Câu hỏi tuần 4 luật kế toán - thành lập doanh nghiệp | Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
Nêu rõ trách nhiệm và quyền hạn của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Phân tích những rủi ro mà người đại diện có thể gặp phải trong quá trình hoạt động kinh doanh. Giải thích vai trò của việc kiểm tra và thanh tra trong hoạt động của doanh nghiệp mới thành lập. Nêu các loại hình kiểm tra, thanh tra mà doanh nghiệp có thể phải chịu theo quy định của pháp luật.
Preview text:
Câu hỏi ôn tập tuần 4 - không
Câu hỏi ôn tập tuần 4
Câu 2: Trình bày điều kiện thành lập doanh nghiệp.
1. Điều kiện về kinh tế
Muốn thành lập doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân phải chuẩn bị điều
kiện vật chất cần thiết để doanh nghiệp ra đời, như nhà xưởng, kho bãi,
văn phòng, máy móc thiết bị. Công việc này do các nhà đầu tư tiến hành
trên cơ sở góp vốn đầu tư ở dạng tiền măt, hiện vật hay tài sản khác. Tùy
thuộc lĩnh vực kinh doanh và khả năng tài chính của nhà đầu tư, vốn đầu
tư thành lập ở mỗi doanh nghiệp có quy mô rất khác nhau. Cân nhắc một
lượng vốn cần và đủ để tồn tại, cạnh tranh và phát triển là công việc của
nhà đầu tư. Sai số ở khâu tính toán này có thể dẫn đến việc doanh nghiệp
bị đào thải do không đủ sức cạnh tranh. Chỉ trong một số ngành, nghề
nhất định, xét thấy cần kiểm soát điều kiện vật chất tối thiểu cho hoạt
động kinh doanh diễn ra an toàn, nhà nước có quy định về mức vốn điều
lệ tối thiểu cần đáp ứng để thành lập doanh nghiệp. Mức vốn này được gọi
là mức vốn pháp định theo đó, vốn điều lệ của doanh nghiệp phải bảo
đảm từ mức vốn pháp định trở lên. Một số ngành, nghề cần đáp ứng quy
định về mức vốn pháp định như chứng khoán, bảo hiểm, ngân hàng, dịch vụ mua bán nợ…
2. Điều kiện về pháp lý
Điều kiện pháp lý để thành lập doanh nghiệp gồm những điều kiện
pháp luật quy định mà chủ đầu tư cần đáp ứng để được cấp giấy chứng
nhận đăng kí doanh nghiệp. Tùy thuộc vào yêu cầu và mục đích của hoạt
động quản lý nhà nước ở mỗi thời điểm, các điều kiện thành lập doanh
nghiệp được kiểm soát theo chế độ tiền kiểm hoặc hậu kiểm.
“Tiền kiểm” là kiểm tra các điều kiện cần thiết trước khi cấp giấy
chứng nhận đăng kí doanh nghiệp. Chế độ “tiền kiểm” có nội dung là kiểm
tra các điều kiện thành lập doanh nghiệp trước khi cấp giấy chứng nhận
đăng kí doanh nghiệp. “Hậu kiểm” là kiểm tra các điều kiện doanh nghiệp
cần tuân thủ sau khi doanh nghiệp đã đăng kí thành lập và đi vào hoạt
động. Các điều kiện thuộc diện hậu kiểm không bị kiểm tra khi làm thủ tục
thành lập doanh nghiệp mà sẽ bị kiểm tra, giám sát trong quá trình hoạt
động của doanh nghiệp, xử lý vi phạm khi bị phát hiện.
Ví dụ: Để kiểm tra nhà đầu tư có thuộc đối tượng bị cấm thành lập
doanh nghiệp hay không, cần có các giấy tờ chứng minh độ tuổi, tình
trạng sức khỏe, lý lịch tư pháp... của người thành lập doanh nghiệp. Nếu
áp dụng cơ chế “tiền kiểm”, nhà đầu tư cần chuẩn bị tất cả các giấy tờ
trên trong hồ sơ đăng kí doanh nghiệp. Nếu áp dụng cơ chế “hậu kiểm”,
nhà đầu tư sẽ tự cam kết và chịu trách nhiệm về quyền thành lập doanh
nghiệp của mình. Hành vi vi phạm pháp luật về đăng kí doanh nghiệp sẽ
bị xử lý, mức độ nghiêm khắc nhất là thu hồi giấy chứng nhận đăng kí
doanh nghiệp và đình chỉ hoạt động của doanh nghiệp.
Theo quy định hiện hành, điều kiện pháp lý mà tổ chức, cá nhân cần
đáp ứng để thành lập doanh nghiệp bao gồm: -
Điều kiện về ngành nghề kinh doanh:
Ngành nghề kinh doanh là yếu tố được rà soát khi thực hiện thủ tục
thành lập doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ được cấp giấy chứng nhận
đăng kí doanh nghiệp khi ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục
bị cấm kinh doanh. Hiện tại, pháp luật Việt Nam cấm kinh doanh đối với
các hàng hoá., dịch vụ sau đây: o
Các chất ma túy (theo quy định tại Phụ lục 1 của Luật Đầu tư năm 2014); o
Các loại hoá chất, khoáng vật (theo quy định tại Phụ lục 2 của LĐT năm 2014); o
Mua bán các loại thực vật, động vật hoang dã theo quy định
tại Phụ lục 1 của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực
vật, động vật hoang dã nguy cấp; Mẫu vật các loại động vật,
thực vật hoang đã nguy cấp, quý hiếm. Nhóm có nguồn gốc từ
tự nhiên theo quy định tại Phụ lục 3 của Luật Đầu tư năm 2014; o Kinh doanh mại dâm; o
Mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người; o
Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người; o Kinh doanh pháo nổ. -
Điều kiện về tên doanh nghiệp: Tên doanh nghiệp đặt đúng quy định
và không trùng hay gây nhầm lẫn là điều kiện cần thiết và bắt buộc.
Quy định này nhằm mục đích bảo đảm cạnh tranh lành mạnh giữa
các doanh nghiệp sau khi thành lập. -
Điều kiện về hồ sơ và lệ phí: Để được cấp Giấy chứng nhận đăng kí
doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thành lập doanh nghiệp cần chuẩn
bị hồ sơ đăng kí doanh nghiệp hợp lệ và nộp đủ lệ phí đăng kí doanh
nghiệp. Ngoài ra, nộp đủ lệ phí cũng là điều kiện bắt buộc để được
cấp giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp. -
Điều kiện về vốn pháp định:
Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu do pháp luật quy định đối với
một số ngành, nghề kinh doanh, được quy định trong pháp luật chuyên
ngành như pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, pháp luật chứng khoán,
pháp luật về các tổ chức tín dụng... Đối với những ngành, nghề cần có đủ
vốn pháp định, nhà đầu tư phải bảo đảm mức vốn này từ khi thành lập và
phải duy trì trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp, vốn pháp
định được quy định theo ngành, nghề kinh doanh và hiện tại, vốn pháp
định được quy định đối với một số ngành, nghề như kinh doanh vàng, các
dịch vụ ngân hàng; bảo hiểm, chứng khoán, dịch vụ mua bán nợ.. Tổ chức,
cá nhân thành lập doanh nghiệp không phải nộp giấy tờ chứng minh điều
kiện về vốn pháp định. -
Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp:
Đăng kí doanh nghiệp là việc người thành lập doanh nghiệp đăng kí
thông tin về doanh nghiệp dự kiến thành lập, doanh nghiệp đăng kí những
thay đổi hoặc dự kiến thay đổi trong thông tin về đăng kí doanh nghiệp với
cơ quan đăng kí kinh doanh. Đăng kí doanh nghiệp bao gồm đăng kí thành
lập doanh nghiệp, đăng kí thay đổi nội dung đăng kí doanh nghiệp và các
nghĩa vụ đăng kí, thông báo khác theo quy định của pháp luật.
Đăng kí thành lập doanh nghiệp là một hình thức đăng kí doanh
nghiệp, theo đó, người thành lập doanh nghiệp tiến hành đăng kí thông tin
về doanh nghiệp dự kiến thành lập. Đăng kí thành lập doanh nghiệp là thủ
tục hành chính bắt buộc với mọi doanh nghiệp, được thực hiện tại cơ quan
quản lý nhà nước về đăng kí kinh doanh. Ở Việt Nam, cơ quan thực hiện
chức năng này là cơ quan đăng kí kinh doanh cấp tỉnh, có tên gọi là Phòng
đăng kí kinh doanh cấp tỉnh. Trình tự, thủ tục đăng ký thành lập DN được
quy định chi tiết tại Điều 26 LDN năm 2020. -
Thủ tục đầu tư liên quan đến thành lập doanh nghiệp:
Đầu tư vốn thành lập doanh nghiệp là dự án đầu tư thành lập tổ
chức kinh tế, do vậy cần tuân thủ các quy định về thủ tục đầu, tư theo quy
định của pháp luật đầu tư.
Thủ tục đầu tư liên quan đến thành lập doanh nghiệp là thủ tục cấp
Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư. Theo quy định pháp luật Việt Nam hiện
hành, thủ tục đầu tư không áp dụng đối với mọi dự án đầu tư. Tùy thuộc
quy mô đầu tư, tính chất dự án đầu tư, nguồn gốc vốn đầu tư, pháp luật
quy định phạm vi các dự án đầu tư phải xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư
và quy định này có thể thay đổi ở những thờii điểm khác nhau vì các lý do
liên quan đến vấn đề cải cách thủ tục hành chính, khuyến khích đầu tư
hay đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
Như vậy, khi nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn nước
ngoài (đã nêu ở trên) thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam thì phải thực
hiện hai thủ tục: Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư và thủ tục
cấp Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp.
Thống nhất với quy định này trong pháp luật đầu tư, pháp luật
doanh nghiệp quy định Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư là một loại giấy tờ
cần có trong hồ sơ đăng kí doanh nghiệp, có nghĩa là, nhà đầu tư có nghĩa
vụ thực hiện thủ tục đăng kí đầu tư trước khi thực hiện thủ tục đăng kí doanh nghiệp.
Câu 6: Phân tích ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và
vấn đề cải cách quản lý hoạt động kinh doanh ngành, nghề đầu tư
kinh doanh có điều kiện trong giai đoạn hiện nay.
1. Khái niệm (Vũ Xuân An)
Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc
thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp
ứng điều kiện vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã
hội, đạo đức xã hội, sức khoẻ của cộng đồng. Quốc hội là cơ quan quyết
định Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Xuất phát từ
ảnh hưởng, tác động của ngành, nghề kinh doanh đối với kinh tế, xã hội,
môi trường, điều kiện kinh doanh cần đáp ứng thường là các điều kiện về
nhân sự, trang thiết bị kĩ thuật, cơ sở vật chất nhằm bảo đảm an ninh, trật
tự, an toàn phòng cháy, chữa cháy, điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm,
môi trường. Những điều kiện kinh doanh này là những tiêu chuẩn đòi hỏi
doanh nghiệp phải đáp ứng trong quá trình hoạt động với sự giám sát,
kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Điều kiện đầu tư kinh doanh có một số đặc điểm cơ bản, đó là: (Vũ Xuân An)
Thứ nhất, về chủ thể ban hành quy định về điều kiện kinh doanh
Quốc hội là cơ quan có thẩm quyền quy định về ngành, nghề đầu tư
kinh doanh có điều kiện. Năm 2014, Quốc hội quy định có 267 ngành,
nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và năm 2016, Quốc hội quy định chỉ
còn 243 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Hiện nay, Nghị định
là hình thức văn bản chủ yếu quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh
trong các lĩnh vực khác nhau.
Thứ hai, về phạm vi áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh
Điều kiện đầu tư kinh doanh áp dụng đối với các chủ thể có đăng kí
kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, về mặt lý luận,
điều kiện kinh doanh luôn gắn với ngành, nghề kinh doanh cụ thể. Đây là
những ngành, nghề mà sự tồn tại, phát triển của nó sẽ có ảnh hưởng đến
môi trường, sức khoẻ cộng đồng, an ninh quốc gia, trật tự và an toàn xã hội...
Thứ ba, về đối tượng thực hiện quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh
Đối tượng thực hiện quy định về điều kiện kinh doanh là các chủ thể
kinh doanh có đăng kí kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều
kiện. Mọi doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh đều phải
thực hiện quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh nếu có đăng kí kinh
doanh những ngành, nghề thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
Thứ tư, về thầm quyền công nhận, xác nhận đủ điều kiện kinh doanh
Tuỳ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, các cơ quan
quản lý nhà nước chuyên ngành sẽ có thẩm quyền công nhận, xác nhận
điều kiện kinh doanh. Ví dụ: Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế, Bộ Công an, Tổng cục Hải quan.
3. Vấn đề cải cách quản lý hoạt động kinh doanh ngành, nghề
đầu tư kinh doanh có điều kiện trong giai đoạn hiện nay.
(Nguyễn Tuấn Đức)
Cải cách quản lý hoạt động kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh
doanh có điều kiện đang là một vấn đề được quan tâm trong giai đoạn
hiện nay. Dưới đây là một số giải pháp được đề xuất: -
Rà soát, đánh giá tình hình thực hiện quy định về ngành, nghề đầu
tư kinh doanh có điều kiện: Đây là một trong những bước quan trọng
nhằm đảm bảo rằng các quy định hiện hành vẫn phù hợp và hiệu quả. -
Đề xuất sửa bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện:
Trong quá trình rà soát, có thể phát hiện ra những ngành, nghề cần
được điều chỉnh để phù hợp với thực tế. -
Tăng cường quản lý một số ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều
kiện: Điều này đòi hỏi sự tăng cường quản lý từ cơ quan chức năng,
nhằm đảm bảo an ninh, trật tự. -
Cải thiện điều kiện kinh doanh: Đây là một giải pháp nhằm tạo điều
kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động. -
Loại bỏ các ngành, nghề, hàng hóa, dịch vụ trùng lặp; chuyển một
số, ngành, nghề, hàng hóa, dịch vụ cấm đầu tư, kinh doanh thành
ngành, nghề, hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện.
Những giải pháp trên đều nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả công
tác quản lý các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, góp phần
thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.