-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Câu hỏi về xử phạt vi phạm hành chính | Trường đại học Luật, đại học Huế
Câu hỏi về xử phạt vi phạm hành chính | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Luật Hành Chính(DHLH) 23 tài liệu
Trường Đại học Luật, Đại học Huế 440 tài liệu
Câu hỏi về xử phạt vi phạm hành chính | Trường đại học Luật, đại học Huế
Câu hỏi về xử phạt vi phạm hành chính | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật Hành Chính(DHLH) 23 tài liệu
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Huế 440 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Luật, Đại học Huế
Preview text:
VI PHẠM HÀNH CHÍNH, TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH
Câu 1: Theo quy định của pháp luật hiện hành, những khẳng định
sau đây là đúng hay sai? Giải thích tại sao?
1.Mọi hành vi trái pháp luật hành chính đều vi phạm pháp luật hành chính.
2. Người nước ngoài ở Việt Nam thực hiện hành vi vi phạm hành chính
không phải là đối tượng bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính.
3. Lập biên bản là thủ tục bắt buộc khi xử phạt hành chính.
4. Biện pháp khấu trừ lương của người vi phạm hành chính là một hình
thức xử phạt hành chính.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả có thể được áp dụng độc lập.
6. Có thể áp dụng hình thức xử phạt tiền với hình thức xử phạt tước
quyền sử dụng giấy phép đối với một một hành vi vi phạm hành chính.
7. Khi xử phạt vi phạm hành chính người có thẩm quyền xử phạt có thể
không cần xem xét đến dấu hiệu thiệt hại xảy ra trên thực tế.
8. Khi xử phạt vi phạm hành chính người có thẩm quyền có thể xử phạt
cao hơn hoặc thấp hơn mức tiền phạt mà pháp luật quy định.
9. Thời hạn thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính không phải
bao giờ cũng trong vòng 10 ngày, kể từ ngày người vi phạm hành chính
nhận được quyết định xử phạt.
10. Người vi phạm pháp luật giao thông đường bộ mà chưa đến mức truy
cưu trách nhiệm hình sự thì có thể bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính.
11. Tang vật phương tiện sử dụng vào vi phạm hành chính luôn bị tịch
thu để xung vào công quỹ nhà nước.
12. Đồng thời áp dụng biện pháp phạt tiền và phạt trục xuất với người
nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính.
13. Việc áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính đều phải thể hiện bằng văn bản.
14. Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính luôn là người
có thẩm quyền ra quyết định xử phạt.
15. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thì có có quyền áp
dụng các biện pháp xử lý hành chính.
16. Có thể áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo và hình thức xử phạt tiền
đối với người vi phạm hành chính khi thực hiện một hành vi vi phạm.
17. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính có thể
được áp dụng đối với người không vi phạm hành chính.
18. Không xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp tình thế cấp
thiết là do chủ thể thực hiện hành vi vi phạm trong trường hợp đó được
xác định là không có lỗi.
19. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, đình chỉ hoạt
động có thời hạn có thể được áp dụng là hình thức xử phạt bổ sung hoặc
hình thức xử phạt chính.
20. Giá trị tang vật vi phạm hành chính là một trong những căn cứ để xác
định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
21. Biện pháp thay thế biện pháp xử phạt vi phạm hành chính có thể được
áp dụng đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính
không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ.