giành độc lập cho tổ quốc, hạnh phúc tự do cho nhân dân.
Phương châm tiến hành kháng chiến của dân tộc ta là tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân,
thực hiện kháng chiến “toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính”. Nhiệm vụ
của kháng chiến hoàn thành nhiệm vụ GPDT củng cố chế độ dân chủ cộng hòa, không tịch
thu ruộng đất của địa chủ mà chỉ tịch thu ruộng đất và các hạng mục tài sản của bọn Việt
gian phản quốc và bọn xâm lược. Triển vọng kháng chiến của cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp là mặc dù lâu dài, gian khổ, khó khăn song nhất định thắng lợi.
Đối với phương châm kháng chiến “toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là
chính”, Đảng ta quan niệm
Kháng chiến toàn dân là “ Bất kì đàn ông, đàn bà không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc ,
bất kì người già,người trẻ. Hễ là người Việt Nam là phải đứng lên đánh thực dân Pháp “,
thực hiện mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xóm là một pháo đài.
Kháng chiến toàn diện : đánh địch về mọi mặt chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, ngoại
giao. Trong đó :
Về chính trị : thực hiện đoàn kết toàn dân, tăng cường xây dựng Đảng, chính quyền, các
đoàn thể nhân dân ; đoàn kết với Lào và các dân tộc yêu chuộng tự do, hòa bình.
Về quân sự : thực hiện vũ trang toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, tiêu diệt
địch, giải phóng nhân dân và đất đai, thực hiện du kích chiến tiến lên vận động chiến, đánh
chính quy, là “ triệt để dùng du kích, vận động chiến.
Về kinh tế : tiêu thổ kháng chiến, xây dựng kinh tế tự cấp, tập trung phát triển nền nông
nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp và công thương nghiệp quốc phòng.
Về văn hóa : xóa bỏ văn hóa thực dân phong kiến, xây dựng nền văn hóa dân chủ theo ba
nguyên tắc: dân tộc, khoa học, đại chúng.
Về ngoại giao : thực hiện thêm bạn, bớt thù, biểu dương thực lực. “ Liên hiệp với thực dân
Pháp, chống phản động thực dân Pháp “ , sẵn sàng đàm phán nếu Pháp công nhận Việt
Nam độc lập,...
Kháng chiến lâu dài ( trường kỳ ) : là để chống âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh của
Pháp, để có thời gian phát huy yếu tố “ thiên thời, địa lợi, nhân hòa “ của ta, chuyển hóa
tương quan lực lượng từ chỗ ta yếu hơn địch đến chỗ ta mạnh hơn địch, đánh thắng địch.
Dựa vào sức mình là chính : “ phải tự cấp, tự túc về mọi mặt “, vì ta bị bao vây bốn phía.
Khi nào có điều kiện ta sẽ tranh thủ sự giúp đỡ của các nước, song lúc đó cũng không được
ỷ lại.
Câu 2:
Xây dựng đồng bộ môi trường văn hóa, trong đó chú trọng vai trò của gia đình, cộng đồng.
Môi trường văn hóa được định nghĩa là môi trường tổng hòa các loại điều kiện văn hóa tinh
thần tồn xung quanh chúng ta vì thế nên môi trường văn hóa có vai trò vô cùng to lớn đối
với sự ổn định và phát triển của xã hội.
Phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa; cần chú ý đầy đủ đến yếu tố văn hóa và con
người trong phát triển kinh tế. Nhìn chung, môi trường văn hóa có tác dụng thúc đẩy kinh tế
phát triển. Cụ thể là, môi trường văn hóa điều chỉnh và đảm bảo sự phát triển bình thường
và ổn định của nền kinh tế. Các giá trị văn hóa không chỉ là động lực phát triển mà nó còn
bao gồm những mục tiêu, phương hướng phát triển hợp lý của nền kinh tế.
Mỗi địa phương, cộng đồng, cơ quan, đơn vị, tổ chức phải là một môi trường văn hóa lành
mạnh, góp phần giáo dục, rèn luyện con người về nhân cách, lối sống. Về thực chất, phát
triển văn hóa đồng nghĩa với phát triển con người. Bởi vì con người không chỉ là nguồn lực
dồi dào để phát triển văn hóa mà nhờ có năng lực sáng tạo, tư duy nhạy bén, trình độ học
vấn cao và lối sống đạo đức, con người mới có thể xây dựng và củng cố nền văn hóa tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Bên cạnh đó, theo quan điểm của Đảng, chỉ có con người mới
là chủ nhân đích thực sáng tạo nên văn hóa, trong đó bao gồm cả văn hóa vật chất và văn
hóa tinh thần. Con đường đi của phát triển, văn minh, tiến bộ của dân tộc cũng như của thế
giới và thời đại là con đường của sáng tạo, phát triển văn hóa, của hội nhập văn hóa mà
trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, không một nước nào có thể ở bên ngoài tiến trình hội
nhập để phát triển.
Thực hiện chiến lược phát triển gia đình Việt Nam, xây dựng gia đình thực sự là nơi hình
thành, nuôi dưỡng nhân cách văn hóa và giáo dục nếp sống cho con người. Nhận thức
được vai trò quan trọng của gia đình trong việc giữ vững ổn định xã hội, phát triển kinh tế,
nuôi dưỡng giáo dục và cung cấp nguồn lực con người, Đảng ta đã xác định nhiệm vụ xây
dựng môi trường văn hóa là thực hiện chiến lược phát triển gia đình Việt Nam, xây dựng gia
đình thực sự là nơi hình thành nuôi dưỡng nhân cách văn hóa và giáo dục nếp sống cho
con người. Phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh
phúc, văn minh. Xây dựng và nhân rộng các mô hình gia đình văn hóa tiêu biểu, có nền nếp
ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo, vợ chồng hòa thuận, anh chị em đoàn kết,
thương yêu nhau.
Gắn kết các hoạt động văn hóa với phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh,
với chương trình xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.
Phát huy các giá trị, nhân tố tích cực trong văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng; khuyến khích các
hoạt động tôn giáo gắn bó với dân tộc, hướng thiện, nhân đạo, nhân văn, tiến bộ, “tốt đời,
đẹp đạo”. Khuyến khích các hoạt động “đền ơn đáp nghĩa”, “uống nước nhớ nguồn”, từ
thiện, nhân đạo.
Trách nhiệm của sinh viên trong việc xây dựng môi trường văn hóa giao tiếp
Đối với các sinh viên tại trường Đại học Hà Nội, một ngôi trường có thế mạnh trong lĩnh vực
giảng dạy ngoại ngữ, việc xây dựng một môi trường văn hóa giao tiếp là một việc làm hết
sức cần thiết vì nó không chỉ nâng cao những giá trị mang tính cộng đồng như tinh thần
đoàn kết, giúp đỡ, tương thân tương ái mà còn góp phần giữ gìn truyền thống tốt đẹp của
ngôi trường trong việc nghiên cứu và giữ gìn sự tươi đẹp của ngôn ngữ trong giao tiếp.
Trước hết, sinh viên cần phải thiết lập cho bản thân mình một lối sống lành mạnh, luôn luôn
cố gắng và phấn đấu trong học tập, tích cực tham gia vào các hoạt động của trường, đem
năng lượng tích cực đó làm động lực cho những sinh viên khác cùng làm theo
Thứ hai, sinh viên cần chủ động học hỏi, trang bị cho bản thân những kiến thức về văn hóa
ứng xử, chuẩn mực đạo đức và kĩ năng sống, đặc biệt là những quy tắc ứng xử trong giao
tiếp hằng ngày với thầy cô, bạn bè. Cụ thể khi ứng xử với giảng viên, các sinh viên cần có
thái độ kính trọng, đề cao tinh thần tôn sư trọng đạo, giữ vững nét truyền thống trong giao
tiếp của nhà trường. Đối với bạn bè, sinh viên cần sống chan hòa, ứng xử cởi mở chân
thành để tăng mối quan hệ và giúp nhau cùng tiến bộ
Thứ ba, sinh viên nên tham gia vào các hoạt động tình nguyện của cộng đồng để giao lưu,
học hỏi và nâng cao kỹ năng mềm cho bản thân. Ngoài ra, sinh viên có thể đăng bài viết về
các hoạt động chung của cộng đồng như hoạt đôwng ngày hôwi viêwc làm, hoạt động tình
nguyện, hoạt động hướng nghiệp hoạt động tri ân… lên trang mạng xã hội nhằm lan tỏa lối
sống tích cực tới các bạn sinh viên khác. hướng các sinh viên đến lối sống tích cực, chủ
động tham gia, tự giác rèn luyện và bồi dưỡng về nhân cách
Thứ tư, là một sinh viên, chúng ta cần có thái độ phê phán, lên án những tiêu cực trong văn
hóa ứng xử, những hành động đi ngược với chuẩn mực đạo đức, phá vỡ truyền thống và
quy tắc tại môi trường Đại học.
| 1/3

Preview text:

Câu 1:
Tại sao Đảng quyết định phát động toàn quốc kháng chiến ngày 19/12/1946. Anh chị
hãy phân tích phương châm kháng chiến “toàn dân, toàn diện lâu dài và dựa vào sức
mình là chính” trong đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp giai đoạn 1946 - 1954
Quyết định phát động toàn quốc kháng chiến ngày 19/12/1946 của Đảng và Chính Phủ ta
bắt nguồn từ hai nguyên nhân chính. Đó là từ sau Cách mạng tháng 8, tình hình của đất
nước ngay lúc này “ngàn cân treo sợi tóc”. Trung ương Đảng bắt buộc phải phát động
kháng chiến để đưa nước ta thoát khỏi tình thế bị áp bức
Nguyên nhân thứ hai dẫn đến Đảng và Chính Phủ phát động toàn quốc kháng chiến chống
thực dân Pháp. Đó là vào ngày 20/11/1946 Pháp mở cuộc tiến công chiếm đóng Hải Phòng
và Lạng Sơn rồi đổ bộ lên cảng Đà Nẵng. Ngày 18/12/1946 Pháp gửi tối hậu thư đòi Chính
phủ ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu để cho quân Pháp làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự ở
Hà Nội. Sự nhân nhượng của dân tộc ta đã đến giới hạn, chúng ta không thể lùi thêm được
nữa, ta không có lựa chọn nào khác. Đêm 19/12/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra lời
kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Đảng cũng phát động toàn quốc kháng chiến thông qua bản
chỉ thị toàn dân kháng chiến và bên cạnh đó là tác phẩm “kháng chiến nhất định thắng lợi” của Trường Chinh.
Nội dung Ðường lối kháng chiến của Ðảng ta trước hết nằm ở mục tiêu kháng chiến đánh
đuổi thực dân Pháp xâm lược giành độc lập cho tổ quốc, hạnh phúc tự do cho nhân dân.
Phương châm tiến hành kháng chiến của dân tộc ta là tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân,
thực hiện kháng chiến “toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính”. Nhiệm vụ
của kháng chiến hoàn thành nhiệm vụ GPDT củng cố chế độ dân chủ cộng hòa, không tịch
thu ruộng đất của địa chủ mà chỉ tịch thu ruộng đất và các hạng mục tài sản của bọn Việt
gian phản quốc và bọn xâm lược. Triển vọng kháng chiến của cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp là mặc dù lâu dài, gian khổ, khó khăn song nhất định thắng lợi.
Đối với phương châm kháng chiến “toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là
chính”, Đảng ta quan niệm
Kháng chiến toàn dân là “ Bất kì đàn ông, đàn bà không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc ,
bất kì người già,người trẻ. Hễ là người Việt Nam là phải đứng lên đánh thực dân Pháp “,
thực hiện mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xóm là một pháo đài.
Kháng chiến toàn diện : đánh địch về mọi mặt chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, ngoại giao. Trong đó :
Về chính trị : thực hiện đoàn kết toàn dân, tăng cường xây dựng Đảng, chính quyền, các
đoàn thể nhân dân ; đoàn kết với Lào và các dân tộc yêu chuộng tự do, hòa bình.
Về quân sự : thực hiện vũ trang toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, tiêu diệt
địch, giải phóng nhân dân và đất đai, thực hiện du kích chiến tiến lên vận động chiến, đánh
chính quy, là “ triệt để dùng du kích, vận động chiến.
Về kinh tế : tiêu thổ kháng chiến, xây dựng kinh tế tự cấp, tập trung phát triển nền nông
nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp và công thương nghiệp quốc phòng.
Về văn hóa : xóa bỏ văn hóa thực dân phong kiến, xây dựng nền văn hóa dân chủ theo ba
nguyên tắc: dân tộc, khoa học, đại chúng.
Về ngoại giao : thực hiện thêm bạn, bớt thù, biểu dương thực lực. “ Liên hiệp với thực dân
Pháp, chống phản động thực dân Pháp “ , sẵn sàng đàm phán nếu Pháp công nhận Việt Nam độc lập,...
Kháng chiến lâu dài ( trường kỳ ) : là để chống âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh của
Pháp, để có thời gian phát huy yếu tố “ thiên thời, địa lợi, nhân hòa “ của ta, chuyển hóa
tương quan lực lượng từ chỗ ta yếu hơn địch đến chỗ ta mạnh hơn địch, đánh thắng địch.
Dựa vào sức mình là chính : “ phải tự cấp, tự túc về mọi mặt “, vì ta bị bao vây bốn phía.
Khi nào có điều kiện ta sẽ tranh thủ sự giúp đỡ của các nước, song lúc đó cũng không được ỷ lại. Câu 2:
Xây dựng đồng bộ môi trường văn hóa, trong đó chú trọng vai trò của gia đình, cộng đồng.
Môi trường văn hóa được định nghĩa là môi trường tổng hòa các loại điều kiện văn hóa tinh
thần tồn xung quanh chúng ta vì thế nên môi trường văn hóa có vai trò vô cùng to lớn đối
với sự ổn định và phát triển của xã hội.
Phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa; cần chú ý đầy đủ đến yếu tố văn hóa và con
người trong phát triển kinh tế. Nhìn chung, môi trường văn hóa có tác dụng thúc đẩy kinh tế
phát triển. Cụ thể là, môi trường văn hóa điều chỉnh và đảm bảo sự phát triển bình thường
và ổn định của nền kinh tế. Các giá trị văn hóa không chỉ là động lực phát triển mà nó còn
bao gồm những mục tiêu, phương hướng phát triển hợp lý của nền kinh tế.
Mỗi địa phương, cộng đồng, cơ quan, đơn vị, tổ chức phải là một môi trường văn hóa lành
mạnh, góp phần giáo dục, rèn luyện con người về nhân cách, lối sống. Về thực chất, phát
triển văn hóa đồng nghĩa với phát triển con người. Bởi vì con người không chỉ là nguồn lực
dồi dào để phát triển văn hóa mà nhờ có năng lực sáng tạo, tư duy nhạy bén, trình độ học
vấn cao và lối sống đạo đức, con người mới có thể xây dựng và củng cố nền văn hóa tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Bên cạnh đó, theo quan điểm của Đảng, chỉ có con người mới
là chủ nhân đích thực sáng tạo nên văn hóa, trong đó bao gồm cả văn hóa vật chất và văn
hóa tinh thần. Con đường đi của phát triển, văn minh, tiến bộ của dân tộc cũng như của thế
giới và thời đại là con đường của sáng tạo, phát triển văn hóa, của hội nhập văn hóa mà
trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, không một nước nào có thể ở bên ngoài tiến trình hội nhập để phát triển.
Thực hiện chiến lược phát triển gia đình Việt Nam, xây dựng gia đình thực sự là nơi hình
thành, nuôi dưỡng nhân cách văn hóa và giáo dục nếp sống cho con người. Nhận thức
được vai trò quan trọng của gia đình trong việc giữ vững ổn định xã hội, phát triển kinh tế,
nuôi dưỡng giáo dục và cung cấp nguồn lực con người, Đảng ta đã xác định nhiệm vụ xây
dựng môi trường văn hóa là thực hiện chiến lược phát triển gia đình Việt Nam, xây dựng gia
đình thực sự là nơi hình thành nuôi dưỡng nhân cách văn hóa và giáo dục nếp sống cho
con người. Phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh
phúc, văn minh. Xây dựng và nhân rộng các mô hình gia đình văn hóa tiêu biểu, có nền nếp
ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo, vợ chồng hòa thuận, anh chị em đoàn kết, thương yêu nhau.
Gắn kết các hoạt động văn hóa với phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh,
với chương trình xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.
Phát huy các giá trị, nhân tố tích cực trong văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng; khuyến khích các
hoạt động tôn giáo gắn bó với dân tộc, hướng thiện, nhân đạo, nhân văn, tiến bộ, “tốt đời,
đẹp đạo”. Khuyến khích các hoạt động “đền ơn đáp nghĩa”, “uống nước nhớ nguồn”, từ thiện, nhân đạo.
Trách nhiệm của sinh viên trong việc xây dựng môi trường văn hóa giao tiếp
Đối với các sinh viên tại trường Đại học Hà Nội, một ngôi trường có thế mạnh trong lĩnh vực
giảng dạy ngoại ngữ, việc xây dựng một môi trường văn hóa giao tiếp là một việc làm hết
sức cần thiết vì nó không chỉ nâng cao những giá trị mang tính cộng đồng như tinh thần
đoàn kết, giúp đỡ, tương thân tương ái mà còn góp phần giữ gìn truyền thống tốt đẹp của
ngôi trường trong việc nghiên cứu và giữ gìn sự tươi đẹp của ngôn ngữ trong giao tiếp.
Trước hết, sinh viên cần phải thiết lập cho bản thân mình một lối sống lành mạnh, luôn luôn
cố gắng và phấn đấu trong học tập, tích cực tham gia vào các hoạt động của trường, đem
năng lượng tích cực đó làm động lực cho những sinh viên khác cùng làm theo
Thứ hai, sinh viên cần chủ động học hỏi, trang bị cho bản thân những kiến thức về văn hóa
ứng xử, chuẩn mực đạo đức và kĩ năng sống, đặc biệt là những quy tắc ứng xử trong giao
tiếp hằng ngày với thầy cô, bạn bè. Cụ thể khi ứng xử với giảng viên, các sinh viên cần có
thái độ kính trọng, đề cao tinh thần tôn sư trọng đạo, giữ vững nét truyền thống trong giao
tiếp của nhà trường. Đối với bạn bè, sinh viên cần sống chan hòa, ứng xử cởi mở chân
thành để tăng mối quan hệ và giúp nhau cùng tiến bộ
Thứ ba, sinh viên nên tham gia vào các hoạt động tình nguyện của cộng đồng để giao lưu,
học hỏi và nâng cao kỹ năng mềm cho bản thân. Ngoài ra, sinh viên có thể đăng bài viết về
các hoạt động chung của cộng đồng như hoạt đôwng ngày hôwi viêwc làm, hoạt động tình
nguyện, hoạt động hướng nghiệp hoạt động tri ân… lên trang mạng xã hội nhằm lan tỏa lối
sống tích cực tới các bạn sinh viên khác. hướng các sinh viên đến lối sống tích cực, chủ
động tham gia, tự giác rèn luyện và bồi dưỡng về nhân cách
Thứ tư, là một sinh viên, chúng ta cần có thái độ phê phán, lên án những tiêu cực trong văn
hóa ứng xử, những hành động đi ngược với chuẩn mực đạo đức, phá vỡ truyền thống và
quy tắc tại môi trường Đại học.