-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Câu hỏi về công pháp quốc tế - Pháp luật đại cương | Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh
Các chủ thể của LQT bao gồm: các quốc gia, các tổ chức quốc tế - Các chủ thể của LQT bao gồm: Các quốc gia, các Tổ chức quốc tế,. + Các quốc gia: Đây là chủ thể cơ bản và chủ yếu của LQT, các dân tộc đang giành độc lập + Các tổ chức quốc tế liên chính phủ: chủ thể phái sinh của LQT; những tổ chức quốc tế không có thực quyền mà các quyền hành của nó được các quốc gia thành viên trao cho. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Pháp luật đại cương (BK.HCM)
Trường: Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD|47206521 lOMoARcPSD|47206521
Đề cương Công pháp Quốc tế
I. Khái quát chung về CPQT
1. Có những loại chủ thể nào của LQT? Phân tích đặc điểm chính và so sánh những loại đặc điểm này.
- Các chủ thể của LQT bao gồm: các quốc gia, các tổ chức quốc tế -
Các chủ thể của LQT bao gồm: Các quốc gia, các Tổ chức quốc tế,.
+ Các quốc gia: Đây là chủ thể cơ bản và chủ yếu của LQT, các dân tộc đang giành độc lập
+ Các tổ chức quốc tế liên chính phủ: chủ thể phái sinh của LQT; những tổ chức quốc tế không
có thực quyền mà các quyền hành của nó được các quốc gia thành viên trao cho. Tất cả những
mục tiêu hoạt động, vai trò và cơ cấu tổ chức của nó phải được quy định trong một văn bản tức là
các quốc gia phải ngồi lại kí kết với nhau. Có tư cách độc lập khi tham gia vào các mối quan hệ quốc tế
+ Cá nhân: Chỉ một phần là luật quốc tế do họ vẫn phải chịu những trách nhiệm như là các
trách nhiệm liên quan đến luật hình sự quốc tế về diệt chủng, về tội ác chống lại loài người. Luật
nhân quyền ảnh hưởng trực tiếp đến từng cá nhân. Đó là luật quốc tế về quyền con người nên
con người ở đây mới chính là chủ thể của nó. Một lí do nữa để nói tại sao cá nhân có thể coi là
một phần chủ thể của LQT là họ gắn với lịch sử phát triển của LQT. LQT hiện đại ra đời gắn với sự hình thành của UN
2. Phân tích quy định của công ước Montevideo về điều kiện trở thành một quốc gia? -
Theo công ước Montevideo: có 4 tiêu chí để xác định một vùng lãnh thổ có phải
Theo công ước Montevideo: có 4 tiêu chí để xác định một vùng lãnh thổ có phỉa là một quốc gia hay không: a. dân cư thường trú; b. lãnh thổ xác định; c. chính quyền;
d. khả năng tham gia quan hệ với các quốc gia khác
+ Dân cư thường trú: theo nghĩa “thường trú” là cộng đồng dân cư đó phải sinh sống một cách
lâu dài trên lãnh thổ quốc gia đó. Tuy nhiên không có bất kì quy định nào về dân số tối thiểu và
cộng đồng ổn định và thường trú không có nghĩa phải mang tính định cư (vd: Vatican,..)
+ Lãnh thổ xác định: Ở đây không được hiểu là lãnh thổ đó phải có đường biên giới rõ ràng với
các quốc gia khác (vì các lãnh thổ với tất cả các đường biên giới đang tranh chấp vẫn có thể thỏa
mãn tiêu chí này). Điều quan trọng là lãnh thổ phải có khu vực lãnh thổ nào đó với sự quản lý
của chính quyền. Không có quy định về diện tích tối thiểu về lãnh thổ của một quốc gia.
+ Chính quyền: Là một chính quyền với các cơ quan hành chính và lập pháp. Điều kiện này cần
được hiểu rộng là sự tồn tại của cấu trúc chính trị và xã hội thống nhất. Một quốc gia đã hình
thành và sau đó không còn chính quyền hữu hiệu do nội chiến, bất ổn chính trị, vẫn sẽ là một quốc gia.
+ Khả năng quan hệ với các quốc gia khác: là khả năng thiết lập quan hệ pháp lý với các quốc
gia. Thể hiện khả năng tự chủ, độc lập của chủ thể không phụ thuộc vào các quốc gia khác. Thêm
vào đó, tiêu chí này còn thể hiện sự công nhận của quốc tế dành lãnh thổ đang trong diện xem xét.
Thuyết nhất nguyên luận và thuyết nhị nguyên luận
3. So sánh LQT và Luật quốc gia về cơ quan xây dựng luật, cơ chế giám sát và biện pháp thi hành lOMoARcPSD|47206521 Luật quốc tế
Luật quốc gia Quốc hội / nghị
Do sự thống nhất giữa các viện (cơ quan lập pháp)
Cơ quan xây dựng pháp luật quốc gia Được giám sát bởi
Cơ chế giám sát và biện pháp Dựa theo nội dung của Được giám sát bởi cơ quan thi hành
nguyên tắc Pacta sunt hành pháp và cơ quan tư sevandar
pháp của mỗi quốc gia (các
Thi hành theo chế tài từ các cơ quan nhà nước có thẩm quốc gia quyền) - Thi hành theo luật
Thi hành theo luật và bộ luật của quốc gia đó
Thuyết nhất nguyên luận và thuyết nhị nguyên luận
4. Phân loại các nguồn luật chính và nguồn bổ trợ theo quy định của Điều 38(1) Quy chế
Tòa án công lý quốc tế. So sánh đặc điểm, vai trò của hai loại nguồn luật này. Điều 38(1)
đã quy định hết các loại nguồn của LQT trên thực tế chưa?
Nguồn chính (Primary Sources) + Điều ước quốc tế
Nguồn chính ( Primary Sources ): + Điều ước quốc tế + Tập quán quốc tế + Nguyên tắc chung
Nguồn bổ trợ (Secondary Sources) + Phán quyết quốc Tòa án quốc tế -
Nguồn bổ trợ ( Secondary Sources ): + Phán quyết quốc Tòa án quốc tế + Ý kiến của học giả -
Phân loại: 1. Điều ước quốc tế: ĐƯQT là thỏa thuận quốc tế được ký kết bằng văn Phân loại
1.Điều ước quốc tế: là thỏa thuận quốc tế được kí kết bằng văn bản giữa hai hay nhiều quốc gia
và được pháp luật quốc tế điều chỉnh , dù được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hoặc hai
hay nhiều văn kiện có liên hệ với nhau và với bất kể tên gọi riêng gì.
2. Tập quán quốc tế: “Tập quán quốc tế, như là bằng chứng về một thực tiễn chung được chấp
nhận như luật” (quy định trong điều 38 (1) ). Các hành vi, hoạt động của các quốc gia trên thực
tế, và các hành vi, hoạt động đó hình thành một mô-típ, một xu hướng ứng xử của các quốc gia
khi gặp một vấn đề tương tự. Tập quán quốc tế hình thành thường cần một thời gian tương đối dài.
3. Nguyên tắc chung: Các nguyên tắc pháp luật chung được xem là một nguồn để lắp khoảng
trống pháp lý khi một tranh chấp không có quy định điều ước hay tập quán điều chỉnh. Có sự
ràng buộc giữa các quốc gia, không có ngoại lệ nào, được áp dụng trong hệ thống luật pháp quốc
tế, dựa trên nguyên tắc bình đẳng, công bằng giữa các quốc gia
4. Phán quyết của Tòa án quốc tế: Là các phán quyết, lệnh hay quyết định khác của cơ quan tài
phán quốc tế hoặc cơ quan tài phán quốc gia, có thể được gọi là án lệ. Án lệ không hiệu lực ràng
buộc với các quốc gia, trừ các quốc gia là bên tham gia trong tiến trình tố tụng đã đưa ra án lệ.
Sức nặng thực sự của án lệ nằm ở một yêu cầu pháp lý mang tính mệnh lệnh chung, mà các cơ
quan tài phán luôn công nhận lOMoARcPSD|47206521
5. Ý kiến của học giả: Điều 38(1) quy định nguồn bổ trợ bao gồm cả ý kiến của các học giả có uy
tín cao nhất của các quốc gia khác nhau. Ý kiến học giả thể hiện thông qua các công trình nghiên
cứu của mình, các bài báo, sách chuyên ngành. Ý kiến học giả không có bất kỳ hiệu lực pháp lý
nào đối với các quốc gia, bởi đơn giản đây là ý kiến của một cá nhân hoặc một nhóm các chuyên
gia. Nếu xét về sức nặng pháp lý, ý kiến học giả có sức nặng kém hơn so với án lệ. Bù lại, ý kiến
của học giả thường phong phú, bao quát hơn so với số lượng hạn chế của án lệ.