Câu hỏi vấn đáp môn Triết học | Đại học Nội Vụ Hà Nội
1. Khái niệm, nguồn gốc ra đời của tiết học- Triết học là hệ thống quan điểm lí luận chung nhất về thế giới và vị trí conngười trong thế giới đó, là khoa học về những quy luật vâm động, phát triển
chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy, trang bị cho con người thế giới quanduy vật biện chứng và phương pháp biện chứng duy vật đúng đắn để nhận thứcvà cải tạo thế giới,Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem
Môn: Triết học Mác-Lenin (THML1)
Trường: Đại Học Nội Vụ Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45619127
VẤN ĐÁP TRIẾT HỌC
1. Khái niệm, nguồn gốc ra đời của tiết học
- Triết học là hệ thống quan điểm lí luận chung nhất về thế giới và vị trí con
người trong thế giới đó, là khoa học về những quy luật vâm động, phát triển
chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy, trang bị cho con người thế giới quan
duy vật biện chứng và phương pháp biện chứng duy vật đúng đắn để nhận thức và cải tạo thế giới. - Nguồn gốc Triết học
+ Triết học ra đời ở cả phương Đông và Phương Tây vào khoảng những năm thế kỷ VIII – VI TCN
+ Có 2 nguồn gốc cơ bản: nhận thức và xã hội - Nguồn gốc nhận thức:
+ Nhận thức đầu tiên giải thích thế giới là bằng tư duy huyền thoại và tín
ngưỡng nguyên thủy. Tư duy đó thiếu logic, mơ hồ, rời rạc trong giải thích thế giới
+ Sự phát triển của tư duy trừu tượng và năng lực khái quát trong quá trình
nhận thức làm cho các quan điểm, quan niệm chung nhất về thế giới và về vai trò
của con người trong thế giới đó hình thành
+ Tư duy triết học bắt đầu từ các triết lý, từ tình yêu sự thông thái, dần hình
thành các hệ thống những tri thức chung nhất về thế giới - Nguồn gốc xã hội:
+ Triết học không ra đời trong xã hội mông muội dã man
+ Triết học chỉ ra đời khi xã hội có phân công lao động xã hội
2. Thế giới quan và các hình thức cơ bản của thế giới quan
- Thế giới quan Thế giới quan là quan điểm của con người về thế giới - Thế giới
quan là khái niệm triết học chỉ hệ thống các tri thức, quan điểm, tình cảm, niềm
tin, lý tưởng xác định về thế giới và về vị trí của con người trong thế giới đó
- Các hình thức cơ bản của thế giới quan 03 loại hình cơ bản:
+ Thế giới quan huyền thoại
+ Thế giới quan tôn giáo
+ Thế giới quan triết học
3. Phương pháp biện chứng và siêu hình
- Phương pháp biện chứng lOMoAR cPSD| 45619127
- Nghĩ xuất phát của từ siêu hình là dùng để chi triết học, với tính cách là khoa
học siêu cảm tính, phi thực nghiệm
- Nội dung phép siêu hình
+ Chỉ nhìn thấy sự vật riêng biệt mà không nhìn thấy mối liên hệ qua lại giữa những sự vật ấy
+ Chỉ nhìn thấy sự tồn tại của những sự vật ấy mà không nhìn thấy sự phát sinh
và tiêu vong của những sự vật ấy
+ Chỉ nhìn thấy trạng thái tĩnh của những sự vật ấy mà quên đi sự vận động của những sự vật ấy
+ Chỉ nhìn thấy bộ phận mà không thấy toàn thể - Phương pháp siêu hình
- Nghĩa xuất phát của từ biện chứng là nghệ thuật tranh luận để tìm chân lý bằng
cách phát hiện mẫu thuẫn trong cách lập luận
- Nội dung của phép biện chứng
+ Xem xét thế giới trong mối liên hệ, ràng buộc giữa các yếu tố của nó với cái khác
+ Xem xét thế giới trong trạng thái vận động, chuyển hóa không ngừng
+ Không những nhìn thấy bộ phận mà nhìn cả thấy toàn thể
4. Vật chất, ý thức và mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức - Vật
chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con
người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và
tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác
- Ý thức theo định nghĩa của triết học Mác-Lenin là một phạm trù song song với
phạm trù vật chất. Theo đó, ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất khách quan
vào bộ óc con người và có sự cái biến và sáng tạo. Ý thức có mối quan hệ hữu cơ với vật chất
- Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức
- Vật chất quyết định ý thức
+ Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức
+ Vật chất quyết định nội dung ý thức
+ Vật chất quyết định bản chất của ý thức
+ Vật chất quyết định sự vận động, phát triển của ý thức lOMoAR cPSD| 45619127
- Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất
+ Ý thức có tính độc lập tương đối, tác động trở lại vật chất
+ Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động thực tiễn của con người
+ Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất diễn ra theo 2 khuynh hướng: Tích cực và tiêu cực
+ Xã hội càng phát triển thì vai trò của ý thức ngày càng cao, nhất là trong thời đại ngày nay 5. 2 nguyên lý
Nguyên lý mối liện hệ phổ biến
- Khái niệm mối liên hệ là 1 phạm trù triết học dùng để chỉ sự tác động, ràng
buộc, quy định, chuyển hóa lẫn nhau giữa các yếu tố, các mặt trong 1 sự vật
hiện tượng hay giữa các sự vật hiện tượng với nhau.
- Khái niệm mối liện hệ phổ biến là phạm trù triết học dùng để chỉ tính phổ biến
của mối liên hệ, của các sự vật hiện tượng trong thế giới và các mối liên hệ tồn
tại ở nhiều sự vật hiện tượng trong thế giới. Mối liên hệ phổ biến nhất là liên
hệ giữa các mặt đối lập, mối liên hệ giữa lượng và chất, mối liên hệ giữa bản chất và hiện tượng. - Nội dung - Tính khách quan
+ Các mối liên hệ của sự vật, hiện tượng của thế giới là có tính khách quan +
Sự quy định, tác động và làm chuyển hóa lẫn nhau của các sự vật, hiện tượng là
cái vốn có của nó, tồn tại không phụ thuộc vào ý thức con người - Tính phổ biến
+ Không có bất cứ sự vật, hiện tượng hay quá trình nào tồn tại tuyệt đối biệt
lập với các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác - Tính đa dạng phong phú
+ Các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác nhau đều có những mối liên hệ cụ
thể khác nhau, giữ vị trí, vai trò khác nhau đối với sự tồn tại và phát triển của nó
+ Phân loại liên hệ: mối liên hệ bên trong và bên ngoài, mối liên hệ chủ yếu và
thứ yếu, mối liên hệ trực tiếp và gián tiếp
- Ý nghĩa phương pháp luận lOMoAR cPSD| 45619127 + Nguyên tắc toàn diện
+ Nguyên tắc lịch sử - cụ thể
Nguyên lý sự phát triển
- Khái niệm sự phát triển cũng là quá trình phát sinh và giải quyết mâu thuẫn
khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng; là quá trình thống nhất giữa phủ
định các nhân tố tiêu cực và kế thừa, nâng cao nhân tố tích cực từ sự vật, hiện
tượng cũ trong hình thái của sự vật, hiện tượng mới
- Nội dung: tính khách quan, phổ biến, kế thừa và đa dạng, phong phú - Tính khách quan
+ Nguồn gốc của phát triển nằm ngay trong chính bản thân sự vật, hiện tượng
+ Phát triển là một quá trình khách quan, độc lập với ý thức con người - Tính phổ biến
+ Sự phát triển diễn ra ở tất cả mọi lĩnh vực - từ tự nhiên đến xã hội và tư duy
- Tính kế thừa: sự vật, hiện tượng mới ra đời không phải là phủ định sạch trơn sự
vật cũ mà là sự kế thừa những yếu tố tích cực, loại bỏ những yếu tố lạc hậu, lỗi
thời, cản trở sự phát triển
- Tính đa dạng, phong phú: sự vật khác nhau có sự phát triển khác nhau; trong
không gian, thời gian khác nhau có quá trình phát triển không giống nhau 6. 6 phạm trù
Cái chung và cái riêng
+ Cái chung: là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt những thuộc tính
chung không những có ở một kết cấu vật chất nhất định mà còn được lặp lại trong
nhiều sự vật hiện tượng hay quá trình riêng lẻ khác. Ví dụ :Ta có thể thấy cái bàn
và cái ghế có đặc điểm chung là đều được làm bằng gỗ.Vậy đặc điểm chung đó
được gọi là cái chung.
+ Cái riêng: dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình riêng lẻ
nhất định. Ví dụ :Cái bàn là cái riêng ; Cái ghế là cái riêng.
+ Cái đơn nhất là phạm trù triết học dùng để chỉ các mặt, các đặc điểm chỉ vốn
có ở một sự vật, hiện tượng ( một cái riêng) nào đó mà không lặp lại ở sự vật, hiện tượng nào khác.
- Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng
+ Cái chung tồn tại trong mối liên hệ với cái riêng lOMoAR cPSD| 45619127
+ Cái riêng tồn tại trong mối quan hệ với cái chung
+ Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú
+ Cái chung là một bộ phận mang tính sâu sắc, riêng lẻ
+ Cái chung, cái đơn nhất và cái riêng có thể chuyển hóa lẫn nhau trong những điều kiện nhất định
- Ý nghĩa phương pháp luận
+ Không được tuyệt đối hóa cái chung hay cái riêng mà phải thấy được mối
quan hệ biện chứng giữa chúng
+ Trong nhận thức và thực tiễn để phát hiện ra cái chung cần phải xuất phát từ
những cái riêng, từ những sự vật, hiện tượng quá trình riêng lẻ cụ thể + Trong hoạt
động thực tiễn cần tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cái đơn nhất chuyển hóa thành cái chung và ngược lại
Nguyên nhân và kết quả
+ Nguyên nhân là sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong cùng một sự vật
hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra một hoặc hơn một sự biến đổi nhất định.
+ Kết quả là sự biến đổi xuất hiện do sự tác động lẫn nhau của các mặt
trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau. - Mối quan hệ biện
chứng giữa nguyên nhân và kết quả
+ Mối quan hệ nhân quả mang tính khách quan, tính phổ biến và tính tất yếu
+ Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả, nên nguyên nhân luôn có trước kết quả
+ Không phải sự nối tiếp nào về mặt thời gian của các hiện tượng cũng là mối liên hệ nhân quả
- Nguyên nhân sinh ra kết quả như thế nào?
+ Một nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết quả, một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân
+ Khi các nguyên nhân tác động cùng một lúc lên sự vật thì hiệu quả tác động
của từng nguyên nhân tới việc hình thành kết quả sẽ khác nhau, tùy thuộc vào
hướng tác động của nó
+ Các nguyên nhân khác nhau tác động lên sự vật theo cùng hướng, chúng sẽ
gây ảnh hưởng cùng chiều với sự hình thành kết quả
+ Các nguyên nhân khác nhau tác động lên sự vật theo các hướng khác nhau
chúng sẽ làm suy yếu, thậm chí hoàn toàn triệt tiêu tác dụng của nhau lOMoAR cPSD| 45619127
- Kết quả ra đời là do nguyên nhân sinh ra, nhưng đến lượt kết quả lại trở thành nguyên nhân
- Ý nghĩa phương pháp luận
+ Không có sự tồn tại của sự vật và hiện tượng nào trong thế giới vật chất lại không có nguyên nhân
+ Trong hoạt động thực tiễn cần phải biết phân loại nguyên nhân
Tất nhiên và ngẫu nhiên
+ Tất nhiên là cái do những nguyên nhân cơ bản, bên trong của kết cấu vật chất
quyết định và trong những điều kiện nhất định phải xảy ra đúng như thế chứ không
thể khác. VD: Đã là con người, ai cũng phải sinh ra, lớn lên và chết đi.
Điều này không thể khác được.
+ Ngẫu nhiên là cái không phải do bản thân kết cấu của sự vật, mà do các
nguyên nhân bên ngoài, do sự ngẫu hợp của nhiều hoàn cảnh bên ngoài quyết định;
do đó, nó có thể xuất hiện, có thể không xuất hiện, có thể xuất hiện như thế này,
cũng có thể xuất hiện như thế khác. VD: Việc quả trứng gà bị rơi là ngẫu nhiên.
Nó có thể bị rơi hoặc không
- Quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên
- Tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại một cách khách quan, độc lập với ý thức con người
- Tất nhiên và ngẫu nhiên tồn tại trong sự thống nhất biện chứng với nhau +
Cái tất nhiên bao giờ cũng vạch đường đi cho mình xuyên qua vô số cái ngẫu nhiên
+ Cái ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện của tất nhiên, đồng thời bổ sung cho tất nhiên
+ Không có cái tất nhiên thuần túy tách khỏi ngẫu nhiên, cũng như không có
ngẫu nhiên thuần túy tách khỏi tất nhiên
- Tất nhiên và ngẫu nhiên thường xuyên thay đổi và trong những điều kiện nhất
định, chúng chuyển hóa lẫn nhau
- Ranh giới giữa cái tất nhiên và cái ngẫu nhiên chỉ có tính chất tương đối
- Ý nghĩa phương pháp luận
- Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần phải căn cứ vào cái tất nhiên chứ không phải ngẫu nhiên lOMoAR cPSD| 45619127
+ Không được bỏ qua cái ngẫu nhiên, không tách rời cái tất nhiên khỏi ngẫu nhiên
+ Cần xuất phát từ cái ngẫu nhiên để đạt đến cái tất nhiên và khi dựa vào tất
nhiên phải chú ý đến cái ngẫu nhiên
- Tất nhiên và ngẫu nhiên có thể chuyển hóa lẫn nhau, cho nên cần tạo ra những
điều kiện nhất định để cản trở hoặc thúc đẩy sự chuyển hóa của chúng theo mục đích nhất định
Nội dung và hình thức
+ Nội dung là phạm trù triết học dùng để chỉ toàn bộ những yếu tố, những mặt
và những quá trình tạo nên sự vật.
+ Hình thức là phạm trù triết học dùng để chỉ phương thức tồn tại và phát
triển của sự vật, là hệ thống các mối liên hệ tương đối ổn định giữa các yếu tố của nó.
- Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức
- Nội dung và hình thức, gắn bó chặt chẽ, thống nhất biện chứng với nhau +
Không có một hình thức nào không chứa đựng nội dung (0.5đ).
+ Không có nội dung nào không tồn tại trong một hình thức nhất định (0.5đ).
+ Một nội dung có thể biểu hiện trong nhiều hình thức (0.5đ).
+ Một hình thức có thể chứa đựng nhiều nội dung (0.5đ).
- Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức là mối quan hệ biện chứng.
+ Nội dung quyết định hình thức: nội dung thay đổi buộc hình thức phải thay đổi theo cho phù hợp
+ Hình thức tác động trở lại hình thức theo hai chiều hướng tích cực và tiêu cực
- Ý nghĩa phương pháp luận
+ Trong nhận thức và thực tiễn không được tách rời nội dung và hình thức
+ Khi xem xét sự vật, hiện tượng trước hết phải căn cứ vào nội dung
+ Trong nhận thức và thực tiễn cần phát huy tác động tích cực của hình thức đối với nội dung
Bản chất và hiện tượng lOMoAR cPSD| 45619127
+ Bản chất : là phạm trù triết học chỉ tổng hợp tất cả các mặt, các mối liên hệ
tất nhiên, tương đối ổn định ở bên trong sự vật, quy định sự vận động và phát triển của sự vật đó.
+ Hiện tượng: là sự biểu hiện của những mặt, những mối liên hệ thuộc bản chất
của sự vật, hiện tượng ra bên ngoài.
- Mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng
+ Bản chất, hiện tượng tồn tại khách quan, hai mặt vừa thống nhất, vừa đối lập với nhau
+ Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng
+ Sự đối lập giữ bản chất và hiện tượng
- Ý nghĩa của việc nghiên cứu
+ Muốn nhận thức đúng sự vật, hiện tượng thì không dừng lại hiện tượng bên
ngoài mà phải đi vào bản chất
+ Phải thông qua nhiều hiện tượng khác nhau mới nhận thức đúng và đầy đủ bản chất
+ Trong nhận thức và thực tiễn cần phải căn cứ vào bản chất mới có thể đánh
giá chính xác về sự vật, hiện tượng đó 7. 3 quy luật
Quy luật chất, lượng
- Chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có
của sự vật, là sự thống nhất hữu cơ những thuộc tính làm cho sự vật là nó chứ không phải là cái khác.
- Nội dung khái niệm chất
+ Tạo thành chất của sự vật, hiện tượng chính là các thuộc tính khách quan vốn có của nó.
+Mỗi sự vật, hiện tượng đều có những thuộc tính cơ bản và không cơ bản.
+Chỉ những thuộc tính cơ bản mới hợp thành chất của sự vật, hiện tượng..
+ Khi những thuộc cơ bản thay đổi thì chất của nó thay đổi.
- Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật về mặt
số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển cũng như
các thuộc tính của sự vật.
- Nội dung khái niệm lượng: lOMoAR cPSD| 45619127
+ Lượng được thể hiện thành số lượng, đại lượng, trình độ, quy mô, nhịp điệu
của sự vận động và phát triển.
+ Một sự vật, hiện tượng có thể tồn tại nhiều loại lượng khác nhau. -
Không phải trong bất cứ trường hợp nào, nếu có sự thay đổi về lượng thì tất
yếu dẫn đến sự thay đổi về chất.
+ Sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng bao giờ cũng diễn ra bằng
cách tích luỹ dần về lượng đến một giới hạn nhất định sẽ thực hiện bước nhảy để chuyển hoá về chất.
+ Khi đã tích luỹ đầy đủ về lượng phải quyết tâm tiến hành bước nhảy, kịp thời
chuyển những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất. - Nội dung quy luật:
- Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng
+ Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng là một thể thống nhất giữa hai mặt chất và lượng
- Sự thay đổi về lượng tất yếu sẽ dẫn tới sự chuyển hóa về chất của sự vật, hiện tượng
+ Độ: Là phạm trù triết học dùng để chỉ thống nhất giữa chất và lượng. Nó là
một khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản
về chất của sự vật ấy.
+ Nút: Điểm nút là phạm trù triết học dùng để chỉ điểm giới hạn mà tại đó sự
thay đổi về lượng đã đủ làm thay đổi về chất của sự vật.
+ Bước nhảy: là phạm trù triết học dùng để chỉ sự chuyển hoá về chất của sự
vật do sự thay đổi về lượng của sự vật trước đó gây nên.
- Khi chất mới ra đời có sự tác động trở lại lượng của sự vật, hiện tượng + Làm
thay đổi kết cấu, quy mô tồn tại của sự vật
+ Làm thay đổi trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật hiện tượng
- Ý nghĩa phương pháp luận
+ Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn phải biết tích lũy về lượng để có biến đổi về chất
+ Tránh tư tưởng nôn nóng, bảo thủ
+ Phải có thái độ khách quan, khoa học và quyết tâm thực hiện bước nhảy lOMoAR cPSD| 45619127
- Ví dụ: Nước đun sôi ở 100 độ sẽ chuyển sang trạng thái hơi
Quy luật mâu thuẫn
+ Khái niệm: mâu thuẫn biện chứng là khái niệm dùng để chỉ sự liên hệ, tác
động theo cách vừa thống nhất, vừa đấu tranh, vừa đòi hỏi, vừa loại trừ vừa chuyển
hóa lẫn nhau của các mặt đối lập -
Thống nhất giữa các mặt đối
lập - Đấu tranh giữa các mặt đối
lập - Phân loại mâu thuẫn:
+ Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản
+ Mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu
+ Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài
+ Mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng
Quy luật phủ định của phủ định
+ Khái niệm phủ định: Là sự thay thế hình thái tồn tại này bằng hình thái tồn
tại khác của cùng một sự vật hiện tượng trong quá trình vận động, phát triển của nó
+ Khái niệm phủ định biện chứng: Là sự phủ định tạo ra điều kiện, tiền đề
cho quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng - Nội dung của quy luật
phủ định của phủ định
- Phát triển là một quá trình phủ định liên tục từ thấp đến cao
- Sự phát triển thông qua quá trình phủ định mang tính chu kỳ
+ Tính chu kỳ của phủ định biện chứng biểu hiện ở chỗ thông qua một số lần
phủ định, cái mới xuất hiện dường như lắp lại cái cũ, nhưng trên cơ sở cao hơn (0.5đ).
+ Mỗi chu kỳ thường có hai lần phủ định chủ yếu
- Tổng hợp toàn bộ các chu kỳ của sự phát triển tạo nên hình thái “xoáy ốc”
- Phủ định biện chứng bao hàm trong nó quá trình giữ lại và đột biến những nội
dung tích cực của cái bị phủ định
- Kết quả của sự phủ định của phủ định là cái tổng hợp tất cả những yếu tố
tíchcực đã được nhận từ trước trong cái khẳng định ban đầu và cái phủ định lần thứ nhất lOMoAR cPSD| 45619127
- Phủ định biện chứng là quy luật phổ biến của sự phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy
- Ý nghĩa phương pháp luận:
+ Quy luật phủ định của phủ định là cơ sở để nhận thức một cách đúng đắn về
xu hướng vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng (0.5đ).
+ Trong nhận thức và thực tiễn cần tránh khuynh hướng bảo thủ, cần có ý thức
phát hiện ra cái mới và tạo điều kiện cho cái mới phát triển (0.5đ).
+ Chống thái độ phủ định sạch trơn, coi thường truyền thống; cần phải biết kế
thừa những giá trị tích cực, nhân tố hợp lý của cái cũ để xây dựng và phát triển cái mới
8. Thực tiễn, vai trò của thực tiễn, 2 giao đoạn của quá trình nhận thức - Thực tiễn
là hoạt động khi con người sử dụng công cụ tác động vào đối tượng vật chất làm
cho đối tượng đó thay đổi theo mục đích của mình. Là hoạt động đặc trưng của
bản chất con người, thực tiễn không ngừng phát triển bởi các thế hệ của loài người
qua các quá trình lịch sử. - Nội dung khái niệm:
+ Hoạt động thực tiễn là loại hoạt động mà con người sử dụng công cụ vật chất
tác động vào những đối tượng vật chất nhất định, làm biến đổi chúng theo mục đích của mình.
+ Hoạt động thực tiễn bao giờ cũng là hoạt động vật chất có tính chất sáng tạo
và có tính mục đích, tính lịch sử - xã hội: Là hoạt động của con người trong xã
hội và trong những giai đoạn lịch sử nhất định
- Các hình thức cơ bản của thực tiễn
- Thực tiễn biểu hiện dưới nhiều hình thức, song có thể quy về ba hình thức cơ bản
- Hoạt động sản xuất vật chất
+ Hình thức hoạt động cơ bản, đầu tiên của thực tiễn (0.5đ)
+ Hoạt động mà trong đó con người sử dụng những công cụ lao động tác động
vào giới tự nhiên để tạo ra của cải vật chất
- Hoạt động chính trị - xã hội
+ Là hoạt động của các cộng đồng người, các tổ chức khác nhau trong xã hội lOMoAR cPSD| 45619127
+ Một dạng cơ bản nữa của thực tiễn là hoạt động cải tạo xã hội - hình thức cao
nhất của thực tiễn xã hội, bao gồm những hoạt động của con người trong các lĩnh
vực chính trị - xã hội - Thực nghiệm khoa học
+ Thực nghiệm khoa học là một hình thức đặc biệt của thực tiễn (0.5đ).
+ Thực nghiệm khoa học không chỉ có vai trò quan trọng đối với quá trình nhận
thức mà ngày càng có ý nghĩa thiết thực trong việc đưa khoa học, kỹ thuật, công
nghệ thành sản phẩm phục vụ đời sống
- Trong các hình thức trên thì hoạt động sản xuất vật chất là hoạt động cơ bản
nhất, vì nó quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người trong mọi
thời kỳ lịch sử và suy cho cùng các hình thức hoạt động khác cũng từ hoạt động
đó mà ra và chúng luôn tác động, liên hệ với nhau