Câu tiếng việt- Trường Đại học Ngoại ngữ- Đại học Quốc gia Hà Nội
Thành phần chính và thành phần phụ (không bắt buộc trong câu, không có thành phần phụ vẫn diễn đạt được một nội dung nhất định).Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem
Môn: Việt Ngữ học
Trường: Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 47882337 CÂU TIẾNG VIỆT I) Định nghĩa: Phân tích:
- Câu là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
- Câu được cấu tạo theo quy tắc ngữ pháp và là chỉnh thể ngữ pháp độc lập. (Câu
luôn có một nòng cốt, phổ biến nhất là cụm từ chủ vị và có thể có thành phần phụ.)
- Câu được đánh dấu bằng dấu kết thúc cuối câu (khi viết) và bằng ngữ điệu kếtthúc
cuối câu khi nói, đọc. (Hình thức)
- Câu chứa đựng một thông báo, thể hiện một ý tưởng tương đối trọn vẹn, hoặcphản
ánh phần hiện thực, tư tưởng, thái độ, tình cảm...của người nói hoặc người viết. (Chức năng)
=> Những đơn vị và kết cấu ngữ pháp không có chức năng thông báo thì chưa phải là câu. II)
Các thành phần câu:
Thành phần chính và thành phần phụ (không bắt buộc trong câu, không có thành
phần phụ vẫn diễn đạt được một nội dung nhất định) 1) Thành phần chính/nòng cốt: -
Chủ ngữ: Là một từ (DT/Đại từ) hoặc một cụm từ (cụm chính phụ,
cụm đẳng lập, cụm chỉ vị). -
Vị ngữ: Là một từ (ĐT/TT) hoặc là một cụm từ (cụm chính phụ, cụm
đẳng lập, cụm chỉ vị).
2) Thành phần phụ: Không bắt buộc có mặt trong câu: Liên ngữ, giải ngữ, bổ
ngữ, trạng ngữ, định ngữ, phụ ngữ.
- Thành phần làm thành khung của câu: trạng ngữ của từ, phụ ngữ
của từ, bổ ngữ, định ngữ: Khi chúng là những cụm từ chính phụ, hoặc
có từ khác đi kèm, có thể phân xuất được những thành phần câu khác.
+ Định ngữ: thành phần phụ bổ nghĩa cho danh từ. VD: Con đường
mới rất rộng./ Anh ta có vợ trẻ hơn tám tuổi.
+ Bổ ngữ: thành phần bổ nghĩa cho động từ (bổ ngữ trực tiếp của
hành động và gián tiếp của hành động). VD: Họ giao chúng tôi tiền.
Downloaded by June Lee (lenhungkttm@gmail.com) lOMoAR cPSD| 47882337
- Thành phần nằm ngoài khung câu: giải ngữ, liên ngữ:
+ Giải ngữ (thành phần dùng để bổ sung thêm, làm sáng tỏ thêm nội
dung của câu, VD: Làm như vậy, theo ý tôi, là tốt rồi/ Bà cười- cái cười nặng nề và chua xót)
là thành phần tách biệt, không có quan hệ ngữ pháp (hoặc rất mờ nhạt). Tuy nhiên, nó vẫn
luôn hướng về bên trong câu, nên gọi là thành phần nội hướng.
+ Liên ngữ (VD: tuy nhiên, bởi vậy, cho nên) là thành phần tách
biệt và không cần cho câu chứa nó, nó chủ yếu làm nhiệm vụ nối câu chứa nó với câu khác.
Đây là thành phần ngoại hướng vì tính chất chủ yếu của nó là hướng ra bên ngoài.
VD: Vì vậy, hôm ấy- đúng vào ngày cuối năm- mấy người thợ mới đã gửi cho ông thư kí
… . Liên ngữ......TN................Giải ngữ...................Chủ ngữ..........................Vị ngữ nhà
máy một bức thư bằng đường bưu điện đấy (phụ ngữ).
- Bổ ngữ: Một bức thư (trực tiếp), (cho) ông thư kí nhà máy (gián tiếp)
- Trạng ngữ của từ: (bằng) đường bưu điện
- Phụ ngữ của từ: đã
- Định ngữ: mấy, mới, nhà máy, một, bưu điện. III) Phân loại:
1) Phân loại theo mục đích nói: a)
Câu nghi vấn (câu hỏi):
- Là những câu có từ nghi vấn (ai, gì, nào,…); kết thúc bằng dấu hỏi chấm.
- Dùng để nêu lên điều chưa biết hoặc còn hoài nghi và chờ đợi sự giải thích.
- VD: Nhà cậu ở đâu?/ Trưa nay ăn gì? b) Câu mệnh lệnh (câu cầu khiến):
- Là những câu có từ ngữ cầu khiến (hãy, đừng, chớ) hay ngữ điệu cầu khiến; kết thúc
bằng dấu chấm than hoặc chấm.
- Bày tỏ ý muốn bắt buộc hoặc nhờ người nghe thực hiện mệnh lệnh.
- VD: Xin hãy cứu tôi với! c) Câu cảm thán:
- Là những câu có từ cảm thán (ôi, than ôi, hỡi); kết thúc bằng dấu chấm than.
- Thể hiện một mức độ nhất định của những tình cảm khác nhau.
- VD: Bông hoa này đẹp quá! d) Câu tường thuật:
- Xác nhận, kể lại, mô tả đặc trưng, chi tiết của sự vật, sự việc. - VD: Hôm nay tôi đi học.
2) Phân loại theo mối quan hệ với hiện thực: a) Câu khẳng định:
- Xác nhận sự có mặt của sự vật, sự kiện hay đặc trưng của chúng.
- VD: Tôi muốn đi chơi. b) Câu phủ định:
Downloaded by June Lee (lenhungkttm@gmail.com) lOMoAR cPSD| 47882337
- Xác nhận sự vắng mặt của sự vật, sự kiện hay đặc trưng của chúng.
- VD: Tôi không muốn đi chơi./ Đâu phải như thế!
- Các phương tiện phủ định:
+ Các phụ từ: không, chẳng, chưa,…
+ Các tổ hợp từ: không hề, chẳng hề, đâu phải,…
+ Các kết hợp mang ý phủ định: chẳng...đâu, có....đâu, chưa....đâu
+ Các tổ hợp từ chưa từ “phải”: không phải, chẳng phải,…
- Phân loại hiện tượng phủ định: 6
+ Yếu tố phủ định làm thành câu đặc biệt: Không!
+ Câu có vị ngữ bị phủ định: Tôi không tin.
+ Câu có chủ ngữ bị phủ định: Không phải tôi nói.
+ Toàn bộ nòng cốt câu bị phủ định: Chẳng phải họ đến muộn.
+ Câu có thành phần phụ của từ và thành phần phụ của câu bị phủ định: Nó viết không đẹp.
+ Hiện tượng phủ định ở câu đơn đặc biệt: Trên trời không một vì sao.
3) Phân loại theo cấu tạo: a) Câu đơn:
a.1. Câu đơn 2 thành phần:
- Là câu được làm thành từ 1 nhóm từ chủ ngữ - vị ngữ. - Có 2 dạng: Dạng tối thiểu và dạng tối đa.
+ Dạng tối thiểu (chỉ có thành phần nòng cốt): Chim hót.
+ Dạng tối đa: Có đầy đủ thành phần nòng cốt và các thành phần phụ làm khung câu và đứng ngoài câu.
- Có 3 kiểu: Câu có từ không độc lập chỉ quan hệ làm thành tố chính vị ngữ; câu có
vị từ (tính từ và động từ) làm vị ngữ và câu có vị ngữ là danh từ hoặc cụm danh từ:
+ Câu có từ không độc lập chỉ quan hệ làm thành tố chính vị ngữ: Vị ngữ chỉ quan
hệ đồng nhất (Người này là thợ mộc); Vị ngữ chỉ quan hệ với vật liệu (Cái ám này bằng nhôm);
Vị ngữ chỉ nguyên nhân (Việc này tại đồng chí); Vị ngữ chỉ mục đích (Cái bàn này để ăn cơm);
Vị ngữ chỉ quan hệ sở thuộc (Hàng này của xí nghiệp chúng tôi); Vị ngữ chỉ quan hệ so sánh (Mình như cá).
+ Câu có vị từ làm vị ngữ: Câu có tính từ làm vị ngữ (Nhà bạn Nam rất gần); Câu
có động từ làm vị ngữ (Bạn Hải đang ngủ, Bão làm đổ cây, Tôi đang học bài).
Downloaded by June Lee (lenhungkttm@gmail.com) lOMoAR cPSD| 47882337
+ Câu có vị ngữ là danh từ hoặc cụm danh từ: Anh ấy người VN.
a.2. Câu đơn đặc biệt:
- Chỉ chứa một trung tâm cú pháp chính, không chứa 1 trung tâm cú pháp thứ hai có
quan hệ qua lại như chủ ngữ với vị ngữ.
- Có thể tạo ra từ một từ hay một tổ hợp từ chính phụ, hoặc tổ hợp từ bình đẳng. (VD:
Bom tạ./ Một thứ im lặng ghê người./ Chửi. Kêu. Đấm. Đá. Thụi. Bịch./ Trong lớp đầy học sinh.)
- Có thể có thành phần phụ của câu đi kèm. (VD: Ở làng này, khó lắm./ Vịt, còn hai con.)
- Phân loại: theo bản tính từ loại của từ làm thành tố chính của trung tâm cú pháp chính:
+ Câu đặc biệt danh từ: Mỗi ngày một cuốn sách./ Bom tạ./ Chăn deo Mã Phục.
+ Câu đặc biệt vị từ (Tính từ hoặc động từ): Im lặng quá./ Cháy nhà!/ Trong nhà
có khách./ Trên bàn bày lọ hoa./ Từ trong bụi rậm vụt chạy ra hai con thỏ./ Bỗng xuất hiện hai người lạ mặt. b) Câu ghép:
- Câu ghép là câu chứa hai nhóm từ chủ - vị trở lên, không bao hàm lẫn nhau, liên hệ
với nhau bằng những quan hệ ngữ pháp nhất định.
- Bản chất của câu ghép là câu đơn được mở rộng về thành phần chủ vị.
VD: Vì đói, tôi ăn cơm. => Câu đơn
Vì tôi đang đói, tôi ăn cơm. => Câu ghép
- Tuy nhiên: chỉ là câu ghép khi trạng ngữ, đề ngữ (khởi ngữ) hoặc giải ngữ của câu
được mở rộng thành nhóm từ chủ - vị. Những thành phần khác ngoài 3 thành phần trên
được mở rộng thành phần chủ - vị sẽ được coi là câu đơn mở rộng thành phần CV.
- Phân loại: Xét về mặt ngữ pháp có 4 loại:
+ Câu ghép đẳng lập dùng kết từ bình đẳng: và, mà, còn,… (VD: Anh không
kêu, mà bà cũng không giục nữa.)
+ Câu ghép chính phụ dùng cặp kết từ: Nguyên nhân - kết quả (Vì...cho nên);
Điều kiện/ giả thiết - hệ quả (Nếu...thì); nhượng bộ (Tuy...nhưng)
VD: Vì trời đang mưa cho nên tôi nghỉ học./ Nếu ngày mai thời tiết tốt, tôi sẽ đi chơi.
+ Câu ghép qua lại: Thường dùng các cặp phụ hô ứng (Không những...mà còn,
có...mới, đã...lại, càng...càng,…); thực chất phần lớn có nội dung quan hệ chính phụ, một số có quan hệ bình đẳng.
+ Câu ghép chuỗi: Những nhóm từ chủ - vị có dạng câu đơn đứng nối tiếp nhau
làm thành một câu ghép mà không sử dụng kết từ hay phụ từ chuyên dụng.
VD: Cái thì thực đẹp, cái thì thực xấu, cái thì thực mới, cái thì thực cũ.
Downloaded by June Lee (lenhungkttm@gmail.com) lOMoAR cPSD| 47882337
+ Ngoài ra, còn có kiểu câu ghép lổng: Là kiểu câu có chứa giải ngữ là một dạng
câu- dạng câu đơn hoặc dạng câu ghép.
VD: Cô gái nhà bên (có ai ngờ). Tổng kết:
- Định nghĩa: Câu là đơn vị của ngôn ngữ, được sử dụng để thông báo, diễn đạt một ý,
có cấu tạo ngữ pháp nhất định và có ngữ điệu kết thúc.
- Thành phần: Câu có 2 thành phần: chính và phụ. Thành phần chính là chủ ngữ và vị
ngữ, thành phần phụ: trạng ngữ, phụ ngữ, giải ngữ, liên ngữ, định ngữ,…
- Câu có 3 cách phân loại: theo mục đích nói, theo mối quan hệ với hiện thực và theo
cấu tạo. Phân loại theo mục đích nói có 4 kiểu là câu tường thuật, câu nghi vấn, câu
mệnh lệnh, câu cảm thán. Căn cứ vào mối quan hệ với hiện thực có 2 kiểu câu là câu
phủ định và câu khẳng định. Phân loại theo cấu tạo có 2 kiểu lớn là câu đơn và câu
ghép, mỗi kiểu lớn có những kiểu nhỏ với cấu tạo riêng.
+ Câu đơn bình thường có 1 cụm chủ vị, chia ra làm các loại: câu đơn 2 thành phần và câu đơn đặc biệt.
+ Câu ghép chứa 2 nhóm chủ- vị trở lên, chia ra làm các loại: Câu ghép đẳng lập,
Câu ghép chính phụ, Câu ghép qua lại, Câu ghép chuỗi, Câu ghép lổng.
Downloaded by June Lee (lenhungkttm@gmail.com)