-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Câu hỏi về chủ đề đại hội lần thứ V và 3 bước đột phá - Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới.
Môn: Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam(LLLSD1101)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
CÂU HỎI CHỦ ĐỀ ĐẠI HỘI LẦN THỨ V VÀ 3 BƯỚC ĐỘT PHÁ
Câu hỏi mức độ dễ
Câu 1: Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V diễn ra vào khoảng thời gian nào? A. 27/3/1982 – 31/3/1982 B. 15/12/1986 – 18/12/1986 C. 24/6/1991 – 27/6/1991 D. 14/12/1976 – 20/12/1976
Giải thích: Giáo trình trang 251: Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V diễn ra
từ 27/3/1982 – 31/3/1982 tại thủ đô Hà Nội.
Câu 2: Đại hội lần thứ V của Đảng khẳng định điều gì ?
A. Tiếp tục thực hiện đường lối Cách mạng XHCN đã vạch ra đại hội lần thứ IV
B. Thực hiện công cuộc đổi mới đất nước.
C. Thực hiện công cuộc Công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước D. Tất cả đều đúng
Giải thích: Giáo trình trang 252: Đại hội đã thảo luận, đánh giá tình hình trong
nước và quốc tế và đề ra nhiệm vụ cách mạng trong thời kì kế tiếp là xây dựng
Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, hai nhiệm vụ chiến lược
này quan hệ mật thiết với nhau. Đại hội khẳng định tiếp tục đường lối chung
tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa và đường lối xây dựng kinh tế trong thời
kì quá độ do Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam IV đề ra.
Tuy nhiên đến Đại hội V, đường lối xây dựng Chủ nghĩa xã hội trong thời kì quá
độ bắt đầu có sự điều chỉnh, bổ sung, phát triển, cụ thể hóa theo từng chặng
đường, từng giai đoạn cho phù hợp với những điều kiện lịch sử.
Câu 3:Tình hình nước ta sau kế hoạch 5 năm (1981-1985)
A. Nền kinh tế trong tình trạng mất cân đối nghiêm trọng.
B. Không phát huy được tiềm năng của các thành phần kinh tế cá thể tư nhân.
C. Mục tiêu cơ bản là ổn định tình hình kinh tế - xã hội vẫn chưa thực hiện được. D. Tất cả các ý trên.
Giải thích: Tình hình kinh tế nước ta sau kế hoạch 5 năm (1981 – 1985) là nền
kinh tế trong tình trạng mất cân đối nghiêm trọng, không phát huy được tiềm
năng của các thành phần kinh tế cá thể tư nhân và mục tiêu cơ bản là ổn định
tình hình kinh tế - xã hội vẫn chưa thực hiện được
Câu 4: Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V (3/1982) xác định nhiệm vụ của thời
kỳ 5 năm 1981-1985 và kéo dài đến những năm 1990 là:
A. Giữ ổn định, tiến lên cải thiện một bước đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân
B. Tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của CNXH trong phạm vi cả nước. C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai
Giải thích: Giáo
trình trang 253: Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V (3/1982)
xác định nhiệm vụ của thời kỳ 5 năm 1981-1985 và kéo dài đến những năm 1990 là:
Giữ ổn định, tiến lên cải thiện một bước đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của CNXH trong phạm vi cả
nước, chủ yếu nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, hàng tiêu dùng và xuất
khẩu, đáp ứng nhu cầu của công cuộc phòng thủ đất nước, củng cố quốc phòng,
giữ vững an ninh, trật tự xã hội.
Câu 5: Điểm nào chưa phải là thành tựu nổi bật mà Đảng đã tổng kết trong tổng kết 10 năm 1975-1986
A. Thực hiện thắng lợi chủ trương thống nhất nước nhà về mặt nhà nước.
B. Đạt được những thành tựu quan trọng trong xây dựng CNXH
C. Về cơ bản ổn định tình hình kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân.
D. Giành thắng lợi to lớn trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế
Giải thích: Giáo trình trang 259: Tổng kết 10 năm 1975-1986, Đảng đã tổng
kết 3 thành tựu nổi bật:
Một là, thực hiện thắng lợi chủ trương thống nhất nước nhà về mặt nhà nước.
Hai là, đạt được những thành tựu quan trọng trong xây dựng CNXH.
Ba là, giành thắng lợi to lớn trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế.
Câu 6: Đâu là nguyên nhân khách quan dẫn đến khủng hoảng kinh tế xã hội giai đoạn 1975-1986?
A. Do những sai lầm của Đảng trong đánh giá tình hình, xác định mục tiêu,
bước đi trong bố trí cơ cấu kinh tế
B. Do xây dựng đất nước từ nền kinh tế nghèo, lạc hậu, sản xuất nhỏ là phổ
biến, bị bao vây, cấm vận nhiều năm, nguồn viện trợ từ nước ngoài giảm
mạnh, hậu quả nặng nề của 30 năm chiến tranh chưa kịp hàn gắn thì chiến
tranh biên giới ở 2 đầu đất nước làm nảy sinh những khó khăn mới
C. Do buông lỏng chuyên chính vô sản trong quản lý kinh tế, xã hội và trong
đấu tranh chống âm mưu thủ đoạn phá hoại nhiều mặt của các thế lực thù địch D. Cả 3 đáp án trên
Giải thích: Giáo trình trang 259: Nguyên nhân khách quan dẫn đến khủng
hoảng kinh tế - xã hội là do chúng ta xây dựng đất nước từ nền kinh tế nghèo,
lạc hậu, sản xuất nhỏ là phổ biến, bị bao vây, cấm vận nhiều năm, nguồn viện
trợ từ nước ngoài giảm mạnh, hậu quả nặng nề của 30 năm chiến tranh chưa kịp
hàn gắn thì chiến tranh biên giới ở 2 đầu đất nước làm nảy sinh những khó khăn mới
Câu hỏi mức độ trung bình:
Câu 1: Đâu là một trong những chủ trương đánh dấu bước đột phá thứ hai về
đổi mới tư duy kinh tế?
A. Ra sức phát triển nền công nghiệp nhẹ
B. Đẩy mạnh chăn nuôi gia súc
C. Lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu
D. Xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp
Giải thích: Bước đột phá thứ 2 đã đánh dấu những chủ trương thừa nhận hàng
hóa và quy luật sản xuất hàng hóa cũng như chuyển sang kinh doanh xã hội chủ
nghĩa. Từ đó, thể hiện chủ trương xóa bỏ cơ chế bao cấp hiện tại. Trong giáo
trình trang 255 có viết: “Hội nghị Trung ương 8 (6/1985) được coi là bước đột
phá thứ hai trong quá trình tìm tòi, đổi mới kinh tế của Đảng. Tại Hội nghị này,
Trung ương chủ trương xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu hành chính bao cấp,
lấy giá - lương - tiền là khâu đột phá để chuyển sang cơ chế hạch toán kinh
doanh xã hội chủ nghĩa”
Câu 2: Có bao nhiêu phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu chủ yếu về kinh tế
và xã hội trong 5 năm (1981 - 1985) và những năm 80 ? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Giải thích: Trong báo cáo chính trị đã nêu các mục tiêu tổng quát về kinh tế và
xã hội trong những năm 80 như sau
1. Đáp ứng những nhu cầu cấp bách và thiết yếu nhất, dần dần ổn định, tiến lên
cải thiện một bước đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân, trước hết giải
quyết vững chắc vấn đề lương thực, thực phẩm, đáp ứng tốt hơn những nhu cầu
về mặc, về học hành, chữa bệnh, về ở, đi lại, về chăm sóc trẻ em và các nhu cầu
tiêu dùng thiết yếu khác.
2. Tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, chủ yếu
nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, hàng tiêu dùng và xuất khẩu, đồng thời
tăng thêm trang bị kỹ thuật cho các ngành kinh tế khác, và chuẩn bị cho sự phát
triển mạnh mẽ hơn nữa của công nghiệp nặng trong chặng đường tiếp theo.
3. Hoàn thành công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa ở các tỉnh miền Nam, tiếp tục
hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, củng cố quan hệ sản
xuất xã hội chủ nghĩa trong cả nước.
4. Đáp ứng các nhu cầu của công cuộc phòng thủ đất nước, củng cố quốc phòng
và giữ vững an ninh, trật tự.
Câu 3: Nguyên nhân của những khó khăn yếu kém trong việc thực hiện kế
hoạch 5 năm (1976 - 1980 và 1981 - 1985) là gì?
A. Do nền kinh tế nước ta vốn đủ nghèo nàn lạc hậu lại bị chiến tàn phá nặng nề
B. Do chính sách cấm vận của Mĩ đã làm cản trở quan hệ kinh tế giữa nước ta với các nước
C. Sự khống chế, phá hoại của các lực lượng thù địch D. Cả 3 câu trên
Giải thích: Nguyên nhân của những khó khăn yếu kém trong việc thực hiện kế
hoạch 5 năm (1976 - 1980 và 1981 - 1985) là do nền kinh tế nước ta vốn đủ
nghèo nàn lạc hậu lại bị chiến tàn phá nặng nề, chính sách cấm vận của Mĩ đã
làm cản trở quan hệ kinh tế giữa nước ta với các nước và sự khống chế, phá
hoại của các lực lượng thù địch
Câu 4: Tổng bí thư trường chinh được bầu làm tổng bí thư của đảng vào ngày nào A. 11/7/1986 B. 9/8/1986 C. 14/7/1986 D. 12/8/1986
Giải thích: giáo trình trang 260: ngày 10/7/1986 Tổng bí thư Lê Duẩn qua đời
ngày 14/7/1986 Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu đồng chí Trường Chinh
giữ chức Tổng bí thư của Đảng.
Câu 5: Sự kiện nào đánh dấu bước đột phá đầu tiên của quá trình đổi mới ở nước ta?
A. Hội nghị Trung ương 6 (7-1984)
B. Hội nghị Trung ương 6 khoá IV (tháng 7/1979)
C. Hội nghị Trung ương 7 (12-1984)
D. Hội nghị Trung ương 6 khoá IV (tháng 8/1979)
Giải thích: Giáo trình trang 246: Hội nghị Trung ương 6 (8-1979) được cho là
bước đột phá đầu tiên đổi mới kinh tế của Đảng với chủ trương khắc phục
những khuyết điểm, sai lầm trong quản lý kinh tế, trong cải tạo xã hội chủ
nghĩa, phá bỏ những rào cản để cho “ sản xuất bung ra ”. Theo đó tháng
10/1979, Hội đồng chính phủ ra quyết định về việc tận dụng đất đai nông
nghiệp để khai khoáng, phục hóa, miễn thuế, trả thù lao và được sử dụng toàn
bộ sản phẩm, quyết định xóa bỏ những trạm sản xuất để người sản xuất có
quyền tự do đưa sản phẩm ra trao đổi ngoài thị trường.
Câu hỏi mức độ khó:
Câu 1: Đâu là lý do mà cuộc điều chỉnh giá - lương - tiền (T6/1985) đã làm cho
cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội trầm trọng và sâu sắc hơn?
A. Chưa coi mặt trận sản xuất nông nghiệp là mặt trận hàng đầu
B. Nhà nước thực hiện cơ chế một giá, xóa bỏ tình trạng thả nổi của giá cả trên thị trường
C. Vội vàng đổi tiền, tổng điều chỉnh giá, lương bất cẩn
D. Quá tập trung phát triển nền công nghiệp nhẹ, đẩy mạnh quy mô công nghiệp nặng
Giải thích: Do còn tư tưởng nóng vội, cuộc tổng điều chỉnh giá - lương - tiền
còn nhiều lỗ hổng nhưng đã tiến hành. Mức ấn định 2000 đồng tiền cho mỗi hộ
gia đình bị vượt quá gây ra lạm phát quá mức, khiến cho cuộc khủng hoảng
kinh tế thêm trầm trọng.
Trong giáo trình trang
256 có nói: “Trong quá trình tổ chức thực hiện lại mắc
những sai lầm như vội vàng đổi tiền; tổng điều chỉnh giá, lương trong tình hình
chưa chuẩn bị đủ mọi mặt. Cuộc điều chỉnh giá, lương, tiền đã làm cho cuộc
khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng sâu sắc hơn.”
Câu 2: Trong bước đột phá thứ ba về đổi mới kinh tế, nội dung đổi mới có tính
đột phá nói đến nhiệm vụ cải tạo xã hội chủ nghĩa là:
A. Cần tiến hành một cuộc điều chỉnh lớn về cơ cấu sản xuất và cơ cấu đầu
tư theo hướng thật sự lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu
B. Đổi mới kế hoạch hóa theo nguyên tắc phát huy vai trò chủ đạo của các
quy luật kinh tế xã hội chủ nghĩa, đồng thời sử dụng đúng đắn các quy
luật kinh tế có quyền tự chủ trong sản xuất, kinh doanh.
C. Phải nhận thức đúng đắn đặc trưng của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội ở nước ta là nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần, là sự cần thiết
khách quan để phát triển lực lượng sản xuất, tận dụng các tiềm năng, tạo
thêm việc làm cho người lao động, phải sử dụng đúng đắn các thành phần kinh tế
D. Cả 3 đáp án đều đúng
Giải thích: Giáo trình trang 257: Về cải tạo xã hội chủ nghĩa, Hội nghị cho
rằng do chưa nắm vững quy luật đẩy mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ
thường xuyên, liên tục trong suốt thời kỳ quá độ đi lên CNXH, nên chúng ta đã
phạm nhiều khuyết điểm trong cải tạo XHCN. Bởi vậy... phải nhận thức đúng
đắn đặc trưng của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là nền kinh tế
có cơ cấu nhiều thành phần, là sự cần thiết khách quan để phát triển lực lượng
sản xuất, tận dụng các tiềm năng, tạo thêm việc làm cho người lao động, phải sử
dụng đúng đắn các thành phần kinh tế
Câu 3: Đại hội V đã bổ sung và đề ra cách mạng Việt Nam có 2 nhiệm vụ chiến lược là: A.
Xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt nam xã hội chủ nghĩa B.
Phát triển kinh tế Việt Nam và xây dựng tổ quốc việt nam xã hội chủ nghĩa C.
Phát triển kinh tế thep hướng công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa và xây
dựng thành công chủ nghĩa xã hội D.
Duy trì nền kinh tế nhiều thành phần và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội
Giải thích: giáo
trình trang 253: Cách mạng Việt Nam có 2 nhiệm vụ chiến
lược là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt
nam xã hội chủ nghĩa. Hai nhiệm vụ chiến lược có quan hệ mật thiết với nhau: “
Trong khi không một chút lơi lỏng nhiệm vụ củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ
quốc, Đảng ta và nhân dân ta phải đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội ”.
Câu 4: Chọn phát biểu đúng về Quyết định số 25-CP:
A. Quyết định số 25-CP giúp tăng sản lượng lương thực bình quân và được
nông dân cả nước ủng hộ.
B. Quyết định số 25-CP về quyền chủ động sản xuất kinh doanh, quyền tự chủ
về tài chính của các xí nghiệp quốc doanh.
C. Quyết định số 25-CP về khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong
các hợp tác xã nông nghiệp.
D. Quyết định số 25-CP về vận dụng hình thức tiền thưởng trong các đơn vị sản
xuất kinh doanh của Nhà nước.
Giải thích: giáo trình trang 247: “Trong lĩnh vực công nghiệp, trước các hiện
tượng “xé rào” bù giá vào lương ở Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An,
Chính phủ ban hành Quyết định số 25-CP (1- 1981) về quyền chủ động sản xuất
kinh doanh và quyền tự chủ về tài chính của các xí nghiệp quốc doanh”