-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Câu hỏi và đáp án môn khoa học tự nhiên và công nghệ - Tuần 2| Đại học Sư Phạm Hà Nội
Câu hỏi và đáp án môn khoa học tự nhiên và công nghệ - Tuần 2| Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống
Khoa học tự nhiên và Công nghệ 137 tài liệu
Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu
Câu hỏi và đáp án môn khoa học tự nhiên và công nghệ - Tuần 2| Đại học Sư Phạm Hà Nội
Câu hỏi và đáp án môn khoa học tự nhiên và công nghệ - Tuần 2| Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống
Môn: Khoa học tự nhiên và Công nghệ 137 tài liệu
Trường: Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Sư Phạm Hà Nội
Preview text:
TUẦN 2 Nhiệm vụ 1:
1. KHTN và CN nhận thức Thế giới tự nhiên trên những khía cạnh cơ bản nào?
2. Nêu những dạng vật chất điển hình của Thế giới tự nhiên. Đáp án:
1. KHTN và CN nhận thức Thế giới tự nhiên trên hai khía cạnh cơ bản:
+) Những dạng vật chất điển hình của Thế giới tự nhiên.
+) Những quy luật vận động cơ bản của Thế giới tự nhiên.
2. Những dạng vật chất điển hình của Thế giới tự nhiên là:
Vũ Trụ - Mặt Trời – Ánh sáng – Các hành tinh trong Hệ Mặt Trời – Sự sống – Hệ sinh thái. Nhiệm vụ 2:
1. Quy luật là gì? Quy luật tự nhiên là gì?
2. Nêu 6 quy luật cơ bản của tự nhiên. Đáp án:
1. + Quy luật là mối liên hệ bản chất, tất nhiên, phổ biến và lặp lại giữa các sự vật,
hiện tượng hay giữa các yếu tố cấu thành, các thuộc tính của sự vật, hiện tượng.
+ Quy luật của Thế giới tự nhiên (còn gọi tắt là quy luật tự nhiên) là mối liên hệ
bản chất, tất nhiên, phổ biến và lặp lại giữa các sự vật, hiện tượng tự nhiên hay
giữa các yếu tố cấu thành, các thuộc tính của sự vật, hiện tượng tự nhiên.
+ Các quy luật tự nhiên phản ánh sự vận động và biến đổi của Thế giới tự nhiên.
2. Sáu quy luật cơ bản phản ánh sáu thuộc tính cốt lõi sau đây của Thế giới tự nhiên: Tính đa dạng Tính cấu trúc Tính hệ thống Tính tuần hoàn
Tính vận động và biến đổi Tính tương tác Nhiệm vụ 3: 1. Nhận thức là gì?
2. Con đường nhận thức là gì?
3. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức. Đáp án:
1. Nhận thức là một quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách
quan vào bộ óc con người trên cơ sở thực tiễn, nhằm sáng tạo ra những tri thức về thế giới khách quan.
2. +) Con đường nhận thức diễn ra theo trình tự từ chưa biết đến biết, từ biết ít đến
biết nhiều, từ chưa sâu sắc, chưa toàn diện đến sâu sắc hơn, toàn diện hơn; được
thực hiện qua các giai đoạn từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao, từ cụ thể
đến trừu tượng, từ hình thức bên ngoài đến bản chất bên trong.
+) Hoạt động nhận thức của con người đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu
tượng, và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn.
3. Thực tiễn đóng vai trò là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn
của chân lý, kiểm tra tính chân lý của quá trình nhận thức. TUẦN 4
Nhóm 2: Nhận thức là gì?
Nhóm 4: Con đường nhận thức là gì?
Nhóm 9: Phân loại nhận thức như thế nào?
Nhóm 10: Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
Đáp án đánh giá Nhóm 2:
4. Nhận thức là một quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách
quan vào bộ óc con người trên cơ sở thực tiễn, nhằm sáng tạo ra những tri thức về thế giới khách quan.
5. Cho được ví dụ cụ thể và phân tích được ví dụ đó.
Đáp án đánh giá Nhóm 4:
1. Con đường nhận thức diễn ra theo trình tự từ chưa biết đến biết, từ biết ít đến biết
nhiều, từ chưa sâu sắc, chưa toàn diện đến sâu sắc hơn, toàn diện hơn; được thực
hiện qua các giai đoạn từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao, từ cụ thể đến
trừu tượng, từ hình thức bên ngoài đến bản chất bên trong.
2. Hoạt động nhận thức của con người đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu
tượng, và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn.
3. Cho được ví dụ cụ thể và phân tích được ví dụ đó.
Đáp án đánh giá Nhóm 9:
1. Ta có thể chia nhận thức thành hai loại như sau: Nhận thức kinh nghiệm và Nhận thức lý luận.
Nhận thức kinh nghiệm hình thành từ sự quan sát trực tiếp các sự vật, hiện tượng
trong tự nhiên, xã hội hay trong các thí nghiệm khoa học.
Nhận thức lí luận lí luận (gọi tắt là
) là loại nhận thức gián tiếp, trừu tượng và khái
quát về bản chất và quy luật của các sự vật, hiện tượng.
2. Dựa trên tính tự phát hay tự giác của sự thâm nhập vào bản chất của đối tượng, sự
vật, chúng ta có thể chia nhận thức thành hai loại như sau: Nhận thức thông
thường và Nhận thức khoa học.
Nhận thức thông thường (hay nhận thức tiền khoa học) là loại nhận thức được
hình thành một cách tự phát, trực tiếp từ trong hoạt động hàng ngày của con người.
Nhận thức khoa học là loại nhận thức được hình thành một cách tự giác và gián
tiếp từ sự phản ánh đặc điểm, bản chất, những quan hệ tất yếu của đối tượng nghiên cứu.
3. Cho được ví dụ cụ thể và phân tích được ví dụ đó.
Đáp án đánh giá Nhóm 10:
1. Thực tiễn đóng vai trò là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn
của chân lý, kiểm tra tính chân lý của quá trình nhận thức.
2. Cho được ví dụ cụ thể và phân tích được ví dụ đó. Nhiệm vụ 1:
3. Đặc điểm của nhận thức khoa học là gì?
4. Khoa học Khoa học tự nhiên là gì? Nêu mối quan hệ giữa Khoa học tự nhiên và Công nghệ. Đáp án:
3. Đặc điểm của nhận thức khoa học là:
+) Nhận thức khoa học mang tính khách quan nhằm tiếp cận chân lý
+) Nhận thức khoa học mang tính hệ thống
+) Nhận thức khoa học phải có luận cứ, có mối liên hệ chặt chẽ với thực tiễn và thực nghiệm
+) Nhận thức khoa học phải sáng tạo ra tri thức khoa học mới
+) Nhận thức khoa học đặt ra yêu cầu cao trong sử dụng ngôn ngữ, phương pháp và phương tiện
4. +) Khoa học tự nhiên (natural science) là một nhánh của khoa học, có mục đích
nhận thức, mô tả, giải thích và tiên đoán về các sự vật, hiện tượng và quy luật tự
nhiên, dựa trên những bằng chứng rõ ràng có được từ quan sát và thực nghiệm.
+) Khoa học tự nhiên, kĩ thuật và công nghệ có mối liên hệ mật thiết với nhau và
cùng sử dụng Toán học làm công cụ quan trọng. Mối liên hệ này được thể hiện
thông qua chu trình STEM (Science-Technology-Engineering-Mathematics). Nhiệm vụ 2:
3. Đạo đức khoa học là gì?
4. Những nguyên tắc cơ bản của đạo đức khoa học là gì? Đáp án:
1. Đạo đức khoa học là đạo đức trong lĩnh vực khoa học, ở đó lĩnh vực khoa học bao
gồm các lĩnh vực chuyên biệt như thí nghiệm, xét nghiệm, giảng dạy và huấn
luyện, phân tích dữ liệu, quản lí dữ liệu, chia sẻ dữ liệu, xuất bản ấn phẩm, trình
bày công trình nghiên cứu trước công chúng, và quản lí tài chính.
2. Những nguyên tắc cơ bản của đạo đức khoa học là:
+) Trung thực và khách quan trong khoa học.
+) Cẩn trọng trong phân tích kết quả khoa học để tránh sai sót
+) Phân tích và giải thích các kết quả một cách độc lập +) Cởi mở và công khai
+) Xác nhận đầy đủ kết quả và trích dẫn chuẩn xác nguồn thông tin, dữ liệu và ý tưởng
+) Có trọng trách đạo đức đối với xã hội. TUẦN 5 Nhiệm vụ 1:
5. Các giai đoạn chính trong lịch sử phát triển của KHTN và CN là gì?
6. Những quốc gia hoặc vùng đất là trung tâm của từng giai đoạn chính trong lịch
sử phát triển của KHTN và CN là gì? Đáp án:
5. Các giai đoạn chính trong lịch sử phát triển của KHTN và CN là +) Thời kì cổ đại +) Thời kì trung đại. +) Thời kì Phục hưng.
+) Thời kì CMCN lần thứ nhất (1750 – 1870).
+) Thời kì CMCN lần thứ hai (1871 – 1914).
+) Thời kì CMCN lần thứ ba (1950 – 2010).
+) Thời kì CMCN lần thứ tư (2011 – đến nay).
6. Những quốc gia hoặc vùng đất là trung tâm của từng giai đoạn chính trong lịch sử
phát triển của KHTN và CN là
+) Thời kì cổ đại: Ai cập, Hi Lạp cổ đại, Ấn độ, Trung Quốc.
+) Thời kì trung đại: Ấn độ, Trung Quốc.
+) Thời kì Phục hung: Châu Âu, đặc biệt là Italia, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.
+) Thời kì CMCN lần thứ nhất (1750 – 1870): Anh, Hà Lan.
+) Thời kì CMCN lần thứ hai (1871 – 1914): Đức, Mỹ.
+) Thời kì CMCN lần thứ ba (1950 – 2010): Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản.
+) Thời kì CMCN lần thứ tư (2011 – đến nay): Mỹ, Châu Âu. Nhiệm vụ 2:
5. Đặc trưng nổi bật của từng cuộc CMCN (lần 1, lần 2, lần 3) là gì?
6. Nêu hai thành tựu KHKT và CN tiêu biểu của từng cuộc CMCN (lần 1, lần 2, lần 3). Đáp án:
3. a) Đặc trưng nổi bật của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là cơ khí máy
móc (động cơ đốt trong chạy bằng hơi nước và sức nước) ra đời và cải tiến, thay
thế sức lao động thủ công qua đó tăng sản lượng.
b) Đặc trưng nổi bật của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai là động cơ điện
ra đời gắn liền với quá trình điện khí hóa và sự áp dụng quản lý dựa trên cơ sở khoa học.
c) Đặc trưng nổi bật của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba là Cách mạng kỹ
thuật số, kỷ nguyên công nghệ thông tin và truyền thông kỹ thuật số ra đời gắn
liền với sự áp dụng phổ biến MOSFET (bóng bán dẫn MOS), chip mạch tích hợp
(IC) và các công nghệ dẫn xuất của chúng, bao gồm: ,
máy tính bộ vi xử lý, điện
thoại di động kỹ thuật số, Internet.
4. Hai thành tựu KHKT và CN tiêu biểu của từng cuộc CMCN (lần 1, lần 2, lần 3) là:
a) Thời kì CMCN lần thứ nhất (1750 – 1870):
+) Năm 1784, James Watt đã phát minh ra máy hơi nước.
+) Năm 1885, Henry Bessemer đã phát minh ra lò cao có khả năng luyện gang lỏng thành thép.
b) Thời kì CMCN lần thứ hai (1871 – 1914):
+) Năm 1892, Rudolf Diesel đã phát minh ra động cơ bốn kì, gọi là động cơ Diesel.
+) Năm 1905 Albert Einstein đã phát minh ra Thuyết tương đối.
c) Thời kì CMCN lần thứ ba (1950 – 2010):
+) Sự ra đời của máy tính điện tử vào thập niên 40 của Thế kỉ 20.
+) Liên Xô có hành trình bay vòng quanh Trái đất trong 108 phút của phi hành
gia Yuri Gagarin vào ngày 12-4-1961. Nhiệm vụ 3:
1. Đặc trưng nổi bật của từng cuộc CMCN lần 4 là gì?
2. Nêu những hướng phát triển chính của cuộc CMCN lần 4. Đáp án:
1. Đặc trưng nổi bật của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là sự hợp nhất,
không có ranh giới giữa các lĩnh vực công nghệ, vật lý, kỹ thuật số và sinh học.
Đây là xu hướng kết hợp giữa các hệ thống ảo và thực thể, vạn vật kết nối Internet
(IoT) và các hệ thống kết nối Internet (IoS).
2. Những hướng phát triển chính của cuộc CMCN lần 4 là: robotics, trí tuệ nhân
tạo, công nghệ nano, máy tính lượng tử, công nghệ sinh học, Internet vạn vật điện ,
toán phân tán, công nghệ không dây thế hệ thứ năm, , và in 3D phương tiện vận tải không người lái. TUẦN 6 Nhiệm vụ 1:
1. Vì sao chế độ chiếm hữu nô lệ ở Phương Đông được hình thành sớm hơn chế độ
chiếm hữu nô lệ ở Phương Tây, các tri thức khoa học được hình thành sớm hơn?
2. Vì sao Phương Đông cổ đại lại không trở thành quê hương của khoa học của nhân loại? Đáp án:
1. Có hai nguyên nhân chính dẫn tới chế độ chiếm hữu nô lệ ở Phương Đông được
hình thành sớm hơn chế độ chiếm hữu nô lệ ở Phương Tây:
- Nền sản xuất nông nghiệp phát triển sớm.
- Giao lưu thương mại lớn.
Dẫn tới nhu cầu tập trung ruộng đất và cần lượng nhân công lao động lớn (phương
tiện và lực lượng sản xuất cơ bản).
Để phục vụ sản xuất nông nghiệp và lưu thông hàng hóa, cần những tri thức về
Toán học (đo đạc ruộng đất, tính toán,…), Thiên văn học (thời tiết phục vụ mùa
màng, dự báo thời tiết, …), Cơ học (cải tiến công cụ lao động,…). Đây là tiền đề
cần thiết để ra đời KHTN và CN.
2. Có hai nguyên nhân chính dẫn tới việc Phương Đông cổ đại không trở thành quê
hương của khoa học của nhân loại là:
- Kéo dài phương thức sản xuất nông nghiệp lạc hậu.
- Kéo dài chế độ chiếm hữu nô lệ và phong kiến hà khắc. Nhiệm vụ 2:
Sự hình thành và phát triển vật lí cổ điển và sự ra đời của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (1784). Đáp án:
Cần nêu được hai ý sau:
- Khái quát về sự hình thành và phát triển vật lí cổ điển đến thời Newton, trong
đó có thể tóm tắt quá trình đó như sau: Đi từ các hiện tượng Cơ học đến tìm
hiểu bản chất và giải thích được bản chất của các hiện tượng đó.
- Nêu được bối cảnh ra đời của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (1784):
+) Sự chuyển đổi về phương thức sản xuất
+) Sự chuyển đổi về xã hội (ra đời ngày càng nhiều các đô thị lớn,…)
+) Sự gia tăng dân số nhanh chóng trên toàn thế giới.
+) Sự tiến bộ nhanh chóng của KHTN và CN. Nhiệm vụ 3:
Vì sao chế độ chiếm hữu nô lệ ở Phương Tây được hình thành muộn hơn chế độ chiếm
hữu nô lệ ở Phương Đông, các tri thức khoa học được hình thành muộn hơn nhưng vì sao
Hi Lạp cổ đại lại trở thành quê hương của khoa học của nhân loại? Đáp án:
Cần nêu được bốn ý sau:
- Là vùng đất thừa hưởng sự giao lưu văn hóa Đông – Tây.
- Một chế độ chính trị tiến bộ, khuyến khích sự phát triển của triết học, khoa học, giáo dục.
- Nơi tập trung những nhà triết học, khoa học hàng đầu của nhân loại khi đó.
- Có nhiều trường đào tạo các nhà khoa học, là quê hương của hệ thống giáo dục ngày nay của nhân loại. Nhiệm vụ 4:
Sự hình thành và phát triển của điện động lực học và sự ra đời của cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ hai (1870). Đáp án:
Cần nêu được hai ý sau:
- Khái quát về sự hình thành và phát triển của điện động lực học.
- Nêu được bối cảnh ra đời của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai (1870):
+) Sự chuyển đổi về phương thức sản xuất, đặc biệt là xuất hiện những công cụ
lao động mới, phương thức quản lí sản xuất mới.
+) Sự chuyển đổi về xã hội (quá trình tích tụ tư bản ngày càng nhanh và khốc
liệt, ra đời những đế quốc mới hùng mạnh,…)
+) Sự gia tăng dân số nhanh chóng trên toàn thế giới dẫn tới nhu cầu về ăn,
mặc, ở ngày càng lớn, đòi hỏi phải tăng năng suất lao động (nhất là trong bối
cảnh đất đai về cơ bản đã được khai thác).
+) Sự tiến bộ nhanh chóng của KHTN và CN. Nhiệm vụ 5:
Sự hình thành và phát triển của cơ học lượng tử, vật lí bán dẫn và sự ra đời của cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ ba (1969). Đáp án:
Cần nêu được hai ý sau:
- Khái quát về sự hình thành và phát triển của của cơ học lượng tử, vật lí bán dẫn.
- Nêu được bối cảnh ra đời của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba (1969):
+) Sự chuyển đổi về phương thức sản xuất, đặc biệt là xuất hiện những công cụ
lao động mới, phương thức quản lí sản xuất mới.
+) Sự chuyển đổi về xã hội (quá trình tích tụ tư bản ngày càng nhanh, chiến
tranh lạnh kéo dài và khốc liệt, các cuộc chiến tranh cục bộ xảy ra ở nhiều
vùng lãnh thổ trên thế giới,…)
+) Sự gia tăng dân số nhanh chóng trên toàn thế giới dẫn tới nhu cầu về ăn,
mặc, ở ngày càng lớn, mức sống ngày càng được cải thiện, đòi hỏi phải tăng
năng suất lao động (nhất là trong bối cảnh đất đai, con người, tài nguyên về cơ
bản đã được khai thác và ngày càng cạn kiệt).
+) Sự tiến bộ nhanh chóng của KHTN và CN. Nhiệm vụ 6:
Phân tích vai trò của các nước A-rập trong việc hình thành và phát triển khoa học của nhân loại. Đáp án:
Cần nêu được hai ý sau:
- Đặt nền tảng cho khoa học của nhân loại về Toán học, Cơ học, Thiên văn học và Công nghệ.
- Đặt nền tảng cho việc hình thành các trung tâm khoa học và đặt nền tảng cho
việc phổ biến khoa học cho người dân (Thư viện Alexandria là ví dụ điển hình). TUẦN 7
Nhóm 3: Cuộc CMCN lần thứ nhất: Bối cảnh ra đời – Những thành tựu cơ bản – Tác động xã hội.
Nhóm 5: Cuộc CMCN lần thứ hai: Bối cảnh ra đời – Những thành tựu cơ bản – Tác động xã hội.
Nhóm 7: Cuộc CMCN lần thứ ba: Bối cảnh ra đời – Những thành tựu cơ bản – Tác động xã hội.
Nhóm 11: Cuộc CMCN lần thứ tư: Cách mạng 4.0 là gì? Những tiền đề của cuộc
cách mạng 4.0? Theo Anh/Chị cuộc cách mạng 4.0 sẽ thay đổi tương lai của giáo
viên và học sinh như thế nào?
Đáp án đánh giá Nhóm 3:
- Nêu được bối cảnh ra đời của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (1784):
+) Sự chuyển đổi về phương thức sản xuất
+) Sự chuyển đổi về xã hội (ra đời ngày càng nhiều các đô thị lớn,…)
+) Sự gia tăng dân số nhanh chóng trên toàn thế giới.
+) Sự tiến bộ nhanh chóng của KHTN và CN.
– Những thành tựu cơ bản:
+) Thay thế lao động thủ công (dựa trên sức người, sức súc vật, sức nước, sức gió,…)
bằng máy móc cơ khí (dựa trên động cơ hơi nước).
+) Tạo ra một lượng của cải, vật chất to lớn, thúc đẩy KHTN và CN phát triển. – Tác động xã hội:
+) Thay đổi cấu trúc xã hội (chuyển từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản).
+) Hình thành chế độ thực dân và hệ thống các nước thuộc địa.
+) Tàn phá thiên nhiên và môi trường sống, cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Đáp án đánh giá Nhóm 5:
– Nêu được bối cảnh ra đời của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai (1870):
+) Sự chuyển đổi về phương thức sản xuất, đặc biệt là xuất hiện những công cụ lao động
mới, phương thức quản lí sản xuất mới.
+) Sự chuyển đổi về xã hội (quá trình tích tụ tư bản ngày càng nhanh và khốc liệt, ra đời
những đế quốc mới hùng mạnh,…)
+) Sự gia tăng dân số nhanh chóng trên toàn thế giới dẫn tới nhu cầu về ăn, mặc, ở ngày
càng lớn, đòi hỏi phải tăng năng suất lao động (nhất là trong bối cảnh đất đai về cơ bản đã được khai thác).
+) Sự tiến bộ nhanh chóng của KHTN và CN.
– Những thành tựu cơ bản:
+) Thay thế máy móc cơ khí dựa trên động cơ hơi nước bằng máy móc dựa trên động cơ
diesel và động cơ điện.
+) Tạo ra một lượng của cải, vật chất to lớn, thúc đẩy KHTN và CN phát triển.
+) Ra đời những phương thức quản lí sản xuất mới. – Tác động xã hội:
+) Thay đổi cấu trúc xã hội (hình thành các tập đoàn tư bản lớn, xuyên quốc gia và các nước đế quốc).
+) Hình thành chế độ thực dân và hệ thống các nước thuộc địa.
+) Các cuộc chiến tranh lớn trên thế giới diễn ra thường xuyên và khốc liệt.
+) Tiếp tục tàn phá thiên nhiên và môi trường sống, làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Đáp án đánh giá Nhóm 7:
- Nêu được bối cảnh ra đời của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba (1969):
+) Sự chuyển đổi về phương thức sản xuất, đặc biệt là xuất hiện những công cụ lao động
mới, phương thức quản lí sản xuất mới.
+) Sự chuyển đổi về xã hội (quá trình tích tụ tư bản ngày càng nhanh, chiến tranh lạnh
kéo dài và khốc liệt, các cuộc chiến tranh cục bộ xảy ra ở nhiều vùng lãnh thổ trên thế giới,…)
+) Sự gia tăng dân số nhanh chóng trên toàn thế giới dẫn tới nhu cầu về ăn, mặc, ở ngày
càng lớn, mức sống ngày càng được cải thiện, đòi hỏi phải tăng năng suất lao động (nhất
là trong bối cảnh đất đai, con người, tài nguyên về cơ bản đã được khai thác và ngày càng cạn kiệt).
+) Sự tiến bộ nhanh chóng của KHTN và CN.
– Những thành tựu cơ bản:
+) Sự ra đời của chất bán dẫn, công nghệ điện tử, tự động hóa.
+) Tạo ra một lượng của cải, vật chất to lớn, thúc đẩy KHTN và CN phát triển.
+) Ra đời những phương thức quản lí sản xuất mới. – Tác động xã hội:
+) Hình thành sự đối đầu giữa hai hệ thống,
+) Gia tăng sự bất bình đẳng xã hội và hố ngăn cách giữa các nước giàu và nghèo ngày càng sâu sắc.
+) Các cuộc chiến tranh cục bộ trên thế giới diễn ra thường xuyên và khốc liệt.
+) Tiếp tục tàn phá thiên nhiên và môi trường sống, làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Đáp án đánh giá Nhóm 11: *) Cách mạng 4.0 là gì?
Cách mạng 4.0 đề cập đến một giai đoạn mới trong Cuộc cách mạng công nghiệp chủ
yếu tập trung vào kết nối, tự động hóa, máy học và dữ liệu trong thời gian thực.
*) Những tiền đề của cuộc cách mạng 4.0 là gì?
Có thể khái quát bốn đặc trưng chính của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư:
- Một là, dựa trên nền tảng của sự kết hợp công nghệ cảm biến mới, phân tích dữ liệu lớn,
điện toán đám mây và kết nối internet vạn vật sẽ thúc đẩy sự phát triển của máy móc tự
động hóa và hệ thống sản xuất thông minh.
- Hai là, sử dụng công nghệ in 3D để sản xuất sản phẩm một cách hoàn chỉnh nhờ nhất
thể hóa các dây chuyền sản xuất không phải qua giai đoạn lắp ráp các thiết bị phụ trợ -
công nghệ này cũng cho phép con người có thể in ra sản phẩm mới bằng những phương
pháp phi truyền thống, bỏ qua các khâu trung gian và giảm chi phí sản xuất nhiều nhất có thể.
- Ba là, công nghệ nano và vật liệu mới tạo ra các cấu trúc vật liệu mới ứng dụng rộng rãi
trong hầu hết các lĩnh vực.
- Bốn là, trí tuệ nhân tạo và điều khiển học cho phép con người kiểm soát từ xa, không
giới hạn về không gian, thời gian, tương tác nhanh hơn và chính xác hơn.
*) Những khâu đột phá trong Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là: robotics, trí tuệ nhân
tạo, công nghệ nano, máy tính lượng tử, công nghệ sinh học, Internet Vạn Vật, điện toán phân tán công ,
nghệ không dây thế hệ thứ năm in
, 3D, và phương tiện vận tải không người lái.
*) Theo Anh/Chị cuộc cách mạng 4.0 sẽ thay đổi tương lai của giáo viên và học sinh như thế nào?
Tạo ra cơ hội để mọi người đều có thể tiếp cận đến hệ thống giáo dục ở mọi nơi, mọi lúc
dưới nhiều hình thức khác nhau, phù hợp với năng lực, sở thích, nhu cầu và hoàn cảnh cá nhân. Nhiệm vụ 1:
1. Các bước cơ bản của PPKH thực nghiệm là gì?
2. Các bước cơ bản của Quy trình thiết kế kĩ thuật & Sáng tạo kĩ thuật là gì? Đáp án: 1. Xem sơ đồ sau: (1) Câu hỏi nghiên cứu (2) Câu hỏi tổng quan (3) Xây dựng giả thuyết
(4) Kiểm tra bằng thực nghiệm
(5) Phân tích kết quả, đưa ra kết luận khoa học
(6) Kết quả ủng hộ cho giả thuyết (6) => (7), (6) => (8)
(7) Kết quả ủng hộ một phần hoặc mâu thuẫn với giả thuyết (7) => (8)
(8) Kết quả thu được trở thành tổng quang để đặt ra câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu mới (9) Công bố kết quả 2. Xem sơ đồ sau:
Nhiệm vụ 2: Sáu vấn đề cấp thiết của cuộc sống là gì? Đáp án: - Vấn đề dân số
- Vấn đề sức khỏe
- Vấn đề an ninh lương thực
- Vấn đề ô nhiễm môi trường
- Năng lượng tái tạo
- Biến đổi khí hậu. TUẦN 8
Nhóm 1: Vấn đề dân số: Lịch sử dân số - Những vấn đề đặt ra – Giải pháp giải quyết.
Nhóm 9: Vấn đề sức khỏe: Lịch sử - Những vấn đề đặt ra – Giải pháp giải quyết.
Nhóm 8: Vấn đề an ninh lương thực: Lịch sử - Những vấn đề đặt ra – Giải pháp giải quyết.
Nhóm 12: Vấn đề ô nhiễm môi trường: Lịch sử - Những vấn đề đặt ra – Giải pháp giải quyết.
Nhóm 7: Năng lượng tái tạo: Lịch sử - Những vấn đề đặt ra – Giải pháp giải quyết.
Nhóm 3: Biến đổi khí hậu: Lịch sử - Những vấn đề đặt ra cho Việt Nam – Giải pháp giải quyết cho Việt Nam.
Nhóm 1: Vấn đề dân số: Lịch sử dân số - Những vấn đề đặt ra – Giải pháp giải quyết.
1. Lịch sử dân số Dân số thế giới đang gia tăng không ngừng, thời gian tăng thêm 1 tỉ dân
ngày càng ngắn lại. Việc kiểm soát mức độ gia tăng dân số là vấn đề mang tính toàn cầu.
2. Những vấn đề đặt ra: Điều này gây ra nhiều hệ luỵ đến xã hội và môi trường như sự
nóng lên toàn cầu, cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm, suy dinh dưỡng, bất bình đẳng giới, kìm
hãm sự phát triển kinh tế, lây lan bệnh nguy hiểm.
3. Giải pháp: Tuyên truyền giáo dục về dân số và kế hoạch hóa gia đình, giáo dục giới
tính, kiểm soát mức sinh thông qua các biện pháp tránh thai.
Nhóm 9: Vấn đề sức khỏe: Lịch sử - Những vấn đề đặt ra – Giải pháp giải quyết.
1. Lịch sử: nêu được khái niệm sức khỏe của WHO: Sức khỏe là một trạng thái hoàn toàn thoải mái cả về vật chất, tâm thần,
và xã hội, chứ không chỉ là trạng thái không có bệnh tật hay không tàn phế”
2. Những vấn đề đặt ra: Sức khỏe của mỗi người dân và cả cộng đồng thường đối mặt với
các vấn đề sau: mất cân bằng trong dinh dưỡng, mất an toàn vệ sinh thực phẩm, ô nhiễm
môi trường, bệnh truyền nhiễm.
3. Giải pháp giải quyết: Y học nói riêng và chăm sóc sức khỏe nói chung trên thế giới đã
đạt được nhiều thành tựu lớn: tế bào gốc, giải trình tự gen, chụp cắt lớp, cộng hưởng từ,
bộ phận thay thế, robot trong y học…
Nhóm 8: Vấn đề an ninh lương thực: Lịch sử - Những vấn đề đặt ra – Giải pháp giải quyết.
1. Lịch sử: An ninh lương thực được
hiểu là sự đảm bảo của mỗi quốc gia về nguồn
cung cấp lương thực cho người dân: sự sẵn có về lương thực, sự tiếp cận với lương thực,
sự ổn định của lương thực, sự
an toàn, chất lượng của lương thực được sử dụng. sự an
toàn, chất lượng của lương thực được sử dụng
An ninh lương thực là bộ phận quan trọng của an ninh kinh tế: đáp ứng nhu cầu tồn tại
của con người và giảm đói nghèo; góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển;
góp phần ổn định xã hội
2. Những vấn đề đặt ra
Trong thời đại ngày nay, vấn đề an ninh lương thực được xác định là vấn đề toàn cầu và
là mối quan tâm chung của toàn nhân loại với sự ảnh hưởng của hiện tượng biến đổi khí
hậu, ô nhiễm môi trường, sự gia tăng dân số, diện tích đất canh tác nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp dần. 3. Giải pháp giải quyết
Tích cực chủ động áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để thực hiện “cuộc cách mạng
xanh” trong nông nghiệp: Nông nghiệp và phát triển bền vững, bảo tồn đất và đa dạng
sinh học, tăng hiệu quả năng lượng, bảo vệ đất khỏi bị xói mòn, bảo vệ nguồn nước.
Những phát kiến công nghệ sinh học đã được ứng dụng để cải thiện kỹ thuật canh tác và
nâng cao năng suất cây trồng trên toàn thế giới: tạo giống cây trồng, tăng cường sức đề
kháng của cây; giảm việc sử dụng thuốc trừ sâu; duy trì và bảo vệ tiềm năng năng suất cây trồng.
Nhóm 12: Vấn đề ô nhiễm môi trường: Lịch sử - Những vấn đề đặt ra – Giải pháp giải quyết. Đáp án:
a) Khái niệm: Ô nhiễm môi trường là hiện tượng tốc độ gia tăng các chất (rắn, lỏng hoặc
khí) hoặc năng lượng (nhiệt, âm thanh, ánh sáng,...) vào môi trường với tốc độ nhanh hơn
tốc độ pha loãng, phân hủy, tái chế, phân tán cũng như tốc độ lưu trữ thành những chất
không gây hại, gây ảnh hưởng xấu tới đời sống của con người và thiên nhiên.
b) Các loại ô nhiễm chính và tác nhân gây ra chúng
(1) Ô nhiễm không khí (2) Ô nhiễm nước (3) Ô nhiễm đất: (4) Một số loại ô nhiễm khác
(phóng xạ, sóng, rác thải sinh hoạt). c) Giải pháp
Chiến lược phát triển bền vững và tiếp tục phát triển hiệu quả các phương pháp bảo tồn.
Phát triển bền vững là sự phát triển về mọi mặt trong xã hội hiện tại mà vẫn phải bảo đảm
sự tiếp tục phát triển trong tương lai xa.
Giải quyết bằng công nghệ: (i). thay đổi quy trình hoặc công nghệ cũ bằng quy trình,
công nghệ mới (quy trình, công nghệ "xanh") (ii). quy trình, công nghệ hiệu quả trong xử
lí chất thải, ô nhiễm môi trường.
Điều này thể hiện quy luật tuần hoàn cũng như vận động và biến đổi của Thế giới tự nhiên.
Nhóm 7: Năng lượng tái tạo: Lịch sử - Những vấn đề đặt ra – Giải pháp giải quyết.
1. Lịch sử: Để sống, tồn tại và phát triển, con người cần rất nhiều năng lượng. Các nguồn
năng lượng truyền thống như nhiên liệu hóa thạch và thủy điện đang dần cạn kiệt và thể
hiện các tác động tiêu cực đối với môi trường và xã hội. Chính vì vậy, các nước phát triển
và đang phát triển đang chuyển đổi mạnh mẽ sang năng lượng tái tạo.
Năng lượng tái tạo là các nguồn năng lượng có thể được tạo ra và bổ sung
trong một thời gian ngắn.
2. Những vấn đề đặt ra: Dầu lửa và nhiên liệu hoá thạch đang cạn kiệt, Nhu cầu năng
lượng ngày càng tăng cao, Bất ổn về an ninh ở các khu vực chiến lược về năng lượng của thế giới
3. Giải pháp giải quyết.
Thủy điện, Năng lượng sinh học, Năng lượng mặt trời, Năng lượng gió, Năng lượng đại
dương, Năng lượng địa nhiệt .
Nhóm 3: Biến đổi khí hậu: Lịch sử - Những vấn đề đặt ra cho Việt Nam – Giải pháp giải quyết cho Việt Nam. Đáp án: a) Khái niệm:
Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của hệ thống khí hậu của Trái Đất, bao gồm khí
quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển, băng quyển hiện tại và trong tương lai bởi
các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định tính bằng thập kỷ hay hàng triệu năm. b) Vấn đề đặt ra:
+) Sự nóng lên của khí quyển và Trái Đất nói chung.
+) Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của con
người và các sinh vật trên Trái Đất.
+) Sự dâng cao mực nước biển do tan băng dẫn tới sự ngập úng của các vùng đất thấp,
các đảo nhỏ trên biển.
+) Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác nhau của
trái đất dẫn tới nguy cơ đe doạ sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con người.
+) Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần hoàn
nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hoá khác.
+) Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần của thuỷ
quyển, sinh quyển, các địa quyển.
b) Nguyên nhân: do yếu tố tự nhiên và chủ yếu do tác động của con người c) Giải pháp:
Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch;
Cải tạo, nâng cấp hạ tầng;
Chặn đứng nạn phá rừng; Tiết kiệm điện;
Khai phá những nguồn năng lượng mới;
Ứng dụng các công nghệ mới trong việc bảo vệ Trái Đất. TUẦN 9
Nhóm 1: Trình bày về Mục tiêu phát triển bền vững.
Nhóm 6: Vấn đề ô nhiễm môi trường: Những thách thức đặt ra – Giải pháp giải quyết.
Nhóm 8: Năng lượng tái tạo: Những vấn đề đặt ra – Giải pháp giải quyết.
Nhóm 12: Biến đổi khí hậu: Những vấn đề đặt ra cho Việt Nam – Giải pháp giải quyết cho Việt Nam.
Đáp án đánh giá Nhóm 1:
Nêu được 17 mục tiêu phát triển bền vững toàn cầu bao gồm:
Mục tiêu 1. Xóa nghèo ở mọi lĩnh vực ở mọi nơi
Mục tiêu 2. Xóa đói, đảm bảo an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng, và khuyến khích nông nghiệp bền vững.
Mục tiêu 3. Đảm bảo cuộc sống khỏe mạnh và nâng cao phúc lợi cho tất cả mọi lứa tuổi.
Mục tiêu 4. Đảm bảo giáo dục chất lượng, toàn diện và công bằng và thúc đẩy các cơ hội
học tập suốt đời cho mọi người.
Mục tiêu 5. Đạt được bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái.
Mục tiêu 6. Đảm bảo nguồn cung cứng và quản lý bền vững nguồn nước và các điều kiện
vệ sinh môi trường cho tất cả mọi người.
Mục tiêu 7. Đảm bảo khả năng tiếp cận nguồn năng lượng hiện đại, bền vững, đáng tin
cậy và trong khả năng chi trả cho tất cả mọi người.
Mục tiêu 8. Khuyến khích tăng trưởng kinh tế bền vững hiệu quả dài hạn, tạo việc làm
đầy đủ, năng suất cao và bền vững cho tất cả mọi người.
Mục tiêu 9. Xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, khuyến khích quá trình công nghiệp hóa
toàn diện và bền vững, thúc đẩy sự đổi mới.
Mục tiêu 10. Giảm bất bình đẳng trong và giữa các quốc gia.
Mục tiêu 11. Xây dựng các đô thị và cộng đồng dân cư hiệu quả, an toàn, đồng bộ và bền vững.
Mục tiêu 12. Đảm bảo các hình mẫu sản xuất và tiêu dùng bền vững.
Mục tiêu 13. Triển khai các hành động khẩn cấp để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và các tác động của nó.
Mục tiêu 14. Bảo tồn và sử dụng bền vững các đại dương, biển và tài nguyên biển cho phát triển bền vững.
Mục tiêu 15. Bảo vệ, khôi phục và khuyến khích sử dụng bền vững các hệ sinh thái trên
bề mặt trái đất, quản lý bền vững tài nguyên rừng, chống sa mạc hóa, chống xói mòn đất
và ngăn chặn sự mất đa dạng sinh học.
Mục tiêu 16. Thúc đẩy các xã hội hài hòa và hiệu quả cho phát triển bền vững, tạo ra cơ
hội về công bằng và công lý cho tất cả mọi người và xây dựng các thể chế hiệu quả, có
trách nhiệm giải trình ở tất cả các cấp.
Mục tiêu 17. Nâng cao khả năng thực hiện và làm mới mối quan hệ đối tác toàn cầu vì sự phát triển bền vững.
Đáp án đánh giá Nhóm 6:
a) Trình bày khái niệm về ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường là hiện tượng tốc độ gia tăng các chất (rắn, lỏng hoặc khí) hoặc
năng lượng (nhiệt, âm thanh, ánh sáng,...) vào môi trường với tốc độ nhanh hơn tốc độ
pha loãng, phân hủy, tái chế, phân tán cũng như tốc độ lưu trữ thành những chất không
gây hại, gây ảnh hưởng xấu tới đời sống của con người và thiên nhiên.
b) Các loại ô nhiễm chính và tác nhân gây ra chúng
(1) Ô nhiễm không khí: Là sự ô nhiễm môi trường không khí gây bởi các chất khí, hơi, khói, bụi.
(2) Ô nhiễm nước: Là sự ô nhiễm môi trường nước gây bởi các chất ở thể lỏng, rắn, hoặc dung dịch trong nước.
(3) Ô nhiễm đất: Là sự ô nhiễm môi trường đất hoặc sự suy thoái đất. Sự suy thoái đất
biểu hiện qua sự giảm năng suất trong nông nghiệp gây bởi đất trồng.
(4) Một số loại ô nhiễm khác: Thường xuất hiện ở xã hội hiện đại. - Ô nhiễm phóng xạ.
- Ô nhiễm sóng (âm thanh, ánh sáng và các loại sóng điện từ khác).
- Ô nhiễm rác thải sinh hoạt.
c) Những giải pháp khoa học và công nghệ trong giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường
Cách thức vĩ mô để kiểm soát các vấn đề môi trường hiện tại là tạo ra các chiến lược phát
triển bền vững và tiếp tục phát triển hiệu quả các phương pháp bảo tồn. Phát triển bền
vững là một khái niệm mới nhằm định nghĩa một sự phát triển về mọi mặt trong xã hội
hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển trong tương lai xa.
Ngoại trừ các yếu tố tự nhiên gây ô nhiễm môi trường, thực tế cho thấy rằng các hoạt
động công nghệ lại là nguyên nhân chính gây ra sự ô nhiễm môi trường; và sự ô nhiễm
này cũng được giải quyết bằng công nghệ bởi: (i). sự thay đổi quy trình hoặc công nghệ
cũ bằng quy trình, công nghệ mới (quy trình, công nghệ "xanh") ít hoặc không gây ô
nhiễm môi trường và/hoặc (ii). quy trình, công nghệ hiệu quả trong xử lí chất thải, ô
nhiễm môi trường. Điều này thể hiện quy luật tuần hoàn cũng như vận động và biến đổi
của Thế giới tự nhiên.
Đáp án đánh giá Nhóm 8:
a) Năng lượng có thể chia làm hai loại: năng lượng tái tạo và năng lượng không tái tạo.
+ Năng lượng không tái tạo là các nguồn năng lượng phải mất một thời gian dài để hình
thành. Hầu hết các nguồn năng lượng không tái tạo là nhiên liệu hóa thạch (than, dầu mỏ,
khí tự nhiên) được hình thành nhờ sự phân hủy xác động thực vật qua hàng triệu năm.
Năng lượng hạt nhân (sinh ra từ phóng xạ uranium) cũng là năng lượng không tái tạo vì
trữ lượng uranium trên Trái Đất là hữu hạn.
+ Năng lượng tái tạo là các nguồn năng lượng có thể được tạo ra và bổ sung trong một
thời gian ngắn. Chúng có thể không bao giờ cạn kiệt trong vòng vài tỉ năm nữa. Một số
nguồn năng lượng tái tạo: từ Mặt Trời (quang điện), từ nước (thủy điện), từ gió (phong
điện), từ các dòng nước ngầm và magma trong lòng đất (địa nhiệt), từ thủy triều và ngay
cả từ chất thải chăn nuôi và trồng trọt (biogas..)
b) Tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo ở Việt nam - Thủy điện nhỏ - Năng lượng sinh khối - Năng lượng mặt trời - Năng lượng gió
c) Những rào cản phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam hiện nay
Mặc dù sở hữu nhiều ưu điểm rất lớn so với nguồn năng lượng hóa thạch, sự phát triển
của năng lượng tái tạo hiện nay chưa tương xứng với tiềm năng của nó. Điều này bắt
nguồn từ một số rào cản như sau: - Rào cản thể chế - Rào cản pháp lý - Rào cản đầu tư - Rào cản kỹ thuật - Rào cản thương mại - Rào cản thị trường
Đáp án đánh giá Nhóm 12:
a) Tình trạng biến đổi khí hậu ở Việt Nam
Việt Nam là một trong những nước dễ bị tổn thương nhất thế giới trước những tác động
của biến đổi khí hậu. Thực tế này đe dọa những nỗ lực tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm
nghèo và phát triển bền vững trong dài hạn. Tính dễ tổn thương của Việt Nam gia tăng do
Việt Nam vốn đã chịu nhiều rủi ro thiên tai, do vị trí địa lý, mô hình phát triển kinh tế và
các vùng đồng bằng và ven biển với mật độ dân cư cao cũng như các nhóm dân cư là
người dân tộc thiểu số tại các vùng cao và hẻo lánh. Nhiệt độ tăng, hạn hán và lụt lội
ngày càng trầm trọng, mực nước biển dâng và tăng tần suất xuất hiện bão đe dọa tới an
ninh lương thực, sinh kế và cuộc sống của hàng triệu người dân Việt Nam. Cứ mỗi năm
thì Việt Nam phải gánh chịu hơn 10 cơn bão đổ bộ vào do khí hậu gây ra.
b) Những giải pháp khoa học và công nghệ trong giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu ở Việt Nam
Việt Nam cần tận dụng các thành tựu của Khoa học tự nhiên và Công nghệ giúp ứng phó
với biến đổi khí hậu trên những mặt sau:
Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch;
Cải tạo, nâng cấp hạ tầng;
Chặn đứng nạn phá rừng; Tiết kiệm điện;
Khai phá những nguồn năng lượng mới;
Ứng dụng các công nghệ mới trong việc bảo vệ Trái Đất. Nhiệm vụ 1:
1/ Mục tiêu giáo dục nêu trong CTGDPT 2018 là gì?
2/ Các phẩm chất và năng lực được quy định trong CTGDPT 2018 là gì? Đáp án:
1/ Mục tiêu giáo dục nêu trong CTGDPT 2018 là:
- Phát triển phẩm chất và năng lực của HS;
- Phát triển hài hòa đức, trí, thể, mĩ;
- Đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân;
- Trở thành người lao động có văn hóa, cần cù, sáng tạo, người công dân có trách nhiệm
đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hóa và
cách mạng công nghiệp mới.
2/ *) CT GDPT hình thành và phát triển cho HS những phẩm chất chủ yếu sau: 1/ Yêu nước 2/ Nhân ái 3/ Chăm chỉ 4/ Trung thực 5/ Trách nhiệm
*) CT GDPT hình thành và phát triển cho HS những năng lực chủ yếu sau: Nhiệm vụ 2:
1/ Năng lực là gì?
2/ Các nguyên lý cơ bản của dạy học phát triển năng lực là gì? Đáp án:
1/ CT GDPT TT giải thích khái niệm năng lực (NL):
- NL là sự kết hợp giữa tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện của người học;
- NL là sự huy động tổng hợp KT, KN và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí, ...;
- NL được hình thành, phát triển thông qua hoạt động và thể hiện ở thực hiện thành công
một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể.
2/ Các nguyên lý cơ bản của dạy học phát triển năng lực là: (i)
Dạy học phân hoá để phát huy tốt nhất tiềm năng, sở trường, phù hợp với sở
thích, hứng thú của mỗi học sinh; (ii)
Dạy học thông qua các chủ đề, học phần, môn học tích hợp để giúp người học
rút ngắn quá trình huy động tổng hợp các nguồn lực thành năng lực;
(iii) Dạy học thông qua hoạt động tự học, thực hành, vận dụng của người học để hình
thành, phát triển vững chắc năng lực của người học qua hoạt động. TUẦN 10
Nhóm 1: Những vấn đề chung về CTGDPT 2018: Bối cảnh xây dựng - Quan điểm xây
dựng - Mục tiêu giáo dục
Nhóm 10: Phẩm chất và chương trình giáo dục phát triển phẩm chất
Nhóm 2: Năng lực và dạy học phát triển năng lực
Nhóm 12: Kế hoạch và nội dung giáo dục - Phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục
Nhóm 6: Lĩnh vực Giáo dục KHTN và CN trong CTGDPT 2018
Nhóm 5: Giáo dục STEM
Nhóm 1: Những vấn đề chung về CTGDPT 2018: Bối cảnh xây dựng - Quan điểm xây
dựng - Mục tiêu giáo dục Đáp án: a) Bối cảnh:
- Ra đời cách đây đã gần 30 năm, không còn phù hợp với bối cảnh mới của đất nước.
- CT hiện hành, về cơ bản vẫn là CT tiếp cận nội ,
dung tập trung trả lời câu hỏi:
Chúng ta muốn học sinh biết cái gì? Vì vậy chạy theo khối lượng kiến thức, ít chú
ý dạy cách học, nhu cầu, hứng thú của người học…, phần nào còn coi nhẹ thực
hành vận dụng kiến thức trong đời sống thực tiễn. b) Quan điểm xây dựng
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được xây dựng dựa trên những quan điểm như sau:
- Vai trò của Chương trình Giáo dục phổ thông
- Căn cứ xây dựng Chương trình Giáo dục phổ thông
- Định hướng của Chương trình Giáo dục phổ thông
- Tính hệ thống của Chương trình Giáo dục phổ thông
- Tính mở của Chương trình Giáo dục phổ thông
c) Mục tiêu giáo dục nêu trong CTGDPT 2018 là:
- Phát triển phẩm chất và năng lực của HS;
- Phát triển hài hòa đức, trí, thể, mĩ;
- Đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân;
- Trở thành người lao động có văn hóa, cần cù, sáng tạo, người công dân có trách
nhiệm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại
toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới.
Nhóm 10: Phẩm chất và chương trình giáo dục phát triển phẩm chất Đáp án:
a) Khái niệm phẩm chất nêu trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước về đổi mới
chương trình, sách giáo khoa Giáo dục phổ thông có nghĩa là đạo đức.
b) CT GDPT hình thành và phát triển cho HS những phẩm chất chủ yếu sau:
1/ Yêu nước 2/ Nhân ái 3/ Chăm chỉ 4/ Trung thực 5/ Trách nhiệm
Nhóm 2: Năng lực và dạy học phát triển năng lực Đáp án:
1/ CT GDPT TT giải thích khái niệm năng lực (NL):
- NL là sự kết hợp giữa tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện của người học;
- NL là sự huy động tổng hợp KT, KN và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí, ...;
- NL được hình thành, phát triển thông qua hoạt động và thể hiện ở thực hiện thành công
một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể.
2/ Các nguyên lý cơ bản của dạy học phát triển năng lực là: (iii)
Dạy học phân hoá để phát huy tốt nhất tiềm năng, sở trường, phù hợp với sở
thích, hứng thú của mỗi học sinh; (iv)
Dạy học thông qua các chủ đề, học phần, môn học tích hợp để giúp người học
rút ngắn quá trình huy động tổng hợp các nguồn lực thành năng lực;
(iii) Dạy học thông qua hoạt động tự học, thực hành, vận dụng của người học để hình
thành, phát triển vững chắc năng lực của người học qua hoạt động.
Nhóm 12: Kế hoạch và nội dung giáo dục - Phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục Đáp án:
a) Kế hoạch và nội dung giáo dục
Cần nêu rõ trong Kế hoạch và nội dung giáo dục ở mỗi cấp học hai nội dung sau: - Thời lượng giáo dục
- Các môn học và hoạt động giáo dục b) Phương pháp giáo dục
Các môn học và hoạt động giáo dục trong nhà trường áp dụng các phương pháp tích cực
hoá hoạt động của người học, trong đó giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt
động cho học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để
khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự phát hiện năng
lực, nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, phát huy tiềm
năng và những kiến thức, kĩ năng đã tích luỹ được để phát triển.
Các hoạt động học tập của học sinh bao gồm hoạt động khám phá vấn đề, hoạt động
luyện tập và hoạt động thực hành (ứng dụng những điều đã học để phát hiện và giải quyết
những vấn đề có thực trong đời sống), được thực hiện với sự hỗ trợ của thiết bị dạy học
tối thiểu, đồ dùng học tập và công cụ khác, đặc biệt là công cụ tin học và các hệ thống tự
động hoá của kĩ thuật số.
c) Đánh giá kết quả giáo dục
Căn cứ đánh giá là các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực được quy định trong
Chương trình tổng thể và Chương trình môn học, hoạt động giáo dục. Việc đánh giá
thường xuyên do giáo viên phụ trách môn học tổ chức, dựa trên kết quả đánh giá của giáo
viên, của phụ huynh học sinh, của bản thân học sinh được đánh giá và của các học sinh
khác trong tổ, trong lớp. Việc đánh giá định kì do cơ sở giáo dục tổ chức để phục vụ công
tác quản lí các hoạt động dạy học, bảo đảm chất lượng ởcơ sở giáo dục và phục vụ công
tác phát triển chương trình. Việc đánh giá trên diện rộng ở cấp Quốc gia, cấp địa phương
do tổ chức khảo thí cấp Quốc gia hoặc cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức
để phục vụ công tác quản lí các hoạt động dạy học, bảo đảm chất lượng đánh giá kết quả
giáo dục ở cơ sở giáo dục, phục vụ công tác phát triển chương trình và nâng cao chất lượng giáo dục.
Nhóm 6: Lĩnh vực Giáo dục KHTN và CN trong CTGDPT 2018 Đáp án:
a) Giáo dục khoa học tự nhiên và công nghệ có sứ mệnh hình thành và phát triển thế giới
quan khoa học ở học sinh; đóng vai trò chủ đạo trong việc giáo dục học sinh tinh thần
khách quan, tình yêu thiên nhiên, tôn trọng các quy luật của tự nhiên để từ đó biết ứng xử
với tự nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững xã hội và môi trường. Thông qua
các hoạt động học tập của lĩnh vực này, học sinh dần hình thành và phát triển năng lực
khoa học tự nhiên và năng lực công nghệ qua quan sát và thực nghiệm, năng lực vận
dụng tổng hợp kiến thức, kĩ năng để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.
b) Giáo dục khoa học tự nhiên và công nghệ hình thành và phát triển cho học sinh:
+) Năng lực khoa học tự nhiên, bao gồm các thành phần: nhận thức khoa học tự nhiên;
tìm hiểu tự nhiên; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn.
+) Năng lực công nghệ được thể hiện qua các hoạt động sau đây: - Nhận thức công nghệ; - Giao tiếp công nghệ; - Sử dụng công nghệ; - Đánh giá công nghệ; - Thiết kế kĩ thuật.
Nhóm 5: Giáo dục STEM Đáp án: a) Giáo dục STEM là gì?
STEM là một chương trình giảng dạy dựa trên ý tưởng trang bị cho người học những
kiến thức, kĩ năng liên quan đến (các lĩnh vực) khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học
- theo cách tiếp cận liên môn (interdisciplinary) và người học có thể áp dụng để giải
quyết vấn đề trong cuộc sống hàng ngày. Thay vì dạy bốn môn học như các đối tượng
tách biệt và rời rạc, STEM kết hợp chúng thành một mô hình học tập gắn kết dựa trên các ứng dụng thực tế.
b) Những điểm mạnh của Giáo dục STEM có thể kể đến:
Thứ nhất: Giáo dục STEM là phương thức giáo dục tích hợp theo cách tiếp cận liên môn
(interdisciplinary) và thông qua thực hành, ứng dụng.
Thứ hai: Giáo dục STEM đề cao đến việc hình thành và phát triển năng lực giải quyết
vấn đề cho người học. Trong mỗi bài học theo chủ đề STEM, học sinh được đặt trước
một tình huống có vấn đề thực tiễn cần giải quyết liên quan đến các kiến thức khoa học.
Thứ ba: Giáo dục STEM đề cao một phong cách học tập mới cho người học, đó là phong cách học tập sáng tạo.