Chế độ đẳng cấp Varna ở Ấn Độ ở thời kì cổ - Trung đại | Đại học Sư Phạm Hà Nội

Chế độ đẳng cấp Varna ở Ấn Độ ở thời kì cổ - Trung đại | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.

lOMoARcPSD| 40367505
TIỂU LUẬN
CHẾ ĐỘ ĐẲNG CẤP VARNA Ở ẤN
ĐỘ TRONG THỜI KÌ CỔ - TRUNG ĐẠI
Hà Nội, 2022
lOMoARcPSD| 40367505
MỤC LỤC
I, Tổng quan về nguồn gốc chế độ Vácna (Varna) trong lịch sử Ấn Đ ...... 1
1, Cơ stôn giáo ............................................................................................ 1
2, Các nguồn thư tịch cổ ..................................................................................... 4
II, Đặc điểm sự phân chia đẳng cấp Vácna trong đời sống hội Ấn Độ cổ trung
đại ................................................................................................................................ 8
1, Về chính trị và pháp luật ................................................................................ 8
a, Về chính trị ............................................................................................................ 8
b, Về pháp luật ........................................................................................................ 10
c, Về kinh tế ............................................................................................................ 12
2, Về bổn phận tôn giáo của các đẳng cấp trong trật tự Vácna ....................... 18
3, Vấn đề hôn nhân gia đình trong trật tự đẳng cấp Vácna hội Ấn Độ cổ
trung đại .............................................................................................................
19 a, Vấn đề kết hôn ............................................................................................ 21
b, Về vấn đề ngoại hình, ly hôn và tái hôn ............................................................. 24
4, Vấn đề về các phương diện khác trong xã hội đẳng cấp Vácna thời kì cổ
trung đại ........................................................................................................... 26
a, Về việc đặt tên, gọi tên ........................................................................................ 26
b, Về cách ăn, mặc, ở .............................................................................................. 27
III, Tổng kết ................................................................................................... 27 ...... 29
Danh mục tài liệu tham khảo ................................................................................... 30
lOMoARcPSD| 40367505
I, Tổng quan về nguồn gốc chế độ Vácna (Varna) trong lịch sử Ấn Độ
1, Cơ sở tôn giáo
*Đạo Bàlamôn – Đạo Hinđu
Giai đoạn đầu của thời kì Vêđa, quan niệm tín ngưỡng của người Ấn Độ còn mang
nhiều dấu vết của thời nguyên thủy. Họ tin rằng vạn vật đều có linh hồn nên đã sùng bái
rất nhiều thứ từ các hiện tượng tự nhiên, người chết và các loài động vật…
Đến giai đoạn đầu của thiên kỉ I TCN, sự phát triển của xã hội có giai cấp cùng với sự
bất bình đẳng về giai cấp trở nên sâu sắc, trên cơ sở các tín ngưỡng dân gian dần tập hợp
lại hình thành nên một tôn giáo lớn đó là đạo Bàlamôn. Như vậy, đạo Bàlamôn một tôn
giáo không có người sáng lập, không có tổ chức giáo hội chặt chẽ.
Đạo Bàlamôn là một tôn giáo đa thần trong đó cao nhất là thần Brama – vị thần sáng
tạo thế giới. Tuy nhiên cũng có nơi cho là thần Siva, vị thần phá hoại là cao nhất. Có nơi
lại cho thần Visnu, thần bảo vệ, thần ánh sáng, thần bốn mùa, thần làm cho nước sông
Hằng dâng lên và làm mưa tưới cho ruộng đồng tươi tốt là vị thần cao nhất. Từ đó, trong
giai đoạn đầu công nguyên, đạo Bàlamôn chia thành hai phái thờ thần Siva và phái th
thần Visnu. Để thống nhất các phái đó, đạo Bàlamôn nêu ra quan niệm thần sáng tạo
Brama, thần phá hoạt Siva và thần bảo vệ Visnu tuy ba nhưng vốn là một…
Về mặt xã hội, đạo Bàlamôn là công cụ đắc lực để bảo vệ chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ
dựa trên sự hình thành chế độ đẳng cấp đã xuất hiện từ trước đó. Đó là chế độ chia cư dân
tự do thành 4 đẳng cấp: Braman, Ksatơrya, Vaisya, Suđra. Trong đó:
Braman (Bàlamôn) là những đẳng cấp của những người làm nghề tôn giáo.
Ksatơrya là đẳng cấp của các chiến sĩ.
Vaisya là đẳng cấp của những người bình dân làm các nghề như chăn nuôi, làm ruộng,
buôn bán, một số nghề thủ công.
Suđra là đẳng cấp của những người cùng khổ, vốn là con cháu của các bộ lạc bại trận,
không có tư liệu sản xuất.
Nguyên dân dẫn đến sự ra đời của chế độ đẳng cấp so sự phân hóa về giai cấp, sự
phân công nghề nghiệp và sự phân biệt về bộ tộc. Nhưng các tăng lữ Bàlamôn thì dùng
uy lực của thần linh để giải thích hiện tượng xã hội ấy. Ví dụ luật Manu, một bộ luật về
tập quán được hoàn thành vào khoảng đầu công nguyên chép:
“Vì sự phồn vinh của cả thế giới, từ mồm, tay, đùi và bàn chân của mình, ngài (thần
Brama) đã tạo nên Braman, Ksatơrya, Vaisya và Suđra.”
Trong 4 đẳng cấp ấy, đẳng cấp Bàlamôn có địa vị cao nhất. Luật Manu viết: “Do sinh
ra từ bộ phận cao quý nhất của thân thể Brama, do sinh ra sớm nhất, do hiểu biết Vêđa,
Bàlamôn có quyền là chúa tể của tất cả tạo vật ấy.”
lOMoARcPSD| 40367505
Ngoài Bàlamôn, chỉ có hai đẳng cấp Ksatơrya Vaisya mới được trở thành tín đồ của
đạo Bàlamôn cả ba đẳng cấp trên được quan niệm những người sinh hai lần, còn
Suđra không được dự các buổi ltôn giáo được quan niệm là những người sinh một lần.
2, Các nguồn thư tịch cổ
Trong xã hội Ấn Độ cổ đại, Hinđu giáo được coi là tôn giáo lớn nhất và mang đậm
bản sắc Ấn Độ. Trải qua 3 giai đoạn hình thành, phát triển lâu dài từ Vêđa, Bàlamôn và
Hinđu. Giáo lí cơ bản của đạo Hin đu tập trung trong bộ kinh đa và các bộ kinh sách
quan trọng khác cùng những luận điểm trong 2 bộ sử thi Mahabrahata và Ramayana.
Để giải thích sự tạo thành thế giới, quan niệm của Hinđu giáo cho rằng những hiện
tượng thế giới do một lực lượng tối cao vô hình chi phối. Rig Vêđa cho rằng, Đấng sáng
tạo Purusha – Thần ngã – thủy tổ của con người có đến ngàn đầu, ngàn mắt, ngàn tay và
Ngài thấm nhuần, hiện hữu trong vạn vật. Ngài là chúa tể của tất cả những gì đã có và sẽ
có. Từ tâm trạng Purusha sinh ra mặt trăng. Từ cặp mắt Purusha sinh ra mặt trời và từ
miệng Purusha sinh ra thần Indra, hơi thở của Ngài sinh ra cõi trời, chân làm cõi đất,
Ngài còn sinh ra động vật, loài người và cả tứ Vêđa nữa.
Nói về ý nghĩa của từ Vácna, theo từ điển Sanskrit Hindi do Vamana Shivarama Apte
soạn thảo thì từ này có nhiều nghĩa có thể nói như: màu sắc, loại người, sự giải thích, sự
thuyết minh, ca ngợi, sự mở rộng, sự quan sát, sự nhận thức, hình thức, vẻ đẹp, đẳng cấp,
chủng tộc, loại hình, giống.Theo Meghdoot của Kalidas thì Vácna có nghĩa là “nước da”,
“hình thức” và “vẻ đẹp”. Theo Raghuvansha cũng của Kalidas thì Vácna có nghĩa là “giai
cấp”, “bộ tộc” hoặc “bộ lạc”. Theo nhiều đoạn trong Rig Vêđa, Vácna có ý nghĩa là “màu
sắc” hoặc “ánh sáng”. Tuy nhiên, trong một số đoạn khác của Rig Vêđa thì từ này liên
quan đến các nhóm người có nước da sáng hoặc tối. Ví dụ như đoạn mô tả thần Indra
định cho “màu sắc Dasa” trong một cái hang đầy bóng tối. Tương tự như vậy, trong Rig
Vêđa cũng có một số đoạn nói về Arya Vácna (màu da) là màu trắng. Ngược lại, màu da
của các Dasa hoặc Dasyu là màu tối. Những đoạn này đã chỉ ra một cách rõ ràng rằng cả
những người Aryan và Dasa đã tạo ra Vácna với ý nghĩa là màu da. Trong thư tịch của
Brahmana là Taittairiya Brahmana có viết: “Brahmana là Vácna phân chia và Suđra và
Asurya.” Suđra được gọi chủ yếu là “Asur” vì họ có màu da sẫm. Rig Vêđa cũng có đề
cập đến “Asuryam Varnam” có nghĩa là chủng tộc Sudra.
Tuy vậy, có một số học giả cho rằng từ Vácna là từ được thêm vào để tăng tính thần
thánh cho chế độ Varna chứ nguyên gốc Rig Vêđa không có từ này. Trong một số văn bản
dịch của Rig Vêđa thì từ Vácna chỉ xuất hiện ở phần chú thích chứ không phải là nội
dung chính. Ví dụ như bản dịch Rig Vêđa của Wendy Doniger có nói về sự phân chia cơ
thể thần thành bốn đẳng cấp, ở phần chú thích tác giả đã dùng từ Vácna để giải thích cho
sự phân chia này.
Nhìn chung, chữ Vácna có xuất hiện trong thư tịch gốc hay do người đời sau thêm
vào thì qua các thư tịch cổ có thể nhận thấy ý nghĩa chung của từ này có nghĩa là: chế độ
lOMoARcPSD| 40367505
xã hội Ấn Độ đã có sự phân chia thành nhiều đẳng cấp, trong đó có bốn đẳng cấp chính
được tạo ra từ các bộ phận khác nhau trên cơ thể thần tối cao đều được chú giải là chế độ
Vácna. Cụ thể:
Rig Vêđa đã cho thấy Vácna có niên đại khoảng 5000 năm TCN (gọi là Varna
Vyavastha). Vào thời điểm đó, thần tối cao Purush (Pususa) đã phân chia xã hội của
người Hinđu thành bốn Vácna. Khi những Vácna được ra đời thì tổ chức xã hội đó được
phân chia một cách vĩnh viễn, không thay đổi. Bốn Vácna được sinh ra từ các phần khác
nhau của Purush nên nó được phân chia theo thứ bậc từ trên xuống dưới, Brahman ở trên
cùng còn Suđra ở dưới cùng của sự phân tầng đó.
Rig Vêđa đã chia loài người ra làm hai hạng người: Arya (nghĩa là cao quý, thiện) và
dasya (nghĩa là thấp hèn, ác) Trong kinh Atharva – Vêđa cũng ghi rằng, con người sinh ra
hoặc thuộc thành phần Aryan hoặc thuộc thành phần Suđra. Rig Vêđa lý giải cho sự ra
đời của chế độ đẳng cấp như sau: Khi các thần phân ra thành nhiều phần, chúng là những
gì? Miệng của người là gì? Hai tay của người là gì? Bắp đùi và bàn chân của người là gì?
Brahmin là miệng của Ngài, hay tay Ngài tạo thành Rajanya (đẳng cấp chiến sĩ), hai bắp
đùi của Ngài là đẳng cấp Vaisya (thương gia, điền chủ, nông dân) , từ hai bàn chân Ngài
đẳng cấp Suđra (nô lệ thấp hèn) đã sinh ra.
Luật Manu nói rằng sự tồn tại của vũ trụ dựa vào sự tồn tại của bốn đẳng cấp. Nguồn
gốc của các đẳng cấp thể hiện vị trí của họ trong xã hội. Đẳng cấp Brahman được sinh ra
từ miệng của thần Brahma, đẳng cấp Ksatơrya được sinh ra từ cánh tay, đẳng cấp Vaisya
được sinh ra từ bắp đùi và đẳng cấp Suđra được sinh ra từ bàn chân của thần.
Luật Manu cho rằng miệng là nơi nói ra những điều hay lẽ phải, cánh tay là để bảo vệ,
để điều khiển, bắp đùi dùng để trồng cấy, sản xuất còn bàn chân không có gì ngoài việc
khúm núm và phục dịch. Vì vậy, bộ luật khẳng định “Người ở cao hơn rốn được coi là
trong sạch hơn, chính bởi thế nên đấng tối cao tuyên bố miệng ngài là trong sạch nhất”.
Vì nguồn gốc trong sạch nhất của mình nên vị trí đầu tiên là chúa tất cả mọi người thuộc
về Brahman: “Do được tạo thành từ bộ phận tinh túy nhất của cơ thể thần, do được ra đời
đầu tiên và do hiểu biết kinh Vêđa, Brahman đã được quyền là chúa của toàn bộ tạo vật”.
Thần Krishna trong bộ Bhagavad Gita đã giải thích rằng, hệ thống đẳng cấp có liên
quan đến một luật lệ thiêng liêng, Krishna nói rằng chế độ Vácna do ngài tạo ra theo sự
phân chia các Guna và công việc. Bhagavad Gita nhấn mạnh các Guna ở trong mt trật tự
gồm bốn cấp bậc. Mỗi phần trong sự phân chia bốn cấp bậc bao gồm ba Guna, tức Sattva
(đức hạnh), Rajas (đam mê) và Tamas (ngu nguội). Vì thế, nên bốn đẳng cấp trên đều
mang ba thuộc tính vật chất. Ba Guna này là những thuộc tính của vũ trụ nên Varna sinh
ra cũng phải phù hợp với các thuộc tính của vũ trụ.
Điều đó cũng đã trở thành điểm cốt lõi trong Thuyết tôn giáo của người Ấn Độ.
Thuyết này cho rằng tất cả các sự vật trên thế giới thuộc về ba phẩm chất đó là Satta (bao
lOMoARcPSD| 40367505
gồm khôn ngoan, thông thái, trung trực, tốt bụng; Rajas bao gồm say mê, kiêu hãnh, dũng
cảm, Tamas bao gồm đần độn, ngu ngốc và các phẩm chất đối lập với hai phẩm chất trên.
Theo đó, Brahman thuộc về Satta, Ksatơrya và Vaisya thuộc về Rajas còn Suđra thuộc về
Tamas.
Những thuộc tính đã tạo nên phẩm chất khác nhau ca các Vácna khi được sinh ra,
điều đó đã quy định bổn phận khác nhau của họ, điển hình như Brahman với đặc điểm:
“Bình tĩnh, tự chủ, khổ hạnh, thanh bạch, nhẫn nại, ngay thẳng, am hiểu, uyên bác và mộ
đạo” hay Ksatơrya với phẩm chất “Anh dũng, mạnh mẽ, kiên quyết, mưu trí, quả cảm
trong chiến trận, hào hiệp và tài lãnh đạo”.
Chính vì kết quả của sự phân chia đẳng cấp này mà quyền lợi của những đẳng cấp
cao luôn được duy trì, tạo cơ hội cho họ bóc lột các đẳng cấp thấp hơn trong cơ cấu tổ
chức xã hội.
Trong phần mở đầu của bộ kinh Upanisad cho rằng thần tối cao khi tạo ra con
người đã tự phân chia cơ thể mình thành nhiều phần, ban đầu thần chỉ tạo thành duy nhất
người Brahman là hoá thân của thần và cũng tượng trưng cho trí tuệ của thần. Thế nhưng
nếu chỉ có Brahman với trí tuệ thì không thể phát triển mà cần có thêm sức mạnh. Sau đó
thần đã tạo cho Brahman một hình thể khác đó là Ksatra (có nghĩa là sức mạnh hay quyền
thống trị). Ksatra đứng ở vị trí cao hơn tất cả (Ksatra là tiền thân của Ksatơrya). Nhưng
ngay khi có cả trí tuệ và sức mạnh thì Brahman vẫn không phát triển, thần tạo ra cho
Brahman của cải, vật chất để sinh sống thông qua Vaisya (những người bình dân). Thế
nhưng hội tụ cả ba yếu tố trí tuệ, sức mạnh, của cải nhưng Brahman vẫn không thể phát
triển, vì thế mà thần tiếp tục tạo ra Suđra để phục vụ, nuôi nấng. Đến đây, thần đã hoàn
thiện Brahman. Khi là thần thì Brahma tồn tại là lửa, khi là người thì Brahma chính là
Brahman, là Ksatơrya, là Vaisya, là Suđra. Theo đó, chỉ có Brahman là hiện thân đầy đủ
của thần còn ba tầng lớp còn lại được sinh ra do nhu cầu hoàn thiện của Brahman giúp
Brahman hoàn thiện.
Một số thư tịch ở các giai đoạn về sau cũng giải thích nguồn gốc của bốn đẳng cấp
trong xã hội dù có một số điểm khác biệt. Ví dụ trong Taitti Samhita cho rằng nguồn gốc
của bốn đẳng cấp là bốn trụ cột của Đấng sáng tạo. Brahman được tuyên bố là người
lOMoARcPSD| 40367505
đứng đầu vì được tạo ra từ miệng. Những người Ksatơrya rất mạnh mẽ vì họ được sinh ra
từ bộ phận mạnh nhất trên cơ thể (cánh tay). Vaisya có tầm quan trọng với việc ăn uống,
có liên quan đến việc chịu thuế vì họ được sinh ra từ bụng, nơi chứa đựng thức ăn. Suđra
được sinh ra từ bàn chân nên phải chuyên chở những người khác và sống nhờ vào bàn
chân. Những điều đó không chỉ giải thích nguồn gốc của các đẳng cấp mà còn nói lên địa
vị và nghĩa vụ của họ trong xã hội. Theo thư tịch này, thần tối cao đã tạo ra một số các vị
thần đồng thời với việc tạo nên các đẳng cấp, ví dụ đẳng cấp Vaisya là những người bình
dân, là đẳng cấp đông đảo nhất, được tạo ra cùng với VishVedavas gồm một số lượng lớn
các vị thần. Tuy nhiên không có vị thần nào được tạo ra cùng với Suđra, vì vậy họ bị loại
ra khỏi lễ hiến sinh và là hệ quả phụ không đáng có trong sự sáng tạo của Đấng tối cao.
Về tên gọi của các Vácna, theo Rig Vêđa, trong giai đoạn đầu của xã hội người
Aryan, ba đẳng cấp thường được nhắc đến là Brahma, Kshatra và Visha. Trong đó hai
đẳng cấp đầu là tăng lữ và quý tộc, còn nhóm thứ 3 là những người bình dân. Về sau,
trong bài ca tụng cuối cùng về Purusha sukta, trật tự bốn đẳng cấp mới được đề cập đến
có nguồn gốc từ sự phân chia ban đầu của Đấng sáng tạo, bốn đẳng cấp được đặt tên là
Brahman, Jajanya (Ksatơrya), Vaisya và Suđra.
Trong nhiều thư tịch khác, bốn Vácna có một vài điểm khác nhau, nhưng về cơ bản là
thống nhất. Ví dụ, Vácna đầu tiên được viết là Brahmana (tiếng Sankrit), Brahman hay
Brahmin (tên gọi phổ biến trong văn bản tiếng Anh) – Những tên này dịch sang tiếng
Việt là Bàlamôn. Vácna thứ hai được viết là Jajanya hoặc Kshatriya, Kshatra, Ksatơrya
(còn được gọi là đẳng cấp quý tộc). Vácna thứ ba được viết là Vaisya hoặc Vaishya hay
Vis (đẳng cấp bình dân). Vácna thứ tư được gọi là Shudra hay Suđra (tiện dân, nô lệ).
Ngoài ra còn có các nhóm người ngoài hệ thống trên thì được nói tới muộn hơn với vô số
tên gọi tùy theo địa phương và giai đoạn lịch sử như Chandala, Paria, Dalit, Harijan…
Gọi chung là những người không thể động chạm.
Như vậy, các thư tịch cổ đều có điểm chung là khẳng định nguồn gốc thần thánh của
chế độ Vácna và sự hình thành của hệ thống Vácna đối với quá trình tạo thành thế giới
của thần tối cao và mang tính thiêng liêng, thần bí. Trên cơ sở đó, xã hội Ấn Độ được
phân chia thành nhiều đẳng cấp, trong đó có bốn đẳng cấp chính: Brahman là tăng lữ
Bàlamôn, Ksatơrya gồm tầng lớp quý tộc, vương công và võ sĩ, Vaisya gồm phần lớn các
bình dân và Suđra là những người phục dịch. Quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi Vácna được
quy định bởi chính nguồn gốc của họ. Miệng dùng để nói những điều hay, uyên bác, cánh
tay thể hiện hành động chiến đấu mang trong mình nghĩa vụ bảo vệ, bàn chân thể hiện sự
phục dịch…Mỗi đẳng cấp đều có quyền lợi, bổn phận và nghĩa vụ riêng biệt.
lOMoARcPSD| 40367505
II, Đặc điểm sự phân chia đẳng cấp Vácna trong đời sống xã hội Ấn Độ cổ trung đại
1, Về chính trị và pháp luật
a, Về chính trị
Trật tự thứ bậc của chế độ Vácna được thể hiện: “Giới Ksatơrya nghe lời giới
Brahma; giới Vasya giữ lòng kính trọng với giới Ksatơrya, và cả ba giới được tầng lớp
Suđra phục dịch.”
Brahma được khẳng định là đẳng cấp có địa vị cao quý nhất, trong sạch nhất vì thế
mà quyền lực của Brahma được ví như ánh sáng mặt trời. Brahman cũng được coi là đẳng
cấp tinh túy, ưu tú nhất trong loài người. Do đó, Brahman là đẳng cấp có quyền lực lớn về
tinh thần mà luật Manu đã quy định.
Các Vácna phải hết sức cung kính với Brahma trong mọi trường hợp bởi mỗi người
Brahman là hiện thân của thần thánh vĩ đại. Brahman được kính trọng không chỉ bởi
nguồn gốc thần thánh của họ mà còn bởi nếu đẳng cấp này tự làm cho họ trở nên bình
thường như những người khác thì họ cũng phải gánh chịu những hậu quả nặng nề từ pháp
luật. Do đó, dù muốn hay không muốn thì những người Brahman vẫn được cả xã hội kính
trọng và phục dịch.
Nếu như Brahman là đẳng cấp đóng vai trò thống trị về tinh thần thì vua lại là người
có quyền hành cao nhất trong việc cai trị đất nước. Xuất thân của vua phải là tầng lớp
Ksatơrya và vua cũng phải là người hiểu biết kinh Vêđa để đưa các quy định mang tính
tôn giáo của chế độ Vácna trở thành hiện thực trong cuộc sống người Ấn Độ.
Cùng với quyền lực và phẩm chất, xuất thân cao quý, đẳng cấp Ksatơrya có nghĩa vụ
trên hết là cai trị đất nước. Đây là bổn phận thiêng liêng của họ với thần thánh, vì vậy vua
là người được luật pháp ghi nhận về quyền quyết định tối cao với các vấn đề quan trọng
của đất nước. Nhà vua cũng được ghi nhận quyền lực và tính công bằng của mình không
chỉ ở thế giới này mà còn ở thế giới tiếp theo.
Cùng với vai trò là người đứng đầu nhà nước, vua còn là người đứng đầu quân đội và
được Đấng tối cao ủy thác trong việc thực hiện các nghi lễ hiến tế, điều đó nói lên vai trò
to lớn của vua trong đời sống xã hội. Như vậy, nhà vua mang trong mình sứ mệnh của
một người bảo vệ thần dân khỏi những cuộc xâm lăng cùng với đó là việc duy trì trật tự
xã hội. Nhà vua phải đảm bảo sự tinh khiết giữa các tầng lớp, đẳng cấp, bảo vệ quy chế
gia đình, xã hội, đảm bảo sự công bằng trong việc phân chia tài sản thừa kế…Duy trì ổn
định về kinh tế - xã hội của đất nước.
Mặc dù vua là người có quyền quyết định tối cao với mọi vấn đề của đất nước nhưng
theo các văn bản Hinđu thì địa vị và quyền lực của vua vẫn thấp hơn Brahman. Sử thi
Ramayana cho rằng quyền uy của Brahman là tuyệt luân, vượt xa một Ksatơrya, chính lẽ
lOMoARcPSD| 40367505
đó mà trong mọi hoàn cảnh, nhà vua luôn phải tỏ lòng kính trọng đối với Brahman. Đó là
luật lệ mà kinh sách đã truyền dạy.
Trong việc quản lý đất nước của mình, nhà vua vẫn bị Brahman chi phối thông qua
việc nhà vua phải hỏi ý kiến của Brahman thông thái ưu tú nhất về các hình thức chính tr
và phải lắng nghe những ý kiến từ hội đồng cố vấn gồm những Brahman. Giữ vai trò cố
vấn cho nhà vua là hội đồng thượng thư, trong đó quan cao nhất là chức Đại tư tế (là một
tăng lữ Bàlamôn) cao cấp có vai trò ngang với chức tế tướng. Ngoài ra các thượng thư,
quan chức khác sẽ có vai trò, quyền hạn và lợi ích riêng, nhà vua sẽ ủy nhiệm họ thực
hiện các công việc và tham khảo ý kiến của hội đồng này. Tuy nhiên, quyền quyết định
tối cao vẫn thuộc về nhà vua.
Mặc dù Ksatơrya bị Brahman chi phối song quan hệ giữa hai đẳng cấp này rất mật
thiết vì luật Manu cho rằng nếu không có Brahman thì Ksatơrya không thể thành đạt được
mà không có Ksatơrya thì Brahman không hưng vượng, Brahman và Ksatơrya kết hợp
với nhau thì sẽ hưng vượng không chỉ ở thế giới này mà còn cả thế giới bên kia.
Nhìn chung, Ksatơrya là đẳng cấp có địa vị thống trị và năm thực quyền cao xuất phát
từ nhu cầu thực tiễn phải có một lực lượng chuyên chăm lo đến công việc cai quản đất
nước, xây dựng quân đội, chống lại sự xâm lược từ bên ngoài và can thiệp vào cuộc đấu
tranh của quần chúng. Họ không chỉ là những người lãnh đạo đất nước mà còn nắm
quyền chỉ huy quân đội mạnh cũng như nắm tài sản của quốc gia, vì thế đây là đẳng cấp
giàu có và quyền lực nhất. Quân đội Ksatơrya là lực lượng tinh nhuệ nhất, là động lực
của chiến tranh và là cơ sở quan trọng để giúp nhà vua chiếm hữu ruộng đất, mở rộng đất
đai cũng như củng cố và nâng cao quyền lực của mình tạo nên những đế chế hùng mạnh.
Đẳng cấp Vasya: Vasya là một trong ba đẳng cấp cao quý trong xã hội song địa vị của
họ thấp nhất so với Brahman và Ksatơrya. Họ có địa vị xã hội của người dân lao động, là
đẳng cấp bị trị, bởi lẽ họ là những “lỗ hõm” ở dưới thân thể nên chưa sạch. Ví dụ, cùng
tới nhà với vai trò là khách nhưng Vaisya và Suđra đều phải ăn chung mâm với gia chủ.
Vaisya là lực lượng lao động chính sản xuất ra của cải vật chất trong xã hội, ngoài ra
họ còn có nghĩa vụ phải nộp thuế và đi lính cho Nhà nước và có đôi khi họ cũng bị xếp
vào tầng lớp thấp nhất như Suđra. Mặc dù là đẳng cấp bị trị nhưng trong một số trường
hợp ngoại lệ, đẳng cấp này vẫn có thể giúp vua một số công việc trong quản lý đất nước
thông qua các phường hội như phường hội của thợ thủ công, phường hội của dân làng
hay thậm chí là phường hội của kẻ cướp…Mỗi phường hội sẽ có cơ cấu tổ chức và người
đứng đầu riêng nhằm giúp vua quản lý hành chính và kinh tế trong cơ cấu xã hội nhỏ của
họ.
Đẳng cấp Suđra: Là đẳng cấp có địa vị thấp kém nhất trong hệ thống đẳng cấp. Họ là
những kẻ tôi tớ, làm thuê và chỉ có bổn phận và phục dịch cho đẳng cấp trên một cách vô
điều kiện mà không được kêu ca, oán thán. Bởi vậy Suđra có ý định ngồi cạnh Brahman
lOMoARcPSD| 40367505
đã bị quy vào tội phạm thượng và họ sẽ phải chịu nhục hình đó là bị đóng dấu vào đùi và
lưu đày, bị cắt mông…
Tuy nhiên, Suđra không phải là nô lệ mà chỉ là tầng lớp thấp nhất trong cư dân tự do
và là đẳng cấp bị trị như Vaisya. Luật Manu quy định rằng nếu Suđra có ý định muốn
nâng mình lên địa vị của người sinh hai lần sẽ bị trục xuất hoặc sẽ bị trừng phạt. Điều đó
cho thấy vấn đề là chỉ có người tự do mới sử dụng hình phạt trục xuất còn đối với nô lệ,
trục xuất họ chính là giải phóng cho họ.
b, Về pháp luật
Các thư tịch cổ cho rằng nhà vua là người nắm quyền tối cao về pháp luật, là nguồn
gốc của công lý, theo đó quyền xử án thuộc về nhà vua và điều này đã được ghi nhận
trong pháp luật. Tuy nhiên, nhà vua cũng phải đáp ứng được những phẩm chất cao quý
của người đứng đầu về luật pháp, đề cao tính công bằng và gạt bỏ sự ích kỉ…và chuẩn chỉ
trong việc xử án.
Nhiệm vụ cao nhất của vua về pháp luật là duy trì việc thực hiện các nhiệm vụ của
bốn đẳng cấp nhằm chống lại sự vi phạm Dharma. Điều đó không chỉ dừng lại ở việc ổn
định trật tự xã hội mà còn mang tính ổn định về mặt thần thánh theo đúng trật tự mà Đấng
tối cao đã tạo ra đồng thời phải đảm bảo sự trong sạch của đẳng cấp mình.
Mặc dù vua là người đứng đầu trong hệ thống pháp luật nhưng Brahman vẫn có thể
can thiệp trong trường hợp nhà vua không tự mình xử án hoặc các việc liên quan đến
pháp luật. Qua đó cho thấy Brahman và nhà vua đều có nhiệm vụ chung là giữ gìn luật
pháp và bảo vệ luật thánh.
Mặc dù vua phải đáp ứng những yêu cầu về việc đảm bảo tính công bằng trong việc
thực hiện quyền lực của mình về luật pháp đối với xã hội nhưng tính bình đẳng và công
bằng vẫn phần nào phụ thuộc vào trật tự đẳng cấp trong xã hội. Cụ thể, Brahman được
bảo vệ về mọi mặt và khi phạm tội thì Brahman vẫn được hưởng những đặc quyền lớn
nhất. Luật Manu đã quy định một số điều như sau:
“Việc giết Brahman, say rượu, ăn cắp, thông dâm với vợ guru cũng như tòng phạm
với kẻ phạm tội như thế bị xem là tội tày đình”. Cho nên, đối với tội giết Brahman sẽ bị
trừng phạt rất khắc nghiệt bằng cách kẻ giết người phải sống trong rừng mười hai năm,
dựng lều, sống bằng của bố thí hoặc kẻ đó nên ba lần lao đầu vào lửa cháy."
So với tội giết Brahman, các tội giết các Vácna khác bị xử nhẹ hơn, ví dụ như “Giết
Ksatơrya thì phải làm một phần tư ssám hối cần làm khi phạm tội giết Brahman, giết
Vaisya thì một phần tám nhưng cần biết rằng giết Suđra đức hạnh thì một phần mười
sáu”.
lOMoARcPSD| 40367505
Cách phạt của tội giết Brahman và cách phạt Brahman giết người có phần khác biệt ở
việc Brahman được giảm nhẹ hình phạt rất nhiều thể theo trật tự đẳng cấp. Theo luật
Manu, nếu Brahman vô tình giết Ksatơrya thì cần cho một nghìn bò cái và một bò đực,
phải sám hối trong ba năm, kiềm chế tình cảm, mang hái, sống xa làng, phải trú ẩn ở cạnh
các rễ cây. Nếu Brahman giết người dân thường thì phải thực hiện sám hối trong một năm
hoặc cần cho một trăm con bò cái và một bò đực. Nếu Brahman giết một người Suđra thì
phải sám hối trong 6 tháng hoặc đem 10 con bò cái trắng và 1 con bò đực cho giáo sĩ.
Với các lỗi nhỏ hơn của Brahman, hình phạt cũng được giảm dần theo đối tượng
phạm lỗi. Theo luật Manu, khi lăng nhục Ksatơrya, Brahman bị phạt năm mươi pana,
lăng nhục Vaisya thì bị phạt hai nhăm, lăng nhục Suđra thì bị phạt mười hai pana. Ngược
lại, nếu Ksatơrya chửi Brahman thì bị phạt một trăm pana, Vaisya thì hai trăm rưỡi pana,
Suđra phạm lỗi thì phải phạt nhục hình. Trong trường hợp Suđra lăng mạ quá lời ba đẳng
cấp trên đã có thể bị nhục hình tàn khốc như bị cắt lưỡi hoặc bị cắm vào mồm một thanh
sắt nung đỏ dài 12 ngón tay.
Trong xã hội Ấn Độ cổ đại, tội thông dâm bị coi là một tội lỗi rất khủng khiếp. Theo
luật Manu, nếu thông dâm với nữ Brahman thì hình phạt lớn nhất đối với người Brahman
là một ngàn hoặc năm trăm pana. Ngược lại, nếu Suđra thông dâm với người đàn bà của
c Vácna ra đời hai lần dù người đàn bà đó có được bảo vệ hay không được bảo vệ thì:
Nếu thông dâm với người đàn bà không được bảo vệ thì bị mất bộ phận sinh dục và toàn
bộ tài sản, nếu thông dâm với người đàn bà được bảo vệ thì mất tất cả (thậm chí là cả tính
mạng). Đối với Vaisya phải bị phạt tất cả tài sản của mình và bị giam một năm. Ksatơrya
bị phạt một ngàn pana và bị cạo đầu bôi nước tiểu. Nếu Ksatơrya và Vaisya thông dâm
với nữ Brahman không được bảo vệ thì phạt Vaisya năm trăm còn Ksatơrya thì phạt một
ngàn pana. Nếu như cả hai phạm tội với nữ Brahman được bảo vệ thì họ sẽ bị trừng phạt
như Suđra hay bị đốt trên đống lửa nhóm bằng cỏ khô.
Như vậy, trước pháp luật, Brahman là đẳng cấp được hưởng đặc quyền đặc lợi lớn
nhất vì tính đại diện đẳng cấp. Cùng với đó, sự khác biệt giữa các Vácna đã được thể hiện
qua mức hình phạt dựa trên trật tự đẳng cấp. Nếu người phạm tội là các Vácna ở đẳng cấp
cao thì mức hình phạt nhẹ dần và các nạn nhân là Vácna ở mức cao thì kẻ phạm tội bị
phạt nặng dần theo trật tự.
lOMoARcPSD| 40367505
c, Về kinh tế
* Nghề nghiệp
Trên cơ sở sự phân biệt đẳng cấp, các Vácna có những quy định nghề nghiệp và bổn
phận khác nhau.
Về Brahman, đây là đẳng cấp cao quý nhất trong hệ thống đẳng cấp Vácna nên quy
định về nghề nghiệp của Brahman cũng hết sức cao quý và chỉ dành riêng cho đẳng cấp
này. Đó là công việc dạy Vêđa, nghiên cứu, hiến tế cho mình và cho những người khác,
dạy học và nhận quà biếu của những người trong sạch. Điều đó không chỉ mang lại lợi
ích kinh tế mà còn là phương tiện để đảm bảo cho Brahman duy trì cuộc sống. Từ những
việc trên quy định nghề nghiệp của Brahman như: Thầy dạy học (Acharya), thầy tu
(Brahma), nhà chiêm tinh (Ganaka), người đọc thơ, thần chú (Gayaytrin), thầy thuốc
(Bhisak) và chủ lễ hiến tế (Ritvik). Các thư tịch cổ cũng quy định chặt chẽ việc Brahman
không được làm, nếu Brahman làm nghề nghiệp của đẳng cấp dưới hoặc đẳng cấp thấp
hèn nhất hoặc một người thấp hèn theo công việc của Brahman thì lập tức họ sẽ bị trục
xuất khỏi đẳng cấp của mình (trích Narada).
Tuy vậy, trong một số trường hợp đặc biệt, người Brahman vẫn có thể làm những
công việc không dành cho đẳng cấp của mình. Ví dụ như trong bối cảnh khốn khó, người
Brahman có thể làm công việc của Ksatơrya nhưng không được phép kiếm sống bằng
nghề nghiệp của đẳng cấp thấp nhất (Suđra) ngay cả việc nghĩ đến nó cũng bị cấm. Thậm
chí trong thời kì khó khăn, Brahman có thể làm công việc của Vaisya nhưng phải tuân thủ
những quy định khắt khe ví dụ như chỉ được bán một số sản phẩm nhất định, không bao
giờ được bán sữa, sữa chua, bơ, mật ong, sáp ong, cánh kiến… (trích Narada). Họ chỉ
được làm trong thời gian khó khăn, khi vượt qua họ phải lập tức sám hối và quay trở lại
nghề nghiệp của mình. Nếu như họ không tuân thủ quy định về việc quay lại công việc
thì lập tức sẽ bị trục xuất khỏi đẳng cấp khỏi xã hội.
Đối với đẳng cấp Ksatơrya, công việc quy định của họ là sinh sống bằng hoạt động
quân sự và cai trị đất nước. Trong các công việc đó thì tham gia hoạt động quân sự là
nhiệm vụ cao quý nhất của Ksatơrya, ngoài ra họ vẫn cần phải nghiên cứu kinh Vêđa
phân phát của bố thí, chiếm đóng và bảo vệ sự sống, bảo vệ người dân trong vùng mình
cai trị.
Trong giai đoạn khốn khó, Ksatơrya có thể làm công việc của đẳng cấp dưới mình
(Vaisya) như công việc canh tác và buôn bán các thứ hàng vốn được quy định nhưng
tuyệt đối không được làm những công việc của đẳng cấp cao hơn mình (Brahman).
Đối với đẳng cấp Vaisya, họ được quy định sống bằng hoạt động kinh tế, buôn bán,
cho vay lãi, canh tác nông nghiệp, chăn nuôi gia súc. Ngoài ra, đối với người Vaisya chăn
nuôi gia súc và làm nông nghiệp, họ có thể làm một số nghề để kiếm sống như thợ cày,
lOMoARcPSD| 40367505
cấy, người gieo giống, người xay lúa, người chăn nuôi gia súc…phụ nữ được thuê làm
hạt. Cùng với đó, các nghề được quy định của đẳng cấp này là cho vay lãi, buôn bán và
thủ công nghiệp, trong đó các nghề thủ công nghiệp được coi là công việc chính của
Vaisya. Trong luật Manu có nhắc đến những nghề phổ biến của người Vaisya trong lĩnh
vực thủ công nghiệp là: Thợ luyện kim, thợ rèn, thợ gốm, thợ làm cung tên, thợ kim hoàn,
thợ đan lát, thợ dệt…
Đến thời Môrya, nghề nghiệp chủ yếu của Vaisya được nói tới thời kì này là thương
nhân, thợ thủ công và nông dân. Nhiệm vụ của họ là cúng lễ, nghiên cứu kinh Vêđa, công
việc của họ là chăn nuôi gia súc và buôn bán.
Thời kì này đã có sự phát triển của thành thị và tầng lớp thương nhân cùng với sự gia
tăng về của cải, điều đó đã phần nào thay đổi thân phận của Vaisya thông qua sự gia đời
của các nhà buôn giàu có, địa vị kinh tế cao nhưng vẫn giữ đẳng cấp Vaisya. Nhiều nghề
mới cũng lần lượt xuất hiện như hàng quán, lữ điếm, nhà khách, sòng bạc phủ rộng đến
tận làng quê Ấn Độ thời bấy giờ.
Thời kì Môrya, lực lượng quân đội phát triển mạnh, Vaisya và Suđra tham gia vào
quân đội của Ksatơrya ngày càng nhiều khiến cho nghề nghiệp cũng như địa vị của đẳng
cấp này có sự thay đổi. Hình ảnh của ngừi Vaisya với tư cách là chỉ huy quân đội trở nên
phổ biến hơn, số lượng lính quân đội của Vaisya và Suđra thậm chí còn nhiều hơn của
người Ksatơrya.
Tương tự với hai Vácna trên, nếu người Vaisya không thể sống bằng việc thực hiện
nghề nghiệp của mình thì có thể sống lối sống của Suđra nhưng không được làm những
việc bị cấm đối với mình (trích luật Manu).
Về đẳng cấp Suđra, nghề nghiệp được quy định của họ trong luật Manu là công việc
phục vụ Brahman và lao động chân tay phục vụ các đẳng cấp khác. Trong số các loại
công việc phục vụ đẳng cấp trên thì có hau loại công việc Suđra có thể làm với nguồn thu
nhập từ mức lương khác nhau như là làm lính, nông phu, người khuân vác (loại 1). Người
quản lý tài sản của gia đình và việc trong coi gia đình (loại 2). Qua đó cho thấy ngoài các
công việc trong sạch trên còn lại những người phục vụ khác được coi là nô lệ.
Trong một số trường hợp đặc biệt, Suđra cũng có thể làm mt số công việc khác
những công việc đã được quy định đối với đẳng cấp của mình. Ví dụ trong luật Manu
đoạn “Suđra không thể hầu hạ người ra đời hai lần đang bị đe dọa bởi cái chết của các
con trai và của vợ thì có thể sống bằng việc của người thợ thủ công.” Vì vậy trong nhiều
trường hợp, Suđra có thể làm các công việc cụ thể như: dệt bông, chăn len, lụa, khai thác
mỏ, làm mộc, làm thợ xây, hát…
Đến thời Môrya, Suđra được mô tả gần giống với người Vaisya là những người làm
nghề nông nghiệp, những người làm thợ và thợ thủ công. Họ Vaisya trở thành những
lực lượng lao động chính tạo ra của cải vật chất cho toàn xã hội, cùng với đó, việc tham
lOMoARcPSD| 40367505
gia vào nền sản xuất và quân đội đã phần nào tạo ra bước chuyển biến đối với địa vị của
đẳng cấp này.
Suđra còn có một nghề nghiệp đặc biệt đó là nô lệ. Nô lệ ở Ấn Độ thời kì cổ đại còn
có tên gọi khác là Dasa – chỉ những người lao động không tự do. Tuy vậy Suđra và Dasa
không đồng nhất với nhau nhưng phần lớn người Suđra là Dasa. Họ xuất thân từ những
tầng lớp thấp kém, phải làm những công việc nặng nhọc nhằm hầu hạ, phục vụ đẳng cấp
trên. Công việc của họ được đánh giá là hạ đẳng dành cho những người không trong sạch,
tuy vậy cũng có một số nô lệ vẫn có gia đình và tài sản riêng, có quyền truyền lại tài sản
cho con cháu của mình. Nếu như một nữ nô lệ mà có con với chủ thì cuộc sống của chị ta
và đứa con được trở về cuộc sống tự do. Người nô lệ có thể chuộc lại thân phận hoặc
được chủ trả lại tự do nếu như người đó là Aryan thì cũng sẽ được hưởng địa vị là người
Aryan như trước đây.
Như vậy, những quy định của các Vácna được quy định rất nghiêm ngặt, trong luật
Manu đã quy định “kẻ nào sinh ra thấp kém hơn mà vì tham lam, sống bằng những việc
của những người cao hơn thì vua nên tịch thu tài sản và lập tưc trục xuất”. Ngược lại, các
đẳng cấp cao tự ý muốn làm các công việc của đẳng cấp thấp thì cũng phải chịu hậu quả
nặng nề “Với các Brahman chăn gia súc, buôn bán, cũng như đối với các Brahman làm
thợ thủ công, làm nghị sĩ, đầy tớ và làm nghề cho vay lãi nên đối đãi như Suđra.”
* Về sở hữu tài sản
Theo trật tự Vácna, sở hữu tài sản cũng có nhiều sự khác biệt giữa các đẳng cấp.
Theo các nguồn thư tịch cổ, Brahman là đẳng cấp sở hữu nhiều đất đai và tài sản nhất
(hơn cả vua). Brahma không chỉ sở hữu đặc quyền về nghề nghiệp mà còn có quyền hạn
rất lớn trong việc sở hữu tài sản. Theo luật Manu, tài sản trong xã hội đều thuộc quyền sở
hữu của Brahman. Chính điều đó mà họ có thể chiếm lấy những kho tàng bị giấu giếm,
thậm chí là khi vua phát hiện ra một kho tàng của cải chôn vùi dưới đất, ông ta phải chia
cho Brahman một nửa. Không chỉ vậy, Brahman có quyền tư hữu rất lớn với đất đai, đất
đai của họ được ưu ái và được miễn thuế. Chính vì Brahman là chúa tể của mọi vật mà
Ksatơrya dù có quyền lực pháp luật và xã hội trong tay nhưng không có quyền động đến
tài sản của Brahman, thậm chí là khi Brahman chết, vua cũng không bao giờ được lấy tài
sản của họ. Ngay cả khi Brahman phạm trọng tội thì nhà vua cũng không có quyền xử tử,
chỉ có quyền cạo đầu hoặc đày đi một nơi khác mà vẫn giữ lại tài sản (trích luật Manu).
Bên cạnh đó, Brahman được phép nhận các tài sản biếu tặng từ các đẳng cấp khác và
nhà vua phải đồng ý với điều đó bởi đây là luật thánh vĩnh viễn. Và những tài sản của
Brahman cũng là loại tài sản vĩnh viễn, không ai được phép thu hồi.
Đối với Ksatơrya, các thư tịch cổ đều cho rằng nhà vua là người có quyền sở hữu và
quản lý tối cao toàn bộ ruộng đất và tài sản trong nước trừ những gì thuộc về đẳng cấp
Brahman. Tuy nhiên, vua không chỉ là người sở hữu quyền lực tối cao đối với ruộng đất
lOMoARcPSD| 40367505
mà còn phải là người có trách nhiệm bảo vệ đất đai khỏi sự xâm lược từ bên ngoài. Cùng
với đó, vua còn sở hữu những loại tài sản có giá trị khác như kim loại quý, gia súc lớn, nô
lệ, quân đội… kể cả thần dân trong đất nước cũng trong quyền sở hữu của vua ngoại trừ
Brahman.
Con cái của vua cũng có quyền sở hữu đối với tất cả đất đai mà vua cha mình sở hữu.
Tuy nhiên, trên thực tế vua chỉ cai quản một phần đất đai còn danh nghĩa nhà vua là chủ
đất tối cao. Phần lớn đất đai được chia cho công xã cày cấy và thu tô thuế, người nông
dân sống trong các làng sẽ phải nộp tô thuế cho nhà nước thông qua những người đứng
đầu các công xã đó (trích luật Manu). Ngoài những tài sản được sở hữu theo quy định,
Ksatơrya cũng có thể sở hữu thêm nhiều tài sản khác đến từ các nguồn khác nhau như tài
sản có được khi thu các loại thuế, do chiến đấu, tiền phạt có được từ các vụ kiện…
Vua là người không chỉ có trách nhiệm với tài sản của mình mà còn phải có trách
nhiệm đối với tài sản của thần dân trong nước. Theo Arthashastra: “Nếu một người có tài
sản bị đánh cắp, bắt được kẻ đánh cắp thì kẻ đó không chỉ thanh toán giá trị mà còn phải
chịu sự trừng phạt cho hành vi của mình. Người bị mất cắp nếu chứng minh được tài sản
của mình bị mất thì sẽ có quyền chiếm hữu lại tài sản đó. Nếu không chứng minh được
thì sẽ mất quyền sở hữu với nó và bản thân người đó sẽ bị phạt gấp năm lần giá trị tài sản
và tài sản đó sẽ thuộc về nhà vua. Nếu như tài sản của một công dân bị một tên trộm cướp
mà nhà vua không thể điều tra, hoàn lại thì nhà vua sẽ phải bỏ tiền túi ra để bồi thường.”
Thực tế cho thấy, Brahman và Ksatơrya là những đẳng cấp có vai trò thống trị xã hội
về mặt tinh thần và sở hữu nhiều tài sản nhất nên hai đẳng cấp này được hưởng nhiều đặc
quyền, đặc lợi về mặt kinh tế và có đời sống xa hoa nhất. Điều đó được thể hiện qua cấu
trúc của các lâu đài, cung điện, thành lũy nơi họ sinh sống.
Đối với Vaisya, đây là đẳng cấp có quyền sở hữu một phần ruộng đất và trách nhiệm
của họ là bảo vệ phần ruộng đất của mình trên cơ sở được chia. Trong số những đất đai
Vaisya được chia thì có những đất đai được sử dụng vào mục đích trồng trọt và những
phần đất đó được ưu đãi về thuế, còn nếu những ruộng đất không được sử dụng tốt gây ra
hậu quả mất mùa thì sẽ bị tịch thu. Ngoài đất đai được chia, Vaisya còn có những nguồn
tài sản khác từ công việc và nghề nghiệp của mình như làm đất, chăn nuôi bò và thương
mại. Qua đó cho thấy Vaisya có quyền sở hữu riêng đối với phần tài sản của mình thông
qua công việc và nghề nghiệp theo quy định của đẳng cấp này.
Đối với Suđra, đây là đẳng cấp không được sở hữu tài sản thậm chí còn bị chiếm đoạt
tài sản từ những đẳng cấp khác và đẳng cấp này không được phép tích lũy tài sản. Tuy
nhiên, trong một số trường hợp ngoại lệ thì Suđra vẫn có thể sở hữu cho mình tài sản
riêng nếu như ba đẳng cấp trên vì lí do nào đó mà bố thí tài sản cho họ thì tài sản đó sẽ là
lOMoARcPSD| 40367505
sở hữu riêng của Suđra. Tuy nhiên, số tài sản này chỉ chiếm một phần rất nhỏ và không có
giá trị lớn.
Như vậy, theo trật tự đẳng cấp Vácna, ba đẳng cấp trên đều có quyền sở hữu và tích
trữ tài sản cũng như có nghĩa vụ bảo vệ tài sản theo quy định. Còn đẳng cấp thứ tư
(Suđra) không có quyền sở hữu và tích trữ tài sản nếu không có lí do theo quy định. Pháp
luật và thư tịch cổ đều nhấn mạnh và bảo vệ cho việc sở hữu và bảo vệ tài sản của các
đẳng cấp theo trật tự Vácna.
* Thừa kế tài sản
Thừa kế tài sản là một trong những hình thức quan trọng nhằm chuyển nhượng tài sản
trong xã hội Ấn Đ khi người sở hữu tài sản chết đi. Thông thường, việc thừa kế tài sản
được đề cập trong phạm vi gia đình. Trong gia đình Ấn Độ, người cha đóng vai trò là
người sở hữu tài sản lớn nhất và cũng là người có quyền lực lớn nhất. Việc người cha mất
đi thì quyền sở hữu tài sản sẽ được phân chia lại.
Chế độ hôn nhân nội hôn theo quy định trong trật tự Vácna là nhân tố quan trọng,
quyết định đến việc thừa kế tài sản. Người con trai được thừa hưởng tài sản thừa kế ở
mức độ nào phụ thuộc vào đẳng cấp của người mẹ. Nếu như người cha ở đẳng cấp cao,
người mẹ cũng vậy thì tỉ lệ tài sản người con được hưởng sẽ tương ứng với đẳng cấp đó
và tỉ lệ đó sẽ giảm dần theo quy định của trật tự đẳng cấp.
Gia sản thừa kế cho các con sẽ được chia dựa trên đẳng cấp của người mẹ sinh ra
người con đó. Ví dụ một Brahman có 4 người vợ với 4 đẳng cấp khác nhau thì theo luật
Manu, các người con sẽ được chia tài sản thừa kế theo 2 cách:
Cách chia thứ nhất là căn cứ vào tục lệ: Trước tiên phải dành riêng cho đứa con của
người mẹ xuất thân từ đẳng cấp Braman một phần tài sản bao gồm “kẻ canh tác đất, bò
đực sản xuất, xe tải, đồ trang sức và nhà cần phải cho Brahman làm phần phụ thêm, cũng
là phần đặc biệt do ưu thế của người đó (trích luật Manu)
Sau đó, căn cứ vào vốn xuất thân của những người mẹ để tiến hành chia cụ thể là:
Trong phần gia sản còn lại, Brahman đáng hưởng ba phần, con trai Ksatơrya hai phần,
con của nữ Vaisya một phần rưỡi, con của nữ Suđra có thể được một phần. Ngay cả trong
hoàn cảnh Brahman có con trai hay không thì theo Dhrama con trai của nữ Suđra cũng
không được nhận quá một phần mười.
Cách chia thứ hai là người biết Dhrama có thể chia toàn bộ tài sản mà người cha để
lại làm mười phần và tiến hành việc phân chia hợp pháp theo quy tắc: “con trai của
Brahman có 4 phần, con trai của Ksatơrya có 3, con trai của Vaisya có 2 phần và con trai
của Suđra có 1 phần. (trích Arthashastra)
Trên lý thuyết, con trai Suđra có thể được thừa kế một phần tài sản từ người cha song
nếu thể theo trật tự chế độ Vácna thì “con trai nữ Suđra đẻ với Brahman, Ksatơrya hay
lOMoARcPSD| 40367505
Vaisya không được hưởng gia tài, tài sản của người con đó là cái mà bố người đó sẽ cho”
(trích luật Manu)
Việc thừa kế tài sản thể theo trật tự Vácna trong cả phạm vi gia đình, đặc biệt, người
được hưởng tài sản phải là con của người vợ được kết hôn hợp pháp trong trường hợp
người đàn ông có nhiều hơn một vợ. Tài sản phân chia sẽ giảm dần theo trật tự đẳng cấp
(trích Narada).
Ngay cả khi tài sản được thừa kế là loại đặc biệt thì cách phân chia cũng được sắp xếp
theo thứ bậc giảm dần: “…Tài sản được thừa kế đặc biệt của một người con trai sinh ra từ
Brahman là dê, sinh ra từ Ksatơrya là ngựa, từ Vaisya là bò và từ Suđra là cừu” (trích
Arthashastra).
Tuy vậy, người con trai không chỉ được thừa kế tài sản mà còn phải thừa kế phần nợ
của người cha khi chết đi mà không có điều kiện để trả nợ thì số nợ sẽ được chia đều cho
các con trai. (trích Arthashastra)
Trong những trường hợp đặc biệt, khi người đàn ông không có con trai thì tài sản của
ông ta sẽ được chuyển nhượng cho con gái. Nếu người đàn ông đó không có cả con trai
và con gái thì tài sản đó sẽ được chia cho anh em và những người con của anh em thừa
kế. (trích Arthashastra)
Tài sản của một người phụ nữ phải chia cho con cái của mình, nếu như người đó
không có con, tài sản sẽ được chia cho chồng cô ấy nếu đã kết hôn theo hình thức hôn
nhân Vácna và nếu cô ấy đã kết hôn theo một trong các hình thức khác thì tài sản sẽ đưa
về cho cha mẹ cô ấy (trích Narada)
Ngoài ra, người không còn ở trong đẳng cấp thì sẽ không được chia tài sản hay khi
một tài sản được tìm thấy mà không có người nhận thì phải nộp cho vua trừ tài sản của
những người phụ nữ, người đàn ông chết mà không có nghi thức lễ tang hoặc của một
người đàn ông nghèo khổ. (trích Arthashastra)
* Về vấn đề thuế khóa và nghĩa vụ lao dịch đối với nhà nước
Việc thực hiện nghĩa vụ thuế khóa và lao dịch đối với nhà nước là việc chung mà tất
cả các đẳng cấp Vácna đều phải thực hiện song hình thức thực hiện là khác nhau.
Vua là người đại diện cho nhà nước, việc thu thuế là một trong những chức năng
chính của nhà vua. Nhà vua là người thường xuyên giám sát việc thu thuế và đưa ra
những hình thức đối với các loại hàng hóa và ngành nghề trong xã hội trong việc đáp ứng
nhu cầu của nhà nước trong việc chi tiêu quân sự và dân sự nhằm thúc đẩy sự phát triển
kinh tế - xã hội.
Các thư tịch cổ của Ấn Độ có đề cập đến một số loại thuế trong xã hội đẳng cấp như
thuế cố định (Pindakra), thuế được trả dưới hình thức một phần của sản xuất (Shadbha
ga), thuế cung cấp cho quân đội (Sennabhakta), thuế áp dụng cho mục đích tôn giáo
lOMoARcPSD| 40367505
(Bali), thuế của các vua chư hầu (Kara), thuế thu được nhân dịp sự ra đời của một hoàng
tử (Utsanga), bồi thường thiệt hại cây trồng do gia súc gây ra (Parihiraka) và các loại thuế
xây dựng các công trình cho vua (Kaushtheyaka) (trích Arthashastra).
Theo luật Manu, vua có quyền thu thuế với bất cứ ai nhưng trừ Brahman vì luật định
rằng “ngay cả khi sắp chết cũng đừng thu thuế của người tinh thông kinh Vêđa, không
được để cho người tinh thông Vêđa sống trong nước của vua chết vì đói”. Vì vậy
Brahman không phải nộp thuế mà ngược lại thuế mà nhà vua thu hằng năm phần nào
cũng liên quan đến đẳng cấp này.
Đẳng cấp Vaisya là những người đóng góp thuế nhiều hơn những đẳng cấp khác, mức
thuế của đẳng cấp này phụ thuộc vào ngành nghề mà họ đang làm. Ví dụ, theo
Arthashastra: “Các thương gia kinh doanh vàng bạc, kim cương, đá quý, ngọc trai, san
hô, ngựa và voi phải nộp 50 kara (thuế), những người buôn bán bông, quần áo, đồng, dép,
thuốc men và rượu nộp 40 kara…Những vũ công, nhạc sĩ, diễn viên và gái mại dâm phải
nộp một nửa số tiền lương của họ.”
Theo Arthashastra, có những hoạt động ưu đãi đặc biệt không phải đóng thuế như các
vùng đất của vua để sản xuất dầu, mía, nước uống và các hoạt động sản xuất và khai thác
của nhà nước. Hay như đất của Brahman cũng không phải đóng thuế “người thực hiện hi
sinh, hướng dẫn tinh thần, linh mục và những người đã được học trong kinh Vêđa được
cung cấp đất Brahmadaya năng suất đủ sản phẩm và miễn thuế, tiền phạt.” Bên cạnh đó
cũng có cơ chế hình phạt đối với những hiện tượng trốn thuế, gian lận thuế khi bị phát
hiện đều phải chịu những sự bồi thường gấp nhiều lần giá trị thực thuế mà người đó phải
đóng trước đó.
Theo quy định của luật Manu, bên cạnh nghĩa vụ thuế khóa, các Vácna dưới còn có
nghĩa vụ lao dịch nặng nhọc cho nhà nước như đắp đê, đào kênh, làm đường và những
nghĩa vụ trong việc quân sự khi chiến tranh xảy ra. Hoặc lao dịch theo thời vụ khi mà vua
có thể bắt thợ thủ công tất cả các nghề, các Suđra sống bằng lao động của mình làm việc
mỗi ngày một tháng. Thợ thủ công hoặc Suđra thường được triệu tập đến làm việc có thời
hạn trong các xưởng chế biến của nhà nước. Các Suđra cũng như các thợ thủ công (karu)
và những người làm nghệ thuật (gilpin) thì làm các công việc thay thế nộp thuế (trích luật
Manu).
Như vậy, sự phân biệt giữa các Vácna được thể hiện một cách rõ rệt trên nhiều mặt
kinh tế, điều đó đã đảm bảo cho Brahman và Ksatơrya sống cuộc đời sung sướng dựa trên
sức lao động của những người lao động nghèo khổ, đặc biệt là Suđra.
2, Về bổn phận tôn giáo của các đẳng cấp trong trật tự Vácna
Đạo Hinđu là tôn giáo lớn nhất và có ảnh hưởng lớn nhất ở Ấn Độ, là sự tổng hòa của
các hệ thống tôn giáo – tín ngưỡng – triết học Ấn Độ. Trải qua 3 thời kì phát triển (Vêđa,
Bàlamôn và Hinđu), đạo Hinđu được hoàn thiện theo tiến trình của lịch sử Ấn Độ. Trong
lOMoARcPSD| 40367505
đó các giáo lý và hoạt động tín ngưỡng có vai trò quan trọng đối với đời sống tinh thần
của của đẳng cấp trong trật tự Vácna.
Bổn phận tôn giáo của các đẳng cấp được thể hiện thông qua việc thực hiện các giai
đoạn của cuộc đời dựa trên những quy định của Brahman. Theo quy định đó, cuộc đời
của Brahman được chia thành bốn giai đoạn gồm Brahmacharya, Grahastha, Vanaprastha
và Sanyasa.
Trong giai đoạn Brhamacharya, người Brahman sống trong nhà của thầy dạy kinh
Vêđa để học kinh Vêđa và các luật thánh nhằm phục vụ thầy. Giai đoạn này bắt đầu t
khi lễ thụ pháp công nhận Brahman của một bé trai và kết thúc khi người đó học xong.
Trong một số trường hợp mà thời kì này được kéo dài đến khi 30 tuổi và người Brahman
lúc này được gọi là Brahmachi sẽ làm các công việc khác nhau như kiếm củi cho lửa
thánh, xin ăn, ngủ trên giường thấp, có nghĩa vụ làm hài lòng thầy dạy của mình khi trở
về nhà.
Sau khi kết thúc giai đoạn đồ đệ, người Brahman sẽ trả học phí cho người thầy dạy
mình và trở về nhà để kết hôn. Từ đây Brahman bước vào giai đoạn Grahastha Ashrama
với vai trò của một người chủ gia đình. Người phụ nữ kết hôn với Brahman phải là cô gái
còn trinh tiết thuộc dòng dõi cao quý, ưa nhìn, giọng nói ngọt ngào và có làn da mềm
mại.
Giai đoạn Vanaprastha là giai đoạn khó khăn của người Brahman vì họ phải sống rất
khắc khổ bởi lúc này họ đã nuôi các con đến tuổi trưởng thành, đã trả hết các khoản nợ
với xã hội và thực hiện xong nghĩa vụ với tổ tiên của mình và được tự do đi tìm sự giải
thoát linh hồn. Để thực hiện điều đó, người Brahman sẽ để lại nhà cửa và của cải cho con
trai mình quản lý, sửa chữa một nơi trong rừng để sống thiền và khổ hạnh, họ phải xin ăn
và chỉ nên đọc thuộc lòng các sách thánh, ngồi thiền tuyệt đối.
Sau khi trải qua thời kì tu tập, sống một cuộc đời khổ hạnh của giai đoạn
Vanaprastha, người Brahman sẽ có đủ phẩm chất để bước vào giai đoạn cuối cùng của
cuộc đời – đó là giai đoạn Sanyasa, đây là giai đoạn người Brahman phải làm đạo sĩ khất
thực. Bởi lẽ họ chỉ được ăn một bữa trong một ngày và lấy thế giới xung quanh là nhà,
lấy bầu trời là mái nhà nhằm hướng tới sự giải thoát.
Nghĩa vụ tôn giáo của các Vácna còn được thể hiện trong việc chia các đẳng cấp ra
làm “người ra đời hai lần” và “người ra đời một lần”. Theo luật Manu: “Giáo sĩ, quan
chức và thường dân là những tầng lớp sinh ra hai lần, còn tầng lớp thứ tư là tôi tớ chỉ có
một lần sinh mà không có tầng lớp thứ năm”. Điều đó khẳng định chỉ có người ra đời hai
lần mới được hưởng quyền lợi của tôn giáo, được học kinh đa và được quyền thực hiện
các nghi lễ tôn giáo.
lOMoARcPSD| 40367505
Bên cạnh các việc thực hiện những quy định chung, các Vácna cũng được quy định
những danh phận khác nhau trong tôn giáo. Thể theo luật Manu, điều đó được cụ thể hóa
như sau:
Đối với Brahman: Thứ nhất, họ có quyền lợi, nghĩa vụ và bổn phận giảng dạy, nghiên
cứu kinh Vêđa và thực hiện các nghi lễ tôn giáo. Thứ hai, Brahman phải là những người
thông thiểu kinh Vêđa và được coi là đẳng cấp trung gian giữa thần và người. Thứ ba,
Brahman phải thực hiện tốt các bổn phận tôn giáo của mình sẽ được một nơi cư trú vĩnh
viễn trên thiên đường.
Đối với Ksatơrya: Theo luật Manu, đẳng cấp này cũng là những người thông hiểu
kinh Vêđa và cũng có nghĩa vụ, bổn phận và quyền lợi trong việc thực hiện các nghi l
tôn giáo. Không chỉ vậy, Ksatơrya được kính trọng bởi họ là những người thông hiểu
kinh Vêđa và dù họ không phải là người làm chủ các buổi lễ nhưng họ là người quyết
định trong việc tổ chức tế lễ, lựa chọn và mời các chủ lễ.
Đối với Vaisya: Đây là đẳng cấp thuộc những người sinh ra hai lần, có nghĩa vụ học
và hiểu biết kinh Vêđa và thực hành các nghi lễ tôn giáo. Họ có nhiệm vụ chuẩn bị các đồ
hiến tế, dâng lễ vật phục vụ trong những nghi lễ và bản thân họ cũng là thành phần đông
đảo nhất tham gia vào các lễ hiến tế hoặc các nghi lễ tôn giáo.
Đối với Suđra: Đây là đẳng cấp thấp kém và bị cấm thực hiện các nghi lễ tôn giáo.
Suđra không được làm các nghi thức tôn giáo và thậm chí là không được nhìn người ra
đời hai lần thực hành nghi lễ tôn giáo. Theo luật Manu, Suđra không được nhìn người ra
đời hai lần nấu thức ăn cúng tế, bị cấm khiêng Brahman chết trước những người ngang
bằng với Brahman bởi vì vật hiến tế trên lửa bị Suđra chạm vào sẽ ngăn trở việc lên thiên
đường. Cùng với đó, các đẳng cấp trên cũng không được thực hiện nghi lễ tôn giáo khi
mặt Suđra hoặc trước mặt Suđra, Brahman còn kiêng cả đọc kinh Vêđa.
Quyền lợi và nghĩa vụ tôn giáo của người ra đời hai lần và một lần có sự khác nhau
song ngay trong chính đẳng cấp của những người ra đời hai lần cũng có sự khác nhau.
Theo luật Manu, Brahman, Ksatơrya, Vaisya đều được phong tặng nhưng tuổi đời tiến
hành điều đó là khác nhau. Sau khi phong tặng, người ra đời hai lần được trao tặng thắt
lưng, dây thiêng và trượng nhưng chất liệu và quy cách của 3 loại đó cũng phân biệt rõ rệt
theo Vácna của người được tặng.
Brahman không chỉ là những người có quyền chủ trì các buổi tế lễ tiếp xúc với thần
linh mà còn là người được giao nhiệm vụ bảo vệ tục lệ, họ dạy dỗ thanh niên và cũng là
những nhà chuyên môn giải thích kinh Vêđa chứa những lời được coi là chân lý tuyệt đối.
Ngược lại với ba đẳng cấp trên, Suđra là đẳng cấp không có quyền học kinh sách. Các
Brahman cho rằng nếu một Suđra mà nghe kinh Vêđa thì tai sẽ bị điếc, sẽ bị đổ chì vào,
nếu tụng kinh Vêđa thì lưỡi sẽ bị cắt đứt và nếu học thuộc lòng thì thân thể sẽ bị chặt làm
lOMoARcPSD| 40367505
hai. Điều đó cho thấy đạo Bàlamôn là đạo riêng của đẳng cấp Brahman, không cho bất cứ
người nào len lỏi vào.
Như vậy, qua các thư tịch cổ đã vẽ lên nền giáo dục Ấn Độ cổ đại mang đậm sắc thái
thần học. Brahman là đẳng cấp nắm những đặc quyền về tôn giáo và còn có quyền
thượng về văn hóa, giáo dục trong xã hội. Trái lại, Suđra bị tước đi quyền được học hành,
n hóa, giáo dục, từ đó cho thấy sự đày đọa không chỉ về mặt thể xác mà còn về mặt tinh
thần.
3, Vấn đề hôn nhân gia đình trong trật tự đẳng cấp Vácna xã hội Ấn Độ cổ trung đại
a, Vấn đề kết hôn
Kết hôn là vấn đề quan trọng mà được chế độ Vácna ghi nhận và quy định chặt chẽ.
Để thực hiện việc kết hôn với mục đích hôn nhân của Hinđu giáo thì các Vácna phải tuân
thủ những quy định chung và quy định riêng về vấn đề kết hôn.
* Về quy định chung:
Theo những quy định trong các thư tịch Hinđu giáo nói chung và luật pháp Ấn Độ cổ
trung đại nói riêng, không chấp nhận chế độ đa thê và hôn nhân không cùng đẳng cấp,
đặc biệt là những đẳng cấp cao (Brahman, Ksatơrya) với đẳng cấp thấp (Suđra), cụ thể:
Theo Narada và Manu, một quy định chung dành cho tất cả các đẳng cấp trong trật tự
Vácna là: “Khi một người Brahman, Ksatơrya, Vaisya hay Suđra lấy vợ, điều tốt nhất cho
anh ta là lấy một người thuộc đẳng cấp của mình, và do đó một người đàn ông là thành
viên cùng đẳng cấp cũng là người đủ điều kiện làm chồng nhất cho một người phụ nữ.”
Theo quy định chung đó nếu như người con gái đi lại với người nam thấp kém hơn t
sẽ bị bắt và giam cầm trong nhà. Trong khi người nam thấp kém hơn đi lại với người nữ
cao quý hơn sẽ bị nhục hình.
Kể cả đối với hai đẳng cấp trên, việc kết hôn với nhau cũng là điều cấm kị, đặc biệt là
đàn ông Ksatơrya kết hôn với người phụ nữ Brahman là trái đạo lý và sẽ bị những người
Brahmna khác coi thường dù cho đó là một bậc quân vương.
Theo Mahabharata, việc cấm đoán đó xuất phát từ nguyên nhân là “Theo tục lệ cổ
truyền, một người con gái thuộc đẳng cấp Ksatơrya có thể lấy một người Brahman nhưng
nếu như con gái Brahman mà lấy một Ksatơrya thì điều đó được xem là sai trái. Điều
quan trọng ấy là duy trì sao cho những điều pháp luật có tính đẳng cấp đối với phụ nữ,
không bị hạ thấp xuống.”
Mặc dù không khuyến khích đa thê nhưng trong trường hợp đặc biệt, người đàn ông
thuộc ba đẳng cấp trên vẫn có thể lấy thêm vợ với điều kiện người vợ đầu tiên tức người
lOMoARcPSD| 40367505
vợ cả phải cùng thuộc đẳng cấp với mình còn những người vợ tiếp theo sẽ thuộc những
đẳng cấp dưới của mình.
Bên cạnh đó, theo Mahabharata, một người phụ nữ Brahman không thể kết hôn hợp
pháp với người đàn ông Ksatơrya nhưng trong một số trường hợp ngoại lệ, cuộc hôn nhân
này vẫn hợp pháp nếu như được sự cho phép của người Brahman có địa vị cao.
* Về quy định riêng:
Theo luật Manu, đối với ba đẳng cấp trên, việc kết hôn theo Vácna được quy định rất
chặt chẽ và cụ thể đến mức chi tiết đối với từng đẳng cấp. Ví dụ: Những tiêu chuẩn của
người đàn ông phải đáp ứng trước khi kết hôn với ba đẳng cấp trên là (học kinh Vêđa, thể
chất, tinh thần), việc lựa chọn vợ (phải cùng Vácna nhưng khác dòng giống để tránh hậu
quả con cái…), việc chọn chồng (theo sự sắp đặt), tuổi kết hôn, các loại hình hôn nhân,
những nghi lễ chính trong hôn nhân:
Thứ nhất, những chàng trai thuộc ba đẳng cấp trên trước khi kết hôn phải đáp ứng
được những tiêu chuẩn: hoàn thành việc học tập (kinh sách), trở về nhà và bắt đầu một
giai đoạn mới cao hơn về thể chất, đạo đức, tinh thần. Giai đoạn mới cao hơn là việc chọn
cưới vợ và trở thành một người chủ gia đình.
Thứ hai là việc chọn vợ,người đàn ông được khuyên nên kết hôn với những người phụ
nữ cùng đẳng cấp, cùng Vácna nhưng phải khác dòng giống để tránh hậu quả về con cái.
Luật Manu đã liệt kê mười loại gia đình mà một chàng trai thuộc đẳng cấp cao không nên
lấy con gái của họ, dù gia đình đó giàu có, nhiều bò, dê, cừu, tài sản hay thóc lúa, đó là:
gia đình coi thường việc thực hiện các nghi lễ, không đàn ông (nispurusa), trong
gia đình không nghiên cứu kinh Vêđa, (những người trong gia đình) lông lá đầy mình,
mắc bệnh lòi dom, ho lao, tiêu hoá kém, bệnh động kinh, bệnh hủi trắng hoặc đen
(svitrikusthin). Các chàng trai Aryan cũng được khuyên không nên chọn cưới những
gái đầu óc đần độn, quá gầy hoặc quá ốm yếu, không mọc tóc hoặc quá nhiều lông lá trên
người, gái nói quá nhiều, bị vàng da hoặc một người mang tên của các tinh tú, cây,
sông, tên của đẳng cấp thấp (antya), núi, chim rắn, đầy tớ hay tên dsợ. Họ còn được
khuyên nên lấy những người đàn không tật về thân thể, tên dễ nghe, ng đi
của con thiên nga (hamsa) hay của con voi, lông mềm trên thân và trên đầu, răng đẹp,
tay chân mềm mại.
Theo luật Manu, Đối với một cô gái, việc chọn chồng kỹ lưỡng cũng là điều hết sức
quan trọng. Tuy nhiên, việc chọn rể không phải do cô gái quyết định mà phụ thuộc hoàn
toàn vào cha. Người cha ở Ấn Độ xưa mang trong mình trách nhiệm lớn lao là tìm kiếm
người chồng lý tưởng cho cô con gái khi đến tuổi dậy thì, đó nên là chàng rể đẹp trai, gia
thế và có phẩm chất tốt đẹp.
Nếu sau ba năm kể từ thời điểm cô gái đến tuổi kết hôn (dậy thì) mà người cha vẫn
không đủ khả năng tìm kiếm một người chồng phù hợp cho con gái thì cô gái đó có thể
lOMoARcPSD| 40367505
chọn chồng theo ý mình. Sau thời gian ba năm đó, cô gái tự lựa chọn chú rể cho mình
cùng đẳng cấp và vị trí xã hội, khi đó thì cô gái và chồng của mình đều không có tội.
Nhưng khi chọn chồng theo ý muốn thì cô gái không nhận được bất cứ của hồi môn nào
từ cha mẹ vì người Ấn cho rằng họ không có trách nhiệm gì với cô gái, cô ta không còn là
thành viên trong gia đình nữa khi đã đi con đường riêng của mình, nếu mang của hồi môn
đi thì cô bị coi là ăn cắp. Như vậy, sẽ là tốt hơn cả nếu các cô gái Ấn Độ nên chấp nhận
một cuộc hôn nhân được sắp đặt, cưới một người chồng dưới sự chỉ định của cha hoặc
anh trai như thế mới hợp đạo lý. Trong những trường hợp bất khả kháng thì mới tiến hành
các cuộc hôn nhân dựa trên sự tự nguyện tìm kiếm nhau của đôi nam nữ.
Thứ ba, về độ tuổi kết hôn của cả nam và nữ, theo các nguồn thư tịch cổ, lý tưởng
nhất là một cuộc hôn nhân mà ở đó độ tuổi của cô dâu bằng một phần ba tuổi chú rể. Một
đứa bé tám tuổi nên lấy một chàng trai ở độ tuổi hai mươi và một cô gái mười hai tuổi
nên lấy một người đàn ông hơn ba mươi tuổi. Người Ấn Độ khi đó cũng quan niệm rằng,
lấy chồng càng sớm người con gái càng được “an toàn”, tránh được khỏi những cám d
tội lỗi trước khi kết hôn. Bởi lẽ, trong trường hợp ngược lại thì cô gái rất khó lấy được
chồng. Sau này, độ tuổi chú rể giảm xuống dần. Vì thế, từ thời cổ đại, một tập quán đã
hình thành trong xã hội Ấn Đ là hôn nhân trẻ em. Trẻ em mới được sinh ra đã được bố
mẹ lo lắng và tính toán đến việc cưới xin.Tuy nhiên, cuộc sống vợ chồng sau khi kết
hôn vẫn chưa thể bắt đầu với bọn trẻ, đến tận lúc chúng lớn lên thì cô dâu mới về nhà
chồng. Tục lệ này thậm chí vẫn còn duy trì đến tận ngày nay tại nhiều vùng nông thôn
cuộc đấu tranh chống nạn tảo hôn vẫn đang diễn ra ở nhiều địa phương Ấn Độ.
Theo luật Manu, Bên cạnh những quy định về việc kết hôn cùng đẳng cấp, các thư tịch
cũng chỉ ra hệ quả của sự vi phạm những quy định đó sẽ bị trừng phạt rất nghiêm khắc (ví
dụ: bị trục xuất ra khỏi đẳng cấp, giáng đẳng cấp, bị phạt tiền...). Những người đàn ông
thuộc đẳng cấp cao nếu qua lại với những người phụ nữ của đẳng cấp dưới (Sudra)
thì sbị xã hội phê phán, con cái sẽ mất địa vị của mình “Một người tăng lữ mà lên giường
với một nô tì thì sẽ phải xuống địa ngục, nếu anh ta khiến cô ta sinh con trai thì người con
trai của tăng lữ sẽ mất vị trí xã hội vốn có của mình”.
Theo luật Manu, Mahabharata, Ramayana, những cuộc hôn nhân không cùng đẳng
cấp sẽ để lại những hệ quả hết sức nặng nề, điều đó được thể hiện qua việc con cái họ sẽ
là những người không được xếp vào đẳng cấp nào trong bậc thang đẳng cấp Ấn Độ.
Những người này thường được gọi là Paria hay Chandala, Dalit…Họ bị coi là tầng lớp
“không tiếp xúc”, “không sờ mó” hay “không động chạm”. Ramayana coi Chandala
nhóm người đồng nghĩa với sự bẩn thỉu, người họ thì “chỗ xanh, chỗ xám. Da xì, c
ngắn ngủn, lem luốc tro”. Thư tịch này cũng nêu đặc điểm nhận dạng của những người này
họ thường mặc quần áo dưới màu xanh da trời, trên màu đỏ cùng với khăn choàng đỏ,
vòng hoa lấy từ nghĩa địa, đồ trang sức bằng sắt (còn gọi là ayasabharana). Họ nước
da nâu sẫm, mắt màu đồng. Họ bị hội coi khinh là tầng lớp tận cùng của hội Ấn
Độ “Cho dù chúng có giàu sang mấy đi nữa thì bọn vô giáo dục thật sự là những bọn cùng
lOMoARcPSD| 40367505
dân, đứng ngoài bậc thang đẳng cấp. Người phẩm hạnh không được sống hòa lẫn với
chúng” (Mahabharata). Những người y không được phép tiếp xúc hoặc mời người
Brahman ăn uống vì một người Brahman sẽ không thể lên thiên đường được sau khi đã
ăn thức ăn do Chandala làm ra (Ramayana) . Họ phải làm những công việc mà xã hội
đẳng cấp coi thường như chôn cất xác chết, đao phủ, c cống, thuộc da…Đạo Phật
đã từng gọi những người Chandala là đẳng cấp thứ năm dưới bốn đẳng cấp truyền thống,
tuy nhiên đối với tín đồ Hinđu giáo thì ngay cả các thần của đạo này cũng khước từ mọi s
hiến dâng và những vật tế lễ của người Chandala (Ramayana)
Thời Vêđa, họ thường là hệ quả của những cuộc hôn nhân không cùng đẳng
cấp, thân phận địa vị của họ cùng thấp kém. Đến thời kì tồn tại của vương
triều Môrya, trong số những người Arthashastra gọi là “phi Aryan” thì nhóm người
được đề cập nhiều nhất Chandala. Kautilya cũng khẳng định tầng lớp này những người
đứng ngoài hệ thống đẳng cấp, không được phép tiếp xúc hay động chạm vào các đẳng
cấp trên. Trong trường hợp người Chandala không may chạm vào một người Aryan
thì sẽ bị phạt tiền 100 pana. Người Chandala không chỉ có thân phận thấp kém mà họ
còn bị đối xử rất bất công, nếu người Chandala bị lấy trộm gia súc nhỏ thì kẻ ăn trộm chỉ
bị phạt một nửa so với việc lấy cắp của những người đẳng cấp khác, ngược lại nếu người
Chandala ăn trộm của những người đẳng cấp khác thì sẽ bị mức hình phạt cao nhất. Những
người Chandala này theo Kautilya đồng nghĩa với sự bẩn thỉu, không trong sạch. Do đó,
vùng đất sinh sống của họ cũng ở xa so với nơi sinh sống của người Aryan, gần với nơi của
người chết. Vì thế, họ chỉ được sdụng giếng nước dành riêng cho mình “Giếng của
Chandala chỉ được sử dụng cho Chandala”. Họ càng không được phép kết hôn với các đẳng
cấp khác “con cái của Chandala cũng chỉ được sinh ra bởi sự kết hợp giữa Chandala với
nhau hoặc với những người không trong sạch khác”.
Như vậy, các thư tịch cổ Ấn Độ cho rằng những người Paria hau Chandala được coi là
những hạng người ti tiện, đáng nguyền rủa nhất trong xã hội. Họ là những người ô uế
nhất, bẩn thỉu nhất và phải sống biệt lập đối với xã hội Ấn Độ thời kì cổ trung đại.
b, Về vấn đề ngoại hình, ly hôn và tái hôn
Đạo Hinđu coi trọng việc kết hôn và đề cao tính chung thủy trong hôn nhân, coi đó
chuẩn mực của con người Hinđu đặc biệt là đối với phụ nữ. Ngoại tình là một trong
những điều cấm kị và theo quy định sẽ bị trừng phạt nặng nề và mức độ trừng phạt cũng
khác nhau theo địa vị của từng đẳng cấp. Trong một số trường hợp ngoại tình hợp pháp
thì người mắc tội này cũng phải tuân thủ những quy định rất nghiêm ngặt.
Theo Narada và Manu, Khi phạm tội ngoại tình, người đàn ông có thể nộp tiền phạt,
mức tiền phạt phụ thuộc vào đẳng cấp của người phụ nữ mà anh ta ngoại tình. Ví dụ: một
người đàn ông có quan hệ ngoại tình với một người phụ nữ cùng đẳng cấp thì phạt tiền ở
lOMoARcPSD| 40367505
mức cao nhất, phạt tiền ở mức trung bình khi anh ta có quan hệ ngoại tình với một phụ nữ
đẳng cấp thấp hơn và án tử hình khi anh ta có quan hệ ngoại tình với một phụ nữ thuộc
đẳng cấp cao nhất. Trong một trường hợp khác, người đàn ông cũng có thể bị án phạt cao
nhất đó là khi người đó “có quan hệ ngoại tình với một thiếu nữ mà không phải là ý muốn
của cô ấy thì anh ta sẽ bị chặt hai ngón tay. Nếu cô gái đó thuộc về đẳng cấp cao nhất
(Brahman) thì anh ta sẽ bị tử hình và bị tịch thu tất cả tài sản. Trong trường hợp bị án tử
hình – đây là hình phạt cao nhất cho tội danh này- người đàn ông ngoại tình sẽ bị thiêu
cháy trên một khúc gỗ lửa.
Trong nhiều trường hợp khác, người phụ nữ nói chung, đặc biệt là phụ nữ thuộc đẳng
cấp cao luôn được bảo vệ khỏi hành vi ngoại tình hoặc quan hệ bất chính “Mẹ, chị gái
(em gái) của mẹ, mẹ vợ, vợ của cậu, chị gái (em gái) của bố, vợ của chú, vợ của bạn, vợ
của học trò, chị gái (em gái), chị gái (em gái) của bạn, con dâu, con gái, vợ của thầy
tu, quan hệ Sagotra, người được giám hộ, nữ hoàng, nữ khổ tu, y tá, phụ nữ trung thực
(liêm khiết), và phụ nữ thuộc đẳng cấp cao nhất: khi người đàn ông có quan hệ xác thịt
với bất kỳ người phụ nữ nào trong số (20) phụ nữ đó, anh ta sẽ bị kết tội loạn luân. Vì tội
danh đó, không có hình thức trừng phạt nào tốt hơn là cắt đi bộ phận sinh dục của anh ta
(coi như sự chuộc tội đầy đủ).”
Bên cạnh việc ngoại tình bất hợp pháp thì cũng có những trường hợp ngoại tình được
coi là hợp pháp. Đó là khi người đàn ông có quan hệ tình dục với một người phụ nữphóng
đãng mà người đó không phải là Brahman hoặc người đó là một gái điếm, một nữ nô lệ,
hoặc một phụ nữ không bị chủ kiểm soát và nếu những người này thuộc về các đẳng cấp
thấp hơn anh ta. Hoặc trường hợp người đàn ông ngoại tình với một thiếu nữ mà cô gái
đó đồng ý thì không bị coi là xúc phạm, nhưng anh ta sẽ phải tặng đồ trang sức cho cô
gái, tôn trọng và cưới cô ấy một cách hợp pháp.
Trong trường hợp phụ nữ ngoại tình thì hình phạt cao nhất cũng sẽ là bị tử hình,
nhưng hình thức thì khác với người đàn ông: “nếu một người phụ nữ được tự hào là có
đức hạnh lại lừa dối chồng mình đi với một người đàn ông khác thì vua nên cho chó ăn
thịt cô ta ở nơi có đông đảo mọi người”.
Bên cạnh những quan niệm khắt khe, cứng nhắc về kết hôn thì trong các thư tịch cổ
lại phản ánh khá nhiều quan điểm tiến bộ trong việc ly hôn và tái hôn của các Varna. Nếu
khi kết hôn người phụ nữ hầu như không được lựa chọn người đàn ông của cuộc đời mình
thì họ lại có quyền đề xuất việc ly hôn hoặc tự do tái hôn khi cuộc hôn nhân đó chấm dứt.
Ví dụ trong trường hợp: “Khi một người đàn ông trở thành người tu hành khổ hạnh, bất
lực hoặc khi người đó bị trục xuất ra khỏi đẳng cấp thì người phụ nữ được phép đề xuất
việc ly hôn” (trích Narada)
Theo Narada, việc đề xuất ly hôn và tái hôn đối với người phụ nữ ở các đẳng cấp khác
nhau cũng được quy định khác nhau. Cụ thể là, một người phụ nữ Brahman sẽ phải chờ
lOMoARcPSD| 40367505
chồng vắng nhà 8 năm hoặc 4 năm nếu không con cái nối dõi, sau thời gian đó thì
người phụ nữ đó có thể đi lấy chồng khác. Trong khi đó thì người phụ nữ
Kshatriya sẽ chờ chồng vắng nhà 7 năm hoặc 3 năm nếu không có con nối dõi, người phụ
nữ Vaisya sẽ chờ chồng vắng nhà 4 năm nếu có con cái, nếu không có con thì chỉ phải
chờ 2 năm, sau thời gian đó, có thể lấy chồng khác. Đối với người phụ nữ Sudra thì
không xác định thời gian nhất định phải chờ đợi chồng vắng nhà. Họ chỉ phải chờ trong
hai trường hợp là khi người đàn ông được xác định còn sống hoặc nhận được tin đã tìm
thấy anh ta
Người phụ nữ cũng được phép ngoại tình trong cả bốn trường hợp trên vì: “tất cả
những luật trên được đặt ra bởi Thần sáng tạo ra thế giới trong các trường hợp người đàn
ông biến mất (không lý do). Khi đó, nếu người phụ nữ chung sống. Trong trường hợp tái
hôn, thì con cái sinh ra trong các cuộc hôn nhân này cũng phải giữ nguyên trật tự đẳng
cấp như các cuộc hôn nhân chính thức “Nội dung các luật cũng áp dụng cho con cái của
những cuộc hôn nhân liên hợp này (những cuộc tái hôn) đi theo trật tự của các đẳng cấp.
Những người con của các cuộc hôn nhân này ngược lại trật tự đẳng cấp thì sẽ bị tuyên bố
là (đã tạo ra) một sự thất bại của các đẳng cấp”với một người đàn ông khác thì sẽ không
bị phạt”
4, Vấn đề về các phương diện khác trong xã hội đẳng cấp Vácna thời kì cổ trung đại
a, Về việc đặt tên, gọi tên
Việc đặt tên cho đứa bé khi ra đời được coi là một nghi lễ thiêng liêng và đặc biệt
quan trọng. Việc đặt tên phải trải qua nhiều nghi lễ và theo quy định về mặt thời gian.
Đứa trẻ thuộc đẳng cấp nào thì tên gọi cũng phải phù hợp với đẳng cấp đó, theo luật
Manu: “Tên của Brahman sẽ là từ khiến được ưu đãi, Ksatơrya là từ đầy sức lực, Vaisya
là từ gắn liền với sự giàu có, Suđra là từ đáng khinh…Và qua nghi lễ đặt tên đứa trẻ khi
ra đời gắn liền với danh phận, trách nhiệm và bổn phận của đẳng cấp mình đến hết cuộc
đời.
Ngoài ra, theo Narada, trong một số trường hợp ngoại lệ, tên của con cái cũng có sự
thay đổi. Ngoài những tên do cha mẹ lựa chọn phù hợp với trật tự đẳng cấp thì con cái
của các cuộc hôn nhân không theo đúng trật tVarna cũng những tên gọi riêng tùy
theo từng trường hợp cụ thể. dụ: con trai của một người Brahman với một phụ nữ
Brahman được coi cân bằng về đẳng cấp. Con trai của một người Brahman với một
người phụ nữ Kshatriya Anantara. Con trai của một người Kshatriya với một phụ nữ
Vaisya Ambashtha Ugra. Con trai của Brahman với một phụ nữ Vaisya Ekantara.
Con trai của Kshatriya với một phụ nữ Sudra sẽ được gọi là Nishada.
Người phụ nữ Sudra có được một con trai với Brahman thì người con đó được gọi là
Parasava (Parasava cao cấp hơn Nishada).
Theo chiều ngược lại, con trai của một phụ nữ Brahman với một đàn ông
Kshatriya sẽ Suta. Tương tự như vậy Magadha và Ayogava các con trai của cha
lOMoARcPSD| 40367505
người Vaisya Sudra. Một người phụ nữ Brahman với Vaisya một người con trai
Ekantara thì người đó sẽ gọi là Vaidehaka. Một người phụ nữ Kshatriya có con trai với
Sudra thì người con đó sẽ được gọi là Kshattri. Khi một người phụ nữ Brahman
quên mất bản thân mình mà có con với Sudra thì người con đó sẽ gọi là Kandala.
Ngoài ra, luật pháp Ấn Độ cũng quy định tên gọi cho con cái của những quan hệ ngoại
tình không đúng luật pháp “Dvyantara trong trật tự ngược sẽ là người con trai đáng khinh
bỉ nhất vì anh ta là kết quả của quan hệ tình dục phạm pháp”.
b, Về cách ăn, mặc, ở
Qua các thư tịch cổ, cách ăn, mặc ca đẳng cấp Ấn Độ mang tính phức tạp và khắt
khe.Theo luật Manu, điều đó được cụ thể như sau:
Đối với những người ra đời hai lần, các thư tịch không chỉ quy định về lượng thức ăn
được sử dụng còn đưa ra một hệ thống các quy định chung rất nghiêm ngặt những thực
phẩm nào được dùng làm thức ăn gồm: những thứ ép bằng hoa, rễ, quả sạch. Họ cũng có
thể dùng thức ăn được làm bằng đại mạch, tiểu mạch sữa…vv. Những thức ăn
cấm cũng được liệt kê khá chi tiết như: Tỏi, hành, nấm, các loại rau mọc từ phân, nhựa
cây màu đỏ, sữa bò đông, sữa các động vật hoang dã…vv.
Về vấn đề dùng thịt và kiêng thịt, Người ra đời hai lần chỉ được dùng thịt làm thức ăn
khi cúng tế, điều này được coi là quy định của thần thánh, cho nên dùng thịt trong các
trường hợp khác bị coi là vi phạm quy tắc. Nếu họ bất chấp các quy tắc mà vi phạm thì bị
coi lnhững kẻ ăn thịt ngông cuồng, tội lỗi này còn lớn tội lỗi sau khi chết của kẻ giết thú
vật để kiếm lời. Vì thế, việc giết hại súc vật làm thức ăn chỉ được tiến hành khi thực hiện
những lễ hiến tế, thờ cúng tổ tiên và các thần. Vì việc giết súc vật nhằm mục đích thực
hiện các nghi thức tôn giáo sẽ giúp cho súc vật được đi tới cõi cực lạc. Người ra đời hai
lần nên kiêng tất cả các loại thịt vì đây là một phần trong việc thực hiện các kỳ công kh
hạnh, kiêng thịt được coi là thành quả lớn.
Người ra đời hai lần dù vô tình hay cố ý ăn những thức ăn cấm đều phải thực hiện
những quy tắc chuộc lỗi khác nhau, tuỳ thuộc vào việc vi phạm khi ăn thức ăn cấm. Nếu
người ra đời hai lần ăn thức ăn thừa của đàn bà và Shudra cũng như ăn thịt không được
phép phải tiến hành chuộc lỗi bằng cách uống nước cháo bột bẩy ngày đêm, nếu ăn thịt
khô, nấm đất, món ăn không rõ nguồn gốc hay thức ăn ở lò sát sinh thì phải thực hiện
việc sám hối…
Người ra đời hai lần muốn giữ sự trong sạch của bản thân thì phải thực hiện những
quy tắc đã định về việc ăn kiêng còn những cái vô tình ăn phải thì phải thổ ra cũng như
phải tẩy uế bằng những lễ tẩy uế khác nhau.
Riêng đối với tầng lớp Brahman, dù được coi là tầng lớp cao quý nhất cũng phải thực
hiện những quy tắc nghiêm ngặt trên nhiều lĩnh vực. Trong đó, họ cũng phải thực hiện
lOMoARcPSD| 40367505
một hệ thống những quy tắc khắt khe đối với đẳng cấp mình trong việc ăn, mặc. Ngoài
việc thực hiện các quy tắc chung, Brahman còn phải thực hiện những quy định riêng cho
đẳng cấp mình. Brahman không được ăn những thức ăn đã bị lấy mất đầu, không được ăn
thức ăn của những kẻ say rượu tặng, thức ăn đem cho mà không có sự kính trọng cần
thiết, thức ăn trên có lông hay sâu bọ, thức ăn bị kẻ giết Brahman nhìn, thức ăn của
Sudra, của thầy thuốc, thợ săn, người cai quản thành phố, thợ thủ công, thợ giặt, của
người đàn bà lẳng lơ…. Nếu vô tình ăn phải những thức ăn cấm, Brahman phải thực hiện
lễ tẩy uế và ăn chay.
Đẳng cấp Brahman không chỉ phải tuân thủ nghiêm ngặt những quy định vtránh thức
ăn cấm còn phải cách ăn cho phù hợp với vị trí của mình trong hội. Brahman
được khuyên không nên ăn cùng với vợ, nhìn vợ đang ăn, không được để thức ăn lên đầu
gốimà ăn, không được ăn bằng các bình vỡ, thậm chí những chiếc bình bị nghi ngờ về
sự trong sạch, không được vừa ăn vừa nằm trên giường, không ăn những thứ để bên tay
trái hay trên ghế ngồi .. vv. Brahman muốn sức khỏe không nên ăn quá no, ăn quá
sớm, quá muộn. Theo Will Durant, một bữa ăncủa một Brahman thường được tiến hành
hết sức chu đáo và sạch sẽ “Thường thường người Bàlamôn rửa tay và miệng trước và
sau mỗi bữa ăn, họ bốc thức ăn đặt trên một tàu lá, họ cho rằng dùng một cái đĩa, một
con dao, một cái nĩa tới hai lần thì sẽ không được sạch, sau bữa ăn họ súc miệng tới bảy
lần. H chà răng bằng một thứ vỏ cây, chà xong một lần rồi liệng đi - họ cho dùng lông thú
để chà răng hoặc dùng hai lần một bàn chà không sạch sẽ, không lịch sự”.Brahman
muốn có sự kính trọng và sự tương xứng với địa vị của mình thì phải thực hiện những quy
định nghiêm ngặt như trên.
Theo luật Manu và Mahabharata, Trang phục của Brahman cũng được đề cập khá
nhiều, theo đó đẳng cấp này nên tránh mặc quần áo rách, bẩn nếu có phương tiện.
Brahman được quy định luôn phải “Cắt tóc ngắn, có móng tay và râu, áo quần trắng, sạch
sẽ...”. Một Brahman trong sạch không nên mang giày, quần áo, dây thiêng, đồ trang sức,
tràng hoa, bình đựng nước mà người khác đã dùng. Mục đích của việc tuân thủ những
quy định về ăn, mặc và những quy định khác để xứng đáng với vị trí người ưu tú nhất
trong những người ra đời hai lần, chúa tể của thế giới.
Khi một người Brahman đã bị trục xuất khỏi đẳng cấp thì cũng không có ai trong
cùng đẳng cấp sẽ được phép kết hôn với anh ta hoặc chấp nhận uống nước từ tay anh ta
hoặc mời người này đến nhà ăn tối. Ngay cả thợ cạo râu cũng không cạo râu cho và người
giặt đồ cũng sẽ không giặt đồ cho người Brahman này.
Đối với Kshatriya, trang phục phổ biến của Varna này mặc áo giáp
mang vũ khí “Nhà ẩn sĩ mỉm cười và thân ái nói với Acgiuna: con ơi, con mặc áogiáp và
lOMoARcPSD| 40367505
mang khí trong tay. Con là ai vậy? Ở đây không ai dùng đến khí. Mang y
phục Kshatriya, con định tìm kiếm đây, nơi các vị ẩn và các vị thánh đã chiến
thắng sự tức giận và dục vọng”.
Riêng đối với Sudra, họ không được dự những bữa ăn sự tham gia của những
người ra đời hai lần. Cách ăn, mặc của Sudra cũng phải phù hợp với thân phận, địa vị
hội của họ “các Sudra sống một cách chính đáng hàng tháng phải cắt tóc, thức ăn của
họ phải là thức ăn thừa của những người ra đời hai lần”. Ngoài ra, những người bị coi
ngoài đẳng cấp như Chandala, Svabatsa, hay Paria…thì phải sống ngoài làng, đồ gia
dụng họ dùng phải đồ người khác đã vứt bỏ, y phục của họ quần áo của người
chết, thức ăn thì phải cho trong bình vỡ, đồ trang sức của họ bằng sắt...
III, Tổng kết
Căn cứ vào nguồn tài liệu và các thư tịch cổ về nguồn gốc của chế độ Vácna cũng như
sự phân biệt các Vácna dựa trên những vấn đề của xã hội Ấn Độ cổ trung đại có thể nhận
thấy được đây là một chế độ, một trật tự xã hội đã được hình thành từ rất sớm trong xã
hội Ấn Độ. Sự hình thành trật tự xã hội đẳng cấp của các Vácna dựa trên sự hình thành
thế giới của Thần tối cao, điều đó được thể hiện trên việc mỗi Vácna được sinh ra từ một
phần cơ thể của thần hoặc một thuộc tính của vũ trụ. Chính vì vậy đã quy định địa vị và
quyền lợi khác nhau của các đẳng cấp, Brahman và Ksatơrya được sinh ra từ những bộ
phận cao quý nhất trên cơ thể thần là miệng và cánh tay nên được coi là đẳng cấp trong
sạch nhất và cao quý nhất trong bốn đẳng cấp, Vaisya và Suđra là những đẳng cấp sinh ra
từ bộ phận dưới nên giữ địa vị thấp kém vì đó là những bộ phận không trong sạch của
thần.
Khi tạo thành đẳng cấp Vácna, thần Tối cao đã quy định cho họ những Dharma chung
Dharma riêng mỗi đẳng cấp phải tuân theo vì sự phồn vinh hạnh phúc của hội.
Theo những quy định trên, về mặt kinh tế, mỗi Vácna được quy định làm công việc
phù hợp với đẳng cấp của mình và là phương tiện kiếm sống của họ, bên cạnh đó họ còn
được quy định về việc thừa hưởng tài sản thừa kế và sở hữu tài sản. Vua là người sở hữu
tối cao đối với mi tài sản trên đất nước mà ông ta trị vì song điều đó chỉ là danh nghĩa.
Brahman là người sở hữu tất cả vạn vật trên thế gian. Vaisya là lực lượng sản xuất chính
trong xã hội và Suđra là người phục vụ vô điều kiện các đẳng cấp trên, nhất là hai đẳng
cấp cao quý. Cùng với đó, các đẳng cấp đều phải tuân theo nghĩa vụ tô thuế và lao dịch.
Về mặt chính trị, vua là người được khẳng định đóng vai trò tối cao trong việc cai trị
đất nước, có quyền quyết định đối với mọi vấn đề quốc gia, ngoài ra tham vấn cho vua là
các tầng lớp Brahman đóng vai trò chi phối song vẫn có mối quan hệ mật thiết với nhà
vua. Còn đẳng cấp dưới là đẳng cấp bị trị, cùng với đó, vua cũng là người đóng vai trò tối
cao trong việc chỉ định nhiệm vụ tòa án và có quyền xét xử các vụ án nhằm đảm bảo cho
lOMoARcPSD| 40367505
trật tự Vácna được duy trì. Theo quy định trật tự, Vácna ở đẳng cấp càng cao thì mức độ
hình phạt sẽ giảm dần và ngược lại.
Về tôn giáo, Brahman là đẳng cấp được thần giao nhiệm vụ đứng đầu tôn giáo, là
người truyền kinh Vêđa và thực hành các nghi lễ tôn giáo, chủ trì các buổi tế lễ…Có s
phân biệt giữa người sinh hai lần và người sinh một lần trong việc học kinh Vêđa và tham
gia các hoạt động tôn giáo. Brahma là đẳng cấp có đặc quyền tối thượng về tôn giáo trong
khi Suđra bị ngăn cấm và vùi dập trong tôn giáo.
Về hôn nhân gia đình, chế độ nội hôn là chế độ được quy định đối với các Vácna, tất
cả phải tuân theo những quy định khắt khe về hôn nhân đẳng cấp và những ràng buộc.
Tuy vậy cũng có một số trường hợp ngoại lệ trong trường hợp kết hôn khác đẳng cấp.
Bên cạnh đó, các Vácna còn phải thực hiện những Dharma trên các phương diện khác
về cách đặt tên, ăn ở… tương ứng với địa vị đẳng cấp của mình.
Như vậy, trật tự đẳng cấp Vácna là trật tự đẳng cấp được xếp theo thứ bậc từ trên
xuống dưới trong đó hai đẳng cấp trên là Brahma và Ksatơrya được hưởng nhiều quyền
lợi hơn cả. Qua đó cho thấy khoảng cách giữa các Vácna thể hiện một cách sâu sắc xét
trên mọi phương diện. Điều đó phản ánh sự bất bình đẳng và ẩn chứa nhiều mâu thuẫn
trong xã hội thần quyền của xã hội Ấn Độ cổ trung đại.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Đinh Ngọc Bảo – Tống Thị Quỳnh Hương (2011), Nguồn gốc chế độ Varna qua bộ
luật Manu, nghiên cứu Đông Nam Á số 2(131)
2. Đinh Ngọc Bảo – Tống Thị Quỳnh Hương (2011), Luật Manu – bộ bách khoa
thư về Ấn Độ cổ đại, Tạp chí Khoa học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, số 2
3. Đinh Ngọc Bảo (chủ trì), Tống Thị Quỳnh Hương (thư kí và chủ trì đề tài nhánh),
Luật Manu trong xã hội Ấn Độ xưa và nay, đề tài khoa học cấp Bộ, mã số
B2009-17205, nghiệm thu năm 2012
4. Tống Thị Quỳnh Hương (2013), Ảnh hưởng của luật Manu đối với sự phân chia
đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ ngày nay, Kỷ yếu Hội thảo khoa học trẻ các
trường Đại học sư phạm toàn quốc, lần thứ III, NXB Đà Nẵng
5.Tống Thị Quỳnh Hương (2013), Trật tự xã hội Ấn Độ qua các sử thi
6.Tống Thị Quỳnh Hương (2014), Kết cấu xã hội Ấn Độ cổ đại qua tác phẩm
7.Luật Manu, bản dịch tiếng Việt thuộc đề tài “Luật Manu trong xã hội Ấn Độ xưa và
nay”, do PGS. TS Đinh Ngọc Bảo chủ trì, đề tài khoa học cấp Bộ, mã số B2009-17-205,
nghiệm thu năm 2012.
8. Lịch sử văn minh thế giới, Vũ Dương Ninh (chủ biên), NXB Giáo dục Việt Nam.
9.Mahabharata (1979), Cao Huy Đỉnh, Phạm Thủy Ba dịch, NXB KHXH, Hà Nội.
lOMoARcPSD| 40367505
10.Ramayana (1988), Phạm Thủy Ba dịch, Phan Ngọc giới thiệu, tập 1, NXB Văn
học, Hà Nội.
11.Ramayana (1988), Phạm Thủy Ba dịch, Phan Ngọc giới thiệu, tập 2, NXB Văn
học, Hà Nội.
12.Ramayana (1988), Phạm Thủy Ba dịch, Phan Ngọc giới thiệu, tập 3, NXB Văn
học, Hà Nội
13.Will Durant (2006), Lịch sử văn minh Ấn Độ, Nguyễn Hiến Lê dịch, NXB Văn
hóa thông tin, Hà Nội.
14.Đặng Nguyên Anh (1989), Về sự nghiên cứu Hệ thống đẳng cấp xã hội Ấn Độ từ góc
độ của lý thuyết phân tầng xã hội, Tạp chí Xã hội học, số 3
15.Doãn Chính (2001), Vêđa Upanishad, Những bộ kinh triết lý tôn giáo cổ Ấn Độ, NXB
Văn hóa, Hà Nội.
16.Lương Ninh (Chủ biên) (2001), Lịch sử thế giới cổ đại, NXB Giáo dục, Hà Nội.
17.Vũ Dương Ninh (Chủ biên) (1995), Lịch sử Ấn Độ, NXB Giáo dục.
18.The Rig Veda (2000), translated by Wendy Donginer, Penguin Books, India
19.Nguyễn Thừa Hỷ (1986), Ấn Độ qua các thời đại, NXB Giáo dục, Hà Nội.
20.Đặng Hữu Toàn, Trần Nguyên Việt, Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Kim Lai (2005),
Các nền văn hóa thế giới, tập 1, NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
| 1/31

Preview text:

lOMoAR cPSD| 40367505
TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI
CHẾ ĐỘ ĐẲNG CẤP VARNA Ở ẤN
ĐỘ TRONG THỜI KÌ CỔ - TRUNG ĐẠI Hà Nội, 2022 lOMoAR cPSD| 40367505 MỤC LỤC
I, Tổng quan về nguồn gốc chế độ Vácna (Varna) trong lịch sử Ấn Độ ...... 1
1, Cơ sở tôn giáo ............................................................................................ 1
2, Các nguồn thư tịch cổ ..................................................................................... 4
II, Đặc điểm sự phân chia đẳng cấp Vácna trong đời sống xã hội Ấn Độ cổ trung
đại ................................................................................................................................ 8
1, Về chính trị và pháp luật ................................................................................ 8
a, Về chính trị ............................................................................................................ 8
b, Về pháp luật ........................................................................................................ 10
c, Về kinh tế ............................................................................................................ 12
2, Về bổn phận tôn giáo của các đẳng cấp trong trật tự Vácna ....................... 18
3, Vấn đề hôn nhân gia đình trong trật tự đẳng cấp Vácna xã hội Ấn Độ cổ
trung đại .............................................................................................................
19 a, Vấn đề kết hôn ............................................................................................ 21
b, Về vấn đề ngoại hình, ly hôn và tái hôn ............................................................. 24
4, Vấn đề về các phương diện khác trong xã hội đẳng cấp Vácna thời kì cổ
trung đại ........................................................................................................... 26
a, Về việc đặt tên, gọi tên ........................................................................................ 26
b, Về cách ăn, mặc, ở .............................................................................................. 27
III, Tổng kết ................................................................................................... 27 ...... 29
Danh mục tài liệu tham khảo ................................................................................... 30 lOMoAR cPSD| 40367505
I, Tổng quan về nguồn gốc chế độ Vácna (Varna) trong lịch sử Ấn Độ 1, Cơ sở tôn giáo
*Đạo Bàlamôn – Đạo Hinđu
Giai đoạn đầu của thời kì Vêđa, quan niệm tín ngưỡng của người Ấn Độ còn mang
nhiều dấu vết của thời nguyên thủy. Họ tin rằng vạn vật đều có linh hồn nên đã sùng bái
rất nhiều thứ từ các hiện tượng tự nhiên, người chết và các loài động vật…
Đến giai đoạn đầu của thiên kỉ I TCN, sự phát triển của xã hội có giai cấp cùng với sự
bất bình đẳng về giai cấp trở nên sâu sắc, trên cơ sở các tín ngưỡng dân gian dần tập hợp
lại hình thành nên một tôn giáo lớn đó là đạo Bàlamôn. Như vậy, đạo Bàlamôn là một tôn
giáo không có người sáng lập, không có tổ chức giáo hội chặt chẽ.
Đạo Bàlamôn là một tôn giáo đa thần trong đó cao nhất là thần Brama – vị thần sáng
tạo thế giới. Tuy nhiên cũng có nơi cho là thần Siva, vị thần phá hoại là cao nhất. Có nơi
lại cho thần Visnu, thần bảo vệ, thần ánh sáng, thần bốn mùa, thần làm cho nước sông
Hằng dâng lên và làm mưa tưới cho ruộng đồng tươi tốt là vị thần cao nhất. Từ đó, trong
giai đoạn đầu công nguyên, đạo Bàlamôn chia thành hai phái thờ thần Siva và phái thờ
thần Visnu. Để thống nhất các phái đó, đạo Bàlamôn nêu ra quan niệm thần sáng tạo
Brama, thần phá hoạt Siva và thần bảo vệ Visnu tuy ba nhưng vốn là một…
Về mặt xã hội, đạo Bàlamôn là công cụ đắc lực để bảo vệ chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ
dựa trên sự hình thành chế độ đẳng cấp đã xuất hiện từ trước đó. Đó là chế độ chia cư dân
tự do thành 4 đẳng cấp: Braman, Ksatơrya, Vaisya, Suđra. Trong đó:
Braman (Bàlamôn) là những đẳng cấp của những người làm nghề tôn giáo.
Ksatơrya là đẳng cấp của các chiến sĩ.
Vaisya là đẳng cấp của những người bình dân làm các nghề như chăn nuôi, làm ruộng,
buôn bán, một số nghề thủ công.
Suđra là đẳng cấp của những người cùng khổ, vốn là con cháu của các bộ lạc bại trận,
không có tư liệu sản xuất.
Nguyên dân dẫn đến sự ra đời của chế độ đẳng cấp so sự phân hóa về giai cấp, sự
phân công nghề nghiệp và sự phân biệt về bộ tộc. Nhưng các tăng lữ Bàlamôn thì dùng
uy lực của thần linh để giải thích hiện tượng xã hội ấy. Ví dụ luật Manu, một bộ luật về
tập quán được hoàn thành vào khoảng đầu công nguyên chép:
“Vì sự phồn vinh của cả thế giới, từ mồm, tay, đùi và bàn chân của mình, ngài (thần
Brama) đã tạo nên Braman, Ksatơrya, Vaisya và Suđra.”
Trong 4 đẳng cấp ấy, đẳng cấp Bàlamôn có địa vị cao nhất. Luật Manu viết: “Do sinh
ra từ bộ phận cao quý nhất của thân thể Brama, do sinh ra sớm nhất, do hiểu biết Vêđa,
Bàlamôn có quyền là chúa tể của tất cả tạo vật ấy.” lOMoAR cPSD| 40367505
Ngoài Bàlamôn, chỉ có hai đẳng cấp Ksatơrya và Vaisya mới được trở thành tín đồ của
đạo Bàlamôn và cả ba đẳng cấp trên được quan niệm là những người sinh hai lần, còn
Suđra không được dự các buổi lễ tôn giáo và được quan niệm là những người sinh một lần.
2, Các nguồn thư tịch cổ
Trong xã hội Ấn Độ cổ đại, Hinđu giáo được coi là tôn giáo lớn nhất và mang đậm
bản sắc Ấn Độ. Trải qua 3 giai đoạn hình thành, phát triển lâu dài từ Vêđa, Bàlamôn và
Hinđu. Giáo lí cơ bản của đạo Hin đu tập trung trong bộ kinh Vêđa và các bộ kinh sách
quan trọng khác cùng những luận điểm trong 2 bộ sử thi Mahabrahata và Ramayana.
Để giải thích sự tạo thành thế giới, quan niệm của Hinđu giáo cho rằng những hiện
tượng thế giới do một lực lượng tối cao vô hình chi phối. Rig Vêđa cho rằng, Đấng sáng
tạo Purusha – Thần ngã – thủy tổ của con người có đến ngàn đầu, ngàn mắt, ngàn tay và
Ngài thấm nhuần, hiện hữu trong vạn vật. Ngài là chúa tể của tất cả những gì đã có và sẽ
có. Từ tâm trạng Purusha sinh ra mặt trăng. Từ cặp mắt Purusha sinh ra mặt trời và từ
miệng Purusha sinh ra thần Indra, hơi thở của Ngài sinh ra cõi trời, chân làm cõi đất,
Ngài còn sinh ra động vật, loài người và cả tứ Vêđa nữa.
Nói về ý nghĩa của từ Vácna, theo từ điển Sanskrit Hindi do Vamana Shivarama Apte
soạn thảo thì từ này có nhiều nghĩa có thể nói như: màu sắc, loại người, sự giải thích, sự
thuyết minh, ca ngợi, sự mở rộng, sự quan sát, sự nhận thức, hình thức, vẻ đẹp, đẳng cấp,
chủng tộc, loại hình, giống.Theo Meghdoot của Kalidas thì Vácna có nghĩa là “nước da”,
“hình thức” và “vẻ đẹp”. Theo Raghuvansha cũng của Kalidas thì Vácna có nghĩa là “giai
cấp”, “bộ tộc” hoặc “bộ lạc”. Theo nhiều đoạn trong Rig Vêđa, Vácna có ý nghĩa là “màu
sắc” hoặc “ánh sáng”. Tuy nhiên, trong một số đoạn khác của Rig Vêđa thì từ này liên
quan đến các nhóm người có nước da sáng hoặc tối. Ví dụ như đoạn mô tả thần Indra
định cho “màu sắc Dasa” trong một cái hang đầy bóng tối. Tương tự như vậy, trong Rig
Vêđa cũng có một số đoạn nói về Arya Vácna (màu da) là màu trắng. Ngược lại, màu da
của các Dasa hoặc Dasyu là màu tối. Những đoạn này đã chỉ ra một cách rõ ràng rằng cả
những người Aryan và Dasa đã tạo ra Vácna với ý nghĩa là màu da. Trong thư tịch của
Brahmana là Taittairiya Brahmana có viết: “Brahmana là Vácna phân chia và Suđra và
Asurya.” Suđra được gọi chủ yếu là “Asur” vì họ có màu da sẫm. Rig Vêđa cũng có đề
cập đến “Asuryam Varnam” có nghĩa là chủng tộc Sudra.
Tuy vậy, có một số học giả cho rằng từ Vácna là từ được thêm vào để tăng tính thần
thánh cho chế độ Varna chứ nguyên gốc Rig Vêđa không có từ này. Trong một số văn bản
dịch của Rig Vêđa thì từ Vácna chỉ xuất hiện ở phần chú thích chứ không phải là nội
dung chính. Ví dụ như bản dịch Rig Vêđa của Wendy Doniger có nói về sự phân chia cơ
thể thần thành bốn đẳng cấp, ở phần chú thích tác giả đã dùng từ Vácna để giải thích cho sự phân chia này.
Nhìn chung, chữ Vácna có xuất hiện trong thư tịch gốc hay do người đời sau thêm
vào thì qua các thư tịch cổ có thể nhận thấy ý nghĩa chung của từ này có nghĩa là: chế độ lOMoAR cPSD| 40367505
xã hội Ấn Độ đã có sự phân chia thành nhiều đẳng cấp, trong đó có bốn đẳng cấp chính
được tạo ra từ các bộ phận khác nhau trên cơ thể thần tối cao đều được chú giải là chế độ Vácna. Cụ thể:
Rig Vêđa đã cho thấy Vácna có niên đại khoảng 5000 năm TCN (gọi là Varna
Vyavastha). Vào thời điểm đó, thần tối cao Purush (Pususa) đã phân chia xã hội của
người Hinđu thành bốn Vácna. Khi những Vácna được ra đời thì tổ chức xã hội đó được
phân chia một cách vĩnh viễn, không thay đổi. Bốn Vácna được sinh ra từ các phần khác
nhau của Purush nên nó được phân chia theo thứ bậc từ trên xuống dưới, Brahman ở trên
cùng còn Suđra ở dưới cùng của sự phân tầng đó.
Rig Vêđa đã chia loài người ra làm hai hạng người: Arya (nghĩa là cao quý, thiện) và
dasya (nghĩa là thấp hèn, ác) Trong kinh Atharva – Vêđa cũng ghi rằng, con người sinh ra
hoặc thuộc thành phần Aryan hoặc thuộc thành phần Suđra. Rig Vêđa lý giải cho sự ra
đời của chế độ đẳng cấp như sau: Khi các thần phân ra thành nhiều phần, chúng là những
gì? Miệng của người là gì? Hai tay của người là gì? Bắp đùi và bàn chân của người là gì?
Brahmin là miệng của Ngài, hay tay Ngài tạo thành Rajanya (đẳng cấp chiến sĩ), hai bắp
đùi của Ngài là đẳng cấp Vaisya (thương gia, điền chủ, nông dân) , từ hai bàn chân Ngài
đẳng cấp Suđra (nô lệ thấp hèn) đã sinh ra.
Luật Manu nói rằng sự tồn tại của vũ trụ dựa vào sự tồn tại của bốn đẳng cấp. Nguồn
gốc của các đẳng cấp thể hiện vị trí của họ trong xã hội. Đẳng cấp Brahman được sinh ra
từ miệng của thần Brahma, đẳng cấp Ksatơrya được sinh ra từ cánh tay, đẳng cấp Vaisya
được sinh ra từ bắp đùi và đẳng cấp Suđra được sinh ra từ bàn chân của thần.
Luật Manu cho rằng miệng là nơi nói ra những điều hay lẽ phải, cánh tay là để bảo vệ,
để điều khiển, bắp đùi dùng để trồng cấy, sản xuất còn bàn chân không có gì ngoài việc
khúm núm và phục dịch. Vì vậy, bộ luật khẳng định “Người ở cao hơn rốn được coi là
trong sạch hơn, chính bởi thế nên đấng tối cao tuyên bố miệng ngài là trong sạch nhất”.
Vì nguồn gốc trong sạch nhất của mình nên vị trí đầu tiên là chúa tất cả mọi người thuộc
về Brahman: “Do được tạo thành từ bộ phận tinh túy nhất của cơ thể thần, do được ra đời
đầu tiên và do hiểu biết kinh Vêđa, Brahman đã được quyền là chúa của toàn bộ tạo vật”.
Thần Krishna trong bộ Bhagavad Gita đã giải thích rằng, hệ thống đẳng cấp có liên
quan đến một luật lệ thiêng liêng, Krishna nói rằng chế độ Vácna do ngài tạo ra theo sự
phân chia các Guna và công việc. Bhagavad Gita nhấn mạnh các Guna ở trong một trật tự
gồm bốn cấp bậc. Mỗi phần trong sự phân chia bốn cấp bậc bao gồm ba Guna, tức Sattva
(đức hạnh), Rajas (đam mê) và Tamas (ngu nguội). Vì thế, nên bốn đẳng cấp trên đều
mang ba thuộc tính vật chất. Ba Guna này là những thuộc tính của vũ trụ nên Varna sinh
ra cũng phải phù hợp với các thuộc tính của vũ trụ.
Điều đó cũng đã trở thành điểm cốt lõi trong Thuyết tôn giáo của người Ấn Độ.
Thuyết này cho rằng tất cả các sự vật trên thế giới thuộc về ba phẩm chất đó là Satta (bao lOMoAR cPSD| 40367505
gồm khôn ngoan, thông thái, trung trực, tốt bụng; Rajas bao gồm say mê, kiêu hãnh, dũng
cảm, Tamas bao gồm đần độn, ngu ngốc và các phẩm chất đối lập với hai phẩm chất trên.
Theo đó, Brahman thuộc về Satta, Ksatơrya và Vaisya thuộc về Rajas còn Suđra thuộc về Tamas.
Những thuộc tính đã tạo nên phẩm chất khác nhau của các Vácna khi được sinh ra,
điều đó đã quy định bổn phận khác nhau của họ, điển hình như Brahman với đặc điểm:
“Bình tĩnh, tự chủ, khổ hạnh, thanh bạch, nhẫn nại, ngay thẳng, am hiểu, uyên bác và mộ
đạo” hay Ksatơrya với phẩm chất “Anh dũng, mạnh mẽ, kiên quyết, mưu trí, quả cảm
trong chiến trận, hào hiệp và tài lãnh đạo”.
Chính vì kết quả của sự phân chia đẳng cấp này mà quyền lợi của những đẳng cấp
cao luôn được duy trì, tạo cơ hội cho họ bóc lột các đẳng cấp thấp hơn trong cơ cấu tổ chức xã hội.
Trong phần mở đầu của bộ kinh Upanisad cho rằng thần tối cao khi tạo ra con
người đã tự phân chia cơ thể mình thành nhiều phần, ban đầu thần chỉ tạo thành duy nhất
người Brahman là hoá thân của thần và cũng tượng trưng cho trí tuệ của thần. Thế nhưng
nếu chỉ có Brahman với trí tuệ thì không thể phát triển mà cần có thêm sức mạnh. Sau đó
thần đã tạo cho Brahman một hình thể khác đó là Ksatra (có nghĩa là sức mạnh hay quyền
thống trị). Ksatra đứng ở vị trí cao hơn tất cả (Ksatra là tiền thân của Ksatơrya). Nhưng
ngay khi có cả trí tuệ và sức mạnh thì Brahman vẫn không phát triển, thần tạo ra cho
Brahman của cải, vật chất để sinh sống thông qua Vaisya (những người bình dân). Thế
nhưng hội tụ cả ba yếu tố trí tuệ, sức mạnh, của cải nhưng Brahman vẫn không thể phát
triển, vì thế mà thần tiếp tục tạo ra Suđra để phục vụ, nuôi nấng. Đến đây, thần đã hoàn
thiện Brahman. Khi là thần thì Brahma tồn tại là lửa, khi là người thì Brahma chính là
Brahman, là Ksatơrya, là Vaisya, là Suđra. Theo đó, chỉ có Brahman là hiện thân đầy đủ
của thần còn ba tầng lớp còn lại được sinh ra do nhu cầu hoàn thiện của Brahman giúp Brahman hoàn thiện.
Một số thư tịch ở các giai đoạn về sau cũng giải thích nguồn gốc của bốn đẳng cấp
trong xã hội dù có một số điểm khác biệt. Ví dụ trong Taitti Samhita cho rằng nguồn gốc
của bốn đẳng cấp là bốn trụ cột của Đấng sáng tạo. Brahman được tuyên bố là người lOMoAR cPSD| 40367505
đứng đầu vì được tạo ra từ miệng. Những người Ksatơrya rất mạnh mẽ vì họ được sinh ra
từ bộ phận mạnh nhất trên cơ thể (cánh tay). Vaisya có tầm quan trọng với việc ăn uống,
có liên quan đến việc chịu thuế vì họ được sinh ra từ bụng, nơi chứa đựng thức ăn. Suđra
được sinh ra từ bàn chân nên phải chuyên chở những người khác và sống nhờ vào bàn
chân. Những điều đó không chỉ giải thích nguồn gốc của các đẳng cấp mà còn nói lên địa
vị và nghĩa vụ của họ trong xã hội. Theo thư tịch này, thần tối cao đã tạo ra một số các vị
thần đồng thời với việc tạo nên các đẳng cấp, ví dụ đẳng cấp Vaisya là những người bình
dân, là đẳng cấp đông đảo nhất, được tạo ra cùng với VishVedavas gồm một số lượng lớn
các vị thần. Tuy nhiên không có vị thần nào được tạo ra cùng với Suđra, vì vậy họ bị loại
ra khỏi lễ hiến sinh và là hệ quả phụ không đáng có trong sự sáng tạo của Đấng tối cao.
Về tên gọi của các Vácna, theo Rig Vêđa, trong giai đoạn đầu của xã hội người
Aryan, ba đẳng cấp thường được nhắc đến là Brahma, Kshatra và Visha. Trong đó hai
đẳng cấp đầu là tăng lữ và quý tộc, còn nhóm thứ 3 là những người bình dân. Về sau,
trong bài ca tụng cuối cùng về Purusha sukta, trật tự bốn đẳng cấp mới được đề cập đến
có nguồn gốc từ sự phân chia ban đầu của Đấng sáng tạo, bốn đẳng cấp được đặt tên là
Brahman, Jajanya (Ksatơrya), Vaisya và Suđra.
Trong nhiều thư tịch khác, bốn Vácna có một vài điểm khác nhau, nhưng về cơ bản là
thống nhất. Ví dụ, Vácna đầu tiên được viết là Brahmana (tiếng Sankrit), Brahman hay
Brahmin (tên gọi phổ biến trong văn bản tiếng Anh) – Những tên này dịch sang tiếng
Việt là Bàlamôn. Vácna thứ hai được viết là Jajanya hoặc Kshatriya, Kshatra, Ksatơrya
(còn được gọi là đẳng cấp quý tộc). Vácna thứ ba được viết là Vaisya hoặc Vaishya hay
Vis (đẳng cấp bình dân). Vácna thứ tư được gọi là Shudra hay Suđra (tiện dân, nô lệ).
Ngoài ra còn có các nhóm người ngoài hệ thống trên thì được nói tới muộn hơn với vô số
tên gọi tùy theo địa phương và giai đoạn lịch sử như Chandala, Paria, Dalit, Harijan…
Gọi chung là những người không thể động chạm.
Như vậy, các thư tịch cổ đều có điểm chung là khẳng định nguồn gốc thần thánh của
chế độ Vácna và sự hình thành của hệ thống Vácna đối với quá trình tạo thành thế giới
của thần tối cao và mang tính thiêng liêng, thần bí. Trên cơ sở đó, xã hội Ấn Độ được
phân chia thành nhiều đẳng cấp, trong đó có bốn đẳng cấp chính: Brahman là tăng lữ
Bàlamôn, Ksatơrya gồm tầng lớp quý tộc, vương công và võ sĩ, Vaisya gồm phần lớn các
bình dân và Suđra là những người phục dịch. Quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi Vácna được
quy định bởi chính nguồn gốc của họ. Miệng dùng để nói những điều hay, uyên bác, cánh
tay thể hiện hành động chiến đấu mang trong mình nghĩa vụ bảo vệ, bàn chân thể hiện sự
phục dịch…Mỗi đẳng cấp đều có quyền lợi, bổn phận và nghĩa vụ riêng biệt. lOMoAR cPSD| 40367505
II, Đặc điểm sự phân chia đẳng cấp Vácna trong đời sống xã hội Ấn Độ cổ trung đại
1, Về chính trị và pháp luật

a, Về chính trị
Trật tự thứ bậc của chế độ Vácna được thể hiện: “Giới Ksatơrya nghe lời giới
Brahma; giới Vasya giữ lòng kính trọng với giới Ksatơrya, và cả ba giới được tầng lớp Suđra phục dịch.”
Brahma được khẳng định là đẳng cấp có địa vị cao quý nhất, trong sạch nhất vì thế
mà quyền lực của Brahma được ví như ánh sáng mặt trời. Brahman cũng được coi là đẳng
cấp tinh túy, ưu tú nhất trong loài người. Do đó, Brahman là đẳng cấp có quyền lực lớn về
tinh thần mà luật Manu đã quy định.
Các Vácna phải hết sức cung kính với Brahma trong mọi trường hợp bởi mỗi người
Brahman là hiện thân của thần thánh vĩ đại. Brahman được kính trọng không chỉ bởi
nguồn gốc thần thánh của họ mà còn bởi nếu đẳng cấp này tự làm cho họ trở nên bình
thường như những người khác thì họ cũng phải gánh chịu những hậu quả nặng nề từ pháp
luật. Do đó, dù muốn hay không muốn thì những người Brahman vẫn được cả xã hội kính trọng và phục dịch.
Nếu như Brahman là đẳng cấp đóng vai trò thống trị về tinh thần thì vua lại là người
có quyền hành cao nhất trong việc cai trị đất nước. Xuất thân của vua phải là tầng lớp
Ksatơrya và vua cũng phải là người hiểu biết kinh Vêđa để đưa các quy định mang tính
tôn giáo của chế độ Vácna trở thành hiện thực trong cuộc sống người Ấn Độ.
Cùng với quyền lực và phẩm chất, xuất thân cao quý, đẳng cấp Ksatơrya có nghĩa vụ
trên hết là cai trị đất nước. Đây là bổn phận thiêng liêng của họ với thần thánh, vì vậy vua
là người được luật pháp ghi nhận về quyền quyết định tối cao với các vấn đề quan trọng
của đất nước. Nhà vua cũng được ghi nhận quyền lực và tính công bằng của mình không
chỉ ở thế giới này mà còn ở thế giới tiếp theo.
Cùng với vai trò là người đứng đầu nhà nước, vua còn là người đứng đầu quân đội và
được Đấng tối cao ủy thác trong việc thực hiện các nghi lễ hiến tế, điều đó nói lên vai trò
to lớn của vua trong đời sống xã hội. Như vậy, nhà vua mang trong mình sứ mệnh của
một người bảo vệ thần dân khỏi những cuộc xâm lăng cùng với đó là việc duy trì trật tự
xã hội. Nhà vua phải đảm bảo sự tinh khiết giữa các tầng lớp, đẳng cấp, bảo vệ quy chế
gia đình, xã hội, đảm bảo sự công bằng trong việc phân chia tài sản thừa kế…Duy trì ổn
định về kinh tế - xã hội của đất nước.
Mặc dù vua là người có quyền quyết định tối cao với mọi vấn đề của đất nước nhưng
theo các văn bản Hinđu thì địa vị và quyền lực của vua vẫn thấp hơn Brahman. Sử thi
Ramayana cho rằng quyền uy của Brahman là tuyệt luân, vượt xa một Ksatơrya, chính lẽ lOMoAR cPSD| 40367505
đó mà trong mọi hoàn cảnh, nhà vua luôn phải tỏ lòng kính trọng đối với Brahman. Đó là
luật lệ mà kinh sách đã truyền dạy.
Trong việc quản lý đất nước của mình, nhà vua vẫn bị Brahman chi phối thông qua
việc nhà vua phải hỏi ý kiến của Brahman thông thái ưu tú nhất về các hình thức chính trị
và phải lắng nghe những ý kiến từ hội đồng cố vấn gồm những Brahman. Giữ vai trò cố
vấn cho nhà vua là hội đồng thượng thư, trong đó quan cao nhất là chức Đại tư tế (là một
tăng lữ Bàlamôn) cao cấp có vai trò ngang với chức tế tướng. Ngoài ra các thượng thư,
quan chức khác sẽ có vai trò, quyền hạn và lợi ích riêng, nhà vua sẽ ủy nhiệm họ thực
hiện các công việc và tham khảo ý kiến của hội đồng này. Tuy nhiên, quyền quyết định
tối cao vẫn thuộc về nhà vua.
Mặc dù Ksatơrya bị Brahman chi phối song quan hệ giữa hai đẳng cấp này rất mật
thiết vì luật Manu cho rằng nếu không có Brahman thì Ksatơrya không thể thành đạt được
mà không có Ksatơrya thì Brahman không hưng vượng, Brahman và Ksatơrya kết hợp
với nhau thì sẽ hưng vượng không chỉ ở thế giới này mà còn cả thế giới bên kia.
Nhìn chung, Ksatơrya là đẳng cấp có địa vị thống trị và năm thực quyền cao xuất phát
từ nhu cầu thực tiễn phải có một lực lượng chuyên chăm lo đến công việc cai quản đất
nước, xây dựng quân đội, chống lại sự xâm lược từ bên ngoài và can thiệp vào cuộc đấu
tranh của quần chúng. Họ không chỉ là những người lãnh đạo đất nước mà còn nắm
quyền chỉ huy quân đội mạnh cũng như nắm tài sản của quốc gia, vì thế đây là đẳng cấp
giàu có và quyền lực nhất. Quân đội Ksatơrya là lực lượng tinh nhuệ nhất, là động lực
của chiến tranh và là cơ sở quan trọng để giúp nhà vua chiếm hữu ruộng đất, mở rộng đất
đai cũng như củng cố và nâng cao quyền lực của mình tạo nên những đế chế hùng mạnh.
Đẳng cấp Vasya: Vasya là một trong ba đẳng cấp cao quý trong xã hội song địa vị của
họ thấp nhất so với Brahman và Ksatơrya. Họ có địa vị xã hội của người dân lao động, là
đẳng cấp bị trị, bởi lẽ họ là những “lỗ hõm” ở dưới thân thể nên chưa sạch. Ví dụ, cùng
tới nhà với vai trò là khách nhưng Vaisya và Suđra đều phải ăn chung mâm với gia chủ.
Vaisya là lực lượng lao động chính sản xuất ra của cải vật chất trong xã hội, ngoài ra
họ còn có nghĩa vụ phải nộp thuế và đi lính cho Nhà nước và có đôi khi họ cũng bị xếp
vào tầng lớp thấp nhất như Suđra. Mặc dù là đẳng cấp bị trị nhưng trong một số trường
hợp ngoại lệ, đẳng cấp này vẫn có thể giúp vua một số công việc trong quản lý đất nước
thông qua các phường hội như phường hội của thợ thủ công, phường hội của dân làng
hay thậm chí là phường hội của kẻ cướp…Mỗi phường hội sẽ có cơ cấu tổ chức và người
đứng đầu riêng nhằm giúp vua quản lý hành chính và kinh tế trong cơ cấu xã hội nhỏ của họ.
Đẳng cấp Suđra: Là đẳng cấp có địa vị thấp kém nhất trong hệ thống đẳng cấp. Họ là
những kẻ tôi tớ, làm thuê và chỉ có bổn phận và phục dịch cho đẳng cấp trên một cách vô
điều kiện mà không được kêu ca, oán thán. Bởi vậy Suđra có ý định ngồi cạnh Brahman lOMoAR cPSD| 40367505
đã bị quy vào tội phạm thượng và họ sẽ phải chịu nhục hình đó là bị đóng dấu vào đùi và
lưu đày, bị cắt mông…
Tuy nhiên, Suđra không phải là nô lệ mà chỉ là tầng lớp thấp nhất trong cư dân tự do
và là đẳng cấp bị trị như Vaisya. Luật Manu quy định rằng nếu Suđra có ý định muốn
nâng mình lên địa vị của người sinh hai lần sẽ bị trục xuất hoặc sẽ bị trừng phạt. Điều đó
cho thấy vấn đề là chỉ có người tự do mới sử dụng hình phạt trục xuất còn đối với nô lệ,
trục xuất họ chính là giải phóng cho họ.
b, Về pháp luật
Các thư tịch cổ cho rằng nhà vua là người nắm quyền tối cao về pháp luật, là nguồn
gốc của công lý, theo đó quyền xử án thuộc về nhà vua và điều này đã được ghi nhận
trong pháp luật. Tuy nhiên, nhà vua cũng phải đáp ứng được những phẩm chất cao quý
của người đứng đầu về luật pháp, đề cao tính công bằng và gạt bỏ sự ích kỉ…và chuẩn chỉ trong việc xử án.
Nhiệm vụ cao nhất của vua về pháp luật là duy trì việc thực hiện các nhiệm vụ của
bốn đẳng cấp nhằm chống lại sự vi phạm Dharma. Điều đó không chỉ dừng lại ở việc ổn
định trật tự xã hội mà còn mang tính ổn định về mặt thần thánh theo đúng trật tự mà Đấng
tối cao đã tạo ra đồng thời phải đảm bảo sự trong sạch của đẳng cấp mình.
Mặc dù vua là người đứng đầu trong hệ thống pháp luật nhưng Brahman vẫn có thể
can thiệp trong trường hợp nhà vua không tự mình xử án hoặc các việc liên quan đến
pháp luật. Qua đó cho thấy Brahman và nhà vua đều có nhiệm vụ chung là giữ gìn luật
pháp và bảo vệ luật thánh.
Mặc dù vua phải đáp ứng những yêu cầu về việc đảm bảo tính công bằng trong việc
thực hiện quyền lực của mình về luật pháp đối với xã hội nhưng tính bình đẳng và công
bằng vẫn phần nào phụ thuộc vào trật tự đẳng cấp trong xã hội. Cụ thể, Brahman được
bảo vệ về mọi mặt và khi phạm tội thì Brahman vẫn được hưởng những đặc quyền lớn
nhất. Luật Manu đã quy định một số điều như sau:
“Việc giết Brahman, say rượu, ăn cắp, thông dâm với vợ guru cũng như tòng phạm
với kẻ phạm tội như thế bị xem là tội tày đình”. Cho nên, đối với tội giết Brahman sẽ bị
trừng phạt rất khắc nghiệt bằng cách kẻ giết người phải sống trong rừng mười hai năm,
dựng lều, sống bằng của bố thí hoặc kẻ đó nên ba lần lao đầu vào lửa cháy."
So với tội giết Brahman, các tội giết các Vácna khác bị xử nhẹ hơn, ví dụ như “Giết
Ksatơrya thì phải làm một phần tư sự sám hối cần làm khi phạm tội giết Brahman, giết
Vaisya thì một phần tám nhưng cần biết rằng giết Suđra đức hạnh thì một phần mười sáu”. lOMoAR cPSD| 40367505
Cách phạt của tội giết Brahman và cách phạt Brahman giết người có phần khác biệt ở
việc Brahman được giảm nhẹ hình phạt rất nhiều thể theo trật tự đẳng cấp. Theo luật
Manu, nếu Brahman vô tình giết Ksatơrya thì cần cho một nghìn bò cái và một bò đực,
phải sám hối trong ba năm, kiềm chế tình cảm, mang hái, sống xa làng, phải trú ẩn ở cạnh
các rễ cây. Nếu Brahman giết người dân thường thì phải thực hiện sám hối trong một năm
hoặc cần cho một trăm con bò cái và một bò đực. Nếu Brahman giết một người Suđra thì
phải sám hối trong 6 tháng hoặc đem 10 con bò cái trắng và 1 con bò đực cho giáo sĩ.
Với các lỗi nhỏ hơn của Brahman, hình phạt cũng được giảm dần theo đối tượng
phạm lỗi. Theo luật Manu, khi lăng nhục Ksatơrya, Brahman bị phạt năm mươi pana,
lăng nhục Vaisya thì bị phạt hai nhăm, lăng nhục Suđra thì bị phạt mười hai pana. Ngược
lại, nếu Ksatơrya chửi Brahman thì bị phạt một trăm pana, Vaisya thì hai trăm rưỡi pana,
Suđra phạm lỗi thì phải phạt nhục hình. Trong trường hợp Suđra lăng mạ quá lời ba đẳng
cấp trên đã có thể bị nhục hình tàn khốc như bị cắt lưỡi hoặc bị cắm vào mồm một thanh
sắt nung đỏ dài 12 ngón tay.
Trong xã hội Ấn Độ cổ đại, tội thông dâm bị coi là một tội lỗi rất khủng khiếp. Theo
luật Manu, nếu thông dâm với nữ Brahman thì hình phạt lớn nhất đối với người Brahman
là một ngàn hoặc năm trăm pana. Ngược lại, nếu Suđra thông dâm với người đàn bà của
các Vácna ra đời hai lần dù người đàn bà đó có được bảo vệ hay không được bảo vệ thì:
Nếu thông dâm với người đàn bà không được bảo vệ thì bị mất bộ phận sinh dục và toàn
bộ tài sản, nếu thông dâm với người đàn bà được bảo vệ thì mất tất cả (thậm chí là cả tính
mạng). Đối với Vaisya phải bị phạt tất cả tài sản của mình và bị giam một năm. Ksatơrya
bị phạt một ngàn pana và bị cạo đầu bôi nước tiểu. Nếu Ksatơrya và Vaisya thông dâm
với nữ Brahman không được bảo vệ thì phạt Vaisya năm trăm còn Ksatơrya thì phạt một
ngàn pana. Nếu như cả hai phạm tội với nữ Brahman được bảo vệ thì họ sẽ bị trừng phạt
như Suđra hay bị đốt trên đống lửa nhóm bằng cỏ khô.
Như vậy, trước pháp luật, Brahman là đẳng cấp được hưởng đặc quyền đặc lợi lớn
nhất vì tính đại diện đẳng cấp. Cùng với đó, sự khác biệt giữa các Vácna đã được thể hiện
qua mức hình phạt dựa trên trật tự đẳng cấp. Nếu người phạm tội là các Vácna ở đẳng cấp
cao thì mức hình phạt nhẹ dần và các nạn nhân là Vácna ở mức cao thì kẻ phạm tội bị
phạt nặng dần theo trật tự. lOMoAR cPSD| 40367505 c, Về kinh tế * Nghề nghiệp
Trên cơ sở sự phân biệt đẳng cấp, các Vácna có những quy định nghề nghiệp và bổn phận khác nhau.
Về Brahman, đây là đẳng cấp cao quý nhất trong hệ thống đẳng cấp Vácna nên quy
định về nghề nghiệp của Brahman cũng hết sức cao quý và chỉ dành riêng cho đẳng cấp
này. Đó là công việc dạy Vêđa, nghiên cứu, hiến tế cho mình và cho những người khác,
dạy học và nhận quà biếu của những người trong sạch. Điều đó không chỉ mang lại lợi
ích kinh tế mà còn là phương tiện để đảm bảo cho Brahman duy trì cuộc sống. Từ những
việc trên quy định nghề nghiệp của Brahman như: Thầy dạy học (Acharya), thầy tu
(Brahma), nhà chiêm tinh (Ganaka), người đọc thơ, thần chú (Gayaytrin), thầy thuốc
(Bhisak) và chủ lễ hiến tế (Ritvik). Các thư tịch cổ cũng quy định chặt chẽ việc Brahman
không được làm, nếu Brahman làm nghề nghiệp của đẳng cấp dưới hoặc đẳng cấp thấp
hèn nhất hoặc một người thấp hèn theo công việc của Brahman thì lập tức họ sẽ bị trục
xuất khỏi đẳng cấp của mình (trích Narada).
Tuy vậy, trong một số trường hợp đặc biệt, người Brahman vẫn có thể làm những
công việc không dành cho đẳng cấp của mình. Ví dụ như trong bối cảnh khốn khó, người
Brahman có thể làm công việc của Ksatơrya nhưng không được phép kiếm sống bằng
nghề nghiệp của đẳng cấp thấp nhất (Suđra) ngay cả việc nghĩ đến nó cũng bị cấm. Thậm
chí trong thời kì khó khăn, Brahman có thể làm công việc của Vaisya nhưng phải tuân thủ
những quy định khắt khe ví dụ như chỉ được bán một số sản phẩm nhất định, không bao
giờ được bán sữa, sữa chua, bơ, mật ong, sáp ong, cánh kiến… (trích Narada). Họ chỉ
được làm trong thời gian khó khăn, khi vượt qua họ phải lập tức sám hối và quay trở lại
nghề nghiệp của mình. Nếu như họ không tuân thủ quy định về việc quay lại công việc
thì lập tức sẽ bị trục xuất khỏi đẳng cấp khỏi xã hội.
Đối với đẳng cấp Ksatơrya, công việc quy định của họ là sinh sống bằng hoạt động
quân sự và cai trị đất nước. Trong các công việc đó thì tham gia hoạt động quân sự là
nhiệm vụ cao quý nhất của Ksatơrya, ngoài ra họ vẫn cần phải nghiên cứu kinh Vêđa
phân phát của bố thí, chiếm đóng và bảo vệ sự sống, bảo vệ người dân trong vùng mình cai trị.
Trong giai đoạn khốn khó, Ksatơrya có thể làm công việc của đẳng cấp dưới mình
(Vaisya) như công việc canh tác và buôn bán các thứ hàng vốn được quy định nhưng
tuyệt đối không được làm những công việc của đẳng cấp cao hơn mình (Brahman).
Đối với đẳng cấp Vaisya, họ được quy định sống bằng hoạt động kinh tế, buôn bán,
cho vay lãi, canh tác nông nghiệp, chăn nuôi gia súc. Ngoài ra, đối với người Vaisya chăn
nuôi gia súc và làm nông nghiệp, họ có thể làm một số nghề để kiếm sống như thợ cày, lOMoAR cPSD| 40367505
cấy, người gieo giống, người xay lúa, người chăn nuôi gia súc…phụ nữ được thuê làm
hạt. Cùng với đó, các nghề được quy định của đẳng cấp này là cho vay lãi, buôn bán và
thủ công nghiệp, trong đó các nghề thủ công nghiệp được coi là công việc chính của
Vaisya. Trong luật Manu có nhắc đến những nghề phổ biến của người Vaisya trong lĩnh
vực thủ công nghiệp là: Thợ luyện kim, thợ rèn, thợ gốm, thợ làm cung tên, thợ kim hoàn,
thợ đan lát, thợ dệt…
Đến thời Môrya, nghề nghiệp chủ yếu của Vaisya được nói tới thời kì này là thương
nhân, thợ thủ công và nông dân. Nhiệm vụ của họ là cúng lễ, nghiên cứu kinh Vêđa, công
việc của họ là chăn nuôi gia súc và buôn bán.
Thời kì này đã có sự phát triển của thành thị và tầng lớp thương nhân cùng với sự gia
tăng về của cải, điều đó đã phần nào thay đổi thân phận của Vaisya thông qua sự gia đời
của các nhà buôn giàu có, địa vị kinh tế cao nhưng vẫn giữ đẳng cấp Vaisya. Nhiều nghề
mới cũng lần lượt xuất hiện như hàng quán, lữ điếm, nhà khách, sòng bạc phủ rộng đến
tận làng quê Ấn Độ thời bấy giờ.
Thời kì Môrya, lực lượng quân đội phát triển mạnh, Vaisya và Suđra tham gia vào
quân đội của Ksatơrya ngày càng nhiều khiến cho nghề nghiệp cũng như địa vị của đẳng
cấp này có sự thay đổi. Hình ảnh của ngừi Vaisya với tư cách là chỉ huy quân đội trở nên
phổ biến hơn, số lượng lính quân đội của Vaisya và Suđra thậm chí còn nhiều hơn của người Ksatơrya.
Tương tự với hai Vácna trên, nếu người Vaisya không thể sống bằng việc thực hiện
nghề nghiệp của mình thì có thể sống lối sống của Suđra nhưng không được làm những
việc bị cấm đối với mình (trích luật Manu).
Về đẳng cấp Suđra, nghề nghiệp được quy định của họ trong luật Manu là công việc
phục vụ Brahman và lao động chân tay phục vụ các đẳng cấp khác. Trong số các loại
công việc phục vụ đẳng cấp trên thì có hau loại công việc Suđra có thể làm với nguồn thu
nhập từ mức lương khác nhau như là làm lính, nông phu, người khuân vác (loại 1). Người
quản lý tài sản của gia đình và việc trong coi gia đình (loại 2). Qua đó cho thấy ngoài các
công việc trong sạch trên còn lại những người phục vụ khác được coi là nô lệ.
Trong một số trường hợp đặc biệt, Suđra cũng có thể làm một số công việc khác
những công việc đã được quy định đối với đẳng cấp của mình. Ví dụ trong luật Manu có
đoạn “Suđra không thể hầu hạ người ra đời hai lần đang bị đe dọa bởi cái chết của các
con trai và của vợ thì có thể sống bằng việc của người thợ thủ công.” Vì vậy trong nhiều
trường hợp, Suđra có thể làm các công việc cụ thể như: dệt bông, chăn len, lụa, khai thác
mỏ, làm mộc, làm thợ xây, hát…
Đến thời Môrya, Suđra được mô tả gần giống với người Vaisya là những người làm
nghề nông nghiệp, những người làm thợ và thợ thủ công. Họ và Vaisya trở thành những
lực lượng lao động chính tạo ra của cải vật chất cho toàn xã hội, cùng với đó, việc tham lOMoAR cPSD| 40367505
gia vào nền sản xuất và quân đội đã phần nào tạo ra bước chuyển biến đối với địa vị của đẳng cấp này.
Suđra còn có một nghề nghiệp đặc biệt đó là nô lệ. Nô lệ ở Ấn Độ thời kì cổ đại còn
có tên gọi khác là Dasa – chỉ những người lao động không tự do. Tuy vậy Suđra và Dasa
không đồng nhất với nhau nhưng phần lớn người Suđra là Dasa. Họ xuất thân từ những
tầng lớp thấp kém, phải làm những công việc nặng nhọc nhằm hầu hạ, phục vụ đẳng cấp
trên. Công việc của họ được đánh giá là hạ đẳng dành cho những người không trong sạch,
tuy vậy cũng có một số nô lệ vẫn có gia đình và tài sản riêng, có quyền truyền lại tài sản
cho con cháu của mình. Nếu như một nữ nô lệ mà có con với chủ thì cuộc sống của chị ta
và đứa con được trở về cuộc sống tự do. Người nô lệ có thể chuộc lại thân phận hoặc
được chủ trả lại tự do nếu như người đó là Aryan thì cũng sẽ được hưởng địa vị là người Aryan như trước đây.
Như vậy, những quy định của các Vácna được quy định rất nghiêm ngặt, trong luật
Manu đã quy định “kẻ nào sinh ra thấp kém hơn mà vì tham lam, sống bằng những việc
của những người cao hơn thì vua nên tịch thu tài sản và lập tưc trục xuất”. Ngược lại, các
đẳng cấp cao tự ý muốn làm các công việc của đẳng cấp thấp thì cũng phải chịu hậu quả
nặng nề “Với các Brahman chăn gia súc, buôn bán, cũng như đối với các Brahman làm
thợ thủ công, làm nghị sĩ, đầy tớ và làm nghề cho vay lãi nên đối đãi như Suđra.” * Về sở hữu tài sản
Theo trật tự Vácna, sở hữu tài sản cũng có nhiều sự khác biệt giữa các đẳng cấp.
Theo các nguồn thư tịch cổ, Brahman là đẳng cấp sở hữu nhiều đất đai và tài sản nhất
(hơn cả vua). Brahma không chỉ sở hữu đặc quyền về nghề nghiệp mà còn có quyền hạn
rất lớn trong việc sở hữu tài sản. Theo luật Manu, tài sản trong xã hội đều thuộc quyền sở
hữu của Brahman. Chính điều đó mà họ có thể chiếm lấy những kho tàng bị giấu giếm,
thậm chí là khi vua phát hiện ra một kho tàng của cải chôn vùi dưới đất, ông ta phải chia
cho Brahman một nửa. Không chỉ vậy, Brahman có quyền tư hữu rất lớn với đất đai, đất
đai của họ được ưu ái và được miễn thuế. Chính vì Brahman là chúa tể của mọi vật mà
Ksatơrya dù có quyền lực pháp luật và xã hội trong tay nhưng không có quyền động đến
tài sản của Brahman, thậm chí là khi Brahman chết, vua cũng không bao giờ được lấy tài
sản của họ. Ngay cả khi Brahman phạm trọng tội thì nhà vua cũng không có quyền xử tử,
chỉ có quyền cạo đầu hoặc đày đi một nơi khác mà vẫn giữ lại tài sản (trích luật Manu).
Bên cạnh đó, Brahman được phép nhận các tài sản biếu tặng từ các đẳng cấp khác và
nhà vua phải đồng ý với điều đó bởi đây là luật thánh vĩnh viễn. Và những tài sản của
Brahman cũng là loại tài sản vĩnh viễn, không ai được phép thu hồi.
Đối với Ksatơrya, các thư tịch cổ đều cho rằng nhà vua là người có quyền sở hữu và
quản lý tối cao toàn bộ ruộng đất và tài sản trong nước trừ những gì thuộc về đẳng cấp
Brahman. Tuy nhiên, vua không chỉ là người sở hữu quyền lực tối cao đối với ruộng đất lOMoAR cPSD| 40367505
mà còn phải là người có trách nhiệm bảo vệ đất đai khỏi sự xâm lược từ bên ngoài. Cùng
với đó, vua còn sở hữu những loại tài sản có giá trị khác như kim loại quý, gia súc lớn, nô
lệ, quân đội… kể cả thần dân trong đất nước cũng trong quyền sở hữu của vua ngoại trừ Brahman.
Con cái của vua cũng có quyền sở hữu đối với tất cả đất đai mà vua cha mình sở hữu.
Tuy nhiên, trên thực tế vua chỉ cai quản một phần đất đai còn danh nghĩa nhà vua là chủ
đất tối cao. Phần lớn đất đai được chia cho công xã cày cấy và thu tô thuế, người nông
dân sống trong các làng sẽ phải nộp tô thuế cho nhà nước thông qua những người đứng
đầu các công xã đó (trích luật Manu). Ngoài những tài sản được sở hữu theo quy định,
Ksatơrya cũng có thể sở hữu thêm nhiều tài sản khác đến từ các nguồn khác nhau như tài
sản có được khi thu các loại thuế, do chiến đấu, tiền phạt có được từ các vụ kiện…
Vua là người không chỉ có trách nhiệm với tài sản của mình mà còn phải có trách
nhiệm đối với tài sản của thần dân trong nước. Theo Arthashastra: “Nếu một người có tài
sản bị đánh cắp, bắt được kẻ đánh cắp thì kẻ đó không chỉ thanh toán giá trị mà còn phải
chịu sự trừng phạt cho hành vi của mình. Người bị mất cắp nếu chứng minh được tài sản
của mình bị mất thì sẽ có quyền chiếm hữu lại tài sản đó. Nếu không chứng minh được
thì sẽ mất quyền sở hữu với nó và bản thân người đó sẽ bị phạt gấp năm lần giá trị tài sản
và tài sản đó sẽ thuộc về nhà vua. Nếu như tài sản của một công dân bị một tên trộm cướp
mà nhà vua không thể điều tra, hoàn lại thì nhà vua sẽ phải bỏ tiền túi ra để bồi thường.”
Thực tế cho thấy, Brahman và Ksatơrya là những đẳng cấp có vai trò thống trị xã hội
về mặt tinh thần và sở hữu nhiều tài sản nhất nên hai đẳng cấp này được hưởng nhiều đặc
quyền, đặc lợi về mặt kinh tế và có đời sống xa hoa nhất. Điều đó được thể hiện qua cấu
trúc của các lâu đài, cung điện, thành lũy nơi họ sinh sống.
Đối với Vaisya, đây là đẳng cấp có quyền sở hữu một phần ruộng đất và trách nhiệm
của họ là bảo vệ phần ruộng đất của mình trên cơ sở được chia. Trong số những đất đai
mà Vaisya được chia thì có những đất đai được sử dụng vào mục đích trồng trọt và những
phần đất đó được ưu đãi về thuế, còn nếu những ruộng đất không được sử dụng tốt gây ra
hậu quả mất mùa thì sẽ bị tịch thu. Ngoài đất đai được chia, Vaisya còn có những nguồn
tài sản khác từ công việc và nghề nghiệp của mình như làm đất, chăn nuôi bò và thương
mại. Qua đó cho thấy Vaisya có quyền sở hữu riêng đối với phần tài sản của mình thông
qua công việc và nghề nghiệp theo quy định của đẳng cấp này.
Đối với Suđra, đây là đẳng cấp không được sở hữu tài sản thậm chí còn bị chiếm đoạt
tài sản từ những đẳng cấp khác và đẳng cấp này không được phép tích lũy tài sản. Tuy
nhiên, trong một số trường hợp ngoại lệ thì Suđra vẫn có thể sở hữu cho mình tài sản
riêng nếu như ba đẳng cấp trên vì lí do nào đó mà bố thí tài sản cho họ thì tài sản đó sẽ là lOMoAR cPSD| 40367505
sở hữu riêng của Suđra. Tuy nhiên, số tài sản này chỉ chiếm một phần rất nhỏ và không có giá trị lớn.
Như vậy, theo trật tự đẳng cấp Vácna, ba đẳng cấp trên đều có quyền sở hữu và tích
trữ tài sản cũng như có nghĩa vụ bảo vệ tài sản theo quy định. Còn đẳng cấp thứ tư
(Suđra) không có quyền sở hữu và tích trữ tài sản nếu không có lí do theo quy định. Pháp
luật và thư tịch cổ đều nhấn mạnh và bảo vệ cho việc sở hữu và bảo vệ tài sản của các
đẳng cấp theo trật tự Vácna. * Thừa kế tài sản
Thừa kế tài sản là một trong những hình thức quan trọng nhằm chuyển nhượng tài sản
trong xã hội Ấn Độ khi người sở hữu tài sản chết đi. Thông thường, việc thừa kế tài sản
được đề cập trong phạm vi gia đình. Trong gia đình Ấn Độ, người cha đóng vai trò là
người sở hữu tài sản lớn nhất và cũng là người có quyền lực lớn nhất. Việc người cha mất
đi thì quyền sở hữu tài sản sẽ được phân chia lại.
Chế độ hôn nhân nội hôn theo quy định trong trật tự Vácna là nhân tố quan trọng,
quyết định đến việc thừa kế tài sản. Người con trai được thừa hưởng tài sản thừa kế ở
mức độ nào phụ thuộc vào đẳng cấp của người mẹ. Nếu như người cha ở đẳng cấp cao,
người mẹ cũng vậy thì tỉ lệ tài sản người con được hưởng sẽ tương ứng với đẳng cấp đó
và tỉ lệ đó sẽ giảm dần theo quy định của trật tự đẳng cấp.
Gia sản thừa kế cho các con sẽ được chia dựa trên đẳng cấp của người mẹ sinh ra
người con đó. Ví dụ một Brahman có 4 người vợ với 4 đẳng cấp khác nhau thì theo luật
Manu, các người con sẽ được chia tài sản thừa kế theo 2 cách:
Cách chia thứ nhất là căn cứ vào tục lệ: Trước tiên phải dành riêng cho đứa con của
người mẹ xuất thân từ đẳng cấp Braman một phần tài sản bao gồm “kẻ canh tác đất, bò
đực sản xuất, xe tải, đồ trang sức và nhà cần phải cho Brahman làm phần phụ thêm, cũng
là phần đặc biệt do ưu thế của người đó (trích luật Manu)
Sau đó, căn cứ vào vốn xuất thân của những người mẹ để tiến hành chia cụ thể là:
Trong phần gia sản còn lại, Brahman đáng hưởng ba phần, con trai Ksatơrya hai phần,
con của nữ Vaisya một phần rưỡi, con của nữ Suđra có thể được một phần. Ngay cả trong
hoàn cảnh Brahman có con trai hay không thì theo Dhrama con trai của nữ Suđra cũng
không được nhận quá một phần mười.
Cách chia thứ hai là người biết Dhrama có thể chia toàn bộ tài sản mà người cha để
lại làm mười phần và tiến hành việc phân chia hợp pháp theo quy tắc: “con trai của
Brahman có 4 phần, con trai của Ksatơrya có 3, con trai của Vaisya có 2 phần và con trai
của Suđra có 1 phần. (trích Arthashastra)
Trên lý thuyết, con trai Suđra có thể được thừa kế một phần tài sản từ người cha song
nếu thể theo trật tự chế độ Vácna thì “con trai nữ Suđra đẻ với Brahman, Ksatơrya hay lOMoAR cPSD| 40367505
Vaisya không được hưởng gia tài, tài sản của người con đó là cái mà bố người đó sẽ cho” (trích luật Manu)
Việc thừa kế tài sản thể theo trật tự Vácna trong cả phạm vi gia đình, đặc biệt, người
được hưởng tài sản phải là con của người vợ được kết hôn hợp pháp trong trường hợp
người đàn ông có nhiều hơn một vợ. Tài sản phân chia sẽ giảm dần theo trật tự đẳng cấp (trích Narada).
Ngay cả khi tài sản được thừa kế là loại đặc biệt thì cách phân chia cũng được sắp xếp
theo thứ bậc giảm dần: “…Tài sản được thừa kế đặc biệt của một người con trai sinh ra từ
Brahman là dê, sinh ra từ Ksatơrya là ngựa, từ Vaisya là bò và từ Suđra là cừu” (trích Arthashastra).
Tuy vậy, người con trai không chỉ được thừa kế tài sản mà còn phải thừa kế phần nợ
của người cha khi chết đi mà không có điều kiện để trả nợ thì số nợ sẽ được chia đều cho
các con trai. (trích Arthashastra)
Trong những trường hợp đặc biệt, khi người đàn ông không có con trai thì tài sản của
ông ta sẽ được chuyển nhượng cho con gái. Nếu người đàn ông đó không có cả con trai
và con gái thì tài sản đó sẽ được chia cho anh em và những người con của anh em thừa kế. (trích Arthashastra)
Tài sản của một người phụ nữ phải chia cho con cái của mình, nếu như người đó
không có con, tài sản sẽ được chia cho chồng cô ấy nếu đã kết hôn theo hình thức hôn
nhân Vácna và nếu cô ấy đã kết hôn theo một trong các hình thức khác thì tài sản sẽ đưa
về cho cha mẹ cô ấy (trích Narada)
Ngoài ra, người không còn ở trong đẳng cấp thì sẽ không được chia tài sản hay khi
một tài sản được tìm thấy mà không có người nhận thì phải nộp cho vua trừ tài sản của
những người phụ nữ, người đàn ông chết mà không có nghi thức lễ tang hoặc của một
người đàn ông nghèo khổ. (trích Arthashastra)
* Về vấn đề thuế khóa và nghĩa vụ lao dịch đối với nhà nước
Việc thực hiện nghĩa vụ thuế khóa và lao dịch đối với nhà nước là việc chung mà tất
cả các đẳng cấp Vácna đều phải thực hiện song hình thức thực hiện là khác nhau.
Vua là người đại diện cho nhà nước, việc thu thuế là một trong những chức năng
chính của nhà vua. Nhà vua là người thường xuyên giám sát việc thu thuế và đưa ra
những hình thức đối với các loại hàng hóa và ngành nghề trong xã hội trong việc đáp ứng
nhu cầu của nhà nước trong việc chi tiêu quân sự và dân sự nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
Các thư tịch cổ của Ấn Độ có đề cập đến một số loại thuế trong xã hội đẳng cấp như
thuế cố định (Pindakra), thuế được trả dưới hình thức một phần của sản xuất (Shadbha
ga), thuế cung cấp cho quân đội (Sennabhakta), thuế áp dụng cho mục đích tôn giáo lOMoAR cPSD| 40367505
(Bali), thuế của các vua chư hầu (Kara), thuế thu được nhân dịp sự ra đời của một hoàng
tử (Utsanga), bồi thường thiệt hại cây trồng do gia súc gây ra (Parihiraka) và các loại thuế
xây dựng các công trình cho vua (Kaushtheyaka) (trích Arthashastra).
Theo luật Manu, vua có quyền thu thuế với bất cứ ai nhưng trừ Brahman vì luật định
rằng “ngay cả khi sắp chết cũng đừng thu thuế của người tinh thông kinh Vêđa, không
được để cho người tinh thông Vêđa sống trong nước của vua chết vì đói”. Vì vậy
Brahman không phải nộp thuế mà ngược lại thuế mà nhà vua thu hằng năm phần nào
cũng liên quan đến đẳng cấp này.
Đẳng cấp Vaisya là những người đóng góp thuế nhiều hơn những đẳng cấp khác, mức
thuế của đẳng cấp này phụ thuộc vào ngành nghề mà họ đang làm. Ví dụ, theo
Arthashastra: “Các thương gia kinh doanh vàng bạc, kim cương, đá quý, ngọc trai, san
hô, ngựa và voi phải nộp 50 kara (thuế), những người buôn bán bông, quần áo, đồng, dép,
thuốc men và rượu nộp 40 kara…Những vũ công, nhạc sĩ, diễn viên và gái mại dâm phải
nộp một nửa số tiền lương của họ.”
Theo Arthashastra, có những hoạt động ưu đãi đặc biệt không phải đóng thuế như các
vùng đất của vua để sản xuất dầu, mía, nước uống và các hoạt động sản xuất và khai thác
của nhà nước. Hay như đất của Brahman cũng không phải đóng thuế “người thực hiện hi
sinh, hướng dẫn tinh thần, linh mục và những người đã được học trong kinh Vêđa được
cung cấp đất Brahmadaya năng suất đủ sản phẩm và miễn thuế, tiền phạt.” Bên cạnh đó
cũng có cơ chế hình phạt đối với những hiện tượng trốn thuế, gian lận thuế khi bị phát
hiện đều phải chịu những sự bồi thường gấp nhiều lần giá trị thực thuế mà người đó phải đóng trước đó.
Theo quy định của luật Manu, bên cạnh nghĩa vụ thuế khóa, các Vácna dưới còn có
nghĩa vụ lao dịch nặng nhọc cho nhà nước như đắp đê, đào kênh, làm đường và những
nghĩa vụ trong việc quân sự khi chiến tranh xảy ra. Hoặc lao dịch theo thời vụ khi mà vua
có thể bắt thợ thủ công tất cả các nghề, các Suđra sống bằng lao động của mình làm việc
mỗi ngày một tháng. Thợ thủ công hoặc Suđra thường được triệu tập đến làm việc có thời
hạn trong các xưởng chế biến của nhà nước. Các Suđra cũng như các thợ thủ công (karu)
và những người làm nghệ thuật (gilpin) thì làm các công việc thay thế nộp thuế (trích luật Manu).
Như vậy, sự phân biệt giữa các Vácna được thể hiện một cách rõ rệt trên nhiều mặt
kinh tế, điều đó đã đảm bảo cho Brahman và Ksatơrya sống cuộc đời sung sướng dựa trên
sức lao động của những người lao động nghèo khổ, đặc biệt là Suđra.
2, Về bổn phận tôn giáo của các đẳng cấp trong trật tự Vácna
Đạo Hinđu là tôn giáo lớn nhất và có ảnh hưởng lớn nhất ở Ấn Độ, là sự tổng hòa của
các hệ thống tôn giáo – tín ngưỡng – triết học Ấn Độ. Trải qua 3 thời kì phát triển (Vêđa,
Bàlamôn và Hinđu), đạo Hinđu được hoàn thiện theo tiến trình của lịch sử Ấn Độ. Trong lOMoAR cPSD| 40367505
đó các giáo lý và hoạt động tín ngưỡng có vai trò quan trọng đối với đời sống tinh thần
của của đẳng cấp trong trật tự Vácna.
Bổn phận tôn giáo của các đẳng cấp được thể hiện thông qua việc thực hiện các giai
đoạn của cuộc đời dựa trên những quy định của Brahman. Theo quy định đó, cuộc đời
của Brahman được chia thành bốn giai đoạn gồm Brahmacharya, Grahastha, Vanaprastha và Sanyasa.
Trong giai đoạn Brhamacharya, người Brahman sống trong nhà của thầy dạy kinh
Vêđa để học kinh Vêđa và các luật thánh nhằm phục vụ thầy. Giai đoạn này bắt đầu từ
khi lễ thụ pháp công nhận Brahman của một bé trai và kết thúc khi người đó học xong.
Trong một số trường hợp mà thời kì này được kéo dài đến khi 30 tuổi và người Brahman
lúc này được gọi là Brahmachi sẽ làm các công việc khác nhau như kiếm củi cho lửa
thánh, xin ăn, ngủ trên giường thấp, có nghĩa vụ làm hài lòng thầy dạy của mình khi trở về nhà.
Sau khi kết thúc giai đoạn đồ đệ, người Brahman sẽ trả học phí cho người thầy dạy
mình và trở về nhà để kết hôn. Từ đây Brahman bước vào giai đoạn Grahastha Ashrama
với vai trò của một người chủ gia đình. Người phụ nữ kết hôn với Brahman phải là cô gái
còn trinh tiết thuộc dòng dõi cao quý, ưa nhìn, giọng nói ngọt ngào và có làn da mềm mại.
Giai đoạn Vanaprastha là giai đoạn khó khăn của người Brahman vì họ phải sống rất
khắc khổ bởi lúc này họ đã nuôi các con đến tuổi trưởng thành, đã trả hết các khoản nợ
với xã hội và thực hiện xong nghĩa vụ với tổ tiên của mình và được tự do đi tìm sự giải
thoát linh hồn. Để thực hiện điều đó, người Brahman sẽ để lại nhà cửa và của cải cho con
trai mình quản lý, sửa chữa một nơi trong rừng để sống thiền và khổ hạnh, họ phải xin ăn
và chỉ nên đọc thuộc lòng các sách thánh, ngồi thiền tuyệt đối.
Sau khi trải qua thời kì tu tập, sống một cuộc đời khổ hạnh của giai đoạn
Vanaprastha, người Brahman sẽ có đủ phẩm chất để bước vào giai đoạn cuối cùng của
cuộc đời – đó là giai đoạn Sanyasa, đây là giai đoạn người Brahman phải làm đạo sĩ khất
thực. Bởi lẽ họ chỉ được ăn một bữa trong một ngày và lấy thế giới xung quanh là nhà,
lấy bầu trời là mái nhà nhằm hướng tới sự giải thoát.
Nghĩa vụ tôn giáo của các Vácna còn được thể hiện trong việc chia các đẳng cấp ra
làm “người ra đời hai lần” và “người ra đời một lần”. Theo luật Manu: “Giáo sĩ, quan
chức và thường dân là những tầng lớp sinh ra hai lần, còn tầng lớp thứ tư là tôi tớ chỉ có
một lần sinh mà không có tầng lớp thứ năm”. Điều đó khẳng định chỉ có người ra đời hai
lần mới được hưởng quyền lợi của tôn giáo, được học kinh Vêđa và được quyền thực hiện các nghi lễ tôn giáo. lOMoAR cPSD| 40367505
Bên cạnh các việc thực hiện những quy định chung, các Vácna cũng được quy định
những danh phận khác nhau trong tôn giáo. Thể theo luật Manu, điều đó được cụ thể hóa như sau:
Đối với Brahman: Thứ nhất, họ có quyền lợi, nghĩa vụ và bổn phận giảng dạy, nghiên
cứu kinh Vêđa và thực hiện các nghi lễ tôn giáo. Thứ hai, Brahman phải là những người
thông thiểu kinh Vêđa và được coi là đẳng cấp trung gian giữa thần và người. Thứ ba,
Brahman phải thực hiện tốt các bổn phận tôn giáo của mình sẽ được một nơi cư trú vĩnh
viễn trên thiên đường.
Đối với Ksatơrya: Theo luật Manu, đẳng cấp này cũng là những người thông hiểu
kinh Vêđa và cũng có nghĩa vụ, bổn phận và quyền lợi trong việc thực hiện các nghi lễ
tôn giáo. Không chỉ vậy, Ksatơrya được kính trọng bởi họ là những người thông hiểu
kinh Vêđa và dù họ không phải là người làm chủ các buổi lễ nhưng họ là người quyết
định trong việc tổ chức tế lễ, lựa chọn và mời các chủ lễ.
Đối với Vaisya: Đây là đẳng cấp thuộc những người sinh ra hai lần, có nghĩa vụ học
và hiểu biết kinh Vêđa và thực hành các nghi lễ tôn giáo. Họ có nhiệm vụ chuẩn bị các đồ
hiến tế, dâng lễ vật phục vụ trong những nghi lễ và bản thân họ cũng là thành phần đông
đảo nhất tham gia vào các lễ hiến tế hoặc các nghi lễ tôn giáo.
Đối với Suđra: Đây là đẳng cấp thấp kém và bị cấm thực hiện các nghi lễ tôn giáo.
Suđra không được làm các nghi thức tôn giáo và thậm chí là không được nhìn người ra
đời hai lần thực hành nghi lễ tôn giáo. Theo luật Manu, Suđra không được nhìn người ra
đời hai lần nấu thức ăn cúng tế, bị cấm khiêng Brahman chết trước những người ngang
bằng với Brahman bởi vì vật hiến tế trên lửa bị Suđra chạm vào sẽ ngăn trở việc lên thiên
đường. Cùng với đó, các đẳng cấp trên cũng không được thực hiện nghi lễ tôn giáo khi có
mặt Suđra hoặc trước mặt Suđra, Brahman còn kiêng cả đọc kinh Vêđa.
Quyền lợi và nghĩa vụ tôn giáo của người ra đời hai lần và một lần có sự khác nhau
song ngay trong chính đẳng cấp của những người ra đời hai lần cũng có sự khác nhau.
Theo luật Manu, Brahman, Ksatơrya, Vaisya đều được phong tặng nhưng tuổi đời tiến
hành điều đó là khác nhau. Sau khi phong tặng, người ra đời hai lần được trao tặng thắt
lưng, dây thiêng và trượng nhưng chất liệu và quy cách của 3 loại đó cũng phân biệt rõ rệt
theo Vácna của người được tặng.
Brahman không chỉ là những người có quyền chủ trì các buổi tế lễ tiếp xúc với thần
linh mà còn là người được giao nhiệm vụ bảo vệ tục lệ, họ dạy dỗ thanh niên và cũng là
những nhà chuyên môn giải thích kinh Vêđa chứa những lời được coi là chân lý tuyệt đối.
Ngược lại với ba đẳng cấp trên, Suđra là đẳng cấp không có quyền học kinh sách. Các
Brahman cho rằng nếu một Suđra mà nghe kinh Vêđa thì tai sẽ bị điếc, sẽ bị đổ chì vào,
nếu tụng kinh Vêđa thì lưỡi sẽ bị cắt đứt và nếu học thuộc lòng thì thân thể sẽ bị chặt làm lOMoAR cPSD| 40367505
hai. Điều đó cho thấy đạo Bàlamôn là đạo riêng của đẳng cấp Brahman, không cho bất cứ người nào len lỏi vào.
Như vậy, qua các thư tịch cổ đã vẽ lên nền giáo dục Ấn Độ cổ đại mang đậm sắc thái
thần học. Brahman là đẳng cấp nắm những đặc quyền về tôn giáo và còn có quyền vô
thượng về văn hóa, giáo dục trong xã hội. Trái lại, Suđra bị tước đi quyền được học hành,
văn hóa, giáo dục, từ đó cho thấy sự đày đọa không chỉ về mặt thể xác mà còn về mặt tinh thần.
3, Vấn đề hôn nhân gia đình trong trật tự đẳng cấp Vácna xã hội Ấn Độ cổ trung đại
a, Vấn đề kết hôn
Kết hôn là vấn đề quan trọng mà được chế độ Vácna ghi nhận và quy định chặt chẽ.
Để thực hiện việc kết hôn với mục đích hôn nhân của Hinđu giáo thì các Vácna phải tuân
thủ những quy định chung và quy định riêng về vấn đề kết hôn. * Về quy định chung:
Theo những quy định trong các thư tịch Hinđu giáo nói chung và luật pháp Ấn Độ cổ
trung đại nói riêng, không chấp nhận chế độ đa thê và hôn nhân không cùng đẳng cấp,
đặc biệt là những đẳng cấp cao (Brahman, Ksatơrya) với đẳng cấp thấp (Suđra), cụ thể:
Theo Narada và Manu, một quy định chung dành cho tất cả các đẳng cấp trong trật tự
Vácna là: “Khi một người Brahman, Ksatơrya, Vaisya hay Suđra lấy vợ, điều tốt nhất cho
anh ta là lấy một người thuộc đẳng cấp của mình, và do đó một người đàn ông là thành
viên cùng đẳng cấp cũng là người đủ điều kiện làm chồng nhất cho một người phụ nữ.”
Theo quy định chung đó nếu như người con gái đi lại với người nam thấp kém hơn thì
sẽ bị bắt và giam cầm trong nhà. Trong khi người nam thấp kém hơn đi lại với người nữ
cao quý hơn sẽ bị nhục hình.
Kể cả đối với hai đẳng cấp trên, việc kết hôn với nhau cũng là điều cấm kị, đặc biệt là
đàn ông Ksatơrya kết hôn với người phụ nữ Brahman là trái đạo lý và sẽ bị những người
Brahmna khác coi thường dù cho đó là một bậc quân vương.
Theo Mahabharata, việc cấm đoán đó xuất phát từ nguyên nhân là “Theo tục lệ cổ
truyền, một người con gái thuộc đẳng cấp Ksatơrya có thể lấy một người Brahman nhưng
nếu như con gái Brahman mà lấy một Ksatơrya thì điều đó được xem là sai trái. Điều
quan trọng ấy là duy trì sao cho những điều pháp luật có tính đẳng cấp đối với phụ nữ,
không bị hạ thấp xuống.”
Mặc dù không khuyến khích đa thê nhưng trong trường hợp đặc biệt, người đàn ông
thuộc ba đẳng cấp trên vẫn có thể lấy thêm vợ với điều kiện người vợ đầu tiên tức người lOMoAR cPSD| 40367505
vợ cả phải cùng thuộc đẳng cấp với mình còn những người vợ tiếp theo sẽ thuộc những
đẳng cấp dưới của mình.
Bên cạnh đó, theo Mahabharata, một người phụ nữ Brahman không thể kết hôn hợp
pháp với người đàn ông Ksatơrya nhưng trong một số trường hợp ngoại lệ, cuộc hôn nhân
này vẫn hợp pháp nếu như được sự cho phép của người Brahman có địa vị cao. * Về quy định riêng:
Theo luật Manu, đối với ba đẳng cấp trên, việc kết hôn theo Vácna được quy định rất
chặt chẽ và cụ thể đến mức chi tiết đối với từng đẳng cấp. Ví dụ: Những tiêu chuẩn của
người đàn ông phải đáp ứng trước khi kết hôn với ba đẳng cấp trên là (học kinh Vêđa, thể
chất, tinh thần), việc lựa chọn vợ (phải cùng Vácna nhưng khác dòng giống để tránh hậu
quả con cái…), việc chọn chồng (theo sự sắp đặt), tuổi kết hôn, các loại hình hôn nhân,
những nghi lễ chính trong hôn nhân:
Thứ nhất, những chàng trai thuộc ba đẳng cấp trên trước khi kết hôn phải đáp ứng
được những tiêu chuẩn: hoàn thành việc học tập (kinh sách), trở về nhà và bắt đầu một
giai đoạn mới cao hơn về thể chất, đạo đức, tinh thần. Giai đoạn mới cao hơn là việc chọn
cưới vợ và trở thành một người chủ gia đình.
Thứ hai là việc chọn vợ,người đàn ông được khuyên nên kết hôn với những người phụ
nữ cùng đẳng cấp, cùng Vácna nhưng phải khác dòng giống để tránh hậu quả về con cái.
Luật Manu đã liệt kê mười loại gia đình mà một chàng trai thuộc đẳng cấp cao không nên
lấy con gái của họ, dù gia đình đó có giàu có, nhiều bò, dê, cừu, tài sản hay thóc lúa, đó là:
gia đình coi thường việc thực hiện các nghi lễ, không có đàn ông (nispurusa), trong
gia đình không nghiên cứu kinh Vêđa, (những người trong gia đình) lông lá đầy mình,
mắc bệnh lòi dom, ho lao, tiêu hoá kém, bệnh động kinh, bệnh hủi trắng hoặc đen
(svitrikusthin). Các chàng trai Aryan cũng được khuyên không nên chọn cưới những cô
gái đầu óc đần độn, quá gầy hoặc quá ốm yếu, không mọc tóc hoặc quá nhiều lông lá trên
người, cô gái nói quá nhiều, bị vàng da hoặc một người mang tên của các vì tinh tú, cây,
sông, tên của đẳng cấp thấp (antya), núi, chim rắn, đầy tớ hay tên dễ sợ. Họ còn được
khuyên nên lấy những người đàn bà không có tật về thân thể, có tên dễ nghe, có dáng đi
của con thiên nga (hamsa) hay của con voi, có lông mềm trên thân và trên đầu, răng đẹp, tay chân mềm mại.
Theo luật Manu, Đối với một cô gái, việc chọn chồng kỹ lưỡng cũng là điều hết sức
quan trọng. Tuy nhiên, việc chọn rể không phải do cô gái quyết định mà phụ thuộc hoàn
toàn vào cha. Người cha ở Ấn Độ xưa mang trong mình trách nhiệm lớn lao là tìm kiếm
người chồng lý tưởng cho cô con gái khi đến tuổi dậy thì, đó nên là chàng rể đẹp trai, gia
thế và có phẩm chất tốt đẹp.
Nếu sau ba năm kể từ thời điểm cô gái đến tuổi kết hôn (dậy thì) mà người cha vẫn
không đủ khả năng tìm kiếm một người chồng phù hợp cho con gái thì cô gái đó có thể lOMoAR cPSD| 40367505
chọn chồng theo ý mình. Sau thời gian ba năm đó, cô gái tự lựa chọn chú rể cho mình ở
cùng đẳng cấp và vị trí xã hội, khi đó thì cô gái và chồng của mình đều không có tội.
Nhưng khi chọn chồng theo ý muốn thì cô gái không nhận được bất cứ của hồi môn nào
từ cha mẹ vì người Ấn cho rằng họ không có trách nhiệm gì với cô gái, cô ta không còn là
thành viên trong gia đình nữa khi đã đi con đường riêng của mình, nếu mang của hồi môn
đi thì cô bị coi là ăn cắp. Như vậy, sẽ là tốt hơn cả nếu các cô gái Ấn Độ nên chấp nhận
một cuộc hôn nhân được sắp đặt, cưới một người chồng dưới sự chỉ định của cha hoặc
anh trai như thế mới hợp đạo lý. Trong những trường hợp bất khả kháng thì mới tiến hành
các cuộc hôn nhân dựa trên sự tự nguyện tìm kiếm nhau của đôi nam nữ.
Thứ ba, về độ tuổi kết hôn của cả nam và nữ, theo các nguồn thư tịch cổ, lý tưởng
nhất là một cuộc hôn nhân mà ở đó độ tuổi của cô dâu bằng một phần ba tuổi chú rể. Một
đứa bé tám tuổi nên lấy một chàng trai ở độ tuổi hai mươi và một cô gái mười hai tuổi
nên lấy một người đàn ông hơn ba mươi tuổi. Người Ấn Độ khi đó cũng quan niệm rằng,
lấy chồng càng sớm người con gái càng được “an toàn”, tránh được khỏi những cám dỗ
tội lỗi trước khi kết hôn. Bởi lẽ, trong trường hợp ngược lại thì cô gái rất khó lấy được
chồng. Sau này, độ tuổi chú rể giảm xuống dần. Vì thế, từ thời cổ đại, một tập quán đã
hình thành trong xã hội Ấn Độ là hôn nhân trẻ em. Trẻ em mới được sinh ra đã được bố
mẹ lo lắng và tính toán đến việc cưới xin.Tuy nhiên, cuộc sống vợ chồng sau khi kết
hôn vẫn chưa thể bắt đầu với bọn trẻ, đến tận lúc chúng lớn lên thì cô dâu mới về nhà
chồng. Tục lệ này thậm chí vẫn còn duy trì đến tận ngày nay tại nhiều vùng nông thôn và
cuộc đấu tranh chống nạn tảo hôn vẫn đang diễn ra ở nhiều địa phương Ấn Độ.
Theo luật Manu, Bên cạnh những quy định về việc kết hôn cùng đẳng cấp, các thư tịch
cũng chỉ ra hệ quả của sự vi phạm những quy định đó sẽ bị trừng phạt rất nghiêm khắc (ví
dụ: bị trục xuất ra khỏi đẳng cấp, giáng đẳng cấp, bị phạt tiền...). Những người đàn ông
thuộc đẳng cấp cao nếu qua lại với những người phụ nữ của đẳng cấp dưới (Sudra)
thì sẽ bị xã hội phê phán, con cái sẽ mất địa vị của mình “Một người tăng lữ mà lên giường
với một nô tì thì sẽ phải xuống địa ngục, nếu anh ta khiến cô ta sinh con trai thì người con
trai của tăng lữ sẽ mất vị trí xã hội vốn có của mình”.
Theo luật Manu, Mahabharata, Ramayana, những cuộc hôn nhân không cùng đẳng
cấp sẽ để lại những hệ quả hết sức nặng nề, điều đó được thể hiện qua việc con cái họ sẽ
là những người không được xếp vào đẳng cấp nào trong bậc thang đẳng cấp Ấn Độ.
Những người này thường được gọi là Paria hay Chandala, Dalit…Họ bị coi là tầng lớp
“không tiếp xúc”, “không sờ mó” hay “không động chạm”. Ramayana coi Chandala là
nhóm người đồng nghĩa với sự bẩn thỉu, người họ thì “chỗ xanh, chỗ xám. Da xù xì, tóc
ngắn ngủn, lem luốc tro”. Thư tịch này cũng nêu đặc điểm nhận dạng của những người này
là họ thường mặc quần áo dưới màu xanh da trời, trên màu đỏ cùng với khăn choàng đỏ,
vòng hoa lấy từ nghĩa địa, đồ trang sức bằng sắt (còn gọi là ayasabharana). Họ có nước
da nâu sẫm, mắt màu đồng. Họ bị xã hội coi khinh và là tầng lớp tận cùng của xã hội Ấn
Độ “Cho dù chúng có giàu sang mấy đi nữa thì bọn vô giáo dục thật sự là những bọn cùng lOMoAR cPSD| 40367505
dân, đứng ngoài bậc thang đẳng cấp. Người phẩm hạnh không được sống hòa lẫn với
chúng” (Mahabharata). Những người này không được phép tiếp xúc hoặc mời người
Brahman ăn uống vì một người Brahman sẽ không thể lên thiên đường được sau khi đã
ăn thức ăn do Chandala làm ra (Ramayana) . Họ phải làm những công việc mà xã hội
đẳng cấp coi thường như chôn cất
xác chết, đao phủ, móc cống, thuộc da…Đạo Phật
đã từng gọi những người Chandala là đẳng cấp thứ năm dưới bốn đẳng cấp truyền thống,
tuy nhiên đối với tín đồ Hinđu giáo thì ngay cả các thần của đạo này cũng khước từ mọi sự
hiến dâng và những vật tế lễ của người Chandala (Ramayana)
Thời kì Vêđa, họ thường là hệ quả của những cuộc hôn nhân không cùng đẳng
cấp, thân phận và địa vị của họ vô cùng thấp kém. Đến thời kì tồn tại của vương
triều Môrya, trong số những người mà Arthashastra gọi là “phi Aryan” thì nhóm người
được đề cập nhiều nhất là Chandala. Kautilya cũng khẳng định tầng lớp này là những người
đứng ngoài hệ thống đẳng cấp, không được phép tiếp xúc hay động chạm vào các đẳng
cấp trên. Trong trường hợp người Chandala không may chạm vào một người Aryan
thì sẽ bị phạt tiền 100 pana. Người Chandala không chỉ có thân phận thấp kém mà họ
còn bị đối xử rất bất công, nếu người Chandala bị lấy trộm gia súc nhỏ thì kẻ ăn trộm chỉ
bị phạt một nửa so với việc lấy cắp của những người đẳng cấp khác, ngược lại nếu người
Chandala ăn trộm của những người đẳng cấp khác thì sẽ bị mức hình phạt cao nhất. Những
người Chandala này theo Kautilya đồng nghĩa với sự bẩn thỉu, không trong sạch. Do đó,
vùng đất sinh sống của họ cũng ở xa so với nơi sinh sống của người Aryan, gần với nơi của
người chết. Vì thế, họ chỉ được sử dụng giếng nước dành riêng cho mình “Giếng của
Chandala chỉ được sử dụng cho Chandala”. Họ càng không được phép kết hôn với các đẳng
cấp khác “con cái của Chandala cũng chỉ được sinh ra bởi sự kết hợp giữa Chandala với
nhau hoặc với những người không trong sạch khác”.
Như vậy, các thư tịch cổ Ấn Độ cho rằng những người Paria hau Chandala được coi là
những hạng người ti tiện, đáng nguyền rủa nhất trong xã hội. Họ là những người ô uế
nhất, bẩn thỉu nhất và phải sống biệt lập đối với xã hội Ấn Độ thời kì cổ trung đại.
b, Về vấn đề ngoại hình, ly hôn và tái hôn
Đạo Hinđu coi trọng việc kết hôn và đề cao tính chung thủy trong hôn nhân, coi đó là
chuẩn mực của con người Hinđu đặc biệt là đối với phụ nữ. Ngoại tình là một trong
những điều cấm kị và theo quy định sẽ bị trừng phạt nặng nề và mức độ trừng phạt cũng
khác nhau theo địa vị của từng đẳng cấp. Trong một số trường hợp ngoại tình hợp pháp
thì người mắc tội này cũng phải tuân thủ những quy định rất nghiêm ngặt.
Theo Narada và Manu, Khi phạm tội ngoại tình, người đàn ông có thể nộp tiền phạt,
mức tiền phạt phụ thuộc vào đẳng cấp của người phụ nữ mà anh ta ngoại tình. Ví dụ: một
người đàn ông có quan hệ ngoại tình với một người phụ nữ cùng đẳng cấp thì phạt tiền ở lOMoAR cPSD| 40367505
mức cao nhất, phạt tiền ở mức trung bình khi anh ta có quan hệ ngoại tình với một phụ nữ
đẳng cấp thấp hơn và án tử hình khi anh ta có quan hệ ngoại tình với một phụ nữ thuộc
đẳng cấp cao nhất. Trong một trường hợp khác, người đàn ông cũng có thể bị án phạt cao
nhất đó là khi người đó “có quan hệ ngoại tình với một thiếu nữ mà không phải là ý muốn
của cô ấy thì anh ta sẽ bị chặt hai ngón tay. Nếu cô gái đó thuộc về đẳng cấp cao nhất
(Brahman) thì anh ta sẽ bị tử hình và bị tịch thu tất cả tài sản. Trong trường hợp bị án tử
hình – đây là hình phạt cao nhất cho tội danh này- người đàn ông ngoại tình sẽ bị thiêu
cháy trên một khúc gỗ lửa.
Trong nhiều trường hợp khác, người phụ nữ nói chung, đặc biệt là phụ nữ thuộc đẳng
cấp cao luôn được bảo vệ khỏi hành vi ngoại tình hoặc quan hệ bất chính “Mẹ, chị gái
(em gái) của mẹ, mẹ vợ, vợ của cậu, chị gái (em gái) của bố, vợ của chú, vợ của bạn, vợ
của học trò, chị gái (em gái), chị gái (em gái) của bạn,
con dâu, con gái, vợ của thầy
tu, quan hệ Sagotra, người được giám hộ, nữ hoàng, nữ khổ tu, y tá, phụ nữ trung thực
(liêm khiết), và phụ nữ thuộc đẳng cấp cao nhất: khi người đàn ông có quan hệ xác thịt
với bất kỳ người phụ nữ nào trong số (20) phụ nữ đó, anh ta sẽ bị kết tội loạn luân. Vì tội
danh đó, không có hình thức trừng phạt nào tốt hơn là cắt đi bộ phận sinh dục của anh ta
(coi như sự chuộc tội đầy đủ).”
Bên cạnh việc ngoại tình bất hợp pháp thì cũng có những trường hợp ngoại tình được
coi là hợp pháp. Đó là khi người đàn ông có quan hệ tình dục với một người phụ nữphóng
đãng mà người đó không phải là Brahman hoặc người đó là một gái điếm, một nữ nô lệ,
hoặc một phụ nữ không bị chủ kiểm soát và nếu những người này thuộc về các đẳng cấp
thấp hơn anh ta. Hoặc trường hợp người đàn ông ngoại tình với một thiếu nữ mà cô gái
đó đồng ý thì không bị coi là xúc phạm, nhưng anh ta sẽ phải tặng đồ trang sức cho cô
gái, tôn trọng và cưới cô ấy một cách hợp pháp.
Trong trường hợp phụ nữ ngoại tình thì hình phạt cao nhất cũng sẽ là bị tử hình,
nhưng hình thức thì khác với người đàn ông: “nếu một người phụ nữ được tự hào là có
đức hạnh lại lừa dối chồng mình đi với một người đàn ông khác thì vua nên cho chó ăn
thịt cô ta ở nơi có đông đảo mọi người”.
Bên cạnh những quan niệm khắt khe, cứng nhắc về kết hôn thì trong các thư tịch cổ
lại phản ánh khá nhiều quan điểm tiến bộ trong việc ly hôn và tái hôn của các Varna. Nếu
khi kết hôn người phụ nữ hầu như không được lựa chọn người đàn ông của cuộc đời mình
thì họ lại có quyền đề xuất việc ly hôn hoặc tự do tái hôn khi cuộc hôn nhân đó chấm dứt.
Ví dụ trong trường hợp: “Khi một người đàn ông trở thành người tu hành khổ hạnh, bất
lực hoặc khi người đó bị trục xuất ra khỏi đẳng cấp thì người phụ nữ được phép đề xuất
việc ly hôn” (trích Narada)
Theo Narada, việc đề xuất ly hôn và tái hôn đối với người phụ nữ ở các đẳng cấp khác
nhau cũng được quy định khác nhau. Cụ thể là, một người phụ nữ Brahman sẽ phải chờ lOMoAR cPSD| 40367505
chồng vắng nhà 8 năm hoặc 4 năm nếu không có con cái nối dõi, sau thời gian đó thì
người phụ nữ đó có thể đi lấy chồng khác. Trong khi đó thì người phụ nữ
Kshatriya sẽ chờ chồng vắng nhà 7 năm hoặc 3 năm nếu không có con nối dõi, người phụ
nữ Vaisya sẽ chờ chồng vắng nhà 4 năm nếu có con cái, nếu không có con thì chỉ phải
chờ 2 năm, sau thời gian đó, có thể lấy chồng khác. Đối với người phụ nữ Sudra thì
không xác định thời gian nhất định phải chờ đợi chồng vắng nhà. Họ chỉ phải chờ trong
hai trường hợp là khi người đàn ông được xác định còn sống hoặc nhận được tin đã tìm thấy anh ta
Người phụ nữ cũng được phép ngoại tình trong cả bốn trường hợp trên vì: “tất cả
những luật trên được đặt ra bởi Thần sáng tạo ra thế giới trong các trường hợp người đàn
ông biến mất (không lý do). Khi đó, nếu người phụ nữ chung sống. Trong trường hợp tái
hôn, thì con cái sinh ra trong các cuộc hôn nhân này cũng phải giữ nguyên trật tự đẳng
cấp như các cuộc hôn nhân chính thức “Nội dung các luật cũng áp dụng cho con cái của
những cuộc hôn nhân liên hợp này (những cuộc tái hôn) đi theo trật tự của các đẳng cấp.
Những người con của các cuộc hôn nhân này ngược lại trật tự đẳng cấp thì sẽ bị tuyên bố
là (đã tạo ra) một sự thất bại của các đẳng cấp”với một người đàn ông khác thì sẽ không bị phạt”
4, Vấn đề về các phương diện khác trong xã hội đẳng cấp Vácna thời kì cổ trung đại
a, Về việc đặt tên, gọi tên

Việc đặt tên cho đứa bé khi ra đời được coi là một nghi lễ thiêng liêng và đặc biệt
quan trọng. Việc đặt tên phải trải qua nhiều nghi lễ và theo quy định về mặt thời gian.
Đứa trẻ thuộc đẳng cấp nào thì tên gọi cũng phải phù hợp với đẳng cấp đó, theo luật
Manu: “Tên của Brahman sẽ là từ khiến được ưu đãi, Ksatơrya là từ đầy sức lực, Vaisya
là từ gắn liền với sự giàu có, Suđra là từ đáng khinh…Và qua nghi lễ đặt tên đứa trẻ khi
ra đời gắn liền với danh phận, trách nhiệm và bổn phận của đẳng cấp mình đến hết cuộc đời.
Ngoài ra, theo Narada, trong một số trường hợp ngoại lệ, tên của con cái cũng có sự
thay đổi. Ngoài những tên do cha mẹ lựa chọn phù hợp với trật tự đẳng cấp thì con cái
của các cuộc hôn nhân không theo đúng trật tự Varna cũng có những tên gọi riêng tùy
theo từng trường hợp cụ thể. Ví dụ: con trai của một người Brahman với một phụ nữ
Brahman được coi là cân bằng về đẳng cấp. Con trai của một người Brahman với một
người phụ nữ Kshatriya là Anantara. Con trai của một người Kshatriya với một phụ nữ
Vaisya là Ambashtha và Ugra. Con trai của Brahman với một phụ nữ Vaisya là Ekantara.
Con trai của Kshatriya với một phụ nữ Sudra sẽ được gọi là Nishada.
Người phụ nữ Sudra có được một con trai với Brahman thì người con đó được gọi là
Parasava (Parasava cao cấp hơn Nishada).
Theo chiều ngược lại, con trai của một phụ nữ Brahman với một đàn ông
Kshatriya sẽ là Suta. Tương tự như vậy Magadha và Ayogava là các con trai của cha lOMoAR cPSD| 40367505
người Vaisya và Sudra. Một người phụ nữ Brahman có với Vaisya một người con trai
Ekantara thì người đó sẽ gọi là Vaidehaka. Một người phụ nữ Kshatriya có con trai với
Sudra thì người con đó sẽ được gọi là Kshattri. Khi một người phụ nữ Brahman
quên mất bản thân mình mà có con với Sudra thì người con đó sẽ gọi là Kandala.
Ngoài ra, luật pháp Ấn Độ cũng quy định tên gọi cho con cái của những quan hệ ngoại
tình không đúng luật pháp “Dvyantara trong trật tự ngược sẽ là người con trai đáng khinh
bỉ nhất vì anh ta là kết quả của quan hệ tình dục phạm pháp”.
b, Về cách ăn, mặc, ở
Qua các thư tịch cổ, cách ăn, mặc của đẳng cấp Ấn Độ mang tính phức tạp và khắt
khe.Theo luật Manu, điều đó được cụ thể như sau:
Đối với những người ra đời hai lần, các thư tịch không chỉ quy định về lượng thức ăn
được sử dụng mà còn đưa ra một hệ thống các quy định chung rất nghiêm ngặt những thực
phẩm nào được dùng làm thức ăn gồm: những thứ ép bằng hoa, rễ, quả sạch. Họ cũng có
thể dùng thức ăn được làm bằng đại mạch, tiểu mạch và sữa…vv. Những thức ăn
cấm cũng được liệt kê khá chi tiết như: Tỏi, hành, nấm, các loại rau mọc từ phân, nhựa
cây màu đỏ, sữa bò đông, sữa các động vật hoang dã…vv.
Về vấn đề dùng thịt và kiêng thịt, Người ra đời hai lần chỉ được dùng thịt làm thức ăn
khi cúng tế, điều này được coi là quy định của thần thánh, cho nên dùng thịt trong các
trường hợp khác bị coi là vi phạm quy tắc. Nếu họ bất chấp các quy tắc mà vi phạm thì bị
coi lnhững kẻ ăn thịt ngông cuồng, tội lỗi này còn lớn tội lỗi sau khi chết của kẻ giết thú
vật để kiếm lời. Vì thế, việc giết hại súc vật làm thức ăn chỉ được tiến hành khi thực hiện
những lễ hiến tế, thờ cúng tổ tiên và các thần. Vì việc giết súc vật nhằm mục đích thực
hiện các nghi thức tôn giáo sẽ giúp cho súc vật được đi tới cõi cực lạc. Người ra đời hai
lần nên kiêng tất cả các loại thịt vì đây là một phần trong việc thực hiện các kỳ công khổ
hạnh, kiêng thịt được coi là thành quả lớn.
Người ra đời hai lần dù vô tình hay cố ý ăn những thức ăn cấm đều phải thực hiện
những quy tắc chuộc lỗi khác nhau, tuỳ thuộc vào việc vi phạm khi ăn thức ăn cấm. Nếu
người ra đời hai lần ăn thức ăn thừa của đàn bà và Shudra cũng như ăn thịt không được
phép phải tiến hành chuộc lỗi bằng cách uống nước cháo bột bẩy ngày đêm, nếu ăn thịt
khô, nấm đất, món ăn không rõ nguồn gốc hay thức ăn ở lò sát sinh thì phải thực hiện việc sám hối…
Người ra đời hai lần muốn giữ sự trong sạch của bản thân thì phải thực hiện những
quy tắc đã định về việc ăn kiêng còn những cái vô tình ăn phải thì phải thổ ra cũng như
phải tẩy uế bằng những lễ tẩy uế khác nhau.
Riêng đối với tầng lớp Brahman, dù được coi là tầng lớp cao quý nhất cũng phải thực
hiện những quy tắc nghiêm ngặt trên nhiều lĩnh vực. Trong đó, họ cũng phải thực hiện lOMoAR cPSD| 40367505
một hệ thống những quy tắc khắt khe đối với đẳng cấp mình trong việc ăn, mặc. Ngoài
việc thực hiện các quy tắc chung, Brahman còn phải thực hiện những quy định riêng cho
đẳng cấp mình. Brahman không được ăn những thức ăn đã bị lấy mất đầu, không được ăn
thức ăn của những kẻ say rượu tặng, thức ăn đem cho mà không có sự kính trọng cần
thiết, thức ăn trên có lông hay sâu bọ, thức ăn bị kẻ giết Brahman nhìn, thức ăn của
Sudra, của thầy thuốc, thợ săn, người cai quản thành phố, thợ thủ công, thợ giặt, của
người đàn bà lẳng lơ…. Nếu vô tình ăn phải những thức ăn cấm, Brahman phải thực hiện lễ tẩy uế và ăn chay.
Đẳng cấp Brahman không chỉ phải tuân thủ nghiêm ngặt những quy định về tránh thức
ăn cấm mà còn phải có cách ăn cho phù hợp với vị trí của mình trong xã hội. Brahman
được khuyên không nên ăn cùng với vợ, nhìn vợ đang ăn, không được để thức ăn lên đầu
gốimà ăn, không được ăn bằng các bình vỡ, thậm chí những chiếc bình bị nghi ngờ về
sự trong sạch, không được vừa ăn vừa nằm trên giường, không ăn những thứ để bên tay
trái hay ở trên ghế ngồi .. vv. Brahman muốn có sức khỏe không nên ăn quá no, ăn quá
sớm, quá muộn. Theo Will Durant, một bữa ăncủa một Brahman thường được tiến hành
hết sức chu đáo và sạch sẽ “Thường thường người Bàlamôn rửa tay và miệng trước và
sau mỗi bữa ăn, họ bốc thức ăn đặt trên một tàu lá, vì họ cho rằng dùng một cái đĩa, một
con dao, một cái nĩa tới hai lần thì sẽ không được sạch, sau bữa ăn họ súc miệng tới bảy
lần. Họ chà răng bằng một thứ vỏ cây, chà xong một lần rồi liệng đi - họ cho dùng lông thú
để chà răng hoặc dùng hai lần một bàn chà là không sạch sẽ, không lịch sự”.Brahman
muốn có sự kính trọng và sự tương xứng với địa vị của mình thì phải thực hiện những quy
định nghiêm ngặt như trên.
Theo luật Manu và Mahabharata, Trang phục của Brahman cũng được đề cập khá
nhiều, theo đó đẳng cấp này nên tránh mặc quần áo rách, bẩn nếu có phương tiện.
Brahman được quy định luôn phải “Cắt tóc ngắn, có móng tay và râu, áo quần trắng, sạch
sẽ...”. Một Brahman trong sạch không nên mang giày, quần áo, dây thiêng, đồ trang sức,
tràng hoa, bình đựng nước mà người khác đã dùng. Mục đích của việc tuân thủ những
quy định về ăn, mặc và những quy định khác để xứng đáng với vị trí người ưu tú nhất
trong những người ra đời hai lần, chúa tể của thế giới.
Khi một người Brahman đã bị trục xuất khỏi đẳng cấp thì cũng không có ai trong
cùng đẳng cấp sẽ được phép kết hôn với anh ta hoặc chấp nhận uống nước từ tay anh ta
hoặc mời người này đến nhà ăn tối. Ngay cả thợ cạo râu cũng không cạo râu cho và người
giặt đồ cũng sẽ không giặt đồ cho người Brahman này.
Đối với Kshatriya, trang phục phổ biến của Varna này là mặc áo giáp và
mang vũ khí “Nhà ẩn sĩ mỉm cười và thân ái nói với Acgiuna: con ơi, con mặc áogiáp và lOMoAR cPSD| 40367505
mang vũ khí trong tay. Con là ai vậy? Ở đây không ai dùng đến vũ khí. Mang y
phục Kshatriya, con định tìm kiếm gì ở đây, ở nơi các vị ẩn sĩ và các vị thánh đã chiến
thắng sự tức giận và dục vọng”.
Riêng đối với Sudra, họ không được dự những bữa ăn có sự tham gia của những
người ra đời hai lần. Cách ăn, mặc của Sudra cũng phải phù hợp với thân phận, địa vị
xã hội của họ “các Sudra sống một cách chính đáng hàng tháng phải cắt tóc, thức ăn của
họ phải là thức ăn thừa của những người ra đời hai lần”. Ngoài ra, những người bị coi là
ngoài đẳng cấp như Chandala, Svabatsa, hay Paria…thì phải sống ở ngoài làng, đồ gia
dụng mà họ dùng phải là đồ người khác đã vứt bỏ, y phục của họ là quần áo của người
chết, thức ăn thì phải cho trong bình vỡ, đồ trang sức của họ bằng sắt... III, Tổng kết
Căn cứ vào nguồn tài liệu và các thư tịch cổ về nguồn gốc của chế độ Vácna cũng như
sự phân biệt các Vácna dựa trên những vấn đề của xã hội Ấn Độ cổ trung đại có thể nhận
thấy được đây là một chế độ, một trật tự xã hội đã được hình thành từ rất sớm trong xã
hội Ấn Độ. Sự hình thành trật tự xã hội đẳng cấp của các Vácna dựa trên sự hình thành
thế giới của Thần tối cao, điều đó được thể hiện trên việc mỗi Vácna được sinh ra từ một
phần cơ thể của thần hoặc một thuộc tính của vũ trụ. Chính vì vậy đã quy định địa vị và
quyền lợi khác nhau của các đẳng cấp, Brahman và Ksatơrya được sinh ra từ những bộ
phận cao quý nhất trên cơ thể thần là miệng và cánh tay nên được coi là đẳng cấp trong
sạch nhất và cao quý nhất trong bốn đẳng cấp, Vaisya và Suđra là những đẳng cấp sinh ra
từ bộ phận dưới nên giữ địa vị thấp kém vì đó là những bộ phận không trong sạch của thần.
Khi tạo thành đẳng cấp Vácna, thần Tối cao đã quy định cho họ những Dharma chung
và Dharma riêng mà mỗi đẳng cấp phải tuân theo vì sự phồn vinh và hạnh phúc của xã hội.
Theo những quy định trên, về mặt kinh tế, mỗi Vácna được quy định làm công việc
phù hợp với đẳng cấp của mình và là phương tiện kiếm sống của họ, bên cạnh đó họ còn
được quy định về việc thừa hưởng tài sản thừa kế và sở hữu tài sản. Vua là người sở hữu
tối cao đối với mọi tài sản trên đất nước mà ông ta trị vì song điều đó chỉ là danh nghĩa.
Brahman là người sở hữu tất cả vạn vật trên thế gian. Vaisya là lực lượng sản xuất chính
trong xã hội và Suđra là người phục vụ vô điều kiện các đẳng cấp trên, nhất là hai đẳng
cấp cao quý. Cùng với đó, các đẳng cấp đều phải tuân theo nghĩa vụ tô thuế và lao dịch.
Về mặt chính trị, vua là người được khẳng định đóng vai trò tối cao trong việc cai trị
đất nước, có quyền quyết định đối với mọi vấn đề quốc gia, ngoài ra tham vấn cho vua là
các tầng lớp Brahman đóng vai trò chi phối song vẫn có mối quan hệ mật thiết với nhà
vua. Còn đẳng cấp dưới là đẳng cấp bị trị, cùng với đó, vua cũng là người đóng vai trò tối
cao trong việc chỉ định nhiệm vụ tòa án và có quyền xét xử các vụ án nhằm đảm bảo cho lOMoAR cPSD| 40367505
trật tự Vácna được duy trì. Theo quy định trật tự, Vácna ở đẳng cấp càng cao thì mức độ
hình phạt sẽ giảm dần và ngược lại.
Về tôn giáo, Brahman là đẳng cấp được thần giao nhiệm vụ đứng đầu tôn giáo, là
người truyền kinh Vêđa và thực hành các nghi lễ tôn giáo, chủ trì các buổi tế lễ…Có sự
phân biệt giữa người sinh hai lần và người sinh một lần trong việc học kinh Vêđa và tham
gia các hoạt động tôn giáo. Brahma là đẳng cấp có đặc quyền tối thượng về tôn giáo trong
khi Suđra bị ngăn cấm và vùi dập trong tôn giáo.
Về hôn nhân gia đình, chế độ nội hôn là chế độ được quy định đối với các Vácna, tất
cả phải tuân theo những quy định khắt khe về hôn nhân đẳng cấp và những ràng buộc.
Tuy vậy cũng có một số trường hợp ngoại lệ trong trường hợp kết hôn khác đẳng cấp.
Bên cạnh đó, các Vácna còn phải thực hiện những Dharma trên các phương diện khác
về cách đặt tên, ăn ở… tương ứng với địa vị đẳng cấp của mình.
Như vậy, trật tự đẳng cấp Vácna là trật tự đẳng cấp được xếp theo thứ bậc từ trên
xuống dưới trong đó hai đẳng cấp trên là Brahma và Ksatơrya được hưởng nhiều quyền
lợi hơn cả. Qua đó cho thấy khoảng cách giữa các Vácna thể hiện một cách sâu sắc xét
trên mọi phương diện. Điều đó phản ánh sự bất bình đẳng và ẩn chứa nhiều mâu thuẫn
trong xã hội thần quyền của xã hội Ấn Độ cổ trung đại.
Danh mục tài liệu tham khảo 1.
Đinh Ngọc Bảo – Tống Thị Quỳnh Hương (2011), Nguồn gốc chế độ Varna qua bộ
luật Manu, nghiên cứu Đông Nam Á số 2(131) 2.
Đinh Ngọc Bảo – Tống Thị Quỳnh Hương (2011), Luật Manu – bộ bách khoa
thư về Ấn Độ cổ đại, Tạp chí Khoa học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, số 2 3.
Đinh Ngọc Bảo (chủ trì), Tống Thị Quỳnh Hương (thư kí và chủ trì đề tài nhánh),
Luật Manu trong xã hội Ấn Độ xưa và nay, đề tài khoa học cấp Bộ, mã số
B2009-17205, nghiệm thu năm 2012 4.
Tống Thị Quỳnh Hương (2013), Ảnh hưởng của luật Manu đối với sự phân chia
đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ ngày nay, Kỷ yếu Hội thảo khoa học trẻ các
trường Đại học sư phạm toàn quốc, lần thứ III, NXB Đà Nẵng
5.Tống Thị Quỳnh Hương (2013), Trật tự xã hội Ấn Độ qua các sử thi
6.Tống Thị Quỳnh Hương (2014), Kết cấu xã hội Ấn Độ cổ đại qua tác phẩm
7.Luật Manu, bản dịch tiếng Việt thuộc đề tài “Luật Manu trong xã hội Ấn Độ xưa và
nay”, do PGS. TS Đinh Ngọc Bảo chủ trì, đề tài khoa học cấp Bộ, mã số B2009-17-205, nghiệm thu năm 2012.
8. Lịch sử văn minh thế giới, Vũ Dương Ninh (chủ biên), NXB Giáo dục Việt Nam.
9.Mahabharata (1979), Cao Huy Đỉnh, Phạm Thủy Ba dịch, NXB KHXH, Hà Nội. lOMoAR cPSD| 40367505
10.Ramayana (1988), Phạm Thủy Ba dịch, Phan Ngọc giới thiệu, tập 1, NXB Văn học, Hà Nội.
11.Ramayana (1988), Phạm Thủy Ba dịch, Phan Ngọc giới thiệu, tập 2, NXB Văn học, Hà Nội.
12.Ramayana (1988), Phạm Thủy Ba dịch, Phan Ngọc giới thiệu, tập 3, NXB Văn học, Hà Nội
13.Will Durant (2006), Lịch sử văn minh Ấn Độ, Nguyễn Hiến Lê dịch, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.
14.Đặng Nguyên Anh (1989), Về sự nghiên cứu Hệ thống đẳng cấp xã hội Ấn Độ từ góc
độ của lý thuyết phân tầng xã hội, Tạp chí Xã hội học, số 3
15.Doãn Chính (2001), Vêđa Upanishad, Những bộ kinh triết lý tôn giáo cổ Ấn Độ, NXB Văn hóa, Hà Nội.
16.Lương Ninh (Chủ biên) (2001), Lịch sử thế giới cổ đại, NXB Giáo dục, Hà Nội.
17.Vũ Dương Ninh (Chủ biên) (1995), Lịch sử Ấn Độ, NXB Giáo dục.
18.The Rig Veda (2000), translated by Wendy Donginer, Penguin Books, India
19.Nguyễn Thừa Hỷ (1986), Ấn Độ qua các thời đại, NXB Giáo dục, Hà Nội.
20.Đặng Hữu Toàn, Trần Nguyên Việt, Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Kim Lai (2005),
Các nền văn hóa thế giới, tập 1, NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội.