Câu hỏi Tư tưởng Hồ chí Minh | Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Phân tích TT HCM về văn hóa và vận dụng trong xây dựng nền văn hóa mới hiện
nay? Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của văn hoá. Quan điểm Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hóa mới. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

C âu 1. Phân tích TT HCM về văn hóa và vận
dụng trong xây dựng nền văn hóa mới hiện
nay?
I. Tư tưởng HCM về văn hoá
-Hồ Chí Minh được tổ chức UNESCO ghi nhận là anh hùng giải
phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất Việt Nam trong Nghị
quyết 24C/18.65 của Khóa họp 24 Đại hội đồng UNESCO từ 20-
10 đến 20-11-1987.
- Nội dung Nghị quyết khẳng định: Hồ Chí Minh để lại một dấu
ấn trong quá trình phát triển của nhân loại vì hòa bình, độc lập
dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Người có sự đóng góp quan
trọng về nhiều mặt trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, nghệ
thuật. Tư tưởng của Người là sự kết tinh truyền thống văn hóa
hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam và hiện thân cho khát
vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc văn hoá
dân tộc mình và tiêu biểu cho việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn
nhau.
1. Một số nhận thức chung về văn hóa và quan hệ giữa
văn hóa với các lĩnh vực khác
a. Quan niệm về văn hóa
- Quan niệm chung của nhân loại : Văn hóa là tổng thể nói chung
những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo
ra trong quá trình lịch sử.
- Quan niệm của UNESCO:“Văn hóa là tổng thể những nét
riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết
định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người
trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương,
lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ
thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng. Văn
hóa đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân.
Chính văn hóa đã làm cho chúng ta trở thành những sinh
vật đặc biệt nhân bản, có lý tính, có óc phê phán và dấn
thân một cách có đạo lý. Chính nhờ văn hóa mà con người
tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một
phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những
thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý
nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình mới mẻ,
những công trình vượt trội bản thân”.
- Quan niệm của Hồ Chí Minh: Hồ Chí Minh có bốn cách tiếp
cận chủ yếu về văn hóa:
Tiếp cận theo nghĩa rộng, tổng hợp mọi phương thức
sinh hoạt của con người
Tiếp cận theo nghĩa hẹp là đời sống tinh thần của xã
hội, thuộc kiến trúc thượng tầng
Tiếp cận theo nghĩa hẹp hơn là bàn đến các trường
học, số người đi học, xóa nạn mù chữ, biết đọc biết
viết
Tiếp cận theo “phương thức sử dụng công cụ sinh
hoạt”
Tháng 8-1943, HCM định nghĩa về văn hóa “Vì lẽ sinh
tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới
sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo
đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ
thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về
mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ
những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn
hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt
cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh
ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi
của sự sinh tồn
b. Quan điểm của Hồ Chí Minh về quan hệ giữa văn
hóa với các lĩnh vực khác.
- Quan hệ giữa văn hóa với chính trị: Văn hóa không thể
đứng ngoài mà phải ở trong chính trị tức là văn hóa phải
phục vụ nhiệm vụ chính trị; đồng thời mọi hoạt động của
tổ chức và nhà chính trị phải có hàm lượng văn hóa.
- Quan hệ giữa văn hóa với kinh tế: văn hóa cũng không thể
đứng ngoài mà phải đứng trong kinh tế, nghĩa là văn hóa
không hoàn toàn phụ thuộc vào kinh tế, mà có vai trò tác
động tích cực trở lại kinh tế.
- Quan hệ giữa văn hóa với xã hội: giải phóng về chính trị
thì văn hóa mới có điều kiện phát triển. Xã hội thế nào văn
hoá thế đấy. Phải làm cách mạng giải phóng dân tộc,
giành chính quyền về tay nhân dân, giải phóng chính trị,
giải phóng xã hội, đưa Đảng Cộng sản Việt Nam lên địa vị
cầm quyền, thì mới giải phóng được văn hóa.
-
2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của văn hoá
- Văn hóa là mục tiêu của cách mạng: Trong nội dung của
XHCN có bao gồm cả văn hóa → Văn hóa là một mục tiêu
của CM. Mục tiêu đó là quyền sống, quyền sung sướng,
quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc; là khát vọng của
nhân dân về các giá trị chân, thiện, mỹ; là một xã hội công
bằng, dân chủ, ấm no và hạnh phúc đủ đầy.
- Văn hóa là động lực của cách mạng: Động lực phát triển đất
nước bao gồm:
Động lực vật chất và tinh thần.
Động lực cộng đồng và cá nhân.
Nội lực và ngoại lực…v.v..
=> Tất cả đều quy tụ ở con người dưới góc độ văn hóa
- Động lực cũng có thể thấy ở nhiều phương diện:
Văn hóa chính trị
Văn hóa văn nghệ
Văn hóa giáo dục
Văn hóa đạo đức
- Văn hóa là một mặt trận: Một lĩnh vực hoạt động có tính độc
lập, có mối quan hệ mật thiết với các lĩnh vực khác, đồng
thời phản ánh tính chất cam go, quyết liệt của hoạt động
văn hóa. => Là một nội dung quan trọng, cần phải có lập
trường chắc chắn, bám sát thực tiễn
- Văn hóa phục vụ quần chúng nhân dân: Tư tưởng Hồ Chí
Minh là vì nhân dân vì vậy phải phản ánh được tư tưởng và
khát vọng của quần chúng. Theo HCM, muốn văn hóa phản
ánh cuộc sống nhân dân thì người nghệ sĩ còn phải đánh
giá, nhìn nhận đúng nhân dân vì họ là người cung cấp tư
liệu, đánh giá và hưởng thụ chúng.
=> Tóm lại, vai trò của văn hóa rất quan trọng đối với xã
hội, con người và đặc biệt là với cách mạng, nó như là
một giá trị tinh thần to lớn thúc đẩy sự phát triển của đất
nước, một di sản tuyệt vời của dân tộc Việt Nam.
3. Quan điểm Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hóa
mới
- Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945:
Xây dựng tâm lý: Tinh thần độc lập tự cường
Xây dựng luân lý: Biết hy sinh mình, làm lợi cho quần
chúng
.Xây dựng xã hội: Mọi sự nghiệp liên quan đến phúc lợi
của nhân dân.
Xây dựng chính trị: Dân quyền.
Xây dựng kinh tế : Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc vừa là mục tiêu, vừa là động lực
thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội
- Trong kháng chiến chống thực dân Pháp:Hồ Chí Minh
khẳng định lại quan điểm của Đảng ta từ năm 1943 trong
Đề cương văn hóa Việt Nam về phương châm xây dựng
nền văn hóa mới, đó là một nền văn hóa có tính chất dân
tộc, khoa học, đại chúng.
- Trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội miền Bắc:Hồ Chí
Minh chủ trương xây dựng nền văn hóa có nội dung xã hội
chủ nghĩa và tính chất dân tộc.
=> Có thể thấy quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng
nền văn hóa mới Việt Nam, đó là là một nền văn hóa
toàn diện, giữ gìn được cốt cách văn hóa dân tộc, bảo
đảm tính khoa học, dân chủ, tiến bộ và nhân văn, hướng
đến các giá trị chân-thiện-mỹ.
II. Vận dụng trong xây dựng nền văn hoá mới
hiện nay
- Dựa theo những quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng
nền văn hóa mới để đưa ra những giải pháp trong xây
dựng nền văn hoá mới hiện nay
Tạo môi trường và điều kiện xã hội thuận lợi nhất để
khơi dậy truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc.
Mở rộng giao lưu văn hóa, tinh hoa nhân loại, lối sống
hay, đẹp của các dân tộc trên thế giới, làm phong phú
thêm nền văn hóa dân tộc.
Tập trung xây dựng nếp sống mới, những chuẩn mực
văn hóa mới, xây dựng, phát triển và sáng tạo những giá
trị văn hóa mới trên nền tảng bảo tồn.
Phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, kế thừa và
phát huy tính đa dạng, bản sắc văn hóa của các dân tộc,
của các vùng, miền.
Câu 2: Sưu tầm và kể lại một câu chuyện về
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh - Liên hệ và
rút ra bài học đối với bản thân
THỜI GIAN QUÝ BÁU LẮM
Năm 1945, mở đầu bài nói chuyện tại lễ tốt nghiệp khóa V
Trường huấn luyện cán bộ Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh thẳng
thắn góp ý: “Trong giấy mời tới đây nói 8 giờ bắt đầu, bây giờ là
8 giờ 10 phút rồi mà nhiều người vẫn chưa đến. Tôi khuyên anh
em phải làm việc cho đúng giờ, vì thời gian quý báu lắm”.Cũng
về giờ giấc, trong kháng chiến chống Pháp, một đồng chí sĩ
quan cấp tướng đến làm việc với Bác chậm 15 phút, tất nhiên là
có lý do: Mưa to, suối lũ, ngựa không qua được.
Bác bảo:
- Chú làm tướng mà chậm đi mất 15 phút thì bộ đội của chú sẽ
hiệp đồng sai bao nhiêu? Hôm nay chú đã chủ quan không
chuẩn bị đủ phương án, nên chú không giành được chủ động”.
Một lần khác, Bác và đồng bào phải đợi một đồng chí cán bộ
đến để bắt đầu cuộc họp.
Bác hỏi:
- Chú đến muộn mấy phút
- Thưa Bác, chậm mất 10 phút ạ!
- Chú tính thế không đúng, 10 phút của chú phải nhân với 500
người đợi ở đây.
Năm 1953, Bác quyết định đến thăm lớp chỉnh huấn của anh
em trí thức, lúc đó đang bước vào cuộc đấu tranh tư tưởng gay
go. Sắp đến giờ lên đường bỗng trời đổ mưa xối xả. Các đồng
chí làm việc bên cạnh Bác đề nghị cho hoãn đến một buổi khác.
Có đồng chí còn đề nghị tập trung lớp học ở một địa điểm gần
nơi ở của Bác… Nhưng bác không đồng ý:
- Đã hẹn thì phải đến, đến cho đúng giờ, đợi trời tạnh thì đến
bao giờ? Thà chỉ mình bác và vài chú nữa chịu ướt còn hơn để
cả lớp phải chờ uổng công!.
Thế là Bác lên đường đến thăm lớp chỉnh huấn đúng lịch trình
trong tiếng reo hò sung sướng của các học viên…Bác Hồ của
chúng ta quý thời gian của mình bao nhiêu thì cũng quý thời
gian của người khác bấy nhiêu. Chính vì vậy, trong suốt cuộc
đời Bác không để bất cứ ai đợi mình. Sự quý trọng thời gian của
Bác thực sự là tấm gương sáng để chúng ta học tập.
(Trích trong Kể chuyện Bác Hồ - Tổng hợp 20 mẩu chuyện hay
và ý nghĩa nhất về Bác (Nguồn: Internet))
Bài hBc kinh nghiệm
Quỹ thời gian của con người là có hạn. Người ta có thể làm lại
một cái nhà, một con đường,… nhưng không thể lấy lại được
một tích tắc thời gian đã mất đi. Chính vì lẽ đó mà thời gian còn
quý hơn vàng, bạc. Tiết kiệm thời gian là tiết kiệm thông minh
và văn minh nhất.Mỗi người đều có thể tiết kiệm được thời gian
của mình. Tuy nhiên, để thực hiện điều đó chúng ta cần phải
làm việc phải có kế hoạch cụ thể, chi tiết; làm việc ngăn nắp,
gọn gàng; thầy cô chuẩn bị bài chu đáo trước khi lên lớp, lên
lớp đúng giờ, sử dụng hiệu quả giờ học; cán bộ cần chuẩn bị nội
dung tốt trước khi tiến hành tổ chức hội họp, tiếp dân; học
sinh/sinh viên thì cần phải biết quản lý hiệu quả thời gian của
mình trong học tập cũng như trong cuộc sống hàng ngày... Đó
chính là tiết kiệm thời gian của mình và của mọi người.
| 1/6

Preview text:

C âu 1.
Phân tích TT HCM về văn hóa và vận
dụng trong xây dựng nền văn hóa mới hiện nay?
I. Tư tưởng HCM về văn hoá
-Hồ Chí Minh được tổ chức UNESCO ghi nhận là anh hùng giải
phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất Việt Nam trong Nghị
quyết 24C/18.65 của Khóa họp 24 Đại hội đồng UNESCO từ 20- 10 đến 20-11-1987.
- Nội dung Nghị quyết khẳng định: Hồ Chí Minh để lại một dấu
ấn trong quá trình phát triển của nhân loại vì hòa bình, độc lập
dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Người có sự đóng góp quan
trọng về nhiều mặt trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, nghệ
thuật. Tư tưởng của Người là sự kết tinh truyền thống văn hóa
hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam và hiện thân cho khát
vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc văn hoá
dân tộc mình và tiêu biểu cho việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau.
1. Một số nhận thức chung về văn hóa và quan hệ giữa
văn hóa với các lĩnh vực khác
a. Quan niệm về văn hóa
-
Quan niệm chung của nhân loại
: Văn hóa là tổng thể nói chung
những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo
ra trong quá trình lịch sử.
- Quan niệm của UNESCO:“Văn hóa là tổng thể những nét
riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết
định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người
trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương,
lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ
thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng. Văn
hóa đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân.
Chính văn hóa đã làm cho chúng ta trở thành những sinh
vật đặc biệt nhân bản, có lý tính, có óc phê phán và dấn
thân một cách có đạo lý. Chính nhờ văn hóa mà con người
tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một
phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những
thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý
nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình mới mẻ,
những công trình vượt trội bản thân”.
- Quan niệm của Hồ Chí Minh: Hồ Chí Minh có bốn cách tiếp
cận chủ yếu về văn hóa:
 Tiếp cận theo nghĩa rộng, tổng hợp mọi phương thức
sinh hoạt của con người
 Tiếp cận theo nghĩa hẹp là đời sống tinh thần của xã
hội, thuộc kiến trúc thượng tầng
 Tiếp cận theo nghĩa hẹp hơn là bàn đến các trường
học, số người đi học, xóa nạn mù chữ, biết đọc biết viết
 Tiếp cận theo “phương thức sử dụng công cụ sinh hoạt”
 Tháng 8-1943, HCM định nghĩa về văn hóa “Vì lẽ sinh
tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới
sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo
đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ
thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về
mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ
những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn
hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt
cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh
ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”
b. Quan điểm của Hồ Chí Minh về quan hệ giữa văn
hóa với các lĩnh vực khác.
- Quan hệ giữa văn hóa với chính trị: Văn hóa không thể
đứng ngoài mà phải ở trong chính trị tức là văn hóa phải
phục vụ nhiệm vụ chính trị; đồng thời mọi hoạt động của
tổ chức và nhà chính trị phải có hàm lượng văn hóa.
- Quan hệ giữa văn hóa với kinh tế: văn hóa cũng không thể
đứng ngoài mà phải đứng trong kinh tế, nghĩa là văn hóa
không hoàn toàn phụ thuộc vào kinh tế, mà có vai trò tác
động tích cực trở lại kinh tế.
- Quan hệ giữa văn hóa với xã hội: giải phóng về chính trị
thì văn hóa mới có điều kiện phát triển. Xã hội thế nào văn
hoá thế đấy. Phải làm cách mạng giải phóng dân tộc,
giành chính quyền về tay nhân dân, giải phóng chính trị,
giải phóng xã hội, đưa Đảng Cộng sản Việt Nam lên địa vị
cầm quyền, thì mới giải phóng được văn hóa. -
2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của văn hoá -
Văn hóa là mục tiêu của cách mạng: Trong nội dung của
XHCN có bao gồm cả văn hóa → Văn hóa là một mục tiêu
của CM. Mục tiêu đó là quyền sống, quyền sung sướng,
quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc; là khát vọng của
nhân dân về các giá trị chân, thiện, mỹ; là một xã hội công
bằng, dân chủ, ấm no và hạnh phúc đủ đầy. -
Văn hóa là động lực của cách mạng: Động lực phát triển đất nước bao gồm:
 Động lực vật chất và tinh thần.
 Động lực cộng đồng và cá nhân.
 Nội lực và ngoại lực…v.v..
=> Tất cả đều quy tụ ở con người dưới góc độ văn hóa
- Động lực cũng có thể thấy ở nhiều phương diện:  Văn hóa chính trị  Văn hóa văn nghệ  Văn hóa giáo dục  Văn hóa đạo đức
- Văn hóa là một mặt trận: Một lĩnh vực hoạt động có tính độc
lập, có mối quan hệ mật thiết với các lĩnh vực khác, đồng
thời phản ánh tính chất cam go, quyết liệt của hoạt động
văn hóa. => Là một nội dung quan trọng, cần phải có lập
trường chắc chắn, bám sát thực tiễn
- Văn hóa phục vụ quần chúng nhân dân: Tư tưởng Hồ Chí
Minh là vì nhân dân vì vậy phải phản ánh được tư tưởng và
khát vọng của quần chúng. Theo HCM, muốn văn hóa phản
ánh cuộc sống nhân dân thì người nghệ sĩ còn phải đánh
giá, nhìn nhận đúng nhân dân vì họ là người cung cấp tư
liệu, đánh giá và hưởng thụ chúng.
=> Tóm lại, vai trò của văn hóa rất quan trọng đối với xã
hội, con người và đặc biệt là với cách mạng, nó như là
một giá trị tinh thần to lớn thúc đẩy sự phát triển của đất
nước, một di sản tuyệt vời của dân tộc Việt Nam.
3. Quan điểm Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hóa mới
- Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945:
 Xây dựng tâm lý: Tinh thần độc lập tự cường
 Xây dựng luân lý: Biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng
 .Xây dựng xã hội: Mọi sự nghiệp liên quan đến phúc lợi của nhân dân.
 Xây dựng chính trị: Dân quyền.
 Xây dựng kinh tế : Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc vừa là mục tiêu, vừa là động lực
thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội
- Trong kháng chiến chống thực dân Pháp:Hồ Chí Minh
khẳng định lại quan điểm của Đảng ta từ năm 1943 trong
Đề cương văn hóa Việt Nam về phương châm xây dựng
nền văn hóa mới, đó là một nền văn hóa có tính chất dân
tộc, khoa học, đại chúng.
- Trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội miền Bắc:Hồ Chí
Minh chủ trương xây dựng nền văn hóa có nội dung xã hội
chủ nghĩa và tính chất dân tộc.
=> Có thể thấy quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng
nền văn hóa mới Việt Nam, đó là là một nền văn hóa
toàn diện, giữ gìn được cốt cách văn hóa dân tộc, bảo
đảm tính khoa học, dân chủ, tiến bộ và nhân văn, hướng
đến các giá trị chân-thiện-mỹ.
II. Vận dụng trong xây dựng nền văn hoá mới hiện nay
- Dựa theo những quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng
nền văn hóa mới để đưa ra những giải pháp trong xây
dựng nền văn hoá mới hiện nay
 Tạo môi trường và điều kiện xã hội thuận lợi nhất để
khơi dậy truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc.
 Mở rộng giao lưu văn hóa, tinh hoa nhân loại, lối sống
hay, đẹp của các dân tộc trên thế giới, làm phong phú
thêm nền văn hóa dân tộc.
 Tập trung xây dựng nếp sống mới, những chuẩn mực
văn hóa mới, xây dựng, phát triển và sáng tạo những giá
trị văn hóa mới trên nền tảng bảo tồn.
 Phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, kế thừa và
phát huy tính đa dạng, bản sắc văn hóa của các dân tộc, của các vùng, miền.
Câu 2: Sưu tầm và kể lại một câu chuyện về
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh - Liên hệ và
rút ra bài học đối với bản thân
THỜI GIAN QUÝ BÁU LẮM
Năm 1945, mở đầu bài nói chuyện tại lễ tốt nghiệp khóa V
Trường huấn luyện cán bộ Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh thẳng
thắn góp ý: “Trong giấy mời tới đây nói 8 giờ bắt đầu, bây giờ là
8 giờ 10 phút rồi mà nhiều người vẫn chưa đến. Tôi khuyên anh
em phải làm việc cho đúng giờ, vì thời gian quý báu lắm”.Cũng
về giờ giấc, trong kháng chiến chống Pháp, một đồng chí sĩ
quan cấp tướng đến làm việc với Bác chậm 15 phút, tất nhiên là
có lý do: Mưa to, suối lũ, ngựa không qua được. Bác bảo:
- Chú làm tướng mà chậm đi mất 15 phút thì bộ đội của chú sẽ
hiệp đồng sai bao nhiêu? Hôm nay chú đã chủ quan không
chuẩn bị đủ phương án, nên chú không giành được chủ động”.
Một lần khác, Bác và đồng bào phải đợi một đồng chí cán bộ
đến để bắt đầu cuộc họp. Bác hỏi:
- Chú đến muộn mấy phút
- Thưa Bác, chậm mất 10 phút ạ!
- Chú tính thế không đúng, 10 phút của chú phải nhân với 500 người đợi ở đây.
Năm 1953, Bác quyết định đến thăm lớp chỉnh huấn của anh
em trí thức, lúc đó đang bước vào cuộc đấu tranh tư tưởng gay
go. Sắp đến giờ lên đường bỗng trời đổ mưa xối xả. Các đồng
chí làm việc bên cạnh Bác đề nghị cho hoãn đến một buổi khác.
Có đồng chí còn đề nghị tập trung lớp học ở một địa điểm gần
nơi ở của Bác… Nhưng bác không đồng ý:
- Đã hẹn thì phải đến, đến cho đúng giờ, đợi trời tạnh thì đến
bao giờ? Thà chỉ mình bác và vài chú nữa chịu ướt còn hơn để
cả lớp phải chờ uổng công!.
Thế là Bác lên đường đến thăm lớp chỉnh huấn đúng lịch trình
trong tiếng reo hò sung sướng của các học viên…Bác Hồ của
chúng ta quý thời gian của mình bao nhiêu thì cũng quý thời
gian của người khác bấy nhiêu. Chính vì vậy, trong suốt cuộc
đời Bác không để bất cứ ai đợi mình. Sự quý trọng thời gian của
Bác thực sự là tấm gương sáng để chúng ta học tập.
(Trích trong Kể chuyện Bác Hồ - Tổng hợp 20 mẩu chuyện hay
và ý nghĩa nhất về Bác (Nguồn: Internet)) Bài hBc kinh nghiệm
Quỹ thời gian của con người là có hạn. Người ta có thể làm lại
một cái nhà, một con đường,… nhưng không thể lấy lại được
một tích tắc thời gian đã mất đi. Chính vì lẽ đó mà thời gian còn
quý hơn vàng, bạc. Tiết kiệm thời gian là tiết kiệm thông minh
và văn minh nhất.Mỗi người đều có thể tiết kiệm được thời gian
của mình. Tuy nhiên, để thực hiện điều đó chúng ta cần phải
làm việc phải có kế hoạch cụ thể, chi tiết; làm việc ngăn nắp,
gọn gàng; thầy cô chuẩn bị bài chu đáo trước khi lên lớp, lên
lớp đúng giờ, sử dụng hiệu quả giờ học; cán bộ cần chuẩn bị nội
dung tốt trước khi tiến hành tổ chức hội họp, tiếp dân; học
sinh/sinh viên thì cần phải biết quản lý hiệu quả thời gian của
mình trong học tập cũng như trong cuộc sống hàng ngày... Đó
chính là tiết kiệm thời gian của mình và của mọi người.