Chiến tranh thế giới thứ nhất | Đại học Ngoại Ngữ - Tin học thành phố Hồ Chí Minh
Chiến tranh thế giới thứ nhất | Đại học Ngoại Ngữ - Tin học thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem
Môn: Lịch sử văn minh thế giới (2021)
Trường: Đại học Ngoại ngữ - Tin học Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Chiến tranh thế giới thứ nhất được chia làm 2 giai đoạn:
Giai đoạn thứ nhất (1914 - 1916)
- Giai đoạn này, chiến tranh chỉ diễn ra giữa các khối nước châu Âu, sau đó lôi kéo nhiều
nước ở các châu lục khác cùng tham gia.
- Nhiều loại vũ khí hiện đại được đưa vào sử dụng. Hàng chục triệu nhân dân lao động bị
thương vong vì lợi ích của giai cấp thông trị.
Giai đoạn thứ hai (1917 - 1918)
- Tháng 2/1917, Cách mạng tháng Hai diễn ra ở Nga, buộc Mĩ phải sớm nhảy vào tham
chiến và đứng về phe Hiệp ước (4 - 1917), vì thế phe Liên minh liên tiếp bị thất bại.K
- Cuối năm 1917,KPhe Hiệp ước liên tiếp mở các cuộc tấn công làm cho đồng minh của Đức lần lượt đầu hàng.
- Ngày 11/11/1918, Đức đầu hàng đồng minh vô điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết
thúc với sự thất bại của phe Liên minh. K3. KHậu quả:
-KẢnh hưởng kinh tế, địa - chính trị
+ Chiến tranh thế giới thứ nhất để lại rất nhiều hậu quả trước mắt và lâu dài. Cuộc chiến
làm hơn mười triệu người chết và hàng chục triệu người khác bị tàn phế, các thành phố,
làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy bị phá hủy
+ Chiến tranh gây ra sự thay đổi rất lớn trong bản đồ chính trị châu Âu. Rất nhiều các nước
nhỏ xuất hiện từ sự phân rã của các đế quốc và từ sự phân chia mang tính chủ quan, quan
liêu của các cường quốc thắng trận dẫn đến các mâu thuẫn lộn xộn gây mất ổn định thế giới sau này.
+ Chiến tranh này cho thấy rõ mâu thuẫn ghê gớm của hệ thống thuộc địa một nguyên
nhân của đại chiến thế giới
- Ảnh hưởng tâm lý - xã hội:
+ Sau chiến tranh, thế giới đã tổ chức ra Hội Quốc Liên và phong trào hoà bình nảy nở
mạnh ra trên khắp toàn cầu đó là các thể hiện của xu thế này.
+ Mặt khác có một xu hướng hoàn toàn đối nghịch hẳn lại: Đó là sự thất vọng vào các giá trị
nhân văn của loài người và phát sinh tâm lý tôn sùng sức mạnh, tôn sùng bạo lực với sự tin
tưởng rằng chỉ có sức mạnh và sự cứng rắn mới là chỗ dựa đáng tin cậy trong thời đại bất
ổn này. Đây là cơ sở để nảy nở tâm lý thô bạo và Chủ nghĩa hư vô, hoài nghi, tâm lý này là
đất đai rất tươi tốt cho Chủ nghĩa quân phiệt và Chủ nghĩa phát xít và các xu hướng cực
đoan nảy nở và bám rễ trong xã hội sau chiến tranh.K
+ Chiến tranh cũng đồng thời gây ra cảm giác đây là kết thúc của "thế giới cũ" là kết thúc
của Chủ nghĩa tư bản và Chủ nghĩa đế quốc. Trên nền tảng đó các phong trào Cộng sản và
phong trào Chủ nghĩa xã hội nảy nở và phát triển rất mạnh mẽ ở châu Âu và trên thế giới.
Sự tính toán của các bên tham chiến trong Thế chiến 1
1. Tại sao Nga rút khỏi chiến tranh thế giới thứ nhất?
-KChiến tranh thế giới thứ nhất mở ra thời cơ cho cách mạng ở Nga: Nga hoàng dốc
sức người, sức của vào cuộc chiến, làm cho kinh tế thêm kiệt quệ, xã hội, chính trị rối ren.
-KMâu thuẫn giữa giai cấp trong xã hội tăng cao dẫn đến phong trào phản đối chiến
tranh diễn ra khắp cả nước. Nước Nga đã tiến sát tới một cuộc cách mạng.
-KCác nước Đế Quốc bận Chiến tranh không có điều kiện can thiệp vào tình hình
nước Nga. Nước Nga là khâu yếu nhất trong sợi dây chuyền chủ nghĩa đế quốc mà cách
mạng Nga có thể chọc thủng. Nhận thấy thời cơ đã chín muồi Lê- Nin kêu gọi quần chúng: “
biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến trong nước” Sau đó Nga lo củng cố quân sự trong
nước, Tài chính Tiền tệ Chính vì lí do vậy mà Nga rút khỏi chiến tranh thế giới.
- Để bảo vệ chính quyền cách mạng còn non trẻ, đáp ứng nguyện vọng hòa bình của quần
chúng, nhà nước Xô viết kí riêng với Đức Hòa ước Bret litốp (3-3-1918) nhượng cho Đức một
phần lãnh thổ của đế quốc Nga để rút Nga ra khỏi chiến tranh đế quốc
2. Mục đích của chiến tranh thế giới thứ nhất
K K K Đây là 1 cuộc chiến để lập lại trật tự thế giới mới, nó làm sụp đổ 4 đế chế hùng mạnh
của châu Âu và thế giới lúc đó là Đế quốc Nga, Đế chế Đức, Đế quốc Áo-Hung và Đế quốc
Ottoman, làm thay đổi sâu sắc bộ mặt của châu Âu và thế giới.
K K K Tuy nhiên mặc dù là cuộc chiến đẫm máu và khốc liệt như vậy nhưng cuộc chiến này đã
không giải quyết được các mâu thuẫn gốc rễ và "thế giới mới" mà nó tạo ra còn đặt châu Âu
và thế giới trước các vấn đề và mâu thuẫn khác còn trầm trọng hơn như phát sinh nhà nước
theo chủ nghĩa cộng sản tại Nga, chủ nghĩa quân phiệt và chủ nghĩa phát xít tại Ý, Đức và
Nhật, sự chia cắt, xâm phạm quyền tự quyết của các dân tộc... Những vấn đề đó sẽ dẫn đến
bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ hai. Đó là lý do một số nhà nghiên cứu cho rằng Chiến
tranh thế giới thứ hai chỉ là sự nối tiếp của Chiến tranh thế giới thứ nhất sau gần 20 năm tạm nghỉ lấy sức.
K K K Chiến tranh thế giới thứ nhất xảy ra giữa 2 khối liên minh quân sự được hình thành sau
thế kỷ XIX: 1 bên là liên minh 3 đế quốc Anh - Pháp - Nga, hay được gọi là khối Hiệp ước
Entente ba bên (trong tiếng Pháp entente có nghĩa là sự đồng thuận, hiệp ước) sau này còn
thêm Hoa Kỳ và một số nước khác tham gia; bên kia là phe Liên minh Trung tâm (Central
Powers, hay còn gọi là Liên minh 3 nước) gồm Đức, Áo – Hung và Ottoman.
Tuy nhiên sau đó Ý chiến đấu bên phía Entente 3 bên nhưng Liên minh Trung tâm lại có
thêm đồng minh là Đế quốc Ottoman và Bulgaria. Trong khi vai trò của các đồng minh
chính trong Entente 3 bên khá đồng đều trong việc gánh vác sức nặng chiến tranh thì ở bên
phía Liên minh Trung tâm vai trò các đồng minh chính là mờ nhạt hơn, chỉ Đức có vai trò
trụ cột vì thực tế mâu thuẫn chủ yếu gây nên chiến tranh là gắn liền với tham vọng chính trị
kinh tế của đế quốc Đức lúc đó. Lúc bấy giờ, 2 cường quốc quân sự hùng mạnh nhất của châu Âu là Đức và Anh.
K K K Về khía cạnh chính trị – quân sự đây là lần đầu tiên thế giới biết đến 1 kiểu chiến tranh
tổng lực, chiến tranh toàn diện. Chiến tranh diễn ra không những ác liệt trên bộ, trên
không, trên biển mà các bên thực hiện bao vây bóp nghẹt kinh tế của nhau, đánh vào ý chí
và bản lĩnh chịu đựng của dân tộc, thử thách tiềm lực kinh tế và sức mạnh tinh thần của đối phương.
3. Tại sao nói chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh phi nghĩa ?
- Đây là cuộc chiến tranh có chiến trường chính bao trùm khắpKchâu ÂuKvà ảnh hưởng ra
toàn thế giới, lôi kéo tất cả các cường quốcKchâu ÂuKvàKBắc MỹKvào cuộc chiến với số lượng
người chết trên 19 triệu người, đồng thời có sức tàn phá và ảnh hưởng về vật chất lẫn tinh
thần củaKnhân loạiKrất sâu sắc và lâu dài. Khác với các cuộcKchiến tranhKtrước đó, người Âu
châu phải chiến đấu cả trên chiến trường lẫn ở hậu phương.KPhụ nữKphải làm việc thayKnam
giới, đồng thời sự phát triển của công nghệ cũng có ảnh hưởng đến tính chất chiến tranh;
có thể thấy sự hiệu quả củaKkhông quânKvàKxe tăngKtrong chiến đấu kể từ cuộc Đại chiến này.K
- KĐây là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa, phản động, chỉ vì quyền lợi của mình mà giai
cấp tư sản đã đẩy nhân dân các nước vào cuộc chiến tranh tàn khốc đau thương. Sự tàn phá
khủng khiếp của chiến tranh về người & của làm tổn hại to lớn cho nhân loại cả về vật chất lẫn tinh thần.K
- Đây là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa vì chỉ đem lại nguồn lợi cho giai cấp tư sản cầm
quyền. Đứng về cả hai khối đế quốc thì các bên tham chiến đều là phi nghĩa, tổn phí và hậu
quả của nó đè nặng lên đời sống của người dân lao động và nhân dân các nước thuộc địa.K
- Đây là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa vì cuộc chiến tranh này do giới cầm quyền ở các
nước đế quốc gây ra nhằm thanh toán lẫn nhau để chia lại thuộc địa, làm bá chủ thế giới
nhưng nhân dân lao động lại là người phải gánh chịu mọi hy sinh mất mát về người & của.
Chiến tranh đã gây biết bao đau thương tang tóc cho nhân loại, ảnh hưởng nghiêm trọng
đến sự phát triển của mỗi quốc gia và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình thế giới sau chiến tranh.
4. Mĩ tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất muộn là bởi vì:
Đức muốn cắt đường tiếp tế trên biển của phe hiệp ước liền sử dụng phương tiện chiến
tranh mới là tàu ngầm. Cuộc chiến tranh tàu ngầm gây cho Anh nhiều thiệt hại.
Lúc đầu mĩ từ thái độ tập trung, nhưng khi các nước tham chiến suy yếu và phong trào cách
mạng nổ ra ở nhiều nước, Mĩ quyết định tham gia vào chiến tranh nhằm thu lợi nhuận và
ngăn chặn phong trào cách mạng lan rộng. Trên cơ sở đó Mĩ vươn lên đứng đầu thế giới.
- Mĩ muốn lợi dụng chiến tranh để bán vũ khí cho cả hai phe và khi chiến tranh kết thúc dù
thắng hay bại, các nước tham chiến đều bị suy yếu, còn Mĩ sẽ khẳng định ưu thế của mình.
- Đến năm 1917, Mĩ tham gia chiến tranh và đứng về phe Hiệp ước với mục đích:
+ Được chia lợi nhuận nhiều hơn sau khi chiến tranh kết thúc.
+ Ngăn chặn phong trào cách mạng thế giới đang lan rộng. phong trào phản đối chiến
tranh của giai cấp vô sản lên cao => mỹ lo sợ sẽ nhanh chóng tiến đến mỹ , vì mĩ là 1 nước
tư bản, nên nhanh chóng kết thúc chiến tranh -
Viện cớ tàu ngầm Đức vi phạm quyền tự do thương mại trên biển, tấn công cả tàu buôn
cập bến các nước thuộc phe “Hiệp ước”, ngày 2-4-1917, Mĩ tuyên chiến với Đức =>
đánh dấu mốc Mĩ tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất.
5. Tại sao liên xô không ngăn chặn được sự bùng nổ của chiến tranh Thế giới thứ hai ?
Liên Xô được biết đến là nước đi đầu trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít,
nhưng@Liên Xô lại không ngăn chặn được sự bùng nổ của chiến tranh thế giới thứ hai, nguyên nhân do:
-@@Những mâu thuẫn vốn có giữa các nước đế quốc về thị trường và thuộc địa lại tiếp tục nảy
sinh sau , Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1939 - 1933) càng làm gay gắt thêm những mâu thuẫn đó.
- Do thái độ thỏa hiệp, dung dưỡng chủ nghĩa phát xít của các cường quốc Anh,
Pháp, Mĩ.@Các nước này thực hiện đường lối nhân nhượng, thỏa hiệp với các nước phát xít,
cố làm cho các nước này chĩa mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô. Nhưng với những tính
toán của mình, Đức đã tiến đánh các nước tư bản châu Âu trước khi tấn công Liên Xô. Chiến
tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
- Tuy các nước đế quốc mâu thuẫn với nhau, nhưng lại đều coi Liên Xô là kẻ thù
cần tiêu diệt. Chính sách thù địch chống Liên Xô càng thúc đẩy các nước đế quốc phát
động chiến tranh xâm lược nhằm xóa bỏ nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới.K
- Từ những năm 30, đã hình thành hai khối đế quốc đối địch nhau với các chính sách đối
ngoại khác nhau. Với chính sách hiếu chiến xâm lược, các nước phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật
Bản chủ trương nhanh chóng phát động chiến tranh thế giới.
6. Vai trò của Liên Xô trongKchiến tranh thế giới thứ hai:
K K KTrong cuộc cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít (1939 – 1945), Liên Xô là nước đi
đầu, là lực lượng tiên phong và giữ vai trò quan trọng:
K K KNgay từ khi chủ nghĩa phát xít ra đời đặt thế giới trước nguy cơ chiến tranh, Liên Xô đã
đề nghị Anh, Pháp cùng hợp tác để ngăn chặn chủ nghĩa phát xít và chiến tran nhưng không
được Anh, Pháp chấp lại. Trái lại, hai nước này còn thực hiện chính sách dung dưỡng, thỏa
hiệp bằng với kí với Đức hiêp định Muyních (1938). Theo hiêp định này, Anh và Pháp chấp
nhận cho Đức chiếm đóng vùng đấy Xuyđét của Tiệp Khắc, đổi lại Đức sẽ tấn công Liên Xô
và không xâm phạm đến Anh, Pháp cũng như đồng minh của họ.
- Liên Xô giữ vai trò quan trọng chống phát xít:
+KKhi bị quân phát xít thực hiện kế hoạch chiến tranh chớp nhoáng tấn công Liên Xô
(6/1941) với lực lượng và trang bị mạnh hơn nhiều nhung đã vấp phải tinh thần chiến đấu
anh dũng cùa Hồng quân Liên Xô, ngăn chặn bước tiến của quân phát xít, qua đó làm thất
bại kế hoạch tấn công của chúng. Đây là lần đầu tiên quân Đức bị chặn lại trên đường tấn
công của mình. Việc quân phát xít thất bại trong âm mưu chiến tranh chớp nhoáng đã góp
phần làm chậm quá trình mở rộng chiến tranh xâm lược của phát xít Đức đối với các dân tộc khác.
+KChiến thắng lớn tại Xtalingrát (1943), Hồng quân Liên Xô đã làm thay đổi cục diện chiến
tranh thế giới, tạo nên bước ngoặt mới: từ sau chiến thắng này, quân đồng minh đac chuyển
từ phòng thủ sang phản công quân phát xít trên tất cả các mặt trận: mặt trận Xô – Đức mặt
trận Tây Âu, mặt trận Bắc Phi và mặt trận Châu Á – Thái Bình Dương. Từ năm 1943, quân
phát xít liên tiếp thất bại trên các chiến trường.
+ Trong quá trình truy quét quân đội phát xít Đức (1944 – 1945), Hồng quân Liên Xô đã
nhiều lần giúp đỡ nhiều nước Đông Âu đứng lên tiêu diệt kẻ thù, lập ra hàng loạt các nhà
nước Dân chủ Nhân dân ở Đông Âu như: Hungari, Bungari, Ba Lan, Tiệp Khắc, Nam Tư,…
Các nước này sau đó đã xây dựng đất nước theo con đường xã hôi chủ nghĩa.
7. Khó khăn lớn nhất của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai@? làKbị mất hết
thuộc địa, kinh tế bị tàn phá nặng nề.
Sau chiến tranh thế giới thứ 2,KNhật BảnKlàKnước bại trận, bị quân đội nước ngoài
chiếm đóng, mất hết thuộc địa và nền kinh tế bị tàn phá nặng nề. Nhiều khó khăn
bao trùm quốc gia này như thất nghiệp, thiếu thốn lương thực, thực phẩm, hàng
tiêu dùng, lạm phát nặng nề.
Sản xuất công nghiệp năm 1946 chỉ bằng ¼ so với trước chiến tranh. Nhật Bản phải dựa
vào sự “viện trợ” kinh tế của Mỹ dưới hình thức vay nợ để phục hồi kinh tế.
Dưới chế độ quân quản của Mỹ, một loạt các chính sách dân chủ được tiến hành như ban
hành hiến pháp mới, thực hiện cải cách ruộng đất, xóa bỏ chủ nghĩa quân phiệt và trừng
phạt tội phạm chiến tranh, giải giáp các lực lượng vũ trang, ban hành các quyền tự do dân chủ.
K K K Nhật Bản, một trong những cường quốc phe Trục, Nhật Bản có lý do tham chiến riêng.
Do không đủ tài nguyên để phục vụ cho nền công nghiệp ngày càng phát triển, Nhật đã
tham gia chiến tranh để giành tài nguyên từ khu vực tâyKThái Bình DươngKvàKĐông Á.K
8. Vai trò của cuộc chiến tranh thế giới thứ 2
+ Liên Xô, Mĩ và Anh đều là lực lượng trụ cột trong việc tiêu diệt phát xít Đức (thời gian
1944 – 1945). Việc Liên Xô mở mặt trận tấn công Đức ở mặt trận phía Đông và quân Đồng
minh mở cuộc tấn công ở mặt trận phía Tây đã làm cho phát xít Đức bị kẹp giữa hai gọng
kìm, bị uy hiếp về tinh thần và nhanh chóng đi đến thất bại. Liên Xô đã đóng vai trò lớn lao
trong trận công phá Béc-lin, tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Đức tại sào huyệt cuối cùng của chúng.
+ Ở mặt trận Thái Bình Dương, từ năm 1944 liên quân Mĩ Anh đã triển khai các cuộc tấn
công đánh chiếm Miến Điện và quần đảo Philippin.
+ Liên Xô, Mĩ, Anh đều là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ
nghĩa phát xít Nhật. Cuộc tấn công của Mĩ, Anh ở khu vực chiếm đóng của Nhật ở Đông
Nam Á đã thu hẹp dần thế lực của phát xít Nhật. Việc quân Mĩ uy hiếp, đánh phá các thành
phố lớn của Nhật bằng không quân, đặc biệt việc Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống
Nhật Bản đã có tác dụng lớn trong việc phá huỷ lực lượng phát xít Nhật cả về vật chất lẫn
tinh thần. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận việc Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống
Nhật Bản là một tội ác, gieo rắc thảm hoạ chết chóc kinh hoàng cho nhân dân Nhật Bản.
Phân tích những biến đổi của khu vực Đông Bắc Á sau chiến tranh thế giới thứ 2. Lời giải:K KVề mặt kinh tế
- Đây là khu vực có sựKtăng trưởng kinh tế nhanh chóng,Kđời sống của nhân dân được cải thiện.
- Hiện nay, trong bốn “con rồng” kinh tế châu Á thì Đông Bắc Á có ba, đó là: HànKQuốc, Hồng Kông, Đài Loan.
- Nhật Bản vươn lên trở thành nước có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
- Trong những năm 80 - 90 (thế kỉ XX) và những năm đầu của thế kỉ XXI, nền kinh tếKTrung
Quốc có tốc độ tăng trưởng nhanh và cao nhất thế giới.
- Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên cũng đạt được những thành tựu trong xâyKdựng đất nước.
Về mặt chính trị:
- Sự ra đời của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (1 - 10 - 1949).
- Sự xuất hiện nhà nước tại bán đảo Triều Tiên:
+ Phía Nam: Đại Hàn Dân Quốc (8 - 1948).KK
+ Phía Bắc: Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên (9 - 1948).K
Nội dung hòa ước Versailles – Wáshington:
18/1/1919, 32 quốc gia đã họp Hội nghị hoà bình tại Versailles, nắm quyền Hội nghị là Tổng
thống Mỹ Wilson, Thủ tướng Anh Lloyd George và Thủ tướng Pháp Clemenceau.
Hòa ước VersaillesKnămK1919KlàKhòa ướcKchính thức chấm dứt cuộcKChiến tranh thế giới thứ
nhấtK(1914–1918) được ký giữaKĐứcKvà các quốc giaKphe Hiệp Ước. Nội dung Hòa ước được
soạn thảo bởiKGeorges Clemenceau,KThủ tướngKPháp, cùng vớiKHoa KỳKvàKVương quốc AnhK– ba nước thắng trận.
* Hòa ước quy định Đức phải trả lại choKPhápKmiềnKAlsace-Lorraine, một mảnh đất choKBỉ,
một mảnh tương tự ởKSchleswigKchoK
K– tùy kết quả một cuộc trưng cầu ý dân – Đan Mạch
màKThủ tướngKOtto von BismarckKđã chiếm trong thế kỷ trước sau khi đánh bạiKĐan
MạchKtrong cuộcKChiến tranh Schleswig lần thứ hai. Hòa ước trả lại một số mảnh đất choKBa
Lan, vài nơi tùy kết quả cuộc trưng cầu ý dân, màKĐứcKđã chiếm trong sự phân chia củaKBa
Lan. Đây là một trong những điều khoản khiến dân Đức tức giận nhất. Họ bất mãn thấy việc
miềnKĐông PhổKbị chia cắt khỏi nướcKĐức, nhường chỗ cho một hành lang thông ra biển của
Ba Lan (người Đức vốn rất khinh thường người Ba Lan). Người Đức cũng giận dữ không kém
khi thấy hòa ước đòi hỏi họ phải chấp nhận trách nhiệm đã khởi động cuộc chiến và đòi giao
cựuKHoàng đếKWilhelm IIK– người bị kết án đã khởi động chiến tranh và khoảng 800Ktội phạm
chiến tranhKcho phe Hiệp ước.
Trong 2 năm diễn ra hội nghị, các quốc gia thắng trận đều vô cùng tham vọng, họ muốn có
những quyền lợi vượt trội so với những quốc gia khác. Pháp muốn làm bá chủ châu Âu bằng
cách làm suy kiệt hoàn toàn Đức, trong khi Anh và Mỹ lại muốn duy trì sức mạnh của Đức để
đối phó với âm mưu của Pháp. Tổng thống Mỹ còn đưa ra Chương trình 14 điểm - mưu đồ địa
vị bá chủ thế giới của Mỹ. Một số quốc gia khác như Nhật Bản và Italia cũng bày tỏ mong
muốn mở rộng lãnh thổ và nắm quyền tại một số vùng.Sau gần nửa năm tranh cãi, cuối cùng
các văn kiện của Hội nghị Versailles được ký kết với 15 phần, với 432 điều, phần I gồm 26
điều nói về Hội Quốc Liên và các phần còn lại nói về Hoà ước được ký với Đức và các nước bại trận khác.
Về sự thành lập của Hội quốc liên, ngày 10/1/1920, Hội Quốc Liên được thành lập với 44nước
ký vào công ước sáng lập. Mục đích: “khuyến khích sự hợp tác quốc tế, thực hiện nền hòa
bình và an ninh thế giới”. Nội dung hoạt động: giám sát việc giải trừ quân bị, tôntrọng các
vùng lãnh thổ, giải quyết tranh chấp quốc tế, ... Những quốc gia vi phạm Công ước sẽ bị
trừng phạt bằng biện pháp kinh tế - tài chính hoặc biện pháp quân sự. Tuy nhiên, dù là phía
đề xuất thành lập, Mĩ lại không tham gia vào tổ chức này
Hội nghị Washington (1921 – 1922)
Hội nghị WashingtonKcòn gọi làKHội nghị Hải quân WashingonKhayKHội nghị Vũ khí
WashingtonKlà mộtKhội nghị quân sựKdo chính quyền củaKTổng thống Hoa KỳKWarren G.
HardingKkhởi xướng, tiến hành tạiKWashington DCKtừ ngày 12/12/1921 đến ngày 6/2/1922
ngoài khuôn khổ củaKHội Quốc Liên. Tham dự hội có 9 quốc gia có lợi ích tạiKThái Bình
DươngKvàKĐông Á. Liên Xô không được mời tham dự hội nghị. Đây là hội nghị quốc tế đầu
tiên tiến hành tại Hoa Kỳ và là hội nghị đầu tiên vềKkiểm soát vũ khíKtrong lịch sử và được
các nhà nghiên cứu chính trị coi là mô hình thành công của phong trào giải giới.
Hội nghị kết thúc với sự ký kết ba hiệp ước chính làKHiệp ước bốn bên,KHiệp ước năm
bênK(được biết đến phổ biến hơn với tênKHiệp ước Hải quân Washington) vàKHiệp ước chín
bên. Ngoài ra còn một loạt các hiệp ước nhỏ hơn giữa các quốc gia tham dự hội nghị. Các
hiệp ước này giúp duy trì hòa bình trong thập niên 20 thế kỉ 19 nhưng đồng thời cũng được
coi là đã mở đường cho sự nổi lên củaKĐế quốc NhậtKnhư một cường quốc vềKhải quân, một
trong những yếu tố dẫn đếnKChiến tranh thế giới thứ hai.
Trật tự Versailles – Washington
Trật tự Versailles-Washington là một trật tự của thế giới đế quốc, được thành lập bởi các
chính phủ chiến thắng, chủ yếu là Anh, Pháp, Hoa Kỳ và Nhật Bản, sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Trật tự Versailles – Washington nhằm củng cố sự phân chia thế giới sau chiến tranh và
không chỉ nhằm chống lại các nước bại trận mà còn chống lại nhà nước Xô Viết với chế độ
cộng sản chủ nghĩa và các phong trào giải phóng dân tộc ở các thuộc địa và các nước phụ
thuộc. Hệ thống được cấu thành từ hệ thống hòa ước Versailles (1919 – 1920) và Hộinghị Washington (1921 – 1922).
Trật tự Versailles – Washington bị đe dọa bắt đầu từ những năm 1929, sự kiện sụp đổ thị
trường chứng khoán phố Wall đã đẩy các nước vào thời kỳ khủng hoảng kinh tế thừa, khiến
hàng trăm triệu nhân dân các nước phải lâm vào cảnh đói nghèo, thất nghiệp tràn lan. Chính
vì vậy, mâu thuẫn giữa các nước tư bản đẩy lên đỉnh điểm, bên cạnh đó còn là sự đấu tranh
gay gắt của các nước chịu thuộc địa
Với sự bắt đầu của Chiến tranh thế giới thứ hai, Trật tự Versailles – Washington hoàn toàn sụp đổ Tổng kết
Nhìn lại hòa ước Versailles, một thỏa thuận được ra đời nhằm tổ chức lại thế giới thời hậu
chiến sao cho phù hợp với tương quan lực lượng mới, song ta có thể thấy rằng đây thực chất
là sự phânchia lại thuộc địa, cũng như xác lập lại sự áp đặt, nô dịch đối với các dân tộc thuộc
địa và phụ thuộc. Tuy nhiên, cuộc phân chia lại lợi ích và ảnh hưởng bằng một hòa ước với
các điều khoản bị áp đặt, không qua đàm phán đã không giải quyết được những mâu thuẫn
gốc rễ, thậm chí làm cho chúng trở nên trầm trọng hơn.
Dù đều là các hiệp ước lập ra để chấm dứt chiến tranh, nhưng Versailles không giống như
hai người tiền nhiệm. Trong khi Westphalia đặt nền móng cho tự do tôn giáo, trật tự thế giới
hiện đại, và nhấn mạnh lợi ích quốc gia; hay Vienna cho ra đời cơ chế đồng thuận, hình
thành hai liên minh đối nghịch nhau, thì Versailles đơn giản là một sự trả thù đối với phe
Đồng minh, đặc biệt là Đức, một sai lầm khi sinh ra hàng loạt các hiệp ước được ký kết riêng
lẻ giữa các quốc gia. Hoà ước Versailles không thủ tiêu được tiềm lực kinh tế chiến tranh của
Đức. Được các nước đế quốc nhất là Mỹ “giúp đỡ” tận tình, chỉ một thời gian ngắn sau chiến
tranh, chủ nghĩa đế quốc Đức không những đã phục hồi mà còn tăng cường tiềm lực kinh tế
chiến tranh. Sự thiếu công bằng và xung đột lợi ích của các chính trị gia các nước thắng trận
đã khiến cho Đức có cơ hội trỗi dậy một lần nữa, dẫn đầu Thế chiến thứ 2. Thành công hiếm
hoi của Versailles có lẽ là sự ra đời của Hội quốc liên, đặt nền móng cho Liên Hợp Quốc sau
này, nhưng đáng tiếc thay là Hội quốc liên sau cùng cũng không giữ được vai trò của mình
khi về danh nghĩa thì phải giám sát trậttự thế giới mới, bảo vệ thế giới khỏi chiến tranh
nhưng thực chất lại là duy trì trật tự thế giới mớido các cường quốc chiến thắng áp đặt tại
Hội nghị Versailles. HQL mất đi hầu như toàn bộ tiếng nói vì Mĩ từ chối tham gia, mặc cho
những cố gắng của Wilson khi thuyết phục các nhà lãnh đạo khác tại Versailles
Dù còn vô số thiếu sót, Versailles – Washington vẫn là một chủ đề đáng được quan tâm bởi
các nhà nghiên cứu lịch sử, quan hệ quốc tế qua bài học về sự thiếu hiểu biết về tâm lí,
ngoại giao của các chính trị gia phe Hiệp ước, gây ra sự phẫn nộ của Đức; về hậu quả của
việc thiếu sót sự đồng thuận của các chính phủ. Trật tự này, dù thất bại, cũng đã đặt nền
móng cho một tổ chức đa quốc gia với mục đích giải quyết các vấn đề quốc tế một cách ôn hòa.
Nội dung hiệp định Yanta
Hoàn cảnh lịch sử hình thành trật tự hai cực Ianta
– Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc, nhiều vấn đề quan trọng và Kcấp
bách đặt ra trước các cường quốc Đồng minh:K
+ Việc nhanh chóng đánh bại phát xít.K
+ Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.K
+ Việc phân chia thành quả chiến thắng.K
– Từ ngày 4 đến ngày 11 – 2 – 1945, Mỹ, Anh, Liên Xô họp hội nghị quốc tế ở IantaK(Liên Xô)
để thỏa thuận việc giải quyết những vấn đề bức thiết sau chiến tranh và hìnhKthành một trật tự thế giới mới.K
– Thành phần tham dự : baoKgồm nguyên thủ của ba quốc gia có vai trò quan trọngKnhất
trong chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít, đó là Xtalin (Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởngKLiên
Xô), Rudơven (Tổng thống Mĩ) và Sớcsin (Thủ tướng Anh).K
2.KHệ quả của những quyết định quan trọng tại Hội nghị cấp cao Ianta.K
- KViệc giải quyết vấn đề các nước phát xít và khu vực phát xít chiếm đóng, thành lập tổ
chức Liên hợp quốc và phân chia phạm vi ảnh hưởng của các nước thắng trận tại Hội nghị
Ianta đã tạo ra khuôn khổ của một trật tự thế giới mới, hoàn toàn khác trước (không
cònKhoàn toànKbị chủ nghĩa đế quốc chi phối, mà đã có sự tham gia tích cực của các lực
lượng dân chủ đứng đầu là Liên Xô và việc giải quyết các vấn đề an ninh thế giới dựa trên
cơ chế an ninh tập thể thông qua Liên hợp quốc…).
- Khuôn khổ trật tự thế giới này chịu sự chi phối sâu sắc của hai siêu cường Mĩ và Liên Xô.K
- Thế giới phân thành hai cực, hai phe :Ktư bản chủ nghĩavàxã hội chủ nghĩaKK-> hiện
tượng đầu tiên trong Lịch sử thế giới. Quan hệ thù địch Mĩ với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa…K
- Những biến đổi to lớn và sự sụp đổ của chế độ chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô
những năm 1989 – 1991 đã dẫn tới việc chấm dứt “Trật tự thế giới hai cực Ianta” và một
trật tự thế giới mới đang hình thành.K
Trung Quốc :
– Theo thỏa thuận giữa Anh, Mĩ, Xô tại Ianta thì Trung Quốc sẽ là “khu đệm”, một chính phủ
liên hiệp của Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch có sự tham gia của Đảng Cộng sản
Trung Quốc sẽ được thành lập.K
– Cuộc đàm phán Quốc Cộng đã diễn ra và hai bên kí Hiệp định song thập (10 – 10 – 1945).
Nhưng chưa đầy một năm sau, tháng 7 – 1946 cuộc nội chiến lần thứ ba bùng nổ.K
=> Tình hình Trung Quốc đã không diễn ra như sự sắp đặt của 2 siêu cường.K
Em hiểu thế nào về Trật tự hai cực Ianta? Trả lời:
- Trật tự hai cực iantaK là Hai cực chỉ Mĩ, Liên Xô phân chia nhau phạm vi ảnh hưởng trên cơ
sở thỏa thuận tại Ianta 2/1945
- Sự kiện này cũng dẫn đến việc hình thành Trật tự lưỡng cực Yalta là việc phân chia khu
vực có ảnh hưởng giữa các nước lớn của phe đồng minh tại Hội nghị.
- Nội dung của hội nghị về việc kết thúc chiến tranh: Ba cường quốc thống nhất mục đích là
tiêu diệt tận gốcKChủ nghĩa Phát xítKĐức vàKChủ nghĩa quân phiệtKNhật. Liên Xô sẽ tham gia
chiến tranh chống Nhật tạiKChâu ÁKsau khi chiến tranh ở châu Âu kết thúc. Ba cường quốc
thống nhất sẽ thành lập một tổ chức để giữ gìnKhòa bìnhKvà an ninh thế giới (mà sau này làKLiên Hợp Quốc).K
- Hội nghị đã thông qua các quyết định quan trọng về việc phân chia ảnh hưởng của 2
cường quốc Liên Xô và Hoa Kỳ:
+ Liên Xô duy trì ảnh hưởngKĐông Âu,KĐông Đức,KĐông Berlin, quần đảoKKurilK(Nhật),KBắc
Triều Tiên,KBắc Việt Nam, Đông BắcKTrung QuốcKvàKMông Cổ;K
+K Tương tự Hoa Kỳ cũng duy trì ảnh hưởng ở phần còn lại củaKchâu ÂuK(Tây Âu),KTây
Đức,KTây Berlin,KNam Triều Tiên,KNam Việt Nam, phần còn lại của Nhật Bản, ở bán đảo
Triều Tiên, quân đội Liên Xô chiếm đóng miền Bắc, quân đội Mỹ chiếm đóng miền Nam lấy
vĩ tuyến 38 làm ranh giới quân sự, nhằm tạo cơ sở cho việc gìn giữ trật tự thế giới sau khi
chiến tranh kết thúc. Anh, Pháp được khôi phục khu vực ảnh hưởng cũ.KÁoKvàKPhần LanKtrở
thànhKnước trung lập. VùngKMãn Châu, đảoKĐài LoanKvà quần đảoKBành HồKđược trao trả lại
cho Trung Quốc. Ngoài ra, theo thỏa thuận củaKHội nghị Potsdam, lấy vĩ tuyến 16 làm ranh
giới, việc giải giáp quân độiKNhậtKđược giao cho quân độiKAnhKvề phíaKNamKvà quân
độiKTrung Hoa Dân QuốcKvề phíaKBắc. So sánh
+ Về những điểm giống nhau trong quá trình hình thành :
Đều là kết quả của những cuộc chiến tranh thế giới đẫm máu trong lịch sử nhân loại.
Đều là kết quả của các hội nghị quốc tế lớn do các nước thắng trận hoặc những nước
có vai trò và vị thế lớn trên trường quốc tế.
Về đặc điểm: Đều là trật tự thế giới phản ánh những bước tiến trong quan hệ quốc tế so với
trật tự thế giới thời kì cận đại
Về nội dung: Sự thỏa thuận của đã xâm phạm đến chủ quyền và lãnh thổ và lợi ích của nhân dân nhiều nước.
Về thế lực chi phối:
+ Đều do các cường quốc thắng trận thiết lập nên lợi ích chủ yếu thuộc về các nước đó,
đưa ra áp đặt cho các nước bại trận phải thực hiện.
+ Đều phản ánh việc phân chia quyền lợi về kinh tế - chính trị và tầm ảnh hưởng ở các
khu vực thuộc các nước bại trận hay thuộc địa.
Về mục đích: Duy trì một thiết chế có lợi cho các nước thắng trận
Về công cụ: Đều có sự ra đời của các tổ chức quốc tế để giám sát và duy trì trật tự thế giới,
giải quyết vấn đề hòa bình an ninh của thế giới. (Hội Quốc Liên và Liên Hợp Quốc). Về hệ quả:
+ Làm cho tình hình thế giới trong tình trang căn thẳng, không ổn định.
+ Phát sinh mâu thuẫn trong quan hệ quốc tế.
Về vai trò: Chi phối đời sống quan hệ quốc tế trong thời gian dài, đặc biệt là mối quan hệ
giữa các nước lớn với nhau
Về ý nghĩa:+ Chứng tỏ quan hệ quốc tế luôn bị chị phối bởi các nước lớn.
+ Phản ánh tương quan lực lượng giữa các cường quốc.
+ Phản ánh quá trình thỏa hiệp và đấu tranh giữa các cường quốc.
Về kết quả: đều bị tan rã và sụp đổ hoàn toàn, bị thay thế bằng hệ thống trật tự thế giới mới tiến bộ, nhân văn hơn.
Về bản chất: Là trật tự trong quan hệ quốc tế được xác lập bởi tương quan so sánh lực
lượng giữa các cường quốc thông qua sức mạnh tổng thể của mỗi quốc gia, nổi bật là sức
mạnh kinh tế, quân sự. Nó có tính bền vững tạm thời trong một giai đoạn lịch sử nhất định
và được biểu hiện bằng quan hệ ràng buộc.
Trật tự thế giới chỉ có tính tương đối do so sánh lực lượng giữa các cường quốc có sự chênh lệch.
+Về những điểm khác nhau :
Versailles – Washington
Trật tự hai cực Ianta Thời 1919 – 1939
1945 – 1991 ( 40 năm)
Qúa trình Các nước đế quốc thắng chia sẻ phạm vi
Các nước Liên Xô, Mỹ, Anh thống nhất
hình thành ảnh hưởng và tranh cãi quyền lợi sau khi phân chia những thành qủa của chiến