Câu hỏi tự luận ôn tập - Quan hệ quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam

Câu hỏi tự luận ôn tập - Quan hệ quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

1. Hãy phân tích tác động của sự phát triển khoa học công nghệ đối với thương
mại quốc tế. Trong thời đại CMCN 4.0, thương mại quốc tế sẽ có những xu hướng lớn
nào?
Khoa học kỹ thuật công nghệ ngày càng phát triển đã tạo nhiều điều kiện cho
thương mại quốc tế phát triển nhanh chóng. Cùng nhìn lại giai đoạn CMCN lần thứ 3,
sự xuất hiện của công nghệ số, công nghệ thông tin cơ bản đã giúp tình hình thương
mại bắt đầu tăng trưởng nhưng chỉ dao động mức nhỏ. Tuy nhiên, tới CMCN lần
thứ 4 đã tạo ra một bước nhảy vọt đáng kể, điều dễ minh chứng cho sự thay đổi
này nhất chính thay đổi về khối lượng giá trị thương mại thế giới kể từ CMCN
lần thứ 3 đến nay.
Theo thống của WTO, khối lượng thương mại thế giới ngày nay gần gấp 43
lần mức được ghi nhận trong những ngày đầu của GATT (tăng trưởng 4300% từ năm
1950 đến năm 2021). Giá trị thương mại thế giới ngày nay đã tăng gần 347 lần so với
mức năm 1950. Tính đến năm 2021, khối lượng và giá trị thương mại thế giới đã tăng
trung bình lần lượt 4% và 6% kể từ năm 1995, khi WTO lần đầu tiên được thành lập.
Sự tăng trưởng này là do khoa học kỹ thuật công nghệ đã góp phần đa dạng hóa
hàng hóa, dịch vụ, tạo ra nhiều mặt hàng mới đáp ứng nhu cầu đời sống ngày càng
nâng cao của con người. cấu hàng hóa đã thay đổi, trao đổi hàng hóa từ nông
lâm ngư nghiệp dần dần chuyển sang công nghiệp dịch vụ chủ yếu. dụ điển
hình Việt Nam, nhờ khoa học kỹ thuật công nghệ đã sự dịch chuyển tích cực
giữa các nhóm hàng và hướng vào lõi công nghiệp hóa, từ các mặt hàng nguyên liệu
thô hoặc sơ chế sang các mặt hàng có hàm lượng chế biến. Thống kê trong khoảng 1
thập kỷ trở lại đây, tỉ trọng giá trị xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp tăng, từ mức
71,1% kim ngạch xuất khẩu năm 2010, lên mức 85,4% năm 2015 89,8% năm
2020. Trong khi đó, tỉ trọng nhóm trong nhóm hàng nông, lâm, thủy sản xuất khẩu đã
giảm mạnh, từ 22,7% năm 2010 xuống 14,7% năm 2015 và 10,2% năm 2020. Tỷ
trọng nhóm hàng công nghiệp nặng khoáng sản tăng lên, chủ yếu do tăng kim
ngạch xuất khẩu nhóm hàng điện thoại các loại linh kiện, còn tỷ trọng nhóm hàng
công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp giảm. Đây chính là những xu hướng chuyển
dịch tích cực, và cũng chính là xu thế chung của thế giới.
Thêm vào đó, khoa học kỹ thuật công nghệ đã mở rộng khả năng liên lạc, trao đổi
thông tin giữa các nước, thể giải quyết các vấn đề về thuế quan cũng như các
Hiệp định kinh tế thế giới đã giúp các quốc gia cung ứng dịch vụ, hàng hóa cho nhau
một cách dễ dàng hơn, dẫn tới thương mại quốc tế trở thành mũi nhọn trong phát
triển kinh tế với quy mô rộng mở trên toàn cầu
_ Tác động của sự phát triển kh-cn đối với thương mại quốc tế:
Việc nắm bắt kịp thời các thành quả của kh-cn có thể coi là chìa khóa, là cơ hội để
phát triển mang tính đột phát cho các ngành kinh tế nói chungthương mại quốc tế
nói riêng.
Tác động trong qtrinh sx: Trong sản xuất ngày nay, con người sử dụng
ngày càng nhiều các máy móc kỹ thuật hiện đại. Việc ứng dụng máy móc vào sản
xuất sẽ giúp mang lại sự chuyên nghiệp cao trong mỗi sản phẩm, cho phép thực hiện
các công việc được dễ dàng, nhanh chóng làm thủ công khó thể thực hiện
được. dụ như công việc chiết rót dung dịch vào chai lọ, thực hiện bằng máy sẽ
đảm bảo sự đồng đều về dung tích, không bị tràn cũng như hạn chế thôi nhiễm các
chất độc hại khác.
Chi phí thương mại: Báo cáo về thuận lợi hóa thương mại khu vực châu Á Thái
Bình Dương năm 2021 của UNESCAP Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho
hay, sau khi chuỗi cung ứng bị gián đoạn vì đại dịch Covid-19, chi phí vận chuyển tăng
lên mức cao nhất từ trước đến nay. Cước vận chuyển hàng hóa đã tăng khoảng 4 – 8
lần trong vòng 1 năm. Trong bối cảnh trên, nhiều quốc gia đã thực hiện nhiều biện
pháp tạo thuận lợi thương mại chung và chuyển đổi kỹ thuật số trong năm 2021, giúp
hàng hóa lưu thông khắp khu vực, giảm các chi phí vận chuyển hàng hóa, tăng cường
khả năng phục hồi cho các nền kinh tế.
Sự phát triển của thương mại điện tử: Do sự ảnh hưởng của đại dịch
COVID-19 từ cuối năm 2019, các chuỗi cung ứng toàn cầu đã bị đứt gãy, các hình
thức thương mại truyền thống đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong bối cảnh đó cộng
them với kh-cn ngày cành pt dẫn đến thương mại điện tử đã có sự phát triển đáng kể
vực lại được chuỗi cung ứng toàn cầu. Với sự gia tăng của người dung internet
trên toàn thế giới, với hơn 50% tổng dân số toàn cầu, giao dịch nhanh chóng, thời
gian vận chuyển được rút ngắn, sự đa dạng các kênh thương mại điện tử,… -> doanh
thu từ thương mại điện tử đang tăng lên một cách đáng kể. Các số liệu thống kê cũng
chứng minh rằng khối lượng thương mại điện tử đang tăng rất đáng kể trên toàn cầu.
So với tầm quan trọng của thương mại điện tử trong những năm từ 2014 đến 2020,
sự khác biệt là vô cùng đáng kể, theo thống kê, vào năm 2021, doanh thu từ các sàn
thương mại điện tử chạm mốc 4135 tỷ đô la Mỹ với mức tăng trưởng hành năm đạt
khoảng 15%.
Xu thế của thương mại quốc tế trong thời đại công nghệ 4.0:
Xu hướng của thương mại quốc tế
Toàn cầu hóa và hội nhập KTQT
Toàn cầu hóa quá trình các nước hướng tới hội nhập kinh tế, tài chính, thương
mại, truyền thông. Toàn cầu hóa m ra một triển vọng lớn cho liên kết kinh tế, phụ
thuộc lẫn nhau miễn phí việc chuyển giao vốn, hàng hóa và dịch vụ qua biên giới các
quốc gia
Hội nhập KTQT là quá trình thỏa thuận giữa các quốc gia, để cùng giảm or loại bỏ
các hàng rào thuế quanphi thuế quan trong giao dịch hàng hóa, dịch vụcác yếu tố
sản xuất. Trong quá trình đó, các nước phải đồng thuận phối hợp các chính sách thương
mại, tài chính, tiền tệ. Hội nhập kinh tế là một quá trình dài và có nhiều giai đoạn
Cùng với sự phát triển của thương mại tự do và những lợi ích mà nó mang lại, toàn
cầu hóa hội nhập kinh tế như mọt xu hướng hiển nhiênngày càng nhiều các quốc
gia tập chung theo đuổi, khiến cho giao dịch giữa các nước trở nên dễ dàng hơn, từ đó
thu được lợi nhuận nhanh hơn. Toàn cầu hóa dẫn đến hình thành các tập đoàn đa quốc
gia, tạo ra môi trường cạnh tranh nhiều mức độ. Chính sự cạnh tranh này sẽ giúp kinh
tế nội địa có động lực phát triển mạnh mẽ hơn, người tiêu dùng được lợi giá thấp hơn
và sự lựa chọn tăng lên.
Xu hướng tới số hóa thương mại
Thương mại điện tử hay thương mại kỹ thuật số rất quan trọng đối với kinh tế của các
quốc gia. Sự tăng trưởng của thương mại kỹ thuật stác động tương đối mạnh hơn
đối với thương mại dịch vụ. Các ngành công nghiệp dịch vụ công nghệ cao thì giá trị
tăng trưởng cao. Các lĩnh vực kỹ thuật số chuyên sâu bao gồm các dịch vụ tài chính (ví
dụ ngân hàng internet), dịch vụ viễn thông, R&D và các dịch vụ kinh doanh, cho thuê máy
móc và thiết bị (dịch vụ cho thuê xe). Đối với sản xuất, ngành xuất bản, hóa chất, thiết bị
máy tính, máy móc thiết bị điện và vận tải là những lĩnh vực có cường độ kĩ thuật số cao.
Sự thay đổi cơ cấu thương mại quốc tế
Hiện nay, sức mạnh kinh tế thế giới đang có xu hướng mạnh lên ở phía đông. Ví dụ
như khối BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi). Sự viên lên của khối này,
cùng với hàng loạt nước mới nổi đã làm cho kinh tế chính trị của các nước phương
Tây không còn mạnh như trước nữa. Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế thứ hai trên thế
giới..Dự đoán tương lai, thương mại quốc tế sẽ có sự thay đổi đáng kể. Hiện tại EU đang
khối thương mại đứng đầu, kiểm soát thương mại thế giới, nhưng trong tương lai
gần tỉ lệ này sẽ giảm xuống Trung Quốc sẽ vươn lên theo sát. Các nước BRICS sẽ
chiếm phần lớn trong thương mại toàn cầu và nhiều hơn EU.
2. Hãy trình bày một số đặc điểm của thương mại quốc tế của Việt Nam trong
thời gian gần đây. Đâu là những thành tựu nổi bật và những hạn chế còn tồn tại?
Theo tổng cục hải quan, số liệu của tổng cục thống cho thấy rằng kim ngạch
xuất nhập khẩu trong giai đoạn từ 2018 đến 2021 liên tục tăng trưởng kim ngạch xuất-
nhập khẩu trong giai đoạn này biến động những vẫn giữ xu hướng tăng trưởng liên
tiếp trong 5 năm Việt Nam xuất siêu cụ thể thương mại hàng hóa hai chiều của Việt
Nam tăng trưởng đều đặn qua các năm. Quy xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng cao
trong bối cảnh kinh tế thế giới nhiều rủi ro, bất ổn, thương mại toàn cầu giảm sút,
xuất khẩu của các nước trong khu vực đều giảm so với cùng kỳ năm trước.
Tại Việt Nam, nhờ khoa học kỹ thuật công nghệ đã sự dịch chuyển tích cực
giữa các nhóm hàng và hướng vào lõi công nghiệp hóa, từ các mặt hàng nguyên liệu
thô hoặc sơ chế sang các mặt hàng có hàm lượng chế biến. Thống kê trong khoảng 1
thập kỷ trở lại đây, tỉ trọng giá trị xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp tăng, từ mức
71,1% kim ngạch xuất khẩu năm 2010, lên mức 85,4% năm 2015 89,8% năm
2020. Trong khi đó, tỉ trọng nhóm trong nhóm hàng nông, lâm, thủy sản xuất khẩu đã
giảm mạnh, từ 22,7% năm 2010 xuống 14,7% năm 2015 và 10,2% năm 2020. Tỷ
trọng nhóm hàng công nghiệp nặng khoáng sản tăng lên, chủ yếu do tăng kim
ngạch xuất khẩu nhóm hàng điện thoại các loại linh kiện, còn tỷ trọng nhóm hàng
công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp giảm. Đây chính là những xu hướng chuyển
dịch tích cực, và cũng chính là xu thế chung của thế giới.
Thành tựu:
Đến năm 2020, Việt nam quan hệ kt thương mại với 220 quốc gia vùng
lãnh thổ, đãtrên 70 nước công nhận vn nền kt thị trường. Việt nam đã tham gia
vào 15 Hiệp định thương mại tự do (FTA) trong đó các FTA thế hệ mới với tiêu
chuẩn rất cao như: hiejp định Đối tác toàn diện tiến bộ xuyên Thái bình dương
(CPTPP), hiệp định thương mại tự do giữa vn và liên minh châu âu (evfta),…
Vào tốp 20 nền thương mại hàng hóa lớn nhất thế giới. Dấu ấn WTO được ghi
nhận nét trong việc đưa Việt Nam trở thành một nền kinh tế độ mở cao, tới
200% GDP và cải thiện cán cân thương mại hàng hóa, chuyển từ nhập siêu sang xuất
siêu 6 năm liên tục kể từ 2016 đến nay. Theo Tổng cục Thống kê, nếu năm 2006, tổng
kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước chỉ mức 84,7 tỷ USD (xuất khẩu 39,8 tỷ USD),
thì đến năm 2021, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt tới 668,5 tỷ USD,
tăng 22,6% so với năm 2020 và tăng hơn 7 lần so với năm 2006. Trong đó, kim ngạch
xuất khẩu ước đạt 336,25 tỷ USD, tăng 19% so với năm 2020; khu vực có vốn đầu tư
nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 247,54 tỷ USD, tăng 21,1%, chiếm 73,6% tổng kim
ngạch xuất khẩu. Từ năm 2016 đến nay, cán cân thương mại luôn đạt thặng với
mức xuất siêu tăng dần qua các năm, từ 1,77 tỷ USD (năm 2016); 2,1 tỷ USD (năm
2017); 6,8 tỷ USD (năm 2018); 10,9 tỷ USD (năm 2019); trên 19 tỷ USD (năm 2020)
và năm 2021,chịu ảnh hưởng nặng nề dịch Covid-19, Việt Nam vẫn đạt mức xuất
siêu gần 4 tỷ USD… Báo cáo soát thống thương mại thế giới năm 2020 của
WTO ghi nhận trong số 50 nước nền thương mại hàng hóa lớn nhất thế giới, Việt
Nam có mức tăng trưởng lớn nhất khi dịch chuyển từ vị trí thứ 39 vào năm 2009 lên vị
trí thứ 23 vào năm 2019 và lọt vào tốp 20 năm 2021.
Với những thành tựu trên, có thể thấy Việt Nam đang tạo dựng được niềm tin đối
với các quốc gia khu vực trên thế giới, hội xoá bỏ các rào cản để “khơi
thông” cũng như thu hút vốn đầu tư FDI vào Việt Nam. Trong năm 2021, mặc dù dịch
Covid -19 đang diễn biến phức tạp nhưng vốn FDI vào Việt Nam đạt 31,15 tỷ USD,
tăng 9,2% so với năm 2020 . Điều
22
này cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài đang đặt niềm tin rất lớn vào môi
trường đầu tư Việt Nam. Vốn đầu tư đăng ký mới và điều chỉnh đều tăng so
với năm 2020, đặc biệt vốn điều chỉnh tăng mạnh tới 40,5%. Các số
23
liệu trên cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài đã coi Việt Nam là điểm đến
đầu tư an toàn, thể hiện niềm tin về môi trường đầu tư kinh doanh, tiếp tục
mở rộng đầu tư tại Việt Nam.
Bên cạnh những thành tựu Việt Nam đã đạt được thì vẫn tồn tại những hạn
chế nhất định trong quá trình tham gia hoạt động Thương mại Quốc tế. Mặc dù cơ cấu
xuất khẩu đã sự thay đổi theo hướng tích cực trong thời gian qua nhưng tốc độ
chuyển dịch theo ớng đáp ứng yêu cầu biến đổi của thị trường xu thế thế giới
diễn ra còn chậm, tỷ trọng hàng thô, sơ chế vẫn còn cao. Vấn đề chuyển dịchcấu
xuất khẩu chưa thật bền vững còn chứa nhiều yếu tố rủi ro. Đây một trong những
hạn chế lớn nhất trong cơ cấu xuất khẩu hiện nay. Nếu không tăng nhanh tỷ trọng các
mặt hàng chế biến, xét về dài hạn tăng trưởng xuất khẩu sẽ rất khó khăn. Những hạn
chế nêu trên cho thấy chuyển dịch cấu kinh tế nói chung và cấu xuất khẩu nói
riêng còn chưa vững chắc. Việc tập trung quá lớn một số mặt hàng đã làm suy
giảm khả năng mở rộng thị trường mới, dẫn tới nguy tự đánh mất thị trường, khó
phát triển bền vững duy trì tốc độ tăng trưởng cao. Ngoài các nhóm hàng thô, sơ
chế, các nhóm hàng chế biến công nghệ vẫn chiếm tỷ trọng thấp. Những mặt hàng có
tốc độ tăng trưởng nhanh và chiếm tỷ trọng lớn còn phụ thuộc quá nhiều vào các sản
phẩm công nghệ, các nguyên vật liệu thiết bị nhập khẩu từ nước ngoài. Những
sản phẩm từ thị trường nước ngoài này chủ yếu đều mang giá trị lớn nên việc Việt
Nam nhập khẩu các sản phẩm đó để áp dụng cho quá trình sản xuất trong nước mặc
dù có đem lại sự thay đổi tích cực trong quá trình vận hành và sản xuất và xuất khẩu
nhưng giá trị thực sự đem lại còn mức thấp.Ví dụ, đối với nhóm hàng hoá thiết bị,
phụ tùng máy móc, theo số liệu của tổng cục hải quan, kim ngạch nhập khẩu máy
móc thiết bị giai đoạn 2018-2021 đều đạt gtrị cao chiếm tỷ trọng thấp. Hạn chế
của Việt Nam còn nằm những tiêu chuẩn, yêu cầu, điều kiện về hình thức chất
lượng sản phẩm thị trường xuất khẩu đề ra đặc biệt trong mặt hàng nông sản,
thủy sản. Bên cạnh đó, vấn đề xây dựng thương hiệu Việt cũng chưa thực sự được
đảm bảo nên sẽ khó khăn hơn cho Việt Nam trong quá trình xuất khẩu các sản phẩm
trong nước ra thị trường thế giới.
3. Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có tác động như thế nào đến nền kinh tế
toàn cầu? Việt Nam những hội và thách thức trong bối cảnh chiến tranh
thương mại Mỹ - Trung?
Tác động: Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung nổ ra không chỉ gây tổn hại cho Hoa
Kỳ và Trung Quốc, những tranh cãi thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới
cũng ảnh hưởng
tiêu cực tới thế giới. Xung đột thương mại nổ ra thể làm suy yếu đầu tư, làm
giảm chi tiêu, làm xáo trộn thị trường tài chính và làm chậm đi tăng trưởng của kinh tế
toàn cầu. Những tác động của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ- Trung còn thể hiện rõ
qua các góc độ kt, cụ thể:
Tăng trưởng kt: Những thay đổi trong chính sách thương mại trở thành nguy
lớn nhất đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Theo OECD, cuộc chiến thương mại
Mỹ-Trung gây sức ép lớn lên hoạt động đầu niềm tin của các doanh nghiệp,
khiến tăng trưởng kinh tế thế giới nguy chạm đáy 1 thập kỷ. Trong báo cáo ngày
19/9/2018, OECD dự báo nền kinh tế thế giới sẽ chỉ tăng trưởng 2,9% trong năm
2019, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2009; IMF cũng dự báo kinh tế toàn cầu chỉ đạt
mức tăng trưởng từ 3% trở xuống, đây được coi mức “suy thoái”. Về tỷ giá: Thị
trường tài chính thế giới trong phiên đầu tuần ngày 26.8 đã phản ánh mối quan ngại
sâu sắc của giới đầu tư. Đồng Nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc đã xuống mức thấp
nhất.
Tại Tokyo, đồng Yên đã tăng giá mạnh so với USD, do các nhà đầu đẩy mạnh
mua vào đồng bản tệ của Nhật Bản để tích trữ. Đây được xem một trong những
nguyên nhân chủ yếu các thị trường chứng khoán châu Á đồng loạt giảm điểm khi
mở cửa ngày giao dịch 26.8. Các
chỉ số Nikkei Nhật Bản, chỉ số Hang Seng của thị trường Hong Kong (Trung
Quốc), hay chỉ số Shanghai Composite của thị trường Thượng Hải (Trung Quốc) đều
giảm điểm. Về xuất nhập khẩu: Có thể thấy rõ, căng thẳng thương mại Mỹ-Trung đang
khiến chuỗi cung ứng toàn cầu bị p vỡ, ảnh hưởng xấu đến việc cung ứng hàng
hóa dịch vụ, từ đó gây ra những tác động tiêu cực đối với nền kinh tế toàn cầu.
Theo Ngân hàng Thế giới, mức thuế năm 2018 và
các biện pháp trả đũa gây hại cho kinh tế toàn cầu khoảng 450 tỷ USD, chiếm
khoảng 13% tỷ trọng nhập khẩu của Mỹ và 2,5% thương mại toàn cầu. Tính trên toàn
cầu, theo số liệu của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), năm 2017, tổng kim ngạch
xuất khẩu hàng hóa tăng 11%
lên 17.200 tỷ USD. Ballpark ước tính cứ mỗi 100 tỷ USD hàng hóa bị ảnh hưởng
bởi thuế nhập khẩu, thương mại toàn cầu sẽ giảm 0,5%. Việc này sẽ kéo theo tăng
trưởng toàn cầu mất 0,1%. Lạm phát cũng sẽ tăng 0,1% - 0,3%, chưa tính biến động
tỷ giá. hội cho vn: Khi hàng hóa của Trung Quốc bị hạn chế thị trường Mỹ
ngược lại, đây sẽ hội cho tất cả các hàng hóa không bị đánh thuế vào hai thị
trường này, trong đóhàng hóa của Việt Nam. Không chỉ vậy, xung đột thương mại
còn là đòn thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài của hai
nước Mỹ, Trung Quốc, sau đó sẽ xuất khẩu hàng hóa từ các nước trung gian như Việt
Nam sang nước kia để không phải chịu mức áp thuế cao. Cuộc chiến tranh thương
mại càng kéo dài mở rộng tăng thuế từ nhóm công nghệ nghệ kỹ thuật cao sang
các ngành khác làm xuất hiện những đảo chiều hoặc bẻ dòng FDI khu vực và
thế giới theo hướng né các thị trường đang chịu mức thuế cao dồn tụ vào các
nước ít có nguy cơ áp thuế bảo hộ nhiều hơn giúp Việt Nam có thể tăng thu hút
FDI này từ Mỹ và Trung Quốc. Ngoài ra, vn có thể tận dụng gia tăng xuất nhập
khẩu sang Mỹ hang TQ chịu thuế tùy thuộc những sản phẩm bị đánh thuế
hàng
hóa mà Việt Nam có xuất khẩu và có khả năng cạnh tranh. Ví dụ điển hình như
hiệp hội da giày túi xách Việt Nam được Hiệp hội dệt may Việt Nam nhận định
trong gói 50 tỷ USD sản phẩm mà Trung Quốc Triệu chịu thuế trừng phạt đợt đầu
các mặt hàng tương tự của Việt Nam xuất sang Mỹ năm 2017 chỉ có tỷ giá 1,2 tỷ
USD và 5 tháng đầu năm 2018 cũng chỉ có 545 triệu USD. Khi Mỹ tiếp tục áp thuế
vào hàng Trung Quốc Lan sang các nhóm ngành khác như giày dép, quần áo,...
thì
ngành giày da xuất khẩu của Việt Nam sẽ đơn hàng tăng đột biến từ Trung
Quốc
sang Việt Nam. Tuy nhiên đây cũng là thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam
trước
áp bức về đất đai, xây dựng nhà máy lao động…
Bất lợi:
Tác động đến thị trường xuất nhập khẩu: Việt Nam quan hệ thương mại sâu
rộng với cả
Mỹ và Trung Quốc. Theo kết quả nghiên cứu của NCIF, xuất nhập khẩu chịu tác
động mạnh, với mức tác động tăng dần đến đỉnh điểm giai đoạn 2020-2022,
sau
đó giảm dần. VN cần có thời gian để thích nghi với các điều kiện kt mới khi diễn
ra xu hướng chuyển dịch các công ty xuyên quốc gia từ TQ sang VN. Bên cạnh đó
khi
hàng Trung Quốc xuất khẩu vào Hoa Kỳ bị áp thuế, để giảm phụ thuộc vào Hoa
Kỳ,
duy trì năng suất, Trung Quốc có thể có những chính sách phá giá, đẩy hàng hóa
sang các nước xung quanh, trong đó Việt Nam... Trong bối cảnh chiến tranh
thương mại, những hàng rào
kỹ thuật sẽ gắt gao hơn với hàng Việt Nam khi xuất khẩu sang cả hai thị trường
này. Mỹ sẽ kiểm tra chặt chẽ hơn về xuất xứ tôm từ Việt Nam vì có khả năng tăng
doanh nghiệp Trung Quốc sẽ “mượn” Việt Nam để lấy xuất xứ xuất sang Mỹ.
Do vậy
Việt Nam phải minh bạch hóa nguồn gốc sản phẩm để có thể giành được thị phần
của vương quốc trên thị trường Mỹ.
Tác động đối với thị trường tài chính – tiền tệ Việt Nam: mục tiêu kiểm
soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam cũng đứng trước thách thức
khi Trung Quốc và các nước trong khu vực, trên thế giới phá giá đồng nội tệ để
bảo vệ xuất khẩu hàng hóa. Điều này sẽ gây áp lực lên tỷ giá của đồng Việt Nam
với các ngoại tệ, từ đó gây áp lực không nhỏ đến kiểm soát lạm phát, thị trường
chứng khoán, dự trữ ngoại hối và giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam.
4.Anh/Chị ủng hộ thương
mại tự do hay bảo hộ thương mại? Hãy đưa ra các lập luận để bảo vệ ý kiến của
mình. Theo anh/chị, Việt Nam nên theo đuổi chính sách thương mại tự do hay bảo
hộ thương mại?
Em ủng hộ thương mại tự do vì:
Tự do hóa thương mại, một mặt, với nội dung giảm thiểu, từng bước xóa bỏ hàng
rào thuế quan và phi thuế quan cản trở giao lưu hàng hóadịch vụ, phù hợp với xu
thế quốc tế hóa đời sống kinh tế, toàn cầu hóa khu vực hóa kinh tế, trên sở
thuyết “lợi thế so sánh” quan điểm kinh tế mở. Dưới góc độ đó, đối với các quốc
gia, tự do hóa thương mại là một tất yếu khách quan, một mục tiêu cần đạt. Mặt khác,
tự do hóa thương mại mà hệ quả là “mở cửa” thị trường nội địa cho hàng hóa, dịch vụ
nước ngoài xâm nhập, thường lợi cho các nước phát triển, có tiềm lực về kinh tế,
khoa học công nghệ, hàng hóa dịch vụ sức cạnh tranh cao về bản
không lợi cho các nước đang phát triển, nhất những quốc gia hàng hóa
dịch vụ chưa đủ sức cạnh tranh với hàng hóa dịch vụ của nước ngoài, ngay thị
trường trong nước.
Bên cạnh đó, tùy vào điều kiện cụ thể của nền kinh tế, từng giai đoạn phát
triển mỗi quốc gia nên kết hợp cả 2 mặt đối lập: tự do bảo hộ trong csach
thương mại với mức độ khác nhau
Việt Nam nên theo đuổi chính sách thương mại tự do. Bởi tự do hóa thương mại
được xem một hướng đổi mới quan trọng trong chính sách và cơ chế quản
thương mại kinh tế đối ngoại. Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, tự do hóa thương mại một xu thế khách quan, không thể đảo
ngược, cần được thúc đẩy mạnh mẽ, song phải bước đi phù hợp với đặc
điểm, điều kiện nước ta yêu cầu hội nhập với bên ngoài, bảo đảm lợi ích
quốc gia.
TMTD giúp thúc đẩy trao đổi, buôn bán, phát huy lợi thế so sánh của nước ta, từ
đó giúc mở rộng thị trường, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao hiệu quả
sử dụng các nguồn lực. Sxuất xuất khẩu VN hnay phụ thuộc nhiều vào
nguyên vật liệu NK. Do vậy, tự do hóa thương mại sẽ tạo cho ng tiêu dùng
cũng như nhà nhập khẩu ng liệu cơ hội lựa chọn hàng hóa tốt hơn với giá hợp
hơn. TDTM cùng vs việc kết các Hiệp định TMTD giúp VN hưởng nhiều
ưu đãi cao, đưa hàng hóa VN tiếp cận vs nhiều thị trường rộng lớn, giúp gia
tăng XK, doanh nghiệp Việt cũng thuận lợi hơn trong việc tham gia sâu vào
các chuỗi sản xuất cung ứng toàn cầu; đẩy mạnh tăng trưởng GDP. Thêm
vào đó, Việt Nam có điều kiện mở rộng và cơ cấu lại thị trường xuất nhập khẩu
của mình, theo hướng cân bằng, giảm thiểu phụ thuộc vào một vài thị trường
truyền thống như trước.
5.Hãy trình bày về sự kiện Hoa Kỳ kiện chống bán phá giá đối với ba sa của
Việt Nam. Tác động của vụ kiện đối với ngành cá ba sa của Việt Nam là gì? Việt Nam
có thể làm gì để khắc phục vấn đề này?
Nguyên nhân: Việt Nam bắt đầu xuất khẩu vào Mỹ từ năm 1996 cho đến năm
2001, lượng cá basa của Việt Nam xuất khẩu sang đây đã đạt con số kỷ lục 8.000
tấn. Đối mặt với việc thủy sản Việt Nam đặt chân vào Mỹ, Hiệp hội chủ trại nuôi cá
nheo Mỹ (CFA) cho rằng việc xuất khẩu cá da trơn với giá thành thấp của Việt Nam đã
trở thành mối đe dọa to lớn đối với công nghiệp nuôi và chế biến cá nheo của Hoa Kỳ
khi khiến tổng trị giá catfish bán ra của các nhà nông nghiệp Mỹ giảm mạnh. Từ đó,
Mỹ đã thông qua đạo luật giới hạn việc sử dụng tên “catfish” và đưa ra những lý do
để chống việc nhập khẩu cá basa của Việt Nam vào Mỹ. Việc thông qua đạo luật này
được xem là bước đầu tiên của “cuộc chiến cá da trơn” .
1
Vụ kiện gồm các bên tham gia: Bên nguyên đơn có viện CFA, bên bị đơn có các
nhà sản xuất và chế biến VN được đại diện bởi Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ
sản Việt Nam – VASEP và danh sách nhân viên chịu trách nhiệm thi hành nhiệm vụ.
Cuối năm 2000, CFA tung lên báo chí Mỹ những thông tin thất thiệt, bôi xấu hình
ảnh basa Việt Nam. Đến tháng 2/2001, lúc này Mỹ khan hiếm nheo, Việt
Nam nhập khẩu tăng, họ bắt đầu một chiến dịch quảng cáo kéo dài 9 tháng để chống
lại việc nhập khẩu cá basa của Việt Nam.
Ngày 28 tháng 6 năm 2002, CFA và một số các công ty chế biến cá da trơn tại Mỹ
đệ đơn kiện lên DOC (Department of commerce) yêu cầu mở điều tra chống bán phá
giá cá da trơn từ Việt Nam với lý do là mặt hàng này được nhập vào Mỹ dưới giá hợp
lý. Ngày 24 tháng 7 năm 2002, Bộ Thương Mại Mỹ (DOC) tuyên bố tiến hành điều tra
về cáo buộc của CFA
Tháng 11/2002 bất chấp sự phản đối từ phía Việt Nam, DOC đã kết luận Việt
Nam nước nền kinh tế phi thị trường. Tháng 3/2003, DOC đã cử đoàn quan
chức sang Việt Nam để nghiên cứu điều tra tình hình sản xuất basa để xác định
lần cuối mức thuế suất chống bán phá giá.
Ngày 23/7/2003 ITC đưa ra phán quyết các doanh nghiệp Việt Nam bán cá basa
vào thị trường Mỹ thấp hơn giá thành, gây tổn hại tới ngành sản xuất cá da trơn của
Mỹ và ấn định mức thuế suất bán phá giá rất cao, từ 36.84-63.88%.
Sau khi đưa ra phán quyết thiếu công bằng, đến ngày 7/8/2003, Bộ Thương mại
Mỹ chính thức công bố áp đặt thuế chống bán phá giá đối với 11 doanh nghiệp Việt
Nam xuất khẩu vào thị trường này. Tháng 3/2005, DOC quan Hải quan Mỹ lại
tiếp tục ép các nhà nhập khẩu cá basa Việt Nam phải đóng một khoản tiền cọc (Bond)
từ đầu tháng 3-2005.
Ngày 2/9/2005, DOC quyết định bộ về việc giảm mức thuế chống bán phá
giá. Ngày 21/3/2006, DOC công bố mức điều chỉnh thuế. Ngày 17 tháng 3 năm 2018,
có 9 doanh nghiệp nằm trong nhóm phải chịu thuế chống bán phá giá vào Mỹ từ 3,87
USD/kg (tức 124,411%) hai doanh nghiệp bị áp thuế lên tới 7,74 USD/kg (tức
246,283%). Trong khi đó, giá xuất khẩu tra Việt Nam sang thị trường Mỹ thời
điểm hiện tại là 4-5 USD/kg.
Ngày 10 tháng 9 năm 2018, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã ban hành kết luận
bộ của đợt soát thuế chống bán phá giá lần thứ 14 (POR 14). Mức thuế bộ
cho hai bị đơn bắt buộc 0 USD/kg 1,37 USD/kg, thuế suất cho các bị đơn tự
nguyện là 0,41 USD/kg; thuế suất toàn quốc là 2,39 USD/kg.
NHỮNG ẢNH HƯỞNG SAU VỤ KIỆN
Ảnh hưởng tích cực
Nhờ những tiếng tăm tới từ vụ kiện,da trơn xuất khẩu của Việt Nam đã được
nhiều bạn trên toàn thế giới biết tới hơn. Sau nhiều lần chịu cảnh “thăng trầm”,
người nuôi các DN đã “bắt tay” liên kết chặt hơn để cân đối “cung - cầu” hợp
cho thị trường. Mặt khác, mặt hàng tra Việt Nam đã từng bước khẳng định được
sức sống mãnh liệt của nó.
Ảnh hưởng tiêu cực
Ảnh hưởng trực tiếp đến những ngư dân, những người nuôi cá, thuế cao, luật
nghiêm ngặt khiến họ giảm bớt định hướng mở rộng thị trường da trơn sang hoa
kỳ - một trong những thị trường lớn tiềm năng nhất. Bên cạnh đó, thương hiệu
sự tín nhiệm của các thị trường nhập khẩu dành cho basa của Việt Nam cũng bị
sụt giảm. Đây một hệ quả cùng nghiêm trọng của vụ kiện, tạo ra những rào cản
thương mạithể các thị trường tiềm năng sẽ mang theo “đôi mắt nghi hoặc” khi
quyết định có nhập khẩu cá da trơn của nước ta.
BÀI HỌC RÚT RA TỪ VỤ KIỆN
Chính phủ cần tiếp tục kêu gọi các nước trên thế giới công nhận Việt Nam là nền
kinh tế thị trường. Kể từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm 2007
đến nay, Việt Nam đã được 90 quốc gia trên thế giới công nhận nền kinh tế thị
trường. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng bởi Việt Nam được coi là nền kinh tế
có giá cả thị trường được quyết định bởi sự cạnh tranh cởi mở, chứ không phải bởi sự
can thiệp của nhà nước.
Chính phủ cần nhanh chóng đào tạo đội ngũ chuyên gia chuyên về bán phá giá
để tư vấn cho doanh nghiệphỗ trợ cho Chính phủ khi xảy ra những vụ kiện tương
tự vụ kiện này.
Thúc đẩy nhanh tiến trình hội nhập nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế khu vực
thế giới: tham gia ASEAN, APEC, ASEM, WTO… các tổ chức, hiệp đoàn kinh
tế.
Hơn nữa cũng cần tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng ký thương hiệu và hoàn
thiện Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các thương hiệu Việt Nam. Tích cực tuyên
truyền về luật pháp các nước đối tác, cung cấp thông tin đầy đủ cho các doanh
nghiệp để họ am hiểu hơn về môi trường kinh doanh quốc tế. Khuyến khích các
doanh nghiệp không xuất khẩu hàng hoá dưới thương hiệu của nước ngoài, nhằm
tránh việc cạnh tranh trực tiếp với các sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu.
6.Hãy trình bày một số đặc điểm của dòng vốn đầu trực tiếp nước ngoài vào
Việt Nam trong thời gian qua. Đâu là những thành tựu nổi bật và những hạn chế còn
tồn tại?
Trong giai đoạn 2010-2021, nguồn vốn FDI Việt Nam được mở rộng trên nhiều
lĩnh vực, đặc biệt ngành công nghiệp chế biến, chế tạo,... Trong đó, ngành công
nghiệp chế biến, chế tạo lĩnh vực thu hút được nhiều nhà đầu nước ngoài nhất
về số dự án và tổng vốn đăng ký, chiếm 40-60% tổng số dự án và tổng số vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.
Ngoài ra, một số lĩnh vực như bán buôn bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy và động cơ
khác; ngành xây dựng; lĩnh vực sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi
nước và điều hoà không khí cũng thu hút được nhiều dự án và tổng số vốn đăng ký từ
các nhà đầu nước ngoài. Nhìn chung, những ngành kinh tế liên quan đến công
nghiệp chế tạo, chế biến; kinh doanh bất động sản; sản xuất phân phối điện...
những lĩnh vực thu hút vốn đầu tư FDI nhiều nhất. Và chủ yếu xuất phát từ Hàn Quốc,
Nhật Bản Singapore. Như vậy, thể thấy, thị trường Việt Nam thu hút được
nhiều FDI nhất chủ yếu các quốc gia Châu Á, còn các thị trường lớn như Mỹ
Liên minh Châu Âu (EU) thì vẫn chưa thu hút được. Đặc biệt, mặc số dự án FDI
Việt Nam thu hút được từ Nhật Bản nhiều hơn từ Singapore, nhưng khi xét về số
vốn đăng ký, Singapore lại là quốc gia đăng ký nhiều vốn hơn Nhật Bản. Điều này cho
thấy quy trung bình dự kiến của mỗi dự án FDI Việt Nam thu hút được từ
Singapore lớn hơn quy mô trung bình dự kiến của mỗi dự án FDI mà Việt Nam thu hút
được từ Nhật Bản.
Đồng thời, các ngành kinh tế tiếp nhận FDI chủ yếu nước ta vẫn thuộc nhóm
ngành thâm dụng lao động, thuộc công đoạn lắp ráp, hoàn thiện sản phẩm, chưa
hàm lượng khoa học công nghệ cao chưa mang lại nhiều giá trị gia tăng. Đây
cũng là một nguyên nhân làm chậm quá trình chuyển giao khoa học kỹ thuật hiện đại
và gia tăng nguy cơ trở thành bãi thải công nghiệp của Việt Nam.
Thành tựu
Trong năm 2021, mặc dịch Covid -19 đang diễn biến phức tạp nhưng vốn FDI
vào Việt Nam đạt 31,15 tỷ USD, tăng 9,2% so với năm 2020. Điều này cho thấy các
nhà đầu tư nước ngoài đang đặt niềm tin rất lớn vào môi trường đầu tư Việt Nam. Vốn
đầu đăng mới và điều chỉnh đều tăng so với năm 2020, đặc biệt vốn điều chỉnh
tăng mạnh tới 40,5%.
Bước sang năm 2022, dòng vốn đầu trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam được
kỳ vọng sẽ khởi sắc trở lại nhờ những chính sách thu hút đầu hấp dẫn chủ
trương mở cửa trở lại nền kinh tế sau hai năm đóng cửa bởi dịch bệnh Covid-19.
Tổng vốn đầu nước ngoài đăng vào Việt Nam tính đến 20/3/2022 đạt 8,91 tỷ
USD, giảm 12,1% so với cùng kỳ năm trước.
Việt nam đã chuyển đổi thành công thành trung tâm sx mới nổi trong chuỗi cung
ứng toàn cầu, chiếm được thị phần đáng kể trong nhiều lĩnh vực, bao gồm dệt may,
giày dép và điện tử tiêu dùng. Thực tế đã chứng minh VN là điểm đến thu hút của các
nhà đầu tư nước ngoài khi tổng số vốn đầuvào VN lên đến trên 15 tỷ USD trong 7
tháng đầu năm. Đây là 1 con số tích cực trong bối cảnh dòng vốn toàn cầu chưa phục
hồi hoàn toàn sau CV19
Hạn chế
Việt Nam chưa có đầy đủ các quy tắc, tiêu chuẩn phù hợp và cụ thể, còn thiếu các
chế tài hữu hiệu trong thu hút quản FDI vào Việt Nam. Chính thế, nhiều DN
FDI lợi dụng, gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường, rủi ro mất an ninh năng lượng, an
ninh tài chính. Các dự án hạ tầng, nhất của Trung Quốc được thực hiện với hình
thức tổng thầu (EPC) tiềm chứa nhiều rủi ro đối với nợ nước ngoài an ninh năng
lượng của Việt Nam.
Chưa nhìn nhận rõ bản chất của FDI vào Việt Nam. Mức tác động lan tỏa lên nền
kinh tế của khu vực FDI vẫn còn rất yếu. Mức đóng góp của các DN FDI cho việc
nâng cao năng lực công nghiệp Việt Nam vẫn còn rất thấp. Các mối liên kết giữa khối
DN FDI DN trong nước yếu phần do cả công nghiệp hỗ trợ lẫn các DN trong
nước vẫn còn yếu kém, không đáp ứng nhu cầuchuẩn mực cung ứng dịch vụ của
các DN FDI, nhất là các tập đoàn xuyên quốc gia.
Việc trốn thuế, chuyển giá trong khu vực FDI thời gian dài cũng gây hại cho ngân
sách nhà nước nói riêng an ninh tài chính nói chung; đồng thời, gây cạnh tranh
không bình đẳng trong nền kinh tế.
7.Hãy trình bày một số
đặc điểm về xuất khẩu lao động của Việt Nam trong thời gian qua. Đâu là những
thành tựu nổi bật và những hạn chế còn tồn tại?
8.Hãy phân tích tác động
của việc tham gia vào WTO đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam.
Tích cực
- Thị trường được mở rộng, hàng hóa của Việt Nam thể thâm nhập thị trường
các nước thành viên WTO một cách thuận lợi hơn nếu năng lực cạnh tranh của ta cao
hơn các đối thủ cạnh tranh. Nhìn chung, các loại hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam
như dệt may, cà phê, cao su, thủy sản... đã có mặt ở hầu khắp các nước trên thế giới.
Các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội tiếp cận với những nguồn tín dụng, công
nghệ hiện đại, các loại hình dịch vụ, vật tư, nguyên liệu và cơ hội xuất khẩu sản phẩm
do thị trường được mở rộng và không bị phân biệt đối xử.
- Việt Nam trở thành nơi hấp dẫn các nhà đầu nước ngoài vào một số ngành,
như: điện tử, tin học, dệt may, luyện cán thép, khí đóng tàu, ngân hàng, tài
chính, bảo hiểm... Các nhà đầu tư nước ngoài đã và sẽ tiếp tục mang công nghệ hiện
đại, phương thức quản tiên tiến vào Việt Nam, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho
phát triển ngành. Hiện nay đã nhiều tập đoàn công ty đa quốc gia lớn trên thế
giới đã có mặt và kinh doanh tại Việt Nam như Toyota, Intel, Nescafe, HSBC...
- Môi trường kinh doanh trong nước đã được cải thiện theo hướng thuận lợi
minh bạch hơn. Việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, như cấp giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh, cấp mã số thuế giảm thiểu giấy phép "con" đã tác động tích cực
đối với phát triển các doanh nghiệp mới ở hầu hết các ngành hàng. Việc phát triển hệ
thống ngân hàng và bảo hiểm mở ra các kênh tài chính cạnh tranh đã và sẽ tạo cơ hội
tiếp cận tài chính tốt có tính cạnh tranh hơn cho các doanh nghiệp, đặc biệt các
doanh nghiệp vừa nhỏ, các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất khẩu, doanh
nghiệp thuộc những ngành ưu tiên như đóng tàu, phát triển năng lượng mới...
- Việc mở cửa thị trường nội địa, cắt giảm thuế và các rào cản phi thuế đối với các
sản phẩm như máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu còn tạo điều kiện cho nhiều
hàng hóa đến với người tiêu dùng doanh nghiệp trong nước với mức giá hợp
hơn, giúp cho nhiều doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ được cung cấp
nguồn lực tốt hơn.
* Tiêu cực
- Việc mở cửa thị trường dẫn đến cạnh tranh tăng lên, các doanh nghiệp Việt Nam
không chỉ cạnh tranh trong nước mà còn phải cạnh tranh cả trên thị trường thế giới.
- Quy của doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu vừa nhỏ, năng lực tài chính
yếu kém, kỹ năng kiến thức chuyên sâu về quản trong môi trường cạnh tranh
quốc tế còn hạn, các doanh nghiệp lại thiếu sự liên kết chỉ tham gia được vào
các khâu giá trị gia tăng thấp nhất trong chuỗi giá trị toàn cầu đối với hầu hết các
ngành hàng. Vì vậy, mặc dù nhiều ngành hàng của chúng ta đứng thứ hạng cao trong
xuất khẩu như hồ tiêu, điều, gạo, phê, cao su, hàng dệt may... nhưng do chúng ta
chưa tham gia được vào các khâu giá trị gia tăng cao nên buộc phải lệ thuộc vào
các trung gian thương mại nước ngoài. Ngoài ra, năng lực nghiên cứu và thiết kế, khả
năng đổi mới công nghệ của hầu hết các doanh nghiệp còn rất hạn chế, lực lượng lao
động có trình độ cao không đủ đáp ứng nhu cầu phát triển.
- Các doanh nghiệp đang phải đối mặt với những quy định về thực thi quyền sở
hữu trí tuệ, tuân thủ các quy định về nhãn mác và xuất xứ hàng hóa, bảo hộ quyền sở
hữu trí tuệ. Mặc các hàng rào phi thuế quan đã được cắt giảm đối với một số mặt
hàng và một số thị trường, như hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Hoa
Kỳ EU..., nhưng chúng ta vẫn phải đối mặt với các hàng rào kỹ thuật mới ngày
càng tinh vi hơn theo các quy định riêng của một số nước. Các mặt hàng thủy sản
nông sản xuất khẩu của Việt Nam vẫn bị cản trở bởi những quy định về an toàn vệ
sinh thực phẩm ngày càng khắt khe hơn. Những mặt hàng công nghiệp chế biến
khí luôn phải đối mặt vớic vụ kiện chống bán phá giá như hàng dệt may, giày
dép, xe đạp, nan hoa, lò xo...
- Thách thức lớn đối với hầu hết các ngành hàng còn chỗ sự phát triển của
một số ngành thuộc lĩnh vực kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa theo kịp tốc độ tăng
trưởng kinh tế. Chẳng hạn, ngành điện chưa phát triển kịp so với yêu cầu tiêu thụ điện
năng khiến cho tình trạng cúp điện khó tránh khỏi. Tuy nhiên, ngành điện lại đang
phải đối mặt với các thách thức như làm thế nào huy động được đủ vốn cho đầu
phát triển, hiệu suất của phát điện, chuyển tải và phân phối điện, đổi mới cơ chế quản
lý giá điện sao cho vừa thu hút, khuyến khích đầu tư vào ngành điện, phát triển được
nguồn năng lượng mới vừa
| 1/13

Preview text:

1. Hãy phân tích tác động của sự phát triển khoa học công nghệ đối với thương
mại quốc tế. Trong thời đại CMCN 4.0, thương mại quốc tế sẽ có những xu hướng lớn nào?
Khoa học kỹ thuật công nghệ ngày càng phát triển đã tạo nhiều điều kiện cho
thương mại quốc tế phát triển nhanh chóng. Cùng nhìn lại giai đoạn CMCN lần thứ 3,
sự xuất hiện của công nghệ số, công nghệ thông tin cơ bản đã giúp tình hình thương
mại bắt đầu tăng trưởng nhưng chỉ dao động ở mức nhỏ. Tuy nhiên, tới CMCN lần
thứ 4 đã tạo ra một bước nhảy vọt đáng kể, và điều dễ minh chứng cho sự thay đổi
này nhất chính là thay đổi về khối lượng và giá trị thương mại thế giới kể từ CMCN lần thứ 3 đến nay.
Theo thống kê của WTO, khối lượng thương mại thế giới ngày nay gần gấp 43
lần mức được ghi nhận trong những ngày đầu của GATT (tăng trưởng 4300% từ năm
1950 đến năm 2021). Giá trị thương mại thế giới ngày nay đã tăng gần 347 lần so với
mức năm 1950. Tính đến năm 2021, khối lượng và giá trị thương mại thế giới đã tăng
trung bình lần lượt 4% và 6% kể từ năm 1995, khi WTO lần đầu tiên được thành lập.
Sự tăng trưởng này là do khoa học kỹ thuật công nghệ đã góp phần đa dạng hóa
hàng hóa, dịch vụ, tạo ra nhiều mặt hàng mới đáp ứng nhu cầu đời sống ngày càng
nâng cao của con người. Cơ cấu hàng hóa đã thay đổi, trao đổi hàng hóa từ nông
lâm ngư nghiệp dần dần chuyển sang công nghiệp và dịch vụ là chủ yếu. Ví dụ điển
hình là Việt Nam, nhờ khoa học kỹ thuật công nghệ đã có sự dịch chuyển tích cực
giữa các nhóm hàng và hướng vào lõi công nghiệp hóa, từ các mặt hàng nguyên liệu
thô hoặc sơ chế sang các mặt hàng có hàm lượng chế biến. Thống kê trong khoảng 1
thập kỷ trở lại đây, tỉ trọng giá trị xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp tăng, từ mức
71,1% kim ngạch xuất khẩu năm 2010, lên mức 85,4% năm 2015 và 89,8% năm
2020. Trong khi đó, tỉ trọng nhóm trong nhóm hàng nông, lâm, thủy sản xuất khẩu đã
giảm mạnh, từ 22,7% năm 2010 xuống 14,7% năm 2015 và 10,2% năm 2020. Tỷ
trọng nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản tăng lên, chủ yếu do tăng kim
ngạch xuất khẩu nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện, còn tỷ trọng nhóm hàng
công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp giảm. Đây chính là những xu hướng chuyển
dịch tích cực, và cũng chính là xu thế chung của thế giới.
Thêm vào đó, khoa học kỹ thuật công nghệ đã mở rộng khả năng liên lạc, trao đổi
thông tin giữa các nước, có thể giải quyết các vấn đề về thuế quan cũng như các
Hiệp định kinh tế thế giới đã giúp các quốc gia cung ứng dịch vụ, hàng hóa cho nhau
một cách dễ dàng hơn, dẫn tới thương mại quốc tế trở thành mũi nhọn trong phát
triển kinh tế với quy mô rộng mở trên toàn cầu
_ Tác động của sự phát triển kh-cn đối với thương mại quốc tế:
Việc nắm bắt kịp thời các thành quả của kh-cn có thể coi là chìa khóa, là cơ hội để
phát triển mang tính đột phát cho các ngành kinh tế nói chung và thương mại quốc tế nói riêng.
Tác động trong qtrinh sx: Trong sản xuất ngày nay, con người sử dụng
ngày càng nhiều các máy móc kỹ thuật hiện đại. Việc ứng dụng máy móc vào sản
xuất sẽ giúp mang lại sự chuyên nghiệp cao trong mỗi sản phẩm, cho phép thực hiện
các công việc được dễ dàng, nhanh chóng mà làm thủ công khó có thể thực hiện
được. Ví dụ như công việc chiết rót dung dịch vào chai lọ, thực hiện bằng máy sẽ
đảm bảo sự đồng đều về dung tích, không bị tràn cũng như hạn chế thôi nhiễm các chất độc hại khác.
Chi phí thương mại: Báo cáo về thuận lợi hóa thương mại khu vực châu Á – Thái
Bình Dương năm 2021 của UNESCAP và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho
hay, sau khi chuỗi cung ứng bị gián đoạn vì đại dịch Covid-19, chi phí vận chuyển tăng
lên mức cao nhất từ trước đến nay. Cước vận chuyển hàng hóa đã tăng khoảng 4 – 8
lần trong vòng 1 năm. Trong bối cảnh trên, nhiều quốc gia đã thực hiện nhiều biện
pháp tạo thuận lợi thương mại chung và chuyển đổi kỹ thuật số trong năm 2021, giúp
hàng hóa lưu thông khắp khu vực, giảm các chi phí vận chuyển hàng hóa, tăng cường
khả năng phục hồi cho các nền kinh tế.
Sự phát triển của thương mại điện tử: Do có sự ảnh hưởng của đại dịch
COVID-19 từ cuối năm 2019, các chuỗi cung ứng toàn cầu đã bị đứt gãy, các hình
thức thương mại truyền thống đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong bối cảnh đó cộng
them với kh-cn ngày cành pt dẫn đến thương mại điện tử đã có sự phát triển đáng kể
và vực lại được chuỗi cung ứng toàn cầu. Với sự gia tăng của người dung internet
trên toàn thế giới, với hơn 50% tổng dân số toàn cầu, giao dịch nhanh chóng, thời
gian vận chuyển được rút ngắn, sự đa dạng các kênh thương mại điện tử,… -> doanh
thu từ thương mại điện tử đang tăng lên một cách đáng kể. Các số liệu thống kê cũng
chứng minh rằng khối lượng thương mại điện tử đang tăng rất đáng kể trên toàn cầu.
So với tầm quan trọng của thương mại điện tử trong những năm từ 2014 đến 2020,
sự khác biệt là vô cùng đáng kể, theo thống kê, vào năm 2021, doanh thu từ các sàn
thương mại điện tử chạm mốc 4135 tỷ đô la Mỹ với mức tăng trưởng hành năm đạt khoảng 15%.
Xu thế của thương mại quốc tế trong thời đại công nghệ 4.0:
Xu hướng của thương mại quốc tế
Toàn cầu hóa và hội nhập KTQT
Toàn cầu hóa là quá trình các nước hướng tới hội nhập kinh tế, tài chính, thương
mại, và truyền thông. Toàn cầu hóa mở ra một triển vọng lớn cho liên kết kinh tế, phụ
thuộc lẫn nhau và miễn phí việc chuyển giao vốn, hàng hóa và dịch vụ qua biên giới các quốc gia
Hội nhập KTQT là quá trình thỏa thuận giữa các quốc gia, để cùng giảm or loại bỏ
các hàng rào thuế quan và phi thuế quan trong giao dịch hàng hóa, dịch vụ và các yếu tố
sản xuất. Trong quá trình đó, các nước phải đồng thuận phối hợp các chính sách thương
mại, tài chính, tiền tệ. Hội nhập kinh tế là một quá trình dài và có nhiều giai đoạn
Cùng với sự phát triển của thương mại tự do và những lợi ích mà nó mang lại, toàn
cầu hóa và hội nhập kinh tế như mọt xu hướng hiển nhiên mà ngày càng nhiều các quốc
gia tập chung theo đuổi, khiến cho giao dịch giữa các nước trở nên dễ dàng hơn, từ đó
thu được lợi nhuận nhanh hơn. Toàn cầu hóa dẫn đến hình thành các tập đoàn đa quốc
gia, tạo ra môi trường cạnh tranh ở nhiều mức độ. Chính sự cạnh tranh này sẽ giúp kinh
tế nội địa có động lực phát triển mạnh mẽ hơn, người tiêu dùng được lợi vì giá thấp hơn
và sự lựa chọn tăng lên.
Xu hướng tới số hóa thương mại
Thương mại điện tử hay thương mại kỹ thuật số rất quan trọng đối với kinh tế của các
quốc gia. Sự tăng trưởng của thương mại kỹ thuật số có tác động tương đối mạnh hơn
đối với thương mại dịch vụ. Các ngành công nghiệp dịch vụ có công nghệ cao thì giá trị
tăng trưởng cao. Các lĩnh vực kỹ thuật số chuyên sâu bao gồm các dịch vụ tài chính (ví
dụ ngân hàng internet), dịch vụ viễn thông, R&D và các dịch vụ kinh doanh, cho thuê máy
móc và thiết bị (dịch vụ cho thuê xe). Đối với sản xuất, ngành xuất bản, hóa chất, thiết bị
máy tính, máy móc thiết bị điện và vận tải là những lĩnh vực có cường độ kĩ thuật số cao.
Sự thay đổi cơ cấu thương mại quốc tế
Hiện nay, sức mạnh kinh tế thế giới đang có xu hướng mạnh lên ở phía đông. Ví dụ
như khối BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi). Sự viên lên của khối này,
cùng với hàng loạt nước mới nổi đã làm cho kinh tế và chính trị của các nước phương
Tây không còn mạnh như trước nữa. Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế thứ hai trên thế
giới..Dự đoán tương lai, thương mại quốc tế sẽ có sự thay đổi đáng kể. Hiện tại EU đang
là khối thương mại đứng đầu, kiểm soát ⅓ thương mại thế giới, nhưng trong tương lai
gần tỉ lệ này sẽ giảm xuống và Trung Quốc sẽ vươn lên theo sát. Các nước BRICS sẽ
chiếm phần lớn trong thương mại toàn cầu và nhiều hơn EU.
2. Hãy trình bày một số đặc điểm của thương mại quốc tế của Việt Nam trong
thời gian gần đây. Đâu là những thành tựu nổi bật và những hạn chế còn tồn tại?
Theo tổng cục hải quan, số liệu của tổng cục thống kê cho thấy rằng kim ngạch
xuất nhập khẩu trong giai đoạn từ 2018 đến 2021 liên tục tăng trưởng kim ngạch xuất-
nhập khẩu trong giai đoạn này biến động những vẫn giữ xu hướng tăng trưởng liên
tiếp trong 5 năm Việt Nam xuất siêu cụ thể thương mại hàng hóa hai chiều của Việt
Nam tăng trưởng đều đặn qua các năm. Quy mô xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng cao
trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều rủi ro, bất ổn, thương mại toàn cầu giảm sút,
xuất khẩu của các nước trong khu vực đều giảm so với cùng kỳ năm trước.
Tại Việt Nam, nhờ khoa học kỹ thuật công nghệ đã có sự dịch chuyển tích cực
giữa các nhóm hàng và hướng vào lõi công nghiệp hóa, từ các mặt hàng nguyên liệu
thô hoặc sơ chế sang các mặt hàng có hàm lượng chế biến. Thống kê trong khoảng 1
thập kỷ trở lại đây, tỉ trọng giá trị xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp tăng, từ mức
71,1% kim ngạch xuất khẩu năm 2010, lên mức 85,4% năm 2015 và 89,8% năm
2020. Trong khi đó, tỉ trọng nhóm trong nhóm hàng nông, lâm, thủy sản xuất khẩu đã
giảm mạnh, từ 22,7% năm 2010 xuống 14,7% năm 2015 và 10,2% năm 2020. Tỷ
trọng nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản tăng lên, chủ yếu do tăng kim
ngạch xuất khẩu nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện, còn tỷ trọng nhóm hàng
công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp giảm. Đây chính là những xu hướng chuyển
dịch tích cực, và cũng chính là xu thế chung của thế giới. Thành tựu:
Đến năm 2020, Việt nam có quan hệ kt thương mại với 220 quốc gia và vùng
lãnh thổ, đã có trên 70 nước công nhận vn là nền kt thị trường. Việt nam đã tham gia
vào 15 Hiệp định thương mại tự do (FTA) trong đó có các FTA thế hệ mới với tiêu
chuẩn rất cao như: hiejp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái bình dương
(CPTPP), hiệp định thương mại tự do giữa vn và liên minh châu âu (evfta),…
Vào tốp 20 nền thương mại hàng hóa lớn nhất thế giới. Dấu ấn WTO được ghi
nhận rõ nét trong việc đưa Việt Nam trở thành một nền kinh tế có độ mở cao, tới
200% GDP và cải thiện cán cân thương mại hàng hóa, chuyển từ nhập siêu sang xuất
siêu 6 năm liên tục kể từ 2016 đến nay. Theo Tổng cục Thống kê, nếu năm 2006, tổng
kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước chỉ ở mức 84,7 tỷ USD (xuất khẩu 39,8 tỷ USD),
thì đến năm 2021, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt tới 668,5 tỷ USD,
tăng 22,6% so với năm 2020 và tăng hơn 7 lần so với năm 2006. Trong đó, kim ngạch
xuất khẩu ước đạt 336,25 tỷ USD, tăng 19% so với năm 2020; khu vực có vốn đầu tư
nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 247,54 tỷ USD, tăng 21,1%, chiếm 73,6% tổng kim
ngạch xuất khẩu. Từ năm 2016 đến nay, cán cân thương mại luôn đạt thặng dư với
mức xuất siêu tăng dần qua các năm, từ 1,77 tỷ USD (năm 2016); 2,1 tỷ USD (năm
2017); 6,8 tỷ USD (năm 2018); 10,9 tỷ USD (năm 2019); trên 19 tỷ USD (năm 2020)
và năm 2021, dù chịu ảnh hưởng nặng nề dịch Covid-19, Việt Nam vẫn đạt mức xuất
siêu gần 4 tỷ USD… Báo cáo rà soát thống kê thương mại thế giới năm 2020 của
WTO ghi nhận trong số 50 nước có nền thương mại hàng hóa lớn nhất thế giới, Việt
Nam có mức tăng trưởng lớn nhất khi dịch chuyển từ vị trí thứ 39 vào năm 2009 lên vị
trí thứ 23 vào năm 2019 và lọt vào tốp 20 năm 2021.
Với những thành tựu trên, có thể thấy Việt Nam đang tạo dựng được niềm tin đối
với các quốc gia và khu vực trên thế giới, là cơ hội xoá bỏ các rào cản để “khơi
thông” cũng như thu hút vốn đầu tư FDI vào Việt Nam. Trong năm 2021, mặc dù dịch
Covid -19 đang diễn biến phức tạp nhưng vốn FDI vào Việt Nam đạt 31,15 tỷ USD,
tăng 9,2% so với năm 202022. Điều
này cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài đang đặt niềm tin rất lớn vào môi
trường đầu tư Việt Nam. Vốn đầu tư đăng ký mới và điều chỉnh đều tăng so
với năm 2020, đặc biệt vốn điều chỉnh tăng mạnh tới 40,5%.23 Các số
liệu trên cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài đã coi Việt Nam là điểm đến
đầu tư an toàn, thể hiện niềm tin về môi trường đầu tư kinh doanh, tiếp tục
mở rộng đầu tư tại Việt Nam.
Bên cạnh những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được thì vẫn tồn tại những hạn
chế nhất định trong quá trình tham gia hoạt động Thương mại Quốc tế. Mặc dù cơ cấu
xuất khẩu đã có sự thay đổi theo hướng tích cực trong thời gian qua nhưng tốc độ
chuyển dịch theo hướng đáp ứng yêu cầu biến đổi của thị trường và xu thế thế giới
diễn ra còn chậm, tỷ trọng hàng thô, sơ chế vẫn còn cao. Vấn đề chuyển dịch cơ cấu
xuất khẩu chưa thật bền vững còn chứa nhiều yếu tố rủi ro. Đây là một trong những
hạn chế lớn nhất trong cơ cấu xuất khẩu hiện nay. Nếu không tăng nhanh tỷ trọng các
mặt hàng chế biến, xét về dài hạn tăng trưởng xuất khẩu sẽ rất khó khăn. Những hạn
chế nêu trên cho thấy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu xuất khẩu nói
riêng còn chưa vững chắc. Việc tập trung quá lớn và một số mặt hàng đã làm suy
giảm khả năng mở rộng thị trường mới, dẫn tới nguy cơ tự đánh mất thị trường, khó
phát triển bền vững và duy trì tốc độ tăng trưởng cao. Ngoài các nhóm hàng thô, sơ
chế, các nhóm hàng chế biến công nghệ vẫn chiếm tỷ trọng thấp. Những mặt hàng có
tốc độ tăng trưởng nhanh và chiếm tỷ trọng lớn còn phụ thuộc quá nhiều vào các sản
phẩm công nghệ, các nguyên vật liệu và thiết bị nhập khẩu từ nước ngoài. Những
sản phẩm từ thị trường nước ngoài này chủ yếu đều mang giá trị lớn nên việc Việt
Nam nhập khẩu các sản phẩm đó để áp dụng cho quá trình sản xuất trong nước mặc
dù có đem lại sự thay đổi tích cực trong quá trình vận hành và sản xuất và xuất khẩu
nhưng giá trị thực sự đem lại còn ở mức thấp.Ví dụ, đối với nhóm hàng hoá thiết bị,
phụ tùng và máy móc, theo số liệu của tổng cục hải quan, kim ngạch nhập khẩu máy
móc thiết bị giai đoạn 2018-2021 đều đạt giá trị cao và chiếm tỷ trọng thấp. Hạn chế
của Việt Nam còn nằm ở những tiêu chuẩn, yêu cầu, điều kiện về hình thức và chất
lượng sản phẩm mà thị trường xuất khẩu đề ra đặc biệt trong mặt hàng nông sản,
thủy sản. Bên cạnh đó, vấn đề xây dựng thương hiệu Việt cũng chưa thực sự được
đảm bảo nên sẽ khó khăn hơn cho Việt Nam trong quá trình xuất khẩu các sản phẩm
trong nước ra thị trường thế giới.
3. Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có tác động như thế nào đến nền kinh tế
toàn cầu? Việt Nam có những cơ hội và thách thức gì trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung?
Tác động: Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung nổ ra không chỉ gây tổn hại cho Hoa
Kỳ và Trung Quốc, những tranh cãi thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới cũng ảnh hưởng
tiêu cực tới thế giới. Xung đột thương mại nổ ra có thể làm suy yếu đầu tư, làm
giảm chi tiêu, làm xáo trộn thị trường tài chính và làm chậm đi tăng trưởng của kinh tế
toàn cầu. Những tác động của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ- Trung còn thể hiện rõ
qua các góc độ kt, cụ thể:
Tăng trưởng kt: Những thay đổi trong chính sách thương mại trở thành nguy cơ
lớn nhất đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Theo OECD, cuộc chiến thương mại
Mỹ-Trung gây sức ép lớn lên hoạt động đầu tư và niềm tin của các doanh nghiệp,
khiến tăng trưởng kinh tế thế giới nguy cơ chạm đáy 1 thập kỷ. Trong báo cáo ngày
19/9/2018, OECD dự báo nền kinh tế thế giới sẽ chỉ tăng trưởng 2,9% trong năm
2019, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2009; IMF cũng dự báo kinh tế toàn cầu chỉ đạt
mức tăng trưởng từ 3% trở xuống, đây được coi là mức “suy thoái”. Về tỷ giá: Thị
trường tài chính thế giới trong phiên đầu tuần ngày 26.8 đã phản ánh mối quan ngại
sâu sắc của giới đầu tư. Đồng Nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc đã xuống mức thấp nhất.
Tại Tokyo, đồng Yên đã tăng giá mạnh so với USD, do các nhà đầu tư đẩy mạnh
mua vào đồng bản tệ của Nhật Bản để tích trữ. Đây được xem là một trong những
nguyên nhân chủ yếu các thị trường chứng khoán ở châu Á đồng loạt giảm điểm khi
mở cửa ngày giao dịch 26.8. Các
chỉ số Nikkei Nhật Bản, chỉ số Hang Seng của thị trường Hong Kong (Trung
Quốc), hay chỉ số Shanghai Composite của thị trường Thượng Hải (Trung Quốc) đều
giảm điểm. Về xuất nhập khẩu: Có thể thấy rõ, căng thẳng thương mại Mỹ-Trung đang
khiến chuỗi cung ứng toàn cầu bị phá vỡ, ảnh hưởng xấu đến việc cung ứng hàng
hóa và dịch vụ, từ đó gây ra những tác động tiêu cực đối với nền kinh tế toàn cầu.
Theo Ngân hàng Thế giới, mức thuế năm 2018 và
các biện pháp trả đũa gây hại cho kinh tế toàn cầu khoảng 450 tỷ USD, chiếm
khoảng 13% tỷ trọng nhập khẩu của Mỹ và 2,5% thương mại toàn cầu. Tính trên toàn
cầu, theo số liệu của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), năm 2017, tổng kim ngạch
xuất khẩu hàng hóa tăng 11%
lên 17.200 tỷ USD. Ballpark ước tính cứ mỗi 100 tỷ USD hàng hóa bị ảnh hưởng
bởi thuế nhập khẩu, thương mại toàn cầu sẽ giảm 0,5%. Việc này sẽ kéo theo tăng
trưởng toàn cầu mất 0,1%. Lạm phát cũng sẽ tăng 0,1% - 0,3%, chưa tính biến động
tỷ giá. Cơ hội cho vn: Khi hàng hóa của Trung Quốc bị hạn chế ở thị trường Mỹ và
ngược lại, đây sẽ là cơ hội cho tất cả các hàng hóa không bị đánh thuế vào hai thị
trường này, trong đó có hàng hóa của Việt Nam. Không chỉ vậy, xung đột thương mại
còn là đòn thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài của hai
nước Mỹ, Trung Quốc, sau đó sẽ xuất khẩu hàng hóa từ các nước trung gian như Việt
Nam sang nước kia để không phải chịu mức áp thuế cao. Cuộc chiến tranh thương
mại càng kéo dài và mở rộng tăng thuế từ nhóm công nghệ nghệ kỹ thuật cao sang
các ngành khác làm xuất hiện những đảo chiều hoặc bẻ dòng FDI khu vực và
thế giới theo hướng né các thị trường đang chịu mức thuế cao dồn tụ vào các
nước ít có nguy cơ áp thuế bảo hộ nhiều hơn giúp Việt Nam có thể tăng thu hút
FDI này từ Mỹ và Trung Quốc. Ngoài ra, vn có thể tận dụng gia tăng xuất nhập
khẩu sang Mỹ và hang TQ chịu thuế tùy thuộc những sản phẩm bị đánh thuế là hàng
hóa mà Việt Nam có xuất khẩu và có khả năng cạnh tranh. Ví dụ điển hình như
hiệp hội da giày túi xách Việt Nam được Hiệp hội dệt may Việt Nam nhận định
trong gói 50 tỷ USD sản phẩm mà Trung Quốc Triệu chịu thuế trừng phạt đợt đầu
các mặt hàng tương tự của Việt Nam xuất sang Mỹ năm 2017 chỉ có tỷ giá 1,2 tỷ
USD và 5 tháng đầu năm 2018 cũng chỉ có 545 triệu USD. Khi Mỹ tiếp tục áp thuế
vào hàng Trung Quốc Lan sang các nhóm ngành khác như giày dép, quần áo,...
thì ngành giày da xuất khẩu của Việt Nam sẽ có đơn hàng tăng đột biến từ Trung Quốc
sang Việt Nam. Tuy nhiên đây cũng là thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam trước
áp bức về đất đai, xây dựng nhà máy lao động… Bất lợi:
Tác động đến thị trường xuất nhập khẩu: Việt Nam có quan hệ thương mại sâu rộng với cả
Mỹ và Trung Quốc. Theo kết quả nghiên cứu của NCIF, xuất nhập khẩu chịu tác
động mạnh, với mức tác động tăng dần đến đỉnh điểm là giai đoạn 2020-2022, sau
đó giảm dần. VN cần có thời gian để thích nghi với các điều kiện kt mới khi diễn
ra xu hướng chuyển dịch các công ty xuyên quốc gia từ TQ sang VN. Bên cạnh đó khi
hàng Trung Quốc xuất khẩu vào Hoa Kỳ bị áp thuế, để giảm phụ thuộc vào Hoa Kỳ,
duy trì năng suất, Trung Quốc có thể có những chính sách phá giá, đẩy hàng hóa
sang các nước xung quanh, trong đó có Việt Nam... Trong bối cảnh chiến tranh
thương mại, những hàng rào
kỹ thuật sẽ gắt gao hơn với hàng Việt Nam khi xuất khẩu sang cả hai thị trường
này. Mỹ sẽ kiểm tra chặt chẽ hơn về xuất xứ tôm từ Việt Nam vì có khả năng tăng
doanh nghiệp Trung Quốc sẽ “mượn” Việt Nam để lấy xuất xứ và xuất sang Mỹ. Do vậy
Việt Nam phải minh bạch hóa nguồn gốc sản phẩm để có thể giành được thị phần
của vương quốc trên thị trường Mỹ.
Tác động đối với thị trường tài chính – tiền tệ Việt Nam: mục tiêu kiểm
soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam cũng đứng trước thách thức
khi Trung Quốc và các nước trong khu vực, trên thế giới phá giá đồng nội tệ để
bảo vệ xuất khẩu hàng hóa. Điều này sẽ gây áp lực lên tỷ giá của đồng Việt Nam
với các ngoại tệ, từ đó gây áp lực không nhỏ đến kiểm soát lạm phát, thị trường
chứng khoán, dự trữ ngoại hối và giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam.
4.Anh/Chị ủng hộ thương
mại tự do hay bảo hộ thương mại? Hãy đưa ra các lập luận để bảo vệ ý kiến của
mình. Theo anh/chị, Việt Nam nên theo đuổi chính sách thương mại tự do hay bảo hộ thương mại?
Em ủng hộ thương mại tự do vì:
Tự do hóa thương mại, một mặt, với nội dung giảm thiểu, từng bước xóa bỏ hàng
rào thuế quan và phi thuế quan cản trở giao lưu hàng hóa và dịch vụ, phù hợp với xu
thế quốc tế hóa đời sống kinh tế, toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế, trên cơ sở lý
thuyết “lợi thế so sánh” và quan điểm kinh tế mở. Dưới góc độ đó, đối với các quốc
gia, tự do hóa thương mại là một tất yếu khách quan, một mục tiêu cần đạt. Mặt khác,
tự do hóa thương mại mà hệ quả là “mở cửa” thị trường nội địa cho hàng hóa, dịch vụ
nước ngoài xâm nhập, thường có lợi cho các nước phát triển, có tiềm lực về kinh tế,
khoa học và công nghệ, hàng hóa và dịch vụ có sức cạnh tranh cao và về cơ bản
không có lợi cho các nước đang phát triển, nhất là những quốc gia mà hàng hóa và
dịch vụ chưa đủ sức cạnh tranh với hàng hóa và dịch vụ của nước ngoài, ngay ở thị trường trong nước.
Bên cạnh đó, tùy vào điều kiện cụ thể của nền kinh tế, từng giai đoạn phát
triển mỗi quốc gia nên kết hợp cả 2 mặt đối lập: tự do và bảo hộ trong csach
thương mại với mức độ khác nhau
 Việt Nam nên theo đuổi chính sách thương mại tự do. Bởi tự do hóa thương mại
được xem là một hướng đổi mới quan trọng trong chính sách và cơ chế quản
lý thương mại và kinh tế đối ngoại. Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, tự do hóa thương mại là một xu thế khách quan, không thể đảo
ngược, cần được thúc đẩy mạnh mẽ, song phải có bước đi phù hợp với đặc
điểm, điều kiện nước ta và yêu cầu hội nhập với bên ngoài, bảo đảm lợi ích quốc gia.
 TMTD giúp thúc đẩy trao đổi, buôn bán, phát huy lợi thế so sánh của nước ta, từ
đó giúc mở rộng thị trường, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao hiệu quả
sử dụng các nguồn lực. Sxuất và xuất khẩu VN hnay phụ thuộc nhiều vào
nguyên vật liệu NK. Do vậy, tự do hóa thương mại sẽ tạo cho ng tiêu dùng
cũng như nhà nhập khẩu ng liệu cơ hội lựa chọn hàng hóa tốt hơn với giá hợp
lý hơn. TDTM cùng vs việc Kí kết các Hiệp định TMTD giúp VN hưởng nhiều
ưu đãi cao, đưa hàng hóa VN tiếp cận vs nhiều thị trường rộng lớn, giúp gia
tăng XK, doanh nghiệp Việt cũng thuận lợi hơn trong việc tham gia sâu vào
các chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu; đẩy mạnh tăng trưởng GDP. Thêm
vào đó, Việt Nam có điều kiện mở rộng và cơ cấu lại thị trường xuất nhập khẩu
của mình, theo hướng cân bằng, giảm thiểu phụ thuộc vào một vài thị trường
truyền thống như trước.
5.Hãy trình bày về sự kiện Hoa Kỳ kiện chống bán phá giá đối với cá ba sa của
Việt Nam. Tác động của vụ kiện đối với ngành cá ba sa của Việt Nam là gì? Việt Nam
có thể làm gì để khắc phục vấn đề này?
Nguyên nhân: Việt Nam bắt đầu xuất khẩu vào Mỹ từ năm 1996 cho đến năm
2001, lượng cá basa của Việt Nam xuất khẩu sang đây đã đạt con số kỷ lục 8.000
tấn. Đối mặt với việc thủy sản Việt Nam đặt chân vào Mỹ, Hiệp hội chủ trại nuôi cá
nheo Mỹ (CFA) cho rằng việc xuất khẩu cá da trơn với giá thành thấp của Việt Nam đã
trở thành mối đe dọa to lớn đối với công nghiệp nuôi và chế biến cá nheo của Hoa Kỳ
khi khiến tổng trị giá catfish bán ra của các nhà nông nghiệp Mỹ giảm mạnh. Từ đó,
Mỹ đã thông qua đạo luật giới hạn việc sử dụng tên “catfish” và đưa ra những lý do
để chống việc nhập khẩu cá basa của Việt Nam vào Mỹ. Việc thông qua đạo luật này
được xem là bước đầu tiên của “cuộc chiến cá da trơn”1.
Vụ kiện gồm các bên tham gia: Bên nguyên đơn có viện CFA, bên bị đơn có các
nhà sản xuất và chế biến VN được đại diện bởi Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ
sản Việt Nam – VASEP và danh sách nhân viên chịu trách nhiệm thi hành nhiệm vụ.
Cuối năm 2000, CFA tung lên báo chí Mỹ những thông tin thất thiệt, bôi xấu hình
ảnh cá basa Việt Nam. Đến tháng 2/2001, lúc này ở Mỹ khan hiếm cá nheo, cá Việt
Nam nhập khẩu tăng, họ bắt đầu một chiến dịch quảng cáo kéo dài 9 tháng để chống
lại việc nhập khẩu cá basa của Việt Nam.
Ngày 28 tháng 6 năm 2002, CFA và một số các công ty chế biến cá da trơn tại Mỹ
đệ đơn kiện lên DOC (Department of commerce) yêu cầu mở điều tra chống bán phá
giá cá da trơn từ Việt Nam với lý do là mặt hàng này được nhập vào Mỹ dưới giá hợp
lý. Ngày 24 tháng 7 năm 2002, Bộ Thương Mại Mỹ (DOC) tuyên bố tiến hành điều tra về cáo buộc của CFA
Tháng 11/2002 bất chấp sự phản đối từ phía Việt Nam, DOC đã kết luận Việt
Nam là nước có nền kinh tế phi thị trường. Tháng 3/2003, DOC đã cử đoàn quan
chức sang Việt Nam để nghiên cứu điều tra tình hình sản xuất cá basa để xác định
lần cuối mức thuế suất chống bán phá giá.
Ngày 23/7/2003 ITC đưa ra phán quyết các doanh nghiệp Việt Nam bán cá basa
vào thị trường Mỹ thấp hơn giá thành, gây tổn hại tới ngành sản xuất cá da trơn của
Mỹ và ấn định mức thuế suất bán phá giá rất cao, từ 36.84-63.88%.
Sau khi đưa ra phán quyết thiếu công bằng, đến ngày 7/8/2003, Bộ Thương mại
Mỹ chính thức công bố áp đặt thuế chống bán phá giá đối với 11 doanh nghiệp Việt
Nam xuất khẩu vào thị trường này. Tháng 3/2005, DOC và cơ quan Hải quan Mỹ lại
tiếp tục ép các nhà nhập khẩu cá basa Việt Nam phải đóng một khoản tiền cọc (Bond) từ đầu tháng 3-2005.
Ngày 2/9/2005, DOC có quyết định sơ bộ về việc giảm mức thuế chống bán phá
giá. Ngày 21/3/2006, DOC công bố mức điều chỉnh thuế. Ngày 17 tháng 3 năm 2018,
có 9 doanh nghiệp nằm trong nhóm phải chịu thuế chống bán phá giá vào Mỹ từ 3,87
USD/kg (tức 124,411%) và có hai doanh nghiệp bị áp thuế lên tới 7,74 USD/kg (tức
246,283%). Trong khi đó, giá xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Mỹ ở thời
điểm hiện tại là 4-5 USD/kg.
Ngày 10 tháng 9 năm 2018, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã ban hành kết luận
sơ bộ của đợt rà soát thuế chống bán phá giá lần thứ 14 (POR 14). Mức thuế sơ bộ
cho hai bị đơn bắt buộc là 0 USD/kg và 1,37 USD/kg, thuế suất cho các bị đơn tự
nguyện là 0,41 USD/kg; thuế suất toàn quốc là 2,39 USD/kg.
NHỮNG ẢNH HƯỞNG SAU VỤ KIỆN
Ảnh hưởng tích cực
Nhờ những tiếng tăm tới từ vụ kiện, cá da trơn xuất khẩu của Việt Nam đã được
nhiều bạn bè trên toàn thế giới biết tới hơn. Sau nhiều lần chịu cảnh “thăng trầm”,
người nuôi và các DN đã “bắt tay” liên kết chặt hơn để cân đối “cung - cầu” hợp lý
cho thị trường. Mặt khác, mặt hàng cá tra Việt Nam đã từng bước khẳng định được
sức sống mãnh liệt của nó.
Ảnh hưởng tiêu cực
Ảnh hưởng trực tiếp đến những ngư dân, những người nuôi cá, thuế cao, luật
nghiêm ngặt khiến họ giảm bớt định hướng mở rộng thị trường cá da trơn sang hoa
kỳ - một trong những thị trường lớn và tiềm năng nhất. Bên cạnh đó, thương hiệu và
sự tín nhiệm của các thị trường nhập khẩu dành cho cá basa của Việt Nam cũng bị
sụt giảm. Đây là một hệ quả vô cùng nghiêm trọng của vụ kiện, tạo ra những rào cản
thương mại và có thể các thị trường tiềm năng sẽ mang theo “đôi mắt nghi hoặc” khi
quyết định có nhập khẩu cá da trơn của nước ta.
BÀI HỌC RÚT RA TỪ VỤ KIỆN
Chính phủ cần tiếp tục kêu gọi các nước trên thế giới công nhận Việt Nam là nền
kinh tế thị trường. Kể từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm 2007
đến nay, Việt Nam đã được 90 quốc gia trên thế giới công nhận là nền kinh tế thị
trường. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng bởi Việt Nam được coi là nền kinh tế
có giá cả thị trường được quyết định bởi sự cạnh tranh cởi mở, chứ không phải bởi sự
can thiệp của nhà nước.
Chính phủ cần nhanh chóng đào tạo đội ngũ chuyên gia chuyên về bán phá giá
để tư vấn cho doanh nghiệp và hỗ trợ cho Chính phủ khi xảy ra những vụ kiện tương tự vụ kiện này.
Thúc đẩy nhanh tiến trình hội nhập nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế khu vực
và thế giới: tham gia ASEAN, APEC, ASEM, WTO… và các tổ chức, hiệp đoàn kinh tế.
Hơn nữa cũng cần tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng ký thương hiệu và hoàn
thiện Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các thương hiệu Việt Nam. Tích cực tuyên
truyền về luật pháp các nước đối tác, cung cấp thông tin đầy đủ cho các doanh
nghiệp để họ am hiểu hơn về môi trường kinh doanh quốc tế. Khuyến khích các
doanh nghiệp không xuất khẩu hàng hoá dưới thương hiệu của nước ngoài, nhằm
tránh việc cạnh tranh trực tiếp với các sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu.
6.Hãy trình bày một số đặc điểm của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
Việt Nam trong thời gian qua. Đâu là những thành tựu nổi bật và những hạn chế còn tồn tại?
Trong giai đoạn 2010-2021, nguồn vốn FDI ở Việt Nam được mở rộng trên nhiều
lĩnh vực, đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo,... Trong đó, ngành công
nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài nhất
về số dự án và tổng vốn đăng ký, chiếm 40-60% tổng số dự án và tổng số vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.
Ngoài ra, một số lĩnh vực như bán buôn bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy và động cơ
khác; ngành xây dựng; lĩnh vực sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi
nước và điều hoà không khí cũng thu hút được nhiều dự án và tổng số vốn đăng ký từ
các nhà đầu tư nước ngoài. Nhìn chung, những ngành kinh tế liên quan đến công
nghiệp chế tạo, chế biến; kinh doanh bất động sản; sản xuất và phân phối điện... là
những lĩnh vực thu hút vốn đầu tư FDI nhiều nhất. Và chủ yếu xuất phát từ Hàn Quốc,
Nhật Bản và Singapore. Như vậy, có thể thấy, thị trường mà Việt Nam thu hút được
nhiều FDI nhất chủ yếu là các quốc gia Châu Á, còn các thị trường lớn như Mỹ và
Liên minh Châu Âu (EU) thì vẫn chưa thu hút được. Đặc biệt, mặc dù số dự án FDI
mà Việt Nam thu hút được từ Nhật Bản nhiều hơn từ Singapore, nhưng khi xét về số
vốn đăng ký, Singapore lại là quốc gia đăng ký nhiều vốn hơn Nhật Bản. Điều này cho
thấy quy mô trung bình dự kiến của mỗi dự án FDI mà Việt Nam thu hút được từ
Singapore lớn hơn quy mô trung bình dự kiến của mỗi dự án FDI mà Việt Nam thu hút được từ Nhật Bản.
Đồng thời, các ngành kinh tế tiếp nhận FDI chủ yếu ở nước ta vẫn thuộc nhóm
ngành thâm dụng lao động, thuộc công đoạn lắp ráp, hoàn thiện sản phẩm, chưa có
hàm lượng khoa học – công nghệ cao và chưa mang lại nhiều giá trị gia tăng. Đây
cũng là một nguyên nhân làm chậm quá trình chuyển giao khoa học kỹ thuật hiện đại
và gia tăng nguy cơ trở thành bãi thải công nghiệp của Việt Nam. Thành tựu
Trong năm 2021, mặc dù dịch Covid -19 đang diễn biến phức tạp nhưng vốn FDI
vào Việt Nam đạt 31,15 tỷ USD, tăng 9,2% so với năm 2020. Điều này cho thấy các
nhà đầu tư nước ngoài đang đặt niềm tin rất lớn vào môi trường đầu tư Việt Nam. Vốn
đầu tư đăng ký mới và điều chỉnh đều tăng so với năm 2020, đặc biệt vốn điều chỉnh tăng mạnh tới 40,5%.
Bước sang năm 2022, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam được
kỳ vọng sẽ khởi sắc trở lại nhờ những chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn và chủ
trương mở cửa trở lại nền kinh tế sau hai năm đóng cửa bởi dịch bệnh Covid-19.
Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến 20/3/2022 đạt 8,91 tỷ
USD, giảm 12,1% so với cùng kỳ năm trước.
Việt nam đã chuyển đổi thành công thành trung tâm sx mới nổi trong chuỗi cung
ứng toàn cầu, chiếm được thị phần đáng kể trong nhiều lĩnh vực, bao gồm dệt may,
giày dép và điện tử tiêu dùng. Thực tế đã chứng minh VN là điểm đến thu hút của các
nhà đầu tư nước ngoài khi tổng số vốn đầu tư vào VN lên đến trên 15 tỷ USD trong 7
tháng đầu năm. Đây là 1 con số tích cực trong bối cảnh dòng vốn toàn cầu chưa phục hồi hoàn toàn sau CV19 Hạn chế
Việt Nam chưa có đầy đủ các quy tắc, tiêu chuẩn phù hợp và cụ thể, còn thiếu các
chế tài hữu hiệu trong thu hút và quản lý FDI vào Việt Nam. Chính vì thế, nhiều DN
FDI lợi dụng, gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường, rủi ro mất an ninh năng lượng, an
ninh tài chính. Các dự án hạ tầng, nhất là của Trung Quốc được thực hiện với hình
thức tổng thầu (EPC) tiềm chứa nhiều rủi ro đối với nợ nước ngoài và an ninh năng lượng của Việt Nam.
Chưa nhìn nhận rõ bản chất của FDI vào Việt Nam. Mức tác động lan tỏa lên nền
kinh tế của khu vực FDI vẫn còn rất yếu. Mức đóng góp của các DN FDI cho việc
nâng cao năng lực công nghiệp Việt Nam vẫn còn rất thấp. Các mối liên kết giữa khối
DN FDI và DN trong nước yếu có phần do cả công nghiệp hỗ trợ lẫn các DN trong
nước vẫn còn yếu kém, không đáp ứng nhu cầu và chuẩn mực cung ứng dịch vụ của
các DN FDI, nhất là các tập đoàn xuyên quốc gia.
Việc trốn thuế, chuyển giá trong khu vực FDI thời gian dài cũng gây hại cho ngân
sách nhà nước nói riêng và an ninh tài chính nói chung; đồng thời, gây cạnh tranh
không bình đẳng trong nền kinh tế. 7.Hãy trình bày một số
đặc điểm về xuất khẩu lao động của Việt Nam trong thời gian qua. Đâu là những
thành tựu nổi bật và những hạn chế còn tồn tại?
8.Hãy phân tích tác động
của việc tham gia vào WTO đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Tích cực
- Thị trường được mở rộng, hàng hóa của Việt Nam có thể thâm nhập thị trường
các nước thành viên WTO một cách thuận lợi hơn nếu năng lực cạnh tranh của ta cao
hơn các đối thủ cạnh tranh. Nhìn chung, các loại hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam
như dệt may, cà phê, cao su, thủy sản... đã có mặt ở hầu khắp các nước trên thế giới.
Các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội tiếp cận với những nguồn tín dụng, công
nghệ hiện đại, các loại hình dịch vụ, vật tư, nguyên liệu và cơ hội xuất khẩu sản phẩm
do thị trường được mở rộng và không bị phân biệt đối xử.
- Việt Nam trở thành nơi hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài vào một số ngành,
như: điện tử, tin học, dệt may, luyện và cán thép, cơ khí đóng tàu, ngân hàng, tài
chính, bảo hiểm... Các nhà đầu tư nước ngoài đã và sẽ tiếp tục mang công nghệ hiện
đại, phương thức quản lý tiên tiến vào Việt Nam, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho
phát triển ngành. Hiện nay đã có nhiều tập đoàn và công ty đa quốc gia lớn trên thế
giới đã có mặt và kinh doanh tại Việt Nam như Toyota, Intel, Nescafe, HSBC...
- Môi trường kinh doanh trong nước đã được cải thiện theo hướng thuận lợi và
minh bạch hơn. Việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, như cấp giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh, cấp mã số thuế và giảm thiểu giấy phép "con" đã có tác động tích cực
đối với phát triển các doanh nghiệp mới ở hầu hết các ngành hàng. Việc phát triển hệ
thống ngân hàng và bảo hiểm mở ra các kênh tài chính cạnh tranh đã và sẽ tạo cơ hội
tiếp cận tài chính tốt và có tính cạnh tranh hơn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các
doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất khẩu, doanh
nghiệp thuộc những ngành ưu tiên như đóng tàu, phát triển năng lượng mới...
- Việc mở cửa thị trường nội địa, cắt giảm thuế và các rào cản phi thuế đối với các
sản phẩm như máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu còn tạo điều kiện cho nhiều
hàng hóa đến với người tiêu dùng và doanh nghiệp trong nước với mức giá hợp lý
hơn, giúp cho nhiều doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ được cung cấp nguồn lực tốt hơn. * Tiêu cực
- Việc mở cửa thị trường dẫn đến cạnh tranh tăng lên, các doanh nghiệp Việt Nam
không chỉ cạnh tranh trong nước mà còn phải cạnh tranh cả trên thị trường thế giới.
- Quy mô của doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là vừa và nhỏ, năng lực tài chính
yếu kém, kỹ năng và kiến thức chuyên sâu về quản lý trong môi trường cạnh tranh
quốc tế còn có hạn, các doanh nghiệp lại thiếu sự liên kết và chỉ tham gia được vào
các khâu có giá trị gia tăng thấp nhất trong chuỗi giá trị toàn cầu đối với hầu hết các
ngành hàng. Vì vậy, mặc dù nhiều ngành hàng của chúng ta đứng thứ hạng cao trong
xuất khẩu như hồ tiêu, điều, gạo, cà phê, cao su, hàng dệt may... nhưng do chúng ta
chưa tham gia được vào các khâu có giá trị gia tăng cao nên buộc phải lệ thuộc vào
các trung gian thương mại nước ngoài. Ngoài ra, năng lực nghiên cứu và thiết kế, khả
năng đổi mới công nghệ của hầu hết các doanh nghiệp còn rất hạn chế, lực lượng lao
động có trình độ cao không đủ đáp ứng nhu cầu phát triển.
- Các doanh nghiệp đang phải đối mặt với những quy định về thực thi quyền sở
hữu trí tuệ, tuân thủ các quy định về nhãn mác và xuất xứ hàng hóa, bảo hộ quyền sở
hữu trí tuệ. Mặc dù các hàng rào phi thuế quan đã được cắt giảm đối với một số mặt
hàng và một số thị trường, như hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Hoa
Kỳ và EU..., nhưng chúng ta vẫn phải đối mặt với các hàng rào kỹ thuật mới ngày
càng tinh vi hơn theo các quy định riêng của một số nước. Các mặt hàng thủy sản và
nông sản xuất khẩu của Việt Nam vẫn bị cản trở bởi những quy định về an toàn vệ
sinh thực phẩm ngày càng khắt khe hơn. Những mặt hàng công nghiệp chế biến và
cơ khí luôn phải đối mặt với các vụ kiện chống bán phá giá như hàng dệt may, giày
dép, xe đạp, nan hoa, lò xo...
- Thách thức lớn đối với hầu hết các ngành hàng còn là ở chỗ sự phát triển của
một số ngành thuộc lĩnh vực kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa theo kịp tốc độ tăng
trưởng kinh tế. Chẳng hạn, ngành điện chưa phát triển kịp so với yêu cầu tiêu thụ điện
năng khiến cho tình trạng cúp điện là khó tránh khỏi. Tuy nhiên, ngành điện lại đang
phải đối mặt với các thách thức như làm thế nào huy động được đủ vốn cho đầu tư
phát triển, hiệu suất của phát điện, chuyển tải và phân phối điện, đổi mới cơ chế quản
lý giá điện sao cho vừa thu hút, khuyến khích đầu tư vào ngành điện, phát triển được
nguồn năng lượng mới vừa